Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trong môi trường internet ở việt nam và kinh nghiệm từ một số quốc gia trên thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ MỸ HẠNH

BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM
ÂM NHẠC TRONG MÔI TRƢỜNG INTERNET
Ở VIỆT NAM VÀ KINH NGHIỆM TỪ MỘT SỐ
QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI

Chuyên ngành

: Luật Dân sự và TTDS

Mã số

: 8380103

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
(Định hƣớng nghiên cứu)

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Thị Hải Yến.

H N i – 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của


riêng tôi.
Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công
trình nào khác. Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng,
được trích dẫn đúng theo quy định.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của luận văn này.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Mỹ Hạnh


LỜI CẢM ƠN
Học viên xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Giảng viên, PGS.TS
Vũ Thị Hải Yến – Phó trưởng Khoa Pháp luật Dân sự - Trường Đại học Luật
Hà Nội. Sự chỉ bảo và hướng dẫn tận tình của cô trong suốt quá trình nghiên
cứu và thực hiện luận văn đã tạo điều kiện thuận lợi cho em có được công
trình nghiên cứu hoàn thiện như ngày hôm nay. Em xin trân trọng cảm ơn cô.
Học viên cũng xin được gửi lời cảm ơn đến các thầy cô đang giảng dạy,
công tác tại Khoa Pháp luật Dân sự Trường Đại học Luật hà Nội. Nhờ những
kiến thức mà các thầy cô truyền đạt trong suốt quá trình học tập mà học viên
có nền tảng kiến thức để hoàn thành luận văn này.
Bên cạnh đó, học viên cũng chân thành cảm ơn các thầy cô làm việc tại
Khoa Sau đại học Trường Đại học Luật Hà Nội đã giúp đỡ cho học viên trong
quá trình hoàn thành luận văn.
Học viên cũng xin gửi lời cảm ơn đến những người thân trong gia đình,
bạn bè đã tạo điều kiện tốt nhất cho học viên trong suốt quá trình nghiên cứu
và hoàn thiện luận văn.
Học viên

Nguyễn Thị Mỹ Hạnh



DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
Công ước Berne

Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ
thuật 1886

DMCA

Đạo luật bản quyền kỹ thuật số thiên niên kỷ - Digital
Millennium Copyright Act

Hiệp định TRIPs

Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của
quyền sở hữu trí tuệ 1994 – Agreement on trade – related
aspects of intellectual property rights 1994

Hiệp định TPP

Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương - Trans-Pacific
Partnership Agreement.

Hiệp định CPTPP Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình
Dương - Comprehensive and Progressive Agreement for
Trans-Pacific Partnership
ISP

Nhà cung ứng dịch vụ mạng


NTBD

Cục Nghệ thuật biểu diễn

RIAV

Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Việt Nam

VCPMC

Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả âm nhạc Việt Nam

WCT

Hiệp ước của WIPO về quyền tác giả - The WIPO
Copyright Treaty

WPPT

Hiệp ước WIPO về biểu diễn và ghi âm - The WIPO
Performances and Phonograms Treaty

WIPO

Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới - World Intellectual
Property Organization

WTO

Tổ chức thương mại thế giới - World Trade Organization



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
Chƣơng 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI
VỚI TÁC PHẨM ÂM NHẠC TRONG MÔI TRƢỜNG INTERNET ...... 7
1.1. Khái quát về tác phẩm âm nhạc .......................................................... 7
1.1.1. Khái niệm tác phẩm âm nhạc ........................................................... 7
1.1.2. Đặc điểm của tác phẩm âm nhạc ...................................................... 9
1.1.3. Phân loại tác phẩm âm nhạc ........................................................... 11
1.2. Quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc.......................................... 12
1.2.1. Khái niệm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc....................... 12
1.2.2. Đặc điểm của quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc ................. 13
1.3. Bảo h quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trong môi trƣờng
Internet........................................................................................................ 14
1.3.1. Khái quát về môi trường Internet ................................................... 14
1.3.2. Khái niệm bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trong
môi trường Internet ................................................................................... 15
1.3.3. Thách thức của việc bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc
trong môi trường Internet ......................................................................... 17
1.3.4. Sự cần thiết bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trong
môi trường Internet ................................................................................... 21
1.4. Pháp luật áp dụng để bảo h quyền tác giả đối với tác phẩm âm
nhạc trong môi trƣờng Internet ............................................................... 23
1.4.1. Pháp luật quốc tế............................................................................. 23
1.4.2. Pháp luật Việt Nam......................................................................... 28
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC
PHẨM ÂM NHẠC TRONG MÔI TRƢỜNG INTERNET Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY ..................................................................................................... 32
2.1. Thực trạng pháp luật về bảo h quyền tác giả đối với tác phẩm âm

nhạc trong môi trƣờng Internet tại Việt Nam......................................... 32
2.1.1. Về tác phẩm âm nhạc và điều kiện bảo hộ quyền tác giả đối với tác
phẩm âm nhạc trong môi trường Internet tại Việt Nam ........................... 32


2.1.2. Về chủ thể, nội dung quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trong
môi trường Internet tại Việt Nam ............................................................. 37
2.1.2.1. Chủ thể của quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trong
môi trường Internet tại Việt Nam ........................................................ 37
2.1.2.2. Nội dung của quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trong
môi trường Internet tại Việt Nam ........................................................ 41
2.1.3. Về thời hạn bảo hộ và giới hạn quyền tác giả đối với tác phẩm âm
nhạc trong môi trường Internet tại Việt Nam ........................................... 48
2.1.3.1. Thời hạn bảo hộ ..................................................................... 48
2.1.3.2. Giới hạn bảo hộ ..................................................................... 49
2.1.4. Về hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc
trong môi trường Internet tại Việt Nam.................................................... 50
2.1.5. Về các biện pháp bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc
trong môi trường Internet tại Việt Nam.................................................... 55
2.1.5.1. Biện pháp tự bảo vệ ............................................................... 55
2.1.5.2. Biện pháp dân sự.................................................................... 58
2.1.5.3. Biện pháp hành chính ............................................................ 59
2.1.5.4. Biện pháp hình sự................................................................... 61
2.1.5.5. Quy định về trách nhiệm của các nhà cung cấp dịch vụ trung
gian trong phòng ngừa xâm phạm quyền tác giả trên Internet .......... 62
2.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật trong giải quyết tranh chấp và xử lý
xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trong môi trƣờng
Internet tại Việt Nam ................................................................................. 63
2.2.1. Thực trạng vi phạm quyền tác giả tác phẩm âm nhạc trên Internet 63
2.2.2. Hoạt động quản lý và bảo hộ quyền tác giả của Trung tâm Bảo vệ

Quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) ........................................... 64
2.2.3. Thực tiễn bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trong
hoạt động của các nhà cung cấp dịch vụ trung gian. ................................ 66
2.2.4. Vụ việc thực tế về vi phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc
trong môi trường Internet ......................................................................... 67


Chƣơng 3: KINH NGHIỆM BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC
PHẨM ÂM NHẠC TRONG MÔI TRƢỜNG INTERNET CỦA MỘT SỐ
QUỐC GIA VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO VIỆT NAM .... 73
3.1. Kinh nghiệm bảo h quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trong
môi trƣờng Internet của m t số quốc gia ................................................ 73
3.1.1. Kinh nghiệm bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trong
môi trường Internet của Hàn Quốc ........................................................... 73
3.1.2. Kinh nghiệm bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trong
môi trường Internet của Hoa Kỳ ............................................................... 76
3.2. M t số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo h quyền tác giả đối
với tác phẩm âm nhạc trong môi trƣờng Internet tại Việt Nam ........... 79
3.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật ........................................................ 79
3.2.2. Nâng cao năng lực xét xử của Tòa án trong giải quyết tranh chấp và
xét xử các vụ án về xâm phạm quyền tác giả trong môi trường Internet. 80
3.2.3. Hoàn thiện cơ cấu, hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể quyền
tác giả ........................................................................................................ 82
3.2.4. Tăng cường hợp tác quốc tế ........................................................... 84
3.2.5. Tăng cường biện pháp tự bảo vệ của các chủ thể quyền tác giả .... 85
3.2.6. Tăng cường hiệu quả phối hợp hoạt động giữa các cơ quan thực thi
quyền tác giả và các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả ..................... 86
KẾT LUẬN .................................................................................................... 87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO



1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề t i nghiên cứu
Âm nhạc là một phần của lịch sử và văn hóa mỗi dân tộc. Trải qua
những thăng trầm, biến chuyển của dòng thời gian, âm nhạc luôn có sự thay
đổi, tiếp biến và phát triển cùng với lịch sử văn minh nhân loại. Âm nhạc hiện
đại có sự giao thoa và ảnh hưởng qua lại giữa nền âm nhạc của các quốc gia
với nhau qua việc hợp tác, giao thoa giữa các nền văn hóa nên ngày càng có
nhiều tác phẩm âm nhạc chất lượng ra đời, không chỉ thỏa mãn nhu cầu văn
hóa giải trí của công chúng mà còn mang lại lợi ích to lớn cho chủ sở hữu tác
phẩm. Hơn nữa đặt trong bối cảnh nền kinh tế tri thức đang lên ngôi thì những
sản phẩm hàm chứa càng nhiều tri thức, càng nhiều chất xám như các đối
tượng của quyền sở hữu trí tuệ nói chung, quyền tác giả nói riêng càng được
coi trọng và tập trung bảo vệ bằng những thiết chế xã hội mà cao nhất chính
là luật pháp với những quy phạm pháp luật tương đối hoàn thiện góp phần
thúc đẩy sự phát triển chung của ngành.
Tuy nhiên, trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, đặc biệt, với sự
ra đời và phát triển của Internet - phương thức truyền dẫn thông tin thế hệ
mới, đã và đang trở thành phương tiện thuận tiện và hữu hiệu nhất giúp con
người có thể tiếp cận, trao đổi với nhau một kho dữ liệu khổng lồ trong đó có
các tác phẩm âm nhạc dưới dạng dữ liệu số. Mặc dù vậy, chính Internet lại đặt
ra một vấn đề hết sức nan giải xung quanh công tác chống vi phạm quyền tác
giả nói chung, quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc nói riêng trong môi
trường đặc thù này, điển hình là sự khó khăn và phức tạp hơn hẳn trong công
tác kiểm soát đối với các hành vi công bố, sao chép, phân phối tác phẩm âm
nhạc mà chưa có sự cho phép của chủ thể quyền. Trong khi đó, bản thân mỗi
người trong số chúng ta, khi thực hiện các hành vi thông thường như: tải
nhạc, chia sẻ nhạc lên các trang mạng xã hội, dùng các công cụ kỹ thuật để vô
hiệu hóa biện pháp chống vi phạm bản quyền trên các trang nhạc trực

tuyến…hiếm có thể nhận thức được đây có thể là hành vi xâm phạm quyền
tác giả đối với tác phẩm âm nhạc.


2
Xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trên Internet được
ghi nhận như một hình thức xâm phạm quyền tác giả diễn ra phổ biến, ngang
nhiên, với sự tham gia của nhiều đối tượng và gây ảnh hưởng nghiêm trọng
đến quyền lợi của các chủ thể liên quan. Bảo hộ quyền tác giả đối với tác
phẩm âm nhạc trên Internet đang là vấn đề mà pháp luật quốc tế cũng như
pháp luật Việt nam đang tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện. Pháp luật sở hữu
trí tuệ nước ta cũng đã bước đầu tiếp cận được với các quy định về bảo hộ
quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trong môi trường Internet nhưng hiệu
quả áp dụng pháp luật trên thực tế chưa rõ rệt, chưa thực sự đạt được mục
đích ngăn chặn tận gốc các hành vi xâm phạm quyền tác giả. Có nhiều quốc
gia đã phải đối mặt với hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm
nhạc sớm hơn chúng ta hàng chục năm nhưng họ có nhiều biện pháp để đối
mặt, để ngăn chặn nó một cách khoa học và hiệu quả rất đáng để chúng ta học
tập. Trên cơ sở cân nhắc những giá trị của việc bảo hộ quyền tác giả đối với
tác phẩm âm nhạc trước tình trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm
âm nhạc trên Internet hiện nay, bản thân tác giả nhận thấy được sự cấp thiết,
có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu thực trạng xâm
phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trên Internet, học hỏi kinh
nghiệm lập pháp từ một số quốc gia trên thế giới và từ đó tìm ra những biện
pháp giải quyết tận gốc tình trạng kể trên. Do đó, tác giả quyết định lựa chọn
đề tài: “Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trong môi trường
Internet ở Việt Nam và kinh nghiệm từ một số quốc gia trên thế giới.” làm
đề tài cho luận văn của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề t i
Khác với bảo hộ quyền quyền tác giả truyền thống – là lĩnh vực được

nghiên cứu từ rất lâu trên thế giới cũng như tại Việt Nam, bảo hộ quyền tác
giả đối với tác phẩm âm nhạc trong môi trường Internet được đánh giá là một
vấn đề khá mới mẻ. Mặc dù vẫn chưa thực sự thu hút nhiều công trình nghiên
cứu tâm huyết từ nhiều trình độ khác nhau, song thời gian qua vẫn có một số
công trình khoa học đề cập đến lĩnh vực này được công bố như:


