Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước vân long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.18 MB, 102 trang )

1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, huyện Gia Viễn, tỉnh
Ninh Bình được thành lập theo Quyết định số 2888/QĐ-UBND ngày
18/12/2001 của UBND tỉnh Ninh Bình. Tổng diện tích khu bảo tồn là 2.736
ha, nằm trên địa phận 7 xã thuộc huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Tuy với
quy mơ diện tích nhỏ, nhưng Vân Long chứa đựng nhiều tiềm năng về phát
triển du lịch sinh thái và đã là nơi nằm trong mục tiêu và định hướng của “Kế
hoạch hành động quốc gia về Đa dạng sinh học đến năm 2010 và định hướng
đến năm 2020 thực hiện công ước đa dạng sinh học và nghị định thư
Cartagena về “An toàn sinh học” ban hành kèm Quyết định số 79/2007/QĐTTg, nhằm bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học đất ngập nước; xây dựng
năm khu đất ngập nước đủ tiêu chuẩn, điều kiện để công nhận khu Ramsar”.
Nét nổi bật của Vân Long là nơi tồn tại đồng thời hai kiểu hệ sinh thái
đặc trưng, điển hình, đó là hệ sinh thái trên núi đá vơi và hệ sinh thái đất
ngập nước nội đồng lớn nhất đồng bằng Bắc bộ. Với tính đa dạng sinh học
cao, nhiều loài động thực vật đặc hữu, quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt
Nam và Thế giới. Đặc biệt là loài Voọc Quần đùi trắng (Trachypithecus
delacouri) - một loài đặc hữu của Việt Nam, là 1 trong 25 loài linh trưởng
đang bị đe dọa tuyệt chủng ở mức toàn cầu. Năm 2010, Vân Long vinh dự
được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam xác lập đồng thời 2 kỷ lục: thứ nhất là
nơi có cá thể Voọc mơng trắng sinh sống nhiều nhất; thứ 2 là nơi có bức
tranh tự nhiên lớn nhất Việt Nam; năm 2019, Vân Long được công nhận là
vùng ngập nước Ramsar thứ 9 ở Việt Nam và thứ 2.360 của thế giới. Với
nhiều lợi thế về vẻ đẹp của thiên nhiên, các di tích lịch sử - văn hóa và các hệ

`


2
sinh thái, Vân Long có lợi thế lớn trong phát triển các loại hình du lịch sinh


thái, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách trong và ngồi nước.
Tuy nhiên, các loại hình DLST này muốn tồn tại và phát triển bền vững, đem
lại hiệu quả kinh tế lâu dài rất cần có sự quy hoạch, khai thác, sử dụng và bảo
vệ một cách hợp lí các nguồn tài ngun, bởi tính chất nhạy cảm của nó trong
quá trình khai thác và sử dụng.
Tuy nhiên, hiện nay các hệ sinh thái và môi trường nơi đây đang bị
đe dọa bởi các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là tác động của
cộng đồng dân cư đó là các nguy cơ: Cháy rừng, săn bắn trái phép động
vật rừng, phát thải khơng kiểm sốt của các nhà máy công nghiệp, canh tác
đất không bền vững, chăn thả gia súc, lấn chiếm đất rừng, nạn rác thải,
khai thác quá mức nguồn tài nguyên rừng và tài nguyên đất ngập
nước,…là mối đe dọa chính đối với tính đa dạng sinh học của các hệ sinh
thái và môi trường sống ở nơi đây, đã dẫn đến các hệ sinh thái bị giảm cấp
và môi trường tự nhiên nơi đây bị hủy hoại.
Du lịch sinh thái được xem là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và
văn hóa bản địa có giáo dục mơi trường, đóng góp cho bảo tồn với sự tham
gia tích cực của cộng đồng địa phương. Do đó du lịch sinh thái được xác
định là loại hình ưu tiên trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến
năm 2020 và định hướng đến năm 2030 (Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch,
2012) dưới góc độ bảo tồn mơi trường thiên nhiên nói chung và đa dạng sinh
học nói riêng.
Nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên rừng và bảo vệ đa
dạng sinh học gắn với phát triển kinh tế xã hội, tôi thực hiện đề tài: “Nghiên
cứu đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại khu bảo tồn thiên nhiên
đất ngập nước Vân Long”.

`


3


2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát:
Đề tài nghiên cứu góp phần là cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm Phát
triển Du lịch sinh thái bền vững gắn với bảo tồn tài nguyên Khu bảo tồn thiên
nhiên đất ngập nước Vân Long tỉnh Ninh Bình.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
+ Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển du lịch sinh thái tại
khu vực nghiên cứu.
+ Đánh giá được tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tại Khu bảo tồn
thiên nhiên đất ngập nước Vân Long.
+ Đề xuất được các giải pháp nhằm phát triển du lịch sinh thái gắn với
bảo tồn tài nguyên tại Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Hoạt động du lịch sinh thái và bảo tồn tài nguyên ở KBTTN, thông qua
điều kiện tự nhiên, đa dạng sinh học (các hệ sinh thái, cảnh quan, hệ động vật,
thực vật,…), văn hoá lịch sử, điều kiện kinh tế, xã hội, môi trường,…
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
- Phạm vi về nội dung: Thực trạng hoạt động du lịch sinh thái và bảo
tồn tài nguyên ở KBTTN làm cơ sở đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh
thái bền vững.
- Phạm vi về không gian: Địa điểm tại KBTTN ĐNN Vân Long, huyện
Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.
- Phạm vi về thời gian: Từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2020

`


4


4. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài tập trung nghiên cứu những
nội dung sau :
1/ Nghiên cứu hiện trạng hoạt động du lịch sinh thái tại KBTTN ĐNN
Vân Long ;
2/ Nghiên cứu đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tại khu
vực nghiên cứu
+ Đánh giá tài nguyên du lịch sinh thái sẵn có tại KBTTN Vân Long
+ Nghiên cứu phát triển tuyến du lịch sinh thái tại KBTTN Vân Long
3/ Đánh giá tác động của hoạt động du lịch sinh thái đến tài nguyên tại
KBTTN ĐNN Vân Long;
4/ Đề xuất các giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững gắn với
bảo tồn tài nguyên KBTTN ĐNN Vân Long.

