Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ đối với vaccine covid 19 – thực tiễn thế giới và kinh nghiệm cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 103 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
KHOA LUẬT QUỐC TẾ
-----------***------------

NGUYỄN NGỌC PHƯƠNG LINH
MSSV: 1853801090033

TỪ BỎ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI
VACCINE COVID-19 – THỰC TIỄN THẾ GIỚI
VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Niên khóa: 2018 - 2022

Người hướng dẫn: ThS. Đào Thị Vui

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp “Từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ đối với
vaccine Covid-19 – Thực tiễn thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam” là cơng trình nghiên
cứu của riêng tác giả được thực hiện dưới sự hướng dẫn của Thạc sỹ Đào Thị Vui. Mọi
thông tin, số liệu cũng như bản án tham khảo đều được trích dẫn theo quy định. Tác giả
xin chịu toàn bộ trách nhiệm về lời cam đoan này.
NGƯỜI CAM ĐOAN

NGUYỄN NGỌC PHƯƠNG LINH


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tơi xin phép bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến Giảng viên


hướng dẫn Thạc sỹ Đào Thị Vui. Khóa luận đã được hồn thành dưới sự hướng dẫn khoa
học, tận tình và đầy tâm huyết của Cô.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy giáo, Cô giáo Khoa Luật Quốc tế - Trường
Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi trong bốn năm
học tập. Vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học khơng chỉ là nền tảng cho q
trình nghiên cứu Khóa luận mà nó cịn là hành trang q báu để áp dụng vào thực tế một
cách vững chắc và tự tin.
Sau cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, các anh chị sinh viên khóa
trên, ... đã ln động viên, giúp đỡ tơi trong q trình làm Khóa luận. Do giới hạn kiến
thức và khả năng lý luận của bản thân cịn nhiều thiếu sót và hạn chế, kinh mong sự chỉ
dẫn và đóng góp của các Thầy, Cơ để Khóa luận của tơi được hồn thiện hơn. Xin chân
thành cảm ơn!
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 6 năm 2022
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Ngọc Phương Linh


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ CƠ CHẾ TỪ BỎ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐỐI
VỚI VACCINE COVID-19 ........................................................................................... 9
1.1. Tổng quan về việc bảo hộ sáng chế đối với dược phẩm ........................................... 9
1.1.1. Khái niệm sáng chế dược phẩm ............................................................................. 9
1.1.2. Chủ thể và các quyền sở hữu đối với sáng chế dược phẩm ................................. 11
1.1.3. Khái niệm và thuyết biện minh về bảo hộ quyền SHTT đối với sáng chế dược
phẩm ............................................................................................................................... 16
1.1.4. Tác động của việc bảo hộ quyền SHTT đối với sáng chế dược phẩm ................. 18
1.2. Cơ sở pháp lý đối với việc chuyển giao quyền SHTT đối với sáng chế dược phẩm
........................................................................................................................................ 22

1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của việc chuyển giao quyền SHTT đối với sáng chế dược
phẩm ............................................................................................................................... 22
1.2.2. Một số cơ chế chuyển giao quyền SHTT đối với sáng chế dược phẩm............... 25
1.3. Đề xuất cơ chế từ bỏ quyền SHTT đối với vaccine Covid-19 ................................ 29
1.3.1. Nội dung đề xuất của Ấn Độ và Nam Phi ............................................................ 29
1.3.2. Đặc điểm của cơ chế từ bỏ ................................................................................... 42
1.3.3. Căn cứ pháp lý áp dụng cơ chế từ bỏ quyền SHTT đối với vaccine.................... 43
1.3.4. Mối liên hệ giữa từ bỏ quyền SHTT đối với vaccine Covid-19 và quyền chăm sóc
sức khỏe cộng đồng ........................................................................................................ 45
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .............................................................................................. 54


CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT
NAM VỀ VIỆC TỪ BỎ QUYỀN SHTT ĐỐI VỚI VACCINE COVID-19 ............ 55
2.1. Thực tiễn thế giới liên quan đến vấn đề từ bỏ quyền SHTT đối với vaccine ......... 55
2.1.1. Bài học về quyền SHTT đối với dược phẩm từ đại dịch H5N1 và HIV/AIDS ... 55
2.1.2. Vấn đề từ bỏ quyền SHTT đối với vaccine Covid-19 nhìn dưới góc độ pháp luật
tại một số quốc gia ......................................................................................................... 61
2.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật SHTT Việt Nam liên quan đến từ bỏ quyền SHTT
đối với vaccine ............................................................................................................... 69
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .............................................................................................. 82
PHẦN KẾT LUẬN CHUNG ....................................................................................... 83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 85


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
BLDS 2015

Ý nghĩa

Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 được Quốc hội Việt Nam
thông qua ngày 24/11/2015.

Luật SHTT

Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam số 50/2005/QH11 được Quốc
hội Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 và được sửa đổi, bổ
sung năm 2009 (Luật sửa đổi bổ sung số 36/2009/QH12 ngày
19/6/2009).

UDHR

Tuyên ngôn nhân quyền năm 1948, ban hành ngày
10/12/1948.

ICESCR

Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm
1966, ban hành ngày 16/12/1966.

Hiệp định TRIPS

Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của
quyền sở hữu trí tuệ, ban hành ngày 15/4/1994.

Tuyên bố Doha

Tuyên bố số 254/WTO/VB về Hiệp định TRIPS và Sức khỏe
cộng đồng, ban hành ngày 15/11/2001.


Hiệp định Marrakesh

Hiệp định Marrakesh số 204/WTO/VB về thành lập tổ chức
Thương mại thế giới, ban hành ngày 15/4/1994.

Hiệp định GATT

Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại GATT 1994,
ban hành ngày 30/10/1947.

FDA

Food and Drug Administration - Cơ quan Quản lý Thực phẩm
và Dược phẩm Hoa Kỳ.

WHO

World Health Organization - Tổ chức Y tế thế giới.


WTO

World Trade Organization - Tổ chức Thương mại thế giới.

