Tải bản đầy đủ (.doc) (133 trang)

Biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường tiểu học đồng xuân, huyện thanh ba tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 133 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
UBND TỈNH PHÚ THỌ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG

NGUYỄN THỊ CẨM THANH

BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHỊNG
CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HỌC SINH
TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỒNG XUÂN, HUYỆN
THANH BA – TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Giáo dục học (Tiểu học)

Phú Thọ, năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
UBND TỈNH PHÚ THỌ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG

NGUYỄN THỊ CẨM THANH

BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHỊNG
CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HỌC SINH
TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỒNG XUÂN, HUYỆN
THANH BA – TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Giáo dục học (Tiểu học)
Mã ngành: 8140101



Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Thị Xuân Thu

Phú Thọ, năm 2020


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi
dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Lê Thị Xuân Thu - Tiến sĩ Tâm lý học - Giảng
viên Tâm lý học - Phó trưởng khoa Tâm lý - Giáo dục - Trường Đại học Hùng
Vương - Tỉnh Phú Thọ. Các thông tin, số liệu trong luận văn là trung thực và
có nguồn gốc rõ ràng và chưa từng được công bố trong bất kỳ cơng trình
nghiên cứu nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Cẩm Thanh


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn “Biện
pháp giáo dục kỹ năng phịng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường
Tiểu học Đồng Xuân, huyện Thanh Ba - tỉnh Phú Thọ” tôi đã nhận được sự
giúp đỡ nhiệt tình của các thầy, cơ giáo Trường Đại học Hùng Vương.
Với tình cảm chân thành, tơi bày tỏ lịng biết ơn đối với Ban giám hiệu,
Phòng Đào tạo, Khoa Tiểu học & Mầm non của Trường Đại học Hùng Vương
cùng các thầy cô giáo đã tham gia quản lý, giảng dạy và giúp đỡ tơi trong suốt

q trình học tập, nghiên cứu.
Đặc biệt xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Lê Thị Xuân Thu,
người đã trực tiếp hướng dẫn, dành thời gian, tâm huyết, chia sẻ kinh nghiệm
cho tôi trong suốt q trình nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn: Trường Tiểu học Đồng Xuân - Huyện
Thanh Ba đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tơi trong q trình nghiên cứu,
điều tra, khảo sát thực tế.
Tơi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, lãnh đạo cơ quan nơi tôi công tác,
bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, cổ vũ, khích lệ và giúp đỡ tơi trong suốt
thời gian qua.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song luận văn không tránh khỏi những
hạn chế và thiếu sót. Tơi rất mong nhận được ý kiến đóng góp, sự chỉ dẫn của
các thầy cơ giáo và các bạn đồng nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn!
Phú Thọ, tháng 8 năm 2020
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Cẩm Thanh


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................ii
MỤC LỤC....................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG......................................................................................vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ...................................................................viii
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI................................................................ 1

2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU..............................................2
3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU....................................................3
4. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU:................................................................... 3
5. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................4
6. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI:..........................................................................6
NỘI DUNG...................................................................................................... 7
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC GIÁO DỤC KỸ NĂNG ĐỂ
PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO CÁC EM HỌC SINH
TIỂU HỌC.......................................................................................................7
1.1 Tổng quan của vấn đề nghiên cứu.............................................................. 7
1.1.1. Những cơng trình nghiên cứu trên thế giới.............................................7
1.1.2. Những cơng trình nghiên cứu ở trong nước............................................9
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài...............................................................11
1.2.1. Khái niệm về trẻ em:.............................................................................11
1.2.2. Thế nào là xâm hại trẻ em?................................................................... 11
1.2.3. Xâm hại tình dục trẻ em là gì?.............................................................. 11
1.2.4. Kỹ năng phịng chống xâm hại tình dục............................................... 12
1.2.5. Giáo dục kỹ năng để phòng chống xâm hại tình dục............................12
1.3. Lý luận về xâm hại tình dục trẻ em..........................................................13
1.3.1. Các mức độ xâm hại tình dục trẻ em.................................................... 13


iv

1.3.2. Dấu hiệu trẻ bị xâm hại tình dục...........................................................13
1.3.3. Hậu quả của việc trẻ bị xâm hại, xâm hại tình dục............................... 14
1.4. Tìm hiểu về GDKN phịng chống XHTD cho học sinh tiểu học.............15
1.4.1. Đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học................................................. 15
1.4.2 Mục đích, ý nghĩa của việc GDKN phịng chống xâm hại tình dục cho
học sinh tiểu học............................................................................................. 22

