Tải bản đầy đủ (.pdf) (157 trang)

Xây Dựng Chuẩn Kỹ Năng Nghề Hộ Sinh Tại Trường Cao Đẳng Y Tế Đồng Nai.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.88 MB, 157 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
PHẠM THỊ LỘC

XÂY DỰNG CHUẨN KỸ NĂNG NGHỀ HỘ SINH
TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ ĐỒNG NAI

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC – 601401

S KC 0 0 4 1 6 0

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
PHẠM THỊ LỘC

XÂY DỰNG CHUẨN KỸ NĂNG NGHỀ
HỘ SINH TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ
ĐỒNG NAI

Chuyên ngành: GIÁO DỤC HỌC
Mã số ngành: 601401


Họ và tên học viên: PHẠM THỊ LỘC
Người hướng dẫn: TS. NGUYỄN THỊ THU LAN

Tp. HỒ CHÍ MINH, tháng 8 năm 2013


LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. LÝ LỊCH SƠ LƢỢC
Họ và tên
: PHẠM THỊ LỘC
Giới tính: Nữ
Ngày sinh
: 23/06/1964
Nơi sinh: Biên Hịa
Q quán
: Hậu Giang
Dân tộc: Kinh
Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc: 607 Lơ A Chung cư Thanh Bình, TP Biên
Hòa , Tỉnh Đồng Nai
Điện thoại cơ quan : 0612 211154
Điện thoại liên lạc : 0933673247
Email
:
II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Đại học:
- Chuyên ngành
: Bác sĩ Ngoại Sản
- Hệ đào tạo
: Chính quy
- Nơi đào tạo

: Trường ĐH Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH
- Thời gian đào tạo
: 1982 – 1988
2. Sau đại học
Bác sĩ chuyên khoa I
- Chuyên ngành
: Ngoại Nhi
- Hệ đào tạo
: Chính quy
- Nơi đào tạo
: Trường ĐH Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH
- Thời gian đào tạo
: 1994 – 1996
- Xếp loại
: Giỏi
III. QUÁ TRÌNH CƠNG TÁC CHUN MƠN TỪ KHI TỐT NGHIỆP
Từ khi tốt nghiệp đại học:
Thời gian

Nơi công tác

Từ 1989- 2005 Bệnh viện Nhi Đồng Đồng Nai
Từ 2005-2013

Trường Cao đẳng y tế Đồng Nai

Đồng Nai, ngày 6

Cơng việc
BS điều trị, phó

phịng Kế hoạch
tổng hợp .
Giảng dạy,
Trưởng phòng
Đào tạo
tháng 10 năm 2013
NGƢỜI KHAI

Phạm Thị Lộc

i


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan:
- Đây là cơng trình nghiên cứu của tôi.
- Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là từ thực tế nghiên cứu.
- Đảm bảo tính trung thực của đề tài.
- Những kết quả trên chưa từng được cơng bố trong bất kỳ một cơng
trình nào khác.

Đồng Nai, ngày 06 tháng 10 năm 2013
Ngƣời cam đoan

Phạm Thị Lộc

ii


Xin chân thành cảm ơn:

Cô TS. Nguyễn Thị Thu Lan, PGS TS. Võ Thị Xuân đã tận tình
hướng dẫn, theo dõi, định hướng khoa học cho tôi trong suốt thời gian thực
hiện đề tài.
Thầy TS. Phan Long, PGS TS. Ngô Anh Tuấn, TS. Đặng văn Thành
đã tận tình đóng góp ý kiến định hướng đề tài trong các đợt báo cáo đề
cương, báo cáo tiến độ của luận văn.
Quý Thầy, Cơ giảng dạy lớp cao học khóa 19B, đã truyền đạt những
kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình học tập.
Q lãnh đạo, Q Thầy, Cơ trường Cao đẳng Y tế Đồng Nai đã tạo
điều kiện và giúp đỡ tơi hồn thành tốt luận văn tốt nghiệp.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn đến các Anh, Chị, Em lớp cao
học khóa 19 đã chia sẽ, giúp đỡ tơi trong suốt thời gian học và hồn thành
quyển luận văn thạc sĩ.
Người thực hiện luận văn
Phạm Thị Lộc


TĨM TẮT
Sự tiến bộ và phát triển nhanh chóng của Khoa học Kỹ thuật y học và nhu
cầu dịch vụ chăm sóc sức khỏe ngày càng cao trên thế giới cũng như trong nước
cùng với sự hòa nhập nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế thế giới thì việc nâng
cao chất lượng đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao, đạt được
chuẩn ngành nghề là một đòi hỏi cấp thiết của các cơ sở đào tạo.
Vì vậy đề tài “ Xây dựng chuẩn kỹ năng nghề hộ sinh cho trình độ cao
đẳng ” được thực hiện. Đề tài được xây dựng gồm ba chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về phương pháp xây dựng chuẩn ngành, nghề, bao
gồm: lý luận về xây dựng chuẩn ngành, lý luận về xây dựng chuẩn kỹ năng nghề và
các khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu như: ngành, nghề, chuẩn, chuẩn
ngành, chuẩn nghề, …, phương pháp và quy trình xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng
nghề, mục đích, ý nghĩa và nguyên tắc xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề.

