ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN NGỌC TOÀN
KHẢO SÁT THUẬT NGỮ KINH TẾ TRONG VĂN
KIỆN ĐẠI HỘI ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ SỰ
CHUYỂN DỊCH TƯƠNG ỨNG SANG TIẾNG ANH
( TỪ VĂN KIỆN ĐẠI HỘI IX- X)
LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÔN NGỮ HỌC
Hà Nội, tháng 04 năm 2010
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN NGỌC TOÀN
KHẢO SÁT THUẬT NGỮ KINH TẾ TRONG VĂN KIỆN
ĐẠI HỘI ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ SỰ
CHUYỂN DỊCH TƯƠNG ỨNG SANG TIẾNG ANH
( TỪ VĂN KIỆN ĐẠI HỘI IX- X)
Luận văn Thạc sỹ Ngôn ngữ học
Ngành học: Ngôn ngữ học
Mã ngành: 602201
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. LÊ QUANG THIÊM
Hà Nội, tháng 04 năm 2010
i
BẢNG KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT
ĐHQGHN: Đại học Quốc gia Hà nội
KHXH&NV Khoa học xã hội và nhân văn
CSVN Cộng sản Việt Nam
XHCN Xã hội chủ nghĩa
ĐH Đại hội
KT Kinh tế
HTN Hệ thuật ngữ
HTN KT Hệ thuật ngữ kinh tế
TA tiếng Anh
TV tiếng Việt
ii
MỤC LỤC
Bảng kí hiệu các chữ viết tắt
Mục lục
MỞ ĐẦU
1
1. Lý do nghiên cứu
1
2. Nội dung và mục đích nghiên cứu
2
3. Tư liệu
3
4. Phương pháp
4
5. Kết cấu của luận văn
4
Chương 1. Cơ sở lí luận cho việc khảo sát hệ thuật ngữ kinh tế trong
văn kiện Đảng cộng sản Việt nam
5
1.1 Khái niệm thuật ngữ
5
1.1.1 Quan điểm của các nhà ngôn ngữ học thế giới khi bàn về thuật
ngữ và ngôn ngữ chuyên ngành
5
1.1.2 Quan điểm của các nhà Việt ngữ học
6
1.2 Việc nghiên cứu lí luận về thuật ngữ trong ngôn ngữ học
8
1.3. Đặc điểm của thuật ngữ theo quan điểm của giới Việt ngữ học
9
1.4. Yêu cầu và tiêu chuẩn của thuật ngữ Việt Nam
14
1.5.1. Cách hiểu về thuật ngữ kinh tế
15
1.5.2. Thuật ngữ kinh tế thời kì đổi mới
15
1.5.3. Các công trình nghiên cứu gần đây
16
Tiểu kết chương 1
17
Chương 2: Phân tích đặc điểm thuật ngữ kinh tế tiếngViệt trên văn
kiện Đảng CSVN
18
2.1. Cấu tạo từ
18
2.1.1. Khái niệm từ
18
2.1.2 Vai trò của phân tích cấu tạo từ
18
2.1.3 Đơn vị cấu tạo từ
19
2.1.4 Phương thức cấu tạo từ
19
iii
2.1.5 Các kiểu cấu tạo từ tiếng Việt
19
2.1.5.1 Từ đơn
20
2.1.5.2 Từ ghép
20
2.1.5.2.1 Từ ghép đẳng lập
20
2.1.5.2.2 Từ ghép chính phụ
22
2.1.5.3 Từ láy
23
2.1.5.4 Từ ngẫu hợp
24
2.1.5.5 Ngữ (cụm từ cố định)
24
2.1.6 Hiện tượng chuyển di kiểu cấu tạo từ trong tiếng Việt
25
2.1.7 Các tiêu chí xác định các kiểu cấu tạo từ trong tiếng Việt
26
2.2 Khảo sát cấu trúc thuật ngữ kinh tế tiếng Việt trong văn kiện Đảng
27
2.2.1 Thuật ngữ kinh tế tiếng Việt có cấu tạo là một từ đơn.
27
2.2.2 Thuật ngữ kinh tế tiếng Việt là từ ghép
28
2.2.3 Thuật ngữ là từ ngẫu hợp
31
2.2.4 Thuật ngữ là từ láy
31
2.2.5 Thuật ngữ là ngữ (cụm từ cố định)
31
2.3 Đặc điểm từ loại của thuật ngữ kinh tế tiếng Việt.
32
2.4. Đặc điểm ngữ nghĩa của thuật ngữ kinh tế tiếng Việt
34
2.4.1 Các thuật ngữ về kinh tế- chính trị
34
2.4.2 Các thuật ngữ về kinh tế- xã hội
35
2.4.3 Các thuật ngữ về kinh tế-quốc tế
36
2.4.4 Các thuật ngữ về kinh tế- kế hoạch- đầu tư
36
2.4.5 Các thuật ngữ về tài chính- ngân hàng- tín dụng- vốn
36
2.4.6 Các thuật ngữ về nông nghiệp- công nghiệp- du lịch- dịch vụ
37
2.4.7 Các thuật ngữ về quản trị- kinh doanh- thương mại
37
2.4.8 Các thuật ngữ về nhân lực- lao động
38
Tiểu kết chương 2
38
Chương 3: Cách chuyển dịch thuật ngữ kinh tế trên văn kiện Đảng
CSVN
40
3.1. Khái niệm dịch thuật
40
3.2. Dịch thuật và các vấn đề chuyển dịch thuật ngữ
40
3.2.1 Chuyển dịch thuật ngữ kinh tế trong văn kiện Đảng
43
3.3 Quan niệm tương đương dịch thuật
44
iv
3.4 Khả năng dịch tương đương các thuật ngữ kinh tế tiếng Việt sang
tiếng Anh
46
3.4.1 Các thuật ngữ kinh tế (trong văn kiện Đảng) được chuyển
dịch tương đương hoàn toàn
46
3.4.1.1 Các thuật ngữ kinh tế được chuyển dịch tương đương hoàn
toàn tuyệt đối
46
3.4.1.2 Các thuật ngữ kinh tế được chuyển dịch tương đương hoàn
toàn tương đối
46
3.4.2 Các thuật ngữ kinh tế được chuyển dịch tương đương bộ phận
48
3.4.3 Các thuật ngữ kinh tế được chuyển dịch không có tương đương
49
3.4.3.1 Sử dụng phiên âm thuật ngữ khi chuyển dịch
50
3.4.3.2 Giữ nguyên dạng khi chuyển dịch
51
3.4.3.3 Thay thế toàn bộ khi chuyển dịch
52
3.4.3.4 Trực dịch
53
3.4.3.5 Sử dụng khái niệm tương đương trong tiếng Việt
56
3.4.3.6 Chuyển dịch các thuật ngữ kinh tế đặc trưng trong văn
kiện Đảng
57
Tiểu kết chương 3
67
KẾT LUẬN
68
Danh mục tài liệu tham khảo
71
Phụ lục
81
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ trước đến nay nói đến KHXH&NV Việt Nam, từ sự hình thành
đến sự phát triển sau này luôn luôn không tách rời sự lãnh đạo của Đảng.