1.4.3. Nội dung, các phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục các kỹ năng
để phòng chống XHTD cho học sinh tiểu học................................................26
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc giáo dục các kỹ năng phòng chống XHTD
cho học sinh bậc tiểu học................................................................................32
1.5.1. Về yếu tố chủ quan................................................................................32
1.5.2. Yếu tố khách quan:............................................................................... 33
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1................................................................................. 36
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CƠNG TÁC GIÁO DỤC CÁC KỸ NĂNG
ĐỂ PHỊNG CHỐNG KHI BỊ XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HỌC SINH
CỦA TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỒNG XUÂN HUYỆN THANH BA - TỈNH
PHÚ THỌ...................................................................................................... 37
2.1 Khái quát một số nét về địa bàn khảo sát..................................................37
2.1.1. Điều kiện về cơ sở vật chất...................................................................38
2.1.2. Về đội ngũ giáo viên, học sinh..............................................................38
2.2. Kết quả khi khảo sát thực trạng............................................................... 39
2.2.1 Thực trạng về nhận thức của các đồng chí cán bộ quản lý nhà trường,
các đồng chí giáo viên và các em học sinh lớp 4 về vai trò, ý nghĩa của các kỹ
năng để phòng chống khi bị xâm hại tình dục................................................ 39
2.2.2 Nội dung, hình thức giáo dục kỹ năng phịng chống xâm hại tình dục
cho học sinh của Trường Tiểu học Đồng Xuân, huyện Thanh Ba, Tỉnh Phú
Thọ..................................................................................................................41


v

2.2.3 Thực trạng về biện pháp giáo dục kỹ năng để phịng chống khi bị

xâm

hại tình dục cho học sinh của trường tiểu học xã Đồng Xuân - Huyện Thanh

Ba - Tỉnh Phú Thọ...........................................................................................43
2.2.4. Kết quả đánh giá các kỹ năng để phòng chống khi bị XHTD cho các em
học sinh lớp 4 của Trường tiểu học xã Đồng Xuân - Huyện Thanh Ba - Tỉnh
Phú Thọ...........................................................................................................44
2.3. Nguyên nhân dẫn tới kết quả của giáo dục các kỹ năng để phòng chống
khi bị XHTD cho học sinh lớp 4 của Trường tiểu học xã Đồng Xuân - Huyện
Thanh Ba - Tỉnh Phú Thọ............................................................................... 47
2.4. Đánh giá chung về thực trạng.................................................................. 50
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2................................................................................. 52
CHƯƠNG 3. NHỮNG BIỆN PHÁP NHẰM GIÁO DỤC KỸ NĂNG ĐỂ
PHÒNG CHỐNG KHI BỊ XHTD CHO HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU
HỌC ĐỒNG XUÂN -THANH BA - PHÚ THỌ.........................................53
3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp............................................................53
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất:................................................... 53
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu:...................................................... 53
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi:......................................................... 53
3.1.4. Nguyên tắc giáo dục trong tập thể, giáo dục bằng tập thể:...................54
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa giáo dục ý thức và hành vi: .. 54

3.1.6. Nguyên tắc phát huy tính tích cực, độc lập của học sinh:.....................54
3.1.7. Nguyên tắc phát huy ý thức tự giáo dục của học sinh:.........................55
3.1.8. Nguyên tắc để đảm bảo sự thống nhất giữa các lực lượng giáo dục:....55
3.2. Các biện pháp nhằm giáo dục các kỹ năng để phòng chống khi bị XHTD
cho các học sinh của trường tiểu học Đồng Xuân, huyện Thanh Ba, Tỉnh Phú
Thọ..................................................................................................................55
3.2.1. Tác động từ phía nhà trường:................................................................55
3.2.2. Tác động từ phía gia đình:.................................................................... 61