WIPO

World Intellectual Property Organization - Tổ chức Sở hữu trí
tuệ thế giới.

UNICEF


United Nations International Children's Emergency Fund Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc.

CDC

Centers for Disease Control and Prevention- Trung tâm Kiểm
soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ.

IFPMA

International Federation of Pharmaceutical Manufacturers &
Associations- Liên đoàn các Nhà sản xuất và Hiệp hội Dược
phẩm Quốc tế.

UNAIDS

The Joint United Nations Programme on HIV/AIDS –
Chương trình phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS.

NIAID

National Institute of Allergy and Infectious Diseases - Viện
Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Hoa Kỳ.

EEA

The European Economic Area - Khu vực kinh tế Châu Âu.

MHRA


Medicines and Healthcare products Regulatory Agency - Cơ
quan Quản lý Thuốc và các Sản phẩm Chăm sóc Sức khỏe

APEC

Asia-Pacific Economic Cooperation - Diễn đàn Hợp tác Kinh
tế châu Á - Thái Bình Dương

LICs

Low Income Countries - Nhóm các quốc gia có nguồn thu
nhập thấp

LMICs

Lower – Middle Income Countries - Nhóm các quốc gia có
nguồn thu nhập trung bình-thấp


Tp. Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Vào ngày 11/03/2020, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã cơng bố dịch Covid-19
trở thành đại dịch tồn cầu và ban bố tình trạng khẩn cấp đối với sức khỏe cộng đồng1.

Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã nhấn mạnh rằng đại dịch Covid-19 đã gây ra sự
gián đoạn chưa từng có đối với nền kinh tế và hệ thống thương mại trên toàn thế giới,
phá vỡ chuỗi cung ứng toàn cầu2. Cuộc khủng hoảng này càng kéo dài, hậu quả về kinh
tế và xã hội sẽ ngày càng nghiêm trọng. Trong bối cảnh toàn thế giới phải chống chọi
với đại dịch như hiện nay, quyền SHTT đối với dược phẩm được xem là một trong những
vấn đề cốt lõi để giải quyết tình trạng này. WTO đã yêu cầu các quốc gia thành viên thể
hiện sự tôn trọng các quyền SHTT được bảo hộ nhưng đồng thời phải cùng nhau hợp tác
để đảm bảo rằng các quyền SHTT như bằng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và bí mật
thơng tin khơng tạo ra những rào cản không cần thiết đối với việc tiếp cận kịp thời các
dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Tuy nhiên, dịch bệnh bùng phát đã gây nên sự gia tăng nhanh chóng nhu cầu được
chăm sóc y tế, dẫn đến hạn chế khả năng ứng phó tại các quốc gia khi xảy ra tình trạng
thiếu hụt nặng nề các sản phẩm chăm sóc sức khỏe. Điều này đã đặt tính mạng người
dân tại nhiều quốc gia rơi vào tình trạng nguy hiểm. Để có thể đối phó với vấn đề này,
trước hết các quốc gia cần phải đảm bảo khả năng tiếp cận nhanh chóng với các sản
phẩm y tế như bộ dụng cụ chẩn đoán, khẩu trang y tế, thiết bị bảo vệ, máy thở, đặc biệt
là vaccine, thuốc phòng và điều trị cho người dân đang cần. Khi các phương pháp điều
trị dịch Covid-19 phát triển, các quốc gia lại gặp phải thách thức trong việc cung cấp kịp

Báo Điện tử Chính phủ, WHO tun bố COVID-19 là đại dịch tồn cầu, ngày 12/3/2020, xem tại:
(truy cập ngày 25/4/2022)
1

WTO, Covid-19 and world trade, xem tại: (truy
cập ngày 25/4/2022)
2


2


thời, đủ số lượng với giá cả phải chăng đối với các sản phẩm y tế phòng dịch Covid-19,
nhất là tại các quốc gia đang và kém phát triển.
Thực tế, tình trạng “chủ nghĩa dân tộc vaccine” hiện đang dần trở nên phổ biến
tại một số nước có nguồn thu nhập trung bình và thấp (LICs và LMICs) khi những quốc
gia này bị thiếu hụt nặng nề nguồn cung ứng vaccine. Nguyên nhân được cho là bởi các
công ty dược phẩm nắm giữ quyền SHTT đối với vaccine Covid-19 từ chối chia sẻ công
nghệ sản xuất và chỉ phân phối với một số lượng nhất định đến các quốc gia. Bên cạnh
đó, những quốc gia phát triển đã lợi dụng vị thế về kinh tế và chính trị của mình để ban
hành các chính sách giới hạn số lượng vaccine trên thế giới như tích trữ vaccine hay hạn
chế xuất khẩu. Điều này đã gây nên tình trạng khan hiếm đối với nguồn cung ứng vaccine
tồn cầu. Xét về khía cạnh pháp lý, để có thể dễ dàng tiếp cận được các sản phẩm chống
dịch Covid-19, nhiều quốc gia đã áp dụng các cơ chế chuyển giao quyền SHTT theo
Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền SHTT (Hiệp định
TRIPS) như li-xăng bắt buộc hay hết quyền và nhập khẩu song song. Nhưng thực tế, các
quy định pháp luật trong Hiệp định TRIPS vẫn còn tồn tại các hạn chế nhất định, tạo ra
những rào cản trong hoạt động chuyển giao quyền SHTT giữa các chủ thể.
Xuất phát từ yêu cầu về mặt lý luận và thực tiễn, việc nghiên cứu tìm ra một cơ
chế chuyển giao quyền SHTT đối với vaccine có thể cân bằng được lợi ích giữa việc bảo
hộ quyền SHTT và quyền tiếp cận đối với dược phẩm trở nên cấp thiết. Nhằm giải quyết
vấn đề nêu trên, tác giả đã chọn đề tài “Từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ đối với vaccine
Covid-19 – Thực tiễn thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” làm Khóa luận
tốt nghiệp cho chuyên ngành Luật Thương mại quốc tế của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Thời gian qua, đã có một số cơng trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề từ bỏ
quyền SHTT đối với vaccine nói riêng, quyền SHTT và quyền tiếp cận đối với dược
phẩm nói chung. Các cơng trình này đã thể hiện cái nhìn tổng quan và đa chiều nhằm


3


đáp ứng nhu cầu cấp thiết của đại dịch. Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu, tác giả xin
đề cập đến một số cơng trình trong và ngồi nước như sau:
2.1.

