Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Kế toán quản trị môi trường EMA (Environmental management accounting

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 43 trang )

Environmental Management Accounting GVHD: TS. Đoàn Ngọc Phi Anh
LỜI MỞ ĐẦU
Việc bảo vệ môi trường chính là một công việc cần phải làm ngay và thể hiện là
một nhiệm vụ cấp bách của từng đất nước, của từng doanh nghiệp và của từng cá nhân
trong xã hội. Qua đó tất cả quốc gia trên phạm vi toàn cầu hiện nay đều chú ý đến ảnh
hưởng, tác động của môi trường đến quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh trong xã
hội và Việt Nam cũng không thể đi khác xu hướng chung đó. Chính vì lẽ đó, các doanh
nghiệp cũng cần xem xét và giải quyết vừa mục tiêu lợi nhuận kinh tế và vừa song hành
với mục tiêu tác động của môi trường. Từ đó, các đơn vị tổ chức kinh doanh cần có
những giải pháp trong quá trình kinh doanh để có thể xác định rõ những yếu tố thu nhập,
chi phí phát sinh do trách nhiệm của doanh nghiệp đối với môi trường, đồng thời cũng
cần ghi nhận những nhân tố này vào thông tin trên sổ sách kế toán. Kế toán môi trường ra
đời sẽ bổ sung các tài khoản theo dõi chi phí môi trường và thu nhập từ hoạt động đó nếu
có; đồng thời bổ sung một số chỉ tiêu về chi phí môi trường, doanh thu môi trường trên
Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và Thuyết minh báo cáo tài chính.
Bổ sung Kế toán môi trường trong Hệ thống kế toán doanh nghiệp là vấn đề mang
tính thời sự và là lĩnh vực nghiên cứu cấp bách không chỉ của từng quốc gia mà là của
toàn thế giới.
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ MÔI TRƯỜNG
1.1. Giới thiệu về kế toán quản trị môi trường
1.1.1. Các khái niệm liên quan đến kế toán quản trị môi trường
1.1.1.1. Hệ thống kế toán môi trường (EAS)
Hệ thống kế toán môi trường (viết tắt là EAS) là một cơ chế quản trị kinh doanh,
cho phép doanh nghiệp xác định, phân tích và tổng hợp các chi phí và hiệu quả bảo vệ
CH.K27.KTO.DN Trang 1
Environmental Management Accounting GVHD: TS. Đoàn Ngọc Phi Anh
môi trường trong quá trình hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ môi
trường thiên nhiên và duy trì mối quan hệ thân thiện với cộng đồng xã hội theo nguyên
tắc phát triển bền vững. Mặt khác, hạch toán môi trường cũng có thể được hiểu là một
thuật ngữ rộng đề cập tới sự hòa nhập của yếu tố chi phí và thông tin môi trường vào
những nội dung khác nhau của hệ thống hạch toán kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó


hạch toán môi trường là một phương pháp trợ giúp cho quá trình ra quyết định kinh doanh
có tính đến các cơ hội và thách thức môi trường doanh nghiệp ngày nay đang phải đối
mặt.
1.1.1.2 Hạch toán quản lý (MA)
Trong hạch toán truyền thống có hai hệ thống hạch toán chính đó là hạch toán quản
lý và hạch toán tài chính. Hạch toán tài chính chỉ liên quan đến các báo cáo, các hoạt
động kế toán thông thường như lưu giữ sổ sách, chứng từ cung cấp cho nội bộ và bên
ngoài dưới dạng báo cáo tài chính nhằm nói lên vị thế tài chính của công ty và những thay
đổi về vị thế tài chính trong từng giai đoạn. Còn hạch toán quản lý dựa trên việc cung cấp
các thông tin cho ban lãnh đạo trong việc ra quyết định quản lý. Hệ thống này dựa trên cơ
sở những biến số liên quan đến doanh thu và chi phí có quan hệ trực tiếp với sản phẩm.
Bao gồm việc nhận dạng, đo lường, tích lũy, phân tích, sự chuẩn bị và giải thích các thông
tin để trợ giúp cho người điều hành ra quyết định quản lý.
Hạch toán quản lý (MA) là quá trình xác định, thu thập và phân tích các thông tin cho
mục đích kinh doanh của công ty theo nguyên tắc đã định. Vì mục đích chính của MA là
giúp cho quá trình ra quyết định về quản lý kinh doanh nên nó cũng được xem xét kỹ
càng. MA có thể bao gồm các dữ liệu về chi phí, mức độ sản xuất, tồn kho, ứ đọng và các
khía cạnh quan trọng khác của kinh doanh. Các thông tin thu thập được từ hệ thống MA
được sử dụng để lập kế hoạch, đánh giá và kiểm soát bằng nhiều cách. Hiểu theo cách
thông thường, MA là một công cụ quản lý bên ngoài quyết định cho cả các tổ chức cá
nhân và các tổ chức công cộng.
MA không phải là một công cụ đơn lẻ mà là một bộ các công cụ mà những cấp quản
lý khác nhau có những quan tâm khác nhau và yêu cầu khác nhau. Nếu như cấp quản lý
cao nhất (tổng giám đốc, ban giám đốc) quan tâm đến thông tin mang tính chiến lược là
CH.K27.KTO.DN Trang 2
Environmental Management Accounting GVHD: TS. Đoàn Ngọc Phi Anh
đem lại lợi nhuận như thế nào, kinh doanh của công ty sẽ đạt doanh thu bao nhiêu hay bị
thua lỗ bao nhiêu; thì những người quản lý sản xuất cấp dưới lại quan tâm đến thông tin
chi tiết, cụ thể liên quan đến quá trình sản xuất hay một bộ phận sản xuất cụ thể nào đó.
Như vậy là trong cùng một công ty thì yêu cầu về thông tin và mục tiêu quan tâm ở các

cấp khác nhau là khác nhau.
Có thể định nghĩa hạch toán quản lý (MA) “là sự nhận dạng, đo lường, tích luỹ, phân
tích, chuẩn bị, giải thích và truyền đạt thông tin giúp đỡ các nhà quản lý thực hiện các
mục tiêu của tổ chức”. MA đo lường và báo cáo thông tin tài chính và phi tài chính hỗ trợ
các nhà quản lý ra quyết định để đạt được các mục tiêu của một tổ chức. MA tập trung
vào báo cáo bên trong.
MA là một trong những công cụ thông tin quan trọng nhất được các nhà quản lý sử
dụng. Có thể xem xét các khía cạnh khác nhau của quản lý:
• Là một phần của công tác quản lý thông tin nội bộ, phần này liên quan đến vấn đề
thu thập thông tin tiền tệ và phi tiền tệ nhưng những thông tin này phải xác định và
đo đạc được.
• Hỗ trợ công tác ra quyết định ở mọi cấp trong một công ty là làm thế nào đạt được
mong muốn, mục tiêu, mục đích từ cấp quản lý cao nhất đến các cấp quản lý sản
xuất, bộ phận.
• Hỗ trợ cho việc lập kế hoạch hành động và chiến lược, hình dung được mục tiêu,
dự đoán trước các kết quả tiềm năng theo các hoàn cảnh và các cách khác nhau để
đạt mục tiêu. Một mục tiêu thích hợp có thể là cải thiện hiệu quả sinh thái của
doanh nghiệp. Điều này có thể được thực hiện qua việc giới thiệu một hệ thống có
khả năng đo lường các quá trình kinh tế và môi trường nhằm hướng tới hiệu quả
sinh thái.
• Tác dụng bổ trợ của MA là có thể sử dụng cho việc hạch toán bên ngoài công ty
(như hạch toán tài chính, hạch toán thuế )
Thông qua các chức năng chủ yếu của mình, MA cung cấp thông tin thích hợp để có
được cách thức quản lý công ty tiết kiệm nhất. Khi các vấn đề môi trường bắt đầu có ảnh
hưởng ngày càng lớn đến việc thực hiện kinh tế của doanh nghiệp, do đó ảnh hưởng đến
CH.K27.KTO.DN Trang 3
Environmental Management Accounting GVHD: TS. Đoàn Ngọc Phi Anh
hiệu quả sinh thái của công ty nên chúng cần được thể chế hoá trong các hệ thống MA.
MA là công cụ thông tin nội bộ cung cấp cho chúng ta mọi thông tin mà chúng ta cần
nhưng thông tin đó được đưa ra bên ngoài hay không là hoàn toàn tự nguyện. MA bao