Quả thật thuật ngữ KHXH&NV ở Việt Nam (chữ quốc ngữ) bắt đầu xuất
hiện từ đầu thế kỉ XX, đầu tiên trên văn bản Đông Kinh Nghĩa Thục, Tân
thư, Tân văn, phong trào Duy Tân, rồi trên các báo Đông dương tạp chí
1913, Nam Phong tạp chí 1917 rồi đến văn kiện tiền thân của Đảng, rồi
đến văn kiện chính thức của Đảng. Thuật ngữ ra đời sớm nhưng thuật
ngữ kinh tế rất lâu sau đó mới xuất hiện. Tác phẩm Đường Kách Mệnh
mới định nghĩa thế nào là tư bản, thế nào là kinh tế tư bản rồi văn kiện
Đảng mới giải thích các định nghĩa về kinh tế. Ngày nay nước ta đang
trên đường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) dưới sự
lãnh đạo của một chính Đảng duy nhất, do đó nói đến KHXH&NV là nói
đến lập trường quan điểm của Đảng. Chính vì vậy mà khi tìm hiểu về
KHXH&NV thì không thể không chú ý tới văn kiện Đảng. Phải nói rằng
văn kiện Đảng là nền tảng vững chắc cho sự phát triển của KHXH&NV
nước nhà mà thuật ngữ kinh tế- chính trị-xã hội trong đó là nơi tập trung
thể hiện nội dung đường lối quan điểm của Đảng.
Từ khi Đảng thực hiện chính sách đổi mới (năm 1986) đã tạo ra
những bước phát triển toàn diện nhưng trong đó bước phát triển thể hiện
rõ nhất và quan trọng nhất là về kinh tế. Cũng trong bối cảnh như vậy, hệ
thuật ngữ (HTN) khoa học xã hội (KHXH) và kinh tế (KT) biến đổi rất
nhanh vì xã hội có sự chuyển đổi về cơ chế từ tập trung quan liêu bao
cấp sang kinh tế thị trường, kéo theo đó là những nhận thức và quan
điểm về chính trị, xã hội có nhiều thay đổi. Sự thay đổi có nhiều dạng và
trên nhiều lĩnh vực trong đó quan trọng nhất là ở sự lãnh đạo và định
hướng phát triển đất nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng. Để hiểu rõ
2
những định hướng ấy không có cách nào khác hơn về mặt ngôn ngữ là
khảo sát những khái niệm, thuật ngữ, phạm trù liên quan đến kinh tế có
tính chất chính thống được thể hiện trong Văn kiện Đại Hội (ĐH) Đảng.
Trong thực tiễn công tác, bản thân chúng tôi nhiều khi cũng phải
dịch tài liệu kinh tế sang Anh ngữ và thực tế thì chuyển dịch ngôn ngữ từ
Anh sang Việt đã khó nhưng chuyển dịch ngôn ngữ từ Việt sang Anh
còn khó khăn hơn bởi vì nó phải đảm bảo màu sắc định hướng chính trị
xã hội của ta. Chính vì thế trong giới hạn cho phép, luận văn này sẽ
nghiên cứu khảo sát hệ thuật ngữ Kinh tế trong văn kiện Đảng Cộng Sản
Việt Nam, có so sánh chuyển dịch ra tiếng Anh với mong muốn góp
phần hiểu định hướng kinh tế trong Văn kiện Đảng, đồng thời có khả
năng dịch Anh- Việt, Việt- Anh chính xác.
2. Nội dung và mục đích nghiên cứu
2.1 Nội dung nghiên cứu
Điều quan trọng hàng đầu của khảo sát này là xác định thuật ngữ
kinh tế được dùng trong Văn Kiện của Đảng, loại văn bản chính thức có
ý nghĩa định hướng cho cả xã hội. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để hiểu
đúng các thuật ngữ dùng chính xác trong Văn Kiện. Muốn làm được điều
đó chúng tôi phải hiểu thuật ngữ, phân biệt thuật ngữ với từ thường mà
thuật ngữ kinh tế rất dễ nhầm lẫn, sau đó mới tiến hành phân tích, so
sánh chuyển dịch. Vì vậy trước hết chúng tôi tiến hành xử lí ranh giới từ
ngữ để xác định những thuật ngữ kinh tế xuất hiện trong Văn kiện Đảng,
sau đó thống kê những thuật ngữ theo trật tự của từ điển (A,B,C…). Tiếp
theo là phân theo những tiểu ngành trong kinh tế, phân tích đặc điểm cấu
tạo, nội dung của thuật ngữ. Cuối cùng tìm cách chuyển dịch sang tiếng
Anh và nêu những nguyên tắc, cách thức chuyển dịch để đảm bảo tính
chính xác chuyển tải được thực chất nội dung trong Văn kiện Đảng.
2.2 Mục đích nghiên cứu
3
Mục đích cuối cùng là hiểu được một cách chính xác thuật ngữ
kinh tế dùng trong Văn kiện Đảng, từ đó có thể chuyển dịch chính xác
sang tiếng Anh. Và hơn thế nữa, trong một giới hạn cho phép khái quát
nêu thành những nguyên tắc dịch trong Văn kiện khác trong văn bản
thường, văn bản báo chí. Rút ra những bài học cần thiết khi làm việc với
hệ thuật ngữ này.