3
- Năm 1995, bài viết của tác giả Olsson, Henry với đề tài “Enforcement
of Copyright and Neighboring Rights under National Laws” được trình bày
tại Hội thảo quốc gia WIPO về quyền tác giả và quyền giáp ranh được tổ chức
bởi WIPO hợp tác với chính phủ nước Cộng hòa Philipines diễn ra tại Manila,
tháng 12/1995;
- Năm 2012, luận văn Thạc sĩ của tác giả Maximilian von Grafenstein với
đề tài “Copyright Protection of Formats in the Europen Single Market” trong
khuôn khổ Chương trình nghiên cứu tin học pháp lý Châu Âu năm 2012;
- Năm 2009, luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Quản Tuấn An được
thực hiện tại trường Đại học Luật Hà Nội với đề tài “Bảo hộ quyền tác giả,
quyền liên quan trong môi trường kỹ thuật số - Một số vấn đề lý luận và thực
tiễn”. Nội dung của luận văn tập trung chủ yếu vào việc phân tích quy định
của pháp luật Việt Nam về quyền tác giả, quyền liên quan đối với các tác
phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học trong môi trường kỹ thuật số. Từ đó
luận văn đưa ra những giải pháp nhằm đảm bảo việc bảo hộ trên thực tế được
hiệu quả hơn.
- Năm 2012, khóa luận tốt nghiệp của tác giả Lê Thị Hải Linh được thực
hiện tại trường Đại học Luật Hà Nội với đề tài “Bảo hộ quyền tác giả đối với
tác phẩm âm nhạc theo quy định của pháp luật Việt Nam và Hàn Quốc”.
Khóa luận tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt
Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc và có sự so sánh với
quy định của pháp luật Hàn Quốc, từ đó rút ra kinh nghiệm cho Việt Nam khi

tiến hành bảo hộ loại hình tác phẩm này.
- Năm 2016, bài tham luận tại Hội thảo Quốc gia “Thực thi các cam kết
pháp lý của Việt Nam trong các Hiệp định thương mại tự do và vấn đề bảo vệ
quyền sao chép trong bối cảnh hội nhập” của tác giả Nguyễn Thái Mai với đề
tài “Quyền sao chép trong môi trường số theo quy định của Điều ước quốc tế
và kinh nghiệm của các quốc gia phát triển”. Bài viết đã đi vào phân tích các
quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về quyền sao chép, chỉ ra
đặc tính của loại quyền này và thực trạng xâm phạm quyền sao chép đối với
các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học trên Internet. Bài viết cũng đã chỉ


4
ra các biện pháp mà các quốc gia trên thế giới sử dụng để hạn chế hành vi xâm
phạm quyền sao chép trên Internet và khuyến khích áp dụng tại Việt Nam.
- Năm 2017, Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Nguyễn Quốc Việt Đức,
thực hiện tại Trường Đại học Luật Hà Nội với đề tài “ Quyền sao chép trong
môi trường kỹ thuật số - những vấn đề lý luận và thực tiễn”. Luận văn đã tập
trung nghiên cứu về cả mặt lý luận lẫn quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ
hiện hành về quyền sao chép đối với các tác phẩm nói chung trong môi trường
kỹ thuật số, từ đó soi chiếu vào thực tiễn và đề xuất những giải pháp quan trọng
để hoàn thiện pháp luật.
Các công trình nghiên cứu khoa học trên đã góp phần đáp ứng yêu cầu
của thực tiễn về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc hoặc bảo hộ
quyền tác giả trong môi trường Internet. Tuy nhiên có thể do mục đích hướng
tới của các công trình là các buổi hội thảo, tọa đàm hoặc bị giới hạn về dung
lượng nên các vấn đề nghiên cứu còn khá khái quát mà chưa đi vào từng vấn
đề cụ thể để xoáy sâu nghiên cứu, chưa đặt ra vấn đề bảo hộ quyền tác giả đối
với tác phẩm âm nhạc trong môi trường Internet và nhìn rộng ra là hội nhập
và học hỏi được gì từ các quốc gia phát triển khác. Do đó, luận văn sẽ đi vào
nghiên cứu việc bảo hộ quyền tác giả trong môi trường Internet và bài học từ

một số quốc gia khác một cách chuyên sâu hơn, cụ thể luận văn sẽ tập trung
vào đối tượng là tác phẩm âm nhạc – một đối tượng mà sự vi phạm quyền tác
giả đang được quan tâm không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới.
3. Mục đích của việc nghiên cứu
Thứ nhất, Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về bảo hộ quyền tác giả đối
với tác phẩm âm nhạc trong môi trường Internet;
Thứ hai, Phân tích thực trạng bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm
nhạc trong môi trường Internet ở Việt Nam hiện nay;
Thứ ba, Kinh nghiệm bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trong
môi trường Internet của một số quốc gia và đề xuất một số những giải pháp để
tăng cường hiệu quả bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trên Internet
tại Việt Nam.


5
4. Đối tƣợng v phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu việc bảo hộ quyền tác giả đối với
tác phẩm âm nhạc trên Internet theo quy định của pháp luật Việt Nam và hiệu
quả thực thi trên thực tế.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu pháp luật Việt
Nam về bảo hộ quyền tác giả trong môi trường Internet; thực trạng thực thi
pháp luật tại Việt Nam và kinh nghiệm của một số quốc gia tiêu biểu.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác- Lênin với phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tư tưởng
Hồ Chí Minh, quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước.
Ngoài ra, trong từng nội dung cụ thể của luận văn, tác giả phối hợp các
phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp đánh giá và
phương pháp chuyên gia… để làm sáng tỏ các vấn đề cần nghiên cứu.
6. Ý nghĩa khoa học v thực tiễn

Là một đề tài nghiên cứu về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc
trên Internet, luận văn có những đóng góp về khoa học và thực tiễn như sau:
- Ý nghĩa khoa học
Đề tài hệ thống hóa và làm rõ những quy định của pháp luật Việt Nam về
bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trên Internet, sau đó đối chiếu
với tình hình thực hiện các quy định đó trên thực tiễn và rút ra các đánh giá,
bình luận.
- Ý nghĩa thực tiễn
Qua việc phân tích các vấn đề xung quanh thực trạng bảo hộ quyền tác giả
đối với tác phẩm âm nhạc trên Internet, đề tài còn đưa ra những giải pháp
nhằm giải quyết các vấn đề còn tồn tại. Các giải pháp này sẽ góp phần hoàn
thiện hệ thống pháp luật về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc
trên Internet hiện nay.
7. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm Lời mở đầu, 3 chương, Kết luận và Danh mục tài liệu
tham khảo.


