Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Khóa luận tốt nghiệp văn học thơ tình a x puskin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (886.93 KB, 125 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC

THƠ TÌNH A. X. PUSKIN

NGUYỄN THANH KHIÊM

Hậu Giang, tháng 06 năm 2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC

THƠ TÌNH A. X. PUSKIN

Giảng viên hướng dẫn:
TRẦN THỊ NÂU

Sinh vên thực hiện:
NGUYỄN THANH KHIÊM

Hậu Giang, tháng 06 năm 2013


LỜI CẢM TẠ



Đối với tơi việc tìm hiểu và bắt tay vào nghiên cứu đề tài “Thơ tình A.X. Puskin”
là một điều đúng với nguyện vọng. Tôi rất cảm ơn cơ Trần Thị Nâu đã gợi mở và nhiệt
tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi tìm hiểu và hồn thành đề tài này trong suốt thời gian qua.
Đầu tiên tôi muốn gởi đến cô lời cảm ơn cùng với sự biết ơn chân thành nhất.
Tiếp theo, tôi cũng xin gởi lời cảm ơn đến thầy cô đã trực tiếp giảng dạy, đã
trang bị cho tôi những kiến thức căn bản nhất trong quá trình theo học ở trường đại
học. Khoa khoa học cơ bản đã luôn cảm thông và tạo điều kiện thuận lợi để tôi và các
bạn sinh viên khác yên tâm tập trung nghiên cứu đề tài. Cảm ơn các anh chị khóa trước
đã để lại các luận văn, chun đề để tơi có dịp tham khảo.
Cuối cùng, tơi xin gởi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô Vũ Thúy Kiều, bạn bè
thân thiết và những người thân, những người đã luôn bên cạnh, động viên và giúp đỡ
tơi hồn thành đề tài này một cách tốt nhất.

Sinh viên thực hiện
(Ký và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Thanh Khiêm

i


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan rằng đề tài này là do chính tơi thực hiện, các số liệu thu thập
và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài
nghiên cứu khoa học nào.

Sinh viên thực hiện

(Ký và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Thanh Khiêm

ii


DANH MỤC VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
  
A.X. Puskin

A-lếch Xan-đrơ Puskin

Nxb

Nhà xuất bản

iii


PHIẾU ĐÁNH GIÁ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
(Giảng viên hướng dẫn)
---------------------------1. GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:
Trần Thị Nâu
2. SINH VIÊN THỰC HIỆN:
Nguyễn Thanh Khiêm
MSSV:
0956010124
KHĨA:
2

TÊN ĐỀ TÀI:
Thơ tình A. X. Puskin
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
1. Đánh giá chung quá trình làm luận văn tốt nghiệp:
1.1. Chuyên cần: ..................................................................................................
1.2. Thái độ: .........................................................................................................
1.3. Khác: ............................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
2. Đánh giá luận văn:
2.1. Đặt vấn đề (theo 5 bước): ...............................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
2.2. Nội dung chính: .............................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
iv


2.3. Chú thích, thư mục: ........................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
2.4. Hình thức trình bày: .......................................................................................
2.4.1. Dung lượng (trang): .................................................................................
2.4.2. Khuôn khổ: ..............................................................................................
2.4.3. In ấn: ........................................................................................................
2.4.4. Trình bày: ................................................................................................
2.4.5. Chính tả, ngữ pháp: ..................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
3. Đánh giá, xếp loại: ..................................................................................................
Đánh giá: ...........................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
Xếp loại: ............................................................................................................
Hậu Giang, ngày
tháng
năm 2013
Giảng viên hướng dẫn
(Kí và ghi rõ họ tên)

v


TÓM TẮT LUẬN VĂN
  
Trong phần mở đầu, luận văn đề cập đến 5 nội dung chính gồm: Lí do chọn đề
tài, mục đích nghiên cứu, lịch sử vấn đề nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và phương

pháp nghiên cứu.
1. Lí do chọn đề tài
Luận văn nêu lên, nhận định của Puskin về tình u: Puskin nói về tình yêu như
một nguyên lý trong sáng đẹp đẽ, có khả năng thức tỉnh, tái tạo con người tiếp sức
sống, sức mạnh cho con người. Tình yêu ấy trong sáng như gương, soi vào gương con
người thêm đẹp. Ngợi ca tình yêu đẹp cũng là cách Puskin phủ định thói giả dối, thấp
hèn, ích kỉ của người đời trong tình u.
Qua đề tài này, tơi biết thêm nhiều bài thơ tình của Puskin. Đồng thời, chúng tôi
cũng nhận biết được tâm trạng của nhân vật trữ tình đang yêu với các cung bậc, sắc
thái tình cảm thật mãnh liệt.
Nghiên cứu đề tài này, giúp tôi hiểu thêm về những đặc điểm nội dung và nghệ
thuật của thơ tình Puskin.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, tơi có thể bổ sung cho mình những kiến thức về văn học
Nga thế kỉ XIX. Đồng thời tơi có thể hiểu thêm về phong cách sáng tác của Puskin.
Đề tài này còn tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình nghiên cứu tiếp
theo.
3. Lịch sử vấn đề
Một số ý kiến của các nhà nghiên cứu, các dịch giả nói về Puskin như: Đỗ Hồng
Chung, Nguyễn Kim Đính...
4. Phạm vi nghiên cứu
Với đề tài này, tơi tìm hiểu những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật thể hiện
trong những bài thơ tình.
5. Phương hướng và phương pháp nghiên cứu
vi