Một số cơng trình nghiên cứu trong nước

- Nguyễn Văn Phúc, “Miễn trừ quyền sở hữu trí tuệ vaccine Covid-19 tiếp cận
theo quyền được chăm sóc sức khỏe của cộng đồng”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp,
tháng 04/2022, số 08 (456): Bài viết của tác giả đã đề cập đến quan điểm của các quốc
gia về đề xuất từ bỏ quyền SHTT đối với vaccine Covid-19, sự xung đột trong việc thực
thi các cam kết quốc tế về quyền được chăm sóc sức khỏe cộng đồng và việc bảo hộ
quyền SHTT hiện nay. Đồng thời, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm đảm bảo quyền
được chăm sóc sức khỏe cộng đồng từ kinh nghiệm cuộc khủng hoảng vaccine Covid19. Qua bài viết, có thể nhận thấy tác giả đã thể hiện rõ mối quan hệ đặc thù giữa việc
bảo hộ bằng sáng chế và quyền được chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Bên cạnh việc đưa
ra quan điểm của các quốc gia về đề xuất từ bỏ quyền SHTT đối với vaccine, tác giả còn
thể hiện rõ quan điểm của bản thân về những tác động tiêu cực của việc bảo hộ và tầm
quan trọng của cơ chế từ bỏ quyền SHTT đối với vaccine Covid-19. Tác giả cũng đã chỉ
ra một số khiếm khuyết khi áp dụng các điều khoản linh hoạt của Hiệp định TRIPS và
đưa ra giải pháp để giải quyết vấn đề đó. Tuy nhiên, bài viết của tác giả chỉ bao gồm việc
đề cập đến những quan điểm cá nhân và chính sách của nhà nước, mà chưa tập trung
khai thác sâu những khía cạnh pháp luật liên quan đến cơ chế từ bỏ quyền SHTT đối với
sáng chế dược phẩm, ví dụ như điều kiện hay không gian áp dụng.
- Đỗ Bùi Diệu Huyền, “Điều kiện về bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng
chế đối với dược phẩm vaccine Covid-19 – Tiếp cận từ góc nhìn pháp lý và thực tiễn của
Việt Nam”, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, 2021:
Trong phạm vi khóa luận này, tác giả đã trình bày, phân tích các quy định pháp luật quốc
tế và quốc gia về sáng chế đối với dược phẩm, cơ chế bắt buộc chuyển giao quyền sử
dụng sáng chế. Đồng thời, tác giả đề cập đến thực tiễn việc áp dụng bắt buộc chuyển



4

giao sáng chế dược phẩm tại một số quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam để minh
chứng tính khả thi trong việc sử dụng cơ chế này cho vaccine Covid-19. Qua đó, tác giả
đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về vấn đề này. Đề tài trên
của tác giả đã nêu cái nhìn tổng quan về việc bảo hộ sáng chế đối với dược phẩm và sự
cần thiết của cơ chế bắt buộc chuyển giao bằng sáng chế đối với vaccine Covid-19. Thế
nhưng, trong giới hạn của Khóa luận, vấn đề chuyển giao quyền SHTT đối với sáng chế
dược phẩm chỉ dừng lại ở mức độ đánh giá quy định của pháp luật và chưa nêu bật được
sự ảnh hưởng của cơ chế này đến quyền tiếp cận vaccine của con người trong bối cảnh
đại dịch.
2.2.

Một số cơng trình nghiên cứu nước ngoài

- German Velasquez, “Vaccines, Medicines and Covid-19: How Can WHO Be
Given A Stronger Voice?”, Policy and Health South Centre Geneva, Switzerland, ISBN
978-3-030-89125-1, 2021: Đây là cuốn sách cho thấy những vấn đề tổng quát nhất về
vaccine, thuốc và các tài sản trí tuệ phịng dịch Covid-19. Bên cạnh đó, cuốn sách còn
đề cập đến những vấn đề xã hội liên quan đến ngành công nghiệp dược phẩm và sự ảnh
hưởng của dịch Covid-19 đến lĩnh vực này. Đặc biệt, Phần 5 của cuốn sách tập trung
nghiên cứu đến tài sản trí tuệ và việc tiếp cận đối với thuốc, vaccine. Trong đó, đưa ra
các quy định về bảo hộ sáng chế trong Hiệp định TRIPS, các cơ chế linh hoạt chuyển
giao quyền sáng chế của Hiệp định và sự ảnh hưởng từ các quy định này. Có thể thấy,
cuốn sách đã cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết liên quan đến vaccine Covid-19
và việc bảo hộ sáng chế đối với vaccine theo quy định của pháp luật quốc tế. Mặt khác,
chính vì sự đồ sộ của cơng trình nghiên cứu khiến những vấn đề được triển khai chưa
được khai thác triệt để. Đặc biệt, vấn đề từ bỏ quyền SHTT đối với vaccine Covid-19 thì
tác phẩm chưa đề cập đến.
- Philip Loft, “Waiving intellectual property rights for Covid-19 vaccines”,

Research Briefing No.9417, UK House of Commons Library, 2022: Bài viết này đã đưa