`


5
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Quan niệm về du lịch sinh thái
1.1.1. Khái niệm chung về du lịch:
Từ giữa thế kỷ XIX, du lịch đã bắt đầu phát triển mạnh và trở thành
một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới. Thuật ngữ du
lịch đã trở nên khá thông dụng. Du lịch gắn liền với nghỉ ngơi, giải trí, tuy
nhiên do hồn cảnh, thời gian và khu vực khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên
cứu khác nhau nên khái niệm du lịch cũng không giống nhau.
Theo Liên hiệp Quốc tế Tổ chức các Cơ quan Lữ hành (International

Union of Official Travel Oragnization - IUOTO)[24]: Du lịch được hiểu là
hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của
mình nhằm mục đích khơng phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề
hay một việc kiếm tiền sinh sống...
Tại hội nghị Liên hiệp quốc về du lịch họp tại Roma - Italia (21/8 đến
5/9/1963), các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch: Du lịch là tổng hợp
các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc
hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên
của họ hay ngoài nước họ với mục đích hồ bình. Nơi họ đến lưu trú không
phải là nơi làm việc cuả họ[24].
Theo I.I pirôgionic, 1985[23]: Du lịch là một dạng hoạt động của dân
cư trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài
nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và
tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hố hoặc thể thao kèm theo việc
tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hoá.

`


6
Ở Việt Nam, khái niệm này được định nghĩa chính thức trong pháp
lệnh du lịch, (1999) như sau: “ Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi
cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí,
nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.
Như vậy, qua hai định nghĩa trên cho thấy rằng du lịch là một ngành
liên quan đến rất nhiều thành phần: Khách du lịch; phương tiện giao thơng;
địa bàn đón khách; dân địa phương; trong đó diễn ra các hoạt động du lịch
cũng như các hoạt động kinh tế - xã hội khác liên quan đến du lịch. Vì vậy,
các tác động của du lịch đến địa bán đón khách là khá đa dạng ở nhiều khía
cạnh và phụ thuộc nhiều vào loại hình du lịch.

Trước những tác động xấu ngày càng gia tăng do du lịch mang lại buộc
các nhà nghiên cứu du lịch phải tìm kiếm một cách thức, một chiến lược mới
nhằm đảm bảo sự hài hoà giữa phát triển du lịch với bảo vệ môi trường. Theo
đó, một loại hình du lịch mới ra đời đáp ứng yêu cầu du lịch bền vững đó là
du lịch sinh thái.
1.1.2. Khái niệm về du lịch sinh thái:
Cho đến thập kỷ 80, loại hình du lịch mới này bắt đầu được quan tâm,
năm 1991, xuất hiện khái niệm DLST, là một loại hình du lịch thay thế có sức
hấp dẫn lớn.DLST được định nghĩa ở thời kỳ sơ khởi của nó như sau:
“ DLST là loại hình du lịch diễn ra trong các vùng có hệ sin thái tự
nhiên còn bảo tồn khá tốt nhằm mục tiêu nghiên cứu, chiêm ngưỡng, thưởng
thức phong cảnh, động thực vật cũng như các giá trị văn hố hiện hữu” (
Boo,1991).
Sau đó, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về du lịch sinh thái đã được
các nhà nghiên cứu quan tâm đưa ra. Mặc dù có nhiều cách diễn đạt khác
nhau nhưng tựu chung lại các định nghĩa đều tập trung vào việc nhấn mạnh
bản chất của loại hình du lịch này.

`


7
Trong một định nghĩa được đưa ra tại cuộc hội thảo tồn Canada “
DLST là một hình thức du lịch tự nhiên mang tính khai sáng, góp phần bảo
tồn hệ sinh thái mà vẫn tơn trọng sự hồ nhập của các cộng đồng địa
phương”. Định nghĩa này bao hàm cả khía cạnh giá trị và khía cạnh nguồn
lực, hàm chứa một sự cân bằng giữa các lợi ích về nguồn lực, lợi ích của
ngành du lịch, lợi ích của cộng đồng địa phương và khách du lịch.
Còn rất nhiều định nghĩa khác về DLST của nhiều học giả và được
Buckley tổng quát lại như sau: “Chỉ có du lịch dựa vào tự nhiên, được quản

lý bền vững, hỗ trợ bảo tồn, và có giáo dục mơi trường mới được mơ tả như là
DLST” . Trong đó, yếu tố quản lý bền vững bao hàn cả nội dung hỗ trợ phát
triển kinh tế xã hội địa phương.
Như vậy, từ định nghĩa về DLST được đưa ra vào thời điểm sơ khai,
qua rất nhiều những định nghĩa khác nhau đã dần nhấn mạnh rằng DLST
không chỉ đơn thuần là du lịch đến một vùng tự nhiên, thưởng thức một chút
gì đó một cách thụ động và ít gây tác động đến mơi trường, mà cịn phải là du
lịch có trách nhiệm với mơi trường, có tính giáo dục cao, đóng góp cho hoạt
động bảo tồn và phát triển tài nguyên, đem lại lợi ích cho cộng đồng sở tại cả
về mặt kinh tế, văn hoá và xã hội.
Tại hội thảo “DLST với phát triển bền vững ở Việt Nam” đã thống nhất
đi đến khái niệm về DLST như sau:
“DLST là hình thức du lịch thiên nhiên có mức độ giáo dục cao về sinh
thái và mơi trường có tác động tích cực đến việc bảo vệ mơi trường và văn
hố đảm bảo mang lại các lợi ích về tài chính cho cộng đồng địa phương và
có đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn”.
Định nghĩa này đã bao hàn đầy đủ nội dung và tính chất của DLST,
thống nhất cơ bản với các khái niệm của các nhà nghiên cứu đã đưa ra. Qua
đó, ta thấy rằng DLST được xem như là loại hình du lịch mà trong nó bao
hàm các mặt tích cực của một số loại hình du lịch.

