Tải bản đầy đủ (.pdf) (486 trang)

Từ điển thuật ngữ kinh tế nga anh việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.03 MB, 486 trang )









H
H


C
C


V
V
I
I


N
N


C
C
H
H
Í


Í
N
N
H
H


T
T
R
R


-
-
H
H
À
À
N
N
H
H


C
C
H
H
Í

Í
N
N
H
H


Q
Q
U
U


C
C


G
G
I
I
A
A


H
H





C
C
H
H
Í
Í


M
M
I
I
N
N
H
H


-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-

-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-

-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-

-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-

-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-

-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-

-
-
-
-
-
















T
T




Đ
Đ
I

I


N
N


T
T
H
H
U
U


T
T


N
N
G
G




K
K
I

I
N
N
H
H


T
T




N
N
G
G
A
A




-
-




V

V
I
I


T
T




-
-




A
A
N
N
H
H




(
(
D

D
à
à
n
n
h
h


c
c
h
h
o
o


c
c
á
á
n
n


b
b





v
v
à
à


h
h


c
c


v
v
i
i
ê
ê
n
n




H
H



c
c


v
v
i
i


n
n


c
c
h
h
í
í
n
n
h
h


t
t
r

r




-
-


h
h
à
à
n
n
h
h


c
c
h
h
í
í
n
n
h
h



q
q
u
u


c
c


g
g
i
i
a
a




H
H




C
C
h

h
í
í


M
M
i
i
n
n
h
h
)
)
.
.

























7
7
9
9
5
5
5
5










H

H
à
à


N
N


i
i






2
2
0
0
1
1
0
0














H
H


C
C


V
V
I
I


N
N


C
C
H
H

Í
Í
N
N
H
H


T
T
R
R


-
-
H
H
À
À
N
N
H
H


C
C
H
H

Í
Í
N
N
H
H


Q
Q
U
U


C
C


G
G
I
I
A
A


H
H





C
C
H
H
Í
Í


M
M
I
I
N
N
H
H


-
-
-
-
-
-
-
-
-
-

-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-

-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-

-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-

-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-

-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-

-
-
-
-
-
-
-
-








T
T




Đ
Đ
I
I


N
N



T
T
H
H
U
U


T
T


N
N
G
G




K
K
I
I
N
N
H
H



T
T




N
N
G
G
A
A




-
-




V
V
I
I



T
T




-
-




A
A
N
N
H
H




(
(
k
k
h
h
o
o



n
n
g
g


1
1
0
0


0
0
0
0
0
0


t
t
h
h
u
u



t
t


n
n
g
g


)
)




(
(
D
D
à
à
n
n
h
h


c
c

h
h
o
o


c
c
á
á
n
n


b
b




v
v
à
à


h
h



c
c


v
v
i
i
ê
ê
n
n




H
H


c
c


v
v
i
i



n
n


c
c
h
h
í
í
n
n
h
h


t
t
r
r




-
-


h
h

à
à
n
n
h
h


c
c
h
h
í
í
n
n
h
h


q
q
u
u


c
c



g
g
i
i
a
a


H
H




C
C
h
h
í
í


M
M
i
i
n
n
h
h

)
)
.
.






Đ
Đ




t
t
à
à
i
i


N
N
C
C
K
K

H
H


c
c


p
p


B
B


,
,


m
m
ã
ã


s
s







B
B
.
.
0
0
9
9
-
-
2
2
6
6





























C
C
h
h




n
n
h
h
i
i



m
m


đ
đ




t
t
à
à
i
i
:
:



















































































T
T
S
S


L
L
ư
ư
u
u


H
H
o
o
à
à



B
B
ì
ì
n
n
h
h
.
.


N
N
h
h
ó
ó
m
m


t
t
á
á
c
c



g
g
i
i


:
:






P
P
G
G
S
S
.
.
T
T
S
S
K
K

H
H


N
N
g
g
u
u
y
y


n
n


N
N
g
g


c
c


H
H

ù
ù
n
n
g
g


(
(
v
v


n
n


A
A
,
,


Б
Б
,
,



Л
Л
,
,


М
М
,
,


Н
Н
,
,


О
О
,
,


Р
Р
,
,



С
С
,
,


Т
Т
)
)
.
.
















P
P

G
G
S
S
.
.
T
T
S
S


N
N
g
g
u
u
y
y


n
n


T
T



n
n


V
V
i
i


t
t












(
(
v
v



n
n


В
В
,
,


Г
Г
,
,


Д
Д
,
,


Е
Е
,
,


Ж
Ж

,
,


З
З
,
,


И
И
,
,


К
К
)
)
.
.



































T
T
S
S



L
L
ư
ư
u
u


H
H
o
o
à
à


B
B
ì
ì
n
n
h
h





















(
(
v
v


n
n


У
У
,
,



Ф
Ф
,
,


Х
Х
,
,


Ц
Ц


,
,


Ч
Ч
,
,


Ш
Ш

,
,


Э
Э
,
,


Ю
Ю
,
,


Я
Я
)
)
.
.






P
P

G
G
S
S
.
.
T
T
S
S


N
N
g
g
u
u
y
y


n
n


K
K
h
h



c
c


T
T
h
h
a
a
n
n
h
h












(
(

b
b
i
i
ê
ê
n
n


t
t


p
p


v
v
à
à


b
b





s
s
u
u
n
n
g
g


p
p
h
h


n
n


t
t
h
h
u
u


t
t



n
n
g
g






















































































































t
t
i
i
ế
ế
n
n
g
g


V
V
i
i


t
t
)
)
.
.


T
T
h
h

S
S


N
N
g
g
u
u
y
y


n
n


T
T
h
h




T
T
h
h

a
a
n
n
h
h


H
H
à
à





















(
(
b
b
i
i
ê
ê
n
n


t
t


p
p


v
v
à
à


b
b





s
s
u
u
n
n
g
g


p
p
h
h


n
n


t
t
h
h
u
u



t
t


n
n
g
g




















































































































t
t
i
i
ế
ế
n
n
g
g


A
A
n
n
h
h
)
)
.
.















H
H
à
à


N
N


i
i






2
2
0
0

1
1
0
0









Lời nói đầu.

Quan hệ kinh tế giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và
Liên bang Nga ngày càng phát triển kể từ khi kinh tế của hai nước chuyển
từ cơ chế kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường. Cũng như trước đây, sự
chuyển đổi cơ cấu kinh tế của hai nước có nhiều điểm chung, có thể trao
đổi với nhau. Xuất phát từ tình hình thức tế đó, nhu cầu về học và nghiên
cứu tiếng Nga ngày càng cấp thiết và dần dần được phục hồi, nhất là
trong lĩnh vực kinh tế nói chung và kinh tế thị trường nói riêng. Trước
nhu cầu đó Học viện chính trị - hành chính quốc gia Hồ Chí Minh tổ
chức biên soạn cuốn “Từ điển thuật ngữ kinh tế NGA-VIỆT-ANH” dành
cho cán bộ và học viên của Học viện cũng như của các Phân viện khác
trong cả nước.

Sách công cụ tiếng Nga hiện nay về lĩnh vực kinh tế thị trường ở
nước ta còn quá nghèo nàn, hệ thống thuật ngữ kinh tế lạc hậu, chậm đổi
mới, kể cả tiếng Nga lẫn tiếng Việt. Thực tế đó không đáp ứng được nhu

cầu nghiên cứu của cán bộ, nhu cầu học tập của học viên các cơ sở nghiên
cứu và giảng dạy thuộc ngành kinh tế.

Nhiệm vụ của “Từ điển thuật ngữ kinh tế Nga-Việt-Anh” không
chỉ hạn chế trong việc bước đầu cung cấp cho người sử dụng hệ thống
thuật ngữ kinh tế thị trường trong tiếng Nga và tiếng Việt, mà còn quan
tâm tới việc hướng dẫn cách khai thác và sử dụng thuật ngữ tiếng Nga,
một ngôn ngữ biến tố mang tính tổng hợp cao, đồng thời góp phần vào
việc xây dựng hệ thống thuật ngữ kinh tế mới. Do vậy, Từ điển còn mang
tính chất giáo khoa và có một cấu trúc riêng, không giống những từ điển
song ngữ khác.
Sau khi được nghiêm thu, các tác giả sẽ sửa đổi những khiếm
khuyết, bổ sung thêm những phần cầ
n thiết và đề nghị Học viện CT-
HCQG HCM
cho ấn hành rộng rãi nhằm phục vụ đông dảo ngưòi sử dụng







Tài liệu tham khảo.

Tiếng Nga
.
Русско-английский экономический словарь.
Под рекакцией Л.Ш.Ложовского. Москва, 2000.


Tiếng Việt.
Đàm Quang Chiểu (сhủ biên).Từ điển thuật ngữ kinh tế thị trường Nga-
Anh-Việt. Hà Nội, 2006.
Nguyễn Đức Dỵ (chủ biên). Từ điển kinh tế-kinh doanh Anh-Việt. Hà Nội,
2000.
Nguyễn Trọng Đàn. Từ điển chứng khoán Anh-Việt. NXB Thống kê,
2007.
Lê Minh Đức. Từ điển kinh doanh AnhViệt. NXB Trẻ, 1994.
Nguyễn Văn Vị, Nguyễn Hữu Nguyễn Hữu Nguyên, Đinh Thanh Tịnh,
Bùi Đông Tài. Từ điển Việt-Anh thương mại-tài chính. Hà Nội, 1996.
Đỗ Hữu Vinh. Từ điển thuật ngữ kinh tế thương mại Anh-Việt. NXB
GTVT, 2007.
Cung Kim Tiến. Từ điển kinh tế Anh-Việt & Việt-Anh. NXB Đà Nẵng,
2008.