5

ra cái nhìn tổng quan về đề xuất từ bỏ quyền SHTT đối với vaccine Covid-19 tại WTO,
trong đó bao gồm việc nêu lên tình trạng “bất bình đẳng” đối với nguồn cung ứng
vaccine, quan điểm ủng hộ và phản đối của các quốc gia, nhấn mạnh chính sách pháp
luật của EU, Vương quốc Anh và đề cập đến những ảnh hưởng có thể xảy ra nếu áp dụng
cơ chế từ bỏ quyền SHTT đối với vaccine Covid-19. Nhìn chung, tác giả đã đưa ra cái
nhìn bao quát về các vấn đề xoay quanh đề xuất từ bỏ quyền SHTT đối với vaccine
Covid-19 nhưng bài viết này cũng chỉ thể hiện ở mức độ tổng hợp và cung cấp thông tin.
Đồng thời, chưa làm rõ các quy định pháp luật liên quan đến cơ chế từ bỏ, mà chỉ tập
trung vào chính sách tại các quốc gia nhiều hơn là áp dụng pháp luật.
Từ những phân tích trên, tác giả nhận thức được những thuận lợi khi thực hiện đề
tài này so với các cơng trình trước đó. Đồng thời, tác giả cũng nhận thấy đề tài Khóa
luận “Từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ đối với vaccine Covid-19 – Thực tiễn thế giới và bài
học kinh nghiệm cho Việt Nam” khơng trùng lắp với các cơng trình nghiên cứu nói trên.
Bên cạnh đó, đây là nguồn tài liệu hữu ích giúp tác giả có căn cứ so sánh, đối chiếu với
các vấn đề được nghiên cứu. Từ đó, kiến nghị những giải pháp thích hợp cho pháp luật
Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu cuối cùng của Khóa luận là đề cập đến các khía cạnh thực
tiễn và pháp lý liên quan đến vấn đề từ bỏ quyền SHTT đối với vaccine Covid-19 nhằm
kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật Việt Nam về
quyền SHTT trong bối cảnh đại dịch. Để đạt được điều đó, Khóa luận có nhiệm vụ giải
quyết các vấn đề sau:
- Nghiên cứu, cung cấp, phân tích vấn đề bảo hộ quyền SHTT và cơ chế chuyển
giao bằng sáng chế đối với vaccine Covid-19.



6

- Phân tích, so sánh nội dung, cách thức, điều kiện áp dụng cơ chế từ bỏ quyền
SHTT đối với vaccine Covid-19 dựa trên các cơ sở pháp lý và thực tiễn. Đồng thời làm
rõ một số vấn đề có liên quan đang diễn ra trên thế giới hiện nay.
- Đưa ra một số kiến nghị về việc áp dụng cơ chế từ bỏ quyền SHTT đối với
vaccine Covid-19 tại Việt Nam. Đề xuất một số giải pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả
áp dụng cơ chế từ bỏ và quyền được tiếp cận dược phẩm của người Việt.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Về đối tượng nghiên cứu của đề tài, trước hết Khóa luận đề cập đến khái niệm
sáng chế dược phẩm, bảo hộ sáng chế đối với dược phẩm, và các cơ chế chuyển giao
quyền SHTT đối với sáng chế dược phẩm, đặc biệt là vaccine Covid-19. Theo đó, Khóa
luận làm nổi bật cách thức, nội dung, điều kiện để chuyển giao quyền sáng chế, trong đó
có việc từ bỏ bảo hộ quyền SHTT đối với vaccine, cũng như tham khảo đến quan điểm
và thực tiễn tại các quốc gia thành viên WTO về đến vấn đề này.
Về phạm vi nghiên cứu của đề tài, Khóa luận này tập trung khai thác và phân tích
các cơ sở pháp lý về cơ chế chuyển giao quyền SHTT đối với sáng chế dược phẩm trong
Hiệp định TRIPS. Đồng thời khẳng định sự cần thiết của cơ chế từ bỏ quyền SHTT đối
với vaccine Covid-19 trong bối cảnh đại dịch. Bên cạnh đó, Khóa luận đề cập đến những
tranh cãi tại WTO và các vấn đề xoay quanh việc từ bỏ cơ chế bảo hộ này trên thế giới.
Từ đó liên hệ đến thực tiễn quy định và áp dụng pháp luật liên quan đến chuyển giao
quyền SHTT đối với sáng chế dược phẩm tại Việt Nam và đưa ra giải pháp nhằm chứng
minh tính khả thi cũng như những lợi ích nổi bật của đề tài.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu: tác giả sử dụng tài liệu, bao gồm bài
báo khoa học, sách chun khảo và các cơng trình khoa học khác đã được cơng bố, có


7


liên quan đến đề tài Khóa luận. Trong đó có kế thừa những nghiên cứu đã công bố.
Phương pháp này sẽ được tác giả sử dụng xuyên suốt đề tài Khóa luận.
- Phương pháp phân tích luật học: Phương pháp này được sử dụng trong Chương
1 và một phần của Chương 2 để tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích các quy định
pháp lý liên quan đến việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với sáng chế dược phẩm, các
cơ chế chuyển giao quyền SHTT, trong đó có cơ chế từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ đối với
vaccine Covid-19 trong Hiệp định TRIPS, Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi 2009 và một
số văn bản pháp lý khác có liên quan.
- Phương pháp so sánh luật học: Tác giả sẽ chủ yếu áp dụng phương pháp này tại
Chương 2 của Khóa luận để so sánh, đối chiếu với các quy định về quyền SHTT đối với
sáng chế dược phẩm trong các văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam và quốc tế. Tiến
hành so sánh thực tiễn thế giới liên quan đến cơ chế từ bỏ quyền SHTT đối với vaccine
Covid-19 nhằm phân tích và làm rõ thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật
về cơ chế từ bỏ quyền.
- Phương pháp suy luận: từ những kiến thức có được trong việc phân tích và so
sánh, phương pháp này sẽ được sử dụng tại Chương 2 để tác giả đưa ra những đánh giá,
kết luận, quan điểm từ các nghiên cứu trên. Điều này nhằm hướng đến việc đưa ra các
giải pháp tối ưu nhất để hoàn thiện các quy định về chuyển giao quyền SHTT và các vấn
đề liên quan trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của Khóa luận
Đề tài này có những ý nghĩa như sau:
Về ý nghĩa khoa học, Khóa luận góp phần tổng hợp và làm rõ các quy định của
pháp luật quốc tế về khái niệm đối với sáng chế dược phẩm, bảo hộ quyền SHTT đối với
sáng chế dược phẩm, mối liên hệ giữa việc bảo hộ và quyền tiếp cận dược phẩm của con
người. Đưa ra các cơ chế chuyển giao quyền SHTT đối với sáng chế dược phẩm trong