- Phương pháp tiểu sử, lịch sử được dùng để tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp
văn học của Puskin.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp được dùng xuyên suốt trong quá trình thực

hiện luận văn.
- Phương pháp so sánh sự tương đồng, khác biệt giữa quan niệm nội dung, chủ
đề, đề tài, biện pháp nghệ thuật của tác phẩm.
Nội dung
Chương 1: Những vấn đề chung về tác giả và thơ tình Puskin
1.1. Thời đại A. X. Puskin - Thời đại vàng của thi ca Nga
1.2. Một vài nét về Puskin
1.2.1. Sơ lược về tiểu sử Puskin
1.2.2. Sự nghiệp sáng tác của Puskin
1.3. Trong phần này, chúng tôi định nghĩa thơ tình của Puskin là gì ?
Tiếp đến, chúng tơi đi vào phân biệt khái niệm thơ tình và thơ trữ tình.
1.4. Đề tài tình yêu trong văn học và đề tài tình yêu trong tác phẩm của Puskin
Trong phần này, luận văn đi vào khảo sát hai nội dung: Đề tài tình yêu trong văn
học và đề tài tình yêu trong tác phẩm của Puskin.
Chương 2: Những đặc điểm về nội dung trong thơ tình của Puskin.
Trong chương này, chúng tơi đưa ra quan niệm về tình u trong thơ tình
Puskin. Đó là:
2.1.1. Tình u đẹp
2.1.2. Tình u chân thành, trong sáng
2.1.3. Lịng cao thượng trong tình u
2.2. Chúng tơi cịn khảo sát những cung bậc cảm xúc trong thơ tình Puskin.
2.3. Là tính triết lý trong thơ tình Puskin.
Chương 3: Đặc sắc nghệ thuật trong thơ tình Puskin
Ở phần này, chúng tôi tập trung khảo sát ba nội dung tiêu biểu
vii


3.1. Ngơn ngữ trong thơ tình Puskin
3.2. Khơng gian và thời gian nghệ thuật trong thơ tình Puskin
3.3. Cấu trúc lặp, điệp từ và điệp ngữ trong thơ tình Puskin

Kết luận
Luận văn đã làm nổi bật những cung bậc cảm xúc và quan niệm trong tình u,
thơ Puskin cịn chứa đựng một tư tưởng tiến bộ, tích cực trong tình yêu. Puskin viết về
tình yêu và những cung bậc cảm xúc, ơng khơng sử dụng những lời lẽ cầu kì mà đó là
những vần thơ giàu cảm xúc, giản dị, gần gũi rất chân thành, đằm thắm.

viii


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài............................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................ 3
3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ................................................................................ 3
4. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 5
5. Phương hướng và phương pháp nghiên cứu ...................................................... 6
NỘI DUNG ......................................................................................................... 7
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỜI ĐẠI, TÁC GIẢ VÀ THƠ
TÌNH A. X. PUSKIN .......................................................................................... 7
1.1. Thời đại A. X. Puskin – Thời đại vàng của thi ca Nga ................................... 7
1.2. Vài nét về A. X. Puskin ................................................................................. 8
1.2.1. Sơ lược về tiểu sử A. X. Puskin ............................................................ 8
1.2.2. Sự nghiệp sáng tác của A. X. Puskin ..................................................... 10
1.3. Thơ tình A. X. Puskin .................................................................................... 15
1.3.1. Thơ tình là gì ? ..................................................................................... 15
1.3.2. Thơ trữ tình........................................................................................... 15
1.3.3. Tơi u em và những bài thơ tình của Puskin ........................................ 17
1.4. Đề tài tình yêu trong văn học và đề tài tình yêu trong tác phẩm của Puskin ... 22
1.4.1. Đề tài tình yêu trong văn học ................................................................ 22
1.4.2. Đề tài tình yêu trong tác phẩm của Puskin............................................. 26

CHƯƠNG 2: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀ NỘI DUNG TRONG THƠ TÌNH CỦA
A.X. PUSKIN...................................................................................................... 30
2.1. Quan niệm về tình u trong thơ tình Puskin ................................................. 30
2.1.1. Tình yêu “đẹp”...................................................................................... 30
2.1.2. Tình yêu chân thành, trong sáng............................................................ 31
2.1.3. Lòng cao thượng trong tình yêu .................................................................. 34
2.2. Những cung bậc cảm xúc trong thơ tình của Puskin....................................... 43
2.3. Tính triết lý trong thơ tình Puskin .................................................................. 50
ix


CHƯƠNG 3: ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT TRONG THƠ TÌNH PUSKIN....... 57
3.1 Ngơn ngữ trong thơ tình Puskin ...................................................................... 57
3.2. Khơng gian và thời gian nghệ thuật trong thơ tình Puskin.............................. 63
3.2.1. Khơng gian nghệ thuật trong thơ tình Puskin ......................................... 63
3.2.2. Thời gian nghệ thuật trong thơ tình Puskin ............................................ 70
3.3. Cấu trúc lặp, điệp từ và điệp ngữ ................................................................... 74
KẾT LUẬN......................................................................................................... 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 87
PHỤ LỤC

x


Thơ tình A.X. Puskin

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Thi sĩ Xuân Diệu đã từng viết:
“Làm sao sống được mà không yêu

Không nhớ không thương một kẻ nào”
(Bài thơ tuổi nhỏ) [19, tr.25].
Tình yêu là thứ tình cảm thiêng liêng cao q, là sợi dây vơ hình gắn kết mọi
người lại với nhau. Có tình u mặt đất này mới có sự sống: “người yêu người sống để
yêu nhau” (Tố Hữu). Tình u là món q tạo hóa đã ban tặng và chia sẻ cho mọi
người, ai cũng có quyền yêu và được yêu, không phân biệt giai cấp hay tuổi tác. Nhưng
thưở ban đầu thường chỉ là thứ tình u thực ít, mộng nhiều:
“Chúng tơi lặng lẽ bước trong mơ
Lạc giữa niềm êm chẳng bến bờ…”
(Xuân Diệu)
A.X. Puskin nói về tình yêu như một nguyên lý trong sáng đẹp đẽ, có khả năng
thức tỉnh, tái tạo con người tiếp sức sống, sức mạnh cho con người. Tình yêu ấy trong
sáng như gương, soi vào gương con người thêm đẹp. Ngợi ca tình yêu cao đẹp cũng là
cách Puskin phủ định thói giả dối, thấp hèn, ích kỉ của người đời trong tình u.
Đọc thơ tình Puskin, ta khơng thể khơng rung động trước những tình cảm sâu
kín, đẹp đẽ trong sáng và cũng thường éo le, phức tạp của nhà thơ: Từ nét buồn kiều
diễm đến tâm trạng đau khổ, chán chường, từ tình yêu dịu dàng dè dặt và bỡ ngỡ đến
khát vọng tình yêu cháy bỏng. Một bông hoa kẹp giữa trang sách mà nhà thơ vô tình
bắt gặp cũng có thể làm nổi bão tố trong tâm hồn, làm nảy sinh ước mơ kỳ lạ ngẩn ngơ:
“Lịng tơi bỗng rối điều ước lạ,
Lâng lâng một hồi vọng mộng mơ”
(Bông hoa, Trần Vĩnh Phúc dịch)
Puskin để lại dấu ấn trong lòng độc giả từ buổi đầu làm quen với thơ ca Nga
qua các tác phẩm Gửi K; Tôi yêu em; Đừng hát nữa, em ơi; Em cần gì trong cái tên
GVHD: Trần Thị Nâu