vi


3.2.3. Tác động từ phía xã hội:....................................................................... 64
3.2.4. Xây dựng mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội nhằm giáo
dục các kỹ năng để phòng chống khi bị xâm hại tình dục cho học sinh bậc tiểu
học...................................................................................................................67
3.2.5. Thường xun tổ chức có hiệu quả cơng tác sơ, tổng kết, rút kinh
nghiệm công tác giáo dục các kỹ năng để phòng chống khi bị XHTD cho học
sinh bậc tiểu học..............................................................................................68
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp.............................................................. 70
3.4 Thực nghiệm tính khả thi của các biện pháp giáo dục các kỹ năng để
phòng chống khi bị XHTD cho học sinh của trường tiểu học Đồng Xuân,
huyện Thanh Ba, Tỉnh Phú Thọ......................................................................71
3.4.1. Mục đích của thực nghiệm:...................................................................71
3.4.2. Đối tượng, phạm vi, thời gian thực nghiệm:.........................................72
3.4.3. Nội dung thực nghiệm:......................................................................... 72
3.4.4. Tiêu chí và cách đánh giá:.....................................................................75
3.4.5. Quy trình tổ chức thực nghiệm:............................................................76
3.4.6. Kết quả thực nghiệm:............................................................................77
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3................................................................................. 82
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................... 83
1. Kết luận:......................................................................................................83
2. Kiến nghị:....................................................................................................83
PHỤ LỤC


vii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Khảo sát thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý nhà trường, của
giáo viên về vai trò, ý nghĩa của các kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục 39


Bảng 2: Khảo sát thực trạng mà học sinh đánh giá về vai trò, ý nghĩa của các
kỹ năng để phòng chống khi bị XHTD của học sinh bậc tiểu học..................40
Bảng 3: Khảo sát thực trạng về nội dung giáo dục các kỹ năng để phòng
chống khi bị XHTD cho học sinh................................................................... 41
Bảng 4: Khảo sát thực trạng về hình thức giáo dục các kỹ năng để phòng
chống khi bị XHTD cho học sinh................................................................... 42
Bảng 5: Khảo sát thực trạng về các biện pháp để giáo dục các kỹ năng phòng
chống khi bị XHTD cho học sinh................................................................... 43
Bảng 6: Khảo sát thực trạng về các kỹ năng để phòng chống

khi bị XHTD

của học sinh.....................................................................................................45
Bảng 7: Khảo sát thực trạng về vận dụng các kỹ năng để phòng chống khi bị
XHTD của học sinh.........................................................................................47
Bảng 8: Những nguyên nhân dẫn đến kết quả của giáo dục các kỹ năng để
phòng chống XHTD của các em học sinh.......................................................48
Bảng 9: Khó khăn của giáo viên khi thực hiện các biện pháp giáo dục các kỹ
năng để phòng chống khi bị XHTD cho học sinh bậc tiểu học......................49
Bảng 3.1. Thống kê kết quả khi kiểm tra đầu vào của học sinh lớp thực
nghiệm và lớp đối chứng.................................................................................77
Bảng 3.2. Bảng thống kê kết quả giờ dạy thực nghiệm..................................78
Bảng 3.3. Bảng thống kê kết quả giờ dạy đối chứng......................................79
Bảng 3.4. Bảng thống kê kết quả kiểm tra lớp thực nghiệm và lớp đối chứng .. 80


viii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Kết quả giờ dạy thực nghiệm..................................................... 78
Biểu đồ 3.2. Kết quả giờ dạy đối chứng......................................................... 79
Biểu 3.3. Kết quả kiểm tra của học sinh lớp thực nghiệm và lớp đối chứng .. 80

SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp giáo dục các kỹ năng

để phòng

chống khi bị XHTD cho học sinh - Trường tiểu học Đồng Xuân- Thanh BaPhú Thọ...........................................................................................................71


ix

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Chữ viết tắt

Chữ nguyên

XHTD

Xâm hại tình dục

GDKN

Giáo dục kỹ năng

HSTH


Học sinh Tiểu học

BGH

Ban giám hiệu

GV

Giáo viên

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

UBND

Ủy ban nhân dân


1

MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Thời gian gần đây, hàng loạt các vụ nghi xâm hại tình dục trẻ em được
các cơ quan báo chí cũng như các kênh thời sự truyền hình đưa tin gây chấn
động dư luận. Từ ngày 1.1.2015 đến ngày 30.6.2019, cả nước đã phát hiện, xử
lý 8.442 vụ xâm hại trẻ em, với 8.709 trẻ bị xâm hại (1.672 trẻ em nam, 7.037
trẻ em nữ). Trong đó, số trẻ em bị xâm hại tình dục là 6.432 em (chiếm
73,85%). Riêng trong 6 tháng đầu năm 2019, số trẻ em bị xâm hại tăng đột
biến, với 1.400 trẻ bị xâm hại, gần bằng 80% số lượng trẻ em bị xâm hại trong

cả năm 2018 (1.779 trẻ). Tính trung bình, cứ 1 ngày cả nước có 7 trẻ em bị
xâm hại. Đáng chú ý, 93% thủ phạm có mối quan hệ quen biết các em, trong
đó 47% kẻ xâm hại là họ hàng, người trong gia đình các em. Tuy nhiên, tất cả
những số liệu trên chỉ là “ phần nổi của tảng băng chìm”, cịn có rất nhiều vụ
XHTD mà nạn nhân bị những kẻ xâm hại dọa hoặc đã không được thống kê vì
lý do khó thực hiện nào đó.
Tình hình xâm hại trẻ em trên mơi trường mạng Internet cũng có nhiều
diễn biến rất phức tạp, ước tính có đến 2/3 số vụ trong tổng số các vụ xâm hại
trẻ em nói chung. Đối tượng sử dụng các phương tiện Internet, công nghệ cao,
bọn chúng dùng các trang mạng xã hội trên Internet để dụ dỗ, lừa gạt, XHTD,
khiêu dâm, mại dâm và mua bán trẻ em. Việc xét sử cũng như truy tố những
kẻ XHTD trẻ em thực sự rất khó khăn. Theo các chuyên gia trong lĩnh vực
bảo vệ và chăm sóc trẻ em của quỹ “ Nhi đồng Liên hiệp quốc” (UNICEF)
phát biểu trong chương trình bàn trịn thứ năm của BBC: “ Nhiều người
không muốn báo cáo, thừa nhận xâm hại tình dục ở trẻ em do văn hóa, do gia
đình cịn e ngại, sợ bị chỉ trích, kỳ thị, xấu hổ, nghĩ rằng, có báo thì cũng
khơng nhận được sự hỗ trợ hay đáp ứng cần thiết, vì vậy báo cáo số liệu chưa
đầy đủ. Việc tìm ra nhân chứng, vật chứng đối với loại tộ phạm này khơng dễ
nên nếu chậm một ngày nào thì việc xử lý gặp khó khăn rất nhiều” [18]


2

Trẻ em là hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước. Vấn đề của
trẻ em được các nước và quốc tế quan tâm đặc biệt. Sáu trong tổng số tám
mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGS) là nhằm nâng cao chất lượng cuộc
sống và thực hiện những quyền và lợi ích của trẻ em, giúp cho trẻ em có mơi
trường sống, điều kiện phát triển tốt nhất. Tuy nhiên, số vụ xâm hại đặc biệt là
xâm hại tình dục mỗi năm đang cho thấy sự an toàn và phát triển của trẻ em
đang bị đe dọa.