8


bối cảnh đại dịch, trong đó nổi bật là cơ chế từ bỏ quyền SHTT đối với vaccine Covid19.
Về giá trị ứng dụng, Khóa luận phân tích thực trạng quốc tế và Việt Nam liên
quan đến vấn đề từ bỏ quyền SHTT đối với vaccine Covid-19 trong bối cảnh đại dịch.
Theo đó làm rõ tình trạng “phân biệt vaccine” hiện nay, phân tích các quan điểm, nguyên
nhân và đưa ra một số kiến nghị hồn thiện pháp luật và chính sách Việt Nam về vấn đề
từ bỏ quyền SHTT đối với vaccine Covid-19 nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển
giao quyền SHTT, thúc đẩy quyền được tiếp cận thuốc của con người nói riêng và phát
triển khoa học, cơng nghệ, kinh tế, xã hội nói chung.
7. Kết cấu của Khóa luận
Ngồi Phần mở đầu, kết luận, danh mục các từ viết tắt, danh mục tài liệu tham
khảo, nội dung chính của Khóa luận gồm 02 Chương:
Chương 1: Khái qt về cơ chế từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ đối với vaccine Covid19.
Chương 2: Thực tiễn thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về việc từ bỏ
quyền sở hữu trí tuệ đối với vaccine Covid-19.


9

CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ CƠ CHẾ TỪ BỎ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ
TUỆ ĐỐI VỚI VACCINE COVID-19
1.1. Tổng quan về việc bảo hộ sáng chế đối với dược phẩm
1.1.1. Khái niệm sáng chế dược phẩm
Dưới góc nhìn xã hội, có rất nhiều cách tiếp cận đối với khái niệm về sáng chế.
Theo một số nhà nghiên cứu, “sáng chế là giải pháp kỹ thuật mang tính mới về nguyên
lý kỹ thuật, tính sáng tạo và áp dụng được”3 hoặc “sáng chế là một giải pháp kỹ thuật
mới, có tính sáng tạo và có khả năng áp dụng cơng nghiệp”4. Bên cạnh đó, tài liệu do
Tổ chức Sở hữu Trí tuệ thế giới (WIPO) phát hành cũng có định nghĩa về sáng chế: “sáng
chế là một sản phẩm mới hay quy trình mà có thể giải quyết các vấn đề về kỹ thuật”5.
Theo khía cạnh pháp lý, Hiệp định TRIPS có quy định linh hoạt hơn khi không
đưa ra một khái niệm cụ thể nào về sáng chế mà dành quyền định nghĩa cho các quốc

gia. Điển hình như khoản 12 Điều 4 Luật SHTT quy định “sáng chế là giải pháp kỹ thuật
dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng
dụng các quy luật tự nhiên”. Như vậy, dựa theo các căn cứ trên, sáng chế có thể được
hiểu là một giải pháp kỹ thuật hoặc một quy trình hồn tồn mới dựa trên sự sáng tạo
của người sáng chế, sử dụng các thông tin và phương tiện kỹ thuật nhằm xác định và giải
quyết một vấn đề cụ thể.

3

Vũ Cao Đàm, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2005, tr.26

Lê Hồng Hạnh, Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam – những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Chính
trị Quốc gia, Hà Nội, 2004, tr.15
4

WIPO, Learn from the Past, Create the Future: Inventions and Patents, WIPO Publication No.925E, tháng
9/2010, xem tại: (truy cập ngày
30/03/2022)
5


10

Dược phẩm là một loại đơn chất hoặc hợp chất hóa học dùng để chẩn đốn, chữa
bệnh, điều trị hoặc phòng ngừa bệnh6 với thời gian sử dụng và liều lượng rõ ràng. Trong
ngành công nghiệp dược phẩm, thuốc hay vaccine thường được bảo hộ quyền SHTT
dưới hình thức là một “sáng chế”. Nguyên nhân cho việc thuật ngữ “sáng chế” gắn liền
với “dược phẩm” là vì thuật ngữ này mơ tả đầy đủ và chính xác nhất q trình mà một
loại dược phẩm mới được định hình, tổng hợp, tạo ra và đưa vào sử dụng. Như vậy, “sáng
chế dược phẩm” có thể hiểu là “giải pháp kỹ thuật dưới dạng sáng chế hoặc quy trình

nhằm phục vụ trong lĩnh vực y tế bằng việc ứng dụng các kỹ thuật nhất định”7.
Đối với vaccine Covid-19, cả quy trình sản xuất vaccine và thành phẩm của quy
trình này đều được bảo hộ dưới dạng là một “sáng chế dược phẩm”. Nếu người nghiên
cứu tìm ra được một hoạt chất thì bản thân chất này khơng phải là “sáng chế” vì nó vốn
dĩ đã tồn tại trong tự nhiên, chứ chưa phải là một giải pháp cho một vấn đề cụ thể. Ví dụ
như trong vaccine AstraZeneca, L-Histidine là một trong những tá dược giúp hình thành
nên loại vaccine này. Tuy nhiên, bản thân nó lại chỉ đơn giản là một loại chất tồn tại sẵn
trong tự nhiên từ trước và khơng có vai trị để giải quyết bất cứ một loại bệnh nào. Nhưng
nếu có sự kết hợp với các loại hợp chất khác tạo nên vaccine nhằm mục đích phịng ngừa
dịch Covid-19 thì khi đó loại thuốc này được xem là một “sáng chế dược phẩm”. Về quy
trình, theo Trung tâm Kiểm sốt và Phịng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), việc đưa một
loại vaccine mới vào sử dụng rộng rãi bao gồm nhiều bước, trong đó có phát triển ban
đầu tại phịng thí nghiệm, thử nghiệm lâm sàng, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược
phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt và cấp phép, cuối cùng là sản xuất và phân phối đến người

