Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

nghiên cứu cơ sở khoa học và điều kiện thực tiễn để hình thành khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại quảng ngãi.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 119 trang )


BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
VIỆN CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH KH&CN








BÁO CÁO TỔNG KẾT
NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP THIẾT
MỚI PHÁT SINH TẠI ĐỊA PHƯƠNG

NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ ĐIỀU
KIỆN THỰC TIỄN ĐỂ HÌNH THÀNH KHU
CÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
CAO TẠI QUẢNG NGÃI



Ban chủ nhiệm Đề tài
Chủ nhiệm: TS. MAI HÀ
Thư ký: TS. NGUYỄN THỊ ANH THU








7555
22/10/2009



Hà Nội, tháng 10/2009

DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN CHÍNH

TS. Mai Hà CN Đề tài
TS. Nguyễn Thị Anh Thu TK Khoa học Đề tài
Ths. Cao Thu Anh TK hành chính Đề tài
KS. Nguyễn Văn Phú
TS. Nguyễn Quang Tuấn
KS. Lê Hữu
KS. Phạm Văn Sơn
Ths. Đặng Thu Giang
CN. Nguyễn Hồng Anh

1

MỤC LỤC

LỜI CÁM ƠN 3
CÁC TỪ VIẾT TẮT 4
ĐẶT VẤN ĐỀ 6
CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
KHU NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO 9


1.1. Định nghĩa công nghệ cao 9
1.2. Định nghĩa khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên thế giới 9
1.3. Định nghĩa khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Việt Nam 11
1.4. Sự cần thiết hình thành và phát triển các khu nông nghiệp công nghệ cao 13
1.5. Những điều kiện cần và đủ cho hình thành và phát triển khu NNUDCNC của
Quảng Ngãi 18

CHƯƠNG II. NHỮNG VẤN ĐỀ THỰC TIỄN CỦA XÂY DỰNG VÀ PHÁT
TRIỂN KHU NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO 23

2.1. Kinh nghiệm trong và ngoài nước trong xây dựng và phát triển khu NNUDCNC 23
2.2. Bài học rút ra cho Quảng Ngãi từ kinh nghiệm trong và ngoài nước 33
2.3. Điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội của Quảng Ngãi 39
2.4. Thị trường cho phát triển khu NNUDCNC tại Quảng Ngãi 43
CHƯƠNG III. MÔ HÌNH KHU NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO
LỰA CHỌN TẠI QUẢNG NGÃI 54

3.1. Quan điểm 54
3.2. Mục tiêu 55
3.3. Mô hình hoạt động 57
3.4. Lựa chọn địa điểm 58
3.5. Cấu trúc, quy mô khu NNUDCNC 69
3.6. Lựa chọn sản phẩm và công nghệ 70
3.7. Vấn đề môi trường và xã hội 75
3.8. Lộ trình triển khai 80
CHƯƠNG IV. NHU CẦU NGUỒN LỰC, QUẢN LÝ VÀ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI
KHU NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO 83

2


4.1.
 Nhu cầu tài chính 83
4.2. Nhu cầu nhân lực của khu NNUDCNC tại Quảng Ngãi 86
4.3. Phương thức quản lý 90
4.4. Chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với khu NNUDCNC 94
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
PHỤ LỤC 1. CÁC CHÍNH SÁCH HIỆN HÀNH CÓ LIÊN QUAN 105
PHỤ LỤC 2. DANH MỤC CÁC VĂN BẢN PHÁP QUY THAM KHẢO 116
3

LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành Đề tài này, Nhóm nghiên cứu đã được sự hỗ trợ, giúp đỡ tích
cực và hữu ích của các cơ quan Trung ương và địa phương trong việc cung cấp tư liêu,
số liệu; khảo sát thực địa; đóng góp ý kiến cho các báo cáo chuyên đề, báo cáo tổng
hợp; hỗ trợ điều kiện vật chất và tinh thần cho việc triển khai Đề tài. Chúng tôi xin
chân thành cám ơn các Tổ chức và cá nhân:
Ban Địa Phương, Bộ Khoa học và Công nghệ
Vụ Công nghệ cao, Bộ KH&CN
Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ KH&CN
Viện rau quả Trung ương
Công ty TNHHNN Một thành viên HADICO
Trung tâm Giống và Phát triển Nông - Lâm nghiệp CNC Hải Phòng
UBND Xã Vân Nội, Đông Anh Hà Nội
UBND Tỉnh Quảng Ngãi
Sở KH&CN Tỉnh Quảng Ngãi
Sở NN&PTNT Quảng Ngãi
Trung tâm Hỗ trợ Kỹ thuật Nông – Lâm nghiệp Dung Quất
UBND Huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi
UBND Huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi

UBND Xã Bình Nguyên, Huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi
UBND Xã Bình Hòa, Huyện Bình Sơn, Quả
ng Ngãi
UBND xã Bình Chánh, Huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi
UBND Xã Bình Trị, Huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi
Ông Lê Quang Thích, Phó Chủ tịch UBND Tỉnh Quảng Ngãi
Ông Trần Chấn Diệp, Giám đốc, Sở KH&CN Quảng Ngãi
Ông Vũ Thanh Thủy, Giám đốc, Trung tâm Hỗ trợ Kỹ thuật Nông - Lâm nghiệp
Dung Quất
Ông Hồ Ngọc Luật, Vụ trưởng, Trưởng Ban Địa phương, Bộ KH&CN
Bà Lê Kim Phương; Chánh Văn phòng, Ban Địa phương, Bộ KH&CN
Ông Phạm Viết Khánh, Chuyên viên, Ban Địa phương, Bộ KH&CN
Ông Chu Thúc
Đạt, Chuyên viên, Ban Địa phương, Bộ KH&CN.
4


CÁC TỪ VIẾT TẮT
APEC Asian Pacifice Economic Cooperation - Tổ chức Hợp tác kinh tế
châu Á Thái Bình Dương
ASEAN Association of SouthEast Asia Nation - Hiệp hội các nước Đông
Nam Á
BIOTEC National Center of genetic Engineering and Biotechnology- Trung
tâm công nghệ gen và công nghệ sinh học
BVTV Bảo vệ thực vật
CNC Công nghệ cao
DĐĐT Dồn điền đổi thửa
EUREP European Retail Products - Tổ chức người bán lẻ và cung cấp ở
Châu Âu
FDI Foreign Direct Investment - Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GAP Good Agricultural Practices - thực hành nông nghiệp tốt
GDP Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội
IPM Intergrated Pest Managerment - quy trình quả
n lý dịch hại tổng
hợp
IFPRI The International Food Policy Research Institute - Viện Nghiên
cứu Quốc tế về Chính sách Thực phẩm
ICARD Trung tâm Tin học và Thống kê
KKT Khu kinh tế
KH&CN Khoa học và công nghệ
KTDQ Kinh tế Dung Quất
KNNADCNC Khu Nông nghiệp áp dụng công nghệ cao
HACCP Hazard Analysis and Critical Control Points - Phân tích mối
nguy và điểm kiểm soát tới hạn
HTX Hợp tác xã
NDT Nhân dân tệ
NNCNC Nông nghiệp công nghệ cao
NNKTC Nông nghiệp kỹ thuật cao
NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NNUDCNC Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
QLDA Quản lý d
ự án
RAT Rau an toàn
5

TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TP HCM thành phố Hồ Chí Minh
TQ Trung Quốc
TSP Thailand Science Park - Công viên khoa học Thái Lan
UBND Ủy ban nhân dân

VAT Value Added Tax - Thuế giá trị gia tăng
VND Việt Nam Đồng
VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm


6

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Hiện nay, nền nông nghiệp truyền thống không đủ khả năng đáp ứng được nhu
cầu thực phẩm sạch, thực phẩm an toàn cả về chất lượng và số lượng cung cấp trong
nước và xuất khẩu. Những năm gần đây, hầu hết các mặt hàng nông sản của Việt Nam
đều đạt được giá rất thấp khi bán ra thị trường thế giới. Phần nhiều hàng hóa của Vi
ệt
Nam chỉ dừng lại ở mức bán nguyên liệu qua sơ chế cho các hãng nước ngoài mua về,
chế biến lại và bán với giá cao hơn nhiều. Tình trạng này, không chỉ riêng Việt Nam,
mà nhiều nước đang phát triển khác cũng đang gặp phải. Đổi mới công nghệ nâng cao
trình độ sản xuất nông nghiệp từ khâu chọn giống, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch đến
bảo quản, chế biến, bao bì, mẫu mã, vận chuy
ển và tiêu thụ; đang là nhu cầu cấp bách
với hầu hết các quốc gia. Trong bối cảnh đó, phát triển nông nghiệp công nghệ cao
(NNCNC) chính là biện pháp đột phá đã được nhiều quốc gia lựa chọn (đặc biệt là
những nước có nền nông nghiệp chiếm vị trí quan trọng như Việt Nam), nhằm tạo sức
cạnh tranh trên thị trường. Ngoài ra, NNCNC còn hỗ trợ khả năng phát triển du lịch
sinh thái, du lịch tri thức, b
ảo vệ và phát triển môi trường theo hướng bền vững.
Quảng Ngãi là tỉnh nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và đang
xúc tiến mạnh mẽ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Quá trình này đòi hòi nông
nghiệp của Tỉnh phải phát triển theo hướng dựa trên công nghệ cao đúng như Báo cáo
chính trị của BCH Đảng bộ tỉnh trình bày tại Đại hội Tỉnh Đảng bộ lần thứ XVII: “Tập

trung nâng cao trình độ thâm canh, và
ứng dụng công nghệ cao trên một số lĩnh vực
nhằm tăng năng suất và chất lượng cây trồng, vật nuôi”.
Một nhiệm vụ quan trọng khác mà nông nghiệp Quảng Ngãi phải hướng vào
phục vụ là phát triển Khu kinh tế Dung Quất. Nhu cầu về nông sản sạch và có chất
lượng cao của Khu Kinh tế Dung Quất sẽ rất lớn và cấp bách. Chính vì vậy trong
Quyết định số 04/2005/QĐ-TTg, ngày 06 tháng 01 năm 2005 của Th
ủ tướng Chính
phủ (về Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể Phát triển kinh tế - xã hội tỉnh
Quảng Ngãi đến năm 2010) đã nhấn mạnh đến việc “Hình thành vành đai nông nghiệp
phục vụ Khu kinh tế Dung Quất”. Đó là các yêu cầu đặt ra đòi hỏi cũng như là những
cơ sở cho phép Quảng Ngãi sớm xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
(NNUDCNC) phục vụ Khu kinh t
ế Dung Quất.
Ứng dụng các kết quả của Khu NNUDCNC sẽ được triển khai ngay cho khu
vực sản xuất rau hoa quả và thực phẩm sạch cung cấp cho Khu Kinh tế Dung Quất và
các đô thị khu vực miền Trung. Đây cũng chính là nhu cầu cấp bách đặt ra cho khu
NNUDCNC Quảng Ngãi ngay trong những năm tới.
7

Việc nghiên cứu hình thành các khu nông nghiệp công nghệ cao hay khu nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Việt Nam còn đang gặp nhiều khó khăn vướng mắc.
Đây là một hướng đi mới, có nhiều địa phương chưa dám đặt quyết tâm để huy động
mọi nguồn lực cho dự án, kinh phí hình thành dự án thường rất lớn, có khi vượt quá
khả năng đầu tư của địa phương.
Trên thực tế đ
ã có một số khu/dự án NNCNC hoặc khu nông nghiệp kỹ thuật
cao (NNKTC) đã được hình thành ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Lâm Đồng,
Cần Thơ, Hải Phòng, Sơn La, tuy nhiên, việc đưa vào hoạt động còn là một khoảng
cách lớn với rất nhiều vần đề mắc về lý luận cũng như thực tiễn. Vì vậy, việc nghiên

cứu cơ sở khoa học và điều kiện thực tiễn
để hình thành khu nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao tại Quảng Ngãi sẽ cung cấp cho lãnh đạo Tỉnh những căn cứ tin cậy để
tiến tới việc hình thành khu NNUDCNC tại Quảng Ngãi.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu đặt ra cho Đề tài là:
- Nghiên cứu cơ sở khoa học của việc hình thành khu nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao tại Quảng Ngãi hiện nay;
- Nghiên cứu điều kiện thực tiễn hình thành khu nông nghiệp ứng dụng CNC
tại Quãng Ngãi;
- Đề xuất mô hình quản lý Khu NNUDCNC Quảng Ngãi.
Giới hạn, phạm vi nghiên cứu
Đây là đề tài nghiên cứu khoa học nhằm luận cứ cơ sở khoa học và các điều
kiện thực tiễn để đi đến khẳng định sự cần thiết và tính khả thi cũng như các điều kiện
cần thiết cho việc hình thành khu NNUDCNC và sơ bộ đề xuất quy mô, địa điểm, cấu
trúc khu NNUDCNC cũng như bộ máy quản lý của khu NNUDCNC. Đề tài không
nhằm thay thế dự
án khả thi hay quy hoạch chi tiết khu NNUDCNC.
Phương pháp tiến hành
Phương pháp xử lý tài liệu thứ cấp: dựa trên các nghiên cứu, bài viết, số liệu đã
có để chắt lọc những thông tin làm cơ sở minh chứng cho nhận định về hiện trạng,
kinh nghiệm, những bài học rút ra.
Phương pháp điều tra: đã tiến hành điều tra đại diện nhu cầu thị trường về sản
phẩm rau quả tại Quảng Ngãi tại các điểm tiêu thụ l
ớn như: chợ, khách sạn, một số nhà
hàng tại Quảng Ngãi
Nghiên cứu trường hợp: đã nghiên cứu các trường hợp khu NNCNC,
NNUDCNC, khu sản xuất rau an toàn, bao gồm: Khu NNCNC Hà Nội, Khu NNCNC
Hải Phòng, Khu NNCNC Mộc Châu (Sơn La), Vùng sản xuất RAT Vân Nội (Đông
8


Anh Hà Nội). Các kinh nghiệm xây dựng và phát triển khu NNUDCNC/khu NNCNC
thu được qua nghiên cứu trường hợp được sử dụng trong phân tích và chọn lựa những
vấn đề có tính chất lý luận và thực tiễn để áp dụng vào trường hợp của khu
NNUDCNC Quảng Ngãi.
Khảo sát thực địa: Nhóm nghiên cứu đã phối hợp với Trung tâm Tư vấn Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn, Trung tâm Hỗ trợ Kỹ thuật Nông –lâm nghiệp Dung
Quất khảo sát 2 đợt t
ại địa bàn huyện Bình Sơn phục vụ cho việc lựa chọn vị trí để xây
dựng Khu NNUDCNC.
Điều tra nhanh: đã tiến hành điều tra nhanh đại diện lãnh đạo xã về quan điểm,
những thuận lợi và khó khăn trong việc xây dựng khu NNUDCNC tại xã Bình Hòa,
Bình Nguyên, Bình Trị, Bình Chánh huyện Bình Sơn.
Phương pháp chuyên gia: tham khảo các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý có
liên quan của địa phương và Trung ương; các chuyên gia trong các Ban Quản lý Khu
NNUDCNC ở một số tỉ
nh/thành; các chuyên gia trong các lĩnh vực công nghệ, thị
trường có liên quan ở địa phương và Trung ương.
Phương pháp hội thảo: đã tổ chức các hội thảo chuyên đề và 4 hội thảo lớn (3
hội thảo kết quả trung gian, 1 hội thảo về kết quả cuối cùng) tại Hà Nội và Quảng
Ngãi.
Phương pháp phân tích, tổng hợp: sử dụng trong quá trình viết các chuyên đề và
báo cáo tổng hợp: Phân tích các mô hình Khu NNUDCNC trong và ngoài nước (tên
gọi, mục tiêu, quy mô, c
ấu trúc, sản phẩm, thị trường, quản lý chất lượng sản phẩm,
quản lý hoạt động của khu, đầu tư, kết quả hoạt động, đào tạo nhân lực, chính sách ưu
đãi, hỗ trợ, kinh nghiệm cho Quảng Ngãi; Phân tích kinh nghiệm các tỉnh về: chủ
trương của lãnh đạo, lợi thế của tỉnh trong phát triển khu NNUDCNC, chính sách của
các tỉnh, kết quả thực hiện, những khó khăn trong hình thành và ho
ạt động của khu

NNUDCNC, kinh nghiệm rút ra cho các tỉnh khác; Phân tích các trường hợp cụ thể
(Dự án NNCNC Hà nội, Hải Phòng, Khu sản xuất RAT Vân Nội, Khu Da lat Hasfarm,
Khu sản xuất NNCNC Mộc Châu); Đúc kết các bài học cho Quảng Ngãi trong xây
dựng và hình thành Khu NNUDCNC.
Cấu trúc báo cáo
Báo cáo gồm phần đặt vấn đề, 4 chương, phần kết luận, đề xuất và tài liệu tham
khảo, 2 phụ lục.
9

CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA XÂY DỰNG VÀ PHÁT
TRIỂN KHU NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO
1.1. Định nghĩa công nghệ cao
Ở nước ta, về mặt pháp lý, gần đây cũng đã có thay đổi cách định nghĩa về công
nghệ cao. Theo Nghị định 99/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2003 Về
việc ban hành Quy chế Khu công nghệ cao: “công nghệ cao là công nghệ
được tích hợp từ các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, có khả năng tạo ra sự
tăng đột biến về năng suất lao động, tính năng, chất lượng và giá trị gia tăng của sản
phẩ
m hàng hoá, hình thành các ngành sản xuất hoặc dịch vụ mới có hiệu quả kinh tế -
xã hội cao, có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội và an ninh - quốc
phòng”.
Sau khi Luật Công nghệ cao được ban hành và có hiệu lực từ 01/07/2009, công
nghệ cao được định nghĩa là “công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và
phát triển công nghệ; được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại; tạo
ra sản phẩm có ch
ất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi
trường; có vai trò quan trọng đối với việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc
hiện đại hóa ngành sản xuất, dịch vụ hiện có”.
Sản phẩm công nghệ cao cũng có thay đổi trong quy định pháp lý của Việt
Nam. Theo Nghị định 99/2003/NĐ-CP, sản phẩm công nghệ cao là sản phẩm được tạo

ra nhờ áp dụng công nghệ cao. Còn Lu
ật Công nghệ cao quy định chi tiết hơn, rõ hơn
về mặt định tính của sản phẩm công nghệ cao, cụ thể “sản phẩm công nghệ cao là sản
phẩm do công nghệ cao tạo ra, có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao,
thân thiện với môi trường”.
1.2. Định nghĩa khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên thế giới
Các khu NNCNC trên thế giới có các tên gọi khác nhau: khu NNCNC, khu
NNUDCNC, khu công viên nông nghiệp, khu nông nghiệp kỹ thuật cao, hay còn gọi
nông nghiệp công nghệ cao. Tất cả các tên gọi khác nhau này, thực chất đều có yếu tố
công nghệ cao trong đó, tuy nhiên mức độ có khác nhau. Khi thống kê số lượng các
khu NNCNC, người ta thường thống kê tất cả các loại hình trên. Điểm khác nhau ở
chỗ quan niệm về khu NNCNC hay nông nghiệp CNC. Trên thế giới, có hai quan niệm
chính về nông nghiệp công nghệ cao.
Theo thuyết của J.H. Von Thunew, khu NNCNC là nơ
i hội tụ các thành tựu tiên
tiến nhất về công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ thông tin và tự động
hóa trong một hệ thống nông nghiệp tập trung nhằm tạo ra một quy mô sản xuất và
10

trình diễn công nghệ có tác dụng quyết định trong việc chuyển nền kinh tế nông
nghiệp. Quan niệm này được phổ biến ở các nước phát triển.
Quan niệm thứ hai, khu NNCNC là nơi tập hợp các tiến bộ kỹ thuật mới về sinh
học, hóa học, cơ khí, tự động, kết hợp với những kinh nghiệm truyền thống tốt để tạo
ra bước đột phá về năng suấ
t, chất lượng sản phẩm và quan trọng hơn cả là cho hiệu
quả kinh tế cao. Quan niệm này phổ biến ở Trung Quốc và một số nước đang phát
triển.
Chức năng chính của khu nông nghiệp công nghệ cao gồm có 5 nội dung: một
là, điểm trình diễn sáng tạo; hai là, nơi hội tụ các nhân tài; ba là, được đầu tư tập trung;
bốn là, địa điểm để đổi mới công nghệ; nă

m là, khu ươm tạo và đào tạo công nghệ.
Tuy nhiên, các chức năng được vận dụng khác nhau đối với từng loại khu NNCNC.
Mô hình các khu NNCNC trên thế giới cũng rất đa dạng. Ở các nước phát triển
như: Pháp, Hà Lan, Nhật, khu nông nghiệp công nghệ cao có 2 công năng: một là, chủ
yếu phục vụ thưởng thức cảnh quan và nâng cao hiểu biết của người dân về những
thành tựu khoa học & công nghệ trong nông nghiệp, thông qua giới thiệ
u, trưng bày,
mô hình trình diễn; hai là, thay đổi phương thức nghỉ ngơi, tạo điều kiện cho những
người hàng ngày lao động ở văn phòng tiếp xúc với lao động chân tay, thông qua du
lịch sinh thái, ứng dụng thực tế các thành tựu khoa học trong nông nghiệp.
Khu nông nghiêp công nghệ cao ở các nước đang phát triển như: Đài loan, Thái
Lan, Israel, thì khu nông nghiệp công nghệ cao đưa mục tiêu sản xuất là chính. Trong
khu nông nghiệp công nghệ cao, người ta thường trình diễn các loại sản ph
ẩm có giá
trị cao, các thiết bị sản xuất có hàm lượng chất xám cao, ở các khu nông mghiệp này
có khả năng đào tạo và chuyển giao công nghệ.
Tại Trung Quốc, khu NNCNC là những khu nông nghiệp để sản xuất ra các sản
phẩm nông nghiệp đồng nhất có chất lượng cao bằng trình độ quản lý và công nghệ
tiên tiến trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất đến thị trường, trong đó gắn kết 5
cao và 6 hóa, cụ thể
là:
- 5 cao: năng suất lao động cao, năng suất trên đơn vị diện tích cao, hiệu quả đầu
tư cao, hàm lượng KH&CN cao, thu nhập của người nông dân và người lao động
cao
- 6 hóa: tiêu chuẩn hóa, cơ giới hóa, xã hội hóa, khoa học hóa, sinh thái hóa, nhất
thể hóa.
Các loại hình, tên gọi của khu NNCNC trên thê giới cũng đa dạng, tùy theo
mức độ cao của công nghệ hoặc tùy theo mục tiêu, chức năng của khu. Các loại hình
có trên thế giới hi
ện nay là: Khu Trình diễn NNCNC (High-Tech Agricultural

Demonstration Zone) như khu Khu Trình diễn NNCNC Yaling (Trung Quốc); công
11

viên nông nghiệp công nghệ cao (công viên nông nghiệp và công nghệ sinh học
Pingtung, Đài Loan); vườn nông nghiệp CNC; khu NNCNC; Khu NNKTC,…
1.3. Định nghĩa khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Việt Nam
Định nghĩa về khu NNUDCNC gần đây được đưa vào Luật Công nghệ cao,
trong đó khẳng định khu NNUDCNC là khu CNC. Như vậy, khu NNUDCNC hay khu
NNCNC ở nước ta đều có nghĩa là một, bởi “ Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao là khu công nghệ cao tập trung thực hiện hoạt động ứng dụng thành tựu nghiên
cứu và phát triển công nghệ cao vào lĩnh vực nông nghiệp để thực hiện các nhiệm vụ
quy định tại khoản 1
Điều 16 của Luật Công nghệ cao”, đó là:
a) Chọn tạo, nhân giống cây trồng, giống vật nuôi cho năng suất, chất lượng cao;
b) Phòng, trừ dịch bệnh;
c) Trồng trọt, chăn nuôi đạt hiệu quả cao;
d) Tạo ra các loại vật tư, máy móc, thiết bị sử dụng trong nông nghiệp;
đ) Bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp;
e) Phát triển doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;
g) Phát triển dịch vụ công nghệ cao phục vụ nông nghiệp.
Cũng theo Luật CNC, khu công nghệ cao là nơi tập trung, liên kết hoạt động
nghiên cứu và phát triển, ứng dụng công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo
doanh nghiệp công nghệ cao; đào tạo nhân lực công nghệ cao; sản xuất và kinh doanh
sản phẩm công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao.
Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao có các nhiệm vụ sau đây:
a) Th
ực hiện các hoạt động nghiên cứu ứng dụng, thử nghiệm, trình diễn mô
hình sản xuất sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;
b) Liên kết các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao, sản xuất sản
phẩm ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp;

c) Đào tạo nhân lực công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp;
d) Tổ chức hội chợ, triển lãm, trình diễn s
ản phẩm nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao;
đ) Thu hút nguồn đầu tư, nhân lực công nghệ cao trong nước và ngoài nước
thực hiện hoạt động ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp.
Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao muốn được thành lập phải đáp ứng
các quy định sau:
a) Phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển nông nghiệp và nhiệm vụ quy
định của khu NNUDCNC;
12

b) Có quy mô diện tích, điều kiện tự nhiên thích hợp với từng loại hình sản xuất
sản phẩm nông nghiệp; địa điểm thuận lợi để liên kết với các cơ sở nghiên cứu, đào
tạo có trình độ cao;
c) Hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ thuận lợi đáp ứng yêu cầu của hoạt động nghiên
cứu, đào tạo, thử nghiệm và trình diễ
n ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực nông
nghiệp;
d) Có nhân lực và đội ngũ quản lý chuyên nghiệp.
Về mặt thẩm quyền quyết định thành lập, theo Luật Công nghệ cao, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trì phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và các
bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên
quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, ban hành quy chế hoạt
động của
khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Theo Luật Đầu tư, Khoản 4 Điều 47 quy định Chính phủ quy định việc phân
cấp thẩm tra và cấp Giấy chứng nhận đầu tư, và Khoản 2 Điều 38 của Nghị định
108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của luật Đầu tư quy định Ủy ban nhân dân c