6
Chương 1: Khái quát chung về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm
nhạc trong môi trường Internet.
Chương 2: Thực trạng bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc
trong môi trường Internet ở Việt Nam hiện nay.
Chương 3: Kinh nghiệm bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc
trong môi trường Internet của một số quốc gia và đề xuất một số giải pháp
cho Việt Nam.


7
Chƣơng 1

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI
TÁC PHẨM ÂM NHẠC TRONG MÔI TRƢỜNG INTERNET
1.1. Khái quát về tác phẩm âm nhạc
1.1.1. Khái niệm tác phẩm âm nhạc
Theo Từ điển Luật học, “tác phẩm” được hiểu là “sản phẩm sáng tạo
trong các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học được thể hiện dưới hình
thức và bằng phương tiện nào đó, không phân biệt nội dung, giá trị và không
phụ thuộc vào bất kỳ thủ tục nào”1. Còn từ điển Tiếng Việt lại ghi nhận khái
niệm “tác phẩm” là “công trình do nhà văn hóa, nghệ thuật hoặc khoa học
tạo ra”2 . Tại Khoản 7 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005, sửa đổi, bổ
sung năm 2009 có định nghĩa: “Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh
vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay
hình thức nào”.
Từ đó ta nên hiểu tác phẩm âm nhạc là một loại tác phẩm được tác giả
sáng tạo nên từ hoạt động lao động trí óc. Trước hết khi tách riêng hai từ
“âm” và “nhạc”, ta có thể thấy rằng “âm” là âm thanh có sẵn trong thiên
nhiên, còn “nhạc” là loại âm mang tính nhạc bởi có tần số rung mà vật lí đã
xác định. Tần số rung càng nhanh thì mức độ âm thanh mang tính nhạc càng
cao, tần số rung của âm càng chậm thì mức độ âm thanh mang tính nhạc càng
trầm. Điều đó dẫn tới sự khác biệt giữa âm thanh mang tính nhạc và tiếng
động thông thường. Hay như theo từ điển tiếng Việt thì âm nhạc là “nghệ
thuật dùng âm thanh làm phương tiện để diễn đạt tư tưởng và tình cảm”3.
Cũng như loại hình nghệ thuật khác như hội họa sử dụng đường nét, hình
khối, màu sắc còn văn thơ thì sử dụng sức mạnh của ngôn từ, còn âm nhạc lại
sử dụng âm thanh và giai điệu. Do đó tác phẩm âm nhạc là tập hợp những âm
thanh giàu chất nhạc được các dấu hiệu bao gồm cả chữ viết và một số ký tự
1

Bộ Tư pháp – Viện Khoa học pháp lý (2006), Từ điển luật học, NXB Từ điển Bách Khoa, NXB Tư pháp,
tr.682.

2
Viện Ngôn ngữ học (2003), Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng, Đà Nẵng, tr. 883
3
Viện Ngôn ngữ học (2003), Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng, Đà Nẵng, tr. 17.


8
đặc biệt ghi lại với các đặc tính riêng của loại hình nghệ thuật này do người
nghệ sĩ sáng tạo ra.
Như vậy trong một tác phẩm âm nhạc muốn nó trở thành bản nhạc hoàn
chỉnh và được biểu diễn cho tất cả mọi người thưởng thức, thì các nhà soạn
nhạc phải sắp xếp các nốt nhạc thành một bản nhạc theo dụng ý sáng tạo của
mình. Nhưng không phải tác phẩm âm nhạc nào cũng bắt buộc phải được thể
hiện dưới dạng các nốt nhạc, miễn là tác phẩm âm nhạc thể hiện được đủ ba
yếu tố của âm nhạc là: giai điệu, nhịp điệu và hòa âm. Một khúc nhạc được
thể hiện trực tiếp bằng bất kì một loại nhạc cụ nào cũng đều được coi là một
tác phẩm âm nhạc.
Từ đây ta có thể rút ra rằng trước hết “tác phẩm âm nhạc” là “sản phẩm
sáng tạo trong lĩnh vực nghệ thuật”. Từ điển Thuật ngữ quyền tác giả, quyền
liên quan có đề cập: “Tác phẩm âm nhạc được hiểu chung là một loại hình tác
phẩm nghệ thuật, được bảo hộ quyền tác giả. Tác phẩm âm nhạc bao gồm tất
cả các kết hợp âm thanh (tổ hợp) có hoặc không có lời (lời thơ hoặc lời nhạc
kịch), được trình diễn bằng các nhạc cụ có hoặc không có giọng hát”. Theo
giải nghĩa về tác phẩm âm nhạc – “musical work” trong Từ điển Tiếng anh thì
có thể hiểu tác phẩm được coi là tác phẩm âm nhạc nếu chứa đựng nốt nhạc
và lời hát (nếu có) trong một tác phẩm âm nhạc. Tác phẩm âm nhạc có thể thể
hiện dưới nhiều dạng khác nhau, có thể là một phần hoặc toàn bộ bản nhạc
hay được ghi lại trong đĩa nhạc.
Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO đã định nghĩa về “tác phẩm âm
nhạc” như sau: “Bất kỳ tác phẩm nào bao gồm âm thanh hoặc chỉ chứa các

ký tự âm nhạc ngay cả khi không bao gồm lời hay bất kỳ hành động nào nhằm
mục đích được hát, nói hay biểu diễn với âm nhạc thì được coi là tác phẩm
âm nhạc”. Tác phẩm âm nhạc đã được mô tả như là “một tác phẩm âm thanh
được sáng tạo một cách trừu tượng để có thể biểu diễn qua âm thanh ngay cả
khi không có lời. Đồng thời tác phẩm âm nhạc cũng là một trong những đối
tượng bảo hộ của Công ước Berne, tại Điều 2 Công ước Berne đã quy định
thuật ngữ tác phẩm âm nhạc là: “Các tác phẩm văn học nghệ thuật bao gồm
(…) các bản nhạc có lời hay không lời, (…)”


