Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm dưới dạng chữ viết hoặc ký tự trong môi trường internet theo pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRẦN LỰC

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Định hướng nghiên cứu
Mã số: 8380103

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thái Cường
Học viên: Trần Lực
Lớp: Cao học Luật - Khóa 32

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2022


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan luận văn thạc sĩ “Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm dưới
dạng chữ viết hoặc ký tự trong môi trường Internet theo pháp luật Việt Nam” là
cơng trình nghiên cứu khoa học do bản thân tôi thực hiện. Những tài liệu, số liệu
được sử dụng trong luận văn bảo đảm tính khách quan, chính xác. Những kết luận


khoa học của luận văn chưa từng được cơng bố trong bất kỳ cơng trình khoa học
nào khác.

Tác giả

Trần Lực


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ đầy đủ
Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung
năm 2017
Công ước Berne năm 1886 về bảo hộ các
tác phẩm văn học và nghệ thuật
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung
gian (Internet Service Provider)
Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi,
bổ sung năm 2009, 2019 và 2022
Nghị định số 22/2018/NĐ-CP của Chính
phủ ngày 23/02/2018 về quy định chi tiết
một số điều và biện pháp thi hành Luật
Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi,

Chữ viết tắt
BLHS

Công ước Berne

ISP


Luật SHTT

Nghị định 22/2018/NĐ-CP

bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí
tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền
liên quan
Quyền tác giả
Thông tư liên tịch số 07/2012/TTLTBTTTT-BVHTTDL ngày 19/6/2012 của
Bộ Thông tin và truyền thơng và Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch quy định về
trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp
dịch vụ trung gian trong việc bảo hộ
quyền tác giả và quyền liên quan trên
môi trường mạng Internet và mạng viễn
thông

QTG

TTLT số 07/2012


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ...........................................................................................................1
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI
TÁC PHẨM DƢỚI DẠNG CHỮ VIẾT HOẶC KÝ TỰ TRONG MÔI
TRƢỜNG INTERNET ...........................................................................................11
1.1. Khái quát về tác phẩm dƣới dạng chữ viết hoặc ký tự trong môi trƣờng
Internet .................................................................................................................11
1.1.1. Khái niệm và lịch sử hình thành tác phẩm dưới dạng chữ viết hoặc ký tự

trong môi trường Internet ...................................................................................11
1.1.2. Đặc điểm của tác phẩm dưới dạng chữ viết hoặc ký tự trong môi trường
Internet................................................................................................................17
1.1.3. Phân loại...................................................................................................20
1.2. Quyền tác giả đối với tác phẩm dƣới dạng chữ viết hoặc ký tự trong môi
trƣờng Internet ....................................................................................................21
1.2.1. Khái niệm quyền tác giả ...........................................................................21
1.2.2. Chủ thể được bảo hộ quyền tác giả ..........................................................22
1.2.3. Nội dung quyền tác giả trong môi trường Internet ..................................25
1.2.4. Các ngoại lệ và giới hạn quyền tác giả trong môi trường Internet .........29
1.3. Hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm dƣới dạng chữ viết
hoặc ký tự trong môi trƣờng Internet................................................................31
1.3.1. Hành vi xâm phạm quyền nhân thân đối với tác phẩm dưới dạng chữ viết
hoặc ký tự trong môi trường Internet .................................................................31
1.3.2. Hành vi xâm phạm quyền tài sản đối với tác phẩm dưới dạng chữ viết
hoặc ký tự trong môi trường Intenet ...................................................................38
1.3.3. Một số hành vi khác xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm dưới dạng
chữ viết hoặc ký tự trong môi trường Internet ...................................................45
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ....................................................................................47
CHƢƠNG 2. PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI
VỚI TÁC PHẨM DƢỚI DẠNG CHỮ VIẾT HOẶC KÝ TỰ TRONG MÔI
TRƢỜNG INTERNET VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN ..................................48
2.1. Quy định của pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với tác
phẩm dƣới dạng chữ viết hoặc ký tự trong môi trƣờng Internet ....................48
2.1.1. Khái niệm, đặc điểm của bảo hộ quyền tác giả........................................48
2.1.2. Điều kiện để tác phẩm dưới dạng chữ viết hoặc ký tự trong môi trường
Internet được bảo hộ ..........................................................................................50


2.1.3. Nguyên tắc bảo hộ quyền tác giả .............................................................51

2.1.4. Các biện pháp bảo hộ quyền tác giả trong môi trường Internet ..............53
2.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với
tác phẩm dƣới dạng chữ viết hoặc ký tự trong môi trƣờng Internet..............57
2.2.1. Bổ sung quy định liên quan đến thời hạn bảo hộ quyền nhân thân của tác
giả đối với tác phẩm dưới dạng chữ viết hoặc ký tự trong môi trường Internet
............................................................................................................................58
2.2.2. Hoàn thiện quy định về giới hạn quyền sao chép đối với tác phẩm dưới
dạng chữ viết hoặc ký tự trong môi trường Internet ..........................................59
2.2.3. Quy định cụ thể trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung
gian khi quyền tác giả đối với tác phẩm dưới dạng chữ viết hoặc ký tự trong
môi trường Internet bị xâm phạm .......................................................................61
2.2.4. Quy định cơ quan chuyên trách có thẩm quyền xử lý vi phạm quyền tác
giả đối với tác phẩm dưới dạng chữ viết hoặc ký tự trong môi trường Internet
............................................................................................................................65
2.2.5. Áp dụng “chữ ký điện tử” như một biện pháp công nghệ bảo vệ quyền tác
giả đối với tác phẩm dưới dạng chữ viết hoặc ký tự trong môi trường Internet
............................................................................................................................66
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ....................................................................................68
KẾT LUẬN CHUNG ..............................................................................................69


1

LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Con người đã sáng tạo ra các tác phẩm văn học, nghệ thuật từ rất lâu đời. Từ
khi lồi người có nền văn minh thì đã có các tác phẩm thi ca, văn học. Ban đầu, các
tác phẩm thi ca thường được truyền miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác, các tác
phẩm văn học thường tồn tại dưới các cuốn sách bằng đất sét, bằng da thú, bằng gỗ
khắc hoặc bằng giấy. Việc sao chép các tác phẩm thời kì này nếu muốn thực hiện sẽ

tốn nhiều công sức, chủ yếu bằng việc chép lại bằng tay.
Đến khoảng giữa thế kỷ XV, công nghệ và dây truyền in được áp dụng đại trà,
trở thành ngành công nghiệp tiềm năng ở châu Âu. Các tác phẩm văn học giờ đây
có thể được nhân bản một các dễ dàng hơn rất nhiều so với trước đây với hiệu suất
và chất lượng hầu như không thua kém tác phẩm gốc. Từ khoảng thế kỷ XIX đến
cuối thế kỷ XX, công nghệ analog1 được áp dụng đã đem lại những thay đổi lớn
trong các ngành cơng nghệ in ấn, giải trí. Các tác phẩm văn học, nghệ thuật khơng
cịn bị giới hạn trong các ấn phẩm in trên giấy. Công nghệ analog cũng làm cho việc
sao chép tác phẩm văn học, nghệ thuật trở nên dễ dàng hơn trước rất nhiều2. Các tác
phẩm văn học, sách có thế sao chụp nhanh chóng bởi các máy photocopy. Người
dân được tiếp cận dễ dàng hơn với các tác phẩm văn học, cùng với đó là tính
thương mại của các tác phẩm cao hơn và khả năng xâm phạm tới tác phẩm bằng
cách nhân bản trái phép cũng trở nên tiềm tàng hơn.
Từ cuối thế kỷ XX sang thế kỷ XXI, thế giới xuất hiện một làn sóng cơng
nghệ - làn sóng cơng nghệ số với sự ra đời và phổ cập của máy tính cá nhân và
mạng thơng tin tồn cầu (Internet). Mơi trường kỹ thuật số đã và đang dẫn đến sự
thay đổi một cách căn bản về cách thức sao chụp, sử dụng, trao đổi, lưu hành, phổ
biến các tác phẩm văn học, nghệ thuật3. Các tác phẩm dưới dạng chữ viết hoặc ký tự
cũng được số hóa cùng với sự phát triển của cơng nghệ. Có thể nói, mơi trường kỹ
thuật số góp phần quảng bá các tác phẩm dưới dạng chữ viết hoặc ký tự một cách

1

Analog hay cịn gọi là tín hiệu tương tự, là một dạng tín hiệu liên tục. Tương tự ở đây là có nghĩa là tín hiệu
lúc sau cũng có dạng tương tự về bản chất như lúc trước đó, tuy nhiên cường độ tín hiệu lúc sau sẽ khác so
với lúc trước.
2

Vũ Thị Phương Lan (2018), Bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số theo Điều ước quốc tế và
pháp luật Việt Nam (Sách chuyên khảo), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự Thật, trang 14 – 16.