Chương 2. Thực trạng đào tạo ,năng lực hành nghề và nhu cầu thị trường
lao động về nghề hộ sinh ở Tỉnh Đồng Nai, bao gồm: thực trạng đào tạo nghề hộ
sinh tại trường cao đẳng Y tế Đồng Nai, thực trạng về nhu cầu năng lực hành nghề
của người hộ sinh của tỉnh Đồng Nai.
Chương 3. Xây dựng chuẩn kỹ năng nghề hộ sinh cho trình độ cao đẳng
nghề tại trường cao đẳng Y tế Đồng Nai, bao gồm: phân tích nghề theo phương
pháp DACUM, lượng giá và xếp các kỹ năng vào các cấp trình độ kỹ năng nghề
thích hợp; soạn và viết tiêu chuẩn kỹ năng cho cao đẳng nghề, đánh giá của các
chuyên gia chuyên môn về bộ chuẩn kỹ năng nghề nghiệp và cuối cùng là hoàn
thiện bộ chuẩn kỹ năng nghề hộ sinh cho cao đẳng nghề.
Bộ chuẩn kỹ năng nghề hộ sinh cho cao đẳng nghề bao gồm: phần khái quát
gồm có tên nghề, mã số nghề, mơ tả nghề và danh mục các công việc của nghề;
phần cụ thể gồm có mã số cơng việc, tên cơng việc, tiêu chuẩn kiến thức, tiêu chuẩn
kỹ năng bao gồm điều kiện thực hiện công việc, tiêu chuẩn thực hiện công việc.
Người nghiên cứu mong rằng đề tài này được đưa vào ứng dụng để xây dựng
và phát triển chương trình đào tạo nghề hộ sinh cho các trường cao đẳng y tế.


ABSTRACT
The progression and rapid development of science and medical technology
anh demand for health care services increasing in the world as well as in VN with
the integration of the economy in Vietnam and in the world has improved the
quality of training and provided the human resources with high quality, achieving a
vocational standard is an urgent requirement of training institutions.
Therefore, the subject "Building the skill standard for Midwifery in Dong
Nai medical colleges " is done. It includes 3 chapters:
Chapter 1. The basic reasoning of this subject include: Reasoning for
building an industrial standard , Reasoning for building a vocational standard and
concepts related to the research issues such as: occupation, industrial standard,
occupational standard,…, method and process of building professional skill criteria;

purpose, meaning and rules of building professional skill criteria.
Chapter 2. The reality of training, professional ability and the needs of job
market in Dong Nai province, include: the reality of training midwifery in Dong
Nai medical college and the reality of needs ability of midwifery in Dong Nai
province.
Chapter 3. Building the midwifery skill standard for vocational colleges at
Dong Nai medical college, including: analyzing vocation by DACUM method,
evaluating and arranging the skill into suitable levels, writing the standards for the
skills, appreciating of experts for the professional skill criteria unit, and finally,
perfecting the professional midwifery skill criteria unit for vocational colleges.
The professional midwifery skill criteria unit of the vocational colleges,
including the general part such as: name, code, the description of the job, and the
list of professional works of the job; and the specific part such as: codes and names
of works, the knowledge and skill standards with condition and standard for
performing the works.
The author expects this product to be applied for building and developing the
professional midwifery training program in medical colleges.


MỤC LỤC
PHẦN 1 : Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .1
2. Mục tiêu nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. 2
3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. .2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. 2
5. Phạm vi nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ..3
6. Phương pháp nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3
7. Giả thuyết nghiên cúu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. 3
PHẦN 2 : Phần nội dung
Chương 1 : Cơ sở lý luận về phương pháp xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề . . . . . . 4

1.1. Khái niệm các thuật ngữ. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. 4
1.2. Lý luận về xây dựng chuẩn ngành. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ..11
1.3. Lý luận về xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13
1.3.1. Tổng quan lịch sử về chuẩn kỹ năng nghề hộ sinh cao đẳng . . . . . . . . . . . . . . . 13
1.3.1.1.Tổng quan chung lĩnh vực nghiên cứu về chuẩn kỹ năng nghề hộ sinh cao đẳng.
13
1.3.1.2.Kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước về chuẩn kỹ năng nghề hộ sinh cao
đẳng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .17
1.3.2. Các tiêu chí phân loại kiến thức, kỹ năng để xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề
nghiệp. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .19
1.3.3. Tiêu chuẩn kỹ năng nghề, Tiêu chuẩn nghề, và tiêu chuẩn năng lực nghề nghiệp
20
1.3.4. Hệ thống tiêu chuẩn kỹ năng nghề, kiểm tra đánh giá và cấp văn bằng chứng chỉ
21
1.3.5. Phương pháp và qui trình xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề nghiệp . . . . . . . . 22
1.4. Qui trình xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề Hộ sinh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ..27
1.5. Kết luận chương 1 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .29
Chương 2 : Thực trạng đào tạo và nhu cầu thị trường lao động về năng lực hành nghề
hộ sinh ở Tỉnh Đồng Nai
2.1 Tổng quan về tỉnh Đồng Nai và đào tạo nghề y ở Đồng Nai . . . . . . . . . . . . . . . . ..30


2.2. Tổng quan trường Cao đẳng Y tế Đồng Nai . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .30
2.3. Thực trạng đào tạo về năng lực nghề Hộ sinh tại trường Cao đẳng Y tế Đồng Nai
33 2.3.1. Thực trạng đào tạo nghề Hộ sinh của trường Cao đẳng Y tế Đồng Nai. .. . .33
2.3.2. Khả năng ứng dụng chuyên môn vào công việc của học sinh chuyên ngành hộ
sinh sau khi tốt nghiệp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . 39
2.3.3. Đánh giá thực trạng đào tạo ngành hộ sinh của trường . . . . . . . . . . . . . . . . . . .42
2.4. Thực trạng nhu cầu thị trường lao động về năng lực hành nghề hộ sinh của Tỉnh
Đồng Nai . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .44