Điều 210 (g)(1)(B) Đạo luật Liên Bang Thực phẩm, Dược và Mỹ phẩm Hoa Kỳ năm 1938, xem tại:
(truy cập ngày 30/4/2022)
6

Nguyễn Văn Phúc, Bàn về vấn đề bảo hộ sáng chế dược phẩm tại Việt Nam – Tiếp cận dưới góc độ quyền con
người (Kỳ 1), Trường đại học Duy Tân, ngày 18/01/2021, tr.4, xem tại (truy
cập ngày 30/5/2022)
7


11

tiêu dùng8. Trong quá trình này, kỹ thuật áp dụng để chế tạo các loại vaccine là khác
nhau. Ví dụ như vaccine AstraZeneca sẽ áp dụng công nghệ vectovirus trong khi vaccine
Pfizer sử dụng kỹ thuật mRNA. Như vậy, quy trình sản xuất vaccine Covid-19 được xem

là “sáng chế dược phẩm” bởi đây là một giải pháp kỹ thuật nhằm ngăn chặn tính gây hại
của viruscorona, được thể hiện dưới dạng một quy trình bằng việc ứng dụng kỹ thuật
vectovirus hay mRNA (tùy vào loại vaccine được sản xuất).
Tóm lại, sáng chế nói chung và sáng chế dược phẩm nói riêng là một loại tài sản
đặc biệt, là kết quả và là sản phẩm của sự sáng tạo nghiên cứu khoa học của tác giả, do
đó vấn đề bảo hộ đối với sáng chế dược phẩm là việc làm hết sức cần thiết9.
1.1.2. Chủ thể và các quyền sở hữu đối với sáng chế dược phẩm
1.1.2.1. Chủ thể quyền SHTT đối với sáng chế dược phẩm
Chủ thể quyền SHTT bao gồm chủ sở hữu quyền SHTT hoặc tổ chức, cá nhân
được chủ sở hữu chuyển giao quyền SHTT đối với các tài sản trí tuệ10. Thực tế tồn tại
một nhầm lẫn rằng bất kỳ người nào phát minh ra công nghệ đều sẽ được cấp bằng sáng
chế và mặc định được hưởng tất cả các quyền đối với đối tượng SHTT đó. Tuy nhiên,
người phát minh và chủ sở hữu là hai chủ thể hoàn toàn khác nhau.
Người phát minh chỉ đơn giản là người đã phát triển ra sáng chế qua quá trình
nghiên cứu được thực hiện từ nỗ lực của bản thân mình (hoặc có sự hỗ trợ đáng kể của
các đồng tác giả khác) hoặc phát triển phát minh dựa trên kết quả nghiên cứu đã có trước

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), Phát triển Vaccine Covid-19, xem tại:
(truy cập ngày
1/4/2022)
8

Nguyễn Văn Phúc, Bàn về vấn đề bảo hộ sáng chế dược phẩm tại Việt Nam – Tiếp cận dưới góc độ quyền con
người (Kỳ 1), ngày 18/01/2021, tr.4, xem tại (truy cập ngày 30/5/2022)
9

10

Khoản 6 Điều 4 Luật SHTT



12

đó11. Khái niệm về người phát minh (hay tác giả) cũng như chủ sở hữu sáng chế không
được Hiệp định TRIPS quy định cụ thể mà sẽ được các quốc gia nội luật hóa áp dụng.
Cụ thể, khoản 1 Điều 122 Luật SHTT định nghĩa tác giả sáng chế là “người trực tiếp
sáng tạo ra đối tượng sở hữu công nghiệp; trong trường hợp có hai người trở lên cùng
nhau trực tiếp sáng tạo ra đối tượng sở hữu công nghiệp thì họ là đồng tác giả.”.
Trước hết, có thể thấy chủ thể quyền SHTT là chủ sở hữu bằng sáng chế. Về
nguyên tắc, chủ sở hữu quyền SHTT là các tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền
cấp văn bằng bảo hộ. Luật SHTT cũng có quy định tại khoản 1 Điều 121 rằng chủ sở
hữu sáng chế là “là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ
các đối tượng sở hữu công nghiệp tương ứng”. Như vậy, việc người phát minh có thể
hoặc khơng là chủ sở hữu sẽ tùy thuộc vào việc người đó có được cấp bằng bảo hộ sáng
chế hay khơng. Nhìn chung, việc phát minh thường liên quan đến (các) cá nhân cùng
đóng góp tạo ra sáng chế, trong khi quyền sở hữu liên quan đến các bên (cá nhân hoặc
tổ chức) được cấp quyền sở hữu đối với sáng chế. Tóm lại, người phát minh chỉ có thể
trở thành chủ sở hữu sáng chế nếu nộp đơn xin cấp bằng độc quyền và được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền chấp thuận. Trong trường hợp người phát minh đã chuyển giao toàn
bộ quyền SHTT đối với sáng chế thì người này chỉ cịn lại quyền nhân thân. Điều này
cũng có nghĩa rằng, chủ sở hữu bằng sáng chế khơng chỉ được hình thành thơng qua việc
nộp đơn đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền mà cịn thơng qua cơ chế chuyển giao quyền
SHTT đối với sáng chế. Nói cách khác, chủ thể quyền SHTT đối với sáng chế còn là các
cá nhân, tổ chức nhận chuyển giao quyền SHTT từ chủ sở hữu.
Riêng đối với sáng chế, chủ thể quyền SHTT không chỉ có tổ chức, cá nhân được
cấp quyền mà cịn có Nhà nước. Cụ thể, khoản 1 Điều 133 Luật SHTT quy định: “Bộ,

FPS Economy, S.M.E.s, Self-employed and Energy, Who does an invention or patent belong to?, ngày 3/2/2022,
xem tại: (truy cập gày 5/4/2022)
11