gồm cả hạch toán quản lý môi trường, nó là một công cụ bên trong không làm nhiệm vụ
thiết lập báo cáo bên ngoài mà cung cấp thông tin để ta có thể lập báo cáo tốt. MA cho ta
thông tin liên quan đến sản phẩm và qui trình sản xuất cụ thể cho khách hàng.
Hạch toán môi trường Thông tin hạch toán
cho khách hàng
Hạch toán
thuế
Hạch toán tài
chính
Hạch toán quản lý
(bao gåm cả hạch toán quản
lý môi trường)
Hạch toán nội bộ
Hạch toán ngoài công ty
Thông tin hạch toán cho Hạch toán khác
Người cho vay vốn
Hình 1.1. sơ đồ hạch toán quản lý và hạch toán bên ngoài công ty
Trên thực tế, hệ thống hạch toán này không đáp ứng được những thay đổi trong quá
trình hội nhập và toàn cầu hóa như hiện nay vì nó chưa đưa vào một cách đầy đủ và rõ
ràng các thông tin về chi phí môi trường. Thách thức hiện nay đặt ra là làm thế nào để đưa
ra các giải pháp kinh tế cho các vấn đề môi trường hướng tới duy trì lợi nhuận ở mức cao.
1.1.1.3. Hạch toán môi trường (EA).
Đây là một khái niệm tương đối mới và đang được hoàn thiện cả về phương pháp
luận và thực tiễn. Có rất nhiều khái niệm về EA.
Theo quan đểm của các nhà kinh tế học Mỹ : “ Hạch toán môi trường là việc tập
hợp, xác định và phân tích các thông tin khác nhau liên quan tới chi phí môi trường và các
tác động sinh thái tới các hoạt động kinh tế”.
CH.K27.KTO.DN Trang 4
Environmental Management Accounting GVHD: TS. Đoàn Ngọc Phi Anh
Còn Nhật Bản thì cho rằng: “Hạch toán môi trường là một trong những khung khổ

tính toán định lượng các chi phí nhằm bảo vệ môi trường sinh thái”.
Đối với doanh nghiệp, hạch toán môi trường là phương pháp phân tích của các nhà
quản lý nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu lực bảo vệ môi trường của doanh nghiệp.
Theo các công trình nghiên cứu trên thế giới thì định nghĩa về hạch toán môi trường
có thể tóm tắt như sau: “Hệ thống hạch toán môi trường là một cơ chế quản trị kinh
doanh, cho phép doanh nghiệp xác định, phân tích, và tổng hợp các chi phí và hiệu quả
bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả
bảo vệ môi trường trong quá trình bảo vệ môi trường thiên nhiên và duy trì mối quan hệ
thân thiện với cộng đồng theo nguyên tắc phát triển bền vững”.
Hệ thống hạch toán môi trường (EAS) có thể được phân thành 3 cấp độ như sau:
Hình 1.2 : Sơ đồ các cấp độ EAS
(Nguồn: Mô hình phân loại EMA - Bài giảng EMA)
Hạch toán thu nhập quốc dân: là một biện pháp kinh tế vĩ mô trong đó chỉ tiêu cơ
bản là GDP để đo lường tổng sản lượng của một nền kinh tế. Nó dùng để đánh giá tiềm
lực kinh tế của một quốc gia. EA dưới cấp độ quốc gia để diễn tả mức độ phát triển của
một quốc gia có tính đến mức độ tiêu thụ nguồn tài nguyên. Trong trường hợp này EA
được gọi là hạch toán tài nguyên thiên nhiên.
CH.K27.KTO.DN Trang 5
EAS
Vùng/Quốc gia (KT vĩ mô)
Doanh nghiệp (KT vi mô)
Hạch toán quản lý
Hạch toán tài chính
Hạch toán nguyên vật liệu
ECA
Environmental Management Accounting GVHD: TS. Đoàn Ngọc Phi Anh
Cấp độ thứ hai là doanh nghiệp, EA có thể ứng dụng vào hạch toán tài chính và hạch
toán quản lý. Trong đó hạch toán quản lý giúp doanh nghiệp hạch toán các nguyên liệu,
vật tư sử dụng và các chi phí môi trường trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Cấp độ thứ ba là hạch toán dòng nguyên vật liệu và hạch toán chi phí môi trường.

Hạch toán dòng nguyên vật liệu là phương tiện dễ dàng theo dõi luồng nguyên vật liệu mô
tả đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất nhằm đánh giá hiệu quả các nguồn lực và cơ
hội cải tiến môi trường. Hạch toán chi phí môi trường là cách tất cả các chi phí môi
trường được nhận diện và phân bổ vào dòng nguyên vật liệu trong hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
Ngoài ra, hạch toán môi trường còn có thể được gọi với nhiều tên khác nhau như là
“hạch toán xanh”, “hạch toán tài nguyên”, “hạch toán chi phí môi trường”, “hạch toán chi
phí đầy đủ”, “hạch toán chi phí môi trường đầy đủ”,… tuy có sự khác nhau nhưng thực
chất tất cả đều có ý nghĩa là tính đúng và đủ các chi phí liên quan đến môi trường vào giá
thành của sản phẩm đối với doanh nghiệp hoặc chỉ ra vai trò của môi trường được thể
hiện trong GDP của một quốc gia.
1.1.1.4 Hạch toán quản lý môi trường (EMA)
- Theo Liên đoàn Kế toán Quốc tế (IFAC) thì “Hạch toán Quản lý Môi trường là
quản lý hoạt động kinh tế và môi trường thông qua việc triển khai và thực hiện các hệ
thống hạch toán và các hoạt động thực tiễn phù hợp liên quan đến vấn đề môi trường”
(Nguồn: 1998).
- Theo cơ quan Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc (UNDSD) thống nhất giữa
các nhóm chuyên gia đến từ 30 quốc gia đã đưa ra định nghĩa như sau: “Hạch toán Quản
lý Môi trường là việc nhận dạng, thu thập, phân tích và sử dụng 2 loại thông tin cho việc
ra quyết định nội bộ: Thông tin vật chất về sử dụng, luân chuyển và thải bỏ năng lượng,
nước và nguyên vật liệu (bao gồm chất thải) và Thông tin tiền tệ về các chi phí, lợi nhuận
và tiết kiệm liên quan đến môi trường.”. (Nguồn: UNDSD, 2001)
Như vậy, phương pháp luận EMA được xem xét từ hai góc độ: công tác kế toán và
công tác quản lý môi trường. EMA có rất nhiều chức năng khác nhau như là hỗ trợ việc ra
quyết định nội bộ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm hướng tới hai mục
CH.K27.KTO.DN Trang 6
Environmental Management Accounting GVHD: TS. Đoàn Ngọc Phi Anh
đích là cải thiện hiệu quả hoạt động tài chính và hiệu quả hoạt động về môi trường. Và
cung cấp thông tin về tất cả các loại chi phí liên quan đến môi trường (trực tiếp và gián
tiếp, chi phí ẩn và chi phí hữu hình), thông tin thực tế về tất cả các dòng vật chất và năng

