Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Định tội danh đối với hành vi chiếm đoạt tài sản trong nhóm các tội xâm phạm sở hữu theo luật hình sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (16.84 MB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN TRỌNG HIẾU

ĐỊNH TỘI DANH
ĐỐI VỚI HÀNH VI CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN
TRONG NHÓM CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU
THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

ĐỊNH TỘI DANH
ĐỐI VỚI HÀNH VI CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN
TRONG NHÓM CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU
THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
Chun ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Định hướng ứng dụng
Mã số: 8380104

Người hướng dẫn khoa học : TS. Phan Anh Tuấn
Học viên
Lớp


: Nguyễn Trọng Hiếu
: Cao học Luật, Phú n khóa 1

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tơi, chưa từng
được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác. Những tài liệu, ví dụ và trích dẫn
trong luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày

tháng

Người cam đoan

Nguyễn Trọng Hiếu

năm 2022


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BLHS

: Bộ luật Hình sự

CĐTS

: Chiếm đoạt tài sản


CQĐT

: Cơ quan điều tra

NXB

: Nhà xuất bản

TAND

: Tịa án nhân dân

TTHS

: Tố tụng hình sự

TTLT

: Thơng tư liên tịch

XPSH

: Xâm phạm sở hữu

VKSND

: Viện kiểm sát nhân dân



MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI HÀNH VI CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN
TRONG NHÓM CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU CÓ DÙNG VŨ LỰC ......... 6
1.1. Quy định của pháp luật liên quan đến định tội danh đối với hành vi
chiếm đoạt tài sản trong nhóm các tội xâm phạm sở hữu trong trường hợp
có dùng vũ lực...................................................................................................... 6
1.2. Thực tiễn định tội danh đối với hành vi chiếm đoạt tài sản trong nhóm
các tội xâm phạm sở hữu trong trường hợp có dùng vũ lực ............................ 9
1.3. Giải pháp nhằm định tội danh đúng đối với hành vi chiếm đoạt tài sản
trong nhóm các tội xâm phạm sở hữu trong trường hợp có dùng vũ lực ..... 21
Kết luận Chương 1 ................................................................................................ 28
CHƯƠNG 2. ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI HÀNH VI CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN
CÓ THỦ ĐOẠN GIAN DỐI ................................................................................. 29
2.1. Quy định của pháp luật liên quan đến định tội danh đối với hành vi
chiếm đoạt tài sản có thủ đoạn gian dối trong nhóm các tội xâm phạm sở
hữu ..................................................................................................................... 29
2.2. Thực tiễn định tội danh đối với hành vi chiếm đoạt tài sản có thủ đoạn
gian dối trong nhóm các tội xâm phạm sở hữu ............................................... 31
2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả định tội danh đối với hành vi chiếm đoạt
tài sản có thủ đoạn gian dối trong nhóm các tội xâm phạm sở hữu .............. 35
Kết luận Chương 2 ................................................................................................ 37
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 38
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài luận văn

Khoản 1 Điều 31 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Người bị buộc tội được coi
là khơng có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết
tội của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật...”. Vì vậy, để có một bản án cơng minh,
khách quan, tồn diện và đúng quy định của pháp luật địi hỏi phải được chứng minh
theo trình tự luật định, trong đó, việc định tội danh mà người bị buộc tội đã thực hiện
được tiến hành ở nhiều giai đoạn trong quá trình TTHS, với sự tham gia của các cơ
quan tiến hành tố tụng là CQĐT, VKSND, TAND trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của mình ở từng giai đoạn tố tụng đó. Định tội danh đúng, chuẩn xác giúp
quá trình tố tụng diễn ra đúng hướng, thuận lợi, nhanh chóng, có sức thuyết phục cao,
được dư luận đồng tình, ủng hộ, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội
và những tham gia tố tụng khác, cũng như nâng cao vị thế, uy tín, hiệu lực của các cơ
quan tiến hành tố tụng, nâng cao hiệu quả phòng, chống tội phạm.
Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm có hành vi CĐTS trong nhóm
các tội XPSH nói chung, tội phạm có hành vi CĐTS có dùng vũ lực, dùng thủ đoạn
gian dối trong các tội XPSH nói riêng (tội cướp tài sản, tội cưỡng đoạt tài sản, tội
cưỡng đoạt tài sản, tội lừa đảo CĐTS, tội lạm dụng tín nhiệm CĐTS) ở nước ta diễn
biến rất phức tạp, có xu hướng gia tăng ở một số địa phương, tính chất, mức độ
nguy hiểm ngày càng nghiêm trọng, gây hậu quả xấu cho xã hội, thiệt hại ngày càng
tài sản lớn. Các cơ quan tiến hành tố tụng đã tiến hành khởi tố, điều tra, truy tố, xét
xử nghiêm các loại tội phạm này theo quy định của pháp luật, tuy nhiên, các cơ
quan tiến hành tố tụng vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, hạn chế, nhất là
trong việc định tội danh, như: định tội danh khơng chính xác; nhầm lẫn giữa các tội
với nhau (tội cướp tài sản với tội cưỡng đoạt tài sản, tội lừa đảo CĐTS với tội lạm
dụng tín nhiệm CĐTS…)… Ngun nhân của tình trạng trên là do văn bản hướng
dẫn thi hành các điều luật quy định về các tội nêu trên chưa có hoặc có nhưng chưa
rõ ràng, cụ thể; đội ngũ cán bộ áp dụng pháp luật hình sự (định tội danh) nhận thức
chưa thống nhất về các quy định của pháp luật hình sự đối với hành vi CĐTS trong
nhóm các tội XPSH; việc phối hợp của các cơ quan tiến hành TTHS trong định tội
danh đối với hành vi CĐTS trong nhóm các tội XPSH cịn chưa thật sự hiệu quả…
Vì vậy, yêu cầu đặt ra phải khắc phục những khó khăn, vướng mắc, bất cập

và những hạn chế trong việc định tội danh đối với hành vi CĐTS có dùng vũ lực,


2
dùng thủ đoạn gian dối trong các tội XPSH nói riêng (tội cướp tài sản, tội cưỡng
đoạt tài sản, tội cưỡng đoạt tài sản, tội lừa đảo CĐTS, tội lạm dụng tín nhiệm
CĐTS) để đảm bảo việc xử lý đối với hành vi này được chính xác, khách quan,
nghiêm minh, đúng pháp luật. Từ những lý do trên, tác giả chọn vấn đề: “Định tội
danh đối với hành vi chiếm đoạt tài sản trong nhóm các tội xâm phạm sở hữu
theo Luật Hình sự Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài luận văn
Ở cấp độ một luận văn thạc sĩ luật học, tác giả nhận thấy chưa có cơng trình
nào nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề định tội danh đối với hành vi CĐTS trong
nhóm các tội XPSH theo Luật Hình sự Việt Nam. Tuy nhiên, liên quan đến vấn đề
này cũng đã được đề cập ở nhiều nhóm tài liệu khác nhau, cụ thể:
- Một số giáo trình của các cơ sở đào tạo như: (1) Võ Khánh Vinh (Chủ biên)
(2012), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam - Phần Các tội phạm, Nxb Công an nhân
dân, Hà Nội; (2) Trường Đại học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình Luật Hình sự Việt
Nam - Phần Các tội phạm, Tập 1, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội; (3) Trường Đại
học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2013), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam - Phần
Các tội phạm, Nxb Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, TPHCM; (4) Lê Cảm (Chủ
biên) (2007), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam - Phần Các tội phạm, Khoa Luật,
Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội… Những giáo
trình nêu trên có đề cập đến dấu hiệu định tội của các tội như: tội cướp tài sản, tội
cướp giật tài sản, tội lừa đảo CĐTS, tội lạm dụng tín nhiệm CĐTS... Đây là tài liệu
quan trọng để tác giả tham khảo khi nghiên cứu vấn đề dấu hiệu pháp lý của các tội
có hành vi CĐTS trong Luật Hình sự Việt Nam.
- Một số luận văn có liên quan đến vấn đề định tội danh đối với hành vi CĐTS
trong nhóm các tội XPSH theo Luật Hình sự Việt Nam như: (1) Luận văn Thạc sĩ
“Dấu hiệu định tội của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Luật Hình sự