3. Tƣ liệu
* Nguồn tư liệu và ngữ liệu chính là những xuất bản phẩm chính
thức. Đó là các văn bản chính thức của Đảng, những văn kiện đã xuất
bản. Tiếp theo là các ấn phẩm giải thích về văn kiện Đảng bằng tiếng
Việt của nhà xuất bản Chính trị Quốc gia cũng như các nhà xuất bản
khác. Những bài nói chuyện, những giải thích của các nhà lãnh đạo quản
lí trong vận dụng thực hiện nghị quyết của Đảng. Những ngữ liệu các bộ
ngành liên quan dịch, công bố chính thức ra tiếng Anh.
* Các văn kiện Đảng bằng tiếng Việt, tiếng Anh trên trang web
chính thức của Đảng Cộng Sản Việt Nam: dangcongsan.vn
* Từ điển kinh tế thương mại Anh- Việt, Việt- Anh
* Các bài báo, các bài viết về kinh tế được viết và dịch trên các
trang web chính thức của Nhà nước.
4. Phƣơng pháp
Trong quá trình thực hiện luận văn này, chúng tôi vận dụng những
phương pháp phổ biến trong nghiên cứu ngôn ngữ học áp dụng cho lĩnh
vực phân tích từ vựng- ngữ nghĩa như phân tích cấu trúc từ, phân tích
ngữ nghĩa và phân tích chuyển dịch. Phương pháp phân tích, phân định
ranh giới từ, ngữ cũng được vận dụng triệt để. Đồng thời các thủ pháp
4
thống kê định lượng, các biểu bảng trình bày cũng được sử dụng trong
phân tích, miêu tả nội dung của luận văn
Song song việc sử dụng các thủ pháp thống kê, định lượng các
đơn vị, biểu thức theo định hướng nghiên cứu, chúng tôi cũng áp dụng
các thủ pháp định tính trong quá trình khảo sát. Thủ pháp này giúp chúng
tôi phân tích so sánh và miêu tả hình thái cấu trúc của các thuật ngữ cần
nghiên cứu. Từ đó tìm ra các đặc điểm cấu tạo và nôi dung cơ bản thuật
ngữ kinh tế. Trong luận văn này, các thuật ngữ được đánh giá theo các
chuẩn mực được qui định của Việt Nam là tính dân tộc, tính khoa học,
tính đại chúng và tính hệ thống.
5. Kết cấu của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, toàn bộ nội dung
nghiên cứu được trình bày trong 3 chương.
Chƣơng I: Cơ sở lí luận cho việc khảo sát thuật ngữ kinh tế trong văn
kiện Đảng CSVN
Chƣơng II: Phân tích đặc điểm thuật ngữ kinh tế tiếng Việt trên văn
kiện Đảng CSVN
Chƣơng III:
Cách chuyển dịch thuật ngữ kinh tế trên văn kiện Đảng CSVN
5
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN CHO VIỆC KHẢO SÁT THUẬT NGỮ
KINH TẾ TRONG VĂN KIỆN ĐẢNG CSVN
1. 1 Khái niệm thuật ngữ
1.1.1 Quan điểm của các nhà ngôn ngữ học thế giới khi bàn về thuật
ngữ và ngôn ngữ chuyên ngành
Ngày nay trong tài liệu ngôn ngữ học đã có rất nhiều cách hiểu,
cách định nghĩa về thuật ngữ. Thật khó liệt kê ra hết những cách hiểu đó.
Dưới đây chúng tôi chỉ lấy ra vài định nghĩa tiêu biểu trong và ngoài
nước làm cơ sở cho nghiên cứu.
M.A.K.Halliday đại diện cho giới ngôn ngữ học Anh những năm 60 đã
từng có quan điểm như sau “ đặc trưng của ngôn ngữ chuyên ngành
không phải là các thành tố ngữ pháp mà chính là các đơn vị từ vựng”
[23, tr 21]
Theo cuốn Đại từ điển tiếng Đức Langenscheidts “ Ngôn ngữ
chuyên ngành là tất cả những diễn đạt chuyên môn và chuyên biệt được
sử dụng trong một chuyên ngành nhất định (hoặc một nghề nhất định) và
đối với những người không thông thạo chuyên môn thì những khái niệm
đó rất khó hiểu hoặc không hiểu được” [1, tr.18]
A.X Gerd, một trong các nhà ngôn ngữ học Xô Viết định nghĩa
như sau: “Thuật ngữ là một đơn vị từ vựng- ngữ nghĩa có chức năng
định danh và được khu biệt một cách nghiêm ngặt bởi các đặc trưng như
tính hệ thống, tính đơn nghĩa; ở thuật ngữ không có hiện tượng đồng
nghĩa hay đồng âm trong phạm vi của một khoa học hay một lĩnh vực tri
thức cụ thể” [25, tr.19]
Một số định nghĩa về thuật ngữ khoa học bằng tiếng Anh được đăng tải
trên một số trang web.
Thuật ngữ là một từ hoặc ngữ có nghĩa chính xác trong một số ngữ
cảnh, hoặc đặc chỉ một ngành, nghề hoặc lĩnh vực khoa học nào đó
6
(a word or expression that has a precise meaning in some uses or is
peculiar to a science, art, profession, or subject)
Thuật ngữ là một từ hoặc nhóm từ có nghĩa chuyên biệt
(A word or group of words having a particular meaning)
Thuật ngữ là một từ hoặc ngữ được sử dụng trong các lĩnh vực kiến
thức chuyên môn.
(a word or expression used in a specialized field of knowledge)
Thuật ngữ là bộ phận từ vựng chuyên dụng trong một lĩnh vực nào
đó. Những thuật ngữ này chỉ các khái niệm cụ thể trong lĩnh vực đó
và nghĩa của thuật ngữ không nhất thiết phải giống với nghĩa của từ
được sủ dụng trong văn cảnh thông thường.
(Technical terminology is the specialized vocabulary of a field, the
nomenclature. These terms have specific definitions within the field,
which is not necessarily the same as their meaning in common use.)
1.1.2. Quan điểm của các nhà Việt ngữ học
Các nhà ngôn ngữ học đại diện cho các nhà Việt ngữ học như
Hoàng Xuân Hãn, Lê Khả Kế, Hoàng Văn Hành, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn
Văn Tu, Lưu Vân Lăng, Vũ Quang Hào, Nguyễn Như Ý, Nguyễn Thiện
Giáp và một số nhà nghiên cứu khác cũng đã đưa ra những định nghĩa về
thuật ngữ.
