Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

LUẬN VĂN NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ TRIỂN KHAI TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VINACONEX 25 TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID 19

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (682.25 KB, 95 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ
KHOA QUỐC TẾ HỌC

TRƯƠNG THỊ LỆ HUYỀN
HIỆU QUẢ TRIỂN KHAI TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA
DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VINACONEX 25
TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID 19

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH QUỐC TẾ HỌC

Đà Nẵng – Năm 2023


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ
KHOA QUỐC TẾ HỌC

HIỆU QUẢ TRIỂN KHAI TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA
DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VINACONEX 25
TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID 19

Ngành: Quốc Tế Học
Mã số: 7310601
Giáo viên hướng dẫn : ThS. Võ Hoàng Oanh
Sinh viên thực hiện : Trương Thị Lệ Huyền
Lớp

: 19CNQTH02

Đà Nẵng – Năm 2023



i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn “Hiệu quả triển khai trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp tại Công ty Cổ phần Vinaconex 25 trong bối cảnh Đại dịch Covid 19” là cơng
trình nghiên cứu của riêng tơi dưới sự hướng dẫn của ThS. Võ Hồng Oanh mà trước
đó chưa có bất cứ tác giả nào cơng bố. Những tư liệu và số liệu sử dụng trong luận văn
là có tính xác thực và nguồn gốc rõ ràng.
Đà Nẵng, ngày 28 tháng 04 năm 2023
Tác giả luận văn

Trương Thị Lệ Huyền


ii
TÓM TẮT
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp dần trở nên được đề cập nhiều hơn trong
mục tiêu phát triển bền vững của các Công ty tại Việt Nam. Tuy nhiên, ở mỗi thời
điểm khác nhau, việc thực hiện trách nhiệm xã hội sẽ thay đổi dựa trên những chiến
lược hành động khác nhau. Trong bối cảnh Đại dịch Covid 19, nền kinh tế cả nước bị
ảnh hưởng, những doanh nghiệp khơng trụ được dần đóng cửa, lao động thiếu việc
làm... Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức để các doanh nghiệp chủ động xây dựng cho
mình chiến lược thực hiện trách nhiệm xã hội phù hợp và hiệu quả. Trải qua quá trình
nỗ lực xây dựng và trưởng thành, Công ty Cổ phần Vinaconex 25 với tôn chỉ “ Xây
những ước mơ, dựng những giá trị” đang tập trung thực hiện sứ mệnh của mình. Đề tài
sẽ nghiên cứu hiệu quả triển khai hoạt động trách nhiệm xã hội của Công ty trong bối
cảnh dịch bệnh; phân tích kết quả và đề xuất những giải pháp phù hợp cho Cơng ty.
Từ khóa: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, chiến lược hành động, Đại dịch
Covid 19, Công ty Cổ phần Vinaconex 25
ABSTRACT

Corporate Social Responsibility (CSR) is gradually becoming more mentioned in
the sustainable development goals of Vietnamese companies. However, the
implementation of social responsibility will change based on different strategies and
action plans at different times. In the context of the Covid 19 Pandemic, with the
economic downturn, many companies went bankrupt, workers were unemployed, etc.
This is both an opportunity and a challenge for businesses to proactively build
appropriate and effective social responsibility strategies. Through the process of
building and growing efforts, Vinaconex 25 Joint Stock Company with the motto
"Build your values, inspire your dreams " is focusing on implementing the mission for
society and community. The topic will study the effectiveness of implementing CSR
activities of the Company in the context of the epidemic; analyze results and propose
suitable solutions for the company.
Keywords: Corporate Social Responsibility (CSR), strategies and action plan , Covid
19 Pandemic, Vinaconex 25 Joint Stock Company


iii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................2
2.1. Mục đích nghiên cứu.....................................................................................2
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu...............................................2
3.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................2
3.2. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................2
4. Câu hỏi nghiên cứu..........................................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................4
6. Đóng góp của luận văn....................................................................................4
7. Cấu trúc tổng quát của luận văn....................................................................5

CHƯƠNG 1.................................................................................................................. 6
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI..................................................6
1.1. TỔNG QUAN VỀ “TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP”
(CSR).................................................................................................................... 6
1.1.1. Định nghĩa "trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp" (CSR)...................6
1.1.2. Mơ hình CSR..............................................................................................7
1.1.2.1. Đặc điểm mơ hình CSR............................................................................7
1.2. LỢI ÍCH CỦA CSR....................................................................................12
1.2.1. Xây dựng hình ảnh, thương hiệu cho doanh nghiệp..............................12
1.2.2. Tăng lợi nhuận và thu hút nhân tài cho doanh nghiệp.........................13
1.2.3. Đảm bảo lợi ích lâu dài và ổn định cho cổ đông....................................13
1.2.4. Tạo lập mối quan hệ bền vững, uy tín và hiệu quả trong hợp tác sản
xuất, kinh doanh đối với các đối tác.................................................................14
1.2.5. Mang lại lợi ích cho cộng đồng và xã hội................................................14
1.2.5.1. Gia tăng lợi ích, tạo sự ổn định và cải thiện môi trường làm việc cho
người lao động....................................................................................................14
1.2.5.2. Bảo vệ môi trường, tạo giá trị nhân văn trong việc từ thiện..............15
1.3 THỰC TIỄN TRIỂN KHAI CSR CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN
CẢ NƯỚC..........................................................................................................15
1.3.1 Trước khi bùng phát dịch (trước 23/01/2020).........................................15
1.3.2 Thời điểm dịch bệnh xảy ra (từ 23/1/2020 đến 23/12/2022)...................16
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1............................................................................................18
CHƯƠNG 2................................................................................................................ 19
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CSR CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VINACONEX
25 TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID 19 VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU.19
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VINACONEX 25...................19
2.1.1. Giới thiệu chung về Cơng ty....................................................................19
2.1.1.1. Thơng tin chung....................................................................................19
2.1.1.2. Lịch sử hình thành................................................................................19
2.1.2.3. Lĩnh vực kinh doanh.............................................................................20