Những chữ viết tắt và ký hiệu:

dt danh từ
tt tính từ
đgt động từ
đgtt động tính từ
snh số nhiều

• thuật ngữ ghép.
Φ từ tổ điển hình trong văn phong kinh tế.







1


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ-HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH



BÁO CÁO TÓM TẮT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ
2009-2010

Mã số B.09-26


Tên đề tài:
TỪ ĐIỂN THUẬT NGỮ KINH TẾ
NGA - VIỆT - ANH
(Dành cho cán bộ và học viên
Học viện chính trị - hành chính quốc gia Hồ Chí Minh).



Chủ nhiệm đề tài: TS. Lưu Hoà Bình













Hà Nội - 2010




2


BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ

Chủ nhiệm đề tài: TS. Lưu Hoà Bình
Đơn vị thực hiện đề tài: Vụ quan hệ quốc tế
Học viện CT-HC QG Hồ Chí Minh.
Những người tham gia thực hiện đề tài:
TS. Lưu Hoà Bình.
ThS Nguyễn Thị Thanh Hà
PGS.TSKH Nguyễn Ngọc Hùng.
PGS.TS Nguyễn Khắc Thanh
. PGS.TS Nguyễn Tấn Việt.

Mục lục.


Báo cáo tóm tắt kế
t quả thực hiện đề tài.
Phần một.
1. Tên đề tài. 3
2. Tính cấp thiết của đề tài. 3
3. Mục đích, yêu cầu của công trình nghiên cứu. 4
4. Cấu trúc từ điển. 5
5. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài. 6
6. Phương pháp nghiên cứu. 7
7. Nội dung nghiên cứu.
A. Một số vấn đề lý luận về thuật ngữ. 7
B. Từ điển học và từ điển thuật ngữ chuyên ngành. 20

Ph
ần hai.
“Từ điển thuật ngữ kinh tế
NGA-VIỆT-ANH”.











3

TÓM TẮT KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Tên đề tài:
“Từ điển thuật ngữ kinh tế Nga - Việt – Anh”
(Dành cho cán bộ và học viên
Học viện chính trị-hành chính quốc gia Hồ Chí Minh).

2. Tính cấp thiết của đề tài:
Tình hình chính trị, kinh tế nước Nga thời kỳ hậu xô viết có nhiều
biến động to lớn. Những biến đổi đó có ảnh hưởng trực tiếp tới quan hệ
kinh tế giữa Việt Nam và LB Nga. Hai nền kinh tế mang tính tập trung,
bao cấp cao bắt đàu đổi mới - chuyển sang nền kinh tế thị trường. Cùng
với nền kinh tế, nhiều lĩnh vực khác c
ủa đời sống xã hội cũng biển đổi
theo.
Những biến đổi trong đời sống chính trị, kinh tế được phản ánh rõ
nét trong tiếng Nga hiện đại, trước hết là trong lĩnh vực tù vựng qua các
phương tiện thông tin đại chúng. Từ vựng biến đổi nhanh chóng: trong đó
xuất hiện một khối lượng lớn thuật ngữ kinh tế, biểu thị những khái niệm
mới không những đối v
ới người học tiếng Nga, mà đối với cả người bản
ngữ. Do đó gần đây LB Nga đã cho xuất bản cuốn từ điển “Nhừng từ mới
xuất hiện trong tiếng Nga cuối thể kỷ 19 - đầu thể kỷ 20”. Cuốn từ điển này
giúp cho người đọc hiểu được những văn bản kinh tế mới.
Cuốn “Từ đi
ển kinh tế Nga-Việt-Anh” là ý tưởng đầu tiên của tập
thể tác giả tham gia đề tài muốn phản ánh tính chất đa dạng, phong phú của
thuật ngữ trong lĩnh vực kinh tế. Việc làm này hết sức cần thiết, bởi lẽ xu
hướng hội nhập và hợp tác trong đời sống kinh tế-xã hội và chính trị đang
là xu hướng chủ đạo trên phạm vi toàn cầu. Hơn nữa, những cuốn từ
điển

kinh tế song ngữ hoặc đa ngữ được xuất bản trước đây ở Liên Xô cũng như
ở Việt Nam chủ yếu chứa đựng những thuật ngữ phản ánh những phạm trù
và khái niệm kinh tế XHCN mà hiên nay it sử dụng.
Tư thập niên 90 trở lại đây LB Nga và Việt Nam đã chuyển đổi sang
nền kinh tế thị trường. Cơ chế kinh tế thị trườ
ng là sản phẩm và thành quả
của nền văn minh nhân loại. Trong tiếng Nga xuất hiện nhiều thuật ngữ
kinh tế mới do cơ cấu kinh tế-chính trị-xã hội đã thay đổi trong những năm
qua. Hơn nữa nội hàm ngữ nghiã của những từ đang sử dụng bị thay đổi do
ảnh hưởng của những biến động chính trị-xã hội và kinh tế ở nước Nga.
Qua thống kê c
ủa các nhà ngôn ngữ, tiếng Nga đã vay mượn nhiều thuật
ngữ tiếng Anh, nhất là trong lĩnh vực kinh tế. Nhiều thuật ngữ chưa được
cập nhật trong những từ điển truyền thống, do vậy việc cung cầp cho người
học và bạn đọc Việt Nam một hệ thống thuật ngữ trong lĩnh vực kinh tế

4
chung và nhiều lĩnh vực liên quan, dù còn hạn chế, là việc làm cấp thiết
nhằm giúp họ dễ dàng tiếp cận được với các phương tiện thông tin bằng
tiếng Nga, đồng thời đối chiếu với tiếng Anh hiện đại trong điều kiện nuớc
ta ngày càng hội nhập sâu sắc hơn vào đời sống kinh tế- chính trị- xã hội
và văn hoá ở khu vực và trên phạm vi toàn thế giới.
Tính cấ
p thiết của cuốn “Từ điển kinh tế Nga-Việt-Anh” không
những chỉ ở chỗ cần thiết thống kê những thuật ngữ kinh tế được sử dụng
với tần số cao cho người Việt, giải thích và đưa ra những thuật ngữ tiếng
Việt tương đương, mà còn nhiệm vụ phục vụ cho việc nghiên cứu quan hệ
kinh tế giữa Việt Nam và LB Nga ngày càng mở r
ộng sau hàng loạt hội
nghị cấp cao của chính phủ hai nước.


3. Mục đích và yêu cầu của công trình nghiên cứu.
Là kết quả và sản phẩm của công trình nghiên cứu tiến hành trong
hai năm, cuốn “Từ điển kinh tế Nga-Việt-Anh” nhằm phục vụ cho đội ngũ
cán bộ nghiên cứu, giảng viên, học viên các hệ cử nhân chính trị, hệ cao
học và hệ nghiên cứu sinh của Học việ
n chính trị-hành chính quốc gia Hồ
Chí Minh trong việc học tiếng Nga, trong việc tham khảo, đọc sách, báo,
tài liệu tiếng Nga để sưu tầm tài liệu cho luận án, luận văn, tiểu luận và
nghiên cứu khoa học.
Khác với danh pháp, thuật ngữ trong cuốn“Từ điển kinh tế Nga-Việt-
Anh” này là bộ phận từ ngữ đặc biệt của các ngôn ngữ Nga, Việt, Anh. Nó
phải bao gồm những từ và cụm t
ừ cố định là tên gọi (định danh) chính xác
của các loại khái niệm và đối tượng thuộc các lĩnh vực chuyên môn kinh tế
như: kinh tế chính trị học, quản lý kinh tế. kinh tế phát triển, kinh doanh,
tài chính, tiếp thị, luật kinh tế v.v.
Những thuật ngữ trong cuốn từ điển này phải phản ánh được những
đặc điểm cơ bản của thuật ngữ như:
a/ Tính chính xác.
Nói chung, mọi từ
trong ngôn ngữ đều liên hệ với khái niệm, nhưng
các khái niệm được biểu hiện trong các từ thông thường khác với các khái
niệm biểu hiện trong thuật ngữ. Theo giáo sư A.A. Reformatsky, “Hệ thuật
ngữ là một đặc điểm của khoa học, kỹ thuật, chính trị, tức là của những lĩnh
vực hoạt động xã hội đã được tổ chức một cách trí tuệ (dù cho đối tượng là
tự
nhiên đi nữa). Chính vì thế, các khái niệm được biểu hiện trong thuật
ngữ là các khái niệm chính xác của một môn khoa học nào đó. Trong nhiều
công trình nghiên cứu người ta không sử dụng khái niệm “ý nghĩa từ vựng”

cho các thuật ngữ, mà chỉ nói “nội dung của thuật ngữ” mà thôi. Trong ngữ
cảnh khác nhau, cũng như khi đứng một mình, thuật ngữ không thay đổi về

5
nội dung. Nội hàm nghĩa của thuật ngữ không phụ thuộc vào sự phát triển
của bản thân khoa học.
b/Tính hệ thống.
Mỗi thuật ngữ đều bị qui định bởi hai trường: trường từ vựng và
trường khái niệm. Trường từ vựng là những liên kết của thuật ngữ với các
từ khác trong ngôn ngữ nói chung. Tất cả các từ không phải thuật ngữ cũng
n
ằm trong các trường như vậy. Nhưng đối với thuật ngữ, trường khái niệm
có tính chất tất yếu hơn và cũng chỉ thuật ngữ mới bị qui định bởi cái
trường này.
Mỗi lĩnh vực khoa học đều có một hệ thống các khái niệm chặt chẽ,
hữu hạn, được thể hiện bằng hệ thống các thuật ngữ của mình. Như vậy,
m
ỗi thuật ngữ đều chiếm một vị trí trong hệ thống khái niệm. đều nằm
trong một hệ thống thuật ngữ nhất định. Giá trị của mỗi thuật ngữ được xác
định bởi mối quan hệ của nó với những thuật ngữ khác cùng trong hệ
thống. Nếu tách một thuật ngữ ra khỏi hệ thống, thì nội dung thuật ngữ của
nó không còn nữa. Tóm lại, các thu
ật ngữ không thể đứng biệt lập một
mình, mà bao giờ cũng là yếu tố của một hệ thống thuật ngữ nhất định.
c/ Tính quốc tế.
Thuật ngữ là bộ phận từ vựng đặc biệt biểu hiện những khái niệm
khoa học chung cho những người nói các thứ tiếng khác nhau. Vì vậy, sự
thống nhất thuật ngữ giữa các ngôn ngữ là cần thiết và b
ổ ích. Chính điều
này đã tạo nên tính quốc tế của thuật ngữ.