`


8

1.1.3

Những đặc trưng của DLST:
DLST khác với các loại hình du lịch khác ở những đặc trưng chủ yếu sau:

- Dựa trên sự hấp dẫn của các yếu tố văn hoá – lịch sử bản địa và sự

hấp dẫn của cảnh quan tự nhiên.
- Hỗ trợ mục đích bảo tồn và giữ ổn định sinh thái.
- Gắn với giáo dục mơi trường(GDMT). GDMT trong DLST có tác
dụng trong việc làm thay đổi thái độ, hành vi của khách du lịch, cộng đồng và
của chính ngành du lịch đối với vấn đề bảo tồn và phát triển tài nguyên, qua
đó góp phần đảm bảo sự bền vững của DLST.
- Hỗ trợ kinh tế địa phương, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng
địa phương: Sự tham gia của địa phương là cần thiết cho ngành du lịch, người
dân địa phương, nền văn hố, mơi trường, lối sống và truyền thống của họ là
những nhân tố quan trọng thu hút khách du lịch tới một điểm du lịch. Do vậy,
các nhu cầu và khát vọng của dân địa phương cần phải được ủng hộ hồn tồn.
DLST có thể giúp mở mang những lợi ích, kích thích phát triển kinh tế và đem
lại cơ hội đa dạng hố nền kinh tế. DLST có thể trở thành công cụ hỗ trợ cho
bảo tồn và phát triển, song điều này chỉ trở thành hiện thực “ Nếu như có sự nỗ
lực thống nhất nhằm gắn cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch”. Đây
cũng chính là cách để người dân có thể trở thành những thành viên tích cực
trong cơng tác bảo tồn.
1.1.4. Các nguyên tắc cơ bản của DLST:
DLST phát triển dựa trên những nguyên tắc hướng tới sự phát triển bền
vững. Những nguyên tắc được đảm bảo trong DLST không chỉ cho các nhà
quy hoạch, quản lý, tổ chức, điều hành du lịch mà còn cho cả hướng dẫn viên
DLST, cho cả cộng đồng địa phương.
- Phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, tham quan giải trí, khám phá, tìm hiểu tự
nhiên của con người.
- Hỗ trợ công tác bảo tồn tài nguyên DLST nói riêng và tài nguyên
thiên nhiên ở các KBTTN và các KBTTN nói chung.

`



9
- Hỗ trợ kinh tế địa phương, tạo thêm những lợi ích kinh tế lâu dài cho
cộng đồng địa phương, những người có quyền làm chủ trong sự phát triển và
trong các hoạch định du lịch. Đây chính là mục tiêu hướng tới của DLBV.
Đối chiếu các nguyên tắc của DLST với các nguyên tắc của du lịch bền
vững (DLBV) cho thấy các nguyên tắc của DLST cũng nhằm vào các mục
tiêu hướng tới DLBV.
1.1.5 Những yêu cầu cơ bản đối với DLST :
Để đạt được các mục tiêu này thì việc hiểu biết về DLST ở các
KBTTN, KBTTN, các lợi ích có thể có và những vấn đề tiêu cực có thể nảy
sinh tác động tới hoạt động bảo tồn và cộng đồng địa phương là hết sức cần
thiết. Những yêu cầu cơ bản đối với DLST được khái quát lại như sau:
- Yêu cầu 1: Sự tồn tại của các hệ sinh thái tự nhiên điển hình với tính
đa dạng cao. Điều này cũng giải thích một phần tại sao hoạt động DLST
thường chỉ diễn ra ở các KBTTN, KBTTN.
- Yêu cầu 2: Đảm bảo khả năng giáo dục, nâng cao hiểu biết cho du
khách. Hoạt động DLST đòi hỏi người điều hành phải tuân thủ nguyên tắc, có
sự cộng tác chặt chẽ với các nhà quản lý KBTTN và cộng đồng địa phương.
- Yêu Cầu 3: Có sự tuân thủ chặt chẽ các quy định về “Sức chứa” theo
cả 4 mặt: Tâm lý, Sinh học, Vật lý và Xã hội.
- u cầu 4: Đảm bảo tính cơng bằng trong chia sẻ lợi ích DLST với
cộng đồng địa phương.
1.2. Du lịch sinh thái bền vững gắn với bảo tồn tài nguyên KBTTN
1.2.1 Vai trò của KBTTN với Du lịch sinh thái :
1.2.1.1 Khái niệm KBTTN :
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về Khu bảo tồn thiên nhiên. Theo
định nghĩa của Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên
nhiên (IUCN) thì Khu bảo tồn thiên nhiên là: Vùng đất hay vùng biển đặc biệt

được dành để bảo vệ và duy trì tính đa dạng sinh học, các nguồn tài nguyên

`


10
thiên nhiên, kết hợp với việc bảo vệ các tài nguyên văn hoá và được quản lý
bằng pháp luật hoặc các phương thức hữu hiệu khác. Theo nghĩa hẹp, khu bảo
tồn thiên nhiên còn gọi là khu dự trữ tự nhiên và khu bảo toàn loài sinh cảnh, là
vùng đất tự nhiên được thành lập nhằm mục đích đảm bảo diễn thế tự nhiên.
Tuy nhiên theo quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm
2006 của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, thay thế cho Quyết định số
08/2001/QĐ-TTg ngày 11 tháng 01 năm 2001 về Quy chế quản lý rừng thì
KBTTN là một dạng rừng đặc dụng, được xác định trên các tiêu chí sau:
Khu bảo tồn thiên nhiên là khu vực tự nhiên trên đất liền hoặc ở
vùng đất ngập nước, hải đảo, có diện tích đủ lớn được xác lập để bảo tồn
một hay nhiều hệ sinh thái đặc trưng hoặc đại diện không bị tác động hay
chỉ bị tác động rất ít từ bên ngồi; bảo tồn các loài sinh vật đặc hữu hoặc
đang nguy cấp.
Khu bảo tồn thiên nhiên được quản lý, sử dụng chủ yếu phục vụ cho
việc bảo tồn rừng và hệ sinh thái rừng, nghiên cứu khoa học, giáo dục môi
trường và du lịch sinh thái. Khu bảo tồn thiên nhiên được xác lập dựa trên
các tiêu chí và chỉ số: về hệ sinh thái đặc trưng; các loài động vật, thực vật
đặc hữu; về diện tích tự nhiên của vườn và tỷ lệ diện tích đất nơng nghiệp, đất
thổ cư so với diện tích tự nhiên của KBT.
1.2.1.2. Tiềm năng DLST ở các KBTTN ở Việt Nam:
Hiện nay ở Việt Nam có 14 KBTTN nằm rải khắp từ Bắc vào Nam
theo các vùng địa lý sinh thái, khí hậu điển hình khác nhau. Vì vậy có thể nói
các KBTTN ở Việt Nam có tiềm năng to lớn để phát triển DLST theo những
đặc trưng khác nhau, và được thể hiện qua một số yếu tố như :