lượng.
Ngoài ra, EMA còn là cơ sở cho việc cung cấp thông tin ra bên ngoài phạm vi doanh
nghiệp đến các bên liên quan như: các ngân hàng, tổ chức tài chính, các cơ quan quản lý
môi trường, cộng đồng dân cư… (như báo cáo tài chính, báo cáo môi trường của doanh
nghiệp).
EMA có rất nhiều chức năng khác nhau:
• Hỗ trợ việc ra quyết định nội bộ trong hoạt động kinh doanh của công ty nhằm
hướng tới hai mục đích là cải thiện hoạt động tài chính và kết quả hoạt động về
môi trường.
• Đồng thời EMA còn cung cấp cho ta thông tin chi phí thông thường, thông tin chi
phí liên quan đến môi trường, thông tin thực tế về các dòng vật chất và năng lượng.
• Bên cạnh đó, EMA còn là cơ sở cho các nhiệm vụ bên ngoài công ty (như báo cáo
tài chính, báo cáo môi trường).
EMA điển hình bao gồm chi phí vòng đời, hạch toán chi phí toàn bộ, đánh giá lợi
ích và kế hoạch chiến lược cho quản lý môi trường. Tuy nhiên trong luận văn tốt nghiệp
này sẽ tập trung vào hạch toán chi phí và đánh giá lợi ích cho các hoạt động quản lý môi
trường của công ty.
Nói tóm lại, bản chất của EMA chính là công cụ thông tin quản lý trong nội bộ công
ty. Nó được xem như là một bộ công cụ hỗ trợ cho việc nhận dạng, thu thập, phân tích các
dòng thông tin về tài chính và phi tài chính trong nội bộ doanh nghiệp nhằm mục đích cải
thiện hiệu quả hoạt động về kinh tế và môi trường của doanh nghiệp. EMA cho phép liên
kết giữa: Dòng thông tin về sử dụng, luân chuyển, thải bỏ nguyên vật liệu, nước và năng
lượng và Dòng thông tin về các chi phí, lợi nhuận và tiết kiệm liên quan đến môi trường.
Bảng 1.1: Các cấp độ EMA
Cấp độ hạch
toán môi
Phạm vi
hạch toán
Tác dụng
CH.K27.KTO.DN Trang 7

Environmental Management Accounting GVHD: TS. Đoàn Ngọc Phi Anh
trường
Hạch toán thu
nhập quốc dân
Quốc gia Thúc đẩy việc sử dụng nguồn tài nguyên bền vững, phát triển
kinh tế một cách bền vững.
Hạch toán tài
chính
Doanh
nghiệp
- Giảm chi phí môi trường nhờ đầu tư và công nghệ sạch, thay
đổi nguyên liệu đầu vào,…
- Nhiều chi phí môi trường đòi hỏi không lớn nhưng đem lại
hiệu quả kinh tế cao (như đầu tư cho sản xuất sạch hơn, công
nghệ thân thiện với môi trường,…)
- Cải thiện năng lực cạnh tranh của sản phẩm nhờ áp dụng các
biện pháp bảo vệ môi trường.
Hạch toán nội
bộ
Doanh
nghiệp
- Quản lý tốt chi phí môi trường, nhờ đó có tác động tích cực
tới môi trường và sức khỏe của con người.
- Tính toán chi phí sản phẩm chính xác hơn, từ đó thúc đẩy
doanh nghiệp nghiên cứu ứng dụng quy trình sản xuất có lợi
hơn cho môi trường.
(Nguồn: EPA: cơ quan môi trường của Mỹ, 1995)
Ở cấp độ doanh nghiệp EMA được hiểu như là hạch toán chi phí, nghĩa là xác định
các số liệu về chi phí môi trường và kết quả môi trường trong quá trình ra quyết định kinh
doanh và vận hành sản xuất.

1.1.2. Vì sao phải hạch toán quản lý môi trường
1.1.2.1. EMA khắc phục nhược điểm của hệ thống hạch toán truyền thống
Hạch toán truyền thống là một phương pháp được áp dụng lâu đời, nó cung cấp
thông tin tài chính một cách hệ thống, trình bày cho những người không nằm trong doanh
nghiệp thấy được vị thế tài chính của doanh nghiệp và những thay đổi trong từng giai
đoạn cụ thể. Nó được thừa nhận khắp nơi trên thế giới và có ảnh hưởng tới tất cả các quốc
gia. Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay hệ thống Hạch toán truyền thống xuất hiện nhiều
hạn chế:
- Không tách biệt rõ khía cạnh môi trường. Các tác động môi trường của công ty
thường xảy ra bên ngoài ranh giới giao dịch của một công ty và do đó các tác động môi
trường thường coi là “các yếu tố bên ngoài” và chúng chỉ được công ty tính toán vào trong
CH.K27.KTO.DN Trang 8
Environmental Management Accounting GVHD: TS. Đoàn Ngọc Phi Anh
một vài trường hợp nhất định. Nghĩa là hệ thống hạch toán không phản ánh các tác động môi
trường mà công ty gây ra trực tiếp hay gián tiếp.
Ví dụ: một số nguyên vật liệu sử dụng trong sản xuất gây tác động xấu đến nguồn
nước và công ty bị xử phạt hành chính, thì nó được thể hiện trong tài khoản của công ty,
nhưng có trường hợp khách hàng kiện công ty hoặc phạt tiền công ty một cách gián tiếp
như tẩy chay sản phẩm gây hại đến môi trường và sức khỏe của con người thì những thiệt
hại này không được đề cập đến.
- Không cung cấp thông tin về thiệt hại môi trường. Các loại tài nguyên thiên nhiên
và tài nguyên môi trường bị thiệt hại bao nhiêu, các chi phí xã hội cao như thế nào,…
không được phản ánh trong bảng cân đối kế toán. Do đó các hậu quả về tài chính và các
vấn đề về sức khỏe sẽ không được chi trả đưa vào giá thành sản xuất. Gây ra các ngoại ứng
tiêu cực, các thiệt hại cho môi trường, sinh thái, và sức khỏe con người mà xã hội phải chi trả.
Do đó hệ thống hạch toán hiện hành sẽ không bao giờ có thể phản ánh được các tác động đến
môi trường và cũng không đủ năng lực để ước lượng được các rủi ro sẽ xảy ra trong tương
lai.
Nó không xem xét đến những tác động đến môi trường mà cứ nỗ lực tạo ra thu
nhập cao và sự giàu có hơn nữa thì sớm hay muộn những tác động tiêu cực của môi