Dựa trên ba đặc điểm cơ bản vừa nêu của thuật ngữ, , nhóm tác giả
đã có diều kiện tuyển lựa thuật ngữ chính xác và đưa vào bảng từ của cuốn
“Từ điển kinh tế Nga-Việt-Anh”.

4. Cấu trúc của cuốn “Từ điển kinh tế Nga-Việt-Anh”.
Bảng từ xếp sắp theo vần chữ cái tiếng Nga.
Ngoài những thuật ngữ đơn và ghép (khoảng 10 000), trong từ điển
còn đưa vào những từ tổ điển hình cho văn phong kinh tế, nhằm giúp người
sử dụng hiểu thấu đáo hơn các thuật ngữ và sử dụng chúng trong những
ngữ cảnh phù hợp.

5. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài:
1/ Vấn đề thuật ngữ.
Vấn đề thuật ngữ chúng ta nghiên cứu vẫn còn hạn chế. Chúng ta đã
học tập nhiều kinh nghiệm của chuyên gia nước bạn để ứng dụng vào việc
phát triển lý luận về thuật ngữ, thuật ngữ học, về từ điển học, trong đó có từ
điển thuật ngữ.

6
Để phục vụ cho cải cách giáo dục những năm 80 thế ký XX Bộ Giáo
dục đã ban hành “Qui định về chính tả tiếng Việt” và “Qui định về thuật
ngữ tiếng Việt” (5 - 3 - 1984). Trong đó nêu ra những yêu cầu chuẩn đối
với hai lĩnh vực kể trên. Để thực hiện những yêu cầu chuẩn đó đã thành lập
ra hai Hội động cấp nhà nước: Hội đồng chuẩn hoá chính t
ả tiếng Việt và
Hội đồng chuẩn hoá thuật ngữ. Về thuật ngữ các nhà khoa học đã đưa ra
những qui định cụ thể, như cấu tạo và sử dụng thuật ngữ tiếng Việt, việc
chuẩn hoá, hệ thống hoá . . . trong việc biên soạn sách giáo khoa, từ điển và
giảng dạy.
“Từ điển kinh tế Nga-Việt-Anh” được biên soạn sẽ được biên so

ạn
theo tinh thấn chỉ đạo, cũng như những nguyên tắc của Hội đồng chuẩn hoá
thuật ngữ kể trên. Đồng thời các tác giả cố gắng vận dụng những thành quả
nghiên cứu của những năm gần đây của các học giả nước ngoài và trong
nước để nâng cao chất lượng công trình về lý luận cũng như thực tiễn, để
theo kịp sự phát triển c
ủa ngành thuật ngữ học và từ điển học nhằm đáp
ứng được yêu cầu học tập, nghiên cứu của thời đại.
2/ Vấn đề từ điển.
Người Nga hiện nay đã xuất bản một số từ điển kinh tế mới, trong đó
đã loại trừ những từ không phù hợp với nền kinh tế thị trường hiện nay, dặ
c
biệt là bổ sung rất nhiều thuật ngữ mới phản ánh những thay đổi trong đời
sống kinh tế - xã hội nước Nga. Trên các phương tiện thông tin đại chúng
chúng ta gặp rất nhiều thuật ngữ kinh tế mới, đê hiểu chúng không thể thiếu
từ điển thuật ngữ chuyên ngành. Ở Việt Nam hiện chưa có cuốn từ điển
song ngữ Nga - Việt nào đáp ứng được nhu cầ
u người học và độc giả báo
chí và tư liệu tiếng Nga.


6. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp thống kê để lựa chọn mục từ có tần số xuất hiện cao.
Phương pháp phân tích ngữ nghiã để tường giải nội dung các thuật ngữ.
Phương pháp đối chiếu để chọn thuật ngữ tương dương.

7. Nội dung nghiên cứu:

A. Một số vần đề lý luân về thuậ
t ngữ tiếng Nga.


I. Từ vựng tiếng Việt xét về phương diẹn phạm vi sử dụng.
Cũng như các ngôn ngữ khác (tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Trung quốc) từ
vựng tiếng Việt bao gồm nhiều lớp hạng khác nhau. Khi xét về phạm vi sử

7
dụng của các từ trong hoạt động giao tiếp, ta có thể chia ra từ vựng toàn
dân và từ vựng hạn chế về mặt xã hội và lãnh thổ.
1. Từ vựng toàn dân
là những từ toàn dân hiểu và sử dụng. Nó là vốn
từ chung cho tất cả những người nói tiếng Việt, thuộc các địa phương khác
nhau và tầng lớp xã hội khác nhau. Đây chính là lớp từ vựng cơ bản, lớp từ
vựng quan trọng nhất trong một ngôn ngữ. Nhiều nhà khoa học đều nhất
trí quan điểm cho rằng, từ vựng toàn dân là hạt nhân vốn từ vựng của một
dân tộ
c, không có nó ngôn ngữ không thể tồn tại và vì thế cũng không thể
có sự trao đổi giữa mọi người. Từ vựng toàn dân còn là cơ sở cho sự thống
nhất ngôn ngữ.
Về mặt ý nghĩa, từ vựng toàn dân biểu thị những sự vật, hiện tượng
khách quan hay khái niệm quan trọng và cần thiết trong đời sống
Số lượng từ vựng toàn dân thông dụng bao gồm:
- danh từ: cuộc số
ng, ánh sáng, ngày, đêm, báo, tạp chí
- tính từ: thân yêu, trẻ, già, đỏ, xanh
- động từ: ăn, ở, xem, đọc
- đại từ: tôi, chúng ta, họ
- từ tình thái: tất nhiên, hiển nhiên, đáng tiếc, may thay
Trong thành phần vốn từ toàn đan có hàng chục nghĩa từ. Thuộc tính
của từ vựng toàn dân là tính chất phổ cập và hiểu được.


Từ vựng toàn dân là bộ phân nòng cốt, hạt nhân của từ vựng văn học. Nó là
vốn từ cần thiết nhất để diễn đạt tư tưởng , tình cảm, miêu tả hiện tượng,
sự vật trong mỗi ngôn ngữ.
Từ vựng toàn đân cũng là cơ sở để cấu tạo các từ mới, làm giầu kho
từ vựng của ngôn ngữ mỗi dân tộc nói chung. Xét về đạ
i thể, tuyệt đại đa
số các từ thuộc lớp từ vựng toàn dân là những từ mang tính chất trung hoà
về phong cách, tức là chúng có thể được sử dụng ở mọi phong cách chức
năng khác nhau. Đối lập với lớp từ vựng toàn dân là những lớp từ vựng
dùng hạn chế ở mỗi phong cách nhất định. Những lớp từ vựng bao gồm từ
địa phương, từ ngh
ề nghiệp, từ lóng, thuật ngữ.
2, Từ địa phương.
Từ địa phương là những từ được dùng hạn chế ở một hoặc một vài
địa phương Nhìn chung, từ địa phương là bộ phận từ vựng của ngôn ngữ
nói (khẩu ngữ) hàng ngày của bộ phận nào đó của dân tộc, chứ không phải
là từ vựng của ngôn ngữ văn học. Khi dùng vào sách báo văn nghệ, các từ
địa phương thường mang sắc thái tu từ như diễn tả lại đặc điểm của địa
phương, đặc điểm của nhân vật v.v. Chẳ
ng hạn,
bà (toàn dân) mận (Thanh Hoá) mụ (Nghệ Tĩnh),
lợn (toàn dân) ỉn (Hải Hưng)` heo (Nam Bộ).