3

Vũ Thị Phương Lan, tlđd (2), trang 20, 21.


2

rộng rãi và trực tiếp hơn tới công chúng. Với các tính năng phong phú của Internet
và phần mềm máy tính, các tác phẩm dưới dạng chữ viết hoặc ký tự có thể chuyển
thể một các thuận tiện và đầy sáng tạo, qua đó đem lại lợi ích nhiều hơn cho người
sáng tạo. Nhiều trang web hiện nay được lập ra để bán các ấn phẩm của nhiều tác
giả nổi tiếng về tri thức kèm theo đó có thể thơng tin và chia sẻ với nhiều bạn đọc
khác. Tác phẩm dưới dạng chữ viết hoặc ký tự trong môi trường Internet đang dần
chứng minh được những ưu điểm của mình và có thể dần thay thế thói quen của
người đọc trong tương lai.
Môi trường Internet thúc đẩy thị trường xuất bản tác phẩm dưới dạng chữ viết
hoặc ký tự phát triển nhưng cũng tạo điều kiện cho các hành vi xâm phạm quyền tác
giả (sau đây viết tắt là QTG) được thực hiện một cách dễ dàng hơn, tinh vi hơn với
việc khai thác sự phát triển của công nghệ với mức độ thiệt hại rất cao. Các hành vi
xâm phạm QTG này rất đa dạng, từ xâm phạm quyền tài sản như quyền sao chép,
quyền truyền đạt, phân phối tác phẩm đến quyền nhân thân như quyền công bố tác
phẩm, quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm,… đã đặt ra nhiều thách thức đối với
việc bảo hộ QTG, trong đó có nhiều thách thức về mặt pháp lý. Vấn đề bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ của các chủ sở hữu tác phẩm được số hóa hiện nay đã trở thành
vấn đề mà các nhà làm luật, không chỉ của Việt Nam mà các nước khác cũng rất
quan tâm.
Mặc dù đã có các quy định pháp luật điều chỉnh các vấn đề bảo hộ QTG đối
với tác phẩm dưới dạng chữ viết hoặc ký tự trong môi trường Internet nhưng pháp
luật Việt Nam và pháp luật quốc tế về bảo hộ QTG được xây dựng dựa trên một hệ
khái niệm riêng biệt, ví dụ như: tác giả, tác phẩm, thời hạn bảo hộ, quyền nhân thân,

quyền tài sản,… Các quy định của pháp luật về quyền nhân thân và quyền tài sản
của tác giả được áp dụng cho các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học nói
chung, khơng phân biệt tác phẩm dưới dạng chữ viết hoặc ký tự với các loại tác
phẩm khác cũng như khơng phân biệt hình thức định dạng tác phẩm dưới dạng chữ
viết hoặc ký tự (tác phẩm in truyền thống hay định dạng là tác phẩm số hoặc các tác
phẩm được số hóa). Tuy nhiên, sự hiện diện của mơi trường Internet có thể thay đổi
nhận thức về bản chất của các khái niệm, mà đặc thù của việc bảo hộ QTG đối với
tác phẩm dưới dạng chữ viết hoặc ký tự trong mơi trường Internet địi hỏi phải có sự
giải thích rõ ràng hơn để làm cơ sở cho việc xác định hành vi xâm phạm QTG và
rộng hơn là cho việc bảo hộ hiệu quả QTG trong mơi trường này. Bên cạnh đó, Việt


3

Nam chưa gia nhập một số điều ước quốc tế đa phương quan trọng trong lĩnh vực
QTG, trực tiếp điều chỉnh vấn đề bảo hộ QTG trong môi trường số và pháp luật
Việt Nam còn một số điểm chưa thực sự phù hợp với quy định của điều ước quốc tế
mà Việt Nam là thành viên cũng như chưa thực sự phù hợp với tình hình thực tế của
Việt Nam về bảo hộ QTG đối với tác phẩm dưới dạng chữ viết hoặc ký tự trong môi
trường Internet.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Bảo hộ quyền tác giả đối
với tác phẩm dưới dạng chữ viết hoặc ký tự trong môi trường Internet theo pháp
luật Việt Nam” để làm đề tài cho luận văn Thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong quá trình học tập, nghiên cứu, tác giả nhận thức rằng pháp luật về bảo
hộ QTG đối với tác phẩm dưới dạng chữ viết hoặc ký tự trong môi trường Internet
là một vấn đề phức tạp, phong phú và là vấn đề đang được thế giới quan tâm. Tuy
nhiên hiện nay, hầu như rất ít cơng trình nghiên cứu độc lập về vấn đề này, đa phần
bảo hộ QTG đối với tác phẩm dưới dạng chữ viết hoặc ký tự trong môi trường
Internet được đề cập một cách tổng thể trong các cơng trình nghiên cứu về bảo hộ

QTG. Tiêu biểu phải kể đến các cơng trình nghiên cứu sau:
Tại Việt Nam:
- Giáo trình, sách chun khảo, cơng trình nghiên cứu
+ Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2014), Giáo trình Luật sở
hữu trí tuệ (Tái bản có bổ sung), Nhà xuất bản Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam.
Giáo trình ghi nhận một cách khái quát các nội dung liên quan đến QTG và quyền
liên quan như: Khái niệm, đặc điểm, nội dung, đối tượng của QTG và quyền liên
quan; quy định của pháp luật Việt Nam về bảo hộ QTG và quyền liên quan. Tuy
nhiên, giáo trình chưa đi sâu nghiên cứu và tìm hiểu các khía cạnh của vấn đề.
+ Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân (2018), Giáo trình pháp luật sở hữu trí
tuệ, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc Dân cung cấp cho người đọc cái nhìn tổng
quát về các hành vi xâm phạm QTG. Trong đó, giáo trình đã phân tích những vấn
đề liên quan đến QTG như: Khái niệm, lịch sử hình thành QTG và các vấn đề pháp
lý liên quan đến QTG. Đồng thời, giáo trình cũng khẳng định tầm quan trọng của
việc xác định hành vi xâm phạm QTG và bảo hộ QTG. Tuy nhiên, để xác định hành


4

vi xâm phạm QTG và bảo hộ QTG trong môi trường Internet thì vẫn cịn mang tính
chất khái qt.
+ Quản Tuấn An (2009), Bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan trong môi
trường kỹ thuật số - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn Thạc sĩ, Trường
Đại học Luật Hà Nội. Cơng trình nghiên cứu đã phân tích cơ sở lý luận, quy định
của pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo hộ QTG, quyền liên quan trong mơi
trường kỹ thuật số. Bên cạnh đó, cơng trình đã chỉ ra thực tiễn xâm phạm QTG,
quyền liên quan trong môi trường kỹ thuật số, đánh giá những mặt tích cực đã đạt
được và những mặt hạn chế của pháp luật hiện hành, từ đó đưa các giải pháp và
phương hướng hoàn thiện pháp luật về bảo hộ QTG, quyền liên quan trong môi
trường kỹ thuật số. Đối tượng nghiên cứu của tác giả tương đối rộng, bao gồm cả