trường sẽ gây ra thiệt hại không lường trước được cho toàn xã hội và điều này không bao
giờ được đề cập đến trong hệ thống hạch toán truyền thống.
Ngoài ra, sự ảnh hưởng của thời gian cũng không được tính đến trong hệ thống
hạch toán truyền thống. Ví dụ như mức kinh phí được sử dụng để tạo ra các ích lợi sinh
thái trong tương lai (các khoản chi để làm giảm ô nhiễm),…
1.1.2.2. Lợi ích của kế toán quản trị môi trường
CH.K27.KTO.DN Trang 9
Lợi ích
từ
EMA
Tạo ra những lợi thế
mang tính chiến
lựơc
Tiết kiệm chi phí tài
chính cho doanh nghiệp
Nâng cao khả
năng cạnh tranh
của doanh nghiệp
Environmental Management Accounting GVHD: TS. Đoàn Ngọc Phi Anh
Hình 1.2. Lợi ích của EMA
- Nâng cao khả năng cạnh tranh: việc trực tiếp hoặc gián tiếp gây tác động xấu đến môi
trường sẽ có khả năng khiến hình ảnh công ty bạn không đẹp trong mắt người sử dụng, từ
đó sản phẩm của bạn dần mất đi sự tín nhiệm trong mắt người tiêu dùng. Ví dụ rõ ràng
nhất là sản phẩm bột ngọt Vedan. Cái mà Vedan gây ra là làm ô nhiễm dòng sông Thị Vải
chứ không phải là chất lượng bột ngọt Vedan không tốt, tuy nhiên, sau sự cố ô nhiễm này,
sản phẩm của Vedan một thời gian có thể xem như bị tẩy chay trên thị trường, trong khi
giai đoạn trước đó, sản phẩm này có sức cạnh tranh khá cao trên thị trường.
- Tạo ra những lợi thế mang tính chiến lược: ví dụ công ty bạn là sản xuất mì ăn liền. Ở
đây chúng ta không đề cập đến chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, giả sử công ty bạn sáng
chế hoặc đặt hàng một công ty khác việc thiết kế bao bì sản phẩm không bằng bọc nilon

như các công ty khác (bọc nilon gây ảnh hưởng môi trường), mà là một bọc giấy có khả
năng tự phân hủy trong tự nhiên mà không gây tác động xấu đến môi trường  sự khác
biệt này có thể làm tác động khá lớn đến nhận thức người tiêu dùng, nhất là trong thời
gian cảnh báo về ô nhiễm môi trường đáng báo động như thời gian hiện nay.
1.2. Nội dung của hạch toán quản lý môi trường
EMA dựa trên nền tảng là hạch toán truyền thống nhưng nhấn mạnh vào hạch toán
chi phí môi trường. Ngoài các thông tin thông thường, còn quan tâm đến các thông tin về
dòng nguyên vật liệu đầu vào và đầu ra như nhiên liệu, nguyên liệu, nước, năng lượng,…
Do đó EMA có thể được tiếp cận theo hai cách:
1.2.1 Hạch toán quản lý môi trường tiền tệ (MEMA)
CH.K27.KTO.DN Trang 10
Làm hài lòng và
củng cố niềm tin với
các bên liên quan
Environmental Management Accounting GVHD: TS. Đoàn Ngọc Phi Anh
Đó là hệ thống hạch toán liên quan đến thông tin môi trường tiền tệ, nghĩa là các
thông tin môi trường tiền tệ ghi lại tất cả các hoạt động liên quan đến công ty như vốn tài
chính trong quá khứ, hiện tại, hay tương lai và các dòng vốn của công ty thể hiện trong
các đơn vị tiền tệ. Thông tin môi trường tiền tệ có thể được xem như các chi phí về
nguyên vật liệu, năng lượng, nước,… các tài nguyên thiên nhiên mà doanh nghiệp đã sử
dụng nó cho các hoạt động kinh tế của mình và các tài nguyên môi trường này được
định giá bằng tiền. MEMA là một công cụ trung tâm, rộng khắp, cung cấp cơ sở thông
tin cho hầu hết các quyết định quản lý nội bộ cũng như các vấn đề liên quan đến việc làm
thế nào để theo dõi và phát hiện, xử lý các chi phí, doanh thu xuất hiện do tác động đến
môi trường của công ty. MEMA đóng góp cho việc lập kế hoạch chiến lược và hoạt động
cung cấp cơ sở quan trọng cho việc ra quyết định để đạt được mục tiêu mong đợi.
1.2.2 Hạch toán quản lý môi trường phi tiền tệ (PEMA)
Là việc hạch toán các hoạt động của công ty có liên quan đến thông tin môi trường
phi tiền tệ, bao gồm tất cả dòng vật liệu và năng lượng trong quá khứ, hiện tại và tương
lai có tác động lên hệ sinh thái. Thông tin môi trường phi tiền tệ được xem như các hoạt

động sản xuất của công ty gây tác động đến môi trường tự nhiên mà có thể định giá được
hoặc không.
PEMA cũng đáp ứng như một công cụ ra quyết định nội bộ nhưng nó tập trung vào
tác động của công ty lên môi trường tự nhiên được thể hiện ở các thuật ngữ vật lý như tấn,
kg, m
3
,… Và nhiệm vụ của PEMA là thu thập, phân loại, ghi chép, phân tích và truyền
thông tin nội bộ về các dòng vật chất và năng lượng. Những tác động môi trường được đo
đạc theo các đơn vị phi tiền tệ và phải được định giá theo đại lượng phi tiền tệ vì thường
chúng không được định giá bằng tiền trên thị trường.
Mục đích của PEMA là được thiết kế để:
-Tìm ra những mặt mạnh và những nhược điểm sinh thái học.
- Kiểm soát trực tiếp và gián tiếp các hậu quả môi trường.
- Hỗ trợ cho việc ra quyết định đến chất lượng môi trường nổi bật.
- Đo lường hiệu quả sinh thái.
CH.K27.KTO.DN Trang 11
Environmental Management Accounting GVHD: TS. Đoàn Ngọc Phi Anh
- Cung cấp thêm thông tin cho việc ra quyết định nội bộ và gián tiếp cho công tác
truyền thông ra bên ngoài.
Theo Burritt, Hahn & Schaltegger 2002 có thể tóm lược nội dung của EMA như
bảng sau:
Bảng 1.2: Nội dung EMA
MEMA PEMA
Ngắn hạn Dài hạn Ngắn hạn Dài hạn
ECA. Ví dụ: chi phí
hoạt động, chi phí
tổng hợp,…
Chi phí vốn và
doanh thu cho môi
trường.

Hạch toán dòng
nguyên liệu và năng
lượng(tác động đến
MT, sản phẩm,
phòng ban và công ty
Hạch toán tác
động vốn. môi
trường hay tự
nhiên.
Thông
tin đều
đặn
Quá
khứ
Đánh giá trước và
sau các quyết định
chi phí có liên quan
Chi phí MT vòng
đời sản phẩm
Đánh giá đầu tư
của từng dự án
trước đây.
Đánh giá trước và
sau tác động MT
ngắn hạn, tại xưởng
hoặc sản phẩm
Kiểm kê vòng đời
sản phẩm.Hậu
đánh giá đầu tư
của việc thẩm