8
kia (toàn dân) tê (Thanh Hoá
rừng (toàn dân) ngàn (Nam Bô).
Từ vựng địa phương chủ yếu là từ vựng khẩu ngữ. Để đảm bảo sự
trong sáng của ngôn ngữ dân tộc, khi dùng từ địa phương trong sách báo
văn học, nghệ thuật, cần phải hết sức thận trọng và có mức độ. Nói chung,
chỉ nên dùng các từ địa phương vào sách báo văn nghệ trong những trường

hợp hữu hạn: các sự vật nào
đó lúc đầu chỉ được biết trong một khu vực
nhất định, sau đó được phổ biến rộng rãi, có tính chất toàn dân. Những từ
địa phương có sắc thái biểu cảm mạnh mẽ hơn so với các từ nghĩa tương
ứng trong ngôn ngữ toàn dân. Nguyến Du là một bậc thầy trong việc sử
dụng từ địa phương vào tác phẩm văn học.
Đầu lòng hai ả
Tố Nga.
Cậy
em em có chịu lời.
Nhà văn Nguyễn Du là người miền Trung, song truyện Kiều dùng rất
ít từ địa phương. Chính vì vậy Truyện Kiều đã đi vào quần chúng khắp
Trung, Nam, Bắc. Đáng tiếc một số tác phẩm văn học của ta đã dùng thái
quá từ địa phương gây ấn tượng nặng nề đối với bạn đọc. Văn hào Gooc-ki
đã kịch liệt lên án hiện tượng dùng từ địa ph
ương một cách lạm dụng Ông
viết: “Dùng từ mà chỉ nhân dân một vùng hiểu là một sai lầm nghiêm
trọng, là phản nghệ thuật”.
3. Tiếng lóng.
Tiếng lóng là những từ ngữ được dùng hạn chế về mặt xã hội, tức là
những từ ngữ không phải toàn dân hiểu và sử dụng, mà chỉ bó hẹp sử dụng
trong một tầng lớp xã hội nào đó. Có tiếng lóng của giới trẻ, có tiế
ng lóng
của bọn lưu manh, phe phẩy v.v. . ví như: đột vòm (ăn trôm), choai (thiếu
nữ dậy thì), bắt mối (tìm hàng)
Mặc dù tiếng lóng chỉ là từ có tính chất thông tục, chủ yếu được dùng trong
ngôn ngữ nói của một tầng lớp xã hội nhất định, nhưng những tiếng lóng
không thô tục, mà chỉ là tên gọi có hình ảnh của sự vật, hiện tượng nào đó
có thể được dùng phổ
biến, dần dần thâm nhập vào ngôn ngữ toàn dân.

Trong các tác phẩm văn học nghệ thuật tiếng lóng được dùng làm một
phương tiện tu từ để khắc hoạ tính cách và miêu tả hoàn cảnh sống của
nhân dân.
4. Từ ngữ nghề nghiệp.
Từ nghề nghiệp là những từ ngữ biểu thị những công cụ, sản phẩm
lao động và quá trình sản xuất của một ngành nghề nào đó trong xã hội.
Những từ ngữ này thường được những người trong cùng ngành nghề đó



9
biết và sử dụng. Do đó, từ ngữ nghề nghệp cũng là lớp từ vựng được sử
dụng hạn chế về mặt xã hội.
Ví dụ: cầy, bừa, bón lót, gieo thẳng (nghề nông); guồng cửi, đáng
ống, sợi mộc (nghề dệt); lá, móc vanh, chằng nón (nghề làm nón); đào, kép,
kép đỏ, kép xanh (nghệ thuật tuồng) v.v.
Nhìn chung, tuy là lớp từ vựng khác vớ
i tiếng lóng, từ ngữ nghề
nghiệp là những tên gọi duy nhất của hiện tượng thực tế. Chúng không có
từ đồng nghĩa trong ngôn ngữ toàn dân. Tuy nhiên từ nghề nghiệp dễ dàng
trở thành từ vựng toàn dân, khi những khái niệm riêng của nghề nào đó trở
thành phổ biến rộng rãi trong toàn xã hội. Khác với tiếng lóng, từ vựng
nghề nghiệp nằm trong từ vựng của ngôn ngữ văn học. Chúng có thể
dùng
trong sách báo chính luận và văn học nghệ thuật.
Đất Bưởi có cây bồ đề,
Có giếng tắm mát, có ngườii seo, cau.
5. Thuật ngữ và danh pháp.
Thuật ngữ là bộ phận từ vựng đặc biệt của ngôn ngữ. Nó bao gồm
những từ và cụm từ cố định, là tên gọi chính xác của các loại khái niệm và

các đối tượng thuộc các lĩnh vực chuyên môn của con người.
Thí dụ: tư bản, tích lu
ỹ, giá trị thặng dư (kinh tế học); âm vị, âm tiết,
hình vị (ngôn ngữ học).
Chúng ta cần phân biệt thuật ngữ với danh pháp khoa học. Hệ thuật
ngữ trước hết gắn liền với hệ thống các khái niệm của một bộ môn khoa
học nhất định. Các danh pháp là toàn bộ những tên gọi được dùng trong
một ngành chuyên môn nào đó, nó không gắn trực tiếp với các khái niệm
của khoa học này, mà ch
ỉ gọi tên các sự vật trong khoa học đó mà thôi. Thí
dụ trong môn địa lý, các từ: núi, sông, biển, xa mạc là các thuật ngữ, còn
tên núi, sông, biển, sa mạc cụ thể như Tam Đảo, sông Lô, biển Đen, sa mạc
Xa-ha-ra là danh pháp; tên các loại vi-ta-min A, B, C, E cũng chỉ là danh
pháp. Như vậy, về mặt chức năng giống với các tên riêng. Về bản chất,
danh pháp là tên riêng của các đối tượng. Nếu như ở thuật ngữ người ta
nhấn mạ
nh chức năng định nghĩa của nó, thì đối với danh pháp chức năng
định danh (gọi tên) mới là quan trọng.
Thuật ngữ có thể được cấu tạo trên cơ sở các từ hoặc các hình vị có ý
nghĩa sự vật vụ thể. Nội dung của thuật ngữ ít nhiều tương ứng với ý nghĩa
của các từ tạo nên chúng. Còn danh pháp có thể được quan niệm là một
chuỗi kế tiếp nhau c
ủa các chữ cái (vi-a-min A, vi-a-min B ), là một
chuỗi các con số (TU 104, SU 26) hay bất kỳ cách gọi tên võ đoán nào.
Nhà ngôn ngữ học Vinovic định nghĩa danh pháp như sau: “ danh pháp
khác hệ thuật ngữ, nó chỉ là một hệ thống các phù hiệu hoàn toàn trừu

10
tượng và ước lệ, mà mục đích duy nhất là ở chỗ cấp cho ta các phương tiện
thuận lợi nhất về mặt thực tiễn để gọi tên các đồ vật, các đối tượng không

quan hệ trực tiếp với những đòi hỏi của tư duy lý luận hoạt động với những
sự vật này”.
Để so sánh thuật ngữ và danh pháp với từ bình thường và tín hiệu, ta
có thể sử dụng sơ đồ sau:
Tín hiêu – danh pháp - thuật ngữ - từ.
Từ và tín hiệu ở vào thế đối lập, danh pháp gần với tín hiiệu, còn
thuật ngữ gần với từ.

II. Những tiêu chí xác định thuật ngữ trong một ngôn ngữ nhất định.
Dựa vào những đặc điểm cơ bản của thuất ngữ, chúng ta có thể rút ra
những tiêu chí xác định thuật ngữ trong vốn từ
vựng mỗi dân tộc. Nói
chung, mọi từ trong ngôn ngữ đều liên hệ với khái niệm, thế nhưng các
khái niệm được biểu hiện trong các từ thông thường khác với các khái niệm
được biểu hiện trong thuật ngữ. Theo quan điểm cua A.A.Re-foc-mat-xki
“hệ thuật ngữ là một đặc điểm của khoa học, kỹ thuật, chính trị, tức là của
những lĩnh vực hoạt động xã hội đã
được tổ chức một cách trí tuệ (A.A.Re-
foc-mat-xki. Thuật ngữ và hệ thống thuật ngữ là gì?” Những vấn đề về
thuật ngữ, M. 1961, tr. 45-51). Chính vì thế, các khái niệm được biểu hiện
trong thuật ngữ là các khái niệm chính xác của một bộ môn khoa học nào
đó. Trong nhiều công trình nghiên cứu người ta không dùng khái niệm “ý
nghĩa từ vựng” cho các thuật ngữ, mà chỉ nói “nội dung của thuật ngữ”. Do
sự tác động lẫn nhau, ý nghĩa c
ủa các từ thông thường có thể thay đổi trong
những trường hợp khác nhau, còn nội dung của thuật ngữ là thuộc vào lĩnh
vực thuần tuý về trí tuệ, chúng không bị thay đổi như thế. Số phận của
thuật ngữ không phụ thuộc vào sự phát triên của bản thân khoa học. Nó chỉ
thay đổi khi nào xuất hiện biểu tương mới, những quan niệm mới, chỉ thay
đổi khi các khái niệm mà nó diễn đạt đượ

c xác lập lại. Trong các từ điển
thuật ngữ không được giải thích như các từ thông thường, mà thực chất là
được định nghĩa. Sự giải thích phụ thuộc vào mẫn cảm chủ quan của con
người. Còn muốn định nghĩa một thuật ngữ thì phải biết tường tận về môn
khoa học thuật ngữ này. Ngày nay, tất cả các thuật ngữ đếu là các thành tố
của một lý thuy
ết nhất định và để hiểu thuật ngữ nào đó, cần phải hiểu tất
cả lý thuyết. Công việc này đôi khi vượt quá khả năng của nhà ngôn ngữ
học , đòi hỏi phải có sự hợp tác với những nhà chuyên môn khác.
Như vậy, đặc điểm cũng như tiêu chí số một của thuật ngữ là tính
chính xác. Mỗi thuật ngữ đều bị qui định bởi hai trườ
ng: trường từ vựng và
trường khái niệm. Trường từ vựng là những liên hệ của thuật ngữ với các