ấp tỉnh
thực hiện việc đăng ký đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với Dự án đầu tư phát
triển kết cấu hạ tầng khu công nghệ cao đối với những địa phương chưa thành lập Ban
Quản lý khu công nghệ cao. Như vậy, có sự khác nhau về thẩm quyền ra quyết định
thành lập khu CNC trong đó có khu NNUDCNC theo Luật Đầu tư và Luật Công nghệ

cao. Luật Công nghệ cao không đề cập đến thẩm quyền của UBND tỉnh trong việc ra
quyết định thành lập khu CNC. Do đó, việc ban hành quyết định thành lập một khu
NNUDCNC, tỉnh phải cân nhắc loại hình cho hợp lệ.
Một loại hình khu NNCNC được thành lập ở một số địa phương nước ta, đó là
khu nông nghiệp kỹ thuật cao (NNKTC). Khu nông nghiệp kỹ thuật cao là nơi tập
trung loại hình sản xuất c
ơ bản áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất/kỹ thuật mới
trong sản xuất nông nghiệp (như công nghệ vật liệu, công nghệ sinh học, công nghệ
dinh dưỡng,…) để tạo ra lượng hàng hóa nông sản lớn, chất lượng tốt, có khả năng
cạnh trạnh trên thị trường, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ngoài ra, trong khu NNKTC,
công nghệ quản lý, trình độ cán bộ công nhân là yếu tố quan trọng để đảm bả
o sự
thành công của mô hình. Trong giai đoạn hiện nay của nước ta, theo một số chuyên
gia, đây là mô hình dễ được phổ biến nhân rộng trong sản xuất một khi nó được tập
trung đầu tư và mang lại hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của xã
hội. Đây cũng là nơi thu hút các nhà khoa học thông qua cơ chế đặt hàng để chuyển
giao KTTB/công nghệ tiên tiến/mới nhất vào trong sản xuất. Tuy nhiên, do yêu cầ
u
mang lại hiệu quả kinh tế cao là mục tiêu hàng đầu, do đó các nhà đầu tư thường tập
13

trung vào ứng dụng hoặc mua công nghệ. Do vậy việc hội tụ nhân tài và tạo môi
trường thuận lợi cho sáng tạo chưa được đặt là ưu tiên chính trong mô hình này
1

.
Theo một số tác giả trong nước, nông nghiệp công nghệ cao là sự kết hợp ứng
dụng các công nghệ trọng điểm của thời đại, đó là công nghệ thông tin, công nghệ vật
liệu mới, công nghệ sinh học, công nghệ nano để tạo ra sản phẩm có năng suất chất
lượng cao, giá thành hạ
2
. Một cách tiếp cận khác cho rằng NNCNC là nền nông nghiệp
mà ở đó các loại hình công nghệ cao (cơ giới hóa, tự động hóa, công nghệ thông tin,
công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự sinh học) được ứng dụng tổng hợp, theo một quy
trình khép kín, hoàn chỉnh nhằm khai thác hiệu quả nhất nguồn tài nguyên tự nhiên
(đất đai, khí hậu) và tiềm năng của giống để đạt năng suất và chất lượng cao nh
ất một
cách bền vững
3
. Ở các nước phát triển, công nghệ cao được ứng dụng trên quy mô
toàn quốc như vậy sẽ không còn khái niệm khu NNCNC. Tại các nước đang phát triển,
NNCNC tập trung trong những khu vực có quy mô từ vài ha đến hàng trăm ha.
Đối với Khu NNUDCNC cấp tỉnh, trong điều kiện hiện nay, theo Đề tài, cách
tiếp cận của Trung Quốc là tương đối thích hợp với Việt Nam. Theo đó, Khu
NNUDCNC là nơi tập hợp các tiến bộ kỹ thuậ
t mới về sinh học, hóa học, cơ khí, tự
động, kết hợp với những kinh nghiệm truyền thống/bản địa để tạo ra bước đột phá về
năng suất, chất lượng sản phẩm và cho hiệu quả kinh tế cao. Khu NNUDCNC có thể
thực hiện một số chức năng của khu CNC mà không nhất thiết phải có tất cả các chức
năng.
1.4. Sự cần thiết hình thành và phát triển các khu nông nghiệp công nghệ
cao
1.4.1. Trên thế giới
Nông nghiệp công nghệ cao đang phát triển mạnh mẽ trên diện rộng ở các nước
phát triển. Khu NNCNC của các nước này được hình thành khoảng hơn 30 năm trước

(Mỹ từ năm 1980, Phần Lan từ 1981)
4
. Các khu NNCNC đã tạo ra nhiều sản phẩm
chất lượng cao, an toàn đáp ứng yêu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Ứng dụng
công nghệ cao đã đem lại năng suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất nông
nghiệp, như: nhờ công nghệ gen, các nước đã tạo ra những giống cây trồng kháng
bệnh, năng suất cao; công nghệ lai tạo, chọn lọc giống cây trồng vật nuôi rút ng
ắn
được thời gian; công nghệ sinh học ứng dụng trong phòng trừ sâu bệnh, sản xuất phân


1
Xem: PGS. TS. Nguyễn Văn Tuất. Bàn về xây dựng và phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam. Kỷ
yếu hội thảo Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam. 24-10-2007.
2
Ý kiến ông Nguyễn Văn Giàu, Giám đốc Sở NN và PTNT Đồng Nai.
3
PGS. TS. Nguyễn Văn Bộ. Phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam. Kỷ yếu Hội thảo Phát triển nông
nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam, 24-10-2007.
4
Nguồn: TS Đào Xuân Thảng. Xây dựng và phát triển mô hình nông nghiệp theo hướng công nghệ cao. Kỷ yếu
Hội thảo Phát triển công nghệ cao tại Việt Nam, 10-2007, tr. 41.
14

vi sinh hạn chế được ảnh hưởng đến môi trường; sử dụng công nghệ tưới tiết kiệm
nước,…Các nước ứng dụng công nghệ cao điển hình như Mỹ, Nhật, Anh, Hà Lan,
Isreal, Trung Quốc, Thái Lan, Australia,…
Khu NNCNC trên thế giới đã đem lại lợi ích:
- Năng suất lao động trong nông nghiệp tăng cao từ 50-100 lần, giúp giải phóng lao
động nông nghiệp sang các ngành kinh tế khác;

- Tăng năng suất và sản l
ượng nông sản trên một đơn vị diện tích từ 10-15 lần, tiết
kiệm đất nông nghiệp để chuyển một phần sang phát triển đô thị, công nghiệp, dịch
vụ và trồng cây xanh, trồng rừng,
- tạo ra nông sản sạch, đồng nhất, chất lượng tốt, ít tổn thất, tỷ lệ thành phẩm cao;
- Tiết kiệm tài nguyên, giảm thiểu ô nhiễm môi trường;
- Có tính lôi cuốn cao, khuy
ến khích nông dân áp dụng kỹ thuật thay đổi phương
thức sản xuất, phát triển nông thôn đồng đều giữa các vùng lãnh thổ;
- Tạo sự phối hợp giữa các lực lượng xã hội, đặc biệt là các nhà: khoa học, doanh
nhân, nông dân, nhà nước.
1.4.1.1. Nhật Bản
Nhật Bản đã ứng dụng rất sớm kỹ thuật cao. Các khu NNCNC được hình thành
cùng với hệ thống cơ sở hạ tầng và ban hành pháp luậ
t về bảo vệ môi trường. Nhà kính
được sử dụng khá rộng rãi để tối ưu hóa các điều kiện môi trường cho sinh trưởng của
cây trồng. Nông dân Nhật Bản sử dụng mạng polietylen trong canh tác để hạn chế côn
trùng và cỏ dại, tiết kiệm nước tưới. Hệ thống cơ giới hóa, tự động hóa được sử dụng
phổ biến trong chu trình khép kín từ khâu trồng đến thu hoạch, chế bi
ến, tiêu thụ sản
phẩm. Sử dụng hệ thống điều chỉnh ánh sáng trong trồng trọt để làm thay đổi hàm
lượng chất dinh dưỡng,…Công nghệ thông tin và công nghệ tự động hóa đã được sử
dụng trong dự báo dinh dưỡng và dịch hại.
Để sản xuất cây giống hiệu quả cao, các công ty Nhật Bản đã thành lập nhà máy
thực vật sản xuất cây giống bằng nuôi cấy mô để cung cấ
p cho thị trường. Hệ thống
sản xuất cây con được tự động hóa. Cây con chủ yếu là cây lâm nghiệp, cây rau và hoa
các loại.
1.4.1.2. Australia
Australia, một đất nước rộng lớn về diện tích (768 triệu ha=7.680.000 km