Việt Nam” của tác giả Huỳnh Thị Diễm Thúy (2018), Trường Đại học Luật Thành
phố Hồ Chí Minh; (2) Luận văn Thạc sĩ “Dấu hiệu hành hung để tẩu thoát trong các
tội xâm phạm sở hữu theo Luật Hình sự Việt Nam” của tác giả Nguyễn Ngọc Khánh,
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh năm 2018; (3) Luận văn Thạc sĩ “Dấu
hiệu định tội của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Luật Hình sự Việt Nam” của tác
giá Thái Xuân Trinh (2020) Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh… Các
cơng trình nghiên cứu này đã đề cấp đến vấn đề dấu hiệu định tội của một số tội danh


3
cụ thể là tội lạm dụng tín nhiệm CĐTS, tội lừa đảo CĐTS hay dấu hiệu định khung
“hành hung để tẩu thốt” trong các tội XPSH. Tuy nhiên, các cơng trình nêu trên
chưa đề cập đến định tội danh đối với hành vi CĐTS trong nhóm các tội XPSH, song
cũng là tài liệu tham khảo cho tác giả nghiên cứu đề tài luận văn.
- Các sách, bài viết có đề cập đến đến hành vi CĐTS trong nhóm các tội XPSH
theo Luật Hình sự Việt Nam có thể kể đến: (1) Sách “Bình luận khoa học Bộ luật
Hình sự năm 2015, Phần thứ hai Các tội phạm, Chương XVI Các tội xâm phạm sở
hữu” của tác giả Đinh Văn Quế, Nhà xuất bản Thông tin và Truyển thông, năm 2017;
(2) Bài viết “Bàn về yếu tố “Chiếm đoạt tài sản trong các tội “lạm dụng tín nhiệm
chiếm đoạt tài sản” và “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”” của tác giả Nguyễn Thị Phương
Thảo đăng trên Tạp chí Kiểm sát, VKSND tối cao số 09 (2012), tr.52-54; (3) Bài viết
“Một số đề xuất hoàn thiện quy định về các tội xâm phạm sở hữu trong Bộ luật Hình
sự năm 2015” của tác giả Phạm Anh Tuấn đăng trên Tạp chí Khoa học pháp lý,
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh số 08 (102), năm 2016, tr.48-55; (4)
Bài viết “Một số vấn đề về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” của tác giả
Đinh Văn Quế đăng trên Tạp chí Kiểm sát, VKSND tối cao số 01 (2020), tr.35-44…
Trong các tài liệu nêu trên, các tác giả đều có đề cập đến hành vi CĐTS trong
nhóm các tội XPSH ở nhiều góc độ khác nhau, gắn liền với các XPSH nói chung
hay các tội danh cụ thể trong các tội XPSH… Tuy nhiên, các sách và bài viết nêu
trên chưa nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ về định tội danh đối với hành vi

CĐTS có dùng vũ lực, dùng thủ đoạn gian dối trong các tội XPSH.
Do đó, đề tài luận văn “Định tội danh đối với hành vi chiếm đoạt tài sản
trong nhóm các tội xâm phạm sở hữu theo Luật Hình sự Việt Nam” là vấn đề vẫn
còn nhiều nội dung cần tiếp tục nghiên cứu, có giá trị lý luận và thực tiễn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận văn
- Mục đích nghiên cứu
Làm sáng tỏ quy định của pháp luật hình sự và thực tiễn về định tội danh đối
với hành vi CĐTS trong nhóm các tội XPSH theo Luật Hình sự Việt Nam, chỉ ra
một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhân. Trên cơ sở đó, đưa ra giải pháp góp phần
nâng cao hiệu quả việc định tội danh đối với hành vi CĐTS trong nhóm các tội
XPSH nhằm hạn chế oan, sai và vi phạm pháp luật trong thực tiễn khởi tố, điều tra,
truy tố, xét xử.


4
- Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ mục đích nêu trên, luận văn thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu như sau:
+ Phân tích quy định của BLHS 2015 về hành vi CĐTS trong nhóm các
tội XPSH;
+ Đánh giá thực trạng định tội danh đối với hành vi CĐTS trong nhóm các
tội XPSH, từ đó chỉ ra các tồn tại, hạn chế và nguyên nhân;
+ Đề xuất những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả việc định tội danh đối
với hành vi CĐTS trong nhóm các tội XPSH.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài luận văn
- Đối tượng nghiên cứu
Định tội danh đối với hành vi CĐTS trong nhóm các tội XPSH theo quy định
của Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
- Phạm vi nghiên cứu
+ Về không gian: Luận văn nghiên cứu thực tiễn định tội danh đối với hành
vi CĐTS trong nhóm các tội xâm phạm sở hữu theo quy định của luật hình sự Việt

Nam trên phạm vi cả nước.
+ Về thời gian: Luận văn nghiên cứu thực tiễn áp dụng quy định về định tội
danh đối với hành vi CĐTS trong nhóm các tội XPSH thời gian từ năm 2017 đến
năm 2021.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận
Đề tài luận văn được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng, về chính sách hình sự Nhà
nước ta về đấu tranh phịng chống tội phạm nói chung và các tội XPSH nói riêng
- Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng nhằm
làm rõ những quy định của pháp luật hình sự hiện hành về hành vi CĐTS có dùng
vũ lực, dùng thủ đoạn gian dối, cũng như làm rõ những hạn chế, vướng mắc trong
thực tiễn định tội danh đối với hành vi CĐTS trong nhóm các tội XPSH theo Luật
Hình sự Việt Nam.


5
+ Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng để làm rõ những
điểm giống và khác nhau trong việc định tội danh đối với hành vi CĐTS trong
nhóm các tội XPSH để xử lý hình sự.
+ Phương pháp bình luận: Phương pháp này được sử dụng để bình luận các
bản kết luận điều tra, bản cáo trạng, bản án trong thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử
đối với hành vi CĐTS trong nhóm các tội XPSH.
6. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung đề
tài được cấu trúc thành 02 chương:
Chương 1: Định tội danh đối với hành vi chiếm đoạt tài sản trong nhóm các
tội xâm phạm sở hữu có dùng vũ lực.
Chương 2: Giải pháp nâng cao hiệu quả định tội danh đối với hành vi chiếm
đoạt tài sản trong nhóm các tội xâm phạm sở hữu theo Luật Hình sự Việt Nam.



6
CHƯƠNG 1
ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI HÀNH VI CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN
TRONG NHÓM CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU CÓ DÙNG VŨ LỰC
1.1. Quy định của pháp luật liên quan đến định tội danh đối với hành vi
chiếm đoạt tài sản trong nhóm các tội xâm phạm sở hữu trong trường hợp có
dùng vũ lực
Trong nhóm các tội xâm phạm sở hữu được quy định tại Chương XVI BLHS
năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), thì dấu hiệu “dùng vũ lực” được quy định là
dấu hiệu định tội của Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS), là một trong các thủ đoạn để
thực hiện hành vi khách quan của Tội bắt cóc nhằm CĐTS (Điều 169 BLHS) hoặc
được thể hiện là dấu hiệu định khung hình phạt “hành hung để tẩu thoát” tại Tội cướp
giật tài sản (điểm đ khoản 2 Điều 171 BLHS), Tội công nhiên CĐTS (điểm b khoản 2
Điều 172 BLHS), Tội trộm cắp tài sản (điểm đ khoản 2 Điều 173 BLHS).
Dấu hiệu dùng vũ lực trong các tội phạm nêu trên được hiểu như sau:
(1) Dấu hiệu dùng vũ lực trong Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS) được hiểu
như sau:
Dùng vũ lực là hành vi dùng sức mạnh vật chất tác động vào người khác
nhằm làm cho người này lâm vào tình trạng không thể chống cự được. Hành vi
dùng vũ lực của người phạm tội có thể sử dụng hoặc khơng sử dụng công cụ,
phương tiện phạm tội và phải nhằm vào con người (có thể là chủ tài sản hoặc người
có trách nhiệm quản lý, bảo vệ tài sản hoặc bất kỳ ai mà người phạm tội cho rằng họ
đang hoặc sẽ cản trở việc chiếm đoạt của mình). Nếu hành vi dùng sức mạnh vật
chất tác động lên vật thì không được gọi là hành vi “dùng vũ lực”.
Hành vi dùng vũ lực ở tội cướp tài sản phải nguy hiểm ở mức độ có khả năng
làm cho nạn nhân lâm vào tình trạng khơng thể chống cự được. Có nghĩa là trong ý
thức chủ quan của người phạm tội, hành vi dùng vũ lực phải nhằm làm cho sự
chống cự của nạn nhân không xảy ra; hoặc xảy ra nhưng khơng có kết quả; hoặc

người bị tấn cơng tê liệt ý chí nên khơng dám chống cự. Hành vi dùng vũ lực có thể
được thể hiện như: bắn, đánh, trói, chém… người đang quản lý tài sản hoặc người
ngăn cản hành vi chiếm đoạt.
(2) Dùng vũ lực là một trong các thủ đoạn thực hiện hành vi khách quan của
Tội bắt cóc nhằm CĐTS (Điều 169 BLHS) được hiểu như sau:


7
Hành vi khác quan của Tội bắt cóc nhằm CĐTS (Điều 169 BLHS) là hành vi
bắt cóc người khác làm con tin nhằm uy hiếp tinh thần người quản lý tài sản làm
cho họ sợ mà phải giao tài sản. Bắt cóc con tin là hành vi bắt, giữ, giam người trái
pháp luật. Hành vi bắt cóc có thể được thực hiện bằng nhiều thủ đoạn khác nhau
như dùng vũ lực, dụ dỗ, mua chuộc, lừa dối…
Như vậy, dùng vũ lực chỉ là một trong các thủ đoạn để thực hiện hành vi
khách quan của Tội bắt cóc nhằm CĐTS (Điều 169 BLHS).
(3) Dùng vũ lực được thể hiện là dấu hiệu định khung hình phạt “hành hung
để tẩu thốt” tại Tội cướp giật tài sản (điểm đ khoản 2 Điều 171 BLHS), Tội công
nhiên CĐTS (điểm b khoản 2 Điều 172 BLHS), Tội trộm cắp tài sản (điểm đ khoản
2 Điều 173 BLHS).
Về mặt lý luận, các tội xâm phạm sở hữu đều xâm phạm quan hệ sở hữu, tuy
nhiên khi dùng vũ lực được thể hiện là dấu hiệu định khung hình phạt “hành hung
để tẩu thốt” được quy định trong ba tội phạm nêu trên nó cịn xâm phạm nhân thân
của người khác qua đó làm tăng tính nguy hiểm cho xã hội của các tội phạm này so
với trường hợp bình thường. Chính vì vậy, dấu hiệu “hành hung để tẩu thoát” được
quy định là dấu hiệu định khung tăng nặng của các tội cướp giật tài sản, tội công
nhiên CĐTS, tội trộm cắp tài sản.
Vấn đề tiếp theo cần đặt ra là hiểu các khái niệm “hành hung để tẩu thoát” quy
định các Điều 171, 172, 173 BLHS năm 2015 như thế nào? Nếu không thống nhất về
vấn đề này thì chúng ta khơng có cơ sở để đánh giá việc áp dụng tình tiết này trên
thực tiễn để chỉ ra các vướng mắc, bất cập qua đó hồn thiện pháp luật hình sự.

Dấu hiệu “hành hung để tẩu thoát” quy định tại quy định các Điều 171, 172,
173 BLHS năm 2015 có nội hàm như thế nào trên thực tế hiện nay lại dựa vào các
văn bản hướng dẫn của các cơ quan tiến hành tố tụng, bởi lẽ các hướng dẫn của các
cơ quan tiến hành tố tụng có giá trị pháp lý bắt buộc đối với các cơ quan tiến hành
tố tụng, cịn các tài liệu khác chỉ có giá trị tham khảo.
Theo Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC
ngày 25/12/2001 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, TAND tối cao, VKSND tối cao về
việc áp dụng các quy định tại Chương XIV “Các tội xâm phạm sở hữu” của Bộ luật
hình sự năm 1999 (viết tắt là: TTLT số 02/2001) đã hướng dẫn dấu hiệu “hành hung
để tẩu thoát” trong các tội xâm phạm sở hữu như sau:


8
“6. Khi áp dụng tình tiết "hành hung để tẩu thoát" (điểm đ khoản 2 Điều
136; điểm a khoản 2 Điều 137; điểm đ khoản 2 Điều 138 BLHS) cần chú ý:
6.1. Phạm tội thuộc trường hợp "hành hung để tẩu thoát" là trường
người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản hoặc đã chiếm đoạt được
nhưng bị phát hiện và bị bắt giữ hoặc bị bao vây bắt giữ thì đã có những
chống trả lại người bắt giữ hoặc người bao vây bắt giữ như đánh, chém,
ngã... nhằm tẩu thốt.

hợp mà
tài sản,
hành vi
bắn, xơ

6.2. Nếu người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản hoặc đã chiếm đoạt
được tài sản, nhưng đã bị người bị hại hoặc người khác giành lại, mà người phạm tội
tiếp tục dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc tấn công người bị hại hoặc
người khác nhằm chiếm đoạt cho được tài sản, thì trường hợp này khơng phải là

"hành hung để tẩu thốt" mà đã có đầy đủ các dấu hiệu cấu thành tội cướp tài sản.”
Hướng dẫn trên về dấu hiệu “hành hung để tẩu thoát” trong các tội xâm phạm
sở hữu tuy không đủ để giải quyết tất cả các vướng mắc trong thực tiễn áp dụng tình
tiết này nhưng cũng là cơ sở để thống nhất cách hiểu về dấu hiệu này trong thực tiễn
áp dụng.
* Khái niệm định tội danh đối với hành vi CĐTS trong nhóm các tội xâm
phạm sở hữu trong trường hợp có dùng vũ lực
Để có thể đưa ra khái niệm định tội danh đối với hành vi CĐTS trong nhóm
các tội xâm phạm sở hữu trong trường hợp có dùng vũ lực cần phải dựa trên khái
niệm định tội danh. Theo GS.TS Võ Khánh Vinh thì: “Định tội danh là việc xác
định và ghi nhận về mặt pháp lý sự phù hợp chính xác giữa các dấu hiệu của hành
vi phạm tội cụ thể đã được thực hiện với các dấu hiệu cấu thành tội phạm được quy
định trong quy phạm pháp luật hình sự”1.
Trên cơ sở đó, chúng ta có thể đưa ra khái niệm định tội danh đối với hành
vi CĐTS trong nhóm các tội xâm phạm sở hữu trong trường hợp có dùng vũ lực
như sau:
Định tội danh đối với hành vi chiếm đoạt tài sản trong nhóm các tội xâm
phạm sở hữu trong trường hợp có dùng vũ lực là việc xác định và ghi nhận về mặt
pháp lý sự phù hợp chính xác giữa các dấu hiệu của hành vi này với các dấu hiệu
cấu thành tội phạm xâm phạm sở hữu được quy định trong luật hình sự
1

Võ Khánh Vinh (2013), Lý luận chung về định tội danh, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.9-10