1

SVTH: Nguyễn Thanh Khiêm



Thơ tình A.X. Puskin

của anh; Ơi mùa xn, mùa xn tình yêu… Những bài thơ đầy cảm xúc và tình cảm
riêng tư của nhà thơ mà rất đỗi quen thuộc với người đọc. Nhưng nhiều tác phẩm của
ông chưa được giới thiệu, nhiều bài thơ tiếng Nga chưa được dịch sang tiếng Việt. Khi
chọn mảng văn học Nga để làm luận văn tốt nghiệp đại học, người viết mới có điều
kiện nghiên cứu một cách sâu hơn về tác giả này và rút ra được nhiều bài học quý giá
cho bản thân. Không phải ngẫu nhiên mà người ta gọi Puskin là “Nhà thơ Nga vĩ đại”,
là “Mặt trời thi ca Nga”. Puskin là nhà thơ Nga thiên tài nổi tiếng không chỉ ở nước
Nga mà ở cả trên thế giới. Nền văn học Nga bắt đầu phát triển rực rỡ từ khi xuất hiện
Puskin. Ông là người “khởi đầu của mọi khởi đầu”. Ông là người đã đưa nền văn học
Nga trở thành một trong những vị trí hàng đầu của nền văn học thế giới. M. Gorki đã
từng phát biểu: “Khơng có Puskin thì trong thời gian rất dài sẽ khơng có được Gơgơn,
Tuốcghênhép, Đơxtơiepxki,…Tất cả những con người Nga vĩ đại này đều công nhận
Puskin là vị thủy tổ tinh thần của mình” [1, tr.142].
Xukhơmlinski đã từng nói “Con người sinh ra khơng phải để tan biến đi như
một hạt cát vô danh. Họ sinh ra để in dấu lại trong trái tim người khác”. Người viết
cũng không muốn làm một hạt cát để phải tan biến giữa sa mạc mênh mông, chỉ xin
làm một vết in dấu và để lại chút gì đó cho đời. Để mãi mãi trong kí ức cịn đọng lại kỉ
niệm hơm nay, người viết đã từng đặt những bước chân hết sức ngỡ ngàng để khám
phá một miền đất lạ, với biết bao đam mê và nhiệt quyết của tuổi trẻ.
Với những lí do trên, người viết chọn nghiên cứu đề tài Thơ tình A. X. Puskin,
trước hết là có điều kiện nghiên cứu sâu về văn học Nga thế kỉ XIX và tác giả Puskin
nói chung và sau đó bằng những vốn kiến thức ít ỏi của mình, có thể tìm hiểu rõ hơn về
cung bậc cảm xúc lẫn sắc thái tình yêu trong những bài thơ trữ tình của Puskin, với
mong muốn đóng góp một phần nào đó vào cơng trình nghiên cứu của những người đi
trước. Mặc dù vẫn không tránh khỏi những điều sao chép lại, nhưng người viết hi vọng
khóa luận này có giá trị như một bước khai phá sâu hơn vùng đất văn học hứa hẹn tiềm
ẩn nhiều bất ngờ và thú vị này.


GVHD: Trần Thị Nâu

2

SVTH: Nguyễn Thanh Khiêm


Thơ tình A.X. Puskin

2. Mục đích nghiên cứu
Xuất phát từ niềm say mê thơ tình A. X. Puskin, người viết mong muốn khi
thực hiện đề tài này sẽ hiểu sâu hơn về thơ tình của ơng, khám phá lí giải vấn đề tình
yêu được A. X. Puskin thể hiện qua thơ ca về đề tài tình yêu.
Với đề này, người viết chủ yếu nghiên cứu hai phương diện: nội dung và nghệ
thuật. Ở phương diện nội dung, người viết đi sâu tìm hiểu quan niệm về tình yêu và sắc
thái tình yêu của những bài thơ tình Puskin. Ở phương diện nghệ thuật, người viết sẽ
làm rõ những đặc sắc nghệ thuật của các tác phẩm trữ tình (về ngơn ngữ, biện pháp tu
từ, kết cấu thơ tình, nhịp điệu, không gian và thời gian nghệ thuật, điệp từ, điệp cấu
trúc).
Việc nắm rõ nghệ thuật sẽ giúp cho việc hiểu nội dung tác phẩm sâu sắc hơn.
Để làm được đều đó, cần vận dụng khả năng, kiến thức chuyên ngành để tiếp cận vấn
đề, minh họa, trình bày một cách khoa học và lơgic. Ngồi ra, qua đề tài người viết
cũng rèn luyện cho mình kỹ năng phân tích, tổng hợp, lý giải vấn đề. Đây là bước thử
nghiệm để người viết tích lũy những kinh nghiệm quý báu khi làm một đề tài nghiên
cứu khoa học, mở ra hướng học tập nghiên cứu ở một trình độ cao hơn sau này.
3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Đề tài tình u chiếm một vị trí quan trọng thơ trữ tình của A. X. Puskin. Chất
liệu dệt nên những bài thơ tình diễm lệ, trong sáng, chân thành của ơng là những cảm
xúc cụ thể, những trải nghiệm sâu xa của con tim, chinh phục chúng ta bằng vẻ đẹp

giản dị, nhưng hết sức tinh tế của thế giới nội tâm con người. Giữa rất nhiều cơng trình
nghiên cứu về Puskin, trong điều kiện có hạn, người viết đã thu thập được một số tài
liệu khiêm tốn có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến đề tài này như sau:
Công trình nghiên cứu đầu tiên có thể kể đến là quyển “Lịch sử văn học
Nga” do nhóm tác giả Đỗ Hồng Chung, Nguyễn Kim Đính, Nguyễn Hải Hà…(Nhà
xuất bản Giáo dục – 1999) biên soạn. Các tác giả này đã cung cấp cho chúng ta những
thông tin quý báu về Puskin và các bài thơ trữ tình của ơng. Bên cạnh đó, tài liệu này
cịn cho ta thấy được cái nhìn bao quát về điều kiện lịch sử nước Nga, về cuộc đời và
sự nghiệp của Puskin, về niên biểu sáng tác và đặc điểm trong sáng tác của ông. Đặc
GVHD: Trần Thị Nâu