9
Tại Điều 10 Nghị định 22/2018/NĐ-CP ngày 23/02/2018 của Chính phủ
quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật sở hữu trí tuệ năm
2005 và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật sở hữu trí tuệ năm 2009 về
quyền tác giả, quyền liên quan có định nghĩa tác phẩm âm nhạc là “là tác
phẩm được thể hiện dưới dạng nhạc nốt trong bản nhạc hoặc các ký tự âm
nhạc khác hoặc được định hình trên bản ghi âm, ghi hình có hoặc không có
lời, không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn”. Cách hiểu này
là phù hợp và thống nhất với các văn bản pháp luật có liên quan đã nêu trên.
1.1.2. Đặc điểm của tác phẩm âm nhạc
Tác phẩm âm nhạc thông thường có các đặc điểm sau:
Một là, tính biểu hiện. Như khái niệm tác phẩm âm nhạc quy định tại
Điều 10 Nghị định 22/2018/NĐ-CP, một tác phẩm âm nhạc có thể được thể
hiện bằng dạng nhạc nốt, ký tự âm nhạc khác, có thể có hoặc không có lời.
Tác phẩm âm nhạc có thể được thể hiện bằng ký tự âm nhạc ghi lại trên giấy
hoặc cũng có thể được ghi lại bằng các phương tiện kỹ thuật số khác như máy
ghi âm, máy tính. Các ký tự nốt nhạc là một điểm đặc thù chỉ có ở tác phẩm
âm nhạc, đó là một hệ thống ký tự biểu hiện các cung bậc khác nhau của âm
thanh. Với hệ thống ký tự này, khi trình diễn các tác phẩm âm nhạc sẽ là sự
phối hợp các âm thanh để truyền tải cảm xúc, chủ đề tư tưởng của tác phẩm.

Các nhạc cụ, thanh âm được sử dụng để thể hiện tác phẩm cũng là điểm đặc
trưng riêng biệt chỉ có trong âm nhạc. Tuy nhiên một tác phẩm âm nhạc
không thể có sức sống cũng như ý nghĩa đối với đời sống nếu như nó chỉ
dừng lại trên văn bản với những ký tự âm thanh. Cũng bởi vậy, có thể coi tác
phẩm âm nhạc là một loại hình nghệ thuật có tính biểu hiện.
Hai là, tính trừu tượng. Tính trừu tượng được thể hiện ở sự biểu hiện
cảm xúc mà không cần mô tả những nguyên nhân hay đối tượng của cảm xúc.
Một tác phẩm âm nhạc không cung cấp cho chúng ta những hình ảnh xác định
của tự nhiên như hội họa hay điêu khắc, cũng không cung cấp các ý tưởng
như thi ca vốn làm. Mục đích chính của những âm thanh được sử dụng trong
một tác phẩm âm nhạc là gợi lên những sắc thái cảm xúc của sự vật và hiện
tượng chứ không phải bản thân các sự vật, hiện tượng đó. Bởi tính trừu tượng


10
này mà mỗi người sẽ có cách cảm nhận và cảm xúc có thể giống hoặc khác
nhau khi thưởng thức một tác phẩm âm nhạc.
Ba là, tính bất định. Tùy theo khả năng và đặc điểm tâm lý, quan điểm,
sở thích, kinh nghiệm sống, trình độ văn hóa… của mỗi người mà ở họ có sự
cảm nhận khác nhau về nội dung của cùng một bản nhạc. Với sự phối hợp
nhuần nhuyễn, hài hòa giữa ca từ, nhịp điệu, tiết tấu, bản nhạc. Âm nhạc có sự
tác động khác nhau đến người nghe. Dù sự cảm thụ âm nhạc ở mỗi người là
khác nhau và có thể rất đa dạng, nhưng chúng vẫn nằm trong một ranh giới và
vẫn có những điểm chung nhất định. Điểm chung ấy là sự tác động của âm
nhạc đối với con người.
Bốn là, tính đồng nhất. Có nhiều hệ thống ký hiệu, chữ viết trên thế giới,
nhưng với âm nhạc, hệ thống ký hiệu dạng nốt như đô, rê, mi, pha, son, la, si
đã trở thành một thứ ngôn ngữ âm nhạc chung cho toàn thế giới. Bên cạnh đó
do tính chất trừu tượng của mình, tác phẩm âm nhạc còn có thể gợi lên cùng
một cảm xúc, suy nghĩ, tình cảm giống nhau giữa những người khác nhau. Họ

có thể không cùng ngôn ngữ, không cùng màu da, quốc tịch nhưng lại có cùng
cảm xúc khi nghe những tác phẩm âm nhạc. Nói cách khác, tác phẩm âm nhạc
có khả năng kết nối cảm xúc của thính giả.
Năm là, về nội dung. Âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật âm thanh phản
ánh cuộc sống xung quanh ta bằng các hình tượng âm thanh. Tác phẩm âm
nhạc có nội dung rất phong phú, đa dạng. Nó có thể hướng về mọi chủ thể
trong cuộc sống: tình cảm gia đình, bạn bè, tình yêu, tình đồng đội… Tác
phẩm âm nhạc phản ánh các khía cạnh khác nhau của thực tại trước hết thông
qua việc khai thác thế giới nội tâm, suy tư và tình cảm của con người. Nét đặc
trưng điển hình, một trong những ưu thế nổi bật hơn cả của nghệ thuật âm
nhạc là khả năng truyền đạt những sắc thái tinh tế nhất, gây ấn tượng vô cùng
sâu sắc cho người nghe.
Sáu là, phương thức truyền tải tác phẩm âm nhạc đến công chúng đa
dạng. Trước đây tác phẩm âm nhạc thường được truyền tải đến công chúng
bằng con đường thông tin đại chúng như đài phát thanh, tivi, các buổi biểu
diễn ca nhạc… thì hiện nay phương thức truyền tải trở nên đa dạng hơn như


11
biểu diễn tại phòng trà, sự kiện… và đặc biệt với sự phát triển mạnh mẽ của
công nghệ kỹ thuật số, mạng Internet thì tác phẩm âm nhạc được truyền tải
đến công chúng bằng nhiều phương thức thuận tiện, dễ dàng và phổ biến hơn
so với trước đây.
1.1.3. Phân loại tác phẩm âm nhạc
Thể loại âm nhạc là khái niệm chỉ các loại hình tác phẩm khác nhau của
nghệ thuật âm nhạc hoặc nói cách khác, thể loại âm nhạc là những loại, kiểu
tác phẩm có liên quan đến những phép diễn tả âm thanh. Cũng như các tác
phẩm nghệ thuật khác, âm nhạc nói chung, tác phẩm âm nhạc nói riêng rất
phong phú về thể loại.
Nếu chia tác phẩm âm nhạc thành những nhóm cùng loại xuất phát từ

