Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

nghiên cứu khoa học và điều kiện thực tiễn để hình thành khu công nghệ cấp vùng và trung tâm đào tạo nghề trình độ cao tại vình phúc, phục vụ các tỉnh đồng bằng sông hồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 112 trang )


Vụ Công tác địa phơng-Bộ KHCN






Báo cáo tổng kết đề tài:

Nghiên cứu khoa học và điều kiện thực tiễn
để hình thành khu công nghệ cấp vùng
và trung tâm đào tạo nghề trình độ cao
tại Vình Phúc, phục vụ các tỉnh Đồng bằng sông Hồng



Cnđt: Nguyễn Sơn Lộ










8060

Hà nội 2010



Văn phòng Phối hợp Phát triển Môi trường Khoa học và Công nghệ Trang

1
MỤC LỤC

KÝ HIỆU VÀ VIẾT TẮT 3
CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 4
PHẦN THỨ NHẤT GIỚI THIỆU CHUNG ……………………………………… 5
PHẦN THỨ HAI KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM ĐỀ TÀI ……………………… 24
CHƯƠNG I KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, THU THẬP SỐ LIỆU 24
I. CÁC KHÁI NIỆM, CÁC TIÊU CHÍ CƠ BẢN CỦA KHU CÔNG NGHỆ CẤP
VÙNG VÀ TRUNG TÂM ĐÀO TẠO NGHỀ TRÌNH ĐỘ CAO TẠI VĨNH
PHÚC. 24

1. Cơ sở hình thành khu công nghệ tại Việt Nam 24
2. Các khái niệm, tiêu chí hình thành khu công nghệ 27
3. Tiêu chí hình thành khu công nghệ 30
4. Cơ sơ khoa học hình thành Trung tâm đào tạo nghề trình độ cao 31
5. Khái niệm, tiêu chí của Trung tâm đào tạo nghề trình độ cao 33
II. TỔNG QUAN KINH NGHỆM TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC VỀ CÁC
KHU CÔNG NGHỆ CẤP VÙNG VÀ TRUNG TÂM ĐÀO TẠO NGHỀ TRÌNH
ĐỘ CAO 36

1. Xu thế phát triển các khu công nghệ trên thế giới 36
2. Các khu công nghệ nước ngoài 38
3. Tổng quan kinh nghiệm trong nước và nước ngoài về Trung tâm đào tạo nghề
trình độ cao 49

CHƯƠNG II ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 54

I. NHU CẦU HÌNH THÀNH KHU CÔNG NGHỆ CẤP VÙNG VÀ TRUNG
TÂM ĐÀO TẠO NGHỀ TRÌNH ĐỘ CAO 54

1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến
năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 54

2. Quy hoạch phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm đến năm 2015, có
xét đến năm 2020 55

3. Nhu cầu hình thành khu công nghệ cấp Vùng 57
4. Nhu cầu hình thành trung tâm đào tạo nghề trình độ cao 60
II. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC TẾ VỀ TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI, MÔI
TRƯỜNG CHO VIỆC HÌNH THÀNH KHU CÔNG NGHỆ CẤP VÙNG VÀ
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO NGHỀ TRÌNH ĐỘ CAO TẠI VĨNH PHÚC 66

1. Thông tin chung về tỉnh Vĩnh Phúc. 66
2. Những đặc điểm tự nhiên vầ xã hội 66
3. Những lợi thế về đầu tư. 67
Văn phòng Phối hợp Phát triển Môi trường Khoa học và Công nghệ Trang

2
III. HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI 71
1. Về phát triển kinh tế: 71
2. Về khía cạnh môi trường 72
3. Về khía cạnh xã hội 72
IV. Sự khác nhau giữa Khu công nghệ Vùng và khu công nghệ cao Hòa Lạc 73
1. Khu công nghệ cao Láng Hòa Lạc 73
2. Sự khác nhau giữa Khu CNC Hòa Lạc và Khu CNV Vĩnh Phúc…………… 77
CHƯƠNG III CÁC GIẢI PHÁP VÀ ĐỀ XUẤT 79
I. XÂY DỰNG BẢN ĐẠC HIỆN TRẠNG PHỤC VỤ LẬP QUY HOẠCH

(TỶ LỆ 1/5.000) 79

1. Lý do, sự cần thiết lập quy hoạch 79
2.Mục tiêu của đồ án 79
3. Các cơ sở và căn cứ thiết kế quy hoạch 80
4. Điều kiện tự nhiên và đặc điểm hiện trạng khu đất xây dựng 82
II. XÂY DỰNG ĐỒ ÁN QUY HOẠCH TỶ LỆ 1/5.000 KHU CÔNG NGHỆ
CẤP VÙNG VÀ TRUNG TÂM ĐÀO TẠO NGHỀ TRÌNH ĐỘ CAO TẠI BÌNH
XUYÊN –VĨNH PHÚC 86

III. XÂY DỰNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ VÀ VẬN HÀNH KHU CÔNG NGHỆ
CẤP VÙNG VÀ TRUNG TÂM ĐÀO TẠO NGHỀ TRÌNH ĐỘ CAO 86

1. Xây dựng cơ chế đầu tư tối đa hóa 86
2. Xây dựng mối liên kết 87
3. Đề xuất mô hình đầu tư thử nghiệm 100ha tại KCN Bình Xuyên 87
4. Đề xuất giải pháp về phát triển nguồn nhân lực cho Vùng ĐBSH 91
5. Đề xuất phương án quản lý 94
6. Đề xuất các chính sách ưu đãi 98
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 102
I.Khu Công nghệ 102
II.Trung tâm đào tạo nghề 102
III.Dự báo rủi ro và giải pháp phòng ngừa khi triển khai khu CNV Vĩnh Phúc:105
1.Dự đoán sai vòng đời phát triển của công nghệ; Xác định sai các lĩnh vực có lợi
thế cạnh tranh để lựa chọn công nghệ phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng tại
Vùng……………………………………………………………………………… 105

2. Không đảm bảo nguồn nhân lực cho phát triển công nghệ trong Vùng…… 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO 108



Văn phòng Phối hợp Phát triển Môi trường Khoa học và Công nghệ Trang

3
KÝ HIỆU VÀ VIẾT TẮT
KH&CN Khoa học và công nghệ
KTTĐ Kinh tế trọng điểm
KT-XH Kinh tế - xã hội
KCN Khu Công nghệ
TTDTN Trung tâm đào tạo nghề
UBND Ủy ban nhân dân
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
SMES Các doanh nghiệp vừa và nhỏ
CNH - HĐH Công nghiệp hoá - hiện đại hoá
CHLB Cộng hoà liên bang
WTO Tổ chức thương mại thế giới
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
NGO Tổ chức phi chính phủ