3

SVTH: Nguyễn Thanh Khiêm


Thơ tình A.X. Puskin

biệt với cách trình bày có hệ thống thể loại, chủ đề, tương ứng với các giai đoạn sáng
tác của nhà thơ, nhóm biên soạn giáo trình cho ta cái nhìn khá hệ thống về quá trình
sáng tác của Puskin. Nhìn chung, mảng thơ tình chỉ được giáo trình đề cập rất sơ lược
như nhắc đến một trong những chủ đề của thơ Puskin.
Kế đến là quyển “A. X. Puskin mặt trời thi ca Nga” do Phạm Thị Phương
biên soạn. Nxb Trẻ - Hội Nghiên cứu và Giảng dạy Văn học Thành phố Hồ Chí Minh,
xuất bản năm 2002, cũng là nguồn tài liệu quý báu khi nghiên cứu về Puskin. Đây là
quyển sách được biên soạn theo sát chương trình Văn bậc trung học phổ thơng, nhằm
bổ trợ, mở rộng kiến thức cho học sinh, đồng thời có thể làm tài liệu tham khảo cho
giáo viên và những ai quan tâm đến văn học Nga. Tác giả đã cung cấp cho ta cái nhìn
tổng quát về thời đại của Puskin (nước Nga đầu thế kỉ XIX), về cuộc đời và các giai
đoạn sáng tác của ông. Tuy nhiên, ở đây cách phân chia giai đoạn sáng tác khác với

nhóm tác giả trình bày ở trên: đặt tên cho từng giai đoạn, và có cái nhìn khái quát hơn
về cuộc đời cũng như sự nghiệp sáng tác của Puskin. Cơng trình nghiên cứu này cịn
kèm theo những nhận định, đánh giá khẳng định những giá trị sáng tác của Puskin
cũng như những cống hiến to lớn của ông với nền văn học thế giới. Riêng về thơ trữ
tình, tác giả nêu ý kiến: “Đề tài tình yêu chiếm một vị trí quan trọng trong thơ trữ tình
của Puskin. Chất liệu dệt nên những bài thơ trữ tình diễm lệ, trong sáng, chân thành
của ông là những cảm xúc cụ thể, những trải nghiệm sâu xa của con tim, chinh phục
chúng ta bằng vẻ đẹp giản dị, nhưng hết sức tinh tế của thế giới nội tâm con người”
[13, tr.96]. Hơn nữa, tài liệu này còn cung cấp cho chúng ta một số bài (hoặc đoạn)
nghiên cứu, hồi ức, cảm nghĩ của chính nhà thơ ngay trong đời thường.
Quyển Ngữ văn 11 nâng cao (tập 2) – Nxb Giáo dục, xuất bản năm 2012, đã
giới thiệu cho người đọc hiểu rõ hơn về bản dịch nghĩa và dịch thơ của tác phẩm Tôi
yêu em. Bài thơ này được chọn giảng dạy ở bậc trung học phổ thông bởi đây là bài thơ
tình u có nội dung trong sáng, giàu tính nhân văn và ở giai đoạn này các em bắt đầu
tìm hiểu về tình yêu khác phái. Bài thơ đảm nhiệm một chức năng giáo dục về tình yêu
cao thượng cho các em. “Tôi yêu em (1829) là một trong những bài thơ trữ tình hay
nhất của Puskin, được ví như viên ngọc vơ giá trong kho tàng thi ca Nga” [26, tr.166].

GVHD: Trần Thị Nâu

4

SVTH: Nguyễn Thanh Khiêm


Thơ tình A.X. Puskin

Thi ca thế giới chọn lọc – thơ A. X. Puskin của Kiều Văn, Nhà xuất bản
Thanh Niên, xuất bản năm 2004, là cuốn sách rất hữu ích. Quyển sách đã cung cấp
những bản dịch thơ hay nhất, gần với nguyên tác đã làm nổi bật được cái tài quan sát

của nhà thơ về cái đẹp của tình yêu. Tác giả đưa ra nhận định: “…cái đẹp của thiếu nữ
Nga như Tanhia cũng như cái đẹp tha thiết của tình u…” [20, tr.8].
Hà Thị Hồ trong chun luận Puskin và Tôi yêu em , Nxb Giáo dục, xuất
bản năm 2008, đã góp phần những định hướng trong tiếp nhận thơ Puskin. Theo Hà
Thị Hòa, “độc giả Việt Nam từ lâu đã yêu và biết Puskin qua nhiều tác phẩm kiệt xuất
của ông được dịch ra tiếng Việt như: Gửi, Con đường mùa đơng, Ơng lão đánh cá và
con cá vàng…Tuy nhiên khi nói đến Puskin thì ai cũng nhớ ngay đến bài thơ Tơi u
em. Có thể nói, Tơi u em là một thi phẩm thuộc loại chỉ một nó cũng đủ làm nên sự
bất tử của một thiên tài” [6, tr.5]. Cho đến nay thi phẩm này có mặt trong sách giáo
khoa Ngữ văn Trung học phổ thông, trong sổ tay của nhiều người và đã trở thành viên
ngọc quý trong kho báu tâm hồn mỗi người. Hướng tới các đối tượng là học sinh, sinh
viên và bạn đọc u thích thơ văn nói chung. Cuốn sách này được biên soạn nhằm
cung cấp kiến thức cần thiết, giúp bạn đọc khám phá nhiều hơn những giá trị thẩm mĩ
trong thơ tình Puskin.
Trên đây là những ý kiến, nhận định mà người viết thu thập được trong quá
trình nghiên cứu tài liệu. Mặc dù đây chỉ là những nhận định mang tính tổng quát,
chưa đi sâu vào phân tích, trình bày hoặc chứng minh cụ thể vấn đề nhưng nó sẽ là
“kim chỉ nam” giúp cho người viết có được định hướng đúng đắn trong q trình triển
khai đề tài của mình.
4. Phạm vi nghiên cứu
Thực hiện đề tài này người viết chủ yếu nghiên cứu những đặc điểm của thơ
tình Puskin trên hai phương diện: nội dung và nghệ thuật.Về nội dung, người viết tìm
hiểu quan niệm về tình yêu của Puskin, những biểu hiện của sắc thái tình yêu trong thơ
tình Puskin - một lĩnh vực thuộc phạm trù nội dung của thơ lãng mạn. Ở phương diện
nghệ thuật, do hạn chế của việc nghiên cứu các bản dịch nghĩa, dịch thơ nên người viết
chủ yếu tìm hiểu những đặc điểm cơ bản chung của thơ ca như giọng điệu trữ tình,