9
Định tội danh đối với hành vi CĐTS trong nhóm các tội xâm phạm sở hữu
trong trường hợp có dùng vũ lực là một trường hợp định tội danh cụ thể, do đó nó
có các đặc điểm của định tội danh2:
+ Thứ nhất, Định tội danh đối với hành vi CĐTS trong nhóm các tội xâm

phạm sở hữu trong trường hợp có dùng vũ lực là một q trình lơ gích nhất định, là
hoạt động xác nhận và ghi nhận sự phù hợp của hành vi này với các dấu hiệu của
các cấu thành tội phạm được quy định trong luật.
+ Thứ hai, định tội danh đối với hành vi CĐTS trong nhóm các tội xâm phạm
sở hữu trong trường hợp có dùng vũ lực là việc đánh giá nhất định về mặt pháp lý
đối với hành vi này.
Như vậy, định tội danh đối với hành vi CĐTS trong nhóm các tội xâm phạm sở
hữu trong trường hợp có dùng vũ lực thực chất là việc xác định và ghi nhận về mặt
pháp lý sự phù hợp chính xác giữa các dấu hiệu của hành vi xâm phạm sở hữu trong
trường hợp này với các dấu hiệu cấu thành Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS), Tội
bắt cóc nhằm CĐTS (Điều 169 BLHS) hoặc dấu hiệu định khung hình phạt “hành
hung để tẩu thoát” tại Tội cướp giật tài sản (điểm đ khoản 2 Điều 171 BLHS), Tội
công nhiên CĐTS (điểm b khoản 2 Điều 172 BLHS), Tội trộm cắp tài sản (điểm đ
khoản 2 Điều 173 BLHS).
1.2. Thực tiễn định tội danh đối với hành vi chiếm đoạt tài sản trong
nhóm các tội xâm phạm sở hữu trong trường hợp có dùng vũ lực
Như trên đã phân tích, hành vi dùng vũ lực trong các tội xâm phạm sở hữu
tùy từng trường hợp có thể định tội danh là Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS), Tội
bắt cóc nhằm CĐTS (Điều 169 BLHS) hoặc là dấu hiệu “hành hung để tẩu thoát”
được quy định là dấu hiệu định khung tăng nặng tại Tội cướp giật tài sản (điểm đ
khoản 2 Điều 171 BLHS), Tội công nhiên CĐTS (điểm b khoản 2 Điều 172 BLHS),
Tội trộm cắp tài sản (điểm đ khoản 2 Điều 173 BLHS).
Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự trên thực tế cho thấy định tội
danh đối với trường hợp dùng vũ lực CĐTS cịn có những vướng mắc dẫn đến giảm
hiệu quả đấu tranh phòng chống các tội xâm phạm sở hữu này. Các vướng mắc
trong trường hợp này được thể hiện trong nội dung các bản án sau:

2

Võ Khánh Vinh (2013), tlđd (1), tr.10



10
- Thứ nhất, vướng mắc trong xác định trường hợp “hành hung để tẩu
thoát” trong một số tội XPSH với trường hợp chuyển hóa sang tội cướp tài sản.
Vụ án thứ nhất: Bản án số 11/2018/HSST ngày: 19/4/2018 của TAND
huyện Giồng Giềng, tỉnh Kiên Giang3 có nội dung như sau:
Vào khoảng 07 giờ 30 phút, ngày 08 tháng 11 năm 2017, Nguyễn Sê C điều
khiển xe mô tô biển số 65H7-6189 chở Định Đại L chạy từ xã L đi thị trấn R. Đến
đoạn đường gần nhà máy nước, thuộc k6, thị trấn R, huyện G, Sê C phát hiện chị
Đỗ Thanh N đang điều khiển xe mơ tơ, có để một chiếc điện thoại di động ở túi
quần phía trước bên trái ló ra, nên Sê C nói với L “Có điện thoại kìa” L trả lời
“Làm” Sê C rủ L cướp giật điện thoại và L đồng ý), Sê C điều khiển xe chạy bám
theo xe chị N, khi qua khỏi nhà lồng chợ G một đoạn, Sê C điều khiển cho xe chạy
vượt lên và ép vào xe chị N, L ngồi phía sau dùng tay phải giật lấy điện thoại của
chị N rồi cả hai nhanh chống bỏ chạy, chị N đuổi theo và truy hô “Cướp” nên được
nhiều người dân cùng tham gia truy đuổi, trong lúc bỏ chạy L lấy bình xịt hơi cay
xịt về phía người dân truy đuổi để tẩu thốt. Sê C chạy về hướng xã T, huyện H,
tỉnh Kiên Giang, chạy vào nhà ơng Kim D để lẩn trốn thì bị lực lượng Công an
huyện R bắt giữ về hành vi cướp giật tài sản.
* Phần nhận định của Bản án
Hành vi phạm tội của các Bị cáo sử dụng xe mô tô là “Dùng thủ đoạn nguy
hiểm” đã trực tiếp xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản và có thể gây ảnh hưởng
đến tính mạng, sức khỏe của người khác khi đang tham gia điều khiển phương tiện
giao thông. Đồng thời, khi các Bị cáo chiếm đoạt được tài sản nhưng bị phát hiện
và bị người dân bao vây bắt giữ, trong lúc bỏ chạy Bị cáo L dùng bình xịt hơi cay
xịt về phía người dân truy đuổi nhằm tẩu thoát là “Hành hung để tẩu thoát”.
* Phần Quyết định của Bản án
1. Tuyên bố các Bị cáo Đinh Đại L tên gọi khác: Võ A) và Nguyễn Sê C tên
gọi khác: Trần Thành Đ) phạm tội "Cướp giật tài sản”.

- Áp dụng điểm d, đ khoản 2 Điều 171; điểm h, s khoản 1 Điều 51; Điều 38
của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
3

Tòa án nhân dân huyện Giồng Giềng, tỉnh Kiên Giang (2018), Bản án số: 11/2018/HSST ngày 19/4/2018
của Tòa án nhân dân huyện Giồng Giềng, tỉnh Kiên Giang, nguồn: />2ta126058t1cvn/chi-tiet-ban-an (truy cập ngày 15/4/2022)


11
Xử phạt Đinh Đại L 04 bốn) năm tù. Thời điểm chấp hành hình phạt tính từ
ngày bị cáo bị bắt tạm giữ, tạm giam là ngày 08/11/2017.
- Áp dụng điểm d, đ khoản 2 Điều 171; điểm h, s khoản 1 Điều 51; Điều 38
của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Xử phạt Nguyễn Sê C 04 bốn) năm tù. Thời điểm chấp hành hình phạt tính từ
ngày bị cáo bị bắt tạm giữ, tạm giam là ngày 08/11/2017.
* Nhận xét và vướng mắc đặt ra từ bản án
Trong vụ án này, tòa án lại xử lý các bị cáo về tội cướp giật tài sản với tình
tiết “hành hung để tẩu thốt” do có hành vi dùng bình xịt hơi cay xịt về phía người
dân truy đuổi. Bản án có nêu việc dùng vũ lực trong trường hợp này nhằm tẩu thoát
nên áp dụng tình tiết định khung hình phạt là “Hành hung để tẩu thoát”. Vậy nếu
các bị cáo vừa dùng vũ lực để giữ cho bằng được tài sản chiếm đoạt được và cũng
vừa để tẩu thốt thì định tội danh trong vụ án này như thế nào: xử lý hình sự về tội
cướp tài sản hay tội cướp giật tài sản với tình tiết “hành hung để tẩu thốt”.
Vướng mắc được đặt ra từ vụ án này là phải làm rõ nội hàm dấu hiệu “hành
hung để tẩu thốt” có bao gồm cả trường hợp dùng vũ lực vừa để giữ tài sản chiếm
đoạt được và cũng vừa để tẩu thốt hay khơng, trường hợp nào thì chuyển hóa sang
tội cướp tài sản?
Vụ án thứ hai: Bản án hình sự sơ thẩm số: 185/2022/HS-ST ngày 07/07/2022
của TAND Thành phố Thuận Anh, tỉnh Bình Dương4 có nội dung:
Huỳnh Thế V là đối tượng sử dụng trái phép chất ma túy và trong giai đoạn

giãn cách xã hội do dịch bệnh Covid 19 vào thời điểm tháng 8/2021, V thiếu tiền
tiêu xài nên nảy sinh ý định tìm tài sản của người khác chiếm đoạt đem bán lấy tiền
tiêu xài.
Khoảng 22 giờ 30 phút ngày 28/8/2021, Huỳnh Thế V đi bộ từ nhà trọ địa
chỉ Ô 3, DC01, khu phố 4, phường An Phú, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương
đến địa chỉ Ơ 11 Lơ D, khu dân cư Hịa Lân 2, khu phố Hòa Lân 2, phường Thuận
Giao, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương thì phát hiện cửa sổ tầng một của
nhà bà Hồ Thị M khơng khóa nên nảy sinh ý định CĐTS. Để thực hiện ý định, V đi
Tòa án nhân dân Thành phố Thuận Anh, tỉnh Bình Dương (2022), Bản án hình sự sơ thẩm số:
185/2022/HS-ST ngày 07/07/2022 của Tòa án nhân dân Thành phố Thuận Anh, tỉnh Bình Dương, nguồn:
(truy cập ngày: 19/8/2022)
4