CNSH Công nghệ sinh học
BQL Ban Quản lý
CNV Công nghệ vùng









Văn phòng Phối hợp Phát triển Môi trường Khoa học và Công nghệ Trang

4
CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1. Công nghệ:
là tổ hợp các kỹ thuật nhằm tạo ra sản phẩm, nhưng phải có hiệu quả
kinh tế.
2. Khu công nghệ là một khu vực lãnh thổ có ranh giới xác định, trong đó tập hợp các
điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu, hình thành, lựa chọn và ứng dụng công nghệ
nhằm phục vụ cho sự tạo lập, phát triển và đổi mới của các doanh nghiệp và cơ sở sản
xuất phục vụ quá trình phát triển và đổi mới kinh tế-xã hội trong khu vực (tỉnh, vùng hay
liên vùng). Có thể xem khu công nghệ như là mộ
t môi trường khoa học công nghệ cụ thể,
trong đó có sự nhất thể hóa giữa môi trường đầu tư, môi trường thương mại, môi trường
văn hóa có tính khoa học.
3. Khu công nghệ cấp Vùng phục vụ chủ yếu cho nhu cầu phát triển sản xuất trong phạm
vi vùng trong các trường hợp tiềm lực KH&CN của một tỉnh không đáp ứng được hoặc
mỗi tỉnh đầu tư một khu công nghệ giống nhau sẽ làm giảm hiệu quả kinh tế - xã hội. Khu
công nghệ cấp Vùng có quy mô từ 100 đến vài trăm ha.
4. Đào tạo lao động kỹ thuật được hiểu là quá trình hoạt
động đào tạo có mục đích, có tổ
chức và có kế hoạch trong hệ thống đào tạo kỹ thuật thực hành nhằm hình thành và phát
triển kiến thức, kỹ năng, thái độ cho mỗi cá nhân người lao động ở các cấp trình độ để có
thể hành nghề, làm công việc phức tạp với năng suất và hiệu quả cao, đồng thời có năng
lực thích ứng với sự biến đổ
i nhanh chóng của kỹ thuật và công nghệ trong thực tế
5. Trình độ cao được hiểu là được trang bị kỹ năng nghề thành thạo và kiến thức chuyên
môn kỹ thuật cần thiết trên nền học vấn trung học phổ thông hoặc trung học chuyên
nghiệp để có khả năng vận hành các thiết bị hiện đại và xử lí được các tình huống phức
tạp, đa dạng trong các dây chuyền sản xuất tự

động, công nghệ hiện đại.
6. Trung tâm đào tạo nghề trình độ cao phải là nơi thực hiện nhiệm vụ giáo dục nghề
nghiệp theo hướng chuẩn bị đội ngũ lao động kỹ thuật mới trong một xã hội dựa trên nền
kinh tế tri thức.



Văn phòng Phối hợp Phát triển Môi trường Khoa học và Công nghệ Trang

5
PHẦN THỨ NHẤT
GIỚI THIỆU CHUNG
1. Lời nói đầu
Cách mạng khoa học và công nghệ trên thế giới phát triển với nhịp điệu siêu tốc,
những thành tựu thuộc mọi ngành khoa học và công nghệ mang tính mới mẻ, khôn lường
và đột phá xuất hiện hằng ngày có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển của đời sống con
người. Xã hội loài người đang ở thời kì chuyển hoá từ văn minh công nghiệ
p sang thời đại
thông tin, từ nền kinh tế dựa vào nguồn lực tự nhiên sang kinh tế dựa vào tri thức; nhiều
nước có những điều kiện khắc nghiệt về tự nhiên, nghèo nàn về khoáng sản, cũng bị tàn
phá trong chiến tranh như Nhật Bản, Đức, Hàn Quốc lại trở thành những nước phát triển
vào loại hàng đầu thế giới nhờ vào khoa học và công nghệ. Khoa học và công nghệ thực
sự
trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, hàng đầu. Quốc gia nào có khoa học và công
nghệ mạnh thì quốc gia đó mạnh và ngược lại.
Khoa học và công nghệ đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, hàng đầu. Sức
mạnh của mỗi quốc gia tuỳ thuộc phần lớn vào năng lực KH&CN. Lợi thế về nguồn tài
nguyên thiên nhiên, giá lao động rẻ ngày càng trở nên ít quan trọng hơn. Vai trò c
ủa
nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, có năng lực sáng tạo, ngày càng có ý nghĩa quyết

định trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế.
Để thích ứng với bối cảnh trên, các nước phát triển đang điều chỉnh cơ cấu kinh tế
theo hướng tăng nhanh các ngành công nghiệp và dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao,
công nghệ thân môi trường; đẩy mạnh chuyển giao những công nghệ tiêu tốn nhiều
nguyên liệu, năng lượng, gây ô nhiễm cho các n
ước đang phát triển. Nhiều nước đang
phát triển dành ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực KH&CN trình độ cao, tăng mức đầu tư
cho nghiên cứu và đổi mới công nghệ, nhất là một số hướng công nghệ cao chọn lọc; tăng
cường cơ sở hạ tầng thông tin - truyền thông; nhằm tạo lợi thế cạnh tranh và thu hẹp
khoảng cách phát triển.
Không thể không nhận thấy sự tăng c
ường và phát triển của tiềm lực khoa học và
công nghệ biểu hiện ở trình độ công nghệ một số ngành như công nghệ thông tin, công
nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, tự động hoá, dầu khí, công nghệ cơ khí chế tạo máy ,
trình độ công nghệ trong một số ngành sản xuất, dịch vụ dược nâng cao rõ rệt; biểu hiện ở
Văn phòng Phối hợp Phát triển Môi trường Khoa học và Công nghệ Trang

6
lực lượng đông đảo những người làm khoa học công nghệ được đào tạo trong nước và
ngoài nước trong nhiều thập kỉ đã tạo ra một nguồn nhân lực khoa học và công nghệ quan
trọng cho công nghiệp hoá đất nước.
Khoa học và công nghệ có những đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế, xã hội;
trong việc làm ra nhiều sản phẩm hàng hoá có sức cạnh tranh cao; trong việc nâng cao
năng suất lao động và chuyển đổ
i cơ cấu kinh tế. Khoa học và công nghệ cũng góp phần
quan trọng trong đào tạo và nâng cao trình độ nhân lực, trong an ninh và quốc phòng,
trong bảo vệ môi trường sống, nâng cao đời sống nhân dân và an sinh xã hội.
Việt Nam thuộc các nước đang phát triển, đang ở trong xu thế toàn cầu hoá và hội
nhập quốc tế, không có ngoại lệ nên cũng không thể không chịu những hệ luỵ nêu trên.
Vấn đề đặt ra là cần phải làm những gì và như