13

cơ quan ngang bộ có quyền nhân danh Nhà nước sử dụng hoặc cho phép tổ chức, cá
nhân khác sử dụng sáng chế thuộc lĩnh vực quản lý của mình nhằm mục đích cơng cộng,
phi thương mại, phục vụ quốc phòng, an ninh, phòng bệnh, chữa bệnh, dinh dưỡng cho
Nhân dân và đáp ứng các nhu cầu cấp thiết khác của xã hội mà không cần sự đồng ý
của chủ sở hữu sáng chế hoặc người được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo hợp
đồng độc quyền (sau đây gọi là người nắm độc quyền sử dụng sáng chế) theo quy định
tại Điều 145 và Điều 146 của Luật này.”. Căn cứ vào cơ sở pháp lý trên, có thể thấy
pháp luật SHTT Việt Nam ghi nhận quyền sử dụng sáng chế nhân danh Nhà nước trong
những trường hợp vì mục đích phi thương mại. Đặt trong bối cảnh dịch Covid-19 thì đây
là việc Nhà nước sử dụng các loại sáng chế dược phẩm được bảo hộ mà không cần sự
cho phép của chủ sở hữu vì mục đích bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Điều 29 Hiệp TRIPS để cho các quốc gia thành viên được toàn quyền quy định
những điều kiện liên quan đến người nộp đơn xin cấp văn bằng bảo hộ nhưng trong đơn
yêu cầu phải đảm bảo điều kiện tối thiểu là phải “bộc lộ sáng chế một cách rõ ràng và
đầy đủ đến mức căn cứ vào đó một chuyên gia trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng có thể
thực hiện sáng chế”. Ngồi ra, tại điều khoản này, WTO cho rằng các quốc gia thành
viên “có thể yêu cầu người nộp đơn chỉ ra cách thức tối ưu trong số cách thức thực hiện
sáng chế mà tác giả sáng chế biết tính đến ngày nộp đơn, hoặc tính đến ngày ưu tiên của
đơn nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên” hoặc “cung cấp thông tin liên quan đến các
đơn và văn bằng tương ứng ở nước ngồi của người nộp đơn đó”.
Để có thể xác lập quyền SHTT đối với sáng chế dược phẩm được bảo hộ, bắt buộc
phải thực hiện thủ tục đăng ký cấp bằng độc quyền sáng chế vì việc bảo hộ quyền SHTT
chỉ phát sinh dưới dạng đăng ký chứ không tự động phát sinh như quyền tác giả. Theo
Điều 27.1 Hiệp định TRIPS, chủ sở hữu chỉ được cấp bằng độc quyền đối với sáng chế
(dù là sản phẩm hay quy trình, thuộc một lĩnh vực cơng nghệ) khi đáp ứng đầy đủ các
điều kiện “sáng chế đó phải mới, có trình độ sáng tạo và có khả năng áp dụng công



14

nghiệp”. Dựa trên cơ sở pháp lý trên, nếu sáng chế chỉ đảm bảo được tính mới và tính
sáng tạo nhưng khơng có khả năng áp dụng cơng nghiệp thì không được quyền cấp bằng
độc quyền sáng chế. Hiệp định TRIPS không quy định cụ thể đối với từng điều kiện trên,
do đó, việc xác định sẽ tùy thuộc vào quy định của từng quốc gia. Cũng theo điều khoản
này, bất kỳ một sáng chế nào được cấp bằng độc quyền đều sẽ được bảo hộ một cách
“không phân biệt đối xử nơi tạo ra sáng chế, lĩnh vưc cộng nghệ và bất kể các sản phẩm
được nhập khẩu hay được sản xuất trong nước”. Ngoài ra, sáng chế muốn được bảo hộ
cịn khơng được thuộc các trường hợp ngoại lệ tại Điều 27.2 và 27.3 Hiệp định TRIPS.
Tương tự, sáng chế dược phẩm chỉ dược cấp bằng bảo hộ và được bảo hộ khi đáp ứng
đầy đủ các điều kiện theo Hiệp định TRIPS như vừa được nêu.
1.1.2.2. Các quyền của chủ sở hữu sáng chế dược phẩm
Một khi được cấp bằng sáng chế, các quyền về nhân thân và tài sản đối với sáng
chế dược phẩm được bảo hộ sẽ phát sinh nhưng cơ chế hưởng quyền thì tùy thuộc vào
các chủ thể. Đối với các tác giả không phải là chủ sở hữu (tức đã tiến hành chuyển giao
quyền SHTT sáng chế dược phẩm), các chủ thể này chỉ còn nắm giữ các quyền nhân
nhân12 đối với tài sản trí tuệ, bao gồm: được ghi tên là tác giả trong bằng độc quyền sáng
chế; được nêu tên là tác giả trong các tài liệu công bố, giới thiệu về sáng chế; và quyền
tài sản13 là quyền nhận thù lao theo quy định.
Đối với các chủ sở hữu bằng sáng chế, theo Điều 28 Hiệp định TRIPS, bằng độc
quyền sẽ xác nhận các độc quyền sau đây của chủ sỡ hữu: (i) ngăn cấm các hành vi sử
dụng sáng chế từ bên thứ ba mà không được phép của chủ sở hữu. Nếu đối tượng được
bảo hộ là sản phẩm thì cấm chế tạo, sử dụng, chào bán, bán sản phẩm đó hoặc nhập khẩu
sản phẩm đó để thực hiện những mục đích nói trên. Nếu đối tượng được bảo hộ là quy

12


Khoản 2 Điều 122 Luật SHTT

13

Khoản 3 Điều 122 Luật SHTT


15

trình thì cấm sử dụng quy trình đó; đối với các sản phẩm đã được tạo ra trực tiếp bằng
quy trình cấm sử dụng, chào bán, bán hoặc nhập khẩu; (ii) các chủ sở hữu có quyền
chuyển nhượng, để thừa kế quyền sở hữu sáng chế và ký kết các hợp đồng li-xăng. Ví
dụ, chủ sở hữu của vaccine Pfizer là Tập đoàn Pfizer sẽ được hưởng các quyền theo Điều
28 này.
Cụ thể hóa cho điều này, pháp luật SHTT Việt Nam đã ghi nhận quyền của chủ
sở hữu sáng chế tại khoản 1 Điều 123 Luật SHTT bao gồm các quyền sau đây:
- Sử dụng, cho phép người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp;
- Ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp;
- Định đoạt đối tượng sở hữu công nghiệp
- Quyền tạm thời đối với sáng chế trong trường hợp đăng ký sáng chế đang được
người khác sử dụng và người này khơng có quyền sử dụng trước
- Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu công nghiệp.
Khoản 1 Điều 198 Luật SHTT cũng có quy định về quyền tự bảo vệ của chủ thể
quyền, trong đó, chủ thể quyền SHTT có thể áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ
quyền SHTT của mình:
- Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu
trí tuệ;
- Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm
dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính cơng khai, bồi thường thiệt hại;
- u cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở

hữu trí tuệ theo quy định của Luật SHTT và các quy định khác của pháp luật có
liên quan;
- Khởi kiện ra tịa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.