Theo Hoàng Xuân Hãn, “thuật ngữ hay danh từ khoa học là
những từ ngữ biểu thị một khái niệm xác định thuộc những khái niệm
của một ngành khoa học nhất định” [16, tr. 42].
Lưu Vân Lăng và Nguyễn Như Ý trong khi định nghĩa thuật ngữ
đã khoanh vùng cho các khái niệm mà lớp từ vựng này phục vụ:
7
“Thuật ngữ là bộ phận ngôn ngữ (từ vựng) biểu đạt các khái niệm
khoa học, là thuộc tính của khoa học, kĩ thuật, chính trị, tức là những
lĩnh vực của xã hội đã được tổ chức một cách có trí tuệ” [21, tr. 57]
Nguyễn Văn Tu lại cho rằng: “ Thuật ngữ là từ và cụm từ cố định
để chỉ những khái niệm của một ngành khoa học nào đó, ngành sản xuất
hay ngành văn hóa nào đó,.v v Đặc điểm của thuật ngữ là từ chỉ có một
nghĩa, không có từ đồng nghĩa, không có sắc thái tình cảm, có thể có
tính chất quốc tế (tùy từng ngành)” [28, tr.114]. Trong định nghĩa này
Nguyễn Văn Tu đã có quan điểm gần như thống nhất với các nhà ngôn
ngữ học Âu-Mỹ về bản chất và đặc điểm của thuật ngữ.
Vũ Quang Hào […, tr.124,125] lại tiếp cận thuật ngữ về phương
diện ngữ nghĩa. Theo ông, trong tiếng Việt, bản thân hai chữ “thuật ngữ”
phải được hiểu theo bốn nghĩa:
“Thuật ngữ” được hiểu là nội dung của khái niệm khoa học (nội
hàm khái niệm). Theo nghĩa này, thuật ngữ là đơn vị cơ bản của mỗi
khoa học chuyên ngành.
“Thuật ngữ” được hiểu là hình thức ngôn ngữ, là cái vỏ, là tên
gọi của một khái niệm khoa học. Theo nghĩa này, thuật ngữ - tên gọi là
đơn vị cơ bản trong vốn từ của ngôn ngữ khoa học
“Thuật ngữ” được hiểu là toàn bộ khái niệm trong một khoa học,
một lĩnh vực. Theo nghĩa này, toàn bộ thuật ngữ - khái niệm làm thành
hệ thuật ngữ - khái niệm của một khoa học.
“Thuật ngữ” được hiểu là toàn bộ tên gọi trong một khoa học.
Theo nghĩa này , toàn bộ thuật ngữ - tên gọi làm thành hệ thuật ngữ -
tên gọi của một khoa học. Tình trạng của hệ thuật ngữ - tên gọi phản
ánh tình trạng ứng dụng lý luận ngôn ngữ học vào việc giải quyết những
vấn đề của hình thức ngôn ngữ trong một khoa học.
Trong số các định nghĩa về thuật ngữ của các nhà Việt ngữ học,
đáng chú ý nhất là định nghĩa của Nguyễn Thiện Giáp, bởi nó mang tính
bao quát và đầy đủ nhất từ trước tới nay: “Thuật ngữ khoa học là một bộ
8
phận từ vựng đặc biệt của ngôn ngữ. Nó bao gồm những từ và cụm từ cố
định là tên gọi chính xác của những khái niệm và những đối tượng thuộc
các lĩnh vực chuyên môn của con người” [14, tr.118]
Qua các định nghĩa về thuật ngữ của các nhà nghiên cứu nói trên,
chúng ta thấy thuật ngữ là từ và cụm từ nhưng không giống với từ và
cụm từ thông thường. Từ ngữ thông thường có thể biểu thị sắc thái tình
cảm, sắc thái phụ như thái độ đánh giá con người, khen, chê…, có thể
mang tính đa nghĩa, có thể có đồng nghĩa, trái nghĩa, có thể có đồng âm,
trong khi thuật ngữ thì chỉ đơn nghĩa và chỉ mô tả một khái niệm hay
một khách thể. Nói cách khác, thuật ngữ là một bộ phận của từ vựng của
một ngôn ngữ, chúng biểu thị khái niệm xác định trong các ngành khoa
học kỹ thuật nên thuật ngữ phải tuân thủ tính nghiêm ngặt của nó.
Qua đó ta thấy thuật ngữ khoa học chính là một lớp từ trong vốn
từ vựng của một ngôn ngữ. Nó không phải là từ vựng chung mà là lớp từ
vựng đặc biệt. Nét đặc biệt được thể hiện ở chỗ thuật ngữ khoa học là
những từ và những cụm từ cố định thuộc một chuyên môn nhất định,
chính xác và xác định về nghĩa.
Từ việc lĩnh hội và tổng hợp các quan điểm khác nhau về thuật
ngữ chúng tôi đi đến kết luận như sau: Thuật ngữ là một bộ phận từ ngữ
được phân chia theo phạm vi sử dụng, tư duy và các hoạt động khoa học
kĩ thuật để diễn đạt các khái niệm khoa học.
1.2. Việc nghiên cứu lí luận về thuật ngữ trong ngôn ngữ học
Thuật ngữ là một bộ phận từ vựng quan trọng của ngôn ngữ. Theo
nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học trên thế giới, thuật ngữ là bộ phận
phát triển mạnh nhất so với các bộ phận khác trong từ vựng. Và có một
thực tế là đối với những chuyên ngành, những lĩnh vực càng được xã hội
quan tâm và phát triển thì hệ thống thuật ngữ của chuyên ngành ấy càng
hoàn chỉnh và đến lượt nó sẽ quay lại làm tiền đề thúc đẩy cho chính
ngành khoa học đó phát triển lên một bậc cao hơn.
9
Ở Việt Nam hiện nay, số lượng các thuật ngữ ngày càng nhiều và
đang được hoàn thiện dần, nhưng bên cạnh đó lại tồn tại một số bất cập.