GVHD: Trần Thị Nâu

5


SVTH: Nguyễn Thanh Khiêm


Thơ tình A.X. Puskin

ngơn ngữ, điệp ngữ, khơng - thời gian nghệ thuật…vốn được sự đánh giá cao của
những nhà nghiên cứu khi đề cập đến các bản dịch thơ của Puskin.
Phạm vi tư liệu khảo sát chủ yếu là Tuyển tập thơ Puskin, Nxb Thanh Niên,
xuất bản năm 2004 và những bài nghiên cứu, những tài liệu có liên quan đến đề tài.
5. Phương hướng và phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở xác định mục tiêu, phạm vi nghiên cứu, người viết đã tiến hành qua
các bước: thu thập tài liệu, xây dựng đề cương và triển khai các chương mục, hồn
chỉnh khóa luận. Trong q trình nghiên cứu người viết trước hết tiến hành khảo sát
tuyển tập thơ, chọn lọc những bài thơ về đề tài tình yêu, phân tích, tổng hợp, so sánh
đối chiếu các ý kiến nghiên cứu khác nhau để từ đó đưa ra nhận định mang tính chủ
quan. Thao tác lập luận, chứng minh, phân tích, biện luận cũng được người viết sử
dụng để làm sáng tỏ vấn đề. Song song với đó, người viết còn lồng ghép những cảm
nhận, quan niệm của bản thân về vấn đề tình yêu và thơ tình.
Trong đề tài nghiên cứu, phương pháp được sử dụng chính là phương pháp phân
tích – tổng hợp, người viết sử dụng phương pháp phân tích nhằm chỉ ra giá trị tình yêu
với những cung bậc hết sức phức tạp, tinh tế của thứ tình cảm thiêng liêng này. Từ đó,
người viết hiểu sâu hơn về cái hay và sự độc đáo nghệ thuật đã đưa những bài thơ tình
của Puskin trở thành những kiệt tác trữ tình của thơ ca Nga và thơ ca thế giới. Sau khi
phân tích người viết sử dụng phương pháp tổng hợp để đưa ra nhận định một cách
đúng đắn về đặc trưng sắc thái cảm xúc trong thơ tình Puskin.
- Phương pháp tiểu sử - lịch sử được dùng để tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp
văn học của Puskin.
- Phương pháp so sánh sự tương đồng, khác biệt giữa quan điểm nội dung, cung
bậc, chủ đề, đề tài, biện pháp nghệ thuật… so sánh nguyên tác với các bản dịch thơ.


GVHD: Trần Thị Nâu

6

SVTH: Nguyễn Thanh Khiêm


Thơ tình A.X. Puskin

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỜI ĐẠI, TÁC GIẢ
VÀ THƠ TÌNH A.X. PUSKIN
1.1. THỜI ĐẠI A.X. PUSKIN – THỜI ĐẠI VÀNG CỦA THI CA NGA
Thơ ca Nga thế kỷ XIX được xem là “thời đại vàng” của văn học Nga nói
chung và của thơ ca Nga nói riêng. Đây là thời đại đỉnh cao của thơ ca Nga, mà đỉnh
trong đỉnh đó là Puskin, người đã được tôn vinh bằng những danh xưng rất đỗi tự hào:
“Mặt trời thi ca Nga”, “cha đẻ của nền văn học mới”, “khởi đầu của mọi sự khởi
đầu”… Bản thân Puskin khi tổng kết sự nghiệp thơ ca của mình cũng đã viết:
“Danh tiếng tơi sẽ ở với thế nhân
Dẫu trần gian thi nhân cịn chỉ một…”
Bởi lẽ đó nên “thời đại vàng” của thơ ca Nga cũng còn được gọi là “thời đại
Puskin”. Ơng có ảnh hưởng to lớn đối với toàn bộ nền thơ ca Nga sau đó.
Bước vào thế kỉ XIX là bước vào “thời đại vàng” của văn học Nga nói chung và
thơ ca Nga nói riêng. Nó đã được chuẩn bị bằng cả tiến trình văn học suốt những thế kỉ
trước đó. Tiến trình thơ ca Nga, từ thế kỉ XVIII cho đến thế kỉ XX có thể được xem là
sự thay thế lần lượt các trào lưu, các khuynh hướng. Nếu như chủ nghĩa cổ điển đánh
dấu sự khởi đầu của thơ ca Nga thì chủ nghĩa lãng mạn đầu thế kỉ XIX dẫn đến sự bùng
nổ của nó. Theo các nhà nghiên cứu, chủ nghĩa lãng mạn Nga với vai trò khởi đầu của

Zhukovsky và Batyushkov, nhưng thực sự nở rộ cùng với tên tuổi Puskin và nhóm bạn
thơ của ơng “Puskin Tao Đàn”. Thời đại của chủ nghĩa lãng mạn đã trở thành “thời đại
vàng” một đỉnh cao của thơ ca Nga.
Ngay từ năm 1834, khi Puskin còn sống, nhà văn Nga Gôgôn đã khẳng định
Puskin là một hiện tượng phi thường, một thiên tài thi ca Nga. Tên tuổi Puskin lập tức
làm sáng tỏ ý tưởng về một nhà thơ Nga có tính cách dân tộc. Quả thật khơng ai trong
số các nhà thơ Nga cao hơn ông và đáng coi là có tính dân tộc hơn ơng; quyền đó chỉ
GVHD: Trần Thị Nâu