11
từ khác trong ngôn ngữ nói chung. Tất cả các từ không phải thuật ngữ cũng
nằm trong cái trường như vậy. Nhưng đối với thuật ngữ trường khái niệm
có tính chất tất yếu hơn. Mỗi lĩnh vực khoa học đếu có một hệ thống các
khái niệm chặt chẽ, hữu hạn, được thể hiện bằng hệ thống các thuật ngữ
của mình. Như v
ậy, mỗi thuật ngữ đều chiếm một vị trí trong hệ thống khái
niệm, đều nằm trong một hệ thống thuật ngữ nhất định.
Như vậy, muốn “thuật ngữ không cản trở đối với cách hiểu, lại thể
hiện được vị trí của nó trong hệ thống thuật ngữ thì qua hình thức của thuật
ngữ cần phải khu biệt nó về chấ
t với các thuật ngữ khác loạt, đồng thời có
thể khu biệt nó về quan hệ so với những khái niệm cùng loại. Thí dụ, âm vị,
âm tố, âm tiết, âm đoạn, âm hưởng, âm điệu, trong đó âm có giá trị phân
biệt về chất loại thuật ngữ này với các thuật ngữ khác. Những từ còn lại: vị,
tô, tiết, đoạn, hưởng, điệu có giá trị khu bi

ệt lẫn nhau trong loạt thuật ngữ
này. Tương tự như vậy, vị với tư cách yếu tố nhỏ nhất có giá trị khu biệt về
một mặt nào đó, có thể cấu tạo thành loại thuật ngữ: hình vị, từ vị, nghĩa vị,
thanh vị
Tính quốc tế.
Thuật ngữ là lớp từ vựng đặc biệt biểu thị những khái niệm khoa họ
c
chung cho những người nói các thứ tiếng khác nhau. Vì vậy, sự thống nhất
giữa các ngôn ngữ là cần thiết và bổ ích. Chính điều này đã tạo nên tính
quốc tế của thuật ngữ. Thông thường khi đề cập đến tính quốc tế của thuật
ngữ, người ta chỉ chú ý tới biểu hiện hình thức cấu tạo của nó: các ngôn
ngữ dùng các thuật ngữ giống hoặc tương tự nhau, cùng xuấ
t phát một gốc
chung. Ví dụ: các thuật ngữ rađiô, tiếp thị.
Tiếng Việt rađiô, marketing
Tiếng Pháp radio, marketing
Tiếng Anh radio, marketing
Tiếng Nga радио, маркетинг
Thực ra, về hình thức cấu tạo, tính quốc tế của thuật ngữ có tính chất
tương đối. Dường như không có thuật ngữ nào có sự thống nhất ở tất cả các
ngôn ngữ trên thế giới. Mứ
c độ thống nhất của các thuật ngữ là khác nhau,
có thuật ngữ thống nhất trên một phạm vi rộng, có thuật ngữ thống nhất
trên một phạm vi hẹp hơn do lịch sử truyền thống hình thành các khu vực
văn hoá khác nhau.
Tính thống nhất.
Tính thống nhất Tính thống nhất của thuật ngữ thể hiện trước hết ở
sự thống nhất trong phạm vi các khu vực văn hoá. Các ngôn ng
ữ Ấn Âu
chịu ảnh hưởng của nền văn hoá Hy lạp, cho nên thuật ngữ của chúng

thường bắt nguồn từ các tiếng La tinh và Hy lạp. Tiếng Việt và một số thứ

12
tiếng khác ở Đông Nam Á, như tiếng Triều Tiên, Nhật Bản v.v. xây dựng
thuật ngữ phần lớn dựa trên cơ sơ các từ tố gốc Hán cũng là vì các dân tộc
này có bang giao văn hoá lâu đời với Trung Quốc. Có lé do sự thống nhất
tương đối về hình thức cấu tạo của thuật ngữ giữa các ngôn ngữ mà nhiều
người đã xem nhẹ tính quốc tế của thuật ng
ữ. Trong hội nghị về chủẩn hoá
thuật ngữ khoa học tổ chức năm 1978 mọi người tham dự chỉ nhất trí được
với nhau ở tính chính xác và tính hệ thống của thuật ngữ, còn về những
điểm khác của thuật ngữ thì mỗi người quan niệm một khác: người thì đưa
thêm tính dân tộc, người thì đưa thêm tính đơn nghĩa, người thì đưa thêm
tính ngắn gọn v.v. Theo quan điểm củ
a chúng tôi, tính dân tộc, tính dễ
hiểu, tính ngắn gọn không chỉ là đặc trưng riêng của thuật ngữ, mà
những từ thông thường cũng phải có, càng phải có những tính ấy. Khi xây
dựng thuật ngữ chẳng những phải bảo đảm những tính chất riêng của thuật
ngữ, mà còn phải bảo đảm cả những tính chất chung của thuật ngữ với
những lớp từ vựng khác.

III. Thuậ
t ngữ và từ ngữ thông thường.
Thuật ngữ không cách biệt hoàn toàn đối với từ toàn dân và các lớp
từ vụng khác. Thuật ngữ dẫu sao vẫn là một bộ phận của hệ thống từ vựng
nói chung, có quan hệ với từ khác trong hệ thống ngôn ngữ. Cả các tù
thông thường lẫn thuật ngữ đều chịu sự chi phối của các qui luật ngữ âm,
cấu tạo từ và ngữ pháp củ
a ngôn ngữ nói chung. Màu sắc chuyên môn cũng
như phạm vi sử dụng hạn chế của thuật ngữ sẽ không còn là cái gì hoàn

toàn đối lập với ngôn ngữ toàn dân khi mà trình độ khoa học của quảng đại
quần chúng được nâng lên. Khi đó các thuật ngữ, trừ các thuật ngữ chuyên
môn quá hẹp, không còn là lĩnh vực riêng của các nhà chuyên môn thuộc
ngành khoa học nào đó. Giữa từ toàn dân và thuật ngữ có quan hệ xâm
nhập lẫn nhau. Từ toàn dân có thể trở thành thu
ật ngữ và ngược lại. Một
khi từ toàn dân trở thành thuật ngữ, thì ý nghĩa của nó được hạn chế lại, có
tính chất chuyên môn hoá: tính chất hình tượng và giá trị gợi cảm mất đi,
những mối liên hệ mới xuất hiện. Ví dụ: Thuộc lớp từ toàn dân “nước” có
nghĩa là “chất lỏng” nói chung, vì vậy nó có thể kết hợp với các từ khác
như: nước biển, nước sông, nước h
ồ, nước đổ lá khoai Khi chuyển thành
thuật ngữ hoá học “nước” chỉ còn biểu thị chất lỏng do sự kết hợp của ô-xy
và hy-drô mà thành. Nó cũng không còn gợi lên một hình tượng đẹp “đáy
nước in trời” như trước đây.
Các thuật ngữ trong một số trường hợp nhất định cũng có thể trở
thành từ vựng toàn dân. Tuy nhiên không phải toàn bộ thuật ngữ với cả
khái ni
ệm khoa học mà nó diễn đạt đều có thể chuyển hoá vào ngôn ngữ

13
toàn dân, mà chỉ là cái vỏ ngữ âm của nó mà thôi. Ví dụ: thuật ngữ “dứt
điểm” vốn là thuật ngữ của ngành thể dục thể thao đã được dùng rộng rãi
để chỉ hiện tượng làm việc gì đó có tính toán, có chương tính sắp xếp trước
sau, như: “Chúng ta cần phải giải quyết dứt điểm xoá nghèo trong quí I”
v.v.
Chính do sự chuyển hoá lẫn nhau giữa thuật ngữ và từ ngữ toàn dân
mà chúng ta thấy ngoài nh
ững thuật ngữ chỉ nằm trong hệ thống thuật ngữ
nào đó (âm vị, cụm từ, ngữ pháp ) còn có những thuật ngữ đồng thời là

những từ thông thường của ngôn ngữ toàn dân (âm, tiếng, nước, lợi v.v. ).
Mặt khác, hiện tượng các từ thông thường có thể trở thành thuật ngữ mở ra
cho chúng ta khả năng cấu tạo hàng loạt thuật ngữ trên cơ sở ngôn ngữ toàn
dân.
Nói tóm lại, tính chính xác, tính h
ệ thống, tính quốc tế, tính thống nhất là
những đặc trưng cơ bản của thuật ngữ, đồng thời cũng là những tiêu chí
quan trọng giúp chúng ta phân biệt thuật ngữ với các lớp từ vựng khác.