những đặc tính của chúng thì có thể nêu ra ba nhóm lớn sau:
a)Âm nhạc cổ điển: là dòng nhạc nghệ thuật được sản xuất, hoặc được
bắt nguồn từ truyền thống tế lễ ở phương Tây bao gồm cả nhạc tôn giáo và
nhạc thế tục. Âm nhạc cổ điển bao gồm Opera và nhạc giao hưởng với những
nhà soạn nhạc xuất sắc như Johann Sebastian Bach hay Beethoven.
b)Âm nhạc truyền thống: là thể loại âm nhạc gồm cả thanh và khí nhạc,
đặc trưng là tác giả vô danh, có nhiều dị bản, là loại hình âm nhạc được lưu
truyền và phát triển bằng cách truyền khẩu hoặc được biểu diễn theo phong
tục trong một thời gian dài.
c) Âm nhạc đại chúng: là bất kỳ thể loại nhạc nào có sức hút rộng khắp
và thường được phân phối đến lượng khán giả lớn thông qua ngành công
nghiệp âm nhạc. Nhạc đại chúng là một thuật ngữ chung về âm nhạc của mọi
lứa tuổi hướng tới những thị hiếu phổ thông, đại chúng. Nó trái ngược với âm
nhạc nghệ thuật và âm nhạc cổ truyền, những thể loại nhạc mà thường được
phổ biến thông qua học tập hay hình thức truyền miệng hướng tới lượng khán
giả nhỏ hơn, mang tính địa phương.
Tuy nhiên cũng có thể phân loại theo một phương thức khác, theo đó ta
có thể chia tác phẩm âm nhạc thành hai nhóm: một nhóm viết cho giọng hát
(thanh nhạc) và một nhóm viết cho nhạc cụ diễn tấu (khí nhạc). Thanh nhạc là
âm nhạc dựa trên lời hát thể hiện rõ ý tưởng và tình cảm (tác phẩm âm nhạc


12
có lời). Thanh nhạc được biểu diễn bằng một hoặc nhiều giọng ca, có hoặc
không có nhạc đệm, trong đó việc ca hát là trung tâm. Đặc trưng tiêu biểu
nhất của thanh nhạc là ca từ, mặc dù có những tác phẩm thanh nhạc không
dùng đến những ca từ đi kèm. Một tác phẩm thanh nhạc có ca từ được gọi là
ca khúc. Ca từ trong ca khúc có thể do chính người sáng tác nhạc viết lên
hoặc có thể do người khác viết, ví dụ như hình thức phổ nhạc cho đoạn văn,
đoạn thơ, bài thơ. Còn khí nhạc là âm nhạc dựa trên âm thanh thuần túy của

các nhạc cụ nên trừu tượng, có sức gợi mở nhiều hơn (tác phẩm âm nhạc
không lời). Ngoài ra còn có thể phân chia thành các mảng âm nhạc khác nhau.
Dựa trên những yếu tính thuần túy kỹ thuật ta có các thể loại nhạc Jazz, thể
loại nhạc World music, thể loại Blues, thể loại New Age…
1.2. Quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc
1.2.1. Khái niệm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc
Khác với hệ thống pháp luật Anh-Mỹ gọi lĩnh vực bảo hộ này là “bản
quyền” (copyright), một số nước trong đó có Việt Nam gọi là “quyền tác giả”
(author’s right). Với cách gọi “bản quyền”, trước hết nhà làm luật đứng về
phía bên khai thác giá trị kinh tế của tác phẩm để đánh giá và đặt ra những
quyền lợi phù hợp cho người sở hữu bản quyền. Còn với cách gọi “quyền tác
giả - author’s right” của hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa, nhà làm luật lại
dồn trọng tâm bảo vệ vào quyền của người sáng tạo tác phẩm với việc khẳng
định người có các quyền đối với tác phẩm, đặc biệt là quyền tinh thần, được
chú trọng và đặc biệt bảo vệ. Trong khi đó cách tiếp cận của hệ thống pháp
luật Anh-Mỹ lại hầu như không để ý hoặc chỉ để ý rất ít đến quyền nhân thân,
mà chủ yếu tập trung vào quyền kinh tế trong quá trình khai thác tác phẩm.
Những cách tiếp cận khác nhau này, về cơ bản thể hiện quan điểm lập pháp
ưu tiên quyền lợi của tác giả hơn hay của người khai thác tác phẩm hơn.4
Từ đó ta có thể hiểu quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc là phạm vi
những quyền của chủ sở hữu quyền tác giả, tác giả đối với tác phẩm âm nhạc
được pháp luật thừa nhận và bảo hộ trong đó bao gồm các quyền đã được
pháp luật sở hữu trí tuệ ghi nhận. Quan hệ pháp luật về quyền tác giả đối với
4

Kiều Thị Thanh (2002), “Bảo hộ pháp lý quyền tác giả”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, (số 12), tr.23


13
tác phẩm âm nhạc là quan hệ pháp luật dân sự tuyệt đối giữa các chủ thể của

quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc và các chủ thể khác còn lại trong xã
hội có nghĩa vụ tôn trọng quyền đó của các chủ thể mang quyền.
1.2.2. Đặc điểm của quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc
Không chỉ mang đặc điểm chung của quyền sở hữu trí tuệ là tính vô hình
của các đối tượng bảo hộ và các đối tượng này chỉ được bảo hộ trong một
khoảng thời gian nhất định, quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc còn mang
những đặc điểm khác trên các phương diện:
Về chủ thể. Chủ thể của quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc là tác
giả của tác phẩm âm nhạc – tức nhạc sĩ và chủ sở hữu quyền tác giả. Các chủ
thể này có những quyền nhất định đối với tác phẩm âm nhạc khi tác phẩm đó
đã được thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định. Chủ sở hữu quyền tác giả
đối với tác phẩm có thể chính là nhạc sĩ, trong trường hợp không có hợp đồng
chuyển nhượng quyền tác giả, hoặc có thể là người khác trong một số trường
hợp: được chuyển nhượng quyền tác giả, thuê tác giả sáng tạo tác phẩm theo
hợp đồng sáng tạo…
Về khách thể. Khách thể của quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc là
tác phẩm âm nhạc do tác giả sáng tạo ra bằng lao động trí tuệ. Nếu như đối
tượng của quyền sở hữu công nghiệp là sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết
kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương
mại và chỉ dẫn địa lý – là những sản phẩm gắn liền với hoạt động sản xuất,
kinh doanh của các doanh nghiệp thì đối tượng của quyền tác giả trong trường
hợp này lại là tác phẩm âm nhạc ra đời trước nhất là để thỏa mãn nhu cầu văn
hóa, tinh thần, giải trí của đông đảo công chúng. Nội dung này đã được ghi
nhận tại Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009.
Về nội dung. Nội dung quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc cũng là
tổng hợp các quyền nhân thân và quyền tài sản của các chủ thể trong quan hệ
pháp luật về quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc. Trong số các quyền
nhân thân, quyền đứng tên hoặc bút danh trên tác phẩm âm nhạc là quyền đặc
biệt quan trọng đối với nhạc sĩ. Lĩnh vực âm nhạc là hoạt động nghệ thuật giải
trí phổ biến trong đời sống con người, trong đó danh tiếng là điều rất quan