thế nào để hạn chế những thua thiệt trong
quá trình cạnh tranh quốc tế, nâng cao tiềm lực về khoa học và công nghệ, đào tạo nguồn
nhân lực có trình độ cao, chuyển đổi cơ cấu ngành nghề nhằm rút ngắn thời gian và thu
hẹp khoảng cách với các nước trong khu vực; thực hiện được mục tiêu chiến lược đến
năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện
đại.
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đang đứng trước thách thức to lớn
là phải nâng cao nhanh chóng năng lực khoa học và công nghệ để thực hiện quá trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện một đất nước nghèo, vốn đầu tư hạn hẹp,
trình độ phát triển kinh tế và khoa học - công nghệ còn có khoảng cách khá xa so với các
nước trong khu vực và thế giới; nguồn tài nguyên thiên nhiên (ngay cả nguồn này c
ũng
đứng trước nguy cơ cạn kiệt) và giá nhân công rẻ không còn là thế mạnh một khi sự phát
triển của kinh tế tri thức, của nguyên liệu sạch và của công nghệ thân thiện với môi
trường đang là xu thế thế giới trong thập kỉ đầu tiên của thế kỉ XXI. Tuy nhiên, đường lối
đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ quốc tế, những thành tựu đáng ghi nhận của kinh tế,
khoa học và công ngh
ệ trong hơn 20 năm đổi mới vừa qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao,
nguồn đầu tư từ nhiều nguồn ngày một dồi dào do chính sách đầu tư cởi mở, tiềm lực trí
tuệ của những người làm khoa học - công nghệ và đội ngũ công nhân kĩ thuật chính là
cơ hội cho công cuộc hội nhập này.
Ý thức được trình độ khoa học và công nghệ của nước ta nhìn chung còn thấp so vớ
i
các nước trong khu vực, chưa nói đến các nước phát triển trên thế giới, năng lực sáng tạo
công nghệ mới còn nhiều hạn chế, nguy cơ tụt hậu là rõ ràng; trong các văn kiện của
Văn phòng Phối hợp Phát triển Môi trường Khoa học và Công nghệ Trang

7
Đảng và Nhà nước đã chỉ rõ quan điểm phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách
hàng đầu, là nền tảng và động lực đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước;

coi đầu tư cho khoa học và công nghệ là đầu tư phát triển; ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở
hạ tầng kĩ thuật, phát triển nguồn nhân lực; tạo động lực vật chất và tinh thần mạnh m

cho cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ, trọng dụng và tôn vinh nhân tài.
Quan điểm phát triển khoa học và công nghệ cũng chỉ rõ phải gắn kết giữa khoa học
và công nghệ với giáo dục và đào tạo trước hết cần thực hiện ngay và có cơ chế hợp tác
giữa các trường đại học với các tổ chức nghiên cứu và phát triển; phải phát huy và nâng
cao tiềm lực khoa học và công nghệ nội sinh để tiếp thu có hiệu quả thành tựu khoa học
và công nghệ hiện đại của thế giới; tập trung đầu tư của nhà nước vào các lĩnh vực trọng
điểm, ưu tiên; đồng thời đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động khoa học và công nghệ.
Để giải quyết tận gốc việc nhanh chóng thúc đẩy sức mạnh của lực lượng sản xuất
đồng nghĩa với việc nhanh chóng đổ
i mới công nghệ, Bộ Chính trị đã có chủ trương chiến
lược quan trọng tập trung xây dựng các vùng kinh tế trọng điểm tại 3 miền Bắc, Trung,
Nam với mục tiêu hàng đầu là thúc đẩy năng suất, hiệu quả của các đơn vị sản xuất, các
doanh nghiệp.
Trước tình hình này, Bộ Chính trị đã có chủ trương chiến lược quan trọng tập trung
xây dựng các vùng kinh tế trọng điể
m tại Bắc, Trung, Nam với mục tiêu hàng đầu là
nhanh chóng phát triển lực lượng sản xuất nhằm tạo rat hay đổi tận gốc năng suất – hiệu
quả của các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất. Trên cơ sở đó xây dựng nền kinh tế hàng
hóa có tính cạnh tranh và tiếp theo, từ thành tựu của các vùng kinh tế trọng điểm, đẩy
mạnh phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.
Thực hiện chủ trương và nghị quyết của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã ban
hành Chương trình hành động của Chính phủ trong các Quyết định số
145,146,148/2004/QĐ-TTg ngày 13/8/2004 xác định phương hướng nhiệm vụ phát triển
kinh tế - xã hội các vùng kinh tế trọng điểm, kèm theo Quyết định số 191/2006/QĐ-TTg
đề cập đến chương trình hành động của Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội, đả
m bảo
an ninh quốc phòng cho Vùng đồng bằng sông Hồng. Cụ thể, Thủ tướng chỉ đạo chuyển

hướng tập trung phát triển công nghệ và giao cho các Bộ, ngành và địa phương nghiên
cứu, trình Chính phủ về việc “ (i) Tổ chức và sớm đưa vào hoạt động các khu công nghệ
cấp tỉnh, cấp vùng và cấp quốc gia (còn gọi là các khu sinh dưỡng công nghệ, khu ươm
Văn phòng Phối hợp Phát triển Môi trường Khoa học và Công nghệ Trang

8
tạo doanh nghiệp, khu nông nghiệp công nghệ cao, khu công nghệ cao ) trở thành trụ cột
của hệ thống hạ tầng kĩ thuật khoa học và công nghệ trực tiếp sản xuất và (ii) Xây dựng
chương trình đào tạo công nhân kĩ thuật có tay nghề cao và hệ thống các trường, trung
tâm đào tạo cán bộ công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển các khu công nghiệp, khu công
nghệ trong vùng”. Trong đó khu công nghệ được xem như là một dạng môi trường KHCN
trực tiếp sản xuất cụ thể, được xây dựng theo mô hình “đặc khu” bằng các nguồn lực xã
hội với sự hỗ trợ của Nhà nước.
Đây là một đề tài nghiên cứu có tính đột phá vừa mang tính lí luận vừa có tính thực
tiễn cao và là cơ sở để tiến hành xây dựng một Khu công nghệ và Trung tâm đào tạo nghề
trình độ cao đầu tiên phục vụ các tỉnh Đồng bằng sông Hồng nên không tránh khỏi nh
ững
thiếu sót. Nhóm nghiên cứu hoan nghênh những ý kiến đóng góp để đề tài nghiên cứu
sớm được đưa vào triển khai ứng dụng.
Nhóm nghiên cứu đề tài xin chân thành cảm ơn Bộ Khoa học & Công nghệ, Sở
KH&CN Tỉnh Vĩnh Phúc, các đơn vị phối hợp của các Bộ ban ngành đã đóng góp kinh
nghiệm, kiến thức và giúp đỡ hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
2. Tên đề tài
Nghiên cứu cơ sở khoa hoc và điều kiện th
ực tiễn để hình thành Khu công nghệ cấp
vùng và Trung tâm đào tạo nghề trình độ cao đặt tại tỉnh Vĩnh Phúc, phục vụ các tỉnh
đồng bằng sông Hồng.
3. Chủ nhiệm đề tài:
TS. Nguyễn Sơn Lộ - Chủ nhiệm Văn phòng Phối hợp Phát triển Môi trường Khoa
học và Công nghệ

4. Cơ quan thực hiện đề tài:
Văn phòng Phối hợp Phát triển Môi trường Khoa họ
c và Công nghệ - Bộ Khoa học
v à công nghệ
5. Cấp quản lý: Cấp Bộ
6. Cơ quan phối hợp thực hiện đề tài: (nếu có)
7. Thời gian thực hiện:
Từ tháng 1 năm 2009 đến tháng 12 năm 2009
Văn phòng Phối hợp Phát triển Môi trường Khoa học và Công nghệ Trang