Ví dụ, có những khái niệm được biểu thị bằng hơn một thuật ngữ. Thí
dụ: Lũ - lũ lớn - hồng thuỷ; phi cơ trực thăng – máy bay lên thẳng, tàu
hỏa- xe lửa Ngay cả cách phiên âm thuật ngữ Ấn Âu ở nước ta cũng
không thống nhất. Thí dụ: Cùng một thuật ngữ tiếng Anh acid nhưng
sang Việt Nam lại được viết thành axít, a-xít Sở dĩ có điều này là vì
các thuật ngữ của nước ta chưa được đặt trong một hệ thống quy chuẩn
chặt chẽ, ít nhiều đâu đó vẫn còn mang tính nôm na. Điều này gây không
ít khó khăn cho người nghiên cứu.
Bởi vậy hơn bao giờ hết chúng ta đang rất cần một đội ngũ các
chuyên gia nghiên cứu thuật ngữ học, rất cần những sự quan tâm thích
đáng trong việc nghiên cứu thuật ngữ, xây dựng và tiêu chuẩn hoá các hệ
thống thuật ngữ thuộc các ngành khoa học ở nước ta. Đây quả thực là
một vấn đề cấp thiết vì Việt Nam đang cần những hệ thống thuật ngữ
chuẩn xác, khắc phục những nhược điểm như đã nêu trên.
1.3. Đặc điểm thuật ngữ theo quan điểm của giới Việt ngữ học
Các nhà ngôn ngữ học Việt Nam nói chung và các nhà Việt ngữ
học nói riêng cũng đã đưa ra rất nhiều ý kiến về những vấn đề, những
yêu cầu khi xây dựng thuật ngữ và đặc điểm của thuật ngữ. Trong đó có
một quan điểm được các nhà Việt ngữ học thống nhất là: Xây dựng thuật
ngữ khoa học cho dân tộc mình, chúng ta nên dựa vào phương châm
khoa học, dân tộc, đại chúng. Bởi vậy, đặt thuật ngữ cần phải xét đến
những tiêu chuẩn sau:
- Tính chính xác
- Tính hệ thống
- Tính chất ngôn ngữ dân tộc
- Tính ngắn gọn
- Tính dễ dùng
[28, tr.39-68]
10
Trong đó có ba tiêu chuẩn quan trọng nhất đối với thuật ngữ tiếng
Việt là tính chính xác, tính hệ thống và tính quốc tế chúng tôi xin được
bàn kĩ dưới đây:
Tính chính xác
Thuật ngữ là một lĩnh vực khoa học nghiêm cẩn nên tính chất cơ
bản nhất của nó là tính chính xác, rõ ràng trong khoa học. Chúng tôi xin
được trích dẫn lại quan điểm của Lưu Vân Lăng về tính chính xác của
thuật ngữ: “Mức chính xác khoa học yêu cầu thuật ngữ phải thể hiện
đúng nội dung, khái niệm khoc học một cách rõ ràng, rành mạch. Một
thuật ngữ chính xác tuyệt đối không làm cho người nghe hiểu sai hoặc
nhầm lẫn từ khái niệm này qua khái niệm khác”
Nguyễn Thiện Giáp cũng hoàn toàn tán thành quan điểm này: coi
tính chính xác là một trong ba đặc điểm quan trọng nhất, cơ bản nhất và
là ưu tiên số một của thuật ngữ.
Cũng theo Lưu Vân Lăng thì nên “ mỗi khái niệm có một thuật
ngữ và mỗi thuật ngữ chỉ một khái niệm”, tránh tuyệt đối các hiện tượng
đồng âm, đồng nghĩa trong cùng một lĩnh vực chuyên môn.[21, tr. 43]
Ví dụ 1
Thuật ngữ “Annual allowances” nếu trực dịch chắc nhiều người
sẽ không ngần ngại dịch ghép các thành tố nghĩa là chiết khấu hàng năm
nhưng thực tế thuật ngữ này phải được dịch chính xác phải là miễn thuế
hàng năm.
Ví dụ 2
Trong tiếng Anh, từ “call” phải tùy từng ngữ cảnh, từng lĩnh vực
chuyên môn mà dịch thì mới chính xác được. Ví dụ:
Phone call: cuộc gọi bằng điện thoại (thông dụng)
Call goods: hàng không có sẵn: muốn có phải gọi điện thoại đặt
hàng (thương mại)
Call loan: tiền vay không kì hạn: số tiền vay phải trả ngay khi bị
đòi hay yêu cầu ( tài chính)
11
Vậy nên muốn giải thích đúng nội dung của thuật ngữ, ta phải có
sự hiểu biết tường tận về ngành khoa học có thuật ngữ đó và phải biết ta
đang dịch nghĩa cho ngành khoa học nào. Sử dụng chính xác thuật ngữ
không dễ dàng gì đối với những người không có chuyên môn. Muốn làm
tốt được điều này, đòi hỏi phải kết hợp chặt chẽ với những nhà chuyên
môn thuộc lĩnh vực đó.
Tính hệ thống
Thuật ngữ là một bộ phận của từ vựng, nên bắt buộc phải mang
tính hệ thống. Nói đến tính hệ thống của thuật ngữ khoa học kĩ thuật tức
là đề cập tới cả hai góc độ nội dung và hình thức. Nói cách khác là hệ
thống khái niệm và hệ thống kí hiệu. Hơn nữa, mỗi lĩnh vực khoa học
đều có một hệ thống các khái niệm chặt chẽ mà mỗi thuật ngữ lại biểu
thị một khái niệm, đối tượng thuộc lĩnh vực chuyên môn của ngành khoa
học nên nó phải tuân theo hệ thống. Đề cập đến vấn đề này, Lưu Vân
Lăng đã khẳng định “ yêu cầu thuật ngữ khoa học phải được thống
nhất là nói đến cách biểu đạt thống nhất một khái niệm nhất định trong
một lĩnh vực chuyên môn nhất định”.[21, tr. 65]. Từ những vấn đề đặt ra
nên khi xây dựng một thuật ngữ hay thực hiện một sự chuyển dịch một
thuật ngữ từ tiếng nước ngoài vào tiếng Việt, chúng ta cần đặc biệt chú ý
đến tính hệ thống của thuật ngữ để tạo thuận lợi cho những người làm
việc với thuật ngữ hoặc quan tâm tới thuật ngữ.