định đầu tư MT
vật chất.
Thông
tin rời
rạc
Lập ngân quỹ hoạt
động MT bằng tiền
Hạch toán tài chính
MT dài hạn
Ngân sách MT
không bằng tiền. Vd:
lập quỹ hoạt động và
năng lượng.
Hạch toán MT vật
chất dài hạn
Thông
tin đều
đặn
Tương
lai
Các chi phí MT liên
quan (đơn đặt hàng,
khó khăn giữa
chủng loại sản
phẩm, công suất,…
Thẩm định đầu tư
MT tiền tệ.
Lập ngân quỹ MT
vòng đời sản phẩm
và định giá mục

tiêu.
Các tác động MT có
liên quan. Vd: các
khó khăn trước mắt
của hoạt động
Thẩm định đầu tư
MT phi tiền tệ.
Phân tích dòng
đời của dự án cụ
thể.
Thông
Tin rời
rạc
(Nguồn: Burritt, Hahn & Schaltegger 2002)
Như vậy có thể nói, việc xác định EMA là tương tự với việc xác định hạch toán
quản lý truyền thống nhưng tóm lại có một vài điều khác nhau cơ bản:
CH.K27.KTO.DN Trang 12
Environmental Management Accounting GVHD: TS. Đoàn Ngọc Phi Anh
• EMA nhấn mạnh hạch toán các chi phí môi trường.
• EMA không chỉ bao gồm thông tin thông thường, thông tin môi trường và thông
tin chi phí khác, mà còn bao gồm cả thông tin về dòng nguyên vật liệu, nước, năng
lượng.
• Thông tin EMA có thể được sử dụng cho bất kỳ loại hoạt động quản lý nào hoặc
việc ra quyết định trong một tổ chức, nhưng còn có lợi cho các hoạt động và các
quyết định liên quan đến thành phần môi trường cụ thể.
Khi xem xét đến nội dung EMA, các công cụ hạch toán có thể được phân biệt theo
độ dài chu kỳ thời gian: ngắn hạn và dài hạn và được xem xét tới theo quá khứ hay tương
lai bởi như chúng ta đã biết các cấp quản lý khác nhau trong công ty có những yêu cầu
khác nhau và do vậy trong một số trường hợp các nhà quản lý quan tâm đến thông tin
trong quá khứ hoặc tương lai, ví dụ như nhiều lúc họ cần biết những chi phí phát sinh khi

đã sản xuất một sản phẩm nào đó thì người ta quan tâm đến những thông tin trong quá
khứ và ngắn hạn, hay một số quyết định đầu tư cần thông tin dự báo tương lai; hay khi
quyết định đầu tư một dây chuyền công nghệ mới cần đánh giá tác động môi trường và
yêu cầu các thông tin dài hạn và dự báo trong tương lai Ngoài ra các công cụ EMA còn
được phân biệt theo thông tin thường xuyên và thông tin không dự tính trước (hay còn gọi
là thông tin không thường xuyên) như khi tính toán chi phí hay hạch toán nguyên vật liệu
là một thông tin thường xuyên còn đánh giá đầu tư lại cần cả những thông tin thường
xuyên và không thường xuyên mang tính rủi ro.
EMA như đã nói ở trên không phải là một công cụ đơn lẻ mà là bộ rất nhiều các công cụ
khác nhau gồm hạch toán chi phí, lợi ích, thẩm định đầu tư, lập ngân sách, lập kế hoạch, kiểm
kê vòng đời sản phẩm Trong số các công cụ này, hạch toán chi phí, lợi ích là một công cụ
tương đối đơn giản và dễ thuyết phục các doanh nghiệp trong việc đem lại những lợi ích cụ
thể dễ dàng nhận thấy cho mỗi doanh nghiệp.
Khi áp dụng EMA vào thực tế, có thể áp dụng cho một hay nhiều loại công cụ cho
một công ty tuỳ thuộc vào mục đích và yêu cầu cũng như thực tế về tình hình tài chính và
môi trường của mỗi doanh nghiệp.
Thông tin EMA có thể được sử dụng cho bất kỳ loại hoạt động quản lý nào hoặc việc
CH.K27.KTO.DN Trang 13
Environmental Management Accounting GVHD: TS. Đoàn Ngọc Phi Anh
ra quyết định trong một tổ chức, nhưng còn có ích cho các hoạt động và quyết định với
các thành phần môi trường cụ thể hoặc các kết quả. Vì vậy nội dung chính của luận văn
tập trung vào nghiên cứu, phân tích và sử dụng công cụ hạch toán chi phí môi trường
(ECA) - một công cụ trọng tâm và thuộc nhóm thông tin môi trường ngắn hạn trong quá
khứ biểu diễn bằng đơn vị tiền tệ (MEMA).
1.3. Các bước hạch toán quản lý môi trường
Để thực hiện áp dụng các công cụ EMA ở một công ty, theo kinh nghiệm của các
chuyên gia nghiên cứu điển hình có thể đưa ra một cái nhìn tổng quát về các bước mà một
tổ chức có thể tiến hành khi thực hiện EMA như sau:
1.3.1. Đạt được sự xác nhận và cam kết của cấp quản lý cao nhất
Để thực hiện EMA thành công thì yêu cầu trước hết là phải có sự ủng hộ và chấp

thuận của ban lãnh đạo cấp cao nhất. Vì EMA không chỉ đòi hỏi năng lực của chuyên gia
bên quản lý môi trường mà còn cần sự hợp tác của những người làm công tác tài chinh, kế
toán và các kỹ sư. Do đó cấp quản lý cao nhất sẽ thông báo cho các cấp quản lý sản xuất
và toàn bộ người lao động trong nhà máy được biết và tham gia cung cấp thông tin.
1.3.2. Thành lập nhóm thực hiện
EMA yêu cầu sự hợp tác thực hiện trong nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm:
-Một cá nhân có chuyên môn kế toán, là người am hiểu về hệ thống hạch toán hiện
tại.
-Một cá nhân am hiểu làm thế nào để EMA được sử dụng trong khuôn khổ một tổ
chức và những cơ hội nào mà hạch toán có thể mang lại.
-Một người có chuyên môn về môi trường để giải thích các tác động môi trường đối
với tổ chức.
-Một kĩ sư chuyên về công nghệ để đưa ra ý kiến xem các đề xuất chuyên sâu về
công nghệ có thực tế và khả thi không.
-Một kĩ sư chuyên về tiêu thụ nguyên, nhiên liệu, và chi phí môi trường sẽ phát sinh
trong quá trình sản xuất hoặc hoạt động cần phải nghiên cứu.
-Một người thuộc ban giám đốc để bảo vệ dự án trong khuôn khổ tổ chức.
CH.K27.KTO.DN Trang 14
Environmental Management Accounting GVHD: TS. Đoàn Ngọc Phi Anh
Tóm lại để thực hiện EMA thành công cần phải có sự phối hợp giữa các chuyên gia
thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau mà người đóng vai trò cầm lái chính là chuyên gia bên
quản lý môi trường.
Yêu cầu am hiểu lĩnh vực chuyên môn này là giới hạn của việc áp dụng EMA trong
thực tế, chi phí quá lớn để thuê những chuyên gia thực hiện vấn đề này khiến doanh
nghiệp ngại áp dụng.
1.3.3. Xác định quy mô, giới hạn của hệ thống đề xuất
Nghĩa là phải căn cứ vào tình hình thực tế của tổ chức để xác định quy mô và giới
hạn thực hiện. Có thể hạch toán một sản phẩm, một bộ phận, một dây chuyền sản xuất
hoặc toàn bộ tổ chức. Ngoài ra cần phải cân nhắc rõ ràng về phạm vi nghiên cứu. Vì chi
phí môi trường là một khái niệm rất rộng, do đó trong khuôn khổ có thể hạch toán được