Mỗi KBTTN đều có những hệ sinh thái, khu hệ động vật, hệ thực vật
hoang dã đặc trưng, điển hình riêng cho các vùng địa lý sinh thái khác nhau.
Có nhiều KBTTN có những hệ sinh thái cảnh quan thiên nhiên đặc

`


11
trưng và nổi tiếng như hệ sinh thái Hang động, hệ sinh thái đất ngập nước và
rừng núi đá tại KBTTN ĐNN Vân long; hệ sinh thái rừng ngập mặn…
Mặc dù vậy nhưng việc khai thác tiềm năng sẵn có của DLST ở các
KBTTN cịn rất hạn chế vì cịn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như : Giao
thông, giá trị cảnh quan, giá trị đặc hữu loài, địa hình, thời tiết theo mùa
vụ, cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch, nhân sự am hiểu và có chuyên môn
sâu về lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học với DLST, sự tham gia, tác động
của người dân,…
1.2.2 Mối quan hệ giữa DLST và KBTTN:
1.2.2.1 Các mối quan hệ chủ yếu giữa DLST với KBTTN và lợi ích :
Budowski đã nghiên cứu mối quan hệ giữa du lịch và môi trường tự
nhiên từ năm 1976 và Gunn (1982), sau đó quan điểm này cũng được sự ủng
hộ của Graig-Smith và French (1994). Theo họ, giữa phát triển du lịch và bảo
tồn TNTN có 3 mối quan hệ chủ yếu sau:
- Quan hệ giữa DL và bảo tồn là độc lập: Khi hoạt động du lịch mới
được bắt đầu, mức độ sử dụng tài nguyên chưa cao, mối quan hệ thường ở
dạng độc lập cùng tồn tại. Có nghĩa là cả du lịch và bảo tồn ít có quan hệ với
nhau và hầu như không ảnh hưởng.
- Quan hệ giữa du lịch và bảo tồn là hỗ trợ: Khi mức độ sử dụng
TNTN tăng lên, nếu du lịch được quy hoạch, quản lý tốt, phù hợp nguyên tắc
DLBV, mối quan hệ này sẽ là mối quan hệ tích cực, cái nọ thúc đẩy cái kia
phát triển - Quan hệ hỗ trợ. Có mối quan hệ này thì du lịch tạo tiền đề cho sự

bảo tồn TNTN và ngược lại TNTN tạo động lực thúc đẩy du lịch phát triển.
- Quan hệ mâu thuẫn: Nếu du lịch phát triển quá mức mà khơng có sự
quan tâm đến bảo tồn thì mối quan hệ này sẽ trở nên mâu thuẫn. Khi đó, hoạt
động du lịch sẽ là nguyên nhân phá huỷ nguồn tài nguyên thiên nhiên. Cũng
phải thừa nhận rằng đây là một thực tế đang xảy ra ở các VQG và KBTTN tại
Việt Nam.

`


12
Lợi ích của DLST đối với các KBTTN cũng được nhiều nhà nghiên
cứu và tổ chức quốc tế quan tâm. Những lợi ích đó có thể được khái qt lại
như sau:
- Tạo động lực cho việc bảo tồn và phát triển tài nguyên KBTTN.
- Khi các nguồn thu từ DLST đủ lớn, cơ chế hạch toán nếu được áp
dụng hợp lý có thể tạo ra cơ chế tự hạch tốn tài chính, hỗ trợ cho hoạt động
bảo tồn phát triển tài nguyên KBTTN và phát triển tiềm năng DLST của
KBTTN.
- Tạo ra cơ hội cho du khách được tiếp xúc với những thắng cảnh,
những bí ẩn của tự nhiên, góp phần nâng cao hiểu biết, nhận thức bảo tồn của
người dân, ủng hộ tích cực cho hoạt động bảo tồn và phát triển TNTN
KBTTN.
- Tạo điều kiện cho viêc khai phá những vùng đất ít tiềm năng phát
triển kinh tế, kích thích sự phát triển của những vùng lân cận.
- Nâng cao đời sống kinh tế, xã hội, cải thiện đời sống văn hoá, tinh
thần của cộng đồng dân địa phương.
1.2.2.2. Những tác động tiêu cực có thể nảy sinh từ DLST ở các KBTTN:
Các KBTTN hiện nay đang phải đối đầu với những tác động tiêu cực
do mặt trái của DLST gây nên. Những người dân địa phương khai thác các

sản phẩm từ KBTTN phục vụ cho hoạt động du lịch và sự gia tăng một cách
quá mức lượng KDL đến các KBTTN hàng năm.
Sự quá tải của hoạt động DLST lên khu DLST hay "Sự quá yêu" của du
khách đã gây nên những áp lực nặng nề lên TNTN KBTTN.
Những tác động tiêu cực nảy sinh từ DLST đối với bảo tồn tự nhiên và
bảo vệ môi trường được đề cập, thảo luận tới cả về lý luận và những minh
chứng thực tiễn.
Những tác động vào các KBTTN được chia ra làm hai loại: Tác động
trực tiếp và tác động gián tiếp. Các tác động trực tiếp gây ra bởi sự có mặt của