2
),
rộng gấp 23 lần diện tích Việt Nam, trong đó gần 2/3 diện tích có thể canh tác (436
triệu ha) , nhưng Australia chỉ sử dụng có 46 triệu ha canh tác, gồm 18 triệu ha trồng
trọt và 28 triệu ha đồng cỏ. Lao động nông nghiệp của Australia chỉ có 372.900 người,
mỗi người có thể nuôi được 204 người. Giá trị nông sản của Australia đạt khoảng 25 tỷ
15

USD/năm, trong đó xuất khẩu 18-20 tỷ USD
5
. Để có được năng suất cao như vậy,
Australia đã thành lập các Trung tâm Xuất sắc (Center of Excellence) để nghiên cứu
công nghệ cao nhằm xây dựng mô hình đồng bộ từ tạo gióng cây/con đến canh tác, thu
hoạch, tiếp thị. Khâu quản lý sau thu hoạch và kiểm tra chất lượng do các chuyên viên
thuộc các ngành nghề và cơ quan khác nhau cùng phối hợp trong một sự án Trung tâm
Xuất sắc. Thực hành Nông nghiệp Tốt (GAP – Good Agriculture Practice) cũng đã
được nghiên cứu, tổ chức và nghiêm chỉ
nh thực hiện trong từng khâu của dây chuyền
sản xuất và cho từng loại cây/con để đảm bảo nông sản an toàn vệ sinh, đáp ứng yêu
cầu chất lượng của nhà sản xuất và tiêu thụ trong và ngoài nước.
Nhờ những mô hình triển khai ở các Trung tâm Xuất sắc, ngành rau – hoa – quả
đã trở thành một ngành mũi nhọn của nông nghiệp Australia. Hiện nay, hầu như toàn
bộ vành đai xanh ven các thành phố lớn hoặc vùng làng xa xôi của Australia đã s
ản
xuất rau, hoa, quả theo công nghệ cao. Năng suất cà chua đạt 500 tấn/ha/năm, dưa
chuột đạt 450 tấn/ha/năm. Thu nhập bình quân của nông dân trồng rau, hoa, quả đạt ½
triệu USD/5000 m2 nhà kính/năm (1triệu USD/ha nhà kính/năm).
1.4.1.3. Trung Quốc
Trung Quốc bắt đầu triển khai khu NNCNC từ năm 1994, dưới các dạng: khu
trình diễn, khu khoa học công nghệ nông nghiệp, khu thị phạm nông nghiệp hiện

đại…Cho đến cuối năm 2006, có khoảng 6000 các loại khu NNCNC đ
ã được xây
dựng ở Trung Quốc, trong đó có 1 khu cấp quốc gia (khu Dương Lân, TP Tây An, tỉnh
Thiểm Tây); 36 khu do Bộ Khoa học và Công nghệ ra quyết định thành lập; hơn 600
khu thị phạm khoa học nông nghiệp hiện đại cấp quốc gia và khu trình diễn phát triển
khoa học công nghệ cao nông nghiệp tổng hợp, còn lại là khu do cấp tỉnh/thành phố và
cấp huyện thành lập
6
. Trong số 6000 khu nói trên, có trên 400 khu vào loại hiện đại.
Công năng của khu NNCNC
Các công năng của khu NNCNC ở Trung Quốc là đa dạng: trình diễn KH&CN
nông nghiệp hiện đại, du nhập và mở rộng các giống cây/con mới, đào tạo, nâng cao
nhận thức và trình độ cho nông dân, tạo phong trào (chiếm tuyệt đại bộ phận trong các
khu đã có); thăm quan nghỉ ngơi, trình diễn các công nghệ cao trong nông nghiệp,
triển lãm các công nghệ mới của nông nghiệp, văn hóa nông nghiệp nông thôn, tạ
o
điều kiện cho du khách có thể tham gia vào hoạt động tác nghiệp nông nghiệp; vừa
trình diễn KH&CN nông nghiệp và thăm qua, giải trí (thường được xây dựng ở những
nơi thuận lợi về vị trí địa lý, giao thông).


5
Nguồn: TS Nguyễn Quốc Vọng. Phát triển rau - hoa - quả công nghệ cao ở Việt Nam: kinh nghiệm từ
Australia. Kỷ yếu Hội thảo Phát triển công nghệ cao tại Việt Nam, 10-2007, tr. 93.
6
Nguồn: TS Dương Kỳ Trường (GĐ TT Nghiên cứu thiết bị nông nghiệp nhà kính, Viện Hàn lâm KH&CN
Nông nghiệp Trung Quốc). Hiện trạng và xu thế phát triển khu Khoa học công nghệ nông nghiệp của Trung
Quốc. Kỷ yếu Hội thảo Phát triển công nghệ cao tại Việt Nam, 10-2007, tr. 98.
16


Những đóng góp
Các khu NNCNC được hình thành, một loại các kết quả KH&CN nông nghiệp
thích hợp, tiên tiến đã được ứng dụng trong khu và đã trở thành hạt nhân quan trọng
trong áp dụng rộng rãi công nghệ và kỹ thuật nông nghiệp mới, góp phần chuyển hóa
các kết quả KH&CN vào phát triển kinh tế. Thông qua việc xây dựng khu NNCNC tập
trung, thực hiện trình diễn những kỹ thuật mới, giống mới, sản phẩm mới phù hợp v
ới
điều kiện của địa phương, làm cho nông dân có thể nhìn thấy tận mắt các thành quả đã
được ứng dụng và từ đó tự nguyện bắt chước.
Mặt khác, ở Trung Quốc, nông sản vẫn là sản phẩm của từng hộ, từng nhà, nên
việc thực hiện sản xuất theo tiêu chuẩn và chất lượng sản phẩm là khó khống chế và
đảm bảo, khiến cho chất lượ
ng hàng nông sản còn có khoảng cách xa so với yêu cầu
của thị trường. Thông qua việc hình thành các khu NNCNC, sử dụng biện pháp thâm
canh tập trung, quy mô hóa, lấy khu NNCNC làm đầu tầu, các cơ sở sản xuất và hộ
nông dân làm vệ tinh, việc khống chế và nâng cao chất lượng sản phẩm đã dễ dàng
hơn. Thu nhập từ các khu NNCNC tăng lên đáng kể, từ 40-50.000 USD/ha/năm
7
.
Những hạn chế
Về góc độ hiệu quả kinh tế, nhiều khu NNCNC chưa đem lại hiệu quả kinh tế
cao, thậm trí có khu còn bị lỗ do: (1) dự án được lựa chọn không hợp lý, các sản phẩm
vượt quá khả năng tiêu dùng của khách hàng; (2) giá cả của sản phẩm và đẳng cấp
thiết bị quá cao; (3) một số khu còn mang dấu ấn của kinh tế bao cấp, ỷ lại Chính phủ
quá nhi
ều;
Về góc độ trình diễn và hiệu quả của trình diễn, mục tiêu của trình diễn là để
nông dân học hỏi và làm theo. Một số khu mà Chính phủ đầu tư còn mạng nặng tính
hành chính, nặng về hình thức, chưa chú ý hiệu quả.
Về góc độ cơ chế quản lý, việc quản lý vận hành khu vẫn dựa trên cơ chế kinh

tế kế hoạch, thường bị can thiệp quá sâu của cấp hành chính, kinh doanh thiếu h
ẳn sức
sống. Mâu thuẫn xảy ra giữa chủ thể xây dựng và chủ thể kinh doanh. Sau khi hoàn
thành xây dựng, Khu NNCNC cần phải được hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp, tuy
nhiên thực tế vẫn áp dụng cơ chế hành chính, kế hoạch.
Hướng phát triển
Việc tiếp tục hoàn thiện các khu NNCNC là hướng tất yếu ở Trung Quốc. Sẽ có
chuyển hướng phân bố từ vùng kinh tế phát triển sang một số
vùng kinh tế kém phát
triển và sẽ dần hình thành một mạng lưới khu trình diễn khoa học và công nghệ theo