cần phải xác định được phạm vi đến đâu là đủ.
1.3.4. Thu thập toàn bộ thông tin tài chính và vật chất
Bao gồm: Báo cáo tài chính, số liệu đầu vào, đầu ra của quá trình sản xuất, thông tin
về dòng vật chất và năng lượng, thông tin về tiền tệ và phi tiền tệ,…
1.3.5. Nhận dạng các chi phí môi trường
Từ khái niệm đưa ra về chi phí môi trường, để có thể xác định rõ các chi phí môi
trường, có thể tổng hợp chi phí môi trường thành năm dạng chi phí cơ bản cụ thể sau:
• Dạng 1: Các chi phí trực tiếp cho sản xuất
Các chi phí trực tiếp của vốn đầu tư, thiết bị, lao động, khấu hao, nguyên vật liệu, và đổ
thải. Có thể bao gồm các chi phí định kỳ và không định kỳ, bao gồm cả các chi phí vốn,
chi phí vận hành và chi phí bảo dưỡng thiết bị.
• Dạng 2: Các chi phí ẩn tiềm năng và các chi phí gián tiếp cho sản xuất
Các chi phí gián tiếp không được phân bổ vào sản phẩm hay quá trình sản xuất. Có thể
bao gồm các chi phí định kỳ và không định kỳ. Có thể bao gồm cả các chi phí vốn, các
dịch vụ có nguồn gốc từ bên ngoài, các chi phí quan trắc ô nhiễm, giải phóng mặt bằng,
các chi phí quảng cáo, Nó còn bao gồm các chi phí môi trường trả trước như các chi
phí nghiên cứu liên quan đến ý thức môi trường, các chi phí thiết kế ban đầu của sản
phẩm môi trường thích hợp hơn, các chi phí huỷ bỏ tương lai hoặc các chi phí phục hồi.
CH.K27.KTO.DN Trang 15
Environmental Management Accounting GVHD: TS. Đoàn Ngọc Phi Anh
• Dạng 3: Các chi phí tương lai và trách nhiệm pháp lý ngẫu nhiên
Các chi phí tương lai ngẫu nhiên tiềm năng gồm các khoản tiền phạt do vi phạm, không
tuân thủ các qui định môi trường, các chi phí trách nhiệm làm sạch trong tương lai, chi
phí kiện cáo, tố tụng do làm hư hại tài sản và sức khoẻ cá nhân, chi phí bồi thường thiệt
hại tài nguyên thiên nhiên và chi phí đền bù các tai nạn, sự cố công nghiệp.
• Dạng 4: Chi phí vô hình nội tại và chi phí quan hệ
Các chi phí được công ty chi trả, bao gồm các loại chi phí khó định lượng được như sự
chấp thuận của người tiêu dùng, sự trung thành, tín nhiệm của khách hàng, uy tín thương
hiệu sản phẩm, tinh thần làm việc và kinh nghiệm quý báu của công nhân, các quan hệ
đoàn thể, hình ảnh doanh nghiệp và các quan hệ cộng đồng. Các chi phí này khó xác định

và ít khi được nhận diện một cách tách biệt trong một hệ thống hạch toán.
• Dạng 5: Các chi phí ngoại ứng (hay còn gọi là các chi phí xã hội)
Các chi phí này thường được nhắc đến như các chi phí bên ngoài, đó là các chi phí cho
những gì mà doanh nghiệp không phải chi trả một cách trực tiếp. Các chi phí mà xã hội
phải gánh chịu bao gồm sự suy thoái môi trường do phát tán các chất ô nhiễm phù hợp
với các quy định tương ứng hiện hành hay sự thiệt hại môi trường gây ra bởi tổ chức mà
chúng không được hạch toán, hoặc các tổ chức đã tạo ra các chất phát thải có hại cho sức
khoẻ mà không phải chịu trách nhiệm. Đa số các chi phí này bị lờ đi khi tính toán lợi ích.
Các chi phí môi trường từ dạng 1 đến dạng 4 có thể được nhắc đến như các chi phí
“cá nhân” và chúng có thể trực tiếp tác động vào lợi ích được báo cáo của một công ty.
Việc xác định các chi phí môi trường một cách chi tiết sẽ được phân tích rõ nét trong
chương 2.
1.3.6. Xác định các doanh thu tiềm năng bất kì hay các cơ hội cắt giảm chi phí
Doanh thu môi trường bao gồm các khoản doanh thu do tái chế, các khoản tiền
thưởng, trợ cấp hay bất cứ khoản doanh thu nào liên quan đến các vấn đề chi phí môi
trường. Ví dụ như: thu nhập từ việc bán vật liệu thải, doanh thu từ việc bán bùn cặn,
doanh thu từ việc sử dụng nhiệt của sản phẩm phụ, doanh thu từ thiết bị xử lý để xử lý
nước thải cho khách hàng bên ngoài, doanh thu từ bán cota ô nhiễm, doanh thu từ bán khí
nhà kính,… có thể chia ra như sau:
CH.K27.KTO.DN Trang 16
Environmental Management Accounting GVHD: TS. Đoàn Ngọc Phi Anh
- Tiền trợ cấp, tiền thưởng
Đó là những khoản thu nhập của công ty nhờ các hoạt động đầu tư bảo vệ môi
trường, các khoản tiền từ các sáng kiến, các dự án quản lý kinh doanh có khả thi được xét
duyệt trợ cấp,…
- Các khoản khác
Ví dụ như tiền thu được từ việc bán vật liệu tái chế, bán chất thải, bán khí thải,…
hoặc các khoản tiền thu được từ việc bán cota gây ô nhiễm, hay doanh thu từ việc xử lý
nước thải cho khách hàng bên ngoài.
Xác định các cơ hội cắt giảm chi phí. Ví dụ như có thể thực hiện cải tiến ở đâu, có

thể phân loại, tái chế chất thải tốt hơn được không? Có phải chất thải được tạo ra là do
mua những nguyên liệu kém phẩm chất? Có phải việc bao gói hiện nay sẽ được tái chế?
Từ đó hình thành nên các sáng kiến giảm thiểu chi phí.
1.3.7. Đánh giá các chi phí và doanh thu được xử lý như thế nào trong các hệ thống
hạch toán hiện hành
Trong hệ thống hạch toán hiện hành, các khoản chi phí và doanh thu môi trường sẽ
được tính như thế nào? Được phân bổ riêng cho các sản phẩm hay các quá trình. Nó có
được nêu ra đầy đủ trong bảng hạch toán chi phí giá thành hay bị ẩn đi trong hạch toán
chi phí tổng? Đánh giá xem các chi phí như chất thải, năng lượng, nước, nguyên vật liệu,
… được xử lý như thế nào? Có đạt hiệu quả về môi trường hay không? Và có thể giảm
được chi phí nhiều hơn không? Doanh thu có thể thu thêm nhiều hơn và đem lại lợi ích
hiệu quả cao hơn không? Có tạo ra được sự khuyến khích để cải thiện môi trường hay
không?
Do đó, để có được đánh giá chính xác và đem lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp
cần phải có phương pháp tính toán hợp lý. Điều này thể hiện chức năng và vai trò quan
trọng của EMA. Đó là bóc tách các chi phí môi trường ra khỏi chi phí sản xuất và phân bổ
chúng vào các tài khoản phù hợp. Nhờ đó doanh nghiệp có thể thúc đẩy những người
quản lý và nhân viên có năng lục tìm ra các giải pháp phòng chống ô nhiễm và có thể
giảm chi phí và tăng cường hiệu quả hoạt động kinh doanh.
CH.K27.KTO.DN Trang 17
Environmental Management Accounting GVHD: TS. Đoàn Ngọc Phi Anh
Mấu chốt ở đây là phải bóc tách được chi phí môi trường và phải phân bổ chính xác,
nếu không sẽ dẫn đến có sản phẩm có giá thành cao hơn mức thực tế, có sản phẩm lại có
giá thành thấp hơn mức thực tế, ảnh hưởng đến việc xác định giá và hiệu quả kinh tế của
doanh nghiệp. Mặt khác, có một số chi phí khác lại không được phản ảnh trong giá thành
và giá bán của sản phẩm. Cho nên người quản lý sẽ không thể đưa ra được những quyết
định đúng đắn.
Nguyên lý phân bổ:
- Trong hạch toán quản lý truyền thống thì phân bổ dựa trên nguyên tắc bình quân.
Đưa chi phí môi trường và các khoản chi phí khác vào tổng chi phí sau đó chia đều cho