`


13
du khách, còn các tác động gián tiếp nảy sinh từ việc xây dựng cơ sở hạ tầng
cho các hoạt động DLST, các cơ sở dịch vụ du lịch liên quan tới các hoạt
động DLST. Khái quát lại có thể có những tác động sau:
- Các tác động trực tiếp:
+ Tác động lên cấu trúc địa chất, khoáng sản và hoá thạch.
+ Tác động lên đất đai.
+ Tác động tới tài nguyên nước.
+ Tác động lên hệ thực vật.
+ Tác động lên hệ động vật rừng.
Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu dùng của du khách ở khu du lịch với các
món ăn đặc sản từ động vật hoang dã, thú sưu tầm những mẫu động vật còn
sống hay nhồi cũng dẫn đến việc một số loài động vật bị săn bắt quá mức.
Đây là nguyên nhân gián tiếp nhưng lại đóng vai trị quyết định làm suy giảm
số lượng cũng như chất lượng quần thể động vật.
+ Những tác động lên cảnh quan tự nhiên, lên mơi trường văn hố.
Các ảnh hưởng sinh thái của các hoạt động du lịch ít khi xảy ra một

cách đơn lẻ. Những địa điểm có nhiều các hoạt động giải trí sẽ là nơi đầu tiên
bị ảnh hưởng, và có thể được sử dụng để dự đoán sự thay đổi hay xảy ra ở các
nơi khác trong trường hợp có tăng mật độ sử dụng hoặc sử dụng sai. Tóm lại
là, các tác động trên sẽ gia tăng tỷ lệ thuận với những hoạt động liên quan đến
du lịch và tỷ lệ nghịch với sự giám sát, quản lý du lịch.
"Các mối đe doạ này có thể giảm bớt đi nếu như DLST được phát triển
theo các nguyên tắc chỉ đạo và quy hoạch hợp lý".
1.3. Quan hệ giữa du lịch sinh thái với cộng đồng địa phương
1.3.1. Mối quan hệ qua lại :
DLST khơng chỉ được hình thành và phát triển trên cơ sở các nguồn
TNTN được bảo vệ, mà sự hấp dẫn của DLST cịn có mối liên hệ với cộng
đồng địa phương trong phạm vi và lân cận KBTTN.

`


14
Những yếu tố có khả năng thu hút KDL tới cộng đồng địa phương là
hết sức đa dạng: yếu tố văn hố, lịch sử, tơn giáo.... và các món ăn địa
phương. Vì vậy, cho dù KDL chỉ tham quan và khám phá thiên nhiên thì cũng
khơng tránh khỏi những mối quan hệ với cộng đồng dân địa phương. Mối
quan hệ này thể hiện qua quan hệ “Cung - Cầu”. KDL có nhu cầu mua những
sản phẩm truyền thống của địa phương, có nhu cầu mua những mặt hàng đặc
trưng của vùng, dân địa phương sẵn sàng cung cấp những mặt hàng trong khả
năng có thể cho du khách. Những mối quan hệ này sẽ phát huy tác dụng tích
cực nếu khi DLST tuân thủ các nguyên tắc của DLBV.
1.3.2. Những ảnh hưởng tích cực :
Những ảnh hưởng này có thể được khái quát qua những mặt sau:
- Góp phần thay đổi chất lượng cuộc sống cộng đồng, nhất là của
những người tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch. Trong đó, bao gồm cả

sự cải thiện những dịch vụ xã hội như y tế, giáo dục, điện, nước.....
- Tạo cơ hội việc làm cho cộng đồng dân địa phương, những người trực
tiếp hay gián tiếp tham gia vào hoạt động du lịch và quản lý TNTN KBTTN.
"Dự án khu bảo tồn Annapurma của Nepal (ANAP) không chỉ đưa lệ phí thu
được về cho địa phương mà cịn tổ chức cả tập huấn để nâng cấp chất lượng
dịch vụ. Tiêu chuẩn hoá thực đơn và giá cả, và nâng cấp tiêu chuẩn vệ sinh
và xử lý chất thải (Wells, M. P. 1992).
- DLST có ý nghĩa lớn trong việc thu ngoại tệ, làm đa dạng hoá nền
kinh tế địa phương theo “hiệu ứng dây chuyền”, tạo ra những lợi ích trực tiếp
và gián tiếp.
- DLST cũng là động lực cải thiện cơ sở hạ tầng, giao thông, thông tin
liên lạc, cơ sở y tế địa phương, mang lại lợi ích chung cho cộng đồng sở tại.
Ceballos - Lascurain, 1991. "Một hình thức phát triển sinh thái, một phương
thức thiết thực và có hiệu quả trong việc cải thiên nền kinh tế xã hội của tất
cả các quốc gia".

`


15
- DLST tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa khách và dân địa
phương, giới thiệu được những giá trị và truyền thống địa phương, góp phần
nâng cao dân trí, tạo mối quan hệ xã hội ngày càng tiến bộ....
- DLST cịn có tiềm năng mang lại lợi ích kinh tế cho dân địa phương
thông qua các dịch vụ làm thoả mãn nhu cầu của khách du lịch.
1.3.3. Những ảnh hưởng tiêu cực :
Bất kể loại hình du lịch nào, nếu phát triển một cách ồ ạt, khơng có sự
kiểm sốt đều có thể làm nảy sinh những tác động tiêu cực về kinh tế, xã hội
và đối tượng phải gánh chịu thường là những người dân địa phương.
Tuy nhiên, trong thực tế, như Cochrane (1996) đã bình luận: “Thật cực