9
8. Kinh phí:
- Tổng số: 650,000,000.00 đồng, trong đó
- Kinh phí sự nghiệp khoa học: 650,000,000.00 đồng
9. Tính cấp thiết của đề tài
Phát biểu kết thúc hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, Tổng Bí
thư Nông Đức Mạnh đã chỉ rõ: “Mục tiêu trực tiếp trong 5 năm tới là “sớm đưa nước ta
ra khỏi tình trạng kém phát triển”, tức là tình trạng vừa có thu nhập thấp l
ại vừa có chỉ số
phát triển con người thấp và hạ tầng cơ sở yếu kém”. Để đạt mục tiêu trên, Tổng Bí thư
Nông Đức Mạnh nhấn mạnh: “Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta ra sức phấn đấu bằng
những biện pháp quyết liệt và có hiệu quả hơn, đưa nhịp độ tăng trưởng lên nhanh hơn và
bền vững hơn nhằm đạt mục tiêu ấy càng sớm càng tố
t”.
Để thực hiện mục tiêu này, giải pháp chiến lược là tập trung phát triển công nghệ
đã được Thủ tướng Chính phủ xác định. Tuy nhiên, tiềm lực KH&CN của cả nước nói
chung và với vùng KTTĐ Bắc bộ nói riêng còn yếu, thiếu và phân tán. Trình độ công
nghệ của vùng KTTĐ Bắc bộ vẫn còn một khoảng cách khá xa so với các nước trong khu
vực và ngày càng xa so với các nước đang phát triển.
Để có được đội ngũ cán b

ộ công nhân viên có tay nghề cao, có khả năng nắm bắt
được những công nghệ tiên tiến trong các lĩnh vực công nghiệp, rõ ràng phải chú trọng
đặc biệt đến công tác đào tạo. Điều này càng trở nên cấp bách vì cơ cấu đào tạo hiện tại
còn bất hợp lý, hệ thống đào tạo nghề còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được nhu cầu đòi
hỏi có nguồn nhân lực KH&CN chấ
t lượng cao.
Hạ tầng cơ sở KH&CN nói chung và hạ tầng phục vụ công nghệ vùng KTTĐ Bắc
bộ nói riêng còn rất yếu kém. Trang thiết bị của các tổ chức nghiên cứu phát triển rất
thiếu, phần lớn đã lạc hậu, không đồng bộ, nhiều đơn vị còn lạc hậu hơn các cơ sở sản
xuất tiên tiến cùng ngành. Trừ những thiết bị được đầu t
ư mới trong một số lĩnh vực: bưu
chính - viễn thông, dầu khí, xi măng,… còn lại nhìn chung trình độ công nghệ đang tụt
hậu khoảng 2 - 3 thế hệ so với các nước trong khu vực. Các thành tựu của KH&CN phần
lớn không đưa được vào sản xuất, không phát huy được tác dụng trong sản xuất.
Nhận xét về nguồn nhân lực và phân bố nguồn nhân lực cho các ngành sản xuất, có
thể thấy rằng: Vùng đồng bằng sông H
ồng tuy có nguồn nhân lực KH&CN, số lượng cán
Văn phòng Phối hợp Phát triển Môi trường Khoa học và Công nghệ Trang

10
bộ có trình độ chiếm tỷ lệ khá cao so với cả nước (lực lượng lao động có trình độ đại học
chiếm 72,4% so với cả nước, nhưng số này được phân bố không đều cho các lĩnh vực sản
xuất, mà tập trung nhiều ở các trường đại học, viện nghiên cứu, các tổ chức KH&CN tại
Hà Nội và một số đô thị lớn.
Cơ cấu nguồn nhân lực phân b
ố không đều giữa các vùng, lao động công nghiệp và
dịch vụ tập trung chủ yếu tại các tỉnh, thành phố có nền kinh tế công nghiệp, dịch vụ phát
triển từ trước như: Hà Nội (tỷ lệ 73,7%); Quảng Ninh (tỷ lệ 45,7%); Hải Phòng (tỷ lệ
45,4%). Trong khi đó các tỉnh khác trong Vùng lại có tỷ lệ lao động tham gia trong ngành
nông lâm thuỷ sản là tương đối lớn như: Hải Dương (tỷ lệ 79,4%); Hưng Yên (tỷ

lệ 75%);
Vĩnh Phúc (tỷ lệ 79,6%).
10. Tổng quan lịch sử nghiên cứu và quan điểm lựa chọn vấn đề nghiên cứu
a. Vai trò quan trọng của đổi mới công nghệ nhằm góp phần nhanh chóng phát
triển kinh tế - xã hội.
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực và tăng trưởng kinh tế vượt kế hoạch, nhưng theo đánh giá
chung của các tổ chức quốc tế thì so với các nước trong khu vực, hàng n
ăm chỉ số cạnh
tranh của Việt Nam lại đang giảm dần. Điều này có nghĩa là, theo cách nhìn từ bên ngoài,
các nước khác còn phát triển nhanh hơn, nguy cơ tụt hậu của Việt nam là điều khó tránh.
Như vậy, rõ ràng, để vượt ra khỏi tình trạng tụt hậu, Việt Nam cần có sự đột phá về phát
triển KT-XH. Muốn vậy, cần phải nhanh chóng thúc đẩy sức mạnh của lực lượng sả
n xuất.
Trong bối cảnh sức lao động đã được giải phóng, việc nhanh chóng thúc đẩy sức
mạnh của lực lượng sản xuất đồng nghĩa với việc phải nhanh chóng đổi mới công nghệ.
Để giải quyết tận gốc vấn đề này, Bộ Chính trị đã có chủ trương chiến lược quan trọng tập
trung xây dựng các vùng KTTĐ tại ba miền Bắc, Trung, Nam với mục tiêu hàng
đầu là
nhanh chóng phát triển lực lượng sản xuất nhằm thúc đẩy năng suất - hiệu quả của các
doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất. Trên cơ sở đó, sớm xây dựng nền kinh tế hàng hóa có
tính cạnh tranh và tiếp theo từ các thành tựu của các vùng KTTĐ, đẩy mạnh phát triển
KT-XH cả nước. Các chủ trương chiến lược nêu trên của Bộ Chính trị được thể hiện
tại Nghị quy
ết số 54-NQ/TW ngày 14 tháng 9 năm 2005 về phát triển kinh tế - xã hội
và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 và định
hướng đến năm 2020.