IV. Con đường hình thành và phát triển thuật ngữ tiếng Việt.
Nhìn một cách tổng quát, có thể thấy thuật ngữ trong tiếng Việt hình
thành nhỡ ba con đường cơ bản là: thuật ngữ hoá từ ngữ thông th
ường, cấu
tạo những thuật ngữ tương ứng với thuật ngữ nước ngoài bằng phương thức
mô phỏng và mượn nguyên những thuật ngữ nước ngoài. Hệ quả của
những quá trình này là hình thành ba lớp thuật ngữ với những đặc trưng
khác nhau về hình thái và ngữ nghĩa trong vốn thuật ngữ tiếng Việt. Đó là
lớp thuật ngữ thuần Việt, lớp thuật ng
ữ mô phỏng thuật ngữ quốc tế.
1/ Con đường thuật ngữ hoá từ ngữ thông thường thực chất là con
đường dùng phép chuyển di ngữ nghĩa của từ để tạo thuật ngữ. Sự chuyển
di ngữ nghĩa nay tuy khá tinh tế và phức tạp, nhưng vẫn có thể qui về hai
dạng: hình thái chuyển di không dẫn đến chuyển nghĩa và hình thái chuyển
di dẫn đến chuyển nghĩa.
Hình thái thứ nhất có th
ể gặp ở số khá lớn các từ thường là những từ
thuộc vốn cơ bản như: người, cây, cỏ, vàng, đỏ, vuông, tròn Ở những từ
này, trong ý thức người bản ngữ, ranh giới giữa nghĩa thường dùng và
nghĩa thuật ngữ không phải bao giờ cũng rõ nét. Dường như nghĩa thường
dùng (nghĩa gốc) và nghĩa thuật ngữ (cũng là nghĩa gốc) về căn bả

n là
đồng nhất. Vì thế, các nhà từ điển học thường gặp phải vấn đề nan giải là:
nên giải thích nghĩa của những từ này theo lối “ngữ văn” hay theo lối “hàn
lâm” (I.V.Sec-ba, 1958, tr. 68). “Đường thẳng” giải thích theo lối “hàn
lâm” là “đường” hay “khoảng cách” ngắn nhất giữa hai điểm”, nhưng trong
cách hiểu thông thường thì đó là “đường không lệch về bên phải hay bên

14
trái. Thí dụ này cho thấy giữa cách hiểu nghĩa có tính ngữ văn và cách hiểu
nghĩa có tính chất hàn lâm có độ chênh nhất định. Độ chênh ấy có thể lớn
hay nhỏ tuỳ thuộc rất nhiều vào trình độ phát triển của khoa học, trình độ
hiểu biết của con người về thế giới xung quanh.
Do nhận thức khác nhau về giá trị của các thuộc tính của sự vật mà
sự lựa chọn các tiêu chí để
phân loại sự vật cũng khác nhau. Chẳng hạn,
trong cách hiểu thông thường, “cá voi” dược liệt vào loài cá, song cách
hiểu khoa học, cá voi không thuộc loài cá, mà thuộc loài động vật có vú. Vì
vậy, có thể nói rằng, nghĩa thuật ngữ là nghĩa có tính chất xác định trong
một hệ thống xác định. Khi vượt ra ngoài hệ thống, hoặc khi chuyển hệ
thống thuật ngữ ắt phải lập lại một tính xác định mới về nghĩa. Thí dụ
:
“than” - nghĩa thường dùng trong cụm từ than trong bếp lò; “than” - nghĩa
thuật ngữ trong cụm từ mỏ than hay trong hội hoạ - vẽ than.
Trong việc xác định nội dung khái niệm do thuật ngữ biểu thị có thể
thấy sự khác nhau không chỉ giữa các trường phái, mà thậm chí giữa các
nhà khoa học trong cùng trường phái với nhau. Điều đó là tự nhiên, là lẽ
thường trong đời sống khoa học. Và nhiều khi sự khác nhau
ấy lại là chất
men kích thích những cuộc tranh luận sôi nổi để làm sáng tỏ chân lý, thúc
đẩy khoa học phát triển.

Tóm lại, hình thái chuyển di ngữ nghĩa vừa xét thực chất là sự
chuyển di phạm vi ứng dụng của một nghĩa thường là nghĩa gốc, nghĩa căn
bản của từ từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác, với những cách nhìn nhận từ
những góc độ khác nhau. Do đó ở hình thái chuy
ển di ngữ nghĩa này, tính
qui tắc của quá trình thuật ngữ hoá thương rất mờ nhạt. Và nghĩa thường
dùng là nghĩa thuật ngữ chưa có sự tách biệt rành rọt.
Tính qui tắc.
Tính qui tắc chỉ thể hiện rõ rệt ở hình thái thư hai của sự chuyển di
ngữ nghĩa của thuật ngữ hoá từ ngữ thông thường.
Thí dụ: “no” trong ăn no khác với nghĩa “no” trong hoá học. Trong
trường hợp này, nghĩ
a thuật ngữ là một mắt khâu của quá trình phát triển
nghĩa từ. Nếu hiểu cấu trúc nghĩa của từ là toàn bộ các nghĩa của từ ấy nằm
trong những mối quan hệ hữu cơ với nhau lập thành một hệ thống, thì
nghĩa thuật ngữ là một bộ phận, một thành tố trong hệ thống ấy.
Cơ sở để chuyển di từ nghĩa thương dùng, ngh
ĩa gốc sang nghĩa
thuật ngữ, nghĩa phái sinh trong các trường hợp đang xét là mối quan hệ
tương đồng hay mối quan hệ tương ứng những thuộc tính của sự vật, quá
trình được phản ánh trong khái niệm do từ ngữ biểu thị.
Nếu sự chuyển di ngữ nghĩa ấy dựa vào quan hệ tương đồng, thì
cúng ta sẽ có nghĩa thuật ngữ hình thành theo phép ẩn dụ hoá
. Thí dụ:

15
Nghĩa của “cánh” trong cánh chim khác với nghĩa của “cánh” trong cánh
tả, cánh hữu Nghĩa của hai từ sau là nghĩa của thuật ngữ hình thành theo
phép ẩn dụ.
Nếu sự chuyển di ngữ nghĩa dựa vào quan hệ tương cận, thì chúng

ta sẽ có nghĩa thuật ngữ hình thành theo phép hoán dụ hoá
. Đó là nghĩa đầu
người trong binh quân thu nhập theo đầu người v.v.
Phép ẩn dụ và phép hoán dụ là hai hình thức chuyển di nghĩa có tính
nguyên tắc. Đó là những hình thái rất cơ bản trong sự phát triển nghĩa của
từ, bao gồm cả nghĩa của thuật ngữ. Quả trình chuyển di ngữ nghĩa dưới
hai hình thái này diễn ra đều đặn. Khi sự chuyển di ngữ nghĩa đã xảy ra ở
m
ột từ trong nhóm hoặc trường từ vựng nào đó, thì thường kéo theo sự
chuyển di ngữ nghĩa đã xảy ra ở một từ trong nhóm hay trường từ vựng nào
đó, thì thường kéo theo sự chuyển di ngữ nghĩa ở nhiều từ khác trong cùng
trường từ vựng ấy theo một hường nhất định.
Thí dụ: “Trắng” và “đen” đã kéo theo nhau cùng một hướng khi
chuyển di sang nghĩa thuật ngữ trong sách trắng, sách
đen. Cũng như vậy,
khi “đỏ”, “xanh” và “vàng” được dùng với nghĩa thuật ngữ trong nhạc đỏ,
nhạc xanh, nhạc vàng hay trong công hội đỏ, công đoàn vàng v.v.
Nhìn chung, hình thái của các thuật ngữ thuần Việt không có gì đặc
biệt so với hình thái của các từ ngữ thông thường. Dấu hiệu duy nhất giúp
chúng ta có thể nhận diên được thuật ngữ là đặc điểm của chu cảnh xuất
hiện củ
a nó, tức là đặc điểm về khả năng tổ hợp của nó với những từ ngữ
nhất định. Tất nhiên, đặc điểm này cũng chỉ có thể bộc lộ ra khi chúng ta
đối lập chu cảnh của từ với tư cách thuật ngữ với chu cảnh của từ dùng với
ý nghĩa thông thường.
Hãy so sánh: “”đứng” trong tổ hợp men đứng khác với kẻ
đứng,
người ngồi, dựng đứng. Ở đây mối quan hệ giữa ngữ nghĩa và ngữ pháp
trong những trường hợp đang xét là rất đáng chú ý.
2/ Cấu tạo thuật ngữ theo phương pháp mô phỏng thực chất là sử

dụng những yếu tố và mô hình cấu tạo từ tiếng Việt để dịch nghĩa những
thuật ngữ tương ứng trong tiếng nước ngoài. Thí dụ
: “cánh cứng” trong sâu
bọ. Thuật ngữ này là sự mô phỏng của coléo plère, trong đó “cánh” tương
ứng với với “plère”, cứng tương ứng với “coléo”.
Theo Nguyễn Như Ý, neeusa chỉ xét về hình thái, thì có thể coi thuật
ngữ cấu tạo trong tiếng Việt là thuật ngữ Việt. Tuy nhiên, nếu xét về ngữ
nghĩa, tức là mặt khái niệm do nó biểu thị, thì có thể coi nó là thuật ngữ
quốc tế. Do thói quen trong cách diễn đạt của ngôn ngữ
học, chúng ta gọi
thuật ngữ được tạo ra theo phương thức như thế là thuật ngữ mô phỏng
.
Khái niệm khoa học do các thuật ngữ này biểu thị là thành tựu chung của