2.5. Kết luận chương 2 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .49
Chương 3 : Xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề hộ sinh ờ trường Cao đẳng y tế Đồng
Nai . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . 51
3.1. Các cơ sở căn cứ xây dựng chuẩn kỹ năng nghề hộ sinh. . . . . . . . . . . . . . . . . . . .51
3.2. Qui trình xây dựng chuẩn kỹ năng nghề hộ sinh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ..51
3.2.1. Phân tích nghề Hộ sinh theo phương pháp DACUM . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .52
3.2.2. Đánh giá ban đầu của các chun gia chun mơn về bảng phân tích nghề và
phân tích cơng việc nghề hộ sinh. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .56
3.2.3. Lượng giá và xếp các kỹ năng vào các cấp trình độ kỹ năng nghề thích hợp. ..58
3.2.4. Soạn và viết tiêu chuẩn cho các kỹ năng cấp trình độ cao đẳng nghề hộ sinh. .73
3.2.5. Đánh giá của các chuyên gia chuyên môn về bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề nghiệp
Hộ sinh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 76
3.3. Đề xuất bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề nghiệp Hộ sinh. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .78
3.4. Kết luận chương 3 . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .133
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .135
Tài liệu tham khảo


MỤC LỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1 : Phiếu trưng cầu ý kiến . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . .. .1
Phụ lục 1a : Phiếu trưng cầu ý kiến HS tốt nghiệp về kiến thức, kỹ năng, thái độ. . . . . 1
Phụ lục 1b: Phiếu trưng cầu ý kiến các người quản lý, các hộ sinh có kinh nghiệm về
kiến thức, kỹ năng, thái độ. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . 3
Phụ lục 1c: Phiếu trưng cầu ý kiến các người quản lý, các hộ sinh có kinh nghiệm về
các năng lực . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5
Phụ lục 1d : Phiếu trưng cầu ý kiến về bảng phân tích nghề . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6
Phụ lục 1e : Phiếu trưng cầu ý kiến về mức độ các kỹ năng nghề . . . . . . . . . . . . . . . .. 7
Phụ lục 1f : Phiếu trưng cầu ý kiến về bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề hộ sinh . . . . . . . ..11
Phụ lục 2 : Các bảng thống kê
Bảng 2.1a : Số sinh viên học sinh tuyển sinh chung các ngành của trường . . . . . . . . 13

Bảng 2.1b : Số sinh viên học sinh tuyển sinh ngành Hộ sinh Trung cấp – Cao đẳng .13
Bảng 2.2a :Số sinh viên học sinh tốt nghiệp các ngành hàng năm . . . . . . . . . . . . . . .13
Bảng 2.2b :Số học sinh ngành Hộ sinh tốt nghiệp các năm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ..13
Bảng 2.3 : Thống kê đánh giá về kiến thức của HS được đào tạo . . . . . . . . . . . . . . . . 13
Bảng 2.4 : Thống kê đánh giá về kỹ năng của HS được đào tạo . . . . . . . . . . . . . . . . . 14
Bảng 2.5 : Thống kê đánh giá về Kiến thức kỹ năng cần bổ sung của HS được đào tạo
15
Bảng 2.6 : Thống kê đánh giá về kiến thức của các người quản lý, các hộ sinh có kinh
nghiệm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .15
Bảng 2.7 : Thống kê đánh giá về kỹ năng của các người quản lý, các hộ sinh có kinh
nghiệm. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .17
Bảng 2.8 : Thống kê đánh giá về thái độ của các người quản lý, các hộ sinh có kinh
nghiệm. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .18
Bảng 3.2a. Kiểm định Cronbach Alpha đánh giá ý kiến bảng phân tích nghề Hộ sinh .
.18
Bảng 3.2b. Kiểm định tương quan biến tổng bảng đánh giá ý kiến phân tích nghề . .. 18
Bảng 3.2c. Phân tích nhân tố bảng đánh giá ý kiến phân tích nghề Hộ sinh. . . . . . . . .19
Bảng 3.2d. Phân tích nhân tố bảng đánh giá ý kiến phân tích nghề Hộ sinh. . . . . . . . .19


Bảng 3.3a. Kiểm định Cronbach Alpha đánh giá ý kiến xếp mức độ thường xuyên từng
kỹ năng nghề hộ sinh. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 19
Bảng 3.3b. Kiểm định Cronbach Alpha đánh giá ý kiến xếp mức độ khó khăn từng kỹ
năng nghề hộ sinh. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .23
Bảng 3.3c. Kiểm định Cronbach Alpha đánh giá ý kiến xếp mức độ trầm trọng từng kỹ
năng nghề hộ sinh. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .26
Bảng 3.6a. Kiểm định Cronbach Alpha đánh giá ý kiến Bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề Hộ
sinh. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .29
Bảng 3.6b. Kiểm định tương quan biến tổng bảng đánh giá ý kiến Bộ tiêu chuẩn kỹ
năng nghề Hộ sinh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .30

Bảng 3.6c. Phân tích nhân tố bảng đánh giá ý kiến Bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề Hộ sinh