7
Nguồn: TS Lê Quốc Doanh. Bước đầu ứng dụng công nghệ cao trong xây dựng mô hình phát triển nông nghiệp
tại Vùng núi phía Bắc. Kỷ yếu Hội thảo Phát triển công nghệ cao tại Việt Nam, 10-2007, tr 56.
17

nhiều cấp: tỉnh/thành, huyên, xã. Đồng thời một loạt các khu vui chơi giải trí sẽ được
hình thành.
Trung Quốc thực hiện thay đổi trong quản lý theo phương châm “Chính phủ
hướng dẫn, xí nghiệp vận hành, có sự tham gia của thành phần kinh tế, nông dân thụ
hưởng lợi ích”. Chức trách chủ yếu của Chính phủ là sáng tạo môi trường chính sách
thuận lợi, thực hiện việc chỉ đạo vĩ mô và điều hòa, phối h
ợp, tiến hành kiểm soát nội
bộ xí nghiệp, bảo đảm lợi ích của người nông dân. Xí nghiệp, với tư cách là chủ thể
pháp nhân, tự chủ kinh doanh, tiếp thu sự chỉ đạo của Chính phủ. Các tổ chức trung
gian triển khai việc tư vấn, đánh giá, bồi dưỡng, cung cấp các loại dịch vụ trung gian
về kH&CN. Nông dân dùng đất đai, sức lao động, tiền vốn, vv…để góp cổ phần hoặc
thông qua hình th
ức hợp đồng bao tiêu sản phẩm với xí nghiệp để tham gia khu, tiếp

thu chỉ đạo kỹ thuật và đào tạo từ xí nghiệp. Các tổ chức KH&CN thông qua việc
chuyển giao công nghệ hoặc dùng công nghệ để tham gia đóng góp cổ phần hoặc lập
doanh nghiệp KH&CN nhằm thúc đẩy thướng mại hóa kết quả nghiên cứu.
1.4.2. Trong nước
Nước ta hiện nay năng suất trong nông nghiệp còn thấp: năng suất rau ch
ỉ bằng
87% so với toàn trung bình trên thế giới, tỷ lệ hao hụt sau thu hoạch cao (20-30%, tỷ lệ
giống nước ngoài sử dụng trong sản xuất rau chiếm trên 50%
8
. Cùng với tốc độ đô thị
hóa nhanh, diện tích nông nghiệp đang bị thu hẹp dần, do vậy việc ứng dụng công
nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp là xu hướng tất yếu. Một số mô hình thử nghiệm
đã được triển khai tại các thành phố lớn: dự án NNCNC tại Hà Nội; Hải Phòng, Khu
NNCNC TP Hồ Chí Minh; Chương trình NNCNC tại Lâm Đồng; Khu sản xuất
NNCNC Mộc Châu, Sơn La; và một số dự án NNCNC tại Khánh Hòa, Bình D
ương,
Đồng Nai, Tây Ninh, Bạc Liêu, Bến Tre,…
Các mô hình rau an toàn (RAT) được áp dụng rộng rãi trên toàn quốc. Các cơ
quan nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã hoàn thiện cơ bản
quy trình sản xuất RAT cho 31 chủng loại và bổ sung một số quy trình cho sản xuất
rau trong điều kiện che chắn (nhà lưới, nhà màng biến quang).
Đến nay, có khoảng trên dưới 30 mô hình các khu NNCNC trên cả nước. Đã có
hai dự án khu nông nghiệp công nghệ cao (Hà nội và Hải Phòng) được nhập “trọn gói”
từ
nhà màng, thiết bị bên trong đến kỹ thuật canh tác. Qua thực tế, mô hình nhập trọn
gói này rất đắt và phụ thuộc, khi đưa vào điều kiện Việt Nam còn nhiều bất cập (mưa,
nắng, bão, giông, mùa vụ, tập quán tiêu thụ, bệnh dịch phát sinh, bảo dưỡng, duy tu
trang thiết bị,…). Các dự án khu NNCNC dưới các tên gọi, hình thức khác nhau cũng



8
Nguồn: PGS TS Trần Khắc Thi. Vấn đề ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất rau ở Việt Nam. Kỷ yếu Hội
thảo Phát triển công nghệ cao tại Việt Nam, 10-2007, tr 49.
18

đã được hình thành và bắt đầu đi vào hoạt động. Chưa có nhiều mô hình đủ thời gian
cho kết luận thành công hay thất bại. Tuy nhiên, việc hình thành và đi vào hoạt động là
cả một quá trình, gặp nhiều khó khăn.
Song cũng có khu nông nghiệp dưới dạng nông nghiệp CNC khá thành công, đó
là Khu Đa Lat Hasfarm, chuyên sản xuất hoa phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ trong nước
(khoảng 40% tiêu thụ trong nước). Đây là doanh nghiệp có quy mô lớn, công nghệ
hiện
đại. Năm 2002 đã có 22 ha nhà kính, trong đó có 10 ha nhà kính hiện đại. Đến
nay, doanh nghiệp đã mở rộng quy mô trên 45 ha. Doanh nghiệp đã đầu tư hệ thống
nhà kính công nghệ cao, đào tạo đội ngũ nhân lực. Doanh nghiệp cũng đã thu hút hàng
chục nhà vườn của các hộ gia đình sản xuất theo quy trình công nghệ cao với thiết bị
tưới tiêu hiện đại, nhà lưới, nhà kính chủ động về nhiệt độ, ánh sáng. Sản lượng, doanh
thu của Công ty cao gấp 20-30 lần so với cách trồng truyền thống (1 tỷ đồng/ha/năm)
9
.
1.5. Những điều kiện cần và đủ cho hình thành và phát triển khu
NNUDCNC của Quảng Ngãi
Kinh nghiệm từ phát triển các mô hình khu NNCNC trên thế giới cho thấy, nên
có nhiều loại khu NNCNC để có chính sách đầu tư thích hợp: khu NNCNC quốc gia
có đầy đủ các chức năng cơ bản, có thể coi là Trung tâm Xuất sắc trong nông nghiệp,
do nhà nước đầu tư là chủ yếu; khu NNCNC địa phương do các tỉnh đầu tư nhằm tạo
ra môi trường để ứng dụng công nghệ cao và triển khai các mô hình trình diễn thích
hợp với điều kiện củ
a địa phương và không nhất thiết phải có đủ các chức năng cơ
bản; khu NNCNC chuyên ngành mang tính thương mại do doanh nghiệp đầu tư 100%.

Cho dù là loại hình khu NNUDCNC nào cũng cần những điều kiện nhất định để có thể
hình thành và duy trì, phát triển khu NNUDCNC. Các điều kiện cần là những yếu tố
bắt buộc phải có để có thể hình thành được khu NNUDCNC, còn các điều kiện đủ là
những yếu tố phả
i có để phát triển khu sau khi hình thành.
1.5.1. Những điều kiện cần
Trước hết, cần có chủ trương, ý chí của Lãnh đạo chính quyền địa phương thể
hiện ở cam kết và có kế hoạch đầu tư cho hình thành và xây dựng hạ tầng kỹ thuật cho
khu NNUDCNC. Hình thành khu NNUDCNC đòi hỏi có đầu tư ban đầu lớn vào hạ
tầng kỹ thuật và thường là không thu hồi được, trong đó có đầu tư cho cơ
sở nghiên
cứu và phát triển và cơ sở tập huấn chuyển giao công nghệ cho nông dân. Khác với
lĩnh vực công nghiệp, đầu tư vào hạ tầng kỹ thuật như các khu công nghiệp sẽ thu hồi
lại được thông qua việc cho các doanh nghiệp thuê lại, lĩnh vực nông nghiệp cần hỗ trợ
nhiều từ phía nhà nước bởi các sản phẩm khoa học và công nghệ của các tổ chức, đơn


9
Nguồn: TS Đào Xuân Thảng. Xây dựng và phát triển mô hình nông nghiệp theo hướng công nghệ cao. Kỷ yếu
Hội thảo Phát triển công nghệ cao tại Việt Nam, 10-2007, tr. 43.
19

vị trong khu thường chuyển giao cho nông dân có tính chất hỗ trợ hoặc dịch vụ phí
thấp. Ngay cả doanh nghiệp sản xuất sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao trong khu
NNUDCNC cũng cần hỗ trợ hạ tầng kỹ thuật bởi lẽ nếu đưa khấu hao toàn bộ đầu tư
hạ tầng kỹ thuật vào giá thành sản phẩm sẽ khó được thị trường chấp nhận bởi người
tiêu dùng sản phẩm hiện nay đa phần chưa phải đã có thu nhập đủ cao để sử dụng sản
phẩm công nghệ cao hoặc chưa thật tin tưởng vào chất lượng nông phẩm để sẵn sàng
chi trả với giá cao. Để tạo được thương hiệu, sản phẩm nông nghiệp cần thời gian dài
hơn so với các sản phẩm và dịch vụ khác.