Văn phòng Phối hợp Phát triển Môi trường Khoa học và Công nghệ Trang

11

b. Giải pháp chiến lược nhằm thúc đẩy quá trình đổi mới công nghệ
Nhằm thực hiện chủ trương chiến lược của Bộ Chính trị, ngày 17 tháng 8 năm 2006,
Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực
hiện kèm theo Quyết định số 191/20006/QĐ-TTg. Trong nội dung của chương trình hành
động này, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo chuyển hướng tập trung phát triển công nghệ
(khoa học công nghệ trực tiếp sản xuất) và giao nhiệm vụ cho “Bộ Khoa học và Công
nghệ: chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương liên quan nghiên cứu, trình
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về:
- Tổ chức xây dựng và sớm đưa vào hoạt động các khu công nghệ cấp tỉnh, cấp vùng
và cấp quốc gia (còn gọi là các "khu sinh dưỡng" công nghiệp, khu ươm tạo công nghệ,
khu ươm tạo doanh nghiệp, khu nông nghiệp công nghệ
cao, khu công nghệ cao ) trở
thành trụ cột của hệ thống hạ tầng kỹ thuật khoa học và công nghệ trực tiếp sản xuất.
- Xây dựng chương trình đào tạo công nhân kỹ thuật có tay nghề cao và hệ thống các
trường, trung tâm đào tạo cán bộ công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển các khu công
nghiệp, khu công nghệ trong Vùng”.
Đây là những giải pháp chiến lược quan trọng không những thay đổi về cơ bản phát
triển khoa học và công nghệ mà còn là một biện pháp quan trọng thực hiện công nghiệp
hóa, hiện đại hóa. Nhiệm vụ nghiên cứu được đề ra trong khuôn khổ thực hiện các chương
trình, dự án cụ thể nhằm triển khai thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao trong các
Quyết định trên đây.
Trong vùng đồng bằng sông Hồng, tỉnh Vĩnh Phúc có điều kiện thuận lợi về giao
thông, đường bộ, đườ
ng không. Tỉnh cũng nằm gần Thủ đô Hà Nội, là nơi có nguồn nhân
lực có trình độ cao do tập trung nhiều trường Đại học, các trung tâm đào tạo Ngoài ra,
tỉnh Vĩnh Phúc nằm gần hệ thống các khu công nghiệp trọng điểm của Vùng Kinh tế
trọng điểm phía Bắc. Vì thế việc xây dựng hệ thống Khu Công nghệ tại khu vực này sẽ có
nhiều thuận lợi. Đây cũng là lý do t
ại sao trong Quyết định số 145/2004/QĐ-TTg ngày 13
tháng 8 năm 2004 về phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng

điểm Bắc Bộ đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, Thủ tướng Chính Phủ đã chỉ đạo
cần thiết xây dựng tại Vĩnh Phúc một khu công nghệ cấp vùng (còn gọi là khu sinh dưỡng
công nghiệp) và một trung tâm đào tạo nghề có trình độ cao phục vụ cho các t
ỉnh trong
Vùng đồng bằng sông Hồng.
Văn phòng Phối hợp Phát triển Môi trường Khoa học và Công nghệ Trang

12
Đây cũng là cơ sở khoa học và thực tế cho nhiệm vụ “Nghiên cứu cơ sở khoa học và
điều kiện thực tiễn để hình thành Khu công nghệ cấp vùng (khu sinh dưỡng công
nghiệp) và Trung tâm đào tạo nghề trình độ cao đặt tại tỉnh Vĩnh Phúc, phục vụ các
tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng”
Nhiệm vụ này tập trung nghiên cứu cơ sở khoa học và điều kiện thực ti
ễn hình thành
một KHU CÔNG NGHỆ CẤP VÙNG và một TRUNG TÂM ĐÀO TẠO NGHỀ trình độ
cao cho vùng Bắc bộ đặt tại Vĩnh Phúc. Đây là một đề tài khoa học, bao gồm 2 công
việc, cùng tiến hành song song:
Công việc 1: Nghiên cứu cơ sở khoa học và điều kiện thực tiễn để hình thành khu
công nghệ cấp vùng đặt tại tỉnh Vĩnh Phúc, phục vụ các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng.
Công việc 2: Nghiên cứu cơ
sở khoa học và điều kiện thực tiễn để hình thành Trung
tâm đào tạo nghề trình độ cao đặt tại tỉnh Vĩnh Phúc, phục vụ các tỉnh vùng Đồng bằng
sông Hồng
11. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
- Đưa ra căn cứ khoa học và các điều kiện cần thiết cho việc hình thành Khu công
nghệ cấp vùng và Trung tâm đào tạo nghề trình độ cao tại tỉnh Vĩnh Phúc;
- Đư
a ra được đồ án quy hoạch tỉ lệ 1/5000 Khu công nghệ cấp vùng và Trung tâm
đào tạo nghề trình độ cao tại tỉnh Vĩnh Phúc phục vụ các tỉnh đồng bằng sông Hồng
- Xây dựng mô hình quản lí vận hành khu công nghệ cấp vùng tại tỉnh Vĩnh Phúc,

phục vụ các tỉnh đồng bằng sông Hồng trên cơ sở đó có thể làm mô hình nhân rộng
cho các khu công nghệ có điều kiện tương tự;
- Đề xuấ
t các chính sách ưu đãi nhằm phát triển mô hình khu công nghệ cấp vùng và
Trung tâm đào tạo nghề trình độ cao.
12. Nội dung, quy mô và địa điểm nghiên cứu của đề tài
a. Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1: Cơ sở khoa học, các khái niệm, các tiêu chí cơ bản của Khu công
nghệ cấp Vùng và Trung tâm đào tạo nghề trình độ cao:
- Cơ sở khoa học, các khái niệm, các tiêu chí cơ bản của Khu công nghệ cấp Vùng;
- Cơ sở khoa h
ọc, các khái niệm, các tiêu chí cơ bản của Trung tâm đào tạo nghề.
Văn phòng Phối hợp Phát triển Môi trường Khoa học và Công nghệ Trang

13
Nội dung 2: Tổng quan kinh nghiệm trong và ngoài nước về các khu công nghệ và
các Trung tâm đào tạo nghề trình độ cao.
- Nghiên cứu kinh nghiệm trong và ngoài nước về việc xây dựng các Khu công
nghệ;
- Nghiên cứu kinh nghiệm trong và ngoài nước về việc xây dựng các Trung tâm đào
tạo nghề.
Nội dung 3: Nhu cầu hình thành khu công nghệ cấp vùng và Trung tâm đào tạo nghề
trình độ cao phục vụ các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng.
- Nhu cầu hình thành Khu công nghệ c
ấp vùng phục vụ Vùng đồng bằng sông Hồng;
- Nhu cầu hình thành Trung tâm đào tạo nghề phục vụ Vùng đồng bằng sông Hồng.
Nội dung 4: Nghiên cứu các điều kiện thực tế về tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi
trường cho việc hình thành khu công nghệ cấp vùng và Trung tâm đào tạo nghề trình độ
cao tại Vĩnh Phúc.
- Nghiên cứu các điều kiện thực tế về tự nhiên, kinh tế - xã hộ

i, môi trường cho việc
hình thành Trung tâm đào tạo nghề tại Vĩnh Phúc;
- Nghiên cứu các điều kiện thực tế về tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi trường cho việc
hình thành khu công nghệ cấp vùng tại Vĩnh Phúc.
Nội dung 5: Nghiên cứu xây dựng bản đạc hiện trạng phục vụ lập quy hoạch (tỷ lệ
1/5000) Khu Công nghệ và Trung tâm đào tạo nghề trình độ cao.
Nội dung 6: Nghiên cứu xây dựng đồ án quy ho
ạch tỷ lệ 1/5000 Khu Công nghệ
và Trung tâm đào tạo nghề trình độ cao.
Nội dung 7: Nghiên cứu xây dựng cơ chế quản lý và vận hành; xây dựng đề xuất
chính sách ưu đãi và kêu gọi sự tham gia của xã hội đối với Khu công nghệ cấp vùng và
Trung tâm đào tạo nghề trình độ cao đặt tại tỉnh Vĩnh Phúc.
- Xây dựng chuyên đề nghiên cứu tổng mức đầu tư và phương án quản lý;
- Xây d
ựng chuyên đề nghiên cứu về cơ chế ưu đãi đầu tư và báo cáo hiệu quả kinh
tế - xã hội.
b. Quy mô, địa điểm nghiên cứu
Văn phòng Phối hợp Phát triển Môi trường Khoa học và Công nghệ Trang