QTG và quyền liên quan trong môi trường kỹ thuật số đối với các tác phẩm nói
chung mà chưa đi sâu nghiêm cứu từng loại tác phẩm cụ thể. Ngồi ra, cơng trình
nghiên cứu đưa ra các giải pháp hồn thiện pháp luật một cách sơ sài, mang tính lý
luận chung, thiếu sự phân tích, so sánh, tiếp thu với pháp luật nước ngoài.
+ Vũ Thị Phương Lan (2018), Bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật
số theo Điều ước quốc tế và pháp luật Việt Nam (Sách chuyên khảo), Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia Sự thật. Tác phẩm phân tích các vấn đề lý luận về bảo hộ QTG
trong môi trường kỹ thuật số, quy định về bảo hộ QTG trong môi trường kỹ thuật số
trong các điều ước quốc tế, thực trạng bảo hộ QTG trong môi trường kỹ thuật số ở
một số quốc gia trên thế giới và ở Việt Nam. Tuy nhiên, tác phẩm chỉ đưa ra cái
nhìn tổng quan chung mà chưa đi sâu phân tích từng đối tượng bảo hộ QTG trong
môi trường kỹ thuật số.
+ Vương Tịnh Mạch (2003), Bảo hộ quyền tác giả theo pháp luật Việt Nam và
Hoa Kỳ từ góc nhìn so sánh, Luận văn Thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật
Thành phố Hồ Chí Minh. Cơng trình nghiên cứu đã khái qt và so sánh hệ thống
pháp luật và luật QTG của Việt Nam và Hoa Kỳ, phân tích đối tượng được bảo hộ,
các quyền của tác giả, chủ sở hữu QTG và quyền liên quan đến QTG; đăng ký bảo
hộ tác phẩm và xử lý vi phạm QTG theo pháp luật Việt Nam và Hoa Kỳ. Tuy nhiên,
cơng trình nghiên cứu ở thời điểm Việt Nam chưa có Luật sở hữu trí tuệ, quy định
về QTG được ghi nhận trong Bộ luật dân sự 1995 và Nghị định số 76-CP của Chính
phủ ngày 29/11/1996 hướng dẫn thi hành một số quy định về QTG trong Bộ luật
dân sự.


5

+ Nguyễn Thị Hồng Nhung (2015), Quyền tác giả trong không gian ảo, Nhà
xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Trong tác phẩm này, tác giả
phân tích các vấn đề lý luận và quy định của pháp luật xoay quanh vấn đề QTG
trong không gian ảo. Tuy nhiên, tác giả chỉ dừng lại ở việc nêu các quy định của

pháp luật, chưa có sự bình luận, đánh giá trên cơ sở thực tiễn áp dụng và so sánh với
pháp luật nước ngoài.
+ Đỗ Huỳnh Yến Vy (2020), Hành vi xâm phạm quyền tác giả trong môi
trường kỹ thuật số theo pháp luật Hoa Kỳ, Pháp và kinh nghiệm đối với Việt Nam,
Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Cơng trình
nghiên cứu đã phân tích khái niệm, đặc điểm, quy định pháp luật liên quan đến các
hành vi xâm phạm QTG trong môi trường kỹ thuật số cũng như thực tiễn diễn ra các
hành vi này ở Hoa Kỳ, Pháp. Thông qua đó, tác giả rút ra những kinh nghiệm và
đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong việc xác định và
xử lý các hành vi xâm phạm QTG trong môi trường kỹ thuật số. Đối tượng nghiên
cứu của tác giả là những hành vi xâm phạm QTG trong môi trường kỹ thuật số đối
với các tác phẩm nói chung mà chưa đi sâu nghiên cứu từng loại tác phẩm cụ thể.
Ngồi ra, cơng trình nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc tham khảo kinh nghiệm của Hoa
Kỳ và Pháp mà khơng có sự so sánh với pháp luật các nước khác.
- Bài báo, tạp chí
+ Vũ Thị Phương Lan (2017), “Môi trường kỹ thuật số và thách thức đối với
bảo hộ quyền tác giả”, Tạp chí Luật học, số 11/2017. Bài viết nghiên cứu, đánh giá
những thách thức mà kỷ nguyên kỹ thuật số đặt ra đối với QTG từ các góc độ: cơ sở
lý luận về QTG cũng như mục đích bảo hộ QTG; giải thích các khái niệm cơ bản
của QTG; mở rộng phạm vi đối tượng được bảo hộ QTG và vấn đề bảo vệ QTG.
Bài viết lần lượt bàn về khía cạnh lý luận, sự phát triển của việc bảo hộ QTG, các
yếu tố tạo thành môi trường kỹ thuật số và những thách thức của môi trường kỹ
thuật số đối với bảo hộ QTG mà không đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả bảo hộ QTG trong môi trường kỹ thuật số.
+ Nguyễn Thị Lâm Nghi (2018), “Trách nhiệm của các nhà cung cấp dịch vụ
Internet trong thực thi quyền tác giả trên môi trường mạng trực tuyến và đề xuất cho
Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 02 (358)/2018. Tác giả đã chỉ ra vai
trò của các nhà cung cấp dịch vụ Internet trong hệ thống pháp luật về thực thi QTG



6

tại Việt Nam, phương thức áp dụng trách nhiệm của các nhà cung cấp dịch vụ
Internet. Tác giả cho rằng thủ tục notice and notice như Canada áp dụng sẽ thích
hợp với Việt Nam trong việc xác định trách nhiệm của các nhà cung cấp dịch vụ
Internet. Tuy nhiên, bài viết chỉ dừng lại ở việc đánh giá trách nhiệm của các nhà
cung cấp dịch vụ Internet trong thực thi QTG nói chung, khơng đi sâu vào các đối
tượng cụ thể của QTG cũng như không đề cập đến các vấn đề khác liên quan đến
bảo hộ QTG.
+ Vũ Thị Hồng Yến (2019), “Quyền tác giả đối với tác phẩm trong môi trường
công nghiệp 4.0 tại các cơ sở giáo dục đại học”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 21
(397) tháng 11/2019. Bài viết đã khái quát về cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0 và
ảnh hưởng của nó đến QTG đối với tác phẩm, phân tích QTG đối với tác phẩm tại
các cơ sở giáo dục đại học trong trong thời đại cơng nghệ 4.0. Từ đó, tác giả đã đề
xuất các giải pháp bảo vệ QTG trong các cơ sở giáo dục đại học. Bài việc chỉ dừng
lại ở việc phân tích QTG đối với tác phẩm trong phạm vi môi trường đại học, các
giải pháp mà tác giả đề xuất khơng đi vào hướng hồn thiện hệ thống pháp luật mà
chỉ xoay quanh việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng, thay đổi phương thức giáo dục, nâng
cao an ninh truyền thông.
- Tài liệu hội thảo khoa học
+ Đỗ Khắc Chiến, “Về bảo hộ quyền tác giả trong môi trường Internet”, Tài
liệu hội thảo: Bảo hộ quyền tác giả trong môi trường số tại Việt Nam, Trường Đại
học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, 2014. Bài viết đi vào phân tích làm rõ các thuật
ngữ liên quan đến bảo hộ QTG trong môi trường Internet như: sao chép và truyền
dữ liệu trên Internet, bản sao tạm thời, quyền sao chép mà khơng đi vào diễn giải và
phân tích các quy định của pháp luật về QTG ở Việt Nam.
+ Lê Thị Nam Giang, “Những thách thức về mặt pháp lý trong bảo hộ quyền
tác giả trong môi trường Internet”, Tài liệu hội thảo: Bảo hộ quyền tác giả trong
môi trường số tại Việt Nam, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, 2014.
Bài viết đã liệt kê khung pháp luật về bảo hộ QTG trong môi trường Internet, đánh

giá thực trạng xâm phạm QTG và thách thức về mặt pháp lý đối với việc bảo hộ
QTG trên Internet tại Việt Nam. Từ đó, tác giả đã kiến nghị một số giải pháp nhằm
bảo hộ QTG trong môi trường Internet. Tuy nhiên, các giải pháp vẫn còn mang tính
khái quát, chưa đi sâu vào giải quyết các vấn đề pháp lý.