2.1.1.4. Sứ mệnh và tầm nhìn của Cơng ty.......................................................20
2.1.1.5. Khái quát về cơ cấu tổ chức của Vinaconex 25...................................21
2.1.2. Một số dấu mốc đáng nhớ của Công ty Vinaconex 25...........................22


iv
2.1.3. Hoạt động CSR của Công ty trước thời điểm dịch bệnh Covid 19
(2015-2019).........................................................................................................23
2.1.3.1 Nâng cao năng lực Công ty, phát triển kinh tế bền vững....................23
2.1.3.2. Xây dựng chính sách lương thưởng, phúc lợi cho người lao động....25
2.1.3.3. Quan tâm đến đời sống của cán bộ Công nhân Viên chức................27
2.1.3.4. Tích cực hoạt động thiện nguyện.........................................................28
2.2. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID 19 ĐẾN CÔNG TY CP
VINACONEX 25...............................................................................................30
2.2.1. Nội bộ Công ty..........................................................................................30
2.2.2. Các bên liên quan và hoạt động doanh nghiệp......................................30
2.3. THỰC TIỄN TRIỂN KHAI CSR CỦA CÔNG TY CP VINACONEX 25
TRONG GIAI ĐOẠN ĐẠI DỊCH COVID 19.................................................31
2.3.1. Trách nhiệm về kinh tế............................................................................31
2.3.1.1. Hoạt động doanh thu của Vinaconex 25 từ năm 2020-2022..............31
2.3.1.2. Chiến lược hành động của Công ty......................................................32
2.3.2. Trách nhiệm về pháp luật........................................................................35
2.3.2.1. Tuân thủ pháp luật về giãn cách xã hội, khai báo y tế và cách ly
người bệnh..........................................................................................................35
2.3.2.2. Tuân thủ pháp luật về Luật lao động..................................................35
2.3.2.3. Tuân thủ quy định của pháp luật về an toàn và vệ sinh lao động.....37
2.3.3. Trách nhiệm về đạo đức..........................................................................37
2.3.3.1. Quan tâm đến gia đình của cán bộ cơng nhân viên chức...................37
2.3.3.2. Có trách nhiệm hỗ trợ cơng nhân viên gặp khó khăn trong thời kỳ
dịch bệnh............................................................................................................37

2.3.4. Trách nhiệm về từ thiện...........................................................................38
2.3.4.1. Hỗ trợ địa phương trong phòng chống dịch bệnh Covid 19 và thiên
tai, lũ lụt.............................................................................................................. 38
2.3.4.2. Đóng góp tích cực vào các hoạt động thiện nguyện............................39
2.4. THIẾT KẾ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU.....................................................40
2.4.1. Mơ tả phương pháp nghiên cứu..............................................................40
2.4.1.1. Phương pháp định tính.........................................................................40
2.4.1.2. Phương pháp định lượng......................................................................40
2.4.2. Quy trình nghiên cứu đề tài....................................................................42
2.4.3. Tổng quan về mơ hình nghiên cứu..........................................................43
2.4.3.1. Mơ hình nghiên cứu..............................................................................43
2.4.3.2. Thiết kế bảng hỏi..................................................................................44
2.4.3.3. Xây dựng thang đo................................................................................44
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2............................................................................................46
CHƯƠNG 3................................................................................................................ 47
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ VÀ ĐƯA RA GIẢI
PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG CSR CỦA CÔNG
TY VINACONEX 25.................................................................................................47
3.1. MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM TỔNG THỂ NGHIÊN CỨU...................................47
3.2. KIỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY.......................................................................48
3.2.1. Kiểm định độ tin cậy thang đo nhóm biến độc lập................................48
3.2.2. Kiểm định độ tin cậy thang đo nhóm biến độc lập................................50


v
3.3. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA.............................................50
3.3.1. Phân tích khám phá nhân tố với các biến độc lập.................................50
3.3.2. Phân tích khám phá nhân tố với các biến phụ thuộc............................51
3.4. KIỂM ĐỊNH TƯƠNG QUAN...................................................................51
3.4.1. Tính giá trị cho các biến mới...................................................................51