kỳ khó khăn để đồng thời đạt được cả hai mục đích của DLST, tức là vừa đảm
bảo mục tiêu bảo tồn và vừa đảm bảo cải thiện phúc lợi của dân địa phương".
1.3.3.1. Những ảnh hưởng tiêu cực về kinh tế :
Du lịch có thể là nhân tố góp phần vào q trình phát triển kinh tế hay
cũng có thể là nguyên nhân làm kinh tế kém phát triển. Đối với những đối
tượng có tiềm năng kinh tế, du lịch đem lại nhiều lợi ích cho họ. Vì vậy, du
lịch có thể làm tăng khoảng cách giữa người giàu và người nghèo.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Sự đóng góp về kinh tế của DLST phụ
thuộc khơng chỉ vào bao nhiêu tiền chảy vào khu vực được quan tâm mà còm
phụ thuộc vào bao nhiêu tiền vào khu vực đọng lại được ở khu vực để từ đó
tạo ra được những tác động nhân bội. Những sự phụ thuộc vào những đầu tư
từ bên ngoài sẽ dẫn đến một nền kinh tế “tay đơi”, từ đó lợi nhuận bị “rị rỉ” ra
khỏi khu vực, địa phương và có thể là cả quốc gia. Sự rò rỉ về kinh tế trong
hoạt động DLST được thể hiện rõ nhất ở các nước đang phát triển.
Du lịch tập trung gây ra sự quá tải cho cơ sở hạ tầng hiện có như: khả
năng cung cấp điện, nước, nhiên liệu, xử lý chất thải .... Ngược lại, nếu cơ sở
hạ tầng được thiết kế và quy hoạch lớn hơn nhu cầu sử dụng thì hiệu quả sử
dụng thấp, thu hồi vốn chậm gây thua lỗ hoặc dẫn tới việc tăng giá cả một
cách bất hợp lý.

`


16
1.3.3.2. Những tác động về mặt văn hoá - xã hội :
Trong hoạt động du lịch, các ảnh hưởng tiêu cực đến văn hoá - xã hội
địa phương đã trở nên khá phổ biến ở nhiều quốc gia. Những tác động lên
phong tục, lối sống, truyền thống văn hoá địa phương thường không phải là
tốt hơn.
Du lịch và những mặt trái của nó mang đến cho địa phương ln đi

cùng với nhau. Các vấn đề tiêu cực của xã hội: cờ bạc, nghiện hút và mại dâm
là những tệ nạn mà du lịch có thể là một trong những nguyên nhân gây nên
hoặc dung túng.
Tóm lại: DLST được chấp nhận trên cơ sở những ý tưởng phát triển
bền vững. Nó được xây dựng và dựa trên những khu vực tự nhiên hấp dẫn.
Những lợi ích từ DLST thường lớn hơn các loại hình du lịch khác, DLST góp
phần nâng cao nhận thức, hỗ trợ công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, bên
cạnh đó DLST cịn góp phần nâng cao, cải thiện đời sống kinh tế địa phương.
Tuy nhiên, không thể xem DLST như là phương tiện để giải quyết
những vấn đề còn nan giải của du lịch. Để đạt được sự bền vững thì DLST
cần phải cân bằng được các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường trên cơ sở
tôn trọng các nguyên tắc đạo đức.

`


17
Chương 2
MỤC TIÊU - ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu tổng quát:
Đề tài nghiên cứu góp phần là cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm Phát
triển Du lịch sinh thái bền vững gắn với bảo tồn tài nguyên Khu bảo tồn thiên
nhiên đất ngập nước Vân Long tỉnh Ninh Bình.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể:
+ Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển du lịch sinh thái
tại khu vực nghiên cứu.
+ Đánh giá được tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tại Khu bảo tồn

thiên nhiên đất ngập nước Vân Long.
+ Đề xuất được các giải pháp nhằm phát triển du lịch sinh thái gắn với
bảo tồn tài nguyên tại Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long.
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động du lịch sinh thái và bảo tồn tài nguyên ở KBTTN, thông qua
điều kiện tự nhiên, đa dạng sinh học (các hệ sinh thái, cảnh quan, hệ động vật,
thực vật,…), văn hoá lịch sử, điều kiện kinh tế, xã hội, môi trường,…
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Thực trạng hoạt động du lịch sinh thái và bảo
tồn tài nguyên ở KBTTN làm cơ sở đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh
thái bền vững.
- Phạm vi về không gian: Địa điểm tại KBTTN ĐNN Vân Long, huyện
Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.
- Phạm vi về thời gian: Từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2020

`


18

2.3. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài tập trung nghiên cứu những
nội dung sau :
1/ Nghiên cứu hiện trạng hoạt động du lịch sinh thái tại KBTTN ĐNN
Vân Long ;
2/ Nghiên cứu đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tại khu
vực nghiên cứu
+ Đánh giá tài nguyên du lịch sinh thái sẵn có tại KBTTN Vân Long
+ Nghiên cứu phát triển tuyến du lịch sinh thái tại KBTTN Vân Long

3/ Đánh giá tác động của hoạt động du lịch sinh thái đến tài nguyên tại
KBTTN ĐNN Vân Long;
4/ Đề xuất các giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững gắn với
bảo tồn tài nguyên KBTTN ĐNN Vân Long.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu, khảo sát
Đề tài lựa chọn 3 xã để tiến hành điều tra khảo sát gồm: Gia Hưng, Gia
Hòa và xã Gia Vân.
Gia Vân tuy là xã đã khai thác tiềm năng du lịch trong KBT diễn ra trên
địa bàn xã gần 20 năm qua. Gia Hịa là xã có diện tích lớn nhất chiếm hơn 1/3
diện tích KBT, có 3 thơn nằm trong vùng lõi gồm các thơn Đồi Ngơ, Gọng
Vó, Vườn Thị và là xã có nhiều tiềm năng để khai thác và phát triển du lịch
sinh thái. Gia Hưng là xã có diện tích lớn thứ hai, có các di tích lịch sử văn
hóa gắn liền với bảo tồn, có 2 thơn trong vùng lõi, đời sống vật chất của người
dân nơi đây có thể coi là thấp nhất trong các xã thuộc KBT.
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu
2.4.2.1 Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp:
Tài liệu thứ cấp là những tài liệu, số liệu sẵn có của khu vực nghiên cứu
(cả ở dạng xuất bản và không xuất bản) về các vấn đề liên quan đến nội dung

`


19
nghiên cứu. Tài liệu thứ cấp giúp giảm bớt nội dung điều tra, bổ sung những
nội dung khong điều tra được hay không tiến hành được. Thông qua thông rin
thứ cấp giúp định hướng những công việc cần làm trong điều tra thực địa.
Những tài liệu thứ cấp thu được bao gồm:
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu
- Hệ thống hạ tầng, cơ sở của địa điểm nghiên cứu.