Ta tham khảo một ví dụ về hệ thống thuật ngữ sau:
Economic cost
Chi phí kinh tế.
Economic growth
Tăng trưởng kinh tế.
Economic good
Hàng hoá kinh tế.
Economic planning
Hoạch định kinh tế.
Economic policy
Chính sách kinh tế.
Economic price
Giá kinh tế.
12
Economic profit
Lợi nhuận kinh tế.
Economics
Kinh tế học.
Economic surplus
Thặng dư kinh tế.
Economic union
Cộng đồng kinh tế.
Economic welfare
Phúc lợi kinh tế.
Cách đặt thuật ngữ như trên là một ví dụ cụ thể đảm bảo được tính
hệ thống của thuật ngữ. Có thể nói, tính hệ thống của thuật ngữ là một
thách thức đối với người dịch các văn bản chuyên ngành. Khi sáng tạo ra
một thuật ngữ mới thì thuật ngữ đó cần đảm bảo được tính hệ thống để
thuận lợi cho người học và người sử dụng thuật ngữ.
Tính quốc tế
Ngoài đặc điểm chính xác và tuân theo một hệ thống nhất định,
thuật ngữ còn mang tính quốc tế. Tính quốc tế là một vấn đề đang được
tranh luận nhiều trong giới ngôn ngữ học và thuật ngữ học, bởi vì khái
niệm khoa học của thuật ngữ mang tính phổ niệm, tính quốc tế vì nó là
tài sản chung của toàn nhân loại nhưng ngôn ngữ lại mang tính dân tộc.
Trong khi đó, hầu hết tất cả các thuật ngữ đều là của nước ngoài nên khi
được chuyển dịch hoặc phiên âm vào tiếng Việt thì phải làm sao để vừa
đảm bảo tính khoa học, tính quốc tế nhưng vẫn phải mang tính dân tộc.
Đây là một bài toán rất khó giải cho các nhà Việt ngữ học cũng như các
dịch giả thuật ngữ Việt Nam. Thông thường, nói tới tính quốc tế của
thuật ngữ người ta thường chú ý tới hình thức cấu tạo của nó về mặt âm,
mặt nghĩa. Nhưng thực tế, quan trọng hơn, nó còn thể hiện ở mặt hình
thái bên trong của nó (có nghĩa là cách chọn đặc trưng của sự vật, khái
niệm làm cơ sở định dạng cho việc đặt thuật ngữ. Và theo như Lê Hoài
Ân “ tính quốc tế của thuật ngữ chính là sự giống nhau, gần nhau ở mặt
13
âm, mặt chữ của thuật ngữ và có các đặc trưng hình thái bên trong của
khái niệm định danh cho thuật ngữ” [1, tr. 35]. Ví dụ:
Tiếng Anh: Economic planning
Kinh tế việc lập kế hoạch
Tiếng Việt: Hoạch định kinh tế
Tiếng Đức: Ausfuhr vertrag
Xuất khẩu hợp đồng
Tiếng Anh: Export contract
Xuất khẩu hợp đồng
Tiếng Việt: Hợp đồng xuất khẩu
Các đặc trưng này là các điểm cơ bản biểu hiện tính quốc tế,
nhưng trong thực tế do niềm tự hào dân tộc mà thuật ngữ bao giờ cũng
được cải biên đi một chút về mặt âm, mặt chữ nếu có thể để phù hợp với
đặc trưng ngôn ngữ dân tộc, chỉ giữ lại khái niệm khoa học mà thôi.
Nhưng bên cạnh đó cũng có những trường hợp bắt buộc thì phải copy
hoàn toàn thuật ngữ nước ngoài. Ví dụ:
Tiếng Anh: radio
Tiếng Pháp: radio
Tiếng Đức: radio
Tiếng Việt: ra-đi-ô
Trong quá trình chuyển dịch, tiếp thu các hệ thuật ngữ quốc tế
nhằm xây dựng và phát triển hệ thuật ngữ tiếng Việt là một việc làm vô
cùng ý nghĩa. Trong quá trình chuyển dịch đó, chúng ta có thể “gia
công” để làm giàu cho hệ thuật ngữ tiếng Việt còn non trẻ nhưng trong
mọi trường hợp phải đảm bảo nguyên tắc chính xác, khoa học cho thuật
ngữ. Nếu vì tính dân tộc đại chúng mà phải chuyển dịch thuật ngữ một
cách khiên cưỡng, rườm rà gây khó hiểu, không đảm bảo được tính
chính xác khoa học thì nhất thiết chúng ta không làm.
14
1.4. Yêu cầu và tiêu chuẩn của thuật ngữ Việt Nam
Nhằm đẩy mạnh công tác nghiên cứu và xây dựng thuật ngữ khoa
học, dần dần tiêu chuẩn hoá và thống nhất thuật ngữ trong các ngành
chuyên môn, cuối tháng 12 năm 1964, Uỷ ban Khoa học Nhà nước đã
triệu tập Hội nghị bàn về vấn đề Xây dựng thuật ngữ khoa học. Có rất
nhiều bản báo cáo đã đề cập tới nguyên tắc xây dựng thuật ngữ khoa
học, nêu ra những tiêu chuẩn có quan hệ khăng khít chặt chẽ của thuật
ngữ khoa học. Nhìn chung, các tác giả đã nhất trí với nhau về các tiêu
chuẩn. Thuật ngữ khoa học Việt nam trước tiên phải thỏa mãn các tiêu
chuẩn chung về thuật ngữ như đã nêu trên, sau đó phải có màu sắc dân
tộc, đảm bảo tính khoa học, tính đại chúng (ngắn gọn và dễ dùng). Muốn
đảm bảo được mức độ chính xác thì khi đặt một hệ thống thuật ngữ,
trong cùng một lĩnh vực chuyên môn, nên tránh các hiện tượng đồng âm,
đồng nghĩa (những hiện tượng ngày nay thường thấy trong ngôn ngữ),
muốn thế thuật ngữ khoa học phải cố gắng tiến tới nguyên tắc: mỗi khái
niệm có một thuật ngữ và mỗi thuật ngữ chỉ có một khái niệm [12 tr.41].
Theo các nhà khoa học, tính chính xác là đặc điểm quan trọng nhất, cơ
bản nhất trong các đặc điểm của thuật ngữ.