3.4.2. Kiểm định ma trận tương quan giữa các biến.......................................52
3.5. PHÂN TÍCH MƠ HÌNH HỒI QUY TUYẾN TÍNH................................53
3.6. KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT......................................................................54
3.7. MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN SỰ HÀI LỊNG
CỦA NHÂN VIÊN VÀO CƠNG TY................................................................55
3.8. ĐÁNH GIÁ CỦA NHÂN VIÊN VỀ THỰC HIỆN CSR..........................56
3.9. SỰ KHÁC BIỆT TRONG ĐÁNH GIÁ CỦA NHÂN VIÊN THEO GIỚI
TÍNH, ĐỘ TUỔI, THÂM NIÊN CƠNG TÁC, THU NHẬP..........................60
3.9.1 Theo giới tính.............................................................................................60
3.9.2 Theo độ tuổi...............................................................................................60
3.9.3 Theo thời gian công tác............................................................................61
3.10. ĐÁNH GIÁ CHUNG VIỆC THỰC HIỆN CSR CỦA CÔNG TY
VINACONEX 25...............................................................................................61
3.10.1. Kết quả thực hiện CSR của Công ty Vinaconex 25.............................61
3.10.2. Hạn chế của Công ty khi thực hiện CSR trong bối cảnh Đại dịch
Covid 19..............................................................................................................62
3.11. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP.............................................................................63
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3............................................................................................66
KẾT LUẬN................................................................................................................68
1. Kết luận của đề tài.........................................................................................68
2. Hạn chế của đề tài..........................................................................................69
3. Định hướng cho các đề tài tiếp theo.............................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................70
PHỤ LỤC 1................................................................................................................75
PHỤ LỤC 2................................................................................................................78
PHỤ LỤC 3................................................................................................................79
PHỤ LỤC 4................................................................................................................82
PHỤ LỤC 5................................................................................................................85
PHỤ LỤC 6.................................................................................................................87



vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
ATVSLĐ –
PCCN
CBCNVC
CBNV
CCN
COVID-19
CSR

Viết đầy đủ bằng tiếng Anh

Viết đầy đủ bằng tiếng Việt
An toàn vệ sinh lao động – Phòng

Coronavirus disease 2019
Corporate Social Responsibility

cháy chữa cháy
Cán bộ công nhân viên chức
Cán bộ nhân viên
Cụm công nghiệp
Bệnh Virus Corona 2019
Trách nhiệm xã hội của doanh

DN
ĐH
PR


Public Relations

nghiệp
Doanh nghiệp
Đại học
Quan hệ công chúng

SBSS

Statistical Product and Services Công cụ phân tích dữ liệu khoa
Solutions

học
Trách nhiệm xã hội
Thành phố

TNXH
TP

DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu bảng

Tên bảng

Tran


vii


2.1.
2.2.
2.3.

Doanh thu của Công ty Vinaconex 25 từ năm 2015-2017
Doanh thu của Công ty Vinaconex 25 từ năm 2018-2019
Số liệu cán bộ công nhân viên chức tại Vinaconex 25 năm

g
23
24
26

2.4.

2016-2019
Thống kê trình độ cán bộ cơng nhân viên chức tại Vinaconex

27

25 năm 2022
2.5.

Thống kê chỉ tiêu doanh thu của Vinaconex 25 năm 2020-

31

2.6.

2022

So sánh tỷ lệ doanh thu Công ty Vinaconex 25 giữa các năm

32

2.7.

từ 2019-2022
Mã hóa các biến trong mẫu khảo sát

44

3.1.
3.2.

Đặc điểm tổng thể nghiên cứu
Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha đối với các nhân tố của

47
48

3.3.

biến độc lập
Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha đối với các nhân tố biến

50

3.4.
3.5.


phụ thuộc
Ma trận tương quan giữa các biến
Kết quả phân tích tương quan giữa Sự hài lịng với các biến

52
53

3.6.
3.7.
3.8.

độc lập thực hiện CSR
Kết quả phân tích hồi quy đa biến
Đánh giá của nhân viên về thực hiện trách nhiệm xã hội
Sự khác biệt trong đánh giá giữa nhóm nhân viên phân theo

53
57
60

3.9.

độ tuổi
Sự khác biệt trong đánh giá giữa nhóm nhân viên phân theo

61

thời gian làm việc
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Số hiệu hình vẽ

1.1.
2.1.
2.2.
2.3.

Tên hình vẽ, đồ thị
Mơ hình kim tự tháp của Carroll
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Cơng ty Vinaconex 25
Quy trình nghiên cứu đề tài
Mơ hình nghiên cứu về việc thực hiện CSR của Công ty

Trang
9
21
43
43


viii


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang trong xu thế hội nhập và cạnh tranh ngày
càng gay gắt, phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Cùng với đó, nhiều doanh
nghiệp được thành lập và đối mặt với những thách thức to lớn để giữ vững được vị thế
trên thương trường. Các cơng ty bắt đầu xây dựng cho mình những chiến lược để thu
hút khách hàng, cạnh tranh với đối thủ và tìm được chỗ đứng nhất định. Vì thế, vấn đề