7

+ Nguyễn Thị Hải Vân, “Bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số Nghiên cứu kinh nghiệm áp dụng luật HADOPI của Cộng hòa Pháp”, Tài liệu hội
thảo: Bảo hộ quyền tác giả trong môi trường số tại Việt Nam, Trường Đại học Luật
Thành phố Hồ Chí Minh, 2014. Bài viết đã liệt kê các tác phẩm kỹ thuật số trong
môi trường mạng Internet, chỉ ra các hành vi xâm phạm, các kỹ thuật, cơng nghệ có
nguy cơ gây tổn hại đến QTG trên Internet. Từ đó, tác giả đã nêu lên vai trò và
phương thức hoạt động của HADOPI, hiệu quả và ý nghĩa đối với bảo hộ QTG trên
Internet khi áp dụng Luật HADOPI của Cộng hịa Pháp. Bài viết chưa có sự phân
tích, so sánh với pháp luật Việt Nam cũng như chưa đưa ra kiến nghị cụ thể nhằm
nâng cao khả năng bảo hộ QTG trong môi trường kỹ thuật số tại Việt Nam.
Tại nước ngồi:
Bên cạnh các cơng trình nghiên cứu trong nước thì hiện nay trên thế giới cũng
có một số cơng trình nghiên cứu, bài viết liên quan đến vấn đề này. Cụ thể như:
+ David L. Hayes (1998), Advanced copyright issues on the Internet, Texas
intellectual property law journal, Vol 7, 1998. Cơng trình nghiên cứu nhiều lĩnh vực
bao gồm cả vấn đề liên quan đến QTG trong môi trường kỹ thuật số. Nội dung cơng
trình xoay quanh việc thảo luận về QTG có liên quan đến việc sao chép, truyền tải,
sử dụng tác phẩm trong môi trường Internet, thêm vào đó là phân tích, bổ sung các
quy định về QTG đối với các hoạt động trên Internet.
+ Hombal, S G; Prasad (2012), “Digital copyright protection: issues in the
digital library environment”, Tạp chí Journal of Library and Information
Technology, số 32 (3). Bài viết bàn về vấn đề bảo vệ bản quyền kỹ thuật số trong
môi trường thư viện kỹ thuật số. Bài viết đã nêu lên lịch sử bản quyền; quá trình

hình thành và phát triển của kỹ thuật số; các loại vi phạm bản quyền trong thư viện
kỹ thuật số và đưa ra các biện pháp quản lý để bảo vệ bản quyền kỹ thuật số.
+ Lewis a. Kaplan (1998), Coryright and the internet, 22 Temp. Envtl. L. &
Tech. J. Bài viết trình bày sự tác động của mơi trường kỹ thuật số đối với QTG và
những vấn đề liên quan đến bảo hộ QTG trong môi trường kỹ thuật số.
+ Marlize Jansen (2004), Protecting copyright on the internet, 12 Juta’s Bus.
L. Bài viết trình bày tổng quan về các biện pháp kỹ thuật bảo vệ QTG của một tác
phẩm gốc trong môi trường kỹ thuật số, quy định của Hiệp ước Bản quyền WIPO,
Đạo luật bản quyền kỹ thuật số thiên niên kỷ (Digital Millennium Copyright Act


8

1998, gọi tắt là DMCA) ở Mỹ và chỉ thị của Hiệp hội thông tin ở Châu Âu về bảo
hộ QTG trong môi trường kỹ thuật số.
Trong các tác phẩm, cơng trình, bài viết nêu trên chủ yếu tập trung vào việc
bảo hộ QTG cho tất cả các tài sản sở hữu trí tuệ trên mạng Internet. Các tác phẩm,
cơng trình, bài viết nghiên cứu về bảo hộ QTG trong thời đại cơng nghệ vẫn cịn ít
cũng như chưa đi sâu nghiên cứu về vấn đề bảo hộ QTG đối với tác phẩm dưới
dạng chữ viết hoặc ký tự trong môi trường Internet. Trên cơ sở kế thừa những tác
phẩm, cơng trình, bài viết trước, tác giả tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu những quy
định của pháp luật và liên hệ thực tiễn áp dụng về bảo hộ QTG đối với tác phẩm
dưới dạng chữ viết hoặc ký tự trong mơi trường Internet theo pháp luật Việt Nam.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Với đề tài: “Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm dưới dạng chữ viết hoặc
ký tự trong môi trường Internet theo pháp luật Việt Nam”, tác giả muốn đi sâu
nghiên cứu những quy định của pháp luật về bảo hộ QTG đối với tác phẩm dưới
dạng chữ viết hoặc ký tự trong môi trường Internet, thực tiễn áp dụng những quy
định này. Trên cơ sở đó, đề xuất một số ý kiến nhằm góp phần hồn thiện pháp luật
sở hữu trí tuệ, bảo vệ tốt hơn quyền lợi cho chủ sở hữu QTG trong môi trường công

nghệ, hạn chế hơn nữa những tranh chấp phát sinh liên quan đến QTG nói chung và
QTG đối với tác phẩm dưới dạng chữ viết hoặc ký tự trong mơi trường Internet nói
riêng. Bên cạnh đó, tác giả hy vọng những giải pháp mà mình đưa ra thơng qua việc
nghiên cứu sẽ giúp pháp luật về sở hữu trí tuệ Việt Nam gần gũi hơn với pháp luật
sở hữu trí tuệ thế giới. Từ đó, đảm bảo hơn nữa quyền lợi của các tác giả liên quan
đến các tác phẩm do mình sáng tạo ra trong thời đại cơng nghệ và hội nhập.
Với mục đích trên, trong luận văn, tác giả tập trung giải quyết các nhiệm vụ
sau đây:
Thứ nhất, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về QTG và bảo hộ QTG đối với
tác phẩm dưới dạng chữ viết hoặc ký tự trong môi trường Internet.
Thứ hai, phân tích, đánh giá những quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ hiện
hành, đồng thời so sánh đối chiếu với pháp luật một số quốc gia trên thế giới và
điều ước quốc tế về bảo hộ QTG đối với tác phẩm dưới dạng chữ viết hoặc ký tự
trong môi trường Internet.


9

Thứ ba, nêu ra những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn áp dụng pháp luật sở
hữu trí tuệ hiện hành về bảo hộ QTG đối với tác phẩm dưới dạng chữ viết hoặc ký
tự trong môi trường Internet.
Thứ tư, đưa ra kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ
hiện hành về bảo hộ QTG đối với đối với tác phẩm dưới dạng chữ viết hoặc ký tự
trong môi trường Internet.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Giới hạn về không gian: Đề tài chỉ nghiên cứu trong phạm vi pháp luật Việt
Nam về bảo hộ QTG đối với tác phẩm dưới dạng chữ viết hoặc ký tự trong môi
trường Internet. Tuy nhiên, trong q trình nghiên cứu, tác giả cịn tìm hiểu pháp
luật về bảo hộ QTG đối với tác phẩm dưới dạng chữ viết hoặc ký tự trong môi

trường Internet của một số quốc gia và các điều ước quốc tế nhằm so sánh, đối
chiếu và rút ra kinh nghiệm cần học tập cho pháp luật Việt Nam.
Giới hạn về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu trong giới hạn pháp luật
Việt Nam từ thời điểm Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 có hiệu lực cho đến nay.
Những văn bản quy phạm pháp luật trước đó được viện dẫn nhằm mục đích so sánh,
đối chiếu với quy định hiện hành.
Giới hạn vấn đề: Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề pháp lý về bảo hộ
QTG đối với tác phẩm dưới dạng chữ viết hoặc ký tự trong môi trường Internet. Cụ
thể, luận văn nghiên cứu toàn diện các quy định của pháp luật hiện hành về bảo hộ
QTG đối với tác phẩm dưới dạng chữ viết hoặc ký tự trong môi trường Internet và
thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật để giải quyết các tranh chấp liên quan
đến QTG đối với tác phẩm dưới dạng chữ viết hoặc ký tự trong môi trường Internet
ở Việt Nam vào giai đoạn hiện nay.
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Ở chương 1, tác giả sử dụng phương pháp lịch sử, tổng hợp, thống kê các văn
bản luật thực định khi nghiên cứu những vấn đề mang tính lý luận. Cụ thể, luận văn
sẽ đi vào phân tích các khái niệm, đặc điểm, học thuyết, quan điểm pháp lý; tổng
hợp các bài viết, cơng trình nghiên cứu từ đó đánh giá dưới góc nhìn của tác giả về