XHTD luôn để lại cho trẻ em hậu quả to lớn, đó là những tổn thương lâu
dài về thể chất, tâm hồn và tình cảm. Hiệp hội Quốc gia phịng chống bạo
hành trẻ em đã thống kê như sau: Độ tuổi trung bình của trẻ em bị xâm hại
tình dục là 9 tuổi. Ở Việt Nam, độ tuổi này tương ứng với trẻ đang theo học
chương trình lớp 4 tại các trường tiểu học.
Chính vì thế, để phịng ngừa và ngăn chặn XHTD trẻ em cần có sự vào
cuộc của tất cả các nhà trường, nhất là các nhà trường tiểu học trong cơng tác
GDKN phịng chống XHTD trẻ em.
Thực tế ở các trường học nói chung và trường tiểu học nói riêng, hiện nay,
học sinh chưa có những kỹ năng tự bảo vệ bản thân trước nguy cơ bị XHTD,
các em thường khó khăn trong việc tìm kiếm sự giúp đỡ từ người lớn như
ông, bà, cha mẹ,… người thân trong gia đình.
Xuất phát từ những lý do trên, tơi chọn nghiên cứu đề tài: “Biện pháp
giáo dục kỹ năng phịng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường Tiểu
học Đồng Xuân, huyện Thanh Ba - tỉnh Phú Thọ ”
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu của đề tài:
Nghiên cứu lý luận và thực trạng GDKN phòng chống XHTD cho học
sinh lứa tuổi tiều học, từ đó xây dựng một số biện pháp nhằm nâng cao kỹ
năng phòng chống XHTD cho học sinh lứa tuổi tiểu học, góp phần phịng
ngừa vấn nạn trẻ em bị XHTD.


3

2.2. Nhiệm vụ của nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lí luận về GDKN phòng chống XHTD cho học sinh
Tiểu học.
Khảo sát thực tiến và đánh giá về thực trạng GDKN phòng chống XHTD
cho học sinh của trường tiểu học xã Đồng Xuân - Huyện Thanh Ba - Tỉnh Phú

Thọ.
Đề xuất biện pháp GDKN phòng chống XHTD cho học sinh trường tiểu
học xã Đồng Xuân - Huyện Thanh Ba - Tỉnh Phú Thọ và thực nghiệm tính
cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất.
3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng của nghiên cứu
Các biện pháp GDKN phòng chống XHTD cho học sinh học lớp 4.
3.2. Phạm vi của nghiên cứu
- Luận văn tập trung xây dựng biện pháp GDKN phòng chống bị XHTD cho
học sinh lớp 4 của trường tiểu học xã Đồng Xuân - Huyện Thanh Ba - Tỉnh
Phú Thọ
- Địa điểm tiến hành khảo sát thực trạng: Khảo sát thực tế đối với BGH, Tổng
Phụ Trách, GV và HSTH của trường tiểu học Đồng Xuân, huyện Thanh Ba,
tỉnh Phú Thọ. Cụ thể: Trong đó: BGH và Tổng Phụ Trách, GV: 22 người;
HSTH khối 4: 101 HS
4. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU:
4.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng các kỹ năng phòng chống XHTD của học sinh đang học lớp
4 tại trường Tiểu học xã Đồng Xuân - Huyện Thanh Ba - Tỉnh Phú Thọ ở mức
độ nào?
- Tại sao chúng ta cần trang bị kỹ năng phòng chống XHTD cho học sinh
lớp 4 trường Tiểu học xã Đồng Xuân - Huyện Thanh Ba - Tỉnh Phú Thọ


4

- Những yếu tố nào ảnh hưởng tới công tác GDKN phòng chống XHTD
cho học sinh trường tiểu học xã Đồng Xuân - Huyện Thanh Ba - Tỉnh Phú
Thọ
- Con đường và hình thức nào có thể xây dựng các biện pháp GDKN

phòng chống XHTD cho các học sinh học lớp 4 của trường Tiểu học xã Đồng
Xuân- Huyện Thanh Ba - Tỉnh Phú Thọ?
4.2. Các giả thuyết nghiên cứu.
- Thực trạng của các kỹ năng phòng chống XHTD của HSTH được
nghiên cứu đang chỉ đạt ở mức độ thấp ( mức độ trung bình).
- Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới thực trạng này, có cả yếu tố về bản
thân học sinh và các yếu tố khách quan khác.
- Có thể nâng kỹ năng phịng chống XHTD ở HSTH thơng qua việc xây dựng
các biện pháp GDKN phịng chống nguy cơ XHTD cho học sinh tiểu học, góp
phần giúp cho các em có được một cuộc sống vui tươi, trong sáng lành mạnh,
sự phát triển nhân cách được đảm bảo một cách toàn diện.
5. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Cách tiếp cận
5.1.1. Tiếp cận hoạt động: Xuất phát từ quan điểm chung của tâm lý học:
“Tâm lý và ý thức của con người được hình thành, phát triển trong hoạt động
và bằng hoạt động- đó là những hoạt động có ý thức. Do đó muốn tìm hiểu và
nghiên cứu kỹ năng phòng chống XHTD cho trẻ em thì phải nghiên cứu thơng
qua các hoạt động của mỗi con người như: như cách xử lý hay ứng phó với
nguy cơ bị XHTD, cách nhận biết nguy cơ xâm hại tình dục, hình thức, con
đường để xử lý hoặc ứng phó với nguy cơ bị XHTD.
5.1.2. Tiếp cận liên ngành:
Kỹ năng là đối tượng nghiên cứu của lĩnh vực triết học, sinh học, Tâm
lý, giáo dục học, Xã hội học, Tâm lý học hoạt động, Tâm lý học phát triển,
Tâm lý học sư phạm đại học, Quản lý giáo dục.... Đề tài nghiên cứu xây