trách nhiệm xã hội nổi lên như một yêu cầu cấp thiết khi mà lợi ích mà nó mang lại vơ
cùng to lớn cho các doanh nghiệp. Ngồi mục đích kinh doanh vì lợi nhuận, các cơng
ty bắt đầu quan tâm đến lợi ích khách hàng, đối tác, người lao động và thực hiện các
hoạt động vì mơi trường, xã hội.
Tuy nhiên, tùy vào thời điểm khác nhau mà mỗi doanh nghiệp sẽ có kế hoạch
thực hiện trách nhiệm xã hội khác nhau. Trong khoảng 2 năm gần đây, nước ta đã trải
qua nhiều biến động theo các diễn biến phức tạp của Đại dịch Covid 19. Trong đó, Đà
Nẵng là một trong những địa phương chịu hậu quả nặng nề bởi sự tác động của dịch
bệnh. Điều này đã làm thay đổi thói quen chi tiêu, đi lại của người dân; cũng như làm
gián đoạn chuỗi cung ứng, quan hệ cung cầu trong sản xuất, kết quả là nhiều doanh
nghiệp phải ngừng hoạt động và có nguy cơ phá sản. Trong các lĩnh vực hoạt động,
xây dựng cũng là ngành kinh tế chịu tác động lớn khi hàng loạt các dự án bị ngưng trệ,
giá thành của các nguyên vật liệu tăng cao... Đứng trước bối cảnh dịch bệnh diễn biến
phức tạp, dù có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực xây lắp, Công ty Cổ Phần
Vinaconex 25 cũng khơng thể tránh khỏi những khó khăn nhất định. Tuy nhiên, Cơng
ty đã có những cố gắng trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội nhằm tạo niềm tin cho
đối tác, khách hàng và người lao động...Vậy Công ty Cổ phần Vinaconex 25 đã và
đang làm gì để thực hiện tốt trách nhiệm xã hội trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19?
Liệu rằng Cơng ty nên có những định hướng nào để có thể đối phó với dịch bệnh vẫn
tồn tại như hiện nay?
Với những lý do nêu trên, tôi lựa chọn nghiên cứu “Hiệu quả triển khai trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần Vinaconex 25 trong bối cảnh Đại
dịch Covid 19” cho đề tài luận văn của mình.


2

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu hiệu quả triển khai trách nhiệm xã hội của Công ty Cổ phần

Vinaconex 25 trong bối cảnh Đại dịch Covid 19, từ đó có thể đưa ra những đề xuất để
đẩy mạnh việc thực hiện trách nhiệm xã hội cho Công ty Vinaconex 25.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và các
nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
- Phân tích mơ hình trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và các nhân tố tác động
đến hiệu quả hoạt động trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại Cơng ty Cổ phần
Vinaconex 25.
- Phân tích hiệu quả hoạt động trách nhiệm xã hội của Công ty Vinaconex 25 từ
kết quả đo lường khảo sát thu thập được.
- Đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện và đẩy mạnh việc thực hiện trách nhiệm
xã hội một cách hiệu quả hơn cho Công ty Cổ phần Vinaconex 25.

3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Trách nhiệm xã hội của Công ty Cổ phần Vinaconex 25 trong bối cảnh dịch bệnh
Covid 19 và các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Khơng gian: Cơng ty Cổ phần Vinaconex 25 có trụ sở đặt tại 89A Phan Đăng
Lưu, phường Hòa Cường Nam, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
Thời gian: Giai đoạn dịch bệnh Covid 19 bùng phát đến nay, cụ thể là từ
23/01/2020 đến ngày 31/12/2022. Dựa trên tình hình phịng chống dịch bệnh từ cả
nước nói chung và Đà Nẵng nói riêng. Có thể chia làm 3 giai đoạn cơ bản:
Giai đoạn 1: dịch bệnh bùng phát (23/01/2020- 24/7/2020)
Ngày 23/01/2020 cả nước ghi nhận ca nhiễm đầu tiên xuất hiện tại Thành Phố Hồ
Chí Minh, nhập cảnh từ Vũ Hán. Lần lượt các ca nhiễm được phát hiện, may mắn


3

khơng có ca bệnh tử vong. Cho tới 27/07/2020, cả nước ghi nhận 415 ca nhiễm, chỉ có
106 ca bệnh đến từ cộng đồng. 1
Giai đoạn 2: đỉnh điểm của dịch bệnh (25/7/2020 – 11/10/2021)
Ngày 25/07/2020, sau 99 ngày không có ca nhiễm nào trong cộng đồng, ca
nhiễm 416 đã phát hiện tại bệnh viện C Đà Nẵng. Lần lượt phát hiện ra các ca nhiễm
tiếp theo nhưng không truy vết được nguồn lây. Toàn thành phố Đà Nẵng đã giãn cách
xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 0 giờ ngày 28/07/2020. Sau ngày tháng chống dịch,
Đà Nẵng đã nới lỏng hơn cách ly xã hội từ ngày 11/09/2020.
Từ ngày 3/05/2021, tại Đà Nẵng tiếp tục phát hiện thêm ca nhiễm. Đây là giai
đoạn khó khăn vì hầu hết các ca mắc tập trung ở TP Đà Nẵng và địa phương có yếu tố
dịch tễ liên quan đến Đà Nẵng. Thành phố dừng tất cả hoạt động, yêu cầu người dân
chấp hành nghiêm “ai ở đâu thì ở đó” trong vòng 20 ngày (16/08-5/09/2020). Tận
dụng những ngày này, Đà Nẵng đã triển khai xét nghiệm toàn dân, tổ chức kiểm tra
nhanh Covid 19 tất cả những người vào thành phố. Đồng thời, xây dựng các phương
án đảm bảo thực phẩm, nhu yếu phẩm cho người dân, đưa ra các gói hỗ trợ đặc thù.
Giai đoạn 3: “ Sống chung” với dịch bệnh (1/10/2021 – 31/12/2022)
Sau những ngày tháng truy vết và khoanh vùng, chữa trị, thành phố từng bước ổn
định lại đời sống và kinh tế. Từ ngày 1/10 TP áp dụng Chỉ thị 19-CT/TTg 2 của Thủ
tướng Chính phủ để từng bước chuyển TP sang trạng thái bình thường mới. Mặc dù
vẫn còn vài quy định như: đeo khẩu trang, không tụ tập đông người...nhưng thành phố
đã trở về nhịp sống ban đầu. Vẫn có những ca bệnh Covid 19, tuy nhiên người dân có
thể chữa trị tại nhà...Các doanh nghiệp cũng bắt đầu trở về trạng thái kinh doanh bình
thường.3

4. Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu này sẽ tìm ra các câu trả lời cho các câu hỏi sau đây:
- Cơ sở lý thuyết nào để nghiên cứu trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR)
và hiệu quả của hoạt động CSR?

Theo thống kê của Cổng thông tin của Bộ y tế về Đại dịch Covid 19

Đây là chỉ thị về tiếp tục thực hiện các biện pháp phịng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới, được
Chính phủ ban hành vào 24-04-2020
3
Theo thông tin từ Cổng thông tin của Bộ y tế về Đại dịch Covid 19
1
2


4
- Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội của Công ty Cổ Phần Vinaconex 25
trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19 và các nhân tố tác động đến hiệu quả thực hiện
CSR của doanh nghiệp như thế nào?
- Làm thế nào để hoàn thiện và đẩy mạnh hiệu quả thực hiện CSR của Công ty
Cổ Phần Vinaconex 25?

5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp định tính: Luận văn sử dụng phương pháp định tính để tổng hợp,
so sánh, đối chiếu, hình thành nên hệ thống cơ sở lý thuyết về trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp và các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động CSR của doanh nghiệp.
- Phương pháp định lượng: Luận văn sử dụng phương pháp đo lường trên những
dữ liệu thu thập từ việc khảo sát để đưa ra đánh giá chính xác nhất. Các dữ liệu sau khi
thu thập sẽ được làm sạch và xử lý thông qua phần mềm SPSS 20 4. Trong đó, tác giả
sử dụng các phương pháp như: phân tích độ tin cậy, phân tích nhân tố khám phá EFA,
phân tích hồi quy, phân tích thống kê mơ tả sẽ được trình bày cụ thể ở chương 2 "Thiết
kế nghiên cứu" của đề tài.

6. Đóng góp của luận văn
Luận văn là nghiên cứu có giá trị đóng góp về mặt khoa học và thực tiễn nhất
định trong đó:
- Về mặt khoa học: Nghiên cứu trình bày và hệ thống hóa các cơ sở lý thuyết về

thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Đồng thời, luận văn làm rõ các nhân tố
tác động đến hiệu quả triển khai hoạt động CSR của doanh nghiệp.
- Về mặt thực tiễn: Luận văn có những đóng góp nghiên cứu thực nghiệm về hiệu
quả thực hiện CSR của Công ty Cổ phần Vinaconex 25 và sẽ cung cấp những đề xuất
cho cho các nhà quản trị của Công ty Cổ phần Vinaconex 25 những giải pháp khả thi
và hiệu quả cho hoạt động trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Ngoài ra, luận văn
còn là nguồn tài liệu nghiên cứu cho các cơng ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng
nói chung có thể tham khảo giải pháp được rút ra từ cơng trình nghiên cứu tại Cơng ty
Vinaconex 25.
4

SPSS (Statistical Package for the Social Sciences) được tạo ra vào năm 1968 bởi SPSS Inc vào năm 1968 và
được IBM mua lại vào năm 2009. SPSS là một chương trình máy tính phục vụ cơng tác phân tích thống kê, được
ứng dụng rộng rãi trong các các nghiên cứu điều tra xã hội học và kinh tế lượng.


5

7. Cấu trúc tổng quát của luận văn
Bên cạnh phần Mở đầu và Kết luận, luận văn có kết cấu bốn chương, bao gồm:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
Ở chương này, tác giả tập trung làm rõ khái niệm và các lý thuyết liên quan đến
trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, mơ hình nghiên cứu CSR và lợi ích của CSR.
Đồng thời phân tích hoạt động thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp trên
cả nước trước và trong khi xảy ra dịch bệnh.
Chương 2: Thực trạng hoạt động CSR của Công ty Cổ phần Vinaconex 25 trong
bối cảnh Đại dịch Covid 19 và thiết kế nghiên cứu.
Giới thiệu tổng quan về Cơng ty Cổ phần Vinaconex 25 và trình bày kết quả thực
hiện CSR của Công ty trước thời điểm dịch bệnh. Trong đó, nội dung thực hiện CSR
sẽ theo mơ hình CSR do Carroll đề xuất dựa trên 4 khía cạnh: kinh tế, pháp lý, đạo đức