7

SVTH: Nguyễn Thanh Khiêm


Thơ tình A.X. Puskin

thuộc về riêng ơng. Như trong một cuốn từ điển sống, trong ông chứa đựng tất cả sự
phong phú, sức mạnh và sự uyển chuyển của ngôn ngữ Nga. Hơn ai hết ông mở rộng
ranh giới của nó và chỉ ra tồn bộ khơng gian của nó. Puskin là một hiện tượng phi
thường và có lẽ là hiện tượng duy nhất của tinh thần Nga. Đó là con người Nga trong
sự phát triển của nó mà có lẽ hơn hai trăm năm mới xuất hiện.
1.2. VÀI NÉT VỀ A.X. PUSKIN
1.2.1. Sơ lược về tiểu sử A.X. Puskin
Puskin được mệnh danh là “mặt trời thi ca Nga”. Người mở đường cho thơ,
kịch, văn xi, phát triển tồn diện và rực rỡ; yêu quý gìn giữ tiếng Nga, xây dựng
thành ngôn ngữ văn học uyển chuyển tinh tế. Puskin có vai trị to lớn trong việc tổng
kết sự phát triển của văn học cả giai đoạn trước và mở đường cho văn học Nga thế kỷ
XIX phát triển đến đỉnh cao, đem lại vinh quang, vị thế quan trọng cho văn hóa và văn
học Nga trên văn đàn văn chương thế giới.
A.X. Puskin sinh ngày 6 tháng 6 năm 1799 (theo lịch cũ là ngày 26 tháng 5) tại

Matxcơva trong một gia đình quý tộc thượng lưu, đến đời cha chú nhà thơ thì đã sa sút
và khơng cịn là gia đình làm quan nữa. Bố của Puskin, sĩ quan cận vệ Xécgây
Livôvich đã về hưu, là một người có văn hóa, có đầu óc hài hước, đặc biệt giỏi tiếng
Pháp và say mê văn học Pháp. Ông sưu tầm rất nhiều tác phẩm văn học Pháp, trong đó
có những tác phẩm của các nhà triết học khai sáng Pháp thế kỉ XVIII như Rutxô,
Môngtexkiơ… Mẹ của Puskin, Nađegiơđa Ôxipôpna, cháu nội của viên tướng kỹ thuật
quân sự thế kỷ XVIII, là một người thùy mị và có học vấn. Do ảnh hưởng của người
cha yêu thích văn học nghệ thuật, của người chú là một nhà thơ. Và những văn nghệ sĩ
bạn bè của gia đình nên từ nhỏ ông đã say mê sáng tác. Những gia nhân nông nô, nhất
là bà nhũ mẫu, lại giúp cho Puskin đi vào thế giới truyện cổ tích và dân ca Nga, gần gũi
với tiếng nói hằng ngày của dân. Ơng học trường trung học ở Pêtecbua (1811 – 1817),
nhờ sự giáo dục của một số giáo sư tiến bộ, nhờ những hoạt động văn học, xã hội, của
học sinh và nhất là nhờ ảnh hưởng vang dội của cuộc chiến tranh vệ quốc chống
Napôlêông (1769 – 1821) xâm lược của nhân dân Nga năm 1812. Puskin được bồi
dưỡng tinh thần yêu nước, yêu tự do, chống cường quyền bạo lực, căm ghét ách nô
GVHD: Trần Thị Nâu

8

SVTH: Nguyễn Thanh Khiêm


Thơ tình A.X. Puskin

dịch. Những bài thơ viết trong trường, tiêu biểu là bài Kỉ niệm Hồng thơn (1815), báo
hiệu tài năng và hướng đi tương lai của nhà thơ. Sau khi tốt nghiệp, Puskin làm việc ở
bộ ngoại giao nhưng thời kỳ làm viên chức này chỉ ngắn ngủi có ba năm. Nhà thơ trẻ
đang lúc hăng say lại bắt gặp khơng khí sơi nổi cách mạng của thời đại nên ngay lập
tức đã nhập vào cuộc sống của những thanh niên quý tộc lúc bấy giờ ở thủ đô. Từ năm
1816, bắt đầu xuất hiện những tổ chức cách mạng như: Hội Đồng minh cứu quốc, Hội

Đồng minh hạnh phúc, Bắc xã, Nam xã. Trên danh nghĩa, Puskin khơng phải hội viên
chính thức của các tổ chức này, nhưng thực tế, ơng ln ln có mối quan hệ mật thiết
với các hội viên và là một người tuyên truyền nồng nhiệt những lý tưởng cách mạng.
Những bài thơ “cơng dân” của ơng khi đó như: Tự do, Làng, Gửi Tsaađaev... tràn đầy
tinh thần chống đối Nga hoàng, kêu gọi đấu tranh giải phóng nhân dân đã lưu hành
theo lối chép tay, truyền miệng và góp phần tích cực vào việc chuẩn bị cho cuộc cách
mạng sau này. Nga hoàng ra lệnh đày Puskin đi khỏi Pêtecbua. Thời kỳ lưu đày này
kéo dài tới sáu năm (1820 – 1826) khi ở phương Nam, khi ở phương Bắc, dưới sự giám
sát chặt chẽ, cơng khai và bí mật. Nga hồng muốn cô lập nhà thơ, ngăn chặng ảnh
hưởng của những vần thơ “công dân”. Nhưng nhà thơ vẫn tiếp tục con đường đã chọn
“đem lời nói đốt tim mn người”. Puskin nồng nhiệt tin tưởng thắng lợi của các dân
tộc sẽ đập tan xiềng xích của bạo chúa, dành lấy “bình minh rực rỡ của tự do”. Nhà thơ
theo dõi sự phát triển của cuộc vận động cách mạng ở Nga cũng như ở các nước, chờ
mong ngày nhân dân sống tự do, thanh bình. Nhưng cũng có lúc Puskin bi quan, thất
vọng cảm thấy mình lẻ loi như “người gieo giống tự do trên đồng vắng”, khi thế lực
phong kiến đang ngự trị khắp nơi. Cuối cùng Puskin cũng nhận thức “vai trò quyết
định của nhân dân trong tiến trình lịch sử, vượt qua những đau buồn sau khi khởi
nghĩa Tháng Chạp 1825 thất bại. Anh em, đồng chí, bè bạn bị giết hại và giam cầm,
tiếp tục dùng thơ làm vũ khí thức tỉnh nhân dân đấu tranh” [22, tr.36]. Puskin trải qua
một thời kỳ lãng mạn cách mạng với những bài thơ trữ tình và những bản trường ca
(Người tù Capca, Anh em kẻ cướp, Lệ đài Bakhơxixarai, Đoàn người Sưgan…). Để
bước vào thời kỳ “nhà thơ của thực tại” như nhà thơ tự khẳng định: “với những bài thơ
viết về cuộc sống hằng ngày, phong phú, đầy đủ hương vị Nga và in đậm khơng khí