10

những vấn đề cơ bản liên quan đến QTG đối với tác phẩm dưới dạng chữ viết hoặc
ký tự trong môi trường Internet.
Trong chương 2, phương pháp thống kê, phân tích đánh giá quy định của pháp
luật được sử dụng chủ yếu. Cụ thể, thông qua việc thống kê quy định của pháp luật,
so sánh với quy định một số nước, tác giả đánh giá những ưu và nhược điểm, cũng
như nhu cầu về xây dựng hoàn thiện chế định về bảo hộ QTG đối với tác phẩm dưới
dạng chữ viết hoặc ký tự trong môi trường Internet.
Phương pháp so sánh, chứng minh được tác giả sử dụng xuyên suốt luận văn.

Cụ thể, tác giả so sánh quy định hiện hành về bảo hộ QTG đối với tác phẩm dưới
dạng chữ viết hoặc ký tự trong môi trường Internet ở Việt Nam so với pháp luật một
số quốc gia và điều ước quốc tế. Từ những phân tích, tổng hợp, so sánh và đánh giá
thực tiễn, tác giả chứng minh sự cần thiết phải nghiên cứu và định hình rõ ràng dưới
góc độ lý luận và thực tiễn. Qua đó đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện các
quy định của pháp luật.
5. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo thì phần nội dung gồm 2
chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về quyền tác giả đối với tác phẩm dưới dạng
chữ viết hoặc ký tự trong môi trường Internet.
Chương 2: Pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm dưới
dạng chữ viết hoặc ký tự trong môi trường Internet và kiến nghị hoàn thiện.


11

CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI
VỚI TÁC PHẨM DƢỚI DẠNG CHỮ VIẾT HOẶC KÝ TỰ TRONG MÔI
TRƢỜNG INTERNET
1.1. Khái quát về tác phẩm dƣới dạng chữ viết hoặc ký tự trong môi
trƣờng Internet
Môi trường Internet xuất hiện đã và đang có tác động sâu sắc tới lĩnh vực bảo
hộ QTG. Đề có thể hiểu rõ và bảo hộ tốt tác phẩm dưới dạng chữ viết hoặc ký tự
trong mơi trường Internet thì yếu tố đầu tiên cần quan tâm là về khái niệm, lịch sử
hình thành và động lực thúc đẩy sự ra đời và phát triển của tác phẩm dưới dạng chữ
viết hoặc ký tự trong môi trường Internet; các đặc điểm cơ bản, đặc trưng của loại
tác phẩm này cũng như cách thức phân loại của nó.
1.1.1. Khái niệm và lịch sử hình thành tác phẩm dưới dạng chữ viết hoặc ký
tự trong môi trường Internet

Vào thế kỷ XX, sự ra đời của máy tính cá nhân và các thiết bị sao chụp hình
ảnh (máy scan) đã mở ra một thời kỳ mới của tác phẩm dưới dạng chữ viết hoặc ký
tự. Một dạng thức lưu trữ mới ra đời là dữ liệu điện tử. Tác phẩm dưới dạng chữ
viết hoặc ký tự được trình bày thành các dữ liệu điện tử trên màn hình số, nghĩa là
nội dung tác phẩm được số hóa thành tín hiệu điện và thể hiện trên một thiết bị điện
tử nào đó. Trong thời kỳ này muốn đọc được tác phẩm đã được số hóa, người đọc
phải dùng máy tính cá nhân, một thiết bị cồng kềnh và khó mang theo. Do đó, tác
phẩm dưới dạng chữ viết hoặc ký tự in trên giấy còn giữ nguyên các đặc điểm nổi
trội là dễ dàng sử dụng và vẫn là phương tiện chủ yếu để truyền bá tri thức.
Tuy nhiên, từ cuối thế kỷ XX sang thế kỷ XXI xuất hiện một làn sóng cơng
nghệ - làn sóng cơng nghệ với sự ra đời và phổ cập của máy tính cá nhân và mạng
thơng tin tồn cầu Internet. Môi trường kỹ thuật số đã và đang đem đến sự thay đổi
một cách căn bản về cách thức sao chụp, sử dụng, trao đổi, lưu hành, phổ biến các
tác phẩm văn học, nghệ thuật4. Các thiết bị đọc được cải tiến trở nên nhỏ gọn và
tiện dụng hơn, cùng với đó là sự ra đời của Internet giúp cho việc truyền đạt và phổ
biến thông tin trở nên dễ dàng hơn mà không cần sử dụng vật liệu giấy.

4

Vũ Thị Phương Lan, tlđd (2), trang 20 và 21.


12

Sự ra đời của Internet: Năm 1955, một hệ thống mạng thơng tin nhằm mục
đích thương mại lần đầu tiên xuất hiện trên thế giới được thực hiện bởi IBM5. Nó đã
kết nối 1200 máy điện báo trên khắp Hoa Kỳ nhằm mục đích đặt chỗ cho các
chuyến bay của hãng hàng không American Airlines. Nhờ vào cuộc cách mạng
công nghệ và thơng tin, những hệ thống mạng khép kín6 đã dần dần chiếm lĩnh vị trí
quan trọng trong việc tổ chức hoạt động của các doanh nghiệp phục vụ cho những

hoạt động thương mại hay tài chính quốc tế. Trong những năm 1960, Bộ Quốc
phòng Hoa Kỳ đã sử dụng hệ thống ARPANET (Avanced Research Projects
Agency Network) để phát triển phương thức liên lạc thông tin mới, Internet bắt đầu
được hình thành. Từ năm 1980, mạng ARPANET kết nối với một số mạng khác và
mở rộng phạm vi người sử dụng theo phương thức TCP/IT7. Năm 1993 và 1994,
mạng tồn cầu (world wide web (WWW)) chính thức được thiết lập cùng với các tổ
chức vận hành Internet. Vào những năm 1970, mới chỉ có 3 mạng vận hành trên
Internet thì cho tới năm 1996, con số đó đã tăng lên 50.000. Ngày nay, con số đó
khơng thống kê hết được. Khơng có một tổ chức đơn lẻ nào kiểm sốt hồn tồn
Internet và Internet cũng khơng có một cơ sở tập trung dữ liệu duy nhất8.
Cuộc cách mạng công nghệ thông tin ở Việt Nam9: Từ những năm “đổi
mới” ở Việt Nam, việc sử dụng máy tính trở nên ngày càng rộng rãi tuy ít nhiều
mang tính chất tự phát. Ở giai đoạn này, việc sử dụng Internet ở Việt Nam vẫn chưa
được phổ biến. Trong giai đoạn năm 2000, số lượng máy tính cá nhân trong tương
quan với dân số Việt Nam vẫn còn khá khiêm tốn khi so sánh với các quốc gia khác