trọng. Tác phẩm âm nhạc không những là công sức lao động sáng tạo của tác


14
giả mà còn là uy tín, danh dự của tác giả. Mặt khác tác phẩm âm nhạc dễ lan
truyền, dễ phổ biến rộng rãi trong xã hội bởi vậy kiểm soát sự toàn vẹn tác
phẩm cũng như tên tác giả là điều không dễ dàng. Bên cạnh đó quyền biểu
diễn tác phẩm trước công chúng cũng có thể coi là một quyền đặc thù của tác
giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với sản phẩm âm nhạc. Bởi với đặc điểm là
loại hình tác phẩm có tính biểu hiện, tác phẩm âm nhạc chỉ có thể được công
chúng biết đến rộng rãi khi nó được cá nhân, tập thể biểu diễn.
1.3. Bảo h quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trong môi trƣờng
Internet
1.3.1. Khái quát về môi trường Internet
Thuật ngữ “Internet” xuất hiện lần đầu vào khoảng năm 19745. Mốc lịch
sử quan trọng của Internet được xác lập vào giữa thập niên 1980 khi Quỹ
khoa học quốc gia Mỹ NSF (National Science Foundation) thành lập mạng
liên kết các trung tâm máy tính lớn với nhau gọi là NSFNET (National
Science Foundation Network). Với khả năng kết nối mở như vậy, Internet đã
trở thành một mạng lớn nhất trên thế giới, mạng của các mạng, xuất hiện
trong mọi lĩnh vực thương mại, chính trị, quân sự, nghiên cứu, giáo dục, văn
hóa, xã hội… Cùng với sự chuyển đổi nhanh chóng từ môi trường in sang môi
trường số, Internet cũng nhanh chóng trở thành một nguồn thông tin chính,
đòi hỏi con người phải biết tìm hiểu để sử dụng phục vụ cho hoạt động phát
triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục…của mình vì nhờ có Internet mà con
người bước sang một kỷ nguyên mới – kỷ nguyên công nghệ thông tin.
Vậy chúng ta nên hiểu Internet sao cho đúng. Có thể hiểu Internet là một
hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy cập công cộng gồm các mạng
máy tính được liên kết với nhau. Hệ thống này truyền thông tin theo kiểu nối
chuyển gói dữ liệu (packet switching) dựa trên một giao thức liên mạng đã

được chuẩn hóa (giao thức IP). Hệ thống này bao gồm hàng ngàn mạng máy
tính nhỏ hơn, kết nối mạng máy tính của các doanh nghiệp, của các viện
nghiên cứu và các trường đại học, của người dùng cá nhân và các chính phủ
trên toàn cầu6.
Do đó, môi trường Internet (môi trường số) nên được hiểu là mạng thông
tin điện tử, là kênh trao đổi, lưu trữ thông tin mới của nhân loại. Sáng tạo này
5

/> />
6


15
đánh dấu sự ra đời của vấn đề toàn cầu hóa về thông tin. Khác với môi trường
thực trong đó chứa đựng những thực thể hữu hình, Internet là một một môi
trường ảo không thể xác định được bằng những số đo thực tế, trong đó các
thực thể vô hình di chuyển một cách tự do và được định hướng bởi người sử
dụng. Môi trường này tạo điều kiện cho phép các thiết bị kết nối mạng có thể
dễ dàng kết nối và trao đổi tài liệu với nhau mà không đòi hỏi thêm bất cứ
điều kiện gì.
Internet mang lại rất nhiều tiện ích hữu dụng cho người sử dụng, một
trong các tiện ích phổ thông của Internet là hệ thống thư điện tử (email), trò
chuyện trực tuyến (chat), máy truy tìm dữ liệu (search engine), các dịch vụ
thương mại và chuyển ngân, các dịch vụ về y tế, giáo dục như chữa bệnh từ
xa hoặc tổ chức các lớp học trực tuyến. Vì vậy chúng ta có thể khai thác một
khối lượng thông tin, dịch vụ khổng lồ trên Internet và Internet cũng giúp tạo
ra một thế giới phẳng kết nối mọi người trên thế giới, giúp con người có thể
tương tác với nhau mà không bị ngăn cách bởi không gian địa lí.
1.3.2. Khái niệm bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trong môi
trường Internet

Dưới góc độ pháp lý, bảo hộ quyền tác giả là việc Nhà nước ban hành hệ
thống các quy định nhằm xác lập, công nhận quyền tác giả cho các cá nhân, tổ
chức; quản lý, sử dụng, khai thác quyền tác giả; thực thi và bảo đảm thực thi
các quy định đó trên thực tiễn nhằm chống lại các hành vi xâm phạm.
Đối với bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trong môi trường
Internet, mặc dù cũng bao gồm các nội dung xung quanh điều kiện bảo hộ,
xác lập quyền và các biện pháp bảo vệ quyền tác giả nói chung, song việc áp
dụng các quy định này trên thực tế có những điểm khá đặc thù đó là được áp
dụng trực tiếp đối với ứng dụng được sử dụng trên Internet như website hay
mạng xã hội, thư điện tử….
Như vậy, có thể hiểu bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc
trên internet là việc Nhà nước ban hành hệ thống các quy định nhằm xác lập
và điều chỉnh các quyền và nghĩa vụ pháp lý của tác giả, chủ sở hữu, người sử
dụng hợp pháp quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc; quản lý, sử dụng,