các loại sản phẩm. Như vậy, giả sử có hai sản phẩm A và B mà lượng chất thải, nước
thải, các chi phí đầu vào cũng khác nhau. Nếu như phân bổ bằng nhau như thế là không
chính xác.
- Trong EMA thì điều này được hiệu chỉnh. Các chi phí môi trường sẽ được phân bổ
vào đúng sản phẩm của nó. Bằng cách cắt chi phí môi trường ra khỏi khoản tổng chi phí
và đưa nó vào sản phẩm.
Hình 1.3 : Điều chỉnh phân bổ chi phí môi trường theo EMA
CH.K27.KTO.DN Trang 18
Environmental Management Accounting GVHD: TS. Đoàn Ngọc Phi Anh
1.3.8. Xây dựng các giải pháp
Ví dụ như đề ra các giải pháp cải tiến công nghệ, áp dụng sản xuất sạch hơn, áp
dụng EMA để phân bổ lại giá thành sản phẩm,…
Ngoài ra, các bên phân xưởng liên quan có thể đưa ra những kiến nghị, sáng kiến để
cắt giảm những hoạt động không cần thiết để giảm chi phí và giảm những tác động tiêu
cực tới môi trường.
1.3.9. Đánh giá các giải pháp, đề xuất thay đổi hệ thống và thực hiện
Sau khi xây dựng các giải pháp thì cần phải đánh giá tính khả thi của giải pháp.
Khắc phục những hạn chế, đưa ra những thay đổi nếu các giải pháp đó là không khả thi.
Ngược lai, sẽ lập kế hoạch thực hiện những giải pháp đó.
1.3.10. Theo dõi kết quả
Sau khi áp dụng EMA thì cần thường xuyên theo dõi tiến độ, kết quả thực hiện, và
kịp thời đưa ra phương án điều chỉnh nếu có sai sót và thực hiện không hiệu quả.
CH.K27.KTO.DN Trang 19
Lương
quản lý
Lao
động
Lương
quản


Thuê
mướn
Chi
phí
môi
trường
Tổng chi phí
Lao
động
A
Vật
liệu
A
Lao
động
B
Vật
liệu
B
Chi phí
sản xuất
A
Chi phí
sản xuất
B
Sơ đồ nguyên tắc HTTT
Lao
động
Thuê
mướn

Chi
phí
MT
(EC)
Tổng chi phí
Lao
động
A
Vật
liệu
A
Lao
động
B
Vật
liệu
A
Chi phí
sản xuất
A
Chi phí
sản xuất
B
EC
(A)
Hệ thống hạch toán đã được điều chỉnh
EC
(B)
Environmental Management Accounting GVHD: TS. Đoàn Ngọc Phi Anh
CHƯƠNG 2:

ÁP DỤNG HẠCH TOÁN QUẢN TRỊ MÔI TRƯỜNG TẠI NHÀ MÁY NHIỆT
ĐIỆN UÔNG BÍ
2.1 Tính toán giá thành của 1kwh điện
2.1.1. Nguyên lý hạch toán giá thành ở nhà máy nhiệt điện Uông Bí
Tính giá thành thực tế của điện theo phương pháp kê khai thường xuyên:
Giá thành 1Kwh điện = Tổng chi phí sản xuất (1 năm) / Tổng sản lượng điện thanh
cái (1 năm)
(Sản lượng điện thanh cái là lượng điện sau khi sản xuất trừ đi lượng điện tự dùng)
2.1.2 Cơ cấu giá thành
2.1.2.1 Tập hợp các chi phí theo phương pháp truyền thống
Trong cơ cấu giá thành gồm có chi phí công xưởng (chi phí trực tiếp) C
cx
, chi phí quản
lý doanh nghiệp C
QLDN
và chi phí bán hàng C
bh.
Trong đó:
Chi phí trực tiếp bao gồm:
C
cx
= C
NVL
+ C
Đ
+C
VLP
+ C
N
+ C

W
+ C
KH
+ C
SCTSCĐ
+ C
PX
+ C
C
Chí phí quản lý doanh nghiệp bao gồm các chi phí quản lý hành chính, chi phí quản lý
môi trường.
Giá thành = (C
CX
+ C
QLDN
+ C
BH
)/Q = TC/Q
Với:
C
NVL
: Chi phí nguyên vật liệu
C
Đ
: Chi phí điện
C
VLP
: Chi phí hóa chất
C
N

: Chi phí nước
C
W
: Chi phí nhân công
C
KH
: Chi phí khấu hao tài sản cố định
C
SCTSCĐ
: Chi phí sửa chữa tài sản cố định
C
PX
: Chi phí phân xưởng
C
C
: Chi phí chung
CH.K27.KTO.DN Trang 20
Environmental Management Accounting GVHD: TS. Đoàn Ngọc Phi Anh
TC : Tổng chi phí
Q : sản lượng điện thanh cái.
2.1.2.2 Tính toán giá thành của 1Kwh điện
Do tính chất đặc điểm của sản phẩm (chỉ có một sản phẩm duy nhất, không có phế
phẩm, không có tồn kho đầu kì và cuối kì,…) nên riêng đối với ngành điện thì giá thành tính
được hạch toán truyền thống có cùng kết quả với giá thành điện khi tinh bằng phương pháp
EMA.
Do vậy giá thành sẽ được tính đơn giản dựa trên thống kê trong báo cáo chi phí đầu vào
đầu ra của quá trình sản xuất.
Sử dụng phân tích mô hình dòng vật liệu và năng lượng để phân tích EMA cho toàn
nhà máy nhằm vạch ra tất cả cấu trúc dòng vật liệu và năng lượng đặc trưng một cách có
hệ thống và đi từ đầu đến cuối trong từng giai đoạn của quá trình sản xuất ra điện và chất

thải:
CH.K27.KTO.DN Trang 21
Environmental Management Accounting GVHD: TS. Đoàn Ngọc Phi Anh
Thống kê chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố đầu vào năm 2010 (theo báo cáo
tài chính của công ty):
CH.K27.KTO.DN Trang 22
Chu
trình
nhiệt
ĐẦU RA:
Nước thải: 3,644.995 m3
Khí thải:
Xỉ: 100 000 tấn
Chất thải rắn: 1500 tấn
Tiếng ồn:
Nhiệt:
ĐẦU VÀO PHỤ:
Dầu tua bin: 2,2 tấn
Dầu máy: 1,4 tấn
Dầu mỡ bôi trơn: 1,4 tấn
Hóa chất: 1008 tấn
Bi nghiền: 509, tấn
Vật liệu phụ khác: 1,1 tấn
Điện
(720,000,000kwh)
ĐẦU VÀO CHÍNH:
Than: 510,159 tấn
Dầu FO: 720.5 tấn
Điện: 90 tr kwh
Nước mặn sử dụng: 10,5 tr m3