30
Bảng 3.6d. Phân tích nhân tố bảng đánh giá ý kiến Bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề Hộ sinh

30
Phụ lục 3 : Quyết định 09 / 2008/QĐ BLĐTBXH về qui định Nguyên tắc , qui
trình xây dựng và ban hành tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia. . . . . . . . . . . . . . . 31
Phụ lục 4 : Danh sách cơ sở y tế và người tham gia điều tra
Phụ lục 4a : Danh sách cơ sở y tế tham gia điều tra. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ..54
Phụ lục 4b : Danh sách HS tốt nghiệp làm việc tại các cơ sở y tế trong tỉnh tham gia
điều tra. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . 55
Phụ lục 4c : Danh sách các người quản lý, các hộ sinh có kinh nghiệm làm việc tại các
cơ sở y tế trong tỉnh tham gia điều tra.. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 57
Phụ lục 4d : Danh sách các chuyên gia tham gia góp ý bảng phân tích nghề . . . . . . ..59
Phụ lục 4e : Danh sách các chuyên gia tham gia góp ý mức độ các kỹ năng . . . . . . .62
Phụ lục 4f : Danh sách các chuyên gia tham gia góp ý bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề. . 65
PHỤ LỤC 5 : SƠ ĐỒ DACUM . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .68
PHỤ LỤC 6 : BẢNG PHÂN TÍCH CƠNG VIỆC . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .73
PHỤ LỤC 7 : DỰ THẢO BỘ TIÊU CHUẨN KỸ NĂNG NGHỀ HỘ SINH. . . .305


BỘ TIÊU CHUẨN KỸ NĂNG NGHỀ HỘ SINH

STT

DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ

TRANG


1.

Mô tả nghề hộ sinh

78

2.

Trang thiết bị, dụng cụ

83

3.

Nhiệm vụ tư vấn

84

4.

Nhiệm vụ giao tiếp

94

5.

Nhiệm vụ khám thai

96


6.

Nhiệm vụ khám phụ khoa

101

7.

Nhiệm vụ kế hoạch hóa gia đình

104

8.

Nhiệm vụ chăm sóc thai phụ trong chuyển dạ

108

9.

Nhiệm vụ đỡ sanh

112

10.

Nhiệm vụ chăm sóc sản phụ sau sanh

117


11.

Nhiệm vụ chăm sóc trẻ sơ sinh

121

12.

Nhiệm vụ tiêm chủng

125

13.

Nhiệm vụ quản lý hồ sơ

127

14.

Nhiệm vụ nâng cao nghiệp vụ

129


Mô tả nghề hộ sinh .........................................................................................79
Trang thiết bị, dụng cụ ............. ......................................................................84
Nhiệm vụ tư vấn ............................................................................................ 85
Nhiệm vụ giao tiếp ..........................................................................................95
Nhiệm vụ khám thai ........................................................................................97

Nhiệm vụ khám phụ khoa ...............................................................................102
Nhiệm vụ kế hoạch hóa gia đình......................................................................105
Nhiệm vụ chăm sóc thai phụ trong chuyển dạ.................................................109
Nhiệm vụ đỡ sanh ............ ...............................................................................113
Nhiệm vụ chăm sóc sản phụ sau sanh..............................................................118
Nhiệm vụ chăm sóc trẻ sơ sinh .......................................................................122
Nhiệm vụ tiêm chủng ......................................................................................126
Nhiệm vụ ghi chép hồ sơ..................................................................................128
Nhiệm vụ nâng cao tay nghề............................................................................130


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, HÌNH ẢNH
STT

DANH MỤC CÁC BẢNG

TRANG

1.

Bảng 1.1: Phân mức trình độ kiến thức, kỹ năng

19

2.

Bảng 1.2: Khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia

22


3.

Bảng 2.9 : Thống kê nhu cầu năng lực nghề hộ sinh cao đẳng trên
địa bàn Tỉnh Đồng Nai

47

4.

Bảng 3.1: Bảng phân tích nghề Hộ sinh

53

5.

Bảng 3.2: Kết quả thống kê ý kiến về bảng phân tích nghề Hộ sinh

56

6.

Bảng 3.3: Thống kê kết quả khảo sát về các mức độ của kỹ năng

58

7.

Bảng 3.4: Các phạm vi chia khoảng điểm trung bình của các mức
độ


69

8.

Bảng 3.5: Danh mục các kỹ năng ứng với các cấp trình độ kỹ năng
nghề

70

9.

Bảng 3.6: Thống kê kết quả đánh giá của các chuyên gia về bộ tiêu
chuẩn kỹ năng nghề Hộ sinh cho cao đẳng nghề

76

STT
1.
2.
3.

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Số sinh viên học sinh tuyển sinh chung các ngành của
trường
Biểu đồ 2.2: Chỉ tiêu tuyển sinh các ngành bậc cao đẳng nghề và
trung cấp nghề
Biểu đồ 2.3 : Số sinh viên học sinh các ngành tốt nghiệp hàng năm

TRANG
33

34
34

Biểu đồ 2.4 : Số lượng học sinh trung cấp hộ sinh tốt nghiệp hàng
năm
Biểu đồ 2.5 : Nội dung kiến thức ngành hộ sinh được đào tạo

34

6.

Biểu đồ 2.6 : Những kỹ năngngành hộ sinh được đào tạo

41

7.

Biểu đồ 2.7 : Những kiến thức kỹ năng cần bổ sung

41

8.

Biểu đồ 2.8. Về kiến thức chuyên môn

45

9.

Biểu đồ 2.9. Về Kỹ năng


46

10.

Biểu đồ 3.1: Thống kê đánh giá của các chuyên gia về bảng phân
tích nghề Hộ sinh

57

4.
5.

40


11.
STT

Biểu đồ 3.2: Thống kê kết quả đánh giá của các chuyên gia về bộ
tiêu chuẩn kỹ năng nghề Hộ sinh cho cao đẳng nghề
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH

77
TRANG

1.

Hình 1.1: Hệ thống Tiêu chuẩn kỹ năng nghề, kiểm tra đánh giá và
cấp văn bằng chứng chỉ trong đào tạo theo NLTH


21

2.