16
trí tuệ loài người. Nói “dịch nghĩa” hay “mượn nghĩa” là nói theo thói quen
với cách hiểu ít nhiều có tính ước lệ.
Tất nhiên, khi biểu thị những khái niệm khoa học chung này, mối
dân tộc đều làm theo cách riêng của mình. Cách riêng này thể hiện ở việc
sử dụng những yếu tố và phương thức cấu tạo từ vốn có trong mỗi ngôn
ngữ. Vì thế, muốn nhận diện đặc trưng của các thuật ngữ
mô phỏng, phải
phân tích tỉ mỉ đặc trưng của các yếu tố và mô hình cấu tạo nên những
thuật ngữ ấy.
Trong tiếng Việt các yếu tố tham gia cấu tạo những thuật ngữ đang
xét là những yếu tố có nghĩa, tức là những yếu tố có tư cách làm hình vị:
tính, thể, nửa (bán), hoá v.v. Về nguồn gốc những yếu tố này có thể thuần
Việt, như
: hai, cặp, đôi, kép, có thể là gốc Hán như: nhị, lưỡng, song
Về mặt hình thái các yếu tố này có những dặc trưng sau đây:

a/ Có khả năng hoạt động với tư cách những đơn vị độc lập hay
không độc lập ở mức độ khác nhau. Thí dụ: máy, sự, sức Một số đơn vị
khác không có khả năng hành chức độc lập, kiẻu như: “hoá” trong
hiện đại
hoá, công nông hoá, “kế” trong nhiệt kế, “đẳng” trong đẳng cấp, bình đẳng
Số đơn vị thứ ba là những đơn vị trung gian giữa hai loại vừa nêu, tức là
những đơn vị mà ở trong hoàn cảnh này thì được dùng độc lập, song ở
trong hoàn cảnh khác thì lại được dùng hạn chế So sánh: “học” trong
người có học và “học” trong học thuyết và sinh vật học.
b/ Có sự phân b
ố về vị trí và có vai trò khác nhau trong cấu trúc của
thuật ngữ. Những yếu tố trung tâm chính là những yếu tố có khả năng hành
chức độc lập , như: “lực: trong lực kéo, nội lực, ngoại lực. những yếu tố
ngoại biên là những yếu tố không độc lập, trong đó:
- có những yếu tố chuyên đứng trước, như: “tự” trong tự trị, tự phê
phán.
- có những yế
u tố chuyên đứng sau, như: “tử” trong lượng tử, phần
tử.
- có những yếu tố vừa có thể đứng trước, vừa có thể đứng sau, như:
“tính” trong tính đảng, tính giai cấp, lưỡng tính, nam tính, nữ tính

c/ Sức sản sinh của các yếu tố đang xét không đều nhau, và có một
số đáng kể các yếu tố có sức sản sinh khá lớn. Thí dụ: yếu tố “chủ nghĩa” -
chủ nghĩ
a xã hôi, xã hội chủ nghĩa, chủ nghĩa tư bản, tư bản chủ nghĩa.

Về mặt ngữ nghĩa các đơn vị đang xét có những đặc trưng sau đây:
a/ Nghĩa của số lớn những đơn vị đang xét là nghĩa từ vựng-ngữ
pháp, và nó biểu thị các khái niệm thuộc những phạm trù rất khái quát. Thí


17
dụ: sự, tính, vị, tố, hoá Do đặc trưng này mà các đơn vị đang xét có giá
trị chuyên biệt trong việc phạm trù hoá thuật ngữ. Thật vậy, có những yếu
tố chuyên động ngữ hoá thuật ngữ, như “hoá” trong mã hoá, ô-xy hoá. Có
những yếu tố chuyên tính ngữ hoá thuật ngữ, như: “phi” trong phi vô sản,
phi chính nghĩa, phi giai cấp. Có những yếu tố chuyên danh ngữ hoá, như
“sự” trong sự tồn t
ại, sự vật. “phép” trong phép biện chứng, phép nhân,
phép tổng hợp.
b/ Do các yếu tố đang xét biẻu thị những khái niệm khái quát, có tính
chất phạm trù, đồng thời lại có nguồn gốc khác nhau, nên giữa chúng
thường diễn ra sự “xung đột đồng nghĩa”. Hiện tượng này là hệ quả tất yếu
của quá trình tiếp xúc ngôn ngữ, khi có các yếu tố thuộc ngôn ngữ này xâm
nhập vào ngôn ngữ khác (hiện tượng giao thoa).Thí dụ: yế
u tố gốc Hán
“đại” xâm nhập vào tiếng Việt, trong khi đó tiếng Việt đã có từ “to”, “lớn”.
Và giữa “đại” và “to”, “lớn” tất yếu sẽ xảy ra sự xung đột đồng nghĩa. Yếu
tố ngoại lai có thể thay thế yếu tố thuần Việt trong những trường hợp nhất
định: đại gia, vĩ đại Yếu tố ngoại lai và yếu tố thuần Việt có thể song
song tồn tại và có sự phân bổ về nghĩa và phạm vi sử dụng Thí dụ: hàn //
lạnh, hoả // lửa. Một bên là thuật ngữ của ngành y, một bên là từ thường
dùng trong đời sống hàng ngày. Khi cấu tạo các thuật ngữ mô phỏng thì
việc tuyển chọn yếu tố thuần Việt hay yếu tố gốc Hán trở thành một vấn đề
quan trọng. Trong việc này các nhà thuật ngữ học phải cùng một lúc v
ận
dụng làm sao cho nhuần nhuyễn những nguyên tắc khác nhau, nhiều khi
mâu thuẫn nhau, để tạo nên những thuật ngữ vừa chính xác, vừa có tính hệ
thống, mà lại ngắn gọn.
3/ Thật vậy, con đường thuật ngữ hoá từ ngữ thông thường và con

đường cấu tạo thuật ngữ bằng phương thức dịch nghĩa, hay mô phỏng là
hai con đương xây dựng vôn thuật ngữ trên cơ sở tiếng Việt. Khi nào
không hoặ
c chưa tìm được khả năng thuật ngữ hoá từ ngữ thông thường và
cấu tạo thuật ngữ mô phỏng, thì các nhà khoa học tìm đến con đường thứ
ba - con đường tiếp nhận thuật ngữ nước ngoài. Trong một thời gian dài,
do những điều kiện lịch sử của sự giao lưu văn hoá qui định, nên việc tiếp
nhận thuật ngữ nước ngoài vào tiếng Việt thường thông qua tiếng Hán.
Đi
ều đó hầu như là tự nhiên, và cũng có những thuận tiện nhất định, bởi lẽ
tiếng Việt và tiếng Hán cùng thuộc một loại hình, có quan hệ tiếp xúc từ
lâu đời. Và trong thực tế có nhiều thuật ngữ gộc Hán được đọc theo âm
Hán-Việt. Đặc biệt là những thuật ngữ chính trị, triết học đã đi vào vốn từ
vựng của tiếng Việt vớ
i tư cách như những yếu tố ổn định và được đồng
hoá ở những mức độ khác nhau. Thí dụ: độc lập, tự do, hạnh phúc, cách
mạng, dân tộc, dân chủ Trong mấy thập kỷ gần đây, khi mà tiếng Việt đã

18
trở thành ngôn ngữ phát triển, đã phát huy đầy đủ các chức năng xã hội của
mình và được sử dụng trong mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội,
khi mà hợp tác kinh tế, giao lưu văn hoá diễn ra trên phạm vi toàn cấu, thì
thấy nổi lên hai xu hường đáng chú ý trong việc tiếp nhận thuật ngữ nước
ngoài. Đó là:
a/ Xu hướng dùng thuật ngữ được cấu tạo bằ
ng các yếu tố Việt thay
cho các thuật ngữ gốc Hán trong những trường hợp cho phép:
máy bay thay cho phi cơ,
sân bay thay cho phi trường
tên lửa thay cho hoả tiễn

b/ Xu hướng tiếp nhận trực tiếp nhiều thuật ngữ gốc tiếng nước
ngoài (Ấn-Âu) không thông qua trung gian là tiếng Hán:
acid thay cho cường toan,
vitamin thay cho sinh tố

Từ những phần trình bày trên đây có thể rút ra kết luận:
Vốn thuật ngữ c
ủa tiếng Việt, cũng như của bất kỳ ngôn ngữ nào
khác, bao giờ cũng bao gồm một bộ phận thuộc bản ngữ và một bộ phận
ngoại lai. Trong tiến tình hình thành và phát triển thuật ngữ, luôn luôn thấy
có hai xu hướng, mới xem thì có vẻ trái ngược nhau, song trong thực tế lại
có quan hệ rất biện chứng. DDps là xu hướng bản ngữ hoá và xu hướng
quốc tế hoá. Nếu nhận thức phiến di
ện và không sâu sắc những thực tế này,
thi khó tránh khỏi những sai lầm về chủ trương và quan điểm trong khoa
học.


B. Từ điển học - từ điển thuật ngữ chuyên ngành.
Vấn đề thuật ngữ trong từ điển.
1. Lịch sử vấn đề.
Chuyên ngành từ điển học Việt Nam về mặt lý luận so với các nước
còn rất non tr
ẻ và chưa có mấy thành tựu lý luận làm cơ sở cho các nhà làm
từ điển dựa vào đó để biên soạn cụ thể.
Mặc dù vậy, trong nhiều thập kỷ qua do nhu cầu thúc bách các nhà
ngôn ngữ đã kết hợp với các chuyên gia rất nhiều ngành khác nhau biên
soạn được nhiều loại từ điển chuyên ngành để phục vụ cho công tác nghiên
cứu, dịch thuật và học tập. Trước hết phải kể
đến các loại từ điển song ngữ

chuyên ngành Nga - Việt, một số lớn được biên soạn có sự hợp tác với các
chuyên gia Nga. Những cuốn tự điển này đã đóng góp to lớn về mặt thực

19
tiễn trong qui trình đào tạo chuyên gia, cũng như trong việc phổ biến khoa
học-kỹ thuật, xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật cho Việt Nam.
Gần đây, nhất là sau ngày nước ta thống nhất hai miền, quan hệ
chính trị, kinh tế, văn hoá được mở rộng trong xu thế hoà nhập chung, tiếng
Anh được phổ biến rộng rãi hơn theo nhu cầu thực tế, cũng như dưới s
ự áp
đặt cứng nhắc của những người quản lý giáo dục. Cùng với hiện tượng đó
trên thị trường sách xuất hiện rất nhiều loại từ điển Anh - Việt, Việt - Anh.
Chúng rất đa dạng về mặt thể loại, mục tiêu, nội dung và phương pháp biên
soạn đến mức không thể kiểm soát nối và không dễ gì chọn được cho mình
một cuốn phù hợp với nhu cầ
u sử dụng.
Việc thành lập Viện Từ điển học & Bách khoa thư mới đây (2009) là
rất đúng lúc: cần phải có một cơ quan chức năng đứng ra chỉ đạo về mặt
chuyên môn cũng như thực tiễn để hỗ trợ cho các nhà chuyên môn biên
soan những sách công cụ không thể thiếu được trong học tập, nghiên cứu
và hoạt động khoa học, sản xuất hiên nay