14
Quy mô nghiên cứu hình thành khu công nghệ và trung tâm đào tạo nghề trình độ cao
trên diện tích hơn 100ha cạnh Khu công nghiệp Bình Xuyên, tại tỉnh Vĩnh Phúc.
13. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu
a. Cơ sở lí luận:
Các chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước là căn cứ, xuất
phát điểm để thực hiện nghiên cứu đề tài
- Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 14 tháng 9 năm 2005 của Bộ Chính tr
ị về phát
triển kinh tế-xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Hồng đến
năm 2010 và định hướng đến năm 2020;

- Quyết định số 145/QĐ-TTg ngày 13 tháng 8 năm 2004 về phương hướng chủ yếu
phát triểnkinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ đến năm 2010 và tầm nhìn
đến năm 2020;
- Quyết định số 191/2006/QĐ-TTg ngày 17 tháng 8 năm 2006 c
ủa Thủ tướng Chính
phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết
số 54-NQ/TW ngày 14 tháng 9 năm 2005 của Bộ Chính trị;
- Quyết định số 1313/QĐ-BKHCN ngày 20.5.2005 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và
Công nghệ về việc phê duyệt danh mục các nhiệm vụ KHCN trọng điểm triển khai
thực hiện tại các tỉnh, thành phố năm 2005;
- Công văn số
3877/UBND – TH ngày 22.8.2006 của UBND tỉnhVĩnh Phúc về phối
hợp triển khai thí điểm khu sinh dưỡng công nghệ tại tỉnh Vĩnh Phúc;
- Công văn số 3210 ngày 26.11.2006 của Bộ KH&CN về việc triển khai thực hiện
Quyết định số 123/2006/QĐ-TTg và Quyết định số 191/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ;
- Thông báo số 234-TB/TW ngày 1 tháng 4 năm 2009 của Ban Chấp hành Trung
ương về Kết luận của Bộ Chính trị
về Báo cáo kiểm điểm tình hình thực hiện Nghị
quyết Trung ương 2 (khoáVIII) về khoa học và công nghệ và nhiệm vụ, giải pháp
phát triểnkhoa học và công nghệ từ nay đên 2020, mục 2 hoạt động khoa học và công
nghệ từ nay đến 2020 cần tập trung những nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
Văn phòng Phối hợp Phát triển Môi trường Khoa học và Công nghệ Trang

15
o Chú trọng tổng kết thực tiễn để bổ sung và phát triển lí luận trong sự nghiệp đổi
mới, dự báo kịp thời tình hình và xu thế phát triển của thế giới, khu vực và trong
nước, lí giải những vấn đề thực tiễn đặt ra và cung cấp những luận cứ khoa học
cho việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
o Nhanh chóng nâng cao năng l

ực khoa học và công nghệ quốc gia, làm nền tảng
vững chắc và động lực mạnh mẽ phát triển kinh tế - xã hội; rút ngắn quá trình công
nghệ hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn liền với
phát triển kinh tế trí thức. Tạo sự phát triển vượt bậc về tiềm lực khoa học và công
nghệ, đủ sức làm chủ và vận dụng sáng tạo tri thứ
c mới nhất của thời đại trong một
số ngành khoa học và công nghệ. Đổi mới tổ chức và hoạt động khoa học và công
nghệ phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và các chuẩn
mực quốc tế, có chất lượng và tính hiệu quả cao.
o Kết hợp chặt chẽ nghiên cứu và phát triển trong nước với chuyển giao công nghệ
từ
nước ngoài, đẩy nhanh tốc độ đầu tư đổi mới công nghệ trong tất cả các ngành,
tạo nhiều ngành nghề mới có hiệu quả và sức cạnh tranh cao, nhiều việc làm mới
có năng suất cao, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn nhằm nhanh chóng nâng
cao mức sống nhân dân. Phát triểncác ngành công nghiệp, dịch vụ dựa trên công
nghệ cao, dịch chuyển nhanh cơ cấu kinh tế sang các ngành dựa nhiều vào công
nghệ và tri thức, đưa nền kinh tế
đất nước vượt qua khó khăn trong tình hình kinh
tế thế giới suy giảm hiện nay và vươn lên vị trí cao hơn trong mạng lưới sản xuất
quốc tế và trong quá trình hội nhập quốc tế. Tập trung phát triểnvà tiếp nhận
chuyển giao công nghệ tiên tiến, đẩy nhanh quá trình xây dựng công nghiệp hoá cơ
bản, công nghiệp phụ trợ, phát triển một só sản phẩm công nghiệp chủ lực và sản
phẩm nông nghiệp chế
biến có giá trị, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao trên
thị trường thế giới.
o Đến năm 2020, xây dựng được một nền khoa học và công nghệ có trình độ trung
bình tiên tiến trong khu vực, về cơ bản có khả năng tự chủ công nghệ tiên tiến then
chốt trong các lĩnh vực chính của nền kinh tế, với chất lượng tăng trưởng, năng
suất, hiệu quả, sức c
ạnh tranh cao, trở thành động lực trực tiếp đưa nước ta cơ bản

trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Văn phòng Phối hợp Phát triển Môi trường Khoa học và Công nghệ Trang

16
Mục tiêu phát triển kinh tế của cả nước đến năm 2020
Mục tiêu xây dựng 3 Vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) của cả nước đến năm 2020:
- Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ bao gồm 7 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng,
Quảng Ninh, Hưng Yên, Bắc Giang, Hải Dương và Vĩnh Phúc;
- Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung bao gồm 5 tỉnh, thành phố: Thừa Thiên - Hu
ế,
Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định;
- Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam bao gồm 8 tỉnh, thành phố: TP. Hồ Chí Minh, Đồng
Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh, Long An và Tiền Giang.
- Ba vùng KTTĐ này (số liệu năm 2005) chiếm 22,3 % diện tích cả nước, với số dân là
34,6 triệu người (41,6 % dân số cả nước), tốc độ tăng trưởng 11,7 % (1,56 lần bình
quân chung cả nước), xuất khẩu đạt 30 tỉ USD (93,2 % kim ng
ạch xuất khẩu cả nước)
Mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu về phát triển khoa học và công nghệ
của tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020
Mục tiêu
- Nâng cao năng lực hấp thụ, giải mã, làm chủ công nghệ, đẩy nhanh tốc độ đổi mới
công nghệ trong các ngành, các lĩnh vực then chốt của kinh tế; ưu tiên phát triển có
chọn lọc các ngành công nghiệp, dịch vụ công nghệ
cao; đẩy mạnh việc ứng dụng
chuyển giao các tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống, nhất là trong
lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xử lí môi trường; phát triển một số sản phẩm công
nghiệp chủ lực và các sản phẩm nông nghiệp chế biến có giá trị, chất lượng và khả
năng cạnh tranh cao trên thị trường.
- Bảo đảm cung cấp luận cứ khoa họ

c cho việc hoạch định các chính sách, quy hoạch,
kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, các giải pháp để nền kinh tế phát triểnnhanh, bền
vững và hội nhập thành công vào nền kinh tế khu vực và trong nước.
- Nâng cao tiềm lực về khoa học và công nghệ, tạo bước chuyển biến cơ bản về năng
lực và trình độ nghiên cứu khoa học và phát triểncông nghệ trong tỉnh; phát triển
nguồn nhân lực khoa học và công nghệ
chất lượng cao; nâng cấp cơ sở hạ tầng kĩ
thuật theo hướng hiện đại. Từng bước nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lí nhà
nước về khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh.
Văn phòng Phối hợp Phát triển Môi trường Khoa học và Công nghệ Trang