Thứ hai, cần có thị trường hiện t
ại và tiềm năng. Như đã trình bày ở phần trên,
sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao chiếm lĩnh được thị trường phải có thời gian
không chỉ để khẳng định chất lượng mà còn phải thuyết phục, thay đổi nhận thức về
tiêu dùng của khách hàng. Công nghệ cao trong nông nghiệp không chỉ đem lại năng
suất cao, giống mới, đa dạng chủng loại mà quan trọng hiện nay là chất lượ
ng và an
toàn thực phẩm. Khi tập quán tiêu dùng của đại bộ phận dân chúng chưa thay đổi,
người dân còn quan tâm đến giá rẻ hơn là chất lượng và an toàn thực phẩm thì thị
trường của nông sản CNC còn hạn hẹp trong một số đối tượng tiêu dùng. Vì số lượng
chưa nhiều, sản xuất quy mô chưa đủ lớn thì giá thành sẽ cao, và đây là lại là yếu tố
cản trở việc mở rộng thị trườ
ng. Tuy nhiên, với nhận thức về an toàn thực phẩm của
người tiêu dùng được nâng cao nhờ các tác động của truyền thông và qua những biểu
hiện tác hại của không đảm bảo an toàn thực phẩm đến sức khỏe, người tiêu dùng sẽ
chuyển sang sử dụng nông sản công nghệ cao nhiều hơn. Đây chính là thị trường tiềm
năng cho phát triển các khu NNUDCNC. Với xu thế phát triển các khu kinh tế, khu
công nghiệp ở Quảng Ngãi, số
người tiêu dùng có thu nhập cao sẽ tăng lên, kể cả bộ
phận chuyên gia và công nhân nước ngoài, vấn đề thị trường tiềm năng cho phát triển
khu NNUDCNC ở Quảng Ngãi sẽ là trở thành một yếu tố thuận lợi.
Thứ ba, cần có được đầu tư ban đầu thỏa đáng từ phía Nhà nước (địa phương)
cho việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật đồng bộ của khu NNUDCNC (giao thông, điện
nước, thông tin, liên lạc). Điểm nổi bật của khu NNCNC là lấy việc xây dựng mối liên
kết chặt chẽ, có hiệu quả giữa thành quả nghiên cứu khoa học với sản xuất ra sản phẩm
có hàm lượng khoa học và công nghệ cao, mới trên cơ sở đó tạo ra mô hình trình diễn
để nhân rộng. Do đó, để xây dựng khu NNCNC cần thiết phải đầu tư xây dựng cơ sở
hạ tầ
ng tốt, đồng bộ, trang thiết bị tiên tiến. Các khoản đầu tư này, từ kinh nghiệm của
thế giới và trong nước cho thấy đều cần sự hỗ trợ của nhà nước, và đây cũng chính là

chính sách hỗ trợ nông nghiệp và nông dân của các chính phủ.
Thứ tư, cần có nhân lực có năng lực, kinh nghiệm và tâm huyết để điều hành
khu NNUDCNC. Hoạt động sản xuất nông nghiệp nói chung và nghiên cứu và phát
triể
n trong nông nghiệp nói riêng gặp nhiều phụ thuộc vào thời tiết và điều kiện tư
nhiên. Ngay cả công nghệ cao trong nông nghiệp áp dụng ở nước ta hiện nay đòi hỏi
20

phải có nghiên cứu thích nghi, lựa chọn bước đi và công nghệ thích hợp. Thực tế cho
thấy, không phải các mô hình công nghệ cao của nước ngoài là có thể ứng vào Việt
Nam thành công. Việc điều hành khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đang còn
là mới mẻ, do đó cần có người điều hành có am hiểu và trải nghiệm trong lĩnh vực ứng
dụng nông nghiệp CNC và kinh nghiệm quản lý cũng như kinh doanh. Hơn nữa,
th
ường tỷ lệ sinh lời trong sản xuất nông nghiệp không cao bằng các lĩnh vực khác,
nhiều rủi ro do yếu tố thời tiết và thiên nhiên tác động, môi trường làm việc không
thuận lợi và hấp dẫn như một số lĩnh vực khác, do đó phải có những người có tâm
huyết thì mới gắn bó với nông nghiệp và khu NNUDCNC.
1.5.2. Những điều kiện đủ
Nếu những điều kiện c
ần là những yếu tố cần thiết để có thể hình thành được và
duy trì khu NNUDCNC thì các điều kiện đủ để khu NNUDCNC có thể hoạt động và
duy trì tốt, trong đó gồm cơ chế chính sách tốt để thu hút đầu tư vào khu NNUDCNC
của nhà nước và tỉnh; bề dầy kinh nghiệm phát triển khuyến nông và ứng dụng tiến bộ
kỹ thuật của địa phương; mối liên kết bền vững trong tiêu thụ sả
n phẩm của khu
NNUDCNC.
Thứ nhất, cần có cơ chế chính sách tốt để thu hút đầu tư vào khu NNUDCNC.
Sau khi hình thành và xây dựng xong hạ tầng kỹ thuật của khu NNUDCNC, việc hoạt
động của khu phụ thuộc vào việc thu hút các nhà đầu tư vào khu NNUDCNC. Họ mới

chính là những chủ thể ứng dụng CNC, tạo ra nông phẩm CNC đưa ra thị trường. Tuy
nhiên, do tính chất hoạt động của lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao là thời gian để

tạo lập thị trường tương đối lâu, giá trị gia tăng từ sản phẩm nông nghiệp chưa cao so
với sản phẩm công nghệ cao khác, nhiều rủi ro trong sản xuất kinh doanh vì sự phụ
thuộc vào thời tiết và điều kiện tự nhiên, do đó sự hấp dẫn các nhà đầu tư vào lĩnh vực
NNCNC phụ thuộc rất nhiều vào chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư của chính
quyền trung ương và địa phương. Các chính sách thường liên quan đến hỗ trợ mặt
bằng, thuê đất, ưu đãi thuế và hỗ trợ đào tạo nhân lực cũng như hỗ trợ tạo dựng thị
trường thông qua các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức của người tiêu dùng
về chất lượng và an toàn nông sản.
Thứ hai, cần có bề dầy kinh nghiệm phát triển khuyến nông và ứng dụng tiến b

kỹ thuật của địa phương. Hiệu quả kinh tế mang lại từ khu NNCNC có thể không thấy
rõ ngay trong những năm đầu tiên triển khai mà sẽ thu được sau một thời gian. Tuy
nhiên, các khu NNCNC có thể mang lại những lợi ích xã hội như tạo thêm việc làm,
nâng cao dân trí và có tác động tích cực tới môi trường, do sử dụng ít hơn hay quản lý
tốt hơn phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật.
Áp dụng công nghệ tiên tiế
n là một trong các yếu tố quan trọng của khu
NNUDCNC. Công nghệ được ứng dụng nhiều nhất phải kể đến là công nghệ sinh học
21

trong chọn giống và nhân giống cây trồng, vật nuôi (công nghệ gen, công nghệ nuôi
cấy mô, tế báo,…); công nghệ sinh học bảo vệ thực vật bằng cách tạo ra các thuốc trừ
sâu sinh học; công nghệ bảo quản bằng điều chỉnh môi trường không khí khi đóng gói
(MAP); công nghệ dinh dưỡng cây trồng thông qua điều tiết dinh dưỡng, độ ẩm, nhiệt
độ và ánh sáng. Loại công nghệ tiếp theo phải kể đến đó là công nghệ v
ật liệu: nghiên
cứu sử dụng các màng che để phòng sâu, bệnh, che nắng, che mưa, màn lọc ánh sáng,