Hình 1.2: Quy trình xây dựng chuẩn kỹ năng nghề nghiệp

27


PHẦN 1 : PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nước ta đang trong giai đoạn đổi mới giáo dục, từng bước phát triển các lĩnh vực
đào tạo ra các nhân tài là những kỹ sư, bác sĩ, những người thợ khơng chỉ có tay nghề
cao, mà cịn phải có tư duy sáng tạo, có khả năng làm việc trong mơi trường cơng
nghiệp cao và có kỹ năng sống. Vì thế các trường trong cả nước đang tiến hành tham gia
công cuộc đổi mới này, việc xây dựng chuẩn đầu ra nói chung, chuẩn kỹ năng nghề nói
riêng cho các ngành nghề đào tạo là điều cấp thiết hiện nay, đó là bước đi đầu tiên cho
bước tiếp theo là đổi mới chương trình đào tạo cho phù hợp với nhu cầu thực tiển của
các nhà sử dụng lao động, doanh nghiệp…
Theo báo cáo về “ Tình trạng hộ sinh thế giới năm 2011 “ mỗi năm có 358.000
phụ nữ tử vong trong thời kỳ mang thai hay trong khi sinh đẻ, khoảng 2 triệu trẻ sơ sinh
qua đời trong 24 giờ đầu tiên và có 2,6 triệu trường hợp thai chết lưu, và Việt Nam là 1
trong 58 nước chiếm 91% số ca tử vong mẹ trên toàn cầu – tất cả vì sự yếu kém và
thiếu thốn của dịch vụ y tế [ 5 ]. Ngoài ra, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon
đã nói “ Để đảm bảo rằng mọi phụ nữ và trẻ sơ sinh được tiếp cận các dịch vụ hộ sinh
có chất lƣợng chúng ta cần có những biện pháp mạnh mẽ hơn nữa để tiếp tục xây dựng
trên những gì chúng ta đã đạt được ở cộng đồng, quốc gia, khu vực và trên toàn thế giới
“ [ 5 ]. Trong buổi hội nghị này, Ông Bruce Campbell, Trưởng đại diện Quỹ dân số liên
hiệp quốc ( UNFPA ) cho rằng “ Nếu khơng có thêm cán bộ hộ sinh, một lực lượng

chính trong những người đỡ đẻ có kỹ năng và không tăng cường cho họ các kỹ năng
lâm sàng để đảm bảo họ đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế thì sẽ cịn những ca tử
vong tiếp tục xãy ra với các phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh… “ Và cũng theo báo cáo
của của dự án này trong một điều tra đánh giá có gần 40% người đỡ đẻ chưa có đủ các
kỹ năng cần thiết [ 15 ]. Vì thế Bộ Y tế, Vụ sức khỏe sinh sản đã đề ra kế hoạch hành
động tăng cường người đỡ đẻ có kỹ năng 2011-2015 nhằm giảm tỷ lệ chết mẹ và sơ
sinh.
Ngoài ra hệ thống đào tạo hộ sinh cao đẳng 3 năm trên cả nước mới bắt đầu năm
2008 và Trường Cao đẳng y tế Đồng Nai là trường thứ 2 mở khóa đầu tiên năm 2010.
Vì vậy việc xây dựng chuẩn đầu ra nói chung, chuẩn kỹ năng nghề hộ sinh cao đẳng nói
1


riêng là cần thiết để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Trường Cao đẳng Y tế
Đồng Nai nói riêng, cho cả nước nói chung, giúp cho các nhà sử dụng lao động không
phải đào tạo lại, các em khi ra trường cũng tự tin khi làm việc độc lập ở các cơ sở y tế
địa phương, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh theo kế hoạch
hành động quốc gia 2011-2015 về chăm sóc sức khỏe sinh sản của Vụ sức khỏe bà mẹ
trẻ em, Bộ y tế đề ra.
Chính vì những lý do trên tác giả mong muốn “xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng
nghề hộ sinh cao đẳng ” nhằm nâng cao trình độ người đỡ đẻ có kỹ năng đáp ứng nhu
cầu xã hội và làm cơ sở cho việc xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với kỹ năng
ngành nghề đòi hỏi yêu cầu.

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.
Xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề hộ sinh tại trường Cao đẳng Y tế Đồng Nai .

3. ĐỐI TƢỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU.
Đối tượng nghiên cứu
-


Qui trình xây dựng chuẩn kỹ năng nghề.

-

Các tiêu chuẩn kỹ năng nghề hộ sinh cao đẳng.

Khách thể nghiên cứu
-

Người hộ sinh đang làm việc ở các cơ sở y tế (Bệnh viện, Trung tâm sức khỏe
sinh sản...Tỉnh Đồng Nai ).

-

Người quản lý làm việc trong các cơ sở y tế Tỉnh Đồng Nai.

-

Giảng viên bộ môn sức khỏe sinh sản Trường Cao đẳng Y tế Đồng Nai.

4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.
4.1- Nghiên cứu cơ sở lý luận về xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề.
4.2 - Khảo sát thực trạng về đào tạo năng lực nghề hộ sinh tại trường Cao đẳng Y tế
Đồng Nai.
4.3- Khảo sát thực trạng nhu cầu của thị trường lao động về năng lực hành nghề hộ
sinh của Tỉnh Đồng Nai..
4.4- Xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề hộ sinh tại trường Cao đẳng Y tế Đồng Nai.
2



5. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU.
Do quy mô và thời gian có hạn nên người nghiên cứu chỉ tập trung nghiên cứu xây
dựng chuẩn kỹ năng nghề hộ sinh dựa trên cơ sở phân tích nghề, nhu cầu lao động trong
Tỉnh Đồng Nai và quá trình đào tạo hộ sinh cao đẳng của trường Cao đẳng Y tế Đồng
Nai.