- Những cơng trình nghiên cứu, báo cáo khoa học về tài nguyên của
khu vực nghiên cứu.
- Tình hình bảo vệ và phát triển tài nguyên tại KBT.
- Hạ tầng cơ sở phục vụ du lịch của khu vực nghiên cứu.
- Hiện trạng khách du lịch đến khu vực nghiên cứu.
- Những chính sách định hướng, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội
khu vực nghiên cứu.
- Các tài liệu, báo cáo thống kê, các văn bản pháp luật liên quan đến
điều kiện kinh tế, xã hội, môi trường nơi nghiên cứu, tài liệu hội nghị, hội
thảo về lĩnh vực du lịch sinh thái và quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi
trường bền vững.
Tuy nhiên, các số liệu thống kê thường không đầy đủ và đạt đột tin cậy
cao nên đề tài còn thu thập thông tin, số liệu qua điều tra nhằm bổ sung những
thông tin cần thiết phục vụ đề tài.
2.4.2.2 Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp:
- Phương pháp điều tra ngoại nghiệp: Quá trình thực hiện phương pháp
nghiên cứu thực địa dựa chủ yếu là:
- Đánh giá nhanh tài nguyên Du lịch Sinh thái.
- Đánh giá hiện trạng kinh tế – xã hội của khu vực
- Đi thực địa theo tuyến – khảo sát và đánh giá về hiện trạng tài nguyên
du lịch: loài/ sinh cảnh/ cảnh quan...

`


20
Phương pháp này được tiến hành sau khi có những phân tích, nhận định
khái quát về tài nguyên DLST ở KBTTN đất ngập nước Vân Long. Cụ thể,
tác giả đã tiến hành khảo sát thực địa để đánh giá các tuyến tiềm năng. Sử
dụng máy ảnh để lưu giữ hiện trạng rừng, những phong cảnh có giá trị tham

quan, sự xuất hiện của các loài sinh vật…
- Phương pháp điều tra xã hội học: đó là nắm được tâm lý, nguyện
vọng của khách du lịch, cộng đồng dân cư khu du lịch và cách thức quản lý,
tổ chức, hoạt động của các cơ quan, các doanh nghiệp liên quan đến du lịch
và môi trường tại khu vực nghiên cứu.
- Phiếu phỏng vấn: Tác giả đã xây dựng phiếu phỏng vần dành cho du
khách tham quan trong và ngoài nước, tập trung vào các câu hỏi tìm hiểu về
sự hiểu biết, cảm nhận về DLST, những nhu cầu tham quan du lịch và mong
muốn sự đáp ứng của khu vực, khả năng phát triển...
Tận dụng thời gian khi khách dừng chân giải lao trên tuyến, nghỉ ngơi
tại điểm du lịch, giải thích mục đích phỏng vấn, phát phiếu, dịch các câu hỏi
sang tiếng Anh đối với khách nước ngoài. du khách có thể lựa chọn và điền
nhanh vào các câu trả lời theo phiếu phỏng vấn. Các phiếu sâu phỏng vấn
được tổng hợp lấy theo nhóm ý kiến và theo đa số để phân tích.
- Phỏng vấn sâu: Một số đối tượng quan trọng bao gồm các cán bộ cấp
xã, huyện và kết hợp với tham vấn cán bộ của KBTTN đất ngập nước Vân
Long, và những người dân địa phương sẽ là kênh thơng tin hữu ích.
Sử dụng những câu hỏi đơn giản, thiết thực, tập trung vào việc nhận
thức giá trị, tiềm năng du lịch, những ảnh hưởng của du lịch đến cộng đồng,
khả năng tham gia... để tổng hợp đánh giá.
- Phương pháp tham vấn.
+ Tham vấn chuyên gia: những người có chun mơn sâu và hiểu biết
rộng đã và đang làm trong lĩnh vực du lịch sinh thái và bảo tồn đa dạng sinh
học để thu thập thông tin, nhận định, đánh giá tiềm năng phát triển du lịch
sinh thái của khu vực.

`


21

+ Tham vấn cán bộ lãnh đạo quản lý: Tham vấn cán bộ KBT, cán bộ các
ban nghành địa phương liên quan.
+ Tham vấn người dân: Tham vấn người dân có tầm hiểu biết sâu rộng và
đang tham gia làm du lịch địa phương về nhận thức, nhu cầu, khả năng tham
gia, trách nhiệm bảo vệ tài nguyên trong khu vực,…
Đề tài xây dựng 3 mẫu phiếu điều tra (mỗi mẫu phiếu từ 15 - 20 chỉ
tiêu tập trung vào các vấn đề quan tâm của đề tài) phỏng vấn 3 đối tượng:
+ 100 phiếu dành cho du khách bao gồm cả khách quốc tế và khách nội địa.
+ 50 phiếu dành cho cộng đồng dân cư.
+ 10 phiếu dành cho các cơ quan và doanh nghiệp liên quan đến du lịch
và môi trường tại khu vực nghiên cứu.
Các phiếu khảo sát được xây dựng trên cơ sở áp dụng phương pháp
thang đo thái độ Likert [19], với 5 mức độ để khảo sát mức độ đánh giá của
các đối tượng được hỏi về các nội dung cần khảo sát mỗi cấp độ đánh giá
tương ứng với một thang điểm cho trước để tính điểm (1 điểm - hồn tồn
khơng đồng ý; 2 điểm - đồng ý một phần; 3 điểm - trung bình; 4 điểm -đồng
ý; 5 điểm - rất đồng ý). Cụ thể như sau:

Mức đánh giá

Điểm đánh giá

Rất đồng
ý

5 điểm

Đồng ý

4 điểm


Trung
bình

3 điểm

Đồng

Hồn tồn

ý1

khơng

phần

đồng ý

2 điểm

1 điểm

Mẫu phiếu khảo sát được nêu trong phần phụ lục.
Ngoài ra trong q trình điều tra có những nội dung phát sinh khơng có
trong mẫu phiếu, tiến hành phỏng vấn để bổ sung các thông tin, đồng thời
giúp người điều tra tiếp cận hơn với các đối tượng điều tra nhằm xác minh
tính chính xác của các thơng tin thu thập được trong mẫu phiếu điều tra.

