Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Quản trị công nghệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.4 KB, 4 trang )

QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ
- Tên học phần: Quản trị công nghệ
- Tổng số tín chỉ: 2 (20 tiết lý thuyết, 10 tiết thảo luận)
- Bộ môn phụ trách giảng dạy: Quản trị kinh doanh
- Giáo viên: Nguyễn Ngọc Duy, Phạm Thị Thanh Bình
- Mô tả học phần:
+ Học phần trang bị cho sinh viên các ngành kinh tế và quản trị kinh doanh
nắm được những nội dung cơ bản và có hệ thống về công nghệ và quản trị công
nghệ trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu. Nội dung chính bao gồm: Các quan
điểm về công nghệ và bản chất của quản trị công nghệ; Đánh giá năng lực công
nghệ; Lựa chọn công nghệ; Đổi mới công nghệ; Quản trị R&D; Chuyển giao công
nghệ; Chiến lược công nghệ của doanh nghiệp
+ Để thực hiện học phần này sinh viên phải được trang bị các kiến thức ở
những học phần tiên quyết như sau: Kinh tế vi mô, Kinh tế Vĩ mô, Luật doanh
nghiệp, Tài chính-Tiền tệ, Quản trị học, Marketing căn bản, Quản trị Chất lượng.
- Mục tiêu của học phần:
+ Học phần có mục tiêu trang bị cho người học các kiến thức về: Công nghệ và
Quản trị công nghệ trong xu hướng toàn cầu hóa – đặc biệt về khoa học-công nghệ
và kinh tế, nhận thức được vai trò của công nghệ đối với cạnh tranh. Kết thúc môn
học, học viên có thể tham gia vào việc ra quyết định về những vấn đề liên quan đến
công nghệ nhằm nâng cao năng lực công nghệ của doanh nghiệp.
+ Học phần có mục tiêu giúp người học hình thành thái độ: Thái độ khách
quan, trung thực trong đánh giá môi trường công nghệ cũng như năng lực công
nghệ của doanh nghiệp. Có thái độ rõ ràng rằng đổi mới công nghệ là lo cho tương
lai của doanh nghiệp; việc tuân thủ luật về sở hữu trí tuệ sẽ mang lại sự phát triển
lau dài của doanh nghiệp và đất nước.
+ Học phần có mục tiêu trang bị cho người học một số kỹ năng: Phân tích môi
trường công nghệ; đánh giá năng lực công nghệ của doanh nghiệp; thiết lập các
mục tiêu để lựa chọn công nghệ phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp; thực
hiện chuyển giao công nghệ; và hoạch định chiến lược công nghệ cho doanh
nghiệp.


- Tóm tắt nội dung của học phần:
CHƯƠNG I. CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ
I. Công nghệ
II. Quản trị công nghệ
CHƯƠNG II. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ
I. Năng lực công nghệ
II. Đánh giá năng lực công nghệ
CHƯƠNG III. LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ
I. Khái niệm
II. Công nghệ thích hợp
III. Tiêu chuẩn lựa chọn công nghệ
CHƯƠNG IV. ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ
I. Khái niệm đổi mới công nghệ
II. Tác động của đổi mới công nghệ
III. Quá trình đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp
IV. Đổi mới sản phẩm và đổi mới quá trình
V. Phương pháp đổi mới
VI. Đưa công nghệ mới vào doanh nghiệp
CHƯƠNG V. QUẢN TRỊ R&D
I. Họat động R&D của doanh nghiệp
II. Dự án R&D
III. Hệ thống R&D quốc gia
IV. Xu hướng quốc tế hóa họat động R&D
CHƯƠNG VI. CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
I. Khái niệm
II. Các yếu tố ảnh hưởng đến CGCN
III. Sở hữu trí tuệ và CGCN
IV. Phương thức CGCN
V. Quá trình CGCN
CHƯƠNG VII. CHIẾN LƯỢC CÔNG NGHỆ CỦA DOANH NGHIỆP

I. Khái niệm
II. Vai trò cuả CLCN trong họach định kinh doanh
III. Các lọai CLCN
IV. Hoạch định CLCN
- Danh mục tài liệu tham khảo:
1 Nguyễn Đăng Dậu
Nguyễn Xuân Tài
Quản lý công nghệ 2003 Thống kê
2 Trần Thanh Lâm
Đoàn Thanh Hải
Quản trị công nghệ 2009 Lao động
3 Lý Tiến Dũng Giáo trình Quản lý công nghê Thống

2006
- Phương pháp đánh giá học phần:
TT Các chỉ tiêu đánh giá
Phương pháp đánh
giá
Trọng số
(%)
1 Tham gia học trên lớp (TGH): chuẩn bị bài tốt, tích
cực thảo luận…
Quan sát, điểm danh 10
2 Tự nghiên cứu (TNC): hoàn thành nhiệm vụ giảng
viên giao trong tuần, bài tập nhóm/tháng/học kỳ…
Chấm báo cáo, bài
tập…
10
3 Hoạt động nhóm (HĐN) Trình bày báo cáo 10
4 Kiểm tra giữa kỳ (KT) Viết, vấn đáp 20

5 Kiểm tra đánh giá cuối kỳ (KTCK) Viết, vấn đáp, thực
hành
0
6 Thi kết thúc học phần (THP) Viết, vấn đáp, tiểu 50
luận….
ĐHP = TGH × tr.số + TNC × tr.số + HĐN × tr.số + KT ×tr.số + KTCK× tr.số + THP× tr.số.
ĐQT = TGH × tr.số + TNC × tr.số + HĐN × tr.số + KT ×tr.số + KTCK× tr.số.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×