và từ thiện. Đặc biệt, ở chương này, tác giả sẽ trình bày nghiên cứu định lượng thông
qua thiết kế nghiên cứu và lựa chọn mơ hình nghiên cứu phù hợp để xử lý số liệu thu
được từ việc khảo sát ý kiến của các nhân viên đang làm việc trong Công ty.
Chương 3: Phân tích kết quả tác động của các nhân tố và đề xuất giải pháp nâng
cao hiệu quả triển khai hoạt động CSR của Công ty Vinaconexz 25 và đưa ra giải
pháp
Từ khảo sát thu được trước đó và nội dung ở chương 2, tác giả đã chạy dữ liệu
trên SPSS 20 để có được kết quả về hiệu quả triển khai CSR của Công ty Vinaconex
25 trong bối cảnh dịch bệnh.
Sau khi phân tích kết quả khảo sát nhân viên về nhận thức hoạt động trách nhiệm
xã hội của Công ty trong bối cảnh Đại dịch Covid 19 và thực tiễn hoạt động trách
nhiệm của Công ty, tác giả đề xuất những giải pháp theo từng khía cạnh của mơ hình
CSR do Carroll đề xuất cho Cơng ty nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện CSR trong
tương lai.


6

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. TỔNG QUAN VỀ “TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP”
(CSR)
1.1.1. Định nghĩa "trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp" (CSR)
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (tên tiếng Anh là Corporate Social
Responsibility - CSR) được chính thức định hình lần đầu vào năm 1953 khi H.R
Bowen công bố cuốn sách của mình với nhan đề “Trách nhiệm xã hội của doanh nhân”
(Social Responsibilities of the Businessmen). Cuốn sách ra đời với mục đích tuyên
truyền và kêu gọi người quản lý tài sản không làm tổn hại đến các quyền và lợi ích của
người khác, kêu gọi lịng từ thiện nhằm bồi hoàn những thiệt hại mà các doanh nghiệp
ra cho xã hội. Từ đó cho đến nay, các định nghĩa về CSR đã được nhiều nhà học giả

trên thế giới nghiên cứu và phát biểu theo những cách khác nhau.
Một cách tổng quan, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được cho là tất cả các
vấn đề kinh tế, pháp lý, đạo đức và những lĩnh vực khác mà xã hội trông đợi ở doanh
nghiệp trong mỗi thời điểm nhất định (Carroll, 1999).
Dưới góc độ của doanh nghiệp, Davis (1973) cho rằng: “CSR là sự quan tâm và
phản ứng của doanh nghiệp với các vấn đề vượt ra ngoài việc thỏa mãn những yêu cầu
pháp lý, kinh tế và công nghệ”. Một cách cụ thể, Eells và Walton (1974) giải thích
rằng: “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là sự quan tâm đến các nhu cầu và mục
tiêu của xã hội vượt trên lợi ích kinh tế truyền thống và một sự quan tâm lớn hơn đến
vai trò của doanh nghiệp trong việc hỗ trợ và cải thiện trật tự xã hội”.
Ngồi ra, Hội đồng Doanh nghiệp vì Sự Phát triển bền vững (2000) phát biểu
khái niệm về CSR như sau: “Trách nhiệm xã hội là sự cam kết của doanh nghiệp nhằm
đóng góp cho phát triển kinh tế bền vững thông qua những hoạt động nâng cao chất
lượng đời sống của người lao động và các thành viên trong gia đình của họ, cho cộng
đồng và cho tồn xã hội theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như sự phát triển
chung của xã hội”. Tương tự, Nhóm Phát triển Kinh tế Tư nhân của Ngân hàng thế
giới (2003) nêu lên định nghĩa: “Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là sự cam kết của
doanh nghiệp đóng góp vào việc phát triển kinh tế bền vững thông qua các hoạt động


7
nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và thành viên gia đình họ, cho
cộng đồng và tồn xã hội theo cách có lợi nhất cho cả doanh nghiệp cũng như phát
triển chung của xã hội”.
Theo Beurden và Gössling (2008), hoạt động CSR bao gồm rất nhiều yếu tố từ
nhận thức đến các hành động thực tiễn, từ đóng góp từ thiện cho đến các vấn đề xã
hội, đặc biệt là bảo vệ mơi trường, bình đẳng giới, cải thiện điều kiện làm việc, nâng
cao phúc lợi nhân viên, phát triển năng lực và phát triển cộng đồng. Như vậy có thể
thấy rằng CSR là một quá trình mà các cơng ty tích hợp các vấn đề xã hội, môi trường
và đạo đức vào các hoạt động kinh doanh và chiến lược của họ trong sự tương tác chặt