`



22
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu nội nghiệp
- Phương pháp thống kê mô tả: Dùng đánh giá thực trạng tài nguyên
thiên nhiên, hệ sinh thái và thực trạng phát triển du lịch sinh thái tại Khu bảo
tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long;
- Phương pháp so sánh: So sánh các yếu tố về lượng khách đến thăm
Vân Long và doanh thu từ hoạt động du lịch giữa các năm từ năm 2017 đến
năm 2019;
- Tính sức chịu tải cho hoạt động du lịch ở KBTTN Vân Long:
Hiện nay, nhiều khu du lịch, nhiều địa điểm du lịch đang trở nên quá tải
do số lượng du khách đổ về những nơi này quá lớn. Sự quá tải này đã dẫn đến
những ảnh hưởng xấu đến tài nguyên và môi trường tại những khu vực này.
Cơng thức tính sức chịu tải:
Việc xác định sức tải thực tại một điểm du lịch cịn phụ thuộc nhiều
vào các yếu tố khác đó là những hệ số hiệu chỉnh (Corrective factor – Cf).
Những hệ số hiệu chỉnh này có thể xác định được bằng cách tính tốn
những biến số sinh lý, mơi trường, sinh thái, xã hội và quản lý.
Cơng thức tính tốn hiệu quả chịu tải thực tế (ERCC – Effective Real
Carrying Cappacity):
ERCC = PCC – Cf1 – Cf2 – Cf3 - ... – Cfn
Trong đó: PCC: Sức tải tiềm năng; Cf: Hệ số hiệu chỉnh, các hệ số này
được tính theo tỷ lệ phần trăm.
Vì vậy, có thể viết lại như sau:
ERCC=PCC * ((100 – Cf1)/ 100)* ((100 – Cf2)/100)...((100 – Cfn)/100).
Nhìn chung, qua những cơng thức trên ta thấy rằng việc xác định tiêu
chuẩn trung bình cho một du khách có ý nghĩa rất quan trọng khơng chỉ về
mặt sinh thái, vật lý, môi trường và cả về mặt kinh tế tại các tuyến, điểm tham
quan du lịch hiện nay.


`


23
- Phân tích SWOT (phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe dọa).
Điểm mạnh

Điểm yếu

(Sthrenght)

(Weakness)

Cơ hội

Đe dọa

(Opportunity)

(Threat)

Dựa các thông tin thu được từ các phương pháp để lập sơ đồ Swot đánh
giá được thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức trong hoạt động du lịch sinh
thái của khu vực nghiên cứu. Những mối tác động qua lại giữa phát triển du
lịch sinh thái với quản lý bảo tồn. Đưa ra những giải pháp thích hợp cho
những hoạt động của du lịch sinh thái của KBTTN Vân Long.
Điểm mạnh và điểm yếu tập trung vào các yếu tố bên trong, trong khi
các cơ hội và các mối đe dọa lại phản ánh những tác động của hoàn cảnh bên
ngoài ảnh hưởng tới tổ chức, cộng đồng hoặc hoạt động. Điều này bao gồm cả
các khía cạnh về văn hóa-xã hội, chính trị, kinh tế, mơi trường, kỷ thuật và

các khía cạnh khác. Phương pháp phân tích SWOT có thể bổ sung cho các
công cụ khác bao gồm cả phương pháp phân tích những người liên quan và
thể chế.
- Điểm mạnh (S): Những điểm tích cực của nhóm, hoạt động hay của
khu vực.
- Điểm yếu (W): Những điểm tiêu cực của nhóm, hoạt động hay của
khu vực.
- Cơ hội (O): Các yếu tố thuận lợi trong môi trường
- Mối đe dọa (T): Các yếu tố không thuận lợi trong mơi trường
Mục đích:
- Xác định các điểm mạnh, các cơ hội và cân nhắc cách làm tối ưu các
ưu điểm đó, xác định những điểm yếu, mối đe dọa và cách khắc phục chúng.

`


24
- Phân tích khả năng của các tổ chức dựa vào cộng đồng để thực hiện
một dự án cụ thể và tìm các lựa chọn để các dự án có hiệu quả hơn.
- Đánh giá một tổ chức, một hoạt động hay vùng dự án cụ thể liên quan
đến sử dụng những phương thức sau:
- Đánh giá khả năng của một tổ chức để thực hiện các hoạt động.
- Đánh giá các vùng dự án tiềm năng cho các hoạt động.
- Đánh giá những chương trình cụ thể liên quan đến các nhu cầu của
cộng đồn

`


25

Chương 3
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI
3.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1. Vị trí địa lý
KBTTNĐNN Vân Long có toạ độ địa lý: Từ 20020’55” đến 20025’45”
vĩ độ bắc; Từ 105048’00” đến 105054’30” kinh độ đông.
- Ranh giới: Nằm trên địa bàn 07 xã gồm xã Gia Hưng, Liên Sơn, Gia
Hoà, Gia Vân, Gia Lập, Gia Tân và xã Gia Thanh, thuộc huyện Gia Viễn, tỉnh
Ninh Bình[1, 13].
- Trụ sở văn phịng Ban quản lý đóng trên địa bàn thôn Tập Ninh, xã
Gia Vân, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình (như Hình 3.1).

Hình 3.1: Bản đồ Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long

`


×