Nước ngọt sử dụng: 0,365 tr m3
Lao động: 1 115 người
Environmental Management Accounting GVHD: TS. Đoàn Ngọc Phi Anh
Bảng 2.1: Thống kê chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố đầu vào năm 2010
Đầu vào Yếu tố chi phí Thành tiền (triệu đồng)
C
NVL
Nguyên vật liệu 159,985.97
C
VLP
Các loại vật liệu phụ 19,655.19
C
W
Chi phí nhân công
BKXH, BHYT,…
Tổng
69,447.04
2,130.92
71,577.96
C
Đ
Điện tự dùng (10%)
Điện mua khác
Tổng
6,769.91
10,109.52
16,879.43
C
N
Nước 3,008.93

C
SCTSCĐ
Sửa chữa tài sản cố định 13,788.57
C
KH
Khấu hao tài sản cố định 18,920.73
C
QLDN
Chi phí quản lý 14,647.17
C
C
Chi phí sản xuất chung khác 14,464.00
TC Tổng chi phí 332,927.95
(Nguồn: theo báo cáo của công ty)
Từ đó tính được giá thành của điện theo hạch toán truyền thống của công ty là:
Khi hỏi doanh nghiệp về các chi phí môi trường thì theo ý kiến của họ chi phí môi
trường là rất nhỏ và không đáng kể. Nó không được đưa vào thành một khoản chi phí sản
xuất trong báo cáo tổng hợp kê khai chi phí sản xuất của doanh nghiệp mà nó chỉ là một
mục rất nhỏ trong chi phí quản lý doanh nghiệp. Điều này có thể lý giải là do có một số
hạng mục chi phí liên quan đến những yếu tố môi trường dễ nhận thấy thì sẽ được doanh
nghiệp đưa vào khoản mục riêng, còn các chi phí môi trường khác của doanh nghiệp
thường bị ẩn đi hoặc bị tính gộp vào trong các khoản khác nằm ở chi phí quản lý doanh
nghiệp, chi phí sản xuất và các chi phí khác.
Sau đây xin trình bày danh mục các chi phí môi trường theo quan điểm của doanh
nghiệp:
Danh mục các chi phí môi trường theo ước tính của nhà máy năm 2010
Bảng 2.2: Chi phí môi trường của nhà máy năm 2010
CH.K27.KTO.DN Trang 23
TC/Q = 332,927.950.000/720 000 000 = 462 (đồng/kwh)
Environmental Management Accounting GVHD: TS. Đoàn Ngọc Phi Anh

STT Danh mục các chi phí môi trường
Thành tiền
(triệu đồng)
2 Thuế, phí BVMT 1,200
8 Chi phí mua mới, bảo dưỡng, sữa chữa thiết bị 2,890
9 Chi phí nhân công quét dọn vệ sinh 2,157
10 Chi phí quan trắc môi trường hàng năm 234
11 Khấu hao trang thiết bị liên quan đến môi trường Không rõ
Tổng 6,400
Nguồn: phòng Tài Chính
Như vậy theo cách truyền thống của doanh nghiệp, chi phí môi trường không được
đưa vào bảng hạch toán thu chi của doanh nghiệp mà nó nằm lẫn lộn trong các chi phí đầu
vào, chi phí sản xuất, chi phí quản lý doanh nghiệp, tiền lương, và các khoản chi phí khác.
Nhà máy vẫn có các thông tin về chi phí môi trường, tuy nhiên, nó không được bóc
tách ra thành danh mục riêng. Do đó sẽ không thể thấy được chi phí môi trường có vai trò
quan trọng như thế nào trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Theo bảng thống kê các chi phí môi trường của công ty (quan điểm của doanh
nghiệp) thì có tính được chi phí môi trường trong tổng chi phí là :
Tuy nhiên con số này thực chất chỉ là con số nổi, vì nhiều chi phí môi trường bị ẩn
mà doanh nghiệp chưa nhìn thấy. Sau đây dựa trên những thông tin có sẵn của năm 2010
tôi xin phân tích để bóc tách các chi phí môi trường theo phương pháp EMA mà doanh
nghiệp đã bỏ ra trong quá trình hoạt động kinh doanh.
2.2. Xác định các chi phí môi trường theo EMA
2.2.1. Chi phí loại 1: chi phí xử lý chất thải và chất phát thải
2.2.1.1. Khấu hao các thiết bị có liên quan đến môi trường:
Bảng 2.3: Chi phí khấu hao thiết bị liên quan đến môi trường
STT Khấu hao thiết bị, nhà xưởng Thành tiền (triệu đồng)
1 Hệ thống xử lý nước thải 1,102.5
2 Hệ thống xử lý nước cấp, nước sinh hoạt 221.4
3 Hệ thống xử lý khí thải 251.7

4 Chi phí thuê đất nhà khử clo 138.89
5 Thuê đất hồ thải xỉ 112.78
CH.K27.KTO.DN Trang 24
6,400/332,927*100% = 1,9223%
Environmental Management Accounting GVHD: TS. Đoàn Ngọc Phi Anh
6 Thuê đất của hồ xử lý nước thải 156.74
Tổng 1,984.01
Nguồn: phòng Tài Chính
2.2.1.2. Bảo dưỡng và vận hành nguyên liệu và các dịch vụ
Bảng 2.4: Chi phí bảo dưỡng và vận hành
STT Hạng mục Thành tiền (tr đ)
1 Chi phí cải tạo bảo dưỡng
HTXL xỉ thải
Trùng tu đường ống thải xỉ2 22.89
Đại tu bơm thải xỉ 4 629.75
2 Chi phí cải tạo, bảo dưỡng HTXL khí thải 1,050.97
3 Chi phí cải tạo, bảo dưỡng HTXL nước cấp, nước sinh hoạt, 600.96
4 Chi phí sữa chữa, bảo dưỡng HTXL nước thải 590.28
5 Tổng 2,894.85
Nguồn: phòng Tài Chính
2.2.1.3. Tiền lương
Tiền lương cho công nhân ở các khu vực xử lý chất thải là khác nhau do mức độ độc
hại và cường độ làm việc là khác nhau
Bảng 2.5: Tiền lương
STT Khu vực Lao động
(người)
Thành tiền (tr đ)
1 Xử lý nước thải 11 660.00
2 Xử lý nước cấp và nước sinh hoạt 8 480.00
3 Xử lý khí thải 10 500.00

4 Lương CN dọn vệ sinh và thu gom CTR 40 2,000.00
5 Lương CN vận chuyển xỉ thải ra bãi thải 12 435.00
Tổng 4,075.00
Nguồn: phòng Tài Chính
2.2.1.4. Lệ phí và thuế
Bảng 2.6: Lệ phí và thuế
STT Hạng mục Thành tiền (triệu đồng)
1 Thuế đất khu xử lý nước thải 0
2 Thuế đất khu xử lý nước cấp 0
3 Thuế đất khu xử lý khí thải 0
4 Thuế đất khu bãi thải 0
5 Phí BVMT đối với nước thải công nghiệp 455.92
6 Phí dịch vụ xả rác thải sinh hoạt 304.08
CH.K27.KTO.DN Trang 25

×