16

1.1.3. Khái niệm và thuyết biện minh về bảo hộ quyền SHTT đối với sáng chế
dược phẩm
Theo định nghĩa từ WIPO, “bằng độc quyền sáng chế” (patent) là một văn bằng
do quốc gia cấp dựa trên cơ sở đơn yêu cầu bảo hộ. Trong đó, mơ tả về sáng chế và thiết
lập điều kiện pháp lý mà theo đó sáng chế đã được cấp bằng độc quyền chỉ có thể được
khai thác một cách bình thường (sản xuất, sử dụng, bán, nhập khẩu) với sự cho phép của
chủ sở hữu bằng độc quyền sáng chế14. Nói một cách đơn giản, patent là sự biểu hiện
dưới hình thức là một văn bản pháp lý do Chính phủ ban hành cấp cho người sáng chế.
Nó cho phép người sáng chế có quyền ngăn cản bất kỳ ai sao chép, sử dụng, phân phối
hoặc bán sáng chế mà khơng được phép. Từ đó, cũng có thể hiểu về việc “bảo hộ sáng
chế đối với dược phẩm” là việc nhà nước thông qua hệ thống pháp luật nhằm xác lập
quyền của chủ thể đối với sáng chế dược phẩm của họ thơng qua hình thức cấp bằng độc
quyền sáng chế và bảo vệ quyền đó, chống lại bất kỳ sự vi phạm nào của bên thứ ba15.
Sự xuất hiện của các cuộc cách mạng cơng nghiệp đã đặt nền móng cho những
thuyết biện minh liên quan đến bảo hộ quyền SHTT. Theo đó, tầm quan trọng của việc
bảo hộ bắt nguồn từ nguồn gốc lý thuyết của các nhà triết học nổi tiếng như John Locke,
Immanuel Kant,… Các hệ tư tưởng được đề cập trong những lý thuyết này đóng vai trị
nhất định trong việc hình thành khung pháp lý về quyền SHTT như hiện nay. Có ít nhất
bốn lý thuyết về bảo hộ quyền SHTT16, gồm:

Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam, Cẩm nang về sở hữu trí tuệ: Chính sách, pháp luật và áp dụng, được dịch từ tác
phẩm của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) “WIPO Intellectual Property Handbook: Policy, Law and Use”,
mục 2.1., 2008, xem tại: (truy cập ngày 30/4/2022)

14

Nguyễn Thái Bình, Khắc phục những rào cản về sở hữu trí tuệ trong bảo hộ sáng chế đối với ngành dược phẩm
Việt Nam khi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vận hành”, Báo cáo nghiên cứu khoa học, tr.20
15

Vallabbhi Rastogi, Theories of Intellectual Property Rights, ngày 27/02/2021, xem
(truy cập ngày 1/5/2022)
16

tại


17

Thứ nhất, thuyết quyền tự nhiên (the natural rights theory). Thuyết này dựa trên
quan niệm của John Locke rằng chủ sở hữu có quyền tự nhiên đối với những thứ mà họ
tạo ra bằng lao động và nỗ lực, kể cả về thể chất hoặc trí tuệ. Do đó, quyền sở hữu sẽ
đương nhiên thuộc về người tạo ra nó và sự sáng tạo sẽ được bảo hộ khỏi bất kỳ ai có ý
định xâm phạm. Nếu có, hành vi này sẽ được xem là vi phạm pháp luật.
Thứ hai, thuyết đạo đức và phần thưởng (the ethic and reward theory). Chủ sở
hữu được bảo hộ quyền SHTT sẽ được cấp sự độc quyền đối với sản phẩm do mình sản
xuất vì đây là sự “đền bù xứng đáng” cho những “đóng góp cho xã hội” bằng cách sáng
tạo ra tác phẩm của mình. Các quyền độc quyền này bao gồm quyền tài sản (như tiền
bản quyền) và quyền nhân thân (như được cho người khác sử dụng và được định đoạt tài
sản theo ý muốn của mình).
Thứ ba, thuyết cá nhân (the personhood theory). Immanuel Kant và George Hegel
cho rằng khi tạo ra một tác phẩm, người sáng tạo cũng đã kết hợp một số phần “tính cách
của mình”, do đó, bảo vệ quyền SHTT phải bao gồm việc bảo vệ cả sự sáng tạo và mọi
thứ khác được tích hợp trong đó.

Thứ tư, thuyết động lực (utilitarian or incentive theory). Thuyết này đặt ra rằng
khi một người tạo sự đổi mới cơng nghệ trong cộng đồng thì xã hội sẽ tiến bộ và phát
triển. Chính vì sự tiến bộ này mang lại lợi ích cho xã hội nên việc đổi mới và sáng tạo
cần được khuyến khích và thúc đẩy. Do đó, các cơ quan có thẩm quyền có thể thúc đẩy
sự sáng tạo này bằng cách cung cấp sự bảo hộ về quyền SHTT cho chủ sở hữu để họ có
thể tiếp tục nỗ lực vì xã hội và đạt được sự cơng nhận. Đồng thời cịn có thể đem lại lợi
ích cho xã hội bằng việc thu hút đầu tư trong nước và quốc tế, tạo ra nguồn thu cho ngân
sách nhà nước và thúc đẩy sự phát triển của các nhà phát minh nội địa.


×