17
Nhiệm vụ
- Tập trung nghiên cứu phát triển, tiếp nhận, chuyển giao, ứng dụng công nghệ tiên tiến
trong tất cả các ngành, tạo thêm ngành nghề mới có hiệu quả và sức cạnh tranh cao,
hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn nhằm nâng cao mức sống nhân dân. Đẩy mạnh
ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất nông, lâm nghiệp để nâng cao năng
suất và chất lượng sản phẩm; thực hiện cơ giới hoá trong s
ản xuất, đầu tư thâm canh,
chuyên canh, phát triểnnông lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá; chuyển đổi cơ
cấu cây trồng, vật nuôi gắn với thị trường; ứng dụng tiến bộ kĩ thuật, công nghệ cao,
công nghệ sinh học để tạo giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt,
sạch bệnh, thích nghi với từng tiểu vùng sinh thái và thuận lợi trong bảo quản, chế
bi
ến nông sản sau thu hoạch; bảo tồn nguồn gen của các giống cây trồng, vật nuôi bản
địa, đặc sản quý hiếm của tỉnh; đầu tư nâng cấp hạ tầng kĩ thuật nuôi cấy mô giống
cây trồng phục vụ sản xuất; thực hiện khoanh nuôi, bảo vệ các khu rừng bảo tồn thiên
nhiên, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; tìm kiếm, đề xuất, áp dụng các giải pháp phát
triển b
ền vững và nâng cao hiệu quả kinh tế nghề rừng;

- Hỗ trợ chuyển giao công nghệ trong một số ngành sản xuất công nghiệp mà tỉnh có lợi
thế, các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, công nghiệp sản xuất hàng
tiêu dùng và xuất khẩu (sản xuất ôtô, xe máy; sản xuát phụ tùng ô tô xe máy; sản xuất
vật liệu xây dựng; sản xuất, lắp ráp điện tử, máy tính; sản xuất dệt sợi, may mặc )
nh
ằm tạo ra các sản phẩm có tiêu chuẩn, chất lượng đảm bảo sức cạnh tranh trên thị
trường trong nước và nước ngoài;
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, an
ninh quốc phòng; xây dựng mạng diện rộng trong toàn tỉnh; xây dựng hệ thống hội
nghị truyền hình từ tỉnh đến các huyện, thành, thị trong tỉnh. Khai thác có hiệu quả hệ
thống thông tin hiệ
n có;
- Nghiên cứu khoa học, kĩ thuật phục vụ an ninh - quốc phòng, trật tự an toàn xã hội
trên địa bàn tỉnh; ứng dụng công nghệ tiên tiến trong công tác quản lí hồ sơ, vụ việc,
kĩ thuật hình sự
- Từng bước hiện đại hoá công nghệ trong lĩnh vực thông tin - truyền thông, giao thông
đô thị; nâng cấp, hiện đại hoá thiết bị truyền thanh, truyền hình nhằm nâng cao chất
lượng thu phát sóng; nghiên cứu quy hoạ
ch đô thị, quy hoạch dân cư phù hợp với quá
Văn phòng Phối hợp Phát triển Môi trường Khoa học và Công nghệ Trang

18
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gắn kết quy hoạch hạ tầng công nghệ thông tin -
truyền thông với quy hoạch giao thông đô thị;
- Thực hiện các dự án về điều tra, đánh giá, lập bản đồ quy hoạch, thăm dò, khai thác và
sử dụng khoáng sản trên địa bàn tỉnh; dự án thăm dò đánh giá trữ lượng, chất lượng các
loại khoáng sản; dự án về quan trắc môi trường, báo cáo hiện tr
ạng môi trường nhằm
phục vụ công tác dự báo, cảnh báo về tài nguyên, môi trường trên địa bàn tỉnh; ứng
dụng tiến bộ khoa học và công nghệ và bảo vệ môi trường trong công tác xử lí ô nhiễm,

khắc phục suy thoái, sự cố môi trường và biến đổi khí hậu; tổng kết thực tiễn và nghiên
cứu mở rộng các mô hình kinh tế sinh thái, du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh;
- Xây dựng thị trường khoa học - công nghệ. Tạ
o sự liên kết chặt chẽ và có hiệu quả
giữa doanh nghiệp, nhà khoa học và các cơ quan quản lí nhà nước, nhất là trong lĩnh
vực tỉnh có lợi thế.
b. Phương pháp nghiên cứu:
- Đọc tài liệu
- Phân tích – tổng hợp
- Tổng kết kinh nghiệm
- Phương pháp quan sát, đo đạc
- Tham quan, học tập kinh nghiệm, mô hình
14. Tiến độ thực hiện
Các nội dung, công việc
ch
ủ yếu cần được thực hiện;
các mốc đánh giá chủ yếu
Kết quả phải đạt
Thời gian (bắt
đầu,
kết thúc)
Nội dung 1: Cơ sở khoa học, các khái
niệm, các tiêu chí cơ bản của Khu công
nghệ cấp Vùng và Trung tâm đào tạo
nghề trình độ cao.
- Cơ sở khoa học, các khái niệm, các
tiêu chí cơ bản của Khu công nghệ cấp
Xây dựng được cơ sở khoa
học, đưa ra các khái niệm,
đặc trưng, tính chất của

Khu Công nghệ và Trung
tâm đào tạo nghề.
Tháng 1/2009 –
tháng 5/2009
Văn phòng Phối hợp Phát triển Môi trường Khoa học và Công nghệ Trang