5

IBM, viết tắt của International Business Machines, là một tập đồn về cơng nghệ máy tính đa quốc gia có
trụ sở tại Armonk, New York, Mỹ. IBM được thành lập năm 1911 tại Thành phố New York, lúc đầu có tên là
Computing Tabulating Recording (CTR) và đổi thành International Business Machines vào năm 1924.
6

Mạng khép kín là hệ thống mạng mà việc truy cập của nó chỉ được giới hạn trong một vùng địa lý cụ thể
hoặc cho một chức năng cụ thể. Đó chính là hệ thống mạng nội bộ trong cơng ty hoặc cơ quan hành chính.
Trái với mạng khép kín, mạng mở là hệ thống mạng mà mọi người đều có thể truy cập vào.
7

TCP/IP là viết tắt của cụm từ Transmission Control Protocol/internet Protocol. TCP/IP điều khiển truyền
thông giữa tất cả các máy tính có kết nối internet. Cụ thể hơn, TCP/IP chỉ rõ cách thức đóng gói thơng tin

(hay cịn gọi là gói tin), đượcgửi và nhận bởi các máy tính có kết nối với nhau. TCP/IP được phát triển vào
năm 1978 bởi Bob Kahn và Vint Cerf.
8

Nguyễn Thị Hồng Nhung (2015), Quyền tác giả trong không gian ảo, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh, trang 13 và 14.
9

Nguyễn Thị Hồng Nhung, tlđd (8), trang 15 và 16.


13

trong khu vực Đông Nam Á10. Từ năm 2010 đến nay, Việt Nam đã liên tục đứng
top 20 quốc gia có người dùng Internet lớn nhất thế giới với tỷ lệ hơn 30% dân số11.
Tác phẩm dưới dạng chữ viết hoặc ký tự trong môi trường Internet là sản
phẩm của q trình phát triển các cơng nghệ điện tử. Tác phẩm dưới dạng chữ viết
hoặc ký tự trong môi trường Internet bên cạnh những đặc điểm riêng biệt thì nó vẫn
giữ lại một số đặc điểm của tác phẩm in trên giấy truyền thống, như một nguồn tài
liệu để nâng cao tri thức, bồi dưỡng thẩm mỹ, đạo đức, quan điểm sống cho con
người trong các thời đại.
Rõ ràng, muốn bảo hộ QTG đối với tác phẩm dưới dạng chữ viết hoặc ký tự
trong mơi trường Internet thì phải hiểu rõ khái niệm “tác phẩm dưới dạng chữ viết
hoặc ký tự” là gì và nó được thể hiện như thế nào trong mơi trường Internet? Có
một sự thật là trong pháp luật Việt Nam và trong các tài liệu liên quan khơng có nêu
lên định nghĩa trực tiếp như thế nào là một tác phẩm dưới dạng chữ viết hoặc ký tự
trong môi trường Internet mà chỉ dừng lại ở định nghĩa tác phẩm là gì. Tại khoản 7
Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 và 2022
(sau đây viết tắt là Luật SHTT) có quy định: “Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong
lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình

thức nào”. Quy định này hoàn toàn phù hợp với khoản 1 Điều 2 Công ước Berne
năm 1886 về Bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật (sau đây viết tắt là Công
ước Berne): “Thuật ngữ “Các tác phẩm văn học và nghệ thuật” bao gồm tất cả các
sản phẩm trong lĩnh vực văn học, khoa học và nghệ thuật, bất kỳ được biểu hiện
theo phương thức nào, chẳng hạn như sách, tập in nhỏ và các bản viết khác, các bài
giảng, bài phát biểu, bài thuyết giáo và các tác phẩm cùng loại;…”. Theo quy định
của khoản 1 Điều 2 Luật Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc: “Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo
nguyên gốc thể hiện tâm tư tình cảm của con người”12. Cịn theo Điều 4 Luật Bản
quyền Estonia: “Nhằm mục đích của luật này, tác phẩm là bất cứ thành quả nguyên
gốc nào trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật hoặc khoa học được thể hiện dưới một

10

Khoảng cuối năm 1997, ở Việt Nam, tỷ lệ giữa máy tính cá nhân và dân số là 5,19/1000, xấp xỉ tỷ lệ với
Indonesia (5/1000); trong khi đó ở Malaysia là 11/1000 và Singapore là 80/1000.
11

Theo thống kế của Trung tâm Internet Việt Nam VNNIC, năm 2012, số lượng người sử dụng Internet là
31.304.211 người, chiếm khoảng 35,58%.
12

Nguyễn Thái Cường (2020), Bình luận bản án quyền tác giả - Góc nhìn pháp luật Hoa Kỳ, Pháp, Nhật
Bản, Hàn Quốc, Nhà xuất bản Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam, trang 33.


14

hình thức khách quan có thể nhận biết được và sao chép được dưới hình thức này
hoặc trực tiếp hoặc bằng các thiết bị kỹ thuật. Một tác phẩm có tính nguyên gốc nếu
là thành quả sáng tạo trí tuệ của chính tác giả”. Theo tác giả Trần Văn Nam, “tác

phẩm là các sản phẩm trí tuệ do cá nhân/ những cá nhân trực tiếp sáng tạo ra trong
lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học được thể hiện bằng bất kỳ phương thức
hay hình thức nào thơng qua một dạng vật chất nhất định”13.
Theo điểm a khoản 1 Điều 14 Luật SHTT, tác phẩm văn học, nghệ thuật và
khoa học thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác được bảo hộ bao gồm: tác
phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện
dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác. Và theo Điều 7 Nghị định số 22/2018/NĐ-CP
của Chính phủ ngày 23/02/2018 về quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi
hành Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Sở hữu trí tuệ năm 2009 về QTG, quyền liên quan (sau đây viết tắt là Nghị định
22/2018/NĐ-CP), tác phẩm thể hiện dưới dạng ký tự khác quy định tại điểm a
khoản 1 Điều 14 của Luật SHTT là tác phẩm thể hiện bằng chữ nổi cho người
khiếm thị, ký hiệu tốc ký và các ký hiệu tương tự thay cho chữ viết mà các đối
tượng tiếp cận có thể sao chép được bằng nhiều hình thức khác nhau. Cùng với sự
phát triển của khoa học, công nghệ, sự ra đời của mạng Internet, tác phẩm văn học,
nghệ thuật và khoa học thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự được số hóa thành
các tín hiệu điện và được đưa vào mạng Internet. Người đọc có thể tiếp cận các tác
phẩm thông qua các thiết bị đọc như máy tính cá nhân, smartbook, điện thoại di
động, … Riêng các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng chữ nổi
cho người khiếm thị, vì tính đặc biệt của loại tác phẩm này được tạo ra dành riêng
cho người khiếm thị, nếu số hóa loại tác phẩm này đưa vào mơi trường Internet thì
sẽ khơng thể phát huy giá trị sử dụng của tác phẩm. Người khiếm thị sẽ không thể
đọc được các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng chữ nổi khi
số hóa các tác phẩm này. Cho nên, trên thực tế các tác phẩm văn học, nghệ thuật và
khoa học thể hiện bằng chữ nổi cho người khiếm thị khơng được số hóa và xuất bản
dưới hình thức điện tử.

13

Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân (2018), Giáo trình pháp luật sở hữu trí tuệ, Trần Văn Nam – Nguyễn

Thị Hồng Hạnh, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc Dân, trang 52.