6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Phương pháp nghiên cứu lý luận.
Nghiên cứu các tài liệu, các cơng trình nghiên cứu được cơng bố, sách báo, tạp
chí khoa học, các văn bản pháp quy,… để phân tích, chọn lọc, vận dụng vào đề tài một
cách lôgic và khoa học.
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
-

Phương pháp phân tích nghề DACUM.

-

Phương pháp điều tra – phỏng vấn để thu thập thông tin thực tế về kỹ năng nghề
hộ sinh cao đẳng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai .

-

Phương pháp chuyên gia, tham khảo ý kiến của các chuyên gia ở các cơ sở y tế,
trung tâm sức khỏe sinh sản, các giáo viên chuyên ngành về năng lực hành nghề
cần thiết của người lao động nghề hộ sinh cao đẳng về bảng phân tích nghề, về
lượng giá các kỹ năng, về bộ tiêu chuẩn kỹ năng …

-


Phương pháp thống kê, phân tích – định lượng kết quả được khảo sát.

7. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU.
Nếu bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề hộ sinh cao đẳng được áp dụng để đào tạo ở
trường Cao đẳng y tế Đồng Nai thì sẽ góp phần làm cơ sở đánh giá người học,đánh giá
chương trình đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và các cơ sở y tế
sử dụng người hộ sinh có cơ sở trong tuyển dụng người lao động.

3


PHẦN 2 : PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN KỸ NĂNG
NGHỀ HỘ SINH.
1.1. Khái niệm các thuật ngữ.

 Nghề (Job):
- Là tất cả cơng việc mà con người làm có ý nghĩa, có mục đích, có tên gọi, có tổ
chức và có giá trị đối với con người, xã hội hay một nền văn hóa.
- Là nhóm cơng việc có cùng các nhiệm vụ, trách nhiệm phổ biến, làm ra sản phẩm
hay công việc phục vụ và hoặc có những đặc điểm của người lao động.
- Công việc chuyên làm theo sự phân công lao động trong xã hội, được xã hội chấp
nhận. Theo tính chất lao động nghề gồm:
o

Nghề sản xuất: Tạo ra vật chất cho xã hội gồm các sản phẩm tiểu thủ công
nghiệp, sản phẩm nông, công nghiệp hiện đại (nghề điện, nghề hàn…).

o


Nghề dịch vụ: Gồm nghề sửa chữa và phục vụ các dịch vụ văn hóa, y tế, xã
hội, kinh tế (nghề dạy học, nghề điều dưỡng, hộ sinh,…).

Từ các khái niệm nghề của tự điển Việt Nam, Wikipedia,.. Nghề là một nhóm cơng
việc tay chân hay trí não thường xuyên, có cùng nhiệm vụ, trách nhiệm làm ra sản phẩm
hay phục vụ trong nhiều lĩnh vực. Nghề nghiệp phát triển theo sự phát triển và phân
công của xã hội.
 Kỹ năng ( Skill )
- Theo Pear ( 1927 ) [ 29 ] Kỹ năng là sự tích hợp hoạt động tốt của cơ bắp.
- Theo Welford (1968 )[ 29 ] Kỹ năng là sự kết hợp các yếu tố năng lực, thực hiện
thành thạo, nhanh, chính xác, và cũng như là có sự cân bằng khả năng áp dụng
hoạt động tay chân và trí tuệ.
- Proctor and Dutta ( 1995 )[ 29 ] kỹ năng có mục tiêu trực tiếp, có hành vi tổ
chức tốt mà địi hỏi qua thực hành và thực hiện với nổ lực tối thiểu.
Vậy kỹ năng là sự kết hợp của hoạt động tay chân, giác quan, trí tuệ và mức độ thực
hành thao tác các hoạt động đó.
4




Năng lực ( Competence )
- Khái niệm về năng lực có nhiều bàn cải như Mangham ( 1986) [ 29 ] Năng lực có
thể liên quan đến mẫu người, mẫu kết quả, hình mẫu giáo dục và đào tạo cũng
như là những tiêu chí , tiêu chuẩn để đánh giá.
- Hartle (1995)[ 29 ] Năng lực là một đặc tính của một cá nhân mà nó cho thấy
thực hiện tốt cơng việc bao gồm những năng lực nhìn thấy được của kiến thức và
kỹ năng và những yếu tố năng lực bên trong.
- Sternberg và Kolligian ( 1990) Staudel ( 1987 )[ 29 ] chia năng lực thành 3 thành

phần :
o

Năng lực Heuristic : Hệ thống các mong đợi tổng quát liên quan đến hiệu quả

của khả năng của một người qua những tình huống khác nhau- tự khái niệm tổng
quát.
o

Năng lực nhận thức luận: Sự tin tưởng và tự tin mà một người có những kỹ

năng và kiến thức đặc biệt trong lĩnh vực của họ nắm vững các nhiệm vụ và
những vấn đề trong lĩnh vực đặc biệt của họ.
o

Năng lực thực tiễn: Sự tự tin mà một người sở hữu những khả năng, kiến

thức và kỹ năng cần thiết cho sự thành công trong việc học và thực hiện tình
huống.
- Weiner ( 2001) [ 29 ] đưa ra các mức độ năng lực :
o Khả năng ( Ability )
o Biết ( Knowledge )
o Hiểu ( Understand )
o Kỹ năng ( Skill )
o Hoạt động ( Action )
o Kinh nghiệm ( Experience )
o Thúc đẩy ( Motivation )