5

dựng biện pháp GDKN phòng chống XHTD cho HSTH, đòi hỏi người nghiên
cứu phải hiểu biết, có kiến thức của Tâm lý học nhân cách, Tâm lý học sư

phạm đại học, Tâm lý học hoạt động, Giáo dục học, Quản lý giáo dục...
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu về lý thuyết
Tổng hợp các lý thuyết có liên quan đến giáo dục kỹ năng phịng chống
XHTD cho học sinh tiểu học thông qua đọc tài liệu, sách, báo, tạp chí và các
tài liệu khác để phân tích. Từ đó hệ thống hóa lý thuyết, xây dựng những cơ
sở lý luận cho đề tài nghiên cứu.
5.2.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu từ thực tiễn
5.2.2.1. Phương pháp phỏng vấn sâu
Phỏng vấn, trò chuyện với giáo viên và phỏng vấn các học sinh, phỏng
vấn giáo viên chủ nhiệm, giáo viên tổng phụ trách Đội, giáo viên kiêm nhiệm
công tác Cơng đồn, cơng tác Đồn thanh niên về thực trạng cơng tác giáo
dục các kỹ năng để phịng chống khi bị XHTD cho học sinh của nhà trường,
trên cơ sở đó có thêm các căn cứ thực tiễn quan trọng để xây dựng các biện
pháp phù hợp nhằm giáo dục cho các em những kỹ năng để phòng chống khi
bị XHTD cho học sinh trường tiểu học xã Đồng Xuân - Huyện Thanh Ba Tỉnh Phú Thọ.
5.2.2.2 Phương pháp xin ý kiến của các chuyên gia
Gặp gỡ xin ý kiến các chuyên gia thuộc lĩnh vực giáo dục, tâm lý giáo
dục, các giảng viên, giáo viên có kinh nghiệm, quản lý các nhà trường về
những nội dung có liên quan như thực trạng và khảo nghiệm các biện pháp
phòng chống XHTD cho các em học sinh trường tiểu học Đồng Xuân - Huyện
Thanh Ba - Tỉnh Phú Thọ.


6

5.2.2.3 Phương pháp điều tra giáo dục
Để thu thập được các thơng tin cho q trình nghiên cứu ln văn thiết
kế các phiếu khảo sát nhằm lấy ý kiến của giáo viên, học sinh về thực trạng
giáo dục phòng chống xâm hại tình dục.

5.2.2.4 Phương pháp quan sát
Thu thập thơng tin về thực trạng giáo dục giáo dục kỹ năng phịng
chống xâm hại tình dục cho học sinh của trường Tiểu học Đồng Xuân, huyện
Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ trên cơ sở tri giác trực tiếp các hoạt động sư phạm.
5.3 Phương pháp thống kê toán học
Được sử dụng để xử lý kết quả nghiên cứu khảo sát thực trạng và thực
nghiệm sư phạm
6. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị cùng với 3 chương như sau:
CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận về giáo dục kỹ năng phòng chống XHTD cho
HSTH.
CHƯƠNG 2: Thực trạng giáo dục kỹ năng phòng chống XHTD cho học sinh
trường tiểu học xã Đồng Xuân - Huyện Thanh Ba - Tỉnh Phú Thọ. CHƯƠNG
3: Xây dựng biện pháp GDKN phòng chống XHTD cho học sinh trường tiểu
học xã Đồng Xuân - Huyện Thanh Ba - Tỉnh Phú Thọ.
7. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN:
Kết quả nghiên cứu giúp giáo viên, học sinh tiểu học, phụ huynh phòng
tránh xâm hại đặc biệt là xâm hại tình dục trẻ em thơng qua việc xây dựng
những lý luận, thơng qua tình hình thực tiễn về các kỹ năng.