Để đảm bảo màu sắc dân tộc và tính đại chúng của các thuật ngữ,
các nhà khoa học đều đi đến thống nhất: trước hết phải tận dụng kho
tàng từ vựng của tiếng Việt, đó là những từ mà mọi người dân thường
dùng. Điều này vừa bảo vệ, phát triển được ngôn ngữ dân tộc vừa hạn
chế các yếu tố ngoại lai không cần thiết khiến cho một số thuật ngữ trở
nên xa lạ và khó hiểu đối với người sử dụng. Điều này đã sớm được
khẳng định bởi Lưu Vân Lăng: “Thuật ngữ dù là thuộc lĩnh vực khoa
học, chuyên môn nào, cũng nhất thiết phải là một bộ phận của từ ngữ
dân tộc. Do đó thuật ngữ phải có tính dân tộc và phải mang màu sắc
ngôn ngữ dân tộc.[22 tr. 28]
Bảo đảm tính chất ngôn ngữ dân tộc của thuật ngữ là góp phần
xây dựng tính đại chúng của thuật ngữ. Khoa học kĩ thuật không thể tách
15
rời quần chúng, tách rời người sử dụng, nhất là trong thời đại mà nền
kinh tế tri thức đang được tiếp nhận trên phạm vi toàn cầu. Khoa học
công nghệ phải thực sự xâm nhập sâu rộng vào quần chúng. Muốn vậy
thuật ngữ không thể là những từ, ngữ cao siêu, xa lạ với quần chúng, chỉ
dành riêng cho các nhà chuyên môn mà phải dễ dùng đối với đông đảo
quần chúng. Như vậy, thuật ngữ phải được hình thành từ ngôn ngữ phổ
thông, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ đọc, dễ viết.
1.5. Cách hiểu về thuật ngữ kinh tế
Thực ra cho đến bây giờ các nhà Việt ngữ học vẫn chưa đưa ra
được một khái niệm thống nhất về thuật ngữ khoa học. Nhưng trong quá
trình nghiên cứu, chọn lọc chúng tôi cảm thấy khái niệm về thuật ngữ
khoa học của GS Nguyễn Thiện Giáp là ngắn gọn, súc tích và khoa học
nhất, và dựa theo cách hiểu đã được phân tích dẫn giải trên có thể coi
“thuật ngữ kinh tế là những từ và cụm từ cố định gọi tên chính xác các
khái niệm và các đối tượng thuộc ngành kinh tế”. Nói cách khác thuật
ngữ kinh tế là vốn từ (từ, ngữ) để chỉ các khái niệm kinh tế, chẳng hạn
như các khái niệm liên quan đến công nghiệp, nông nghiệp, thương mại,
kế hoạch đầu tư, xuất nhập khẩu
1.5.1 Thuật ngữ kinh tế thời kì đổi mới
Ngày nay kinh tế thế giới đang trong thời kì hội nhập toàn cầu nên
phát triển rất nhanh, rất mạnh và rất rộng lớn. Do vậy, xét trên phương
diện toàn thế giới, kinh tế đang phát triển từng ngày từng giờ vậy nên hệ
thuật ngữ kinh tế cũng đang liên tục phát triển.
Việt Nam ta từ trước năm 1986 thực hiện mô hình kinh tế kế
hoạch tập trung, quan liêu, bao cấp. Hơn thế nữa đối ngoại, giao lưu kinh
tế của Việt Nam thời gian đó cũng chỉ bó hẹp ở khối xã hội chủ nghĩa,
không quan hệ thông thương với các nền kinh tế khác trên thế giới nên
nền kinh tế của ta lúc đó rất yếu kém, lạc hậu và trì trệ. Do đó hệ thuật
ngữ kinh tế của ta thời gian này còn rất đơn giản, sơ sài, thiếu hẳn tính
quốc tế.
16
Từ sau 1986 đến nay Đảng thực hiện mô hình kinh tế thị trường có
sự định hướng của Nhà nước, mở ra một thời kì phát triển rực rỡ, đáng
ghi nhận của nền kinh tế nước nhà. Kinh tế Việt Nam nay đã hội nhập
với kinh tế khu vực và toàn cầu, đóng vai trò là lĩnh vực chủ chốt nhất
trong quá trình phát triển và hiện đại hóa đất nước. Chưa bao giờ trong
lịch sử ngành khoa học kinh tế được quan tâm và phát triển như ngày
nay. Trong đó, đi đầu trong việc hoàn thiện, chuẩn hóa hệ thống cơ sở lí
luận khoa học về kinh tế là việc hoàn thiện và chuẩn hóa hệ thống thuật
ngữ kinh tế với đầy đủ những tiêu chí: chính xác, khoa học, đầy đủ, hệ
thống, quốc tế, cập nhật
1.5.2 Các công trình nghiên cứu gần đây
Bên cạnh các hướng nghiên cứu về thuật ngữ như nêu trên, gần
đây tại Việt Nam đã có một số đáng kể luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
nghiên cứu về thuật ngữ. Điều này chứng tỏ vấn đề thuật ngữ, nghiên
cứu và xây dựng thuật ngữ đã và đang càng ngày càng được quan tâm.
Ví dụ:
- Thuật ngữ kinh tế thương mại Nhật- Việt (tác giả Nguyễn Thị
Bích Hà, luận án tiến sĩ 2000)
- Thuật ngữ điện tử Anh- Việt (tác giả Nguyễn Thị Kim Thanh,
luận văn thạc sĩ 2000)
- Thuật ngữ thương mại Anh- Việt (tác giả Vũ Thị Bích Hà, luận
văn thạc sĩ 2003)
- Thuật ngữ kiểm toán tiếng Đức (tác giả Lê Hoài Ân, luận văn
thạc sĩ năm 2003)
- Thuật ngữ khí tượng thủy văn tiếng Anh (tác giả Đoàn Thúy
Quỳnh, luận văn thạc sỹ năm 2007)
17
Tiểu kết
- Trong các mục trước của chương I, luận văn đã nêu lên quan
điểm của các nhà ngôn ngữ học thế giới và các nhà Việt ngữ học về thuật
ngữ và ngôn ngữ chuyên ngành. Tổng hợp lại các quan điểm của các nhà
ngôn ngữ học, chúng tôi đã mạnh dạn đưa ra một khái niệm chủ quan về
thuật ngữ là: Thuật ngữ là một bộ phận từ ngữ được phân chia theo
phạm vi sử dụng, tư duy và các hoạt động khoa học kĩ thuật để diễn đạt
các khái niệm khoa học.