chẽ với các bên liên quan, vượt trên những yêu cầu pháp luật và thỏa ước tập thể (Liên
minh Châu Âu, 2011).
Tóm lại, dù cách diễn đạt ngơn từ của từng khái niệm khác nhau, song nội hàm
phản ánh của CSR về cơ bản đều có điểm chung là, ngồi những lợi ích phát triển
riêng của từng doanh nghiệp phù hợp với pháp luật hiện hành thì các doanh nghiệp
phải gắn kết với lợi ích phát triển chung của cộng đồng xã hội, đặc biệt các hoạt động
này phải được thực hiện trên tinh thần tự nguyện.
Hiện nay, sự cạnh tranh thương trường ngày càng khốc liệt, những yêu cầu, đòi
hỏi từ khách hàng ngày càng cao; đồng nghĩa với việc xã hội có cái nhìn ngày càng
khắt khe hơn đối với các tổ chức, doanh nghiệp về trách nhiệm đối với lợi ích của
cộng đồng. Các DN muốn phát triển bền vững không những phải tuân thủ những
chuẩn mực về bảo đảm hoạt động sản xuất - kinh doanh phải có lợi nhuận, mà cịn cả
những chuẩn mực về pháp lý, bảo vệ mơi trường, bình đẳng về giới, an toàn lao động,
quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển đội ngũ nhân viên và
góp phần phát triển cộng đồng và xã hội, bao hàm cả các hoạt động thực hiện an sinh
xã hội như nhân đạo, từ thiện.
1.1.2. Mơ hình CSR
1.1.2.1. Đặc điểm mơ hình CSR
Hiện nay, trên thế giới có nhiều mơ hình CSR khác nhau được áp dụng vào
những định hướng khác nhau của các tổ chức, doanh nghiệp. Tùy thuộc vào tầm nhìn,
sứ mệnh cũng như chiến lược phát triển dài hạn của tổ chức mà lựa chọn mô hình CSR
phù hợp. Dưới đây là một số mơ hình CSR phổ biến trên thế giới như:


8
Mơ hình Friedman (1962-1973): Theo mơ hình này, các doanh nghiệp không
phải thực hiện trách nhiệm xã hội với bất kỳ ai khác ngồi các cổ đơng của cơng ty.
Bởi vì theo quan điểm của Friedman, việc tiêu tiền của các cổ đơng vì lợi ích xã hội là
vơ nghĩa và hoàn toàn đi ngược lại các khái niệm về CSR.
Mơ hình CSR của Polonsky và Speed (2001): Mơ hình này chỉ nghiên cứu về

hai khía cạnh “tài trợ” và “từ thiện”. Theo đó, “tài trợ” có thể được coi như là đầu tư
có chiến lược, qua tiền mặt hoặc thiết bị hay nguồn lực con người, nhằm khai thác các
tiềm năng thương mại với việc tài sản sẽ được quay trở lại. Còn việc “từ thiện” liên
quan đến việc cơng ty tự nguyện đóng góp tiền bạc hay cách thức khác cho các vấn đề
xã hội đáng quan tâm mà khơng có sự địi hỏi lợi nhuận mang lại.
Mơ hình của Dahlsrud (2006): Mơ hình tập trung vào 5 yếu tố sau: i) Kinh tế:
doanh nghiệp phải thực hiện tốt các trách nhiệm về kinh tế rồi sau đó mới tiếp tục với
các cấp độ khác cao hơn về CSR. ii) Các bên liên quan: bên cạnh việc theo đuổi các
mục tiêu kinh tế, các chiến lược CSR của doanh nghiệp cần phải quan tâm đến các
nhóm hữu quan5; iii) Phạm vi xã hội: các học giả kinh tế cho rằng thách thức của
doanh nghiệp trong tương lai không phải là sự thay đổi cơng nghệ mà chính là sự giải
quyết các vấn đề xã hội của doanh nghiệp. Chính vì vậy yếu tố về phạm vi xã hội đóng
một vai trị quan trọng trong tương lai; iv) Mơi trường: công ty cần phải cam kết rằng
các sản phẩm mà công ty sản xuất ra phải là những sản phẩm an tồn và đền bù cho sự
phá hoại mơi trường sống của cộng đồng địa phương; v) Từ thiện: công ty đã thực hiện
được phạm vi về môi trường thì xem như nó đã đáp ứng được CSR vì nó đã chấp hành
các quy tắc và luật lệ của CSR. Tuy nhiên, việc đóng góp cho từ thiện (mang tính tự
nguyện) sẽ mang lại danh tiếng cho cơng ty.
Mơ hình kim tự tháp Carroll (1991): Theo mơ hình này, căn cứ vào sự phân
tầng cấp độ trách nhiệm của doanh nghiệp thì CSR bao hàm bốn thành tố quan trọng
như sau: kinh tế, pháp lý, đạo đức và từ thiện. Bốn trụ cột này đã được Carroll mô tả
và thiết kế dưới mơ hình kim tự tháp CSR với 4 tầng như hình ảnh minh họa bên dưới.

5

Đối tượng hữu quan (tiếng Anh: Stakeholders) là khái niệm chỉ những bên mà doanh nghiệp phải có trách
nhiệm và những bên này có mối quan hệ mật thiết với doanh nghiệp.