15

Theo quy định tại khoản 9 Điều 4 Luật Xuất bản 2012, xuất bản phẩm điện tử
là xuất bản phẩm dưới các hình thức sách in; tranh, ảnh, bản đồ, áp – phích, tờ rơi,
tờ gấp; các loại lịch; bản ghi âm, ghi hình có nội dung thay sách hoặc minh họa cho
sách được định dạng số và đọc, nghe, nhìn bằng phương tiện điện tử. Xuất bản
phẩm điện tử gồm 02 (hai) loại: a) Được chuyển sang hình thức điện tử từ xuất bản
phẩm đã được xuất bản hợp pháp dưới hình thức khác; b) Được tạo lập bằng
phương thức điện tử, chưa được xuất bản dưới hình thức khác và có quyết định xuất
bản của tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản hoặc giấy phép xuất bản tài liệu
không kinh doanh của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản14.
Như vậy, chúng ta có thể hiểu rằng: tác phẩm dưới dạng chữ viết hoặc ký tự
trong môi trường Internet là tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo
trình và tác phẩm khác thể hiện dưới dạng chữ viết, ký hiệu tốc ký và các ký hiệu
tương tự thay cho chữ viết mà các đối tượng tiếp cận có thể sao chép được bằng
nhiều hình thức khác nhau, được định dạng số và đọc, nghe, nhìn bằng phương tiện
điện tử. Tác phẩm dưới dạng chữ viết hoặc ký tự trong môi trường Internet có thể là
tác phẩm được xuất bản như một ấn phẩm in, sau đó được số hóa bằng phương
thức điện tử hoặc là tác phẩm được tạo lập bằng phương thức điện tử và chưa được
xuất bản dưới hình thức khác.
Để hình dung cụ thể hơn về tác phẩm dưới dạng chữ viết hoặc ký tự trong môi
trường Internet, chúng ta sẽ đi vào phân tích sự khác nhau cơ bản giữa tác phẩm
dưới dạng chữ viết và tác phẩm dưới dạng ký tự:
Thứ nhất, tác phẩm dưới dạng chữ viết là tác phẩm mà tác giả sử dụng chữ
viết để thể hiện nội dung tác phẩm nhằm truyền tải thơng tin đến người đọc. Chúng
ta có thể hiểu chữ viết là hệ thống các ký hiệu để ghi lại ngôn ngữ theo dạng văn
bản, là sự miêu tả ngôn ngữ thông qua việc sử dụng các ký hiệu hay các biểu tượng.

Nó phân biệt với sự minh họa như các phác họa trong hang động hay các tranh vẽ,
đây là các dạng ghi lại ngôn ngữ theo các phương tiện truyền đạt phi văn bản. Chữ
viết có quan hệ mật thiết với ngôn ngữ nhưng không đồng nhất với ngơn ngữ.
Người ta có thể khơng biết chữ nhưng vẫn có ngơn ngữ để giao tiếp. Nhiều dân tộc
có ngơn ngữ riêng nhưng vẫn chưa có chữ viết. Tác phẩm thể hiện dưới dạng chữ

14

Khoản 1 Điều 19 Nghị định 195/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật
Xuất bản.


16

viết là tác phẩm tương đối phổ biến, thông dụng hiện nay, nó phù hợp với hầu hết
tất cả mọi người.
Ví dụ: Các tác phẩm văn học như: Tắt Đèn (Ngơ Tất Tố), Số Đỏ (Vũ Trọng
Phụng),…; giáo trình của Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh; Và trong
thực tiễn xét xử, tại bản án số 27/2020/KDTM-PT ngày 21/9/2020 của Tòa án Nhân
dân Cấp cao tại Hà Nội tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, ơng Nguyễn Văn N đã
khởi kiện Công ty TNHH Một thành viên V đã xâm phạm quyền tác giả của ông đối
với tác phẩm “Phương án in và phát hành xổ số sử dụng hiệu quả, tiết kiệm chi phí
in vé xổ số”. Tòa án đã nhân định tác phẩm “Phương án in và phát hành xổ số sử
dụng hiệu quả, tiết kiệm chi phí in vé xổ số” là loại hình tác phẩm viết. Trong tác
phẩm này ông Nguyễn Văn N đã trình bày cách in, phát hành và mẫu vé số mới.
Tòa án đã so sánh “mẫu vé số mới” của ông Nguyễn Văn N với mẫu vé số do Cơng
ty TNHH Một thành viên V cung cấp cho Tồ án và phát hiện một số điểm khác
biệt như sau: (1) Mẫu xổ số của ơng Nguyễn Văn N thì ghi Xổ Số KIẾN THIẾT
MIỀN BẮC còn mẫu xổ số của Công ty TNHH Một thành viên V ghi XỒ SỐ TỰ
CHỌN; (2) Trong tác phẩm của ơng N có 2 phần: (Phần 1) Phần cuống vé giữ lại và

(Phần 2) phần vé số giao cho người mua, cịn Cơng ty TNHH Một thành viên V chỉ
có (1) phần vé số giao cho người mua, (2) cuống vé giữ lại được lưu trong hệ thống
máy tính. (3) Trong vé số của ơng Nguyễn Văn N khơng có hàng ơ để người mua tự
chọn cặp số còn trong vé số của Cơng ty V thì có các loại xổ số điện tốn khác
nhau, trong đó người mua có thể chọn số cố định hoặc có thể u cầu hệ thống máy
tính tự chọn. (4) Trong tác phẩm của ông N mặt sau khơng in gì cịn mẫu vé xổ số
của Cơng ty V có in nội dung những điều cần biết … và cịn nhiều điểm khác nhau
khác. Do đó, Tịa án tuyên bố Công ty TNHH Một thành viên V không xâm phạm
QTG đối với tác phẩm “Phương án in và phát hành xổ số sử dụng hiệu quả, tiết
kiệm chi phí in vé xổ số” và bác bỏ yêu cầu của ông Nguyễn Văn N.
Thứ hai, tác phẩm dưới dạng ký tự là tác phẩm mà tác giả sử dụng các ký tự
như: ký hiệu tốc ký và các ký hiệu tương tự thay cho chữ viết để thể hiện nội dung
tác phẩm nhằm truyền tải thông tin đến người đọc. Ký tự có thể hiểu là ký hiệu
nguyên tố trong một tập hợp các ký hiệu đã được thống nhất, nhằm thể hiện một ký
tự có thể đọc được cho mục đích viết. Ký tự được coi là dấu hiệu duy nhất cộng lại
với cách đánh vần của một từ hoặc đóng góp vào một ý nghĩa cụ thể của những gì
được viết, với ý nghĩa đó phụ thuộc vào cách sử dụng văn hóa và xã hội. Tốc ký hay


17

ghi nhanh, ghi tắt là việc thực hành ghi chép thơng tin một cách nhanh chóng nhất
thơng qua việc ghi vắn tắt các ký tự với những phương pháp tăng tốc độ viết. Tốc
ký sẽ giúp tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn từ những bài giảng hay phát biểu quá dài
dòng. Như vậy, tác phẩm thể hiện dưới dạng ký tự là tác phẩm sử dụng các ký hiệu
nguyên tố trong tập hợp các ký hiệu đã được thống nhất thay thế cho chữ viết để thể
hiện nội dung tác phẩm. Các ký hiệu tương tự thay cho chữ viết phải là các ký hiệu
mà các đối tượng tiếp cận có thể sao chép được bằng nhiều hình thức khác nhau.
Ví dụ: Tác phẩm được tác giả thể hiện bằng các ký tự đặc biệt thay cho chữ
viết mà tác giả và người xem tác phẩm đã có sự thống nhất từ nội dung thể hiện của