- Tiếp theo trong chương I, chúng tôi đã trình bày đặc điểm của
thuật ngữ theo quan điểm của các nhà Việt ngữ học. Với các nhà Việt
ngữ học thì thuật ngữ phải có ba tiêu chuẩn quan trọng nhất là tính chính
xác, tính hệ thống và tính quốc tế.
- Một nội dung quan trọng khác cũng được bàn đến trong chương I
là yêu cầu và tiêu chuẩn của thuật ngữ Việt Nam. Các nhà Việt ngữ học
thống nhất rằng, ngoài ba tiêu chuẩn tính chính xác, tính hệ thống và tính
tính quốc tế, thuật ngữ phải có màu sắc dân tộc và đảm bảo tính khoa
học, đại chúng
- Cuối cùng trong chương I, chúng tôi đã dựa vào các quan điểm
và định nghĩa của các nhà ngôn ngữ học thế giới cũng như các nhà Việt
ngữ học để đưa ra khái niệm về thuật ngữ kinh tế, sau đó nêu lên những
đánh giá ban đầu về thuật ngữ kinh tế thời kì đổi mới.
18
CHƢƠNG 2
PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM THUẬT NGỮ KINH TẾ
TIẾNG VIỆT TRÊN VĂN KIỆN ĐẢNG CSVN
2.1 Cấu tạo từ
2.1.1 Khái niệm từ:
“Hiện nay có tới trên 300 định nghĩa khác nhau về từ. Nói chung
không có định nghĩa nào về từ làm mọi người thỏa mãn. Với tư cách là
định nghĩa sơ bộ, có tính chất giả thiết để làm việc, có thể chấp nhận
định nghĩa từ như sau: Từ là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ, độc lập về ý
nghĩa và hình thức.” [12, tr. 61]
2.1.2 Vai trò của phân tích cấu tạo từ
Trong bất kì một ngôn ngữ nào cũng vậy, trước khi tiến hành
nghiên cứu từ hay các vấn đề liên quan đến từ thì phân tích cấu tạo từ
phải là một trong những công việc mang tính tiền đề bởi vì nó mang tính
cơ sở nhất, nền móng nhất. Trong việc nghiên cứu ngôn ngữ nói chung
và nghiên cứu thuật ngữ nói riêng, việc phân tích cấu tạo từ giúp làm
sáng rõ bản chất cấu trúc của từ, từ đó giúp ta nghiên cứu, hiểu rõ và có
thể giải quyết một loạt các vấn đề liên quan đến từ như vấn đề ngữ
nghĩa, ngữ dụng của từ, vấn đề từ loại, vấn đề lịch sử, vấn đề về các biến
thể, các trường nghĩa, ngữ âm
Trong phạm vi luận văn của chúng tôi, chúng tôi dành một phần
lớn thời gian và sự quan tâm để nghiên cứu thật kĩ đặc điểm cấu trúc của
thuật ngữ. Bởi hơn ai hết chúng tôi ý thức được rằng đặc điểm cấu trúc
của thuật ngữ là biểu hiện bề ngoài, bề nổi của mọi cấu trúc chìm bên
trong; và một khi làm sáng rõ được cấu trúc của thuật ngữ thì chúng tôi
có thể trong một phạm vi nào đó, nghiên cứu sâu hơn để làm sáng tỏ quá
trình hình thành của thuật ngữ, các vấn đề nguồn gốc lịch sử, các vấn đề
về phương thức cấu tạo, các vấn đề về từ loại, các vấn đề về ngữ nghĩa,
các vấn đề về ngữ dụng và các vấn đề về so sánh đối chiếu, chuyển dịch
thuật ngữ.
19
2.1.3 Đơn vị cấu tạo từ
Đỗ Hữu Châu cho rằng “ Các yếu tố cấu tạo từ là những hình thức
ngữ âm có nghĩa nhỏ nhất – tức là những yếu tố không thể phân chia
thành những yếu tố nhỏ hơn nữa mà cũng có nghĩa- được dùng để cấu
tạo ra các từ theo các phương thức cấu tạo từ của tiếng Việt”. [5, tr. 57].
Và theo Nguyễn Tài Cẩn thì yếu tố này được gọi bằng tên gọi quốc tế là
hình vị, trong tiếng Việt được gọi là tiếng [3, tr. 37].
2.1.4 Phƣơng thức cấu tạo từ
Theo quan điểm của Đỗ Hữu Châu, phương thức cấu tạo từ “là
cách thức mà ngôn ngữ tác động vào hình vị để cho ta các từ”. Từ trong
tiếng Việt chủ yếu được cấu tạo theo các phương thức sau:
Từ hóa hình vị: Là phương thức tác động vào bản thân một hình
vị, làm cho nó có đặc điểm ngữ pháp và ý nghĩa của từ, biến hình vị
thành từ mà không thêm bớt gì vào hình thức của nó.
Ví dụ: những từ như: vốn, thuế, mua, bán, là những từ được
hình thành do sự từ hóa hình vị của các hình vị trên.
Ghép: Là phương thức tác động vào hai hoặc hơn hai hình vị có
nghĩa, kết hợp chúng với nhau để sản sinh ra một từ mới (mang đặc điểm
ngữ pháp và ý nghĩa như một từ)
Ví dụ: Phương thức ghép tác động vào hình vị “thương” và hình vị
“mại” để tạo thành từ “thương mại”, tác động vào hình vị “thuế” và hình
vị “đất” để thành từ “thuế đất”
Láy: Là phương thức tác động vào một hình vị cơ sở làm xuất
hiện một hình vị láy giống nó toàn bộ hay bộ phận về âm thanh. Cả hình
vị cơ sở và hình vị láy tạo thành một từ (mang đặc điểm ngữ pháp và
ngữ nghĩa của từ)
Ví dụ: Dùng phương thức láy tác động vào hình vị “trắng” cho ta
từ láy “trăng trắng”, tác động vào hình vị “đen” cho ta từ láy “đen
đen”
2.1.5 Các kiểu cấu tạo từ tiếng Việt