5



Vây Năng lực là khả năng chuyên biệt thực hiện một công việc trên nền tảng
hiểu rõ về công việc đó ( kiến thức ), thành thạo trong các thao tác ( kỹ năng ) và xử lý
được các tình huống khác nhau ( thái độ ) để bảo đảm thành công của người lao động ở
nơi làm việc.
Hiểu theo nghĩa rộng thì có thể xem kỹ năng và năng lực như nhau nhưng hiểu
theo nghĩa hẹp thì kỹ năng là sự thành thạo về các thao tác qua đào tạo và trãi nghiệm
nhưng năng lực thì ngồi ra cịn tùy thuộc ở mỗi cá nhân có cách thực hiện và giải quyết
vấn đề đó như thế nào hay cần phải làm gì để thực hiện thành cơng cơng việc đó trong
những tình huống khác nhau.
Năng lực thực hiện ( Competency )
-

Là khả năng thực hiện được các hoạt động ( nhiệm vụ , công việc ) trong nghề
theo tiêu chuẩn đặt ra đối với từng nhiệm vụ công việc đó. Năng lực bao gồm các
kỹ năng trí tuệ, kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề, có khả năng thích ứng để
thay đổi, có khả năng áp dụng kiến thức của mình vào cơng việc, có khát vọng
học tập và cải thiện, có khả năng cùng làm việc với người khác, thể hiện đạo đức
lao động nghề nghiệp…

-

Năng lực cốt lõi : Là kỹ năng có tính chất chung, cơ bản mà bất kỳ người lao
động nào cũng phải có trong năng lực thực hiện của mình, nó tập trung vào khả
năng áp dụng kiến thức và kỹ năng, kỹ xảo một cách tích hợp trong các tình
huống lao động thực tế. Các kỹ năng cốt lõi là :
o

Kỹ năng thông tin.


o

Kỹ năng giao tiếp.

o

Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức triển khai các hoạt động.

o

Kỹ năng hợp tác.

o

Kỹ năng giải quyết vấn đề.

o

Kỹ năng sử dụng công nghệ.

6


 Tiêu chuẩn ( Standard )
Theo TS. Nguyễn Đức Trí - Viện chiến lược và chương trình giáo dục: “Tiêu
chuẩn là những quy định về yêu cầu, chỉ tiêu được đặt ra tuân thủ những nguyên tắc
nhất định, dùng làm thước đo đánh giá hoạt động, công việc, sản phẩm, dịch vụ, v.v..
trong một lĩnh vực nhất định nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của con người.
Tiêu chuẩn thường do các tổ chức, cơ quan công nhận và ủy quyền hay có trách
nhiệm tiến hành xây dựng và ban hành. Tiêu chuẩn phải đáp ứng nhu cầu của cộng

đồng, của ngành hay lĩnh vực đời sống xã hội thông qua một q trình xây dựng, trong
đó việc lấy ý kiến và thảo luận rộng rãi với những người có knh nghiệm là địi hỏi có
tính ngun tắc bắt buộc.
Tiêu chuẩn là những chỉ tiêu được đưa ra để làm thước đo đánh giá , đo lường
hoạt động ,công việc….để đáp ứng nhu cầu sử dụng con người
 Tiêu chí ( Criteria )
- Tiêu chí là đặc trưng, chuẩn căn cứ để nhận biết, xếp loại các sự vật, các khái
niệm.[7]
- Tiêu chí là tính chất, dấu hiệu dựa vào phân biệt một vật, một khái niệm để phê
phán đánh giá.( Tự điển oxford )
- Tiêu chí gồm các chỉ số, mức độ yêu cầu và điều kiện về một thành phần cụ thể
của tiêu chí. Khi đào tạo cần xác định tiêu chí về những gì người lao động cần
thực hiện được ở nơi làm việc..[7]
Tiêu chí là những chuẩn thấp nhất hay những mục tiêu đề ra để đạt được khi thực
hiện công việc.
 Công việc ( Task )
Cơng việc gồm chuổi hoạt động mà tiến trình cơng việc này quan trọng, được
thực hiện để đạt được mục tiêu và có thể đưa ra rõ tiêu chí thực hiện nó.
Cơng việc là một hoạt động được định nghĩa từ lúc bắt đầu các thao tác đến lúc
kết thúc mà được quan sát gồm 2 hay nhiều bước để làm ra 1 sản phẩm, công việc phục
vụ, hay một quyết định trong một thời gian xác định hay nhiều công việc tạo ra nhiệm
vụ.

7


 Kỹ năng nghề ( Occupational skill )
Kỹ năng nghề là khả năng vận dụng có hiệu quả kiến thức, kỹ năng thực hành và
thái độ nghề nghiệp của một cá nhân vào thực hiện các nhiệm vụ công việc của một
nghề.



Chuẩn kỹ năng : ( skill Standards )
Là những tiêu chuẩn địi hỏi người lao động phải có kiến thức, kỹ năng cần thiết để

thực hiện thành công các yêu cầu của nghề nơi lao động.
Những tiêu chuẩn này phải được định rõ trong phạm vi nghề và do các người đại
diện của nghề đó. Những tiêu chuẩn này bao gồm các nhiệm vụ, cơng việc, tiêu chí thực
hiện cơng việc của nghề đó và các kiến thức, kỹ năng và khả năng cần thiết để thực hiện
công việc của nghề.
 Chuẩn kỹ năng nghề: ( Occupational standard skill )
Là hệ thống các yêu cầu, tiêu chí về các cơng việc của một nghề nào đó mà người
lao động cần thực hiện tốt nơi làm việc.
Trong khu vực và trên thế giới tiêu chuẩn kỹ năng nghề được dùng như là tiêu
chuẩn năng lực thực hiện. Tiêu chuẩn kỹ năng nghề gồm kiến thức và tiêu chuẩn kỹ
năng thực hành nghề được xây dựng cho từng công việc của nghề đó. Tuy nhiên chuẩn
kỹ năng nghề và chuẩn năng lực nghề hiểu chi tiết thì khơng như nhau, chuẩn năng lực
nghề địi hỏi ở người lao động ngồi những kỹ năng chuyên ngành cốt lõi cần cò những
kỹ năng mềm và những năng lực riêng của mỗi người để làm tốt công việc của nghề.
Tiêu chuẩn kỹ năng nghề là tập hợp các qui định tối thiểu về các công việc mà
người lao động cần phải làm, mức độ cần đạt được khi thực hiện các cơng việc đó tại
chổ làm việc thực tế ở cấp trình độ kỹ năng nghề tương ứng và những kiến thức cần
thiết làm cơ sở cho việc thực hiện các công việc trên.[10]
 Chuẩn năng lực nghề: ( Occupational competency standards )
Là những tiêu chuẩn rõ ràng, cụ thể, có mục đích và phạm vi công việc của nghề.
Mô tả, phản ảnh những mong đợi người lao động có khả năng thực hiện tốt, chuyên
nghiệp những nhiệm vụ nơi làm việc. Những yêu cầu năng lực bao gồm :
8