7

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC GIÁO DỤC KỸ NĂNG ĐỂ
PHỊNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO CÁC EM HỌC SINH
TIỂU HỌC
1.1 Tổng quan của vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Những cơng trình nghiên cứu trên thế giới
XHTD trẻ em là vấn nạn không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà trên toàn thế

giới. Việc trẻ bị XHTD để lại rất nhiều hậu quả khôn lường và đặc biệt
nghiêm trọng cả về thể chất, tinh thần lẫn tình cảm của trẻ.
Nhiều nhà nghiên cứu, tổ chức, các chính phủ, các nước trên toàn cầu
đã quan tâm, nghiên cứu và tiến hành các biện pháp điều tra về XHTD trẻ em.
Ron O’ Grady, chuyên gia của tổ chức chấm dứt mại dâm, khiêu dâm
và buôn bán trẻ em đã viết cuốn sách: “Lạm dụng tình dục trẻ em - Nỗi phẫn
uất của cộng đồng”. Nội dung cuốn sách miêu tả có hàng nghìn trẻ em, đặc
biệt là các em gái trên khắp Châu Á là nạn nhân của việc lạm dụng tình dục.
Nội dung của các câu chuyện được Ron O’ Grady viết lại trong cuốn
sách của mình là những câu chuyện về những trẻ em nghèo, bị lừa bán vào
những ổ mại dâm, bị ép phải bán mình và đã trở thành gái bán dâm trong
những “sex tour”, trở thành món những đồ trong những cuộc vui xác thịt của
những kẻ mua dâm. Cuốn sách của Ron O’ Grady đã gửi tới tất cả mọi người
thông điệp để kêu gọi mọi sự quan tâm và huy động sự nỗ lực của xã hội cho
cuộc đấu tranh nhằm ngăn chặn và tiêu diệt tệ nạn đang có nguy cơ biến thành
thảm họa lạm dụng tình dục trẻ em [19]
Ngồi ra còn phải kể đến nghiên cứu của tác giả Finkelhor vào năm
2009, Finkelhor đã đưa ra nhận định về vấn đề này: “Xâm hại tình dục trẻ em
bao gồm tồn bộ hành vi phạm tội về tình dục mà trẻ em dưới 17 tuổi là nạn
nhân”. Trong nghiên cứu của mình, Finkelhor đã kiểm tra, khảo sát rất nhiều
các sáng kiến nhằm ngăn ngừa lạm dụng tình dục trẻ em, tập trung vào hai


8

chiến lược chính, bao gồm việc đề ra các biện pháp quản lý người phạm tội và
các chương trình nhằm giáo dục nội dung này trong nhà trường. Ơng giải
thích rằng: “ Các chương trình giáo dục ở nhà trường dạy cho trẻ những kỹ
năng như làm thế nào để xác định tình huống nguy hiểm, từ chối sự tiếp cận
của kẻ hành hung và huy động sự trợ giúp”. Finkellhor cũng chỉ ra những