2. Các loại hình t
ừ điển.
Từ điển là một loại sách công cụ không thể thiếu được trong đời
sống văn hoá thường ngày. Từ điển rất đa dạng về mục đích biên soạn, kích
cỡ, nội dung (số lượng từ, phương pháp biên soạn ), đói tượng phục vụ
v.v. Ví dụ như chúng ta thường gặp các loại từ điển sau: từ điển tườ
ng
giải, từ điển song và đa ngữ, từ điển đồng nghĩa, từ điển trái nghĩa, từ điển

tục ngữ và thành ngữ, từ điển bách khoa thư vân vân.
Trong phần này chúng tôi muốn bàn tới loại từ điển song và đa ngữ,
hơn nữa tập trung sự chú ý tới loại từ điển học tập mang tính chuyên ngành
(cụ thể là chuyên ngành kinh tế
rộng, bao gồm: tài chính, ngân hàng, chứng
khoán, thương mại
TS. Bùi Hiền, trong bài viết “Từ điển song ngữ, đa ngữ, nhìn tư góc
đọ giáo học pháp ngoại ngữ” đã giới thiệu một số loại từ điển song ngữ
điển hình.
1/ Từ điển đối dịch đơn thuần.
Mục từ phong phú, nhưng nghĩa đơn giản và thiếu ngữ cảnh nên khó
dùng chính xác các nghĩa khác nhau và trong nh
ững ngữ cảnh cụ thể.
2/ Từ điển đối dịch có thí dụ minh hoạ.
Sự phân chia ngữ nghĩa cụ thể hơn và sau mỗi nghĩa đều có thí dụ
minh hoạ với những ngữ cảnh cụ thể. Những thí dụ này giúp cho người học
và sử dụng từ điển hiểu và sử dụng từ ngữ chính xác hơn, dễ hợn.
3/ Từ đi
ển đối dịch có giải thích và minh hoạ. Loại từ điển này cung
cấp cho người sử dụng phần giải thích cụ thể hơn ngữ nghĩa của từ băng

20
những từ đồng nghĩa, gần nghĩa , tránh được những nhầm lẫn trong cách
hiểu và sử dụng chúng trong những tình huống cụ thể.
4. Từ điển đối dịch giáo khoa.
Mục đích cơ bản của loại từ điển này là đáp ứng nhu cầu dạy/học
ngoại ngữ. Do vậy các tác giả chú ý trước hết đến bảng từ hạn chế cho
từng loại đối tượng, việc phân nghĩa rành mạch và kèm theo thí dụ minh
hoạ trong những tình huống sử dung khác nhau.
Ví dụ cuốn “Từ điển giáo khoa Nga-Việt” do TS Bùi Hiền chủ biên,

được biên soạn theo những nguyên tắc sau:
- Tối thiểu hoá từ vựng và ngữ nghĩa.
- Tích cực hoá các ý nghĩa cơ bản của mục từ.
- Chi tiết hoá, đa dạng hoá mục từ và các nghĩa.
5. Từ điển đối d
ịch giáo khoa và tra cứu.
Loại từ điển nay không chỉ phục vụ cho công việc day/học ngoại
ngữ, mà còn có chức năng tra cứu nhằm giúp các phiên dịch viên và các
nhà nghiên cứu ngôn ngữ tìm hiểu sâu hơn. Khối lượng từ vựng có tần số
sử dụng cao được tăng, nghia từ vựng và thí dụ minh hoạ được thể hiện
băng hai ngôn ngữ đối dịch.
Theo nhận định của TS Bùi Hiền, từ
điển song ngư, đa ngữ còn có
khả năng phát triển, đa dạng hoá trong tương lai để kịp thời phục vụ nhu
cầu xã hôi. (Từ điển học & Bách khoa thư” số 1, 2009, tr. 53).
Từ điển song ngữ, đa ngữ thuật ngữ khoa học có đặc trưng riêng -
trước hết được phân chia ra theo các ngành khoa học chung (rộng): Từ điển
thuật ngữ khoa học xã hôi (Nga-Pháp-Việt), Hà Nội, 1979; Từ
điển lỹ
thuật tổng hợp Nga-Việt, Hà Nội-Matxcơva, 1973, và các chuyên ngành
sâu (hẹp) như: Từ điển thuật ngữ triết học- chính trị Nga-Việt, Hà Nội,
1970; Từ điển thuật ngữ mỹ thuật Pháp-Việt, Hà Nội, 1970; Từ điển thuật
ngữ luật học Nga-Trung-Pháp-Việt, Hà Nội, 1971; Từ điển Nga-Việt cơ
khí, Hà Nội, 1970; Từ điể
n Nga-Việt nông nghiệp, Hà Nội, 1970; Từ điển
xây dựng Nga-Việt, Hà Nội - Matxcơva, 1989; Từ điển tài chính - tín dụng
Nga-Việt, Hà Nội, 1982 và còn nhiều cuốn khác nữa.

3. Thuật ngữ khoa học trong từ điển chuyên ngành.
Để biên soạn thành công cuốn Từ điển thuật ngữ kinh tế Nga-Việt-

Anh, trước hết phải khảo sát hiện trạng thuật ngữ kinh tế trong hai ngôn
ngữ đối chiếu, c
ụ thể trong tiếng Nga và tiếng Việt qua những văn bản cụ
thể, qua các từ diển hiện có. Đấy là những ngữ liệu rất cần thiết cho các
soạn giả.
1/ Về thuật ngữ nói chung (xem phần A ở trên).

21
2/ Đặc trưng thuật ngữ kinh tế trong tiếng Việt.
Thuật ngữ kinh tế trong tiếng Việt đã trải qua một quá trình hình
thành chưa lâu, song về mặt lý thuyết các nhà nghiên cứu cũng đã đúc kết
được một số kết luận làm cơ sở cho việc nghiên cứu và ứng dụng sau này.
Chúng tôi tham khảo các nhận xét chung về thuật ngữ của TS Hà Quang
Năng, Viện Từ điển học & Bách khoa th
ư để khảo sát hệ thống thuật ngữ
thuộc chuyên ngành kinh tế.
1/ Về việc hình thành và phát triển thuật ngữ tiếng Việt.
Những năm 60 thế kỷ trước chúng ta đã biên soạn ra nhiều từ điển
thuật ngữ khoa hoc song ngữ Nga - Việt. Những cuốn từ điển này có vai trò
lịch sử rất quan trọng, chúng đánh dấu một giai đoạn, một quá trình phát
triển và bướ
c đầu hoà nhập của khoa học Việt Nam với khoa học quốc tế,
đồng thời góp phần chuẩn hoá thuật ngữ khoa học nói chung và thuật ngữ
kinh tế nói riêng ở nước ta.
Gần đây trong xu thế hội nhập, để kịp nắm bắt những kiến thức mới,
tiến kịp đà phát triển của khoa học-kĩ thuật, kinh tế thị trường, thì thuật ngữ
học b
ước sang một giai đoạn mới - giai đoạn phát triển cao hơn và đổi mới.
Giai đoạn phổ biến rộng rãi tiếng Anh, ngôn ngữ hiện được nhiều nước sử
dụng trong mọi hoạt động xã hội. Cũng theo đó các loại từ điển Anh - Việt

và Việt-Anh được phát triển rầm rộ. Như thống kê cho biết, trong số 118
cuốn từ điển song ngữ
thì có tới 55 cuốn là từ điển thuật ngữ. Và trong số
55 cuốn từ điển kể trên thì có tới 15 cuốn thuộc chuyên ngành kinh tế
(H.Q.Năng. Từ điển học & Bách khoa thư, số 2, 2009, tr.33).
2/ Các con đường xây dựng thuật ngữ tiếng Việt.
Như đã trình bày ở phần A, cùng với các ngôn ngữ phát triển, thuật
ngữ tiếng Việt cũng trải qua ba con đường cơ bản là;
1/ Thuật ng
ữ hoá từ ngữ thông thường.
Đây là phương thức cơ bản - sử dụng những ngữ liệu có sẵn trong
ngôn ngữ để phát triển bản ngữ, trước hết bằng con đường biến đổi và phát
triển nghia của từ - tạo ra một nghĩa mới mang tính chất thuật ngữ.
2/ Cấu tạo những thuật ngữ tương ứng với thuật ngữ nước ngoài
bằng phươ
ng thức sao phỏng. Sao phỏng ở đây là quá trình chuyển nghĩa,
khi người dịch không tìm được từ ngữ tương đương với từ ngữ nước ngoài
trong tiếng mẹ đẻ. Đây cũng là một phương thức phổ biến và cần đước
khuyến khích. Thuật ngữ kiểu này dễ phổ biến, dễ đi vào cuộc sống và có
vai trò quan trọng trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, vì chúng
được cấu tạo từ những yếu tố và mô hình cấu tạo từ vựng sẵn có trong tiếng
Việt để chuyển tải nghĩa của những thuật ngữ nước ngoài cần du nhập vào
hệ thống thuật ngữ của chúng ta. Thực chất của phương thức này là dịch

×