12
bộ ra ngoài đường Thuận Giao 22 đến địa chỉ Lơ A11, khu phố Hịa Lân 2,
phường Thuận Giao, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương lén lút lấy 01 xe đạp
màu xanh của bà Lê Thị Hồng T đang dựng trước nhà và V đi đến địa chỉ số
1/403, khu phố Hòa Lân 2, phường Thuận Giao, thành phố Thuận An, tỉnh Bình
Dương lén lút lấy 01 chiếc thang tre dài khoảng 4 mét của ông Nguyễn Công Đ
đang dựng trước nhà rồi mang đến nhà bà M để tìm cách vào trong. V đi vịng ra
phía sau nhà bà M để chui vào cửa thơng gió nhà vệ sinh nhưng khơng chui lọt,
thấy có tiếng chó của nhà người dân xung quanh sủa nhiều, V sợ bị phát hiện nên
chạy xe đạp về phòng trọ chờ đến rạng sáng quay lại tìm cách vào nhà bà M
CĐTS. Trên đường về phòng trọ, xe đạp bị thủng lốp, V bỏ xe lại bên đường rồi đi
bộ về phòng trọ tắm, thay đồ ngủ. Đến khoảng 03 giờ 00 phút ngày 29/8/2021, V
đem theo sợi dây rút nhựa màu trắng đi bộ đến nhà bà M, tại địa chỉ Ô 11 Lơ D,
khu dân cư Hịa Lân 2, khu phố Hòa Lân 2, phường Thuận Giao, thành phố Thuận
An, tỉnh Bình Dương. Khi đến nơi, V dựng thang tre đã chuẩn bị trước đó bên
hơng nhà, leo thang lên tầng một mở cửa chính vào bên trong. Tại đây, V thấy bà

M đang nằm ngủ nên lén lút lấy 01 giỏ xách hiệu Elly màu đen bên trong có số
tiền 25.000.000 đồng đang treo trên tường rồi đeo trên vai, lấy 01 điện thoại di
động nhãn hiệu Iphone 8 màu xanh dung lượng 128Gb, sim số 0825823844 gần
nơi bà M đang ngủ và lấy 01 Laptop nhãn hiệu Asus màu trắng bạc, loại
X515MA- BR109T đang để ở sàn nhà trong phịng bỏ vào trong ba lơ. Lúc này, bà
M thức giấc phát hiện V liền tri hô và đứng dậy bỏ chạy ra cửa sát với cầu thang
để mở thì V đuổi theo dùng tay kéo bà M lại, dùng tay bịt miệng, dùng tay tát vào
mặt bà M, dùng tay cầm cục đá màu xanh đánh về phía người bà M trúng vào đầu
gây thương tích chảy máu, V đè bà M nằm xuống dùng dây rút nhựa màu trắng
trói tay bà M lại và nói “mày khơng được la, tao giết mày, tao lấy tiền thôi” bà M
sợ bị đánh nên im lặng và nói “Ừ, ừ”; Vũ tiếp tục lấy số tiền 47.500.000 đồng
trong ví màu đen bỏ vào túi xách đang đeo trên vai. Sau đó, V kéo bà M ra ban
cơng tầng một đóng cửa lại để bà M đứng tại đây và leo thang xuống phía dưới
đường bỏ chạy thốt. Bà M bỏ chạy vào trong phịng, truy hơ nên ơng Hồ Lẫy N
và bà Hà Mỹ L ngủ phòng cạnh bên nghe thấy liền chạy qua nhìn thấy bà M bị
thương nên ơng N đưa bà M đến bệnh viện điều trị thương tích và trình báo lực
lượng Cơng an phường Thuận Giao vụ việc trên.
Đến khoảng 06 giờ 30 phút cùng ngày, V đem 01 điện thoại di động nhãn
hiệu Iphone 8 màu đen và 01 Laptop nhãn hiệu Asus, màu trắng bạc đi đến tiệm


13
cầm đồ Bảo Tín bán cho ơng Trần Danh B với giá 3.000.000 đồng. V dùng tiền đã
chiếm đoạt được mua 01 điện thoại di động nhãn hiệu Iphone 7 với giá 5.500.000
đồng, 01 điện thoại di động nhãn hiệu Iphone Pro Max với giá 20.000.000 đồng và
chuộc xe mô tô nhãn hiệu Yamaha Exciter biển số: 61K1- 088.70 mà V đã cầm cố
trước đó với số tiền 22.500.000 đồng, V nhờ ông B chuyển 4.500.000 đồng từ tài
khoản ông B vào tài khoản của V. Đến khoảng 22 giờ 45 phút ngày 30/8/2021, lực
lượng Công an phường An Phú kiểm tra hành chính phịng trọ số 6, địa chỉ Ô 3,
DC01, khu phố 4, phường An Phú, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương phát hiện

V và bà Dương Thị Thu N có biểu hiện đã sử dụng ma túy, tại phòng trọ phát hiện
01 điện thoại di động có gắn sim số 0825823844 mà Cơ quan cảnh sát điều tra
Công thành phố Thuận An đã thông báo truy tìm vật chứng nên mời V về trụ sở làm
việc và Vũ đã khai nhận hành vi phạm tội.
* Phần Quyết định của Tịa án:
1. Về trách nhiệm hình sự:
Tun bố bị cáo Huỳnh Thế V phạm tội “Cướp tài sản”.
Xử phạt bị cáo Huỳnh Thế V 09 (chín) năm tù, thời hạn tù tính từ ngày
31/8/2021.
* Nhận xét và đánh giá về bản án
Trong vụ án này, bị cáo Huỳnh Thế V lúc đầu chỉ có ý định trộm cắp tài sản
của bà M, tuy nhiên trong quá trình trộm cắp tài sản thì bà M thức giấc và phát hiện.
Khi đó, V dùng vũ lực đối với bà M để CĐTS và bị Tịa án xử lý hình sự về Tội
cướp tài sản.
Từ vụ án thứ nhất và thứ hai cho thấy, cả hai vụ án đều có dùng vũ lực khi
CĐTS, tuy nhiên vụ thứ nhất thì người phạm tội bị xử lý về tội cướp giật tài sản với
tình tiết “hành hung để tẩu thốt”; cịn ở vụ án thứ hai, người phạm tội bị xử lý về
tội bị xử lý về tội cướp tài sản. Như vậy, vướng mắc được đặt ra là cần phải làm rõ
là trong trường hợp CĐTS có dùng vũ lực nào thì trường hợp nào định tội trộm cắp
tài sản với dấu hiệu định khung hình phạt “hành hung để tẩu thốt” và trường hợp
nào thì xử lý chuyển hóa để định tội cướp tài sản?
- Thứ hai, vướng mắc trong trường dùng vũ lực trong CĐTS nếu gây
thương tích cho người khác


14
Vụ án thứ ba: Bản án hình sự số: 65/2022/HS-PT ngày 18/7/20225 của
TAND TP. Đà Nẵng có nội dung như sau:
Khoảng 23 giờ 00 phút ngày 21/5/2021, Đặng Quốc H1, Huỳnh Văn D, Vũ
Đình D1, Trương Gia H2, Trần Quốc K1, Lê Trung H3, Phạm Văn Hx, đang ngồi