bằng chứng rằng: “Sự hỗ trợ các chiến lược tư vấn cho người phạm tội, đặc
biệt là người chưa thành niên sẽ giảm bớt sự tái phạm và ngăn ngừa những
hệ quả tiêu cực về sức khỏe tâm thần và cuộc sống sau này” . [20]
Bên cạnh đó, có những nghiên cứu khác lại cho rằng: “Xâm hại tình
dục trẻ em xảy ra khi người lớn hoặc một người nhiều tuổi hơn hoặc một
người có quyền lực hơn giao tiếp với trẻ em về tình dục để cảm thấy thỏa mãn
về tình dục”. (Danya Glaser and Stephen Frosh, 1993; S.N. Madu. 2001)
[21,22].
Tác giả Yoon Yeo Hong trong tác phẩm “ 45 cách dạy trẻ tự bảo vệ
mình” 2011 đã giúp phụ huynh, giáo viên và trẻ em nhận thấy rằng, thế giới
bên ngồi ln ẩn chứa những cạm bẫy [11]. Vì vậy, trẻ em cần chuẩn bị
những kỹ năng cần thiết để giải quyết và ứng phó với những tình huống nguy
hiểm. Tác giả đã đưa ra các cách nhận biết nhằm hướng dẫn trẻ cách nhận biết
các mối nguy hiểm để trẻ nâng cao cảnh giác và biết bảo vệ mình, giúp mình
được an tồn. Cuốn sách còn hướng dẫn cho trẻ em làm sao để đối phó hoặc
tìm ra cách thốt khỏi mối nguy hiểm trong những tình huống như: Khi ở
những nơi hoang vắng mà chỉ có một mình, khi có người lạ dụ dỗ…
Như vậy, những tác phẩm viết về những kỹ năng tự bảo vệ bản thân
cho từng trẻ em nói chung và một số những kỹ năng để phòng tránh xâm hại
tình dục trẻ em nói riêng được rất nhiều các tác giả quan tâm.
Nội dung chính trong những tác phẩm của mình, các tác giả hướng đến
giá trị và vai trò của các kỹ năng tự bảo vệ bản thân trong tất cả các tình
huống của cuộc sống. Đồng thời các tác giả cũng đưa ra cho trẻ em các kỹ
năng cụ thể cho từng tình huống để bản thân được an toàn.


9

Tóm lại, các cơng trình nghiên cứu trên tồn thế giới về giáo dục kỹ
năng phòng chống XHTD cho HSTH còn chưa nhiều, chưa thực sự sâu sắc.

Hầu hết đi sâu vào nghiên cứu cho lứa tuổi vị thành niên chứ chưa có nhiều
nghiên cứu cụ thể về GDKN phịng chống XHTD cho học sinh tiểu học.
Qua các cơng trình nghiên cứu cũng như các tác phẩm của các tác giả
trên thế giới nói về vấn đề phịng tránh XHTD cho HSTH, ta thấy được, cơng
tác GDKN phịng chống XHTD cho HSTH là hết sức quan trọng, giúp các em
có thể biết cách tự xử lý các tình huống diễn ra trong cuộc sống, trước nguy
cơ bị XHTD. Chính vì vậy việc nghiên cứu để đưa ra các biện pháp giáo dục
kỹ năng phòng chống xâm hại cho HSTH là vơ cùng cấp thiết.
1.1.2. Những cơng trình nghiên cứu ở trong nước
Hiện nay, vấn nạn XHTD trẻ em ở Việt Nam đã trở thành chủ đề nóng,
số lượng lớn trẻ bị xâm hại mỗi năm đang trở thành hồi chuông để cảnh báo
sự biến chất, đạo đức xã hội đã bị suy đồi và gây lên nhiều bức xúc trong dư
luận, trong xã hội. Do đó, đã có những cơng trình nghiên cứu, nhiều bài báo
viết về chủ đề này.
Tác giả Dương Tuyết Miên ( Giảng viên trường khoa Luật của trường
Đại học luật Hà Nội) đã viết bài đăng trên đặc san về bình đẳng giới. Tác giả
phân tích những tổn thương tâm lý mà người phạm tội gây ra cho các nạn
nhân bị hiếp dâm. Đó khơng chỉ đơn giản là thiệt hại về thể xác mà còn là rất
nhiều hệ lụy về tinh thần, tình cảm, tâm lý; Bị mang các bệnh về tình dục
trong đó có bệnh HIV hoặc có thai…. Tất cả những hậu quả ấy không chỉ tồn
tại trong một thời gian ngắn mà nó tồn tại trong một thời gian rất dài có thể
đến hết cuộc đời sau khi vụ hiếp dâm xảy ra. Cũng trong nghiên cứu này, tác
giả đề xuất một số giải pháp khắc phục như: “Đảm bảo tính nghiêm minh của
pháp luật về việc quy định biện pháp xử lý tội hiếp dâm trong bộ luật hình sự
cũng như việc xét xử tội này; Thành lập những trung tâm tư vấn về tâm lý để



×