9


Hình 1.1. Mơ hình kim tự tháp của Carroll (1991)
1.1.2.2. Đặc điểm mơ hình kim tự tháp của Carroll
Trong nghiên cứu này, tác giả lựa chọn mơ hình của Carroll để nghiên cứu hiệu
quả thực hiện trách nhiệm xã hội của Công ty Vinaconex 25 trong bối cảnh dịch bệnh
Covid 19 với những lý do như sau:
+ Đầu tiên, đây là mơ hình có tính tồn diện và khả thi cao. Mơ hình này có thể
được áp dụng trong việc xây dựng khn khổ chính sách về CSR của Việt Nam.
+ Việc đặt trách nhiệm kinh tế làm nền tảng giúp xóa đi những hồi nghi về tính
trung thực trong những chương trình CSR của doanh nghiệp, đặc biệt càng thiết thực
hơn trong bối cảnh dịch bệnh. Cũng vì vậy, nó xóa đi ranh giới của việc thực hiện CSR
là “vì mình” hay “vì người”, khiến hai mục đích này liên kết với nhau.
+ Cuối cùng, ranh giới giữa các tầng kim tự tháp luôn chồng lên nhau, không
tách rời và tác động lẫn nhau. Điều này cho thấy mối quan hệ giữa các trụ cột vơ cùng
mật thiết, có mối liên hệ quan trọng và chi phối đến các trách nhiệm cịn lại.
Mơ tả về Mơ hình kim tự tháp của Carroll, CSR vững chắc sẽ được xây dựng
bởi bốn trụ cột trong đó trách nhiệm kinh tế đóng vai trò nền tảng đầu tiên, tiếp đến là
trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm đạo đức được xếp ở vị trí thứ ba, và cuối cùng là
trách nhiệm từ thiện nằm ở đỉnh của kim tự tháp. Theo đó:
+ Trách nhiệm kinh tế: Theo mơ hình kim tự tháp, đây là trách nhiệm đầu tiên
cũng là quan trọng nhất. Bởi lẽ các mục tiêu như tối đa hóa lợi nhuận, cạnh tranh, hiệu
quả và tăng trưởng là điều kiện tiên quyết. Một khi mục tiêu kinh tế không được thỏa
mãn thì doanh nghiệp cũng khơng thể tồn tại để đáp ứng các trách nhiệm khác.


10
Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trên khía cạnh về kinh tế là
doanh nghiệp “phải sản xuất hàng hóa và dịch vụ mà xã hội cần và muốn với một mức
giá có thể duy trì DN và làm thỏa mãn trách nhiệm của DN với các nhà đầu tư; tìm
kiếm nguồn cung ứng lao động, phát hiện những nguồn tài nguyên mới, thúc đẩy tiến

bộ công nghệ, phát triển sản phẩm; phân phối các nguồn sản xuất như hàng hoá và
dịch vụ như thế nào trong hệ thống xã hội. Trong khi thực hiện các công việc này, các
DN thực sự góp phần vào tăng thêm phúc lợi cho xã hội, đảm bảo sự tồn tại và phát
triển của DN”.
Những điều kiện tiên quyết khi thực hiện nghĩa vụ kinh tế trong doanh nghiệp
là cần phải đảm bảo đạt được lợi nhuận kỳ vọng, hoạt động kinh doanh hiệu quả, tăng
trưởng doanh nghiệp bền vững. Và để kinh tế đảm bảo được ổn định thì cần phải thực
hiện nghĩa vụ đối với khách hàng, người tiêu dùng trong việc cung cấp các sản phẩm,
hàng hoá và dịch vụ đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, trong thời đại tồn cầu hóa như
hiện nay thì sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có chất lượng tốt vẫn chưa đủ mà doanh
nghiệp còn cần phải quan tâm đến các vấn đề về chất lượng, an toàn sản phẩm cho sức
khỏe của cộng đồng, xã hội, đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường, thông tin sản phẩm
minh bạch, giá cả ổn định, phân phối, cạnh tranh lành mạnh.
+ Trách nhiệm tuân thủ pháp luật: Thực hiện trách nhiệm xã hội trên khía cạnh
nghĩa vụ pháp lý là một phần của “bản cam kết” giữa DN và cộng đồng, xã hội. Chính
phủ có trách nhiệm ban hành các quy định hành lang pháp lý, các văn bản luật, những
quy tắc, chuẩn mực đạo đức. Thực hiện nghĩa vụ pháp lý trong trách nhiệm xã hội
doanh nghiệp là doanh nghiệp đó “phải thực hiện đầy đủ những quy định về pháp lý
chính thức đối với các bên hữu quan”. Với hệ thống những điều luật như vậy sẽ giúp
nhà nước điều tiết được các hoạt động kinh tế, xã hội, hoạt động cạnh tranh, bảo vệ
người tiêu dùng, bảo vệ không làm tổn hại tới mơi trường, thúc đẩy sự an tồn, bình
đẳng giữa các doanh nghiệp. Các nghĩa vụ pháp lý được thể chế hóa trong luật dân sự
và luật hình sự. Nghĩa vụ pháp lý trong thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
bao gồm năm khía cạnh: điều tiết cạnh tranh; bảo vệ khách hàng; bảo vệ môi trường;
an tồn và bình đẳng; khuyến khích phát hiện và ngăn chặn hành vi sai trái.
+ Trách nhiệm đạo đức: Đạo đức được hiểu là những quy tắc ứng xử tồn tại
trong cộng đồng xã hội có tính lâu đời và chi phối trong các hoạt động của cộng đồng




×