uống cà phê tại quán của vợ chồng anh Lê Đình T2 và chị Nguyễn Thị Hồng T3 ở
bờ kè nằm giữa cầu cảng số 2 và cầu cảng số 3 trong Âu thuyền - Cảng cá TQ, để
chờ thu mua cá bò cho anh Nguyễn Văn H. Đến khoảng 01 giờ 00 phút ngày
22/5/2021, khi thấy có tàu thuyền vào neo đậu tại bờ kè thì Trần Quốc K1, Trương
Gia H2 và Vũ Đình D1 xuống tàu tìm mua cá bị và thấy có cá bị nên Vũ Đình D1
quay lại quán cà phê gặp Huỳnh Văn D lấy số tiền 500.000 đồng để đi thu mua cá.
Khi quay lại nơi mua cá, H2, K1, D1 mua được 05 kg cá bị gai, được đựng trong
05 bao ny lơng màu trắng với số tiền 100.000 đồng của chị Nguyễn Thị Đ (sinh năm
1967; Trú tại: Thôn TT, xã TT1, thành phố TK, tỉnh Quảng Nam) - là chủ tàu cá số
hiệu 30xxx. Sau khi mua được cá bị thì cả ba để vào trong 01 ky nhựa, màu vàng
và Trần Quốc K1 đưa ky cá này về chỗ bàn cả nhóm đang ngồi uống nước và đặt
bên cạnh chân trái của anh D.
Lúc này, nhóm của Trần Đăng T gồm: Trần Đăng T ngồi chung bàn với
Cao Văn K, còn Nguyễn Anh T1 ngồi chung bàn với Nguyễn Minh P và Thạch M
tại quán nước của anh Lê Đình T2 và đang chờ thu mua cá bò cho anh Nguyễn
Anh Tú (sinh năm 1982; Trú tại: Số 1xx, đườngọiK, phường TT, quận TK, thành
phố Đà Nẵng). Và Trần Đăng T thấy K1, H2 và D1 mang ky cá bò lên để chỗ bàn
đang ngồi uống nước thì Trần Đăng T nói với cả nhóm biết là: “Cá bị kìa, lên lấy
lại!”, sau khi nói xong Trần Đăng T đứng dậy đi đến chỗ bàn của các anh D, H2,
D1, K1, H1, H3 đang ngồi, đồng thời ngay lúc này, K, M, P, Nguyễn Anh T1 nghe
Trần Đăng T nói vậy cũng đứng dậy và K, M, P cùng đi theo Trần Đăng T qua
bàn của nhóm anh D. Tại đây, Trần Đăng T đứng sau lưng nơi Đặng Quốc H1
đang ngồi và nói với nhóm anh D là: “Đ.M, Ai bán cá cho tụi bay. Ai cho phép tụi
bay xuống đây mua cá?”. “Ta tha cho tụi bay mấy lần rồi, Đ.M, ngày mai ta mà
nhìn thấy tụi bay lãng vãng ở bến thì ta giết tụi bay”, “Đ.M, tụi bay nhỏ đừng để
mang đầu máu về”. Sau đó, Trần Đăng T đi vòng đến chỗ đang để ky cá bò, đồng
thời cúi xuống để lấy ky cá bị lên thì Huỳnh Văn D dùng tay giữ lại thì bị Trần
Tịa án nhân dân TP. Đà Nẵng (2022), Bản án hình sự số: 65/2022/HS-PT ngày 18/7/2022 của Tòa án
nhân dân TP. Đà Nẵng, nguồn: (truy cập
ngày: 17/8/2022)

5


15
Đăng T dùng ngón tay búng 01 cái vào tai của D nên anh D không dám phản
kháng lại và thả ky cá ra. D, H3, H1 cùng những người trong bàn nghe Trần
Đăng T đe dọa và búng tai anh D như vậy nên hoảng sợ, ngồi im không dám phản
ứng gì. Trần Đăng T liền cầm ky cá lên và nói “Tụi bay nhỏ, về nhà ăn ngủ đi,
xuống đây giành cá với anh làm cái chi”. Rồi Trần Đăng T đưa ky cá bò cho Cao
Văn K mang về bàn cà phê nơi Trần Đăng T và K đã ngồi trước đó. Thấy K đã
mang ky cá về nên Nguyễn Minh P, Thạch M cũng quay về bàn cà phê của mình
ngồi trước đó để tiếp tục uống nước. Sau đó, Trần Đăng T cũng quay trở về bàn
cà phê của mình để ngồi, đồng thời quay người qua bàn nơi có Nguyễn Anh T1
đang ngồi nói: “Quậy (tức Nguyễn Anh T1) xuống trả tiền cho tàu đi”. Sau khi nói
xong, Trần Đăng T nhìn xuống khu vực bờ kè thì thấy Nguyễn Anh T1 đang đứng
nói chuyện với chị Nguyễn Thị Thu Hx (sinh năm 1978; Trú tại: Tổ xx, phường
TQ, quận ST, thành phố Đà Nẵng) - là đầu nậu mua bán cá. Tại đây, Nguyễn Anh
T1 hỏi chị Hx vì sao bán cá bị cho nhóm thanh niên kia. Chị Hx trả lời là khơng
bán cá cho tụi nó, mà tụi nó mua trực tiếp từ chủ tàu cá, cá ít nên khơng mua và
chỉ người đã bán cá bò cho Nguyễn Anh T1 biết. Cùng lúc này, Trần Đăng T đi tới
chỗ Nguyễn Anh T1 hỏi mấy thanh niên kia mua cá ở đâu, thì Nguyễn Anh T1 trả
lời: “Mấy thanh niên trên mua cá trực tiếp từ chủ tàu, chứ không mua cá bò từ chị
Hoa”. Đồng thời, Nguyễn Anh T1 đến gặp chị Nguyễn Thị Đ - người đã bán cá bò
và hỏi: “Cá bò mà mấy đưa nhỏ kia cân hết bao nhiêu tiền”, chị Đ trả lời: “Bán
05 kg với giá 100.000 đồng”. Nghe vậy, Nguyễn Anh T1 lấy ra tờ tiền 100.000
đồng đưa cho chị Đ và chị Đ đưa lại cho Nguyễn Anh T1 02 tờ tiền loại có mệnh
giá 50.000 đồng. Trong lúc này, Trần Đăng T cũng đứng bên cạnh phía sau
Nguyễn Anh T1 dùng tay vỗ vào vai của Nguyễn Anh T1 và nói Nguyễn Anh T1
đưa lại tiền cho Trần Đăng T để mang lên trả cho nhóm của anh D. Trần Đăng T
mang tiền đến chỗ bàn uống nước của nhóm của anh D để trả lại thì khơng có ai

lấy nên Trần Đăng T để lại số tiền 100.000 đồng này trên mặt bàn nước nơi của
nhóm anh Huỳnh Văn D đang ngồi và đi về lại bàn của mình đã ngồi trước đó.
Lúc này, cả nhóm gồm anh D đứng dậy đi ra ngoài Âu thuyền - Cảng cá TQ, riêng
Vũ Đình D1 cũng đứng dậy và cầm 02 tờ tiền mệnh giá 50.000 đồng đến hỏi
Huỳnh Văn D: “Giờ tiền này sao”; D nói là: “Cá bị đã mua rồi, lấy tiền làm chi”
nên D1 để lại 02 tờ tiền mệnh giá 50.000 đồng này trên bàn. Khi ra bên ngồi
cảng cá, Đặng Quốc H1 gọi điện thoại thơng báo cho anh Nguyễn Văn H biết sự
việc. Khoảng 05 phút sau, Nguyễn Văn H đi một mình bằng xe môtô Honda


16
AirBlade đến gặp anh D và hỏi: “Có cân ký, trả tiền mua chưa”, anh D trả lời:
“Cân rồi, trả tiền và bỏ vào ky đem tới chỗ bọn em ngồi ln rồi, rứa mà anh T
“móm” kêu người bao quanh tụi em lại, giật lấy lại ky cá bò đó rồi!”. Nghe vậy,
anh Nguyễn Văn H nói để anh H vào lấy lại cá, anh D thấy anh H đi một mình nên
đi theo cùng anh H quay lại bàn của nhóm Trần Đăng T để lấy cá. Cùng lúc này,
Trần Đăng T cũng đi bộ từ bên nhà lồng khu chợ hải sản quay về. Khi đến nơi,
anh Nguyễn Văn H nói với anh D: “Cá này, cân trả tiền rồi, bưng về đi em!”. Anh
Nguyễn Văn H nói xong thì lấy 03 bao cá bị cầm trên tay thì liền bị Trần Đăng T
giật lại 03 bao cá, nói “Cá ni anh em ta cân lâu rồi, ai cho mi cân” và Trần Đăng
T dùng tay trái đẩy người anh Nguyễn Văn H ra. Lúc này, Cao Văn K cũng đứng
dậy nói: “Mi thích thì đi ra ngồi bến đánh nhau ln mi” và giữa K, H nói qua
lại với nhau thì Nguyễn Văn H dùng tay đánh 01 cái trúng vào vùng má bên phải
của K, K dùng tay bóp cổ H, H liền dùng cái ghế nhựa màu đỏ, loại nhỏ có tựa
lưng đánh K thì K đưa tay đỡ và chụp được cái ghế nhựa này. Sau đó, K dùng cái
ghế nhựa đã chụp được đánh H khoảng từ 02 đến 03 cái vào vùng đầu của H và
chiếc ghế bị bể văng ra ngồi. K tiếp tục lấy 01 ky nhựa có dạng hình hộp chữ
nhật, màu vàng, kích thước khoảng 70x40x15 cm đánh vào người của H, nhưng
trúng vào đâu thì K không xác định được và H bỏ chạy theo hướng cầu cảng số 2
đến khu vực nhà lồng thì K đuổi theo H một đoạn rồi quay ra lấy xe về nhà.