GVHD: Trần Thị Nâu

9

SVTH: Nguyễn Thanh Khiêm



Thơ tình A.X. Puskin

thời đại, với những tác phẩm lớn đặt nền móng cho chủ nghĩa hiện thực nước Nga thế
kỷ XIX như: Epghêni Ơnhêghin, Bơrix Gơđunơp”.
Nicơlai I làm vua ba mươi năm (1825 – 1855) đã mở đầu triều đại của mình
bằng việc đàn áp phong trào Tháng Chạp và tiếp tục chính sách đối nội và đối ngoại
phản động.
Puskin tuy mãn hạn lưu đày, trở lại Pêtecbua nhưng vẫn mất tự do trong đời
sống và trong sáng tác. Danh lợi, uy quyền không làm cho Puskin nao núng, trước sau
nhà thơ vẫn trung thành với lý tưởng của những người Tháng Chạp, những bài thơ: Bậc
tiên tri, Ariôn, Đài kỉ niệm… tỏ rõ khí phách và huyết tâm của nhà thơ. Cùng với thơ,
kịch, Puskin còn sáng tác văn xuôi: Người da đen của Pie đại đế (1827), ông đã trở
thành người khởi đầu cho văn xuôi hiện thực.
Puskin sống và sáng tác trong giai đoạn đầu của cuộc vận động cách mạng Nga.
Lúc này, các nhà cách mạng q tộc hãy cịn ít ỏi, làm cách mạng vì nhân dân nhưng
xa rời nhân dân. Khởi nghĩa Tháng Chạp không thành công nhưng những chiến sĩ ưu tú
hiến dâng tất cả cho nhân dân đã nêu một tấm gương sáng cho các thế hệ sau và đã làm
được một việc quan trọng là tuyên truyền cổ động cách mạng. Puskin đã góp phần vào
sự nghiệp vẻ vang. Đó là người ca sĩ của phong trào Tháng Chạp. Puskin kế tục những
thành tựu của văn học Nga cổ (thế kỷ XI – XVII) và văn học Nga thế kỷ XVIII. Dù
sống trong cuộc đời ngắn ngủi nhưng Puskin đã kịp hoàn thành một cách xuất sắc xứ
mệnh “khởi đầu mọi khởi đầu”. Sáng tác của Puskin là bộ bách khoa tồn thư về cuộc
sống Nga. Ơng đã đặt ra và giải quyết những vấn đề quan trọng lớn lao mang tính thời
đại, tổng kết những chặn đường phát triển của văn học Nga tám thế kỉ trước, giải
phóng ngơn ngữ Nga và sự sáng tạo văn học khỏi những yếu kém, đưa văn học Nga
phát triển lên một trình độ cao từ chủ nghĩa lãng mạn đến chủ nghĩa hiện thực. Puskin
xứng đáng với vị trí nổi bật trong văn học Nga và thế giới.
Ông mất năm 1837 trong một cuộc đấu súng.
1.2.2. Sự nghiệp sáng tác của A.X. Puskin

Puskin sống một cuộc đời ngắn ngủi, quang vinh. Ông đã để lại một khối
lượng hết sức lớn về thơ văn, kể cả thơ ngắn và truyện thơ, kể cả truyện dài và truyện
ngắn, kể cả tiểu thuyết và kịch thơ, đã làm rạng rỡ cho nền văn học Nga.
GVHD: Trần Thị Nâu

10

SVTH: Nguyễn Thanh Khiêm


Thơ tình A.X. Puskin

Thơ
Puskin viết nhiều thể loại khác nhau nhưng trước hết là thơ. Từ năm mười lăm
tuổi đã có thơ đăng báo, Puskin cứ liên tục sáng tác cho đến nhà thơ ra đi mà vẫn chưa
kịp viết hết những bài thơ cần viết cho đời. Puskin có viết văn, viết kịch nhưng cũng là
nhà thơ viết văn, nhà thơ viết kịch. Thủy chung Puskin vẫn là nhà thơ.
Thơ viết khi còn ngồi trên ghế nhà trường, thơ viết khi cịn làm việc ở thủ đơ,
thơ viết những năm lưu đày, thơ viết khi trở lại sống ở Petecbua, thơ viết trong những
năm cuối cùng của đời.
Ông viết hàng nghìn bài thơ tuyệt diệu về các chủ đề: tình yêu, đấu tranh, lao
động nghệ thuật, thiên nhiên đất nước, triết lý cuộc đời, tác giả của Tôi yêu em đến nay
chừng có thể, Anh nhớ mãi phút giây huyền diệu, Buổi sáng mùa đông, Gửi Tsaadaev,
Gửi tới Xibiri, Nhà tiên tri, Tửu thần ca, Những dòng thơ viết trong đêm không ngủ…
Thơ Puskin phong phú, là một cách giải đáp những câu hỏi của thời đại: Ariôn,
Cây Ansa; là điều tâm sự gửi gắm: Con chim nhỏ, Người tù … nhưng bao giờ cũng lơi
cuốn chúng ta vì tấm lịng sơi nổi, chân thành của người làm thơ. Dù khi nói lý tưởng
hay khi nói đến tâm tình.
Thơ Puskin là những chặn đường nỗi riêng - chung và chung - riêng, là cuốn
nhật ký - thơ tỉnh táo, theo sát sự kiện, bám chắc hiện thực, là cuốn nhật ký - thơ đắm

say, nồng nhiệt của một tâm hồn yêu thương cuộc đời và con người. Thơ Puskin là tư
tưởng, tình cảm Puskin, khơng thể nào khác Puskin từ trong mỗi câu thơ. “Nhà thơ
muốn giãi bày, muốn tìm bạn, kết bạn. Thơ ấy đâu chỉ riêng của nhà thơ mà của chung
thế hệ, là diện mạo tinh thần của thế hệ trong đó có nhà thơ. Câu thơ tâm tình mang
hình bóng thời đại, câu thơ thời đại mang dấu tâm tình, khó mà tách bạch” [13, tr.69].
Trường ca
Puskin là tác giả của những bản trường ca nổi tiếng:
Ruxlan và Liutmila (1820)
Người tù Capca (1820 – 1821)
Anh em kẻ cướp (1821 – 1822)
Lệ đài Bakhơsixarai (1822 – 1823)
Đoàn người Sưgan (1824)
GVHD: Trần Thị Nâu