19
Vùng.
- Cơ sở khoa học, các khái niệm, các
tiêu chí cơ bản của Trung tâm đào tạo
nghề
Nội dung 2: Tổng quan kinh nghiệm
trong và ngoài nước về các khu công
nghệ và các Trung tâm đào tạo nghề
trình độ cao.
- Nghiên cứu kinh nghiệm trong và
ngoài nước về việc xây dựng các Trung
tâm đào tạo nghề
- Nghiên cứu kinh nghiệm trong và
ngoài nước về việc xây dựng các Khu
công nghệ
Đưa ra các ưu, nhược
điểm, bài học kinh nghiệm
của các Khu Công nghệ và
Trung tâm đào tạo nghề
trong và ngoài nước.
Tháng 3/2009 –
tháng 8/2009
Nội dung 3: Nhu cầu hình thành khu
công nghệ cấp vùng và Trung tâm đào

tạo nghề trình độ cao phục vụ các tỉnh
vùng Đồng bằng sông Hồng.
- Nhu cầu hình thành Khu công nghệ
cấp vùng phục vụ Vùng đồng bằng sông
Hồng
- Nhu cầu hình thành Trung tâm đào tạo
nghề phục vụ Vùng ĐBSH
Từ kết quả phân tích hiện
trạng và định hướng phát
triển của các ngành kinh tế
tại các vùng đồng bằng
sông Hồng c
ần thiết phải
hình thành Khu Công nghệ
và Trung tâm đào tạo nghề
tại Vĩnh Phúc.
Tháng 01/2009 –
tháng 5/2009
Nội dung 4: Nghiên cứu các điều kiện
thực tế về tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi
trường cho việc hình thành khu công
nghệ cấp vùng và Trung tâm đào tạo
nghề trình độ cao tại Vĩnh Phúc.
Phân tích các điều kiện tự
nhiên, kinh tế xã hội, môi
trường, từ đó làm căn cứ
nghiên cứu cho các nội
dung sau.
Tháng 5/2009 –
tháng 8/2009

Văn phòng Phối hợp Phát triển Môi trường Khoa học và Công nghệ Trang

20
- Nghiên cứu các điều kiện thực tế về tự
nhiên, kinh tế - xã hội, môi trường cho
việc hình thành Trung tâm đào tạo nghề
tại Vĩnh Phúc.
- Nghiên cứu các điều kiện thực tế về tự
nhiên, kinh tế - xã hội, môi trường cho
việc hình thành khu công nghệ cấp vùng
tại Vĩnh Phúc
Nội dung 5: Nghiên cứu xây dựng bản
đạc hiện trạng phục vụ lập quy hoạch
(tỷ lệ 1/5000) Khu Công nghệ và Trung
tâm đào tạo nghề trình độ cao

Bản đạc hiện trạng tỷ lệ
1/5000 phục vụ lập quy
hoạch, thể hiện các cao độ,
bình đồ theo quy định của
Luật Xây dựng
Tháng 2/2009 -
tháng 5/2009
Nội dung 6: Nghiên cứu xây dựng đồ
án quy hoạch tỷ lệ 1/5000 Khu Công
nghệ và Trung tâm đào tạo nghề trình
độ cao
Thiết kế đồ án Quy hoạch
tỷ lệ 1/5000 Khu Công
nghệ và Trung tâm đào tạo

nghề trình độ cao
Tháng 5/2009 -
tháng 8/2009
Nội dung 7: Nghiên cứu xây dựng cơ
chế quản lý và vận hành; xây dựng đề
xuất chính sách ưu đãi và kêu gọi sự
tham gia của xã hội đối với Khu công
nghệ cấp vùng và Trung tâm đào tạo
nghề trình độ cao đặt tại tỉnh Vĩnh
Phúc.
- Xây dựng chuyên đề nghiên cứu về
tổng mức đầu tư và phương án quản lý
- Xây dựng chuyên đề nghiên cứu về cơ
chế ư
u đãi đầu tư và báo cáo hiệu quả
kinh tế - xã hội
Xây dựng được cơ chế
quản lý vận hành; cơ chế
ưu đãi để kêu gọi sự tham
gia của xã hội đối với Khu
Công nghệ và Trung tâm
đào tạo nghề trình độ cao
Tháng 7/2009 -
tháng 10/2009
Văn phòng Phối hợp Phát triển Môi trường Khoa học và Công nghệ Trang

21

15. Hiệu quả đề tài:
Về khoa học:

Xây dựng mô hình mới trong đó mối liên hệ giữa KH&CN với sản xuất được tạo
lập một cách hữu cơ, đặc biệt là có sự tham gia của các công nghệ tiên tiến và công nghệ
cao trên thế giới, đồng thời giải quyết đồng bộ các vấn đề cốt yếu khác như khả năng huy
động vốn, đảm bảo cơ s
ở vật chất, kinh phí hoạt động nghiên cứu, phát triển công nghệ
gắn liền với hoạt động thị trường, tiêu thụ hàng hóa. Đó là mô hình KHU CÔNG NGHỆ.
Bên cạnh đó, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm tạo điều kiên quan trọng,
tiên quyết để thực thi các giải pháp cho phát triển. Đây là đội ngũ lao động có trình độ chuyên
môn, tay nghề cao để làm chủ công nghệ trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Về kinh tế:
Việc nghiên cứu cơ sở khoa học và các điều kiện thực tiễn để hình thành Khu công
nghệ cấp Vùng và trung tâm đào tạo nghề trình độ cao đặt tại tỉnh Vĩnh Phúc nhằm đáp
ứng nhu cầu tập trung phát triển công nghệ, cung cấp nguồn nhân lực trình độ cao cho các
tỉnh trong Vùng, làm động lực cho phát triển kinh tế xã hội của Vùng và làm mô hình
nhân rộng cho các vùng khác trong cả nước. Đây là nhiệm vụ cấp thi
ết hiện nay.
Tạo ra những bước tăng trưởng đột phá toàn diện, tập trung phát triển những ngành
công nghiệp, nông nghiệp mũi nhọn, dịch vụ ứng dụng công nghệ tiên tiến trên thế giới.
Tỷ trọng các ngành có năng suất lao động cao, chứa đựng hàm lượng công nghệ, chất xám
cao ngày càng lớn và tỷ trọng các ngành có năng suất thấp giảm đi trong toàn bộ lao động
xã hội, đánh dấu sự chuy
ển dịch cơ cấu kinh tế bắt đầu đi vào chiều sâu và ngày càng có
chất lượng hơn dẫn đến độ mở của nền kinh tế lớn hơn và mức độ hội nhập kinh tế với
bên ngoài sẽ ngày càng mạnh mẽ hơn. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng diễn ra
đồng thời; tỷ trọng của bộ phận kinh tế tư nhân, kinh tế tư
bản nước ngoài sẽ tăng cao; tỷ
trọng kinh tế nhà nước có thể giảm xuống một cách tương đối song vai trò đảm bảo an
toàn cho toàn bộ nền kinh tế vẫn được duy trì. Điều này phản ánh môi trường đầu tư ngày
càng thông thoáng và khuyến khích đầu tư cũng như chuyển giao công nghệ tiên tiến.
Việc hình thành Khu công nghệ cấp Vùng sẽ tạo một môi trường đầu tư mới ứng

dụng công nghệ
trong mọi lĩnh vực và thu hút đầu tư từ những nước công nghiệp phát
Văn phòng Phối hợp Phát triển Môi trường Khoa học và Công nghệ Trang

22
triển đòi hỏi nguồn nhân lực trình độ cao. Các doanh nghiệp trong nước sẽ có cơ hội hợp
tác với các đối tác có tiềm năng công nghệ mạnh ở nước ngoài, góp phần mở rộng quy mô
hoạt động sản xuất, đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển lớn mạnh.
Khu công nghệ cấp Vùng sẽ góp phần đảm bảo sự phát triển kinh tế nhanh và bền