Trong lúc thấy Cao Văn K cầm ghế nhựa đánh anh Nguyễn Văn H thì anh D
vào can ngăn thì bị 01 người (khơng xác định) đánh váo phía sau làm anh D ngã
xuống đất và bất tỉnh. Sau đó, Thạch M và Nguyễn Minh P đi đến nhặt cá bò bị rơi
vãi trong lúc giằng co, bỏ vào lại ky nhựa, màu vàng, rồi ra lấy xe để đi về. Khi ra
khỏi cổng cảng cá thì Nguyễn Anh T1 thấy Thạch M chở Nguyễn Minh P bằng xe
mô tơ, trên tay P có giữ 01 ky cá bị đã lấy trước đó của nhóm anh D nên cả ba
cùng nhau đi về nhà của mình. Trần Đăng T cũng lấy xe đi về nhà. Sau đó, anh D
được Vũ Đình D1 đưa đi Trung tâm Y tế quận ST cấp cứu, rồi được chuyển đến
Bệnh viện Đà Nẵng điều trị; còn Nguyễn Văn H cũng đến Trung tâm Y tế quận ST
sơ cứu vết thương, rồi đến Bệnh viện Đà Nẵng nhập viện điều trị.
Khi Nguyễn Anh T1, Thạch M, Nguyễn Minh P đi về đến nhà (nhà của ba
người này liền kề với nhau), Nguyễn Minh P đặt ky cá bò xuống chỗ ghế đá trước
nhà Thạch M và đi về nhà ngủ, còn Thạch M gom cá bị bỏ vào trong 01 cái bao
ni lơng lớn đem vào nhà để bỏ vào tủ lạnh, nhưng do tủ lạnh nhà mình hết chỗ nên


17
M mang qua bỏ vào tủ lạnh của Nguyễn Anh T1. Đến khoảng 09 giờ ngày
22/5/2021, Thạch M gặp Nguyễn Anh T1 trước nhà của mình và nói cho T biết là
số cá bò lúc tối đã được M cất trong tủ lạnh của T. Nguyễn Anh T1 “Uh” và
không nói gì.
* Phần nhận định của Tịa án
Hành vi trên của các bị cáo Trần Đăng T, Cao Văn K, Nguyễn Anh T1, Thạch
M và Nguyễn Minh P là thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành tội “Cướp tài sản” theo
quy định tại khoản 1 Điều 168 Bộ luật Hình sự, như Tòa án cấp sơ thẩm đã xét xử là
có căn cứ, đúng pháp luật. Đây là vụ án đồng phạm giản đơn, các bị cáo cùng tiếp
nhận ý chí của nhau, sử dụng số lượng đơng người với thái độ hung hãn để đe dọa bị
hại là anh D và những người bạn của anh D để chiếm đoạt bằng được số lượng các
bị mà nhóm của anh D đã mua được từ chủ tàu cá. Hành vi Cướp tài sản của các bị
cáo đã hoàn thành từ khi các bị cáo lấy được ky đựng cá bò mang về bàn của mình.

Sau khi hành vi Cướp số cá bị hồn thành, anh Nguyễn Văn H là người nhờ
nhóm của anh D đi thu mua cá đến, biết được sự việc anh H đến đòi lại số cá bị từ
nhóm Trần Đăng T và Cao Văn K thì lúc này giữa Cao Văn K và anh Nguyễn Văn
H xảy ra xơ xát. Cao Văn K đã có hành vi dùng hung khí nguy hiểm gồm 01 cái ghế
nhựa màu đỏ, loại nhỏ có tựa lưng và 01 ky nhựa có dạng hình hộp chữ nhật, màu
vàng, kích thước khoảng 70x40x15cm đánh nhiều cái vào vùng đầu và người của
anh H, gây thương tích cho anh H với tỷ lệ tổn thương cơ thể là 10%, anh H có đơn
yêu cầu khởi tố vụ án nên hành vi này của bị cáo Cao Văn K là có đủ các dấu hiệu
cấu thành tội “Cố ý gây thương tích” theo quy định tại khoản 1 Điều 134 Bộ luật
Hình sự, như Tòa án cấp sơ thẩm đã xét xử đối với bị cáo K là đúng.
* Phần Quyết định của Tịa án
1.1. Hủy một phần Bản án hình sự sơ thẩm số 29/2022/HS-ST ngày
21/4/2022 của TAND quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng về phần tội danh và hình
phạt về tội “Cố ý gây thương tích” theo khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự đối với
bị cáo Cao Văn K do người bị hại có đơn xin rút yêu cầu khởi tố vụ án. Đình chỉ vụ
án “Cố ý gây thương tích” đối với bị cáo Cao Văn K.
Căn cứ: Khoản 1 Điều 168; điểm b, s, khoản 1, khoản 2 Điều 51; khoản 3
Điều 54 Bộ luật Hình sự. Xử phạt: Trần Đăng T 02 (Hai) năm 06 (Sáu) tháng tù về
tội “Cướp tài sản”, thời hạn tù tính từ ngày bị bắt tạm giam, ngày 26/5/2021.


18
Căn cứ: Khoản 1 Điều 168; điểm b, s khoản 1, khoản 2 Điều 51; điểm h
khoản 1 Điều 52; khoản 3 Điều 54 Bộ luật Hình sự. Xử phạt: Cao Văn K 02 (Hai)
năm 06 (Sáu) tháng tù về tội “Cướp tài sản”, thời hạn tù tính từ ngày bị bắt tạm
giam, ngày 29/6/2021.
Căn cứ: Khoản 1 Điều 168; điểm b, s khoản 1, khoản 2 Điều 51; khoản 3
Điều 54 Bộ luật Hình sự. Xử phạt: Nguyễn Anh T1 09 (Chín) tháng 05 (Năm) ngày
tù về tội “Cướp tài sản”, thời hạn tù tính từ ngày bị bắt tạm giam ngày 26/5/2021.
Bị cáo Nguyễn Anh T1 bị tạm giam từ ngày 26/5/2021 đến ngày 03/3/2022 (09

tháng 05 ngày), bị cáo đã chấp hành xong hình phạt tù.
* Nhận xét, đánh giá về vụ án:
Trong vụ án này, bị cáo Cao Văn K có hành vi dùng vũ lực đánh anh D và
những người bạn của anh D để chiếm đoạt bằng được số lượng cá bị mà nhóm của
anh D đã mua được từ chủ tàu cá thì hành vi này đã đủ dấu hiệu tội cướp tài sản.
Tuy nhiên, Tòa án lập luận rằng khi anh H đến địi lại số cá bị từ nhóm Trần Đăng
T và Cao Văn K thì Cao Văn K đã có hành vi dùng hung khí nguy hiểm đánh nhiều
cái vào vùng đầu và người của anh H, gây thương tích cho anh H với tỷ lệ tổn
thương cơ thể là 10%, anh H có đơn yêu cầu khởi tố vụ án nên hành vi này của bị
cáo Cao Văn K là có đủ các dấu hiệu cấu thành tội Cố ý gây thương tích” theo quy
định tại khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự.
Vướng mắc đặt ra từ vụ án này là trong trường hợp gây thương tích cho anh
H trong vụ án này thì bị cáo Cao Văn K chỉ bị xử lý về Tội cướp tài sản (Điều 168
BLHS) hay xử lý thêm về Tội cố ý gây thương tích?
Vụ án thứ tư: Bản án hình sự số: 490/2022/HS-PT ngày 25 tháng 7 năm
2022 của TAND cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh có nội dung như sau:
Bị cáo Trần Vĩnh Kh sống chung như vợ chồng với Phạm Minh Th tại nhà
thuê thuộc xã Đ, huyện G, tỉnh Kiên Giang. Kh có mối quan hệ bạn bè với bị cáo
Nguyễn Văn Hải Đ. Vào ngày 08/6/2021, Kh điện thoại rủ Đ tìm các sịng bạc tham
gia, Đ đồng ý và hẹn ngày hôm sau gặp tại thành phố V2, tỉnh Hậu Giang. Đến trưa
ngày 09/6/2021, Đ từ nhà thuê tại thành phố Cần Thơ đến cửa hàng cho thuê xe H,
địa chỉ: đường X, khu dân cư C, phường A1, quận N, thành phố Cần Thơ do Trần
Phạm Phúc H, làm chủ thuê xe mô tô nhãn hiệu Satria, biển kiểm soát 65B2-115.48.
Đ chở bạn gái là bị cáo Trần Thị Huỳnh Nh đến quán nước giải khát thuộc địa
phận thành phố V2, tỉnh Hậu Giang gặp Kh và Th.