16
khai thác quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc; thực thi và bảo đảm thực
thi các quy định đó trên môi trường Internet.
Để bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trong môi trường
Internet, cũng tương tự như bảo hộ quyền tác giả thông thường, pháp luật quy
định về quyền, giới hạn quyền và ngăn cấm các hành vi xâm phạm quyền của
các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trong môi
trường Internet nhằm đảm bảo những quyền lợi hợp lý và chính đáng của họ
đối với tác phẩm không bị phương hại. Nhằm hoàn thiện khả năng bảo hộ
pháp lý và tính hiệu lực của các quy định này, nhà nước quy định các chế tài
phù hợp và áp dụng các biện pháp thực thi về hành chính, dân sự, hình sự để
chống lại các hành vi trái pháp luật, xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm
âm nhạc trong môi trường Internet. Ngoài ra nhà nước còn ban hành các quy
định về địa vị pháp lý của hệ thống quản lý hành chính, thẩm quyền của các

cơ quan thực thi, hệ thống tư pháp để xét xử các vụ án xâm phạm quyền tác
giả nói chung, xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trong môi
trường Internet nói riêng.
Hệ thống hỗ trợ thực thi hoạt động bảo hộ quyền tác giả đối với tác
phẩm âm nhạc trong môi trường Internet bao gồm các tổ chức đại diện tập thể
và các tổ chức tư vấn dịch vụ như: Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả âm nhạc
Việt Nam (sau đây viết tắt là VCPMC), Hội Nhạc sĩ Việt Nam... Hệ thống
pháp luật bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trong môi trường
Internet cũng giống như đối với hoạt động bảo hộ quyền tác giả, bao gồm các
quy định trong các văn bản pháp luật như Hiến pháp, Bộ luật Dân sự, Luật Sở
hữu trí tuệ , Bộ luật Hình sự, Luật Xử phạt vi phạm hành chính và các văn
bản pháp luật khác có liên quan. Tác phẩm âm nhạc được phổ biến, truyền bá
rất rộng rãi trong đời sống hiện đại bằng nhiều phương thức như bản ghi âm,
ghi hình, phát thanh, truyền hình, và đặc biệt là qua mạng Internet, do vậy
việc bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trong môi trường Internet
trong bối cảnh hiện nay chịu sự chi phối rất nhiều của sự tiến bộ khoa học kỹ
thuật, đặc biệt trong lĩnh vực kỹ thuật số, công nghệ truyền dẫn thông tin
Internet.


17
1.3.3. Thách thức của việc bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc
trong môi trường Internet
Internet đã mang lại rất nhiều lợi ích cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác
giả và người sử dụng. Tuy nhiên, môi trường Internet cũng tạo điều kiện cho
các hành vi xâm phạm quyền tác giả nói chung, quyền tác giả đối với tác
phẩm âm nhạc nói riêng được thực hiện một cách dễ dàng với mức độ thiệt
hại rất cao và đặt ra rất nhiều thách thức đối với việc bảo hộ quyền tác giả.
Một là, khó khăn trong xác định hành vi xâm phạm quyền sao chép tác
phẩm âm nhạc và ngăn ngừa, xử lý hành vi sao chép trái phép.

Theo quy định tại Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, sao chép được
định nghĩa “là việc tạo ra một hoặc nhiều bản sao của tác phẩm hoặc bản ghi
âm, ghi hình bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc tạo
bản sao dưới hình thức điện tử”. Việc sao chép có thể được tiến hành một
cách trực tiếp – là việc tạo ra bản sao từ chính bài hát, hoặc gián tiếp – là việc
tạo ra các bản sao khác không từ chính tác phẩm âm nhạc, như sao chép từ
mạng thông tin điện tử, chương trình phát sóng, dịch vụ mạng bưu chính viễn
thông liên quan và các hình thức tương tự khác. Quyền sao chép tác phẩm là
một trong các quyền tài sản độc quyền thuộc quyền tác giả, do chủ sở hữu
thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện.
Quyền sao chép là một trong những quyền tài sản quan trọng nhất của
chủ sở hữu quyền tác giả tác phẩm âm nhạc và cũng là quyền thường bị xâm
phạm nhiều nhất trong môi trường truyền thống cũng như trong môi trường
số. Trên môi trường Internet, việc sao chép và lưu trữ tác phẩm âm nhạc được
tiến hành một cách dễ dàng, nhanh chóng với số lượng rất lớn các bản sao
nhưng chi phí rất thấp và chất lượng như bản gốc. Vì vậy, chỉ cần đưa một
bản copy tác phẩm âm nhạc lên Internet là có thể đáp ứng được nhu cầu của
hàng triệu người. Việc sao chép trên Internet cũng dễ dàng, nhanh chóng,
thuận lợi hơn việc sao chụp trong môi trường truyền thống rất nhiều. Chỉ cần
một chiếc máy tính cá nhân hay máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh,
với một cái nhấp chuột là có thể sao chép được tác phẩm âm nhạc một cách
dễ dàng. Các bài hát được sao chép có thể được lưu trữ dễ dàng với một dung


18
lượng lớn các thông tin số hóa, và giới hạn dung lượng này được mở rộng
hàng năm, đủ đáp ứng nhu cầu của thực tế với công nghệ ngày càng hiện đại
hơn. Có thể vào bất cứ website có lưu trữ các tác phẩm âm nhạc nào, người sử
dụng Internet có thể nghe trực tuyến thậm chí là download tác phẩm từ kho
lưu trữ với hàng trăm nghìn tác phẩm âm nhạc. Điều này là một trong những

nguyên nhân dẫn đến tình trạng quyền sao chép bị xâm phạm nghiêm trọng
trong môi trường Internet.
Tuy nhiên, việc bảo hộ quyền sao chép trong môi trường Internet đang
phải đối mặt với một số vấn đề pháp lý phức tạp. Một trong những vấn đề đó
là việc xác định các bản sao tạm thời có được pháp luật quyền tác giả bảo hộ
hay không? Vấn đề khác liên quan đến việc sao chép trong các trường hợp sử
dụng các giới hạn và ngoại lệ quyền tác giả. Pháp luật quyền tác giả quy định
một số các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép
không phải trả thù lao với điều kiện việc sử dụng đó không được làm ảnh
hưởng đến sự khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến các
quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; phải thông tin về tên tác giả và
nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm. Câu hỏi đặt ra, trong môi trường Internet
việc thực thi quyền sao chép trong các trường hợp này như thế nào để thực sự
đảm bảo cân bằng được lợi ích giữa tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả và
người sử dụng là điều không đơn giản. Đối với trường hợp “tự sao chép
không quá một bản nhằm mục đích giảng dạy, nghiên cứu khoa học” theo quy
định tại điểm a khoản 1 Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam mà không phải
xin phép, không phải trả thù lao sẽ được thực hiện như thế nào trong môi
trường Internet? Không có bất cứ cơ chế nào kiểm soát số lượng tác phẩm
được sao chép gắn với mục đích giảng dạy, nghiên cứu khoa học của việc sao
chép. Do đó, gần như chắc chắn là không thể thực hiện được quy định này
trong môi trường Internet.
Hai là, khó xác định được hành vi xâm phạm quyền truyền đạt, phân
phối tác phẩm âm nhạc.
Quyền phân phối bản gốc hoặc bản sao tác phẩm là quyền của chủ sở
hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện


×