- Chuyên môn kỹ thuật : là những tiêu chuẩn kỹ năng nghề và kiến thức cần có để
thực hiện cơng việc.
- Quản lý tiến trình cơng việc : Khả năng lập kế hoạch, theo dõi, và giải quyết vấn
đề khi thực hiện công việc.
- Quan hệ giao tiếp : Mối quan hệ với khách hàng, nhóm cùng làm việc, đồng
nghiệp…
- Quản lý môi trường làm việc : Tạo môi trường làm việc tốt cho sức khỏe, an toàn

Vậy chuẩn năng lực nghề bao hàm chuẩn kỹ năng nghề, chuẩn kỹ năng nghề là
những tiêu chuẩn mà người lao động qua đào tạo cần đạt được để thực hiện tốt nơi làm
việc và chuẩn năng lực nghề là những tiêu chuẩn năng lực mà người lao động phải qua
đào tạo, huấn luyện và trải nghiệm để đạt được cho nghề đó.
 Khái niệm nghề Hộ sinh ( Midwifery )
Hộ sinh là nghề có nhiệm vụ giám sát, chăm sóc, tư vấn phụ nữ trong thời gian
mang thai, chuyển dạ, sau sanh, tiến hành đỡ đẻ và chăm sóc sơ sinh. Chăm sóc bao
gồm các biện pháp dự phịng, vận động đẻ thường, phát hiện các biểu hiện bất thường ở
mẹ và con, tìm kiếm trợ giúp y tế và thực hiện các biện pháp cấp cứu.
Người hộ sinh, theo WHO, ICM, và FIGO 2004 còn gọi là người đỡ đẻ có kỹ
năng được định nghĩa như sau: Là người có chuyên môn y tế đủ tiêu chuẩn – như hộ
sinh, bác sỹ, điều dưỡng- đã qua đào tạo, tập huấn, đủ trình độ, kỹ năng cần thiết để xử
trí các trường hợp mang thai, sinh đẻ và ngay sau sinh thơng thường ( khơng có biến
chứng ) cũng như phát hiện, xử trí, chuyển tuyến các trường hợp tai biến ở phụ nữ và trẻ
sơ sinh.
Hoạt động của người hộ sinh.
 Làm việc trong các cơ sở y tế, nhận nhiệm vụ từ các Bác sĩ hay đưa ra những
phán đóan, quyết định khi làm việc độc lập ở các trạm y tế.
 Trực tiếp chăm sóc phụ nữ mang thai, trong đẻ, sau đẻ, trẻ sơ sinh …..

9



 Phân cơng và lập các quy trình chăm sóc để quản lý q trình làm việc đạt
được mục đích.
 Chuẩn bị và xem xét việc thực hiện các tiến độ công việc.
 Phát triển kỹ năng tay nghề, tự đánh giá hiệu quả công việc theo những chuẩn
này.
Điều kiện làm việc của người hộ sinh
 Mối quan hệ giao tiếp.
o Có giao tiếp xã hội, tiếp xúc với sản phụ, khách hàng, với người quản lý cơ
sở.
o Thuyết phục người khác.
 Điều kiện làm việc.
Làm việc ở các cơ sở y tế : Bệnh viện, Trung tâm chăm sóc sức khoẻ
sinh sản, trạm y tế, Trung tâm dân số kế hoạch hóa gia đình…
 Cơng việc thực hiện.
Trực tiếp chăm sóc sản phụ trong thời gian mang thai, trong đẻ, sau đẻ và
trẻ sơ sinh, Tư vấn , thực hiện các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, hồn thành
cơng việc được phân cơng, hồn thành các cơng việc được giao một cách chu
đáo và chính xác; tránh để xảy ra các sự cố trong q trình chăm sóc.
 Giờ giấc làm việc.
 Làm việc tối thiểu 40 giờ/tuần.
 Làm ngày, trực đêm hay làm theo ca.
Phân loại người hộ sinh
Theo Luật dạy nghề số 76/2006 quy định có ba cấp trình độ đào tạo là Sơ cấp
nghề, Trung cấp nghề và Cao đẳng nghề. Riêng hiện nay trên cả nước đang tồn tại 3
cấp trình độ nghề hộ sinh :
 Cô đỡ thôn bản: thời gian đào tạo 18 tháng, chỉ đào đạo cho các vùng miền
núi, vùng sâu ( tương đương trình độ sơ cấp ).
( Người hộ sinh sơ cấp hiện nay khơng cịn đào tạo hình thức này nữa )
 Người hộ sinh trung cấp : thời gian đào tạo 2 năm.

 Người hộ sinh cao đẳng : thời gian đào tạo 3 năm.
10


×