19
Sau khi uống nước được một lúc, Th điều khiển xe về nhà trọ, Nh ở lại tại
quán, Đ điều khiển xe chở Kh đi theo sự chỉ dẫn của Kh tìm các điểm đánh bài, đá

gà để tham gia nhưng không gặp. Đến khoảng 17 giờ cùng ngày, cả 02 đến chợ K,
thuộc ấp 6, xã V3, huyện L, tỉnh Hậu Giang. Đ chở Kh qua chợ di chuyển theo lộ
nông thôn cặp K một đoạn đến chỗ vắng người thì Kh kêu dừng lại. Một lúc sau, Kh
thấy bà Nguyễn Thị T, ĐKTT: ấp 6, xã V3, huyện L, tỉnh Hậu Giang làm nghề buôn
bán nhỏ tại chợ K điều khiển xe máy trên đường về nhà phía bên lộ đối diện K. Do
Kh từng sinh sống tại khu vực này nên biết trên người bà T có tài sản. Kh đang cần
tiền tiêu xài nên hỏi Đ: “làm không”, Đ hiểu ý của Kh nên đồng ý. Sau đó, trên
đường về cả hai bàn bạc, Kh kêu Đ đổi xe khác để qua ngày sau gây án, Đ chỉ việc
điều khiển xe, còn Kh sẽ trực tiếp thực hiện.
Khoảng 14 giờ ngày 10/6/2021, Đ tiếp tục đến cửa hàng H thuê xe mô tô
nhãn hiệu Vario màu đỏ - đen, biển kiểm soát 95H1-533.98 chở Nh đến khu vực gần
Trại giam K, thuộc xã H, thành phố V2, tỉnh Hậu Giang gặp Kh. Lúc này, Kh và Th
cũng đã đến. Kh chuẩn bị sẵn cây cần câu bằng nhựa cứng, màu đen, đường kính
khoảng bằng ngón tay cái, khi thu gọn dài khoảng 50cm lên xe để Đ chở đi vào khu
vực chợ K. Th và Nh thì điều khiển xe đi xung quanh các tuyến đường lân cận chơi.
Đến khoảng 17 giờ cùng ngày, Kh và Đ đến địa điểm đã phát hiện bà T vào
ngày 09/6/2021 thì dừng lại đợi. Khoảng 15 phút sau, cả hai phát hiện bà T điều
khiển xe mô tô nhãn hiệu Dream, biển kiểm sốt 95H2-9803 phía lộ đối diện K, cùng
chiều di chuyển với Đ và Kh, trên xe có túi xách để phía trước. Đ điều khiển xe chở
Kh đuổi theo bà T, bỗng nhiên bà T dừng lại để xử lý việc riêng nên Đ điều khiển xe
đi đến gần cầu bắc qua K thì dừng lại đợi. Khi bà T điều khiển xe đến, Đ chở Kh qua
cầu sang K rẽ trái chạy theo sau 01 đoạn rồi vượt lên phía bên trái của bà T, Kh ngồi
sau dùng tay phải cầm cây cần câu sau khi được thu gọn lại đánh 01 cái từ sau ra
trước trúng vào sau cổ làm bà T và xe té ngã về bên trái nằm bất tỉnh. Kh và Đ xuống
xe lấy tài sản của bà T gồm: 01 lắc đeo tay bằng vàng 18K, trọng lượng 03 lượng; 01
sợi dây chuyền vàng 18K, trọng lượng 1,6 lượng và 01 túi xách vải bên trong có các
tài sản gồm: 01 đôi bông tai vàng 24K, trọng lượng 01 chỉ; 03 đôi bông tai vàng
18K, mỗi đôi trọng lượng 0,5 chỉ; 01 nhẫn trơn vàng 18K, trọng lượng 0,5 chỉ; tiền
Việt Nam 63.000.000 đồng và 01 điện thoại di động hiệu OPPO F11.
Tại Bản kết luận giám định pháp y về thương tích số 116/21/TgT ngày

08/7/2021 của Trung tâm pháp y tỉnh Hậu Giang kết luận: Tổng tỷ lệ thương tích
tổn hại đến sức khỏe của Nguyễn Thị T là 03%.


20
Tại Bản kết luận định giá tài sản số 38/KL-HĐĐGTS ngày 12/10/2021 của
Hội đồng định giá tài sản trong TTHS tỉnh Hậu Giang kết luận: Tổng giá trị của
các tài sản gồm: 01 lắc đeo tay vàng 18K, trọng lượng 03 lượng; 01 sợi dây chuyền
vàng 18K, trọng lượng 1,6 lượng; 01 đôi bông tai vàng 24K, trọng lượng 01 chỉ; 03
đôi bông tai vàng 18K, mỗi đôi trọng lượng 0,5 chỉ; 01 nhẫn trơn vàng 18K, trọng
lượng 0,5 chỉ và 01 điện thoại di động hiệu OPPO F11 của Nguyễn Thị T tại thời
điểm xảy ra vụ án là 156.477.652 đồng.
* Phần Quyết định của Tòa án:
Tuyên bố: Các bị cáo Trần Vĩnh Kh, Nguyễn Văn Hải Đ phạm tội “Cướp tài
sản”. Bị cáo Phạm Minh Th phạm tội “Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội
mà có”.
Áp dụng: Điểm a khoản 3 Điều 168; điểm s khoản 1 Điều 51; khoản 2 Điều
51; điểm h khoản 1 Điều 52; Điều 17; Điều 38; Điều 58 Bộ luật Hình sự.
Xử phạt bị cáo Trần Vĩnh Kh 17 (Mười bảy) năm tù. Thời hạn tù được tính từ
ngày bị bắt tạm giữ ngày 18/6/2021.
Áp dụng: Điểm a khoản 3 Điều 168; điểm s khoản 1 Điều 51; điểm h khoản 1
Điều 52; Điều 17; Điều 38; 56; 58 Bộ luật Hình sự.
Xử phạt bị cáo Nguyễn Văn Hải Đ 15 (Mười lăm) năm tù. Tổng hợp với 01
(một) năm 03 (ba) tháng tù về tội “Trộm cắp tài sản” của bản án chưa thi hành.
* Nhận xét về vụ án và vướng mắc đặt ra từ thực tiễn xét xử các vụ án
thứ ba và thứ tư:
Trong vụ án này, bị cáo có hành vi Đ điều khiển xe áp sát, Kh dùng cây cần
câu bằng nhựa đã chuẩn bị sẵn đánh từ sau ra trước trúng vào vùng sau cổ bà T làm
bà T té ngã xuống đường để cướp tài sản và đã gây thương tích cho bà T 3%. Tuy
nhiên, trong vụ án này, Tòa án chỉ xét xử các bị cáo Trần Vĩnh Kh, Nguyễn Văn

Hải về Tội cướp tài sản.
Từ thực tiễn định tội danh trong trường hợp dùng vũ lực chiếm đoạt tài san
gây thương tích cho nạn nhân của Tội cướp tài sản cho thấy các bản án định tội
danh khác nhau: bản án thứ ba xử lý người phạm tội về hai tội: cướp tài sản và tội
cố ý gây thương tích; bản án thư tư chỉ xử lý người phạm tội về tội cướp tài sản.
Thực tiễn này đã chỉ ra vướng mắc cần phải giải quyết là định tội danh trong trường


×