các ký tự đó và chỉ có những người hiểu được nội dung thể hiện của ký tự đặc biệt
này mới có thể hiểu được tác phẩm đó.
Tóm lại, tác phẩm dưới dạng chữ viết và tác phẩm dưới dạng ký tự khác nhau
cơ bản ở hình thức thể hiện của tác phẩm. Tác phẩm dưới dạng chữ viết sử dụng
chữ viết để thể hiện nội dung của tác phẩm còn tác phẩm dưới dạng ký tự thì sử
dụng các loại ký tự khác thay thế cho chữ viết để thể hiện nội dung tác phẩm.
1.1.2. Đặc điểm của tác phẩm dưới dạng chữ viết hoặc ký tự trong môi
trường Internet
Tác phẩm dưới dạng chữ viết hoặc ký tự trong môi trường Internet là tác phẩm
văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và các tác phẩm khác được thể hiện
dưới dạng chữ viết hoặc ký tự được số hóa thành tín hiệu điện và thể hiện trên một
thiết bị điện tử nào đó. Do đó, tác phẩm dưới dạng chữ viết hoặc ký tự trong môi
trường Internet sẽ mang những đặc điểm chung của tác phẩm thơng thường, đó là:
Thứ nhất, tác phẩm là kết quả của sự sáng tạo trực tiếp của con người, là sản
phẩm trí tuệ do con người sáng tạo ra. Tác giả tự mình sáng tạo ra tác phẩm chứ
không phải sao chép đặc trưng tác phẩm của người khác, bởi vậy tác phẩm sẽ mang
dấu ấn cá nhân của tác giả. Tác phẩm là kết quả của q trình hoạt động trí não của
tác giả, bằng kinh nghiệm của bản thân và các yếu tố hỗ trợ khác tạo ra một cách
độc lập, chứa đựng một hàm lượng chất xám nhất định chứ không phải ăn cắp thành
quả lao động của người khác.
Thứ hai, tác phẩm là sản phẩm trí tuệ nguyên gốc mang đặc trưng riêng biệt
của người sáng tạo. Tác phẩm gốc là tác phẩm có xuất xứ trực tiếp từ q trình lao
động của tác giả mà không phải sao chép từ một tác phẩm đã có. Để xác định một


18

tác phẩm có phải là tác phẩm gốc hay khơng, chúng ta dựa trên cơ sở: (i) nếu tác
phẩm chứa đựng sự sao chép từ một hoặc một số tác phẩm có trước mà dấu ấn cá
nhân hoặc tính cách riêng biệt của tác giả khơng cịn thể hiện trong tác phẩm nữa thì

tác phẩm khơng coi là tác phẩm gốc; (ii) nếu toàn bộ hoặc một phần quan trọng của
một tác phẩm có trước và đang được bảo hộ bị chiếm đoạt để sử dụng trong một tác
phẩm khác, tức là bị sao chép sang một tác phẩm khác thì trong trường hợp này có
sự xâm phạm QTG đối với tác phẩm trước đó15. Do vậy, tính ngun gốc là đặc
điểm quan trọng của tác phẩm để phân biệt với bản gốc của tác phẩm (bản thảo viết
tay hoặc tranh) hoặc để phân biệt bản gốc với những tác phẩm phái sinh.
Thứ ba, tác phẩm được thể hiện thông qua một dạng vật chất nhất định, hay
nói cách khác tác phẩm phải được định hình trong một “phương tiện thể hiện” cụ
thể. Tác phẩm phải được cố định dưới một hình thức nhất định, có thể sao, in được
và làm cho người khác có thể nhìn thấy, sờ thấy và thơng qua đó cơng chúng có thể
biết đến sự tồn tại của tác phẩm.
Bên cạnh việc chứa đựng những đặc điểm chung thông thường của một tác
phẩm, tác phẩm dưới dạng chữ viết hoặc ký tự trong môi trường Internet còn mang
một số đặc điểm riêng biệt như:
Thứ nhất, tác phẩm dưới dạng chữ viết hoặc ký tự trong mơi trường Internet
được cấu tạo từ các tính hiệu điện nên có thể được định dạng theo nhiều cách khác
nhau, có thế là định dạng “đóng” hoặc định dạng “mở”. Nếu định dạng dưới các
định dạng đóng như pdf, epub16… thì tác phẩm dưới dạng chữ viết hoặc ký tự trong
mơi trường Internet được mã hóa khiến cho người dùng chỉ có thể đọc mà khơng
thể sao chép tác phẩm. Ở trường hợp này, khi sao chép các dữ liệu của tác phẩm,
người đọc chỉ có thể sao chép nguyên bản tác phẩm mà không thể thay đổi bất kỳ
nội dung nào. Do đó, có thể đảm bảo được tính toàn vẹn của tác phẩm. Ngược lại,
nếu được định dạng dưới định dạng mở, người đọc ngoài việc được đọc tác phẩm
cịn có thế biên tập, sao chép, viết lại,… làm thay đổi hình thức và nội dung của tác
phẩm ban đầu. Khi đó, tính tồn vẹn của tác phẩm không được bảo đảm.

15

Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân (2018), Giáo trình pháp luật sở hữu trí tuệ, Trần Văn Nam – Nguyễn
Thị Hồng Hạnh, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc Dân, trang 49.

16

“Lâm Văn Bé, Tương lai của sách in và sách điện tử”, tại địa chỉ: />truy cập ngày 01/09/2022.


19

Thứ hai, một bản tác phẩm dưới dạng chữ viết hoặc ký tự được số hóa hay
sáng tác dưới hình thức điện tử lưu trữ trong môi trường Internet chỉ chiếm một
phần dung lượng rất nhỏ, dung lượng chỉ khoảng vài megabite (MB) cho đến vài
Gigabite (GB). Trong khi đó, một thiết bị đọc có khả năng lưu trữ hàng chục đến
hằng trăm ngàn tác phẩm, tương tự với sức chứa của một thư viện. Như vậy, việc
lưu giữ tác phẩm dưới dạng chữ viết hoặc ký tự dưới hình thức điện tử có thể tiết
kiệm được khơng gian và chi phí lưu trữ hơn nhiều so với tác phẩm in trên giấy.
Điều này cũng mở rộng khả năng lưu trữ các tác phẩm và biến môi trường Internet
trở thành nguồn thư viện số lưu trữ vô hạn các tác phẩm đã được số hóa.
Thứ ba, tác phẩm dưới dạng chữ viết hoặc ký tự được số hóa hay sáng tác dưới
hình thức điện tử có tính tiện dụng hơn tác phẩm xuất bản dưới dạng in. Là dữ liệu
điện tử, tác phẩm dưới dạng chữ viết hoặc ký tự trong mơi trường Internet có thể
“tương tác trực tiếp” với người đọc dưới dạng văn bản, hình ảnh, âm thanh; có thể
điều chỉnh kích cỡ cho phù hợp với người đọc. Bên cạnh đó, do là dữ liệu điện tử
nên các tác phẩm này sẽ dễ dạng được tìm kiếm và phân loại theo nhiều tiêu chí
khác nhau như: theo tác giả, nhà xuất bản, thời điểm xuất bản, thể loại tác phẩm,…
trong môi trường Internet. Với sự phát triển của công nghệ, các thiết bị đọc cũng
dần được cải tiến trở nên nhỏ gọn và thích hợp cho việc đọc sách mọi lúc, mọi nơi
(như máy tính xách tay, máy tính bỏ túi – pocket PC, ipad và máy điện thoại,…)
trong khi các tác phẩm in có kích thước to và khối lượng nặng sẽ khiến việc mang
theo bên mình trở nên khó khăn17.
Thứ tư, bên cạnh những ưu điểm thì tác phẩm dưới dạng chữ việt hoặc ký tự
trong mơi trường Internet cũng có những nhược điểm, mà nhược điểm lớn nhất là

rất dễ bị sửa chữa, cắt xén, sao chép từ thiết bị điện tử này sang thiết bị điện tử khác
hoặc đăng tải lên các trang mạng. Với tác phẩm xuất bản dưới dạng ấn phẩm in
thơng thường, từ một bản gốc, người ta có thể sao chép một số hữu hạn các bản sao,
việc sao chép các tác phẩm cũng cần được đăng ký với cơ quan nhà nước để quản
lý. Khi tác phẩm xuất bản dưới dạng ấn phẩm in bị sao chép bất hợp pháp thì chất
lượng bản in cũng kém hơn nhiều so với bản gốc và số lượng bản sao cũng trong
một con số có hạn. Sao chép dưới hình thức này tốn rất nhiều thời gian, công sức và

17

“Lâm Văn Bé, Tương lai của sách in và sách điện tử”, tại địa chỉ: />truy cập ngày 01/09/2022.


×