11

SVTH: Nguyễn Thanh Khiêm


Thơ tình A.X. Puskin

Pơnlava (1828)
Kỵ sĩ đồng (1833)
Và nhiều bản trường ca khác, nhiều bản thảo, đề cương, nhiều tác phẩm chưa
hoàn thành. Puskin viết trường ca trên suốt cả đường thơ, viết liên tục, viết song song
với các thể loại khác, kiên trì tìm tịi thể nghiệm. Mỗi bản trường ca là một bước tiến
mới, một sự kiện văn học gây nên những phản ứng khen chê khác nhau trong dư luận,
giúp nhà thơ nhìn lại cơng trình của mình, thừa nhận những nhược điểm và cố gắng
sáng tạo những tác phẩm mới hoàn mỹ hơn, khẳng định những giá trị của thể loại
trường ca.

Khi Ruxlan và Liutmila xuất hiện, Biêlinxki đã thấy ngay tính chất mới mẻ
trong bản trường ca đầu tiên của Puskin: “nền văn học Nga trước đây chưa từng có một
cái gì tương tự như Ruxlan và Liutmila. Trong thiên trường ca này cái gì cũng mới câu
thơ cũng như chất thơ, cũng như giọng đùa bỡn, tính chất thần tiên bên cạnh những
bức tranh nghiêm túc” [2, tr.71 - 72].
Chùm trường ca phương Nam đã gây nên nhiều ấn tượng sâu sắc cho nhà phê
bình: “Hình tượng hùng vĩ của dãy núi Capca với những người dân thiện chiến của nó
lần đầu tiên được tái hiện trong thơ ca Nga và thiên trường ca của Puskin đã lần đầu
tiên giới thiệu vùng Capca với xã hội Nga tuy nước Nga đã từ lâu biết rõ vùng này về
phương diện quân sự” [2, tr.72].
Trong trường ca Người tù Capca, Puskin đã đặt cho mình nhiệm vụ thể hiện
một “người tù” có tính chất khái qt, khơng phải chỉ là hình ảnh cụ thể của một thanh
niên Nga bị người Séckét bắt cầm tù tại Capca mà là hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ
thanh niên đương thời, hình ảnh con người thời đại, nhân vật thời đại.
Con người chỉ biết có tự do cho riêng mình sẽ khơng có tự do. Bản trường ca
lãng mạn cuối cùng Đoàn người Sưgan tiếp tục chủ đề của bản trường ca Người tù.
Puskin tiếp tục khám phá sáng tạo hình tượng “con người thời đại”.
Trường ca Pơntava gần một ngàn năm trăm câu thơ với nhiều đoạn đối thoại
đầy kịch tính, nhiều đoạn miêu tả thiên nhiên Ucrain huyền diệu, nhiều đoạn kể chuyện
hấp dẫn, các nhân nhân vật nam nữ chính diện và phản diện sống động, sắc sảo, là một
thành công mới của Puskin.
GVHD: Trần Thị Nâu

12

SVTH: Nguyễn Thanh Khiêm


Thơ tình A.X. Puskin


Kỵ sĩ đồng là bản trường ca anh hùng ngợi ca sự vĩ đại của Piốt Đại đế, là truyện
ngắn miêu tả hiện thực cuộc sống của nhân dân Nga.
Tiểu thuyết thơ
Song song với những bản trường ca lãng mạn, từ năm 1823 Puskin khởi công
viết tác phẩm trung tâm của mình Epghênhi Ơnhêghin và đã hồn thành công việc sáng
tạo gian khổ, say mê này vào năm 1831. Tác phẩm ra mắt bạn đọc dần dần từng
chương từ năm 1825 đến năm 1833 thì xuất bản tám chương.
Chương I

Nỗi buồn chán

Chương II

Nhà thơ

Chương III

Tiểu thư

Chương IV

Làng quê

Chương V

Ngày lễ thánh

Chương VI

Cuộc quyết đấu


Chương VII

Matxcơva

Chương VIII

Quý tộc thượng lưu

Kịch
Người viết cuốn tiểu thuyết hiện thực Nga đầu tiên cũng là người viết vở bi kịch
hiện thực Nga đầu tiên: Bôrix Gôđunốp (1825).
Vào mùa thu năm 1830, Puskin viết 4 vở bi kịch nhỏ gồm: Hiệp sĩ keo kiệt,
Môda và Xanleri, Người khách bằng đá, Yến tiệc trong thời dịch hạch.
Văn xi
Puskin có mười năm để viết văn xuôi (1827 – 1837)
Người con gái viên đại úy xuất bản năm 1836, là một cơng trình tổng kết những
suy nghĩ của Puskin trong nhiều năm, có tầm quan trọng lịch sử.
Để có được cái nhìn tổng qt về sự nghiệp sáng tác của Puskin, các nhà nghiên
cứu đã lập ra cho chúng ta một niên biểu sáng tác. Tuy nhiên cơng việc này cũng hết
sức khó khăn, vì các tài liệu viết trước thường thiếu sót một số tác phẩm quan trọng.
Người viết đã so sánh quyển Tác gia, tác phẩm văn học nước ngoài trong nhà trường
Puskin của Lê Nguyên Cẩn chủ biên, nhà xuất bản Đại học Sư phạm, năm 2006 và

GVHD: Trần Thị Nâu

13

SVTH: Nguyễn Thanh Khiêm



×