giảm nhiệt, giảm tia cực tím; nghiên cứu khoáng, giá thể không đất. Công nghệ thông
tin được sử dụng trong điều khiển tự động độ ẩm,…Công nghệ quản lý để khai thác tối
đa những ưu thế về điều kiện hậu, đất đai của vùng cũng như điều tiết và th
ương mại
hóa sản phẩm.
Khi xây dựng khu NNCNC, các nhà khoa học và quản lý khuyến cáo rằng nên
chú trọng tới mặt bằng dân trí của vùng. Không phải công nghệ nào cũng áp dụng
thành công nếu cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và người sản xuất không nắm vững
công nghệ và những yêu cầu chuyên môn tương thích. Do vậy, trước khi xây dựng khu
NNCNC cần có chính sách và kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực. Công tác khuyến
nông và tuyên truyền cũng cần ph
ải đi trước một bước. Nguồn nhân lực cần có đội ngũ
quản lý cán bộ tinh thông về quản lý; cán bộ kỹ thuật chuyên sâu về công nghệ sinh
học, kỹ thuật canh tác, hiểu biết về trang thiết bị máy móc, thành thạo về vi tính, biết
ngoại ngữ; kỹ thuật viên và công nhân biết vận hành và sử dụng máy móc.
Thứ ba, cần có mối liên kết bền vững trong tiêu thụ sản phẩm của khu
NNUDCNC. N
ếu thị trường là yếu tố cần thiết để quyết định việc hình thành khu
NNUDCNC thì tạo dựng mối liên kết trong tiêu thụ nông sản là một yếu tố quan trọng
để phát triển khu. Tính chất của khu NNUDCNC nghiêng về sản xuất thử nghiệm
chính vì thế rất cần tiêu thụ sản phẩm sản xuất thử nghiệm này. Ngoài ra, khu
NNUDCNC còn thu hút các hộ nông dân xung quanh để chuyển giao công nghệ và sản
xuất sản phẩm theo hướ
ng dẫn của cán bộ kỹ thuật trong khu. Việc này chỉ thành công
khi khu NNUDCNC đồng thời hỗ trợ hoặc đảm nhận khâu tiêu thụ sản phẩm của các
hộ bởi lẽ, đa số các hộ nông dân sản xuất đang còn ở quy mô nhỏ, chưa đủ sức tìm cho
mình thị trường. Mặt khác, việc đảm nhận tiêu thụ sản phẩm cho họ là cũng là một
điều kiện để yêu cầ
u các hộ tuân thủ quy trình công nghệ cũng như chất lượng sản
phẩm. Hơn nữa, với việc thu hút các hộ vào ứng dụng công nghệ do khu chuyển giao

sẽ tạo được lượng sản phẩm đủ lớn để chiếm lĩnh thị trường, giảm chi phí tiêu thụ.
Nhưng để làm được điều đó, cần thiết phải tạo được liên kết trong tiêu thụ sản phẩm
gi
ữa khu và các tổ chức thương mại trong và ngoài tỉnh. Kinh nghiệm phát triển nông
sản cao cấp của các tỉnh Đông Nam Bộ (được trình bày trong chương IV, Tr. 90 của
Báo cáo này) cho thấy, việc lập mạng lưới tiêu thụ giữa các tỉnh với TP Hồ Chí Minh,
trung tâm tiêu thụ hàng nông sản, đã giúp cho việc sản xuất và tiêu thụ được ổn định
và kiểm soát tốt hơn về chất lượng hàng hóa.
22


KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Từ nghiên cứu lý thuyết trong chương này cho thấy việc xây dựng khu nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Quảng ngãi là hết sức cần thiết, không những làm
tăng năng suất trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao chất lượng và an toàn của sản
phẩm nông nghiệp mà còn đem lại sự thay đổi cách nghĩ, cách làm của các hộ nông
dân theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và dẫn đến thay đổ
i cơ cấu kinh tế của
địa phương.
Khu NNUDCNC tại Quảng Ngãi hiện nay sẽ là khu NNUDCNC cấp tỉnh, nhằm
ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất sản phẩm nông nghiệp phục vụ cho đối tượng
khách hàng trong và ngoài tỉnh, đồng thời tạo các mô hình trình diễn để hướng dẫn,
chuyển giao công nghệ cao cho các hộ nông dân trong vùng Trung bộ và các tỉnh Tây
Nguyên.
Các điều kiện cần và đủ để hình thành khu nông nghiệp ứng dụng công ngh

cao là: có được ý chí và quyết tâm của lãnh đạo trong việc chỉ đạo hình thành khu
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thể hiện qua các quyết định đầu tư cơ sở hạ tầng
cho khu NNUDCNC và các chính sách khuyến khích hình thành và hoạt động của khu
NNUDCNC; có thị trường hiện tại và tiềm năng tiếp nhận sản phẩm nông nghiệp ứng

dụng công nghệ cao với giá thích ứng với chi phí sản xuất sản phẩm nông nghiệp công
nghệ cao; có được đầu tư ban đầu thỏa đáng từ phía Nhà nước (địa phương) cho việc
xây dựng hạ tầng kỹ thuật đồng bộ của khu NNUDCNC bởi xây dựng này thường có
suất đầu tư lớn; có nhân lực có năng lực, kinh nghiệm và tâm huyết để vận hành khu
NNUDCNC; địa điểm hình thành khu NNUDCNC đã có mức phát triển cao/bề dầy về
khuyến nông, ứng dụng TBKT; địa đi
ểm xây dựng khu NNUDCNC thuộc vùng khí
hậu không quá khắc nghiệt (chuyên úng, lụt và hứng chịu bão nhiều) gây tốn kém
trong đầu tư, giá thành sản phẩm vượt quá mức chấp nhận của thị trường; mối liên kết
trong tiêu thụ sản phẩm của khu NNUDCNC để sau khi hình thành có thể đi vào hoạt
động một cách có quy mô; chính sách thu hút đầu tư vào khu NNUDCNC từ phía địa
phương là không thể thiếu cho hoạt động của khu NNUDCNC.
23

CHƯƠNG II. NHỮNG VẤN ĐỀ THỰC TIỄN CỦA XÂY DỰNG VÀ
PHÁT TRIỂN KHU NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO
2.1. Kinh nghiệm trong và ngoài nước trong xây dựng và phát triển khu
NNUDCNC
2.1.1. Các loại hình khu NNUDCNC
2.1.1.1. Trong nước
Một số khu NNCNC của nước ta đã trải qua gần 10 năm kể từ khi thành lập.
Các khu đang hoạt động hay đã được thiết kế đang trong giai đoạn xây dựng có các tên
gọi và loại hình đa dạng. Có thể nhóm lại 4 loại hình:
- Khu Nông nghiệp công nghệ cao: với chức năng, nhiệm vụ và quy mô khác
nhau. Các Khu NNCNC lạc Dương (Lâm Đồng), Khu NNCNC TP Hồ Chí Minh, Khu
NNCNC Phú Yên là những khu tập trung có quy mô t
ừ gần 100 ha đến vài trăm ha, có
các phân khu nghiên cứu, thực nghiệm, khảo nghiệm, đào tạo và sản xuất CNC. Trong
khi đó, khu NNCNC Hà Nội (15 ha), Hải Phòng (7 ha) có quy mô và chức năng khiêm
tốn hơn, chủ yếu là tiếp nhận công nghệ, nghiên cứu tạo giống mới và quy trình sản

xuất, khảo nghiệm và tập huấn chuyển giao công nghệ.
Gần đây, Đồng Nai đã có quyết định thành lập Trung tâm Công nghệ sinh học
với quy mô 207 ha, nằ
m trên địa bàn xã Xuân Đường - Huyện Cẩm Mỹ - Tỉnh Đồng
Nai. Trung tâm này trực thuộc Sở KH&CN Đồng Nai, có chức năng nghiên cứu
CNSH, thực nghiệm chuyển giao, và sản xuất CNC, trong đó khu sản xuất chiếm
khoảng 30% diện tích. Mô hình này tương tự như khu NNCNC.
- Các khu Nông nghiệp kỹ thuật cao như khu nông nghiệp kỹ thuật cao Hưng
Lộc (Đồng Nai), Khu NNKTC An Thái, Khu NNKTC Hiếu Liêm (Bình Dương), Khu
Nông nghiệp ứng dụng kỹ thuật cao DONAFOODS, (Đồng Nai), Khu s
ản xuất nông
nghiệp kỹ thuật cao Cái Mơn (bến Tre) là những khu có quy mô lớn, trong đó khu sản
xuất chiếm tỷ lệ diện tích lớn.
- Doanh nghiệp NNCNC như Da Lat Hasfarm, trong đó có nghiên cứu tạo
giống mới hoặc thực nghiệm các giống nhập về, sản xuất CNC, sơ chế, bảo quản theo
CNC. Trong Khu này, sản xuất chiếm phần lớn diện tích.
- Các mô hình trình diễn công nghệ cao (dưới dạng sả
n xuất theo GAP, IPM
hay RAT). Mô hình này khá phổ biến.
Các mô hình trình diễn lấy hộ làm đơn vị
triển khai việc ứng dụng và chuyển giao công nghệ cho các hộ khác trong xã
thường có quy mô về đất từ 1000 m²/hộ đến khoảng 5000m²/hộ. Đây là loại mô
hình mở, không hàng rào. Tuy nhiên, nếu cộng diện tích của các hộ tham gia mô
hình thì mức quy mô dao động từ 1000 ha đến 30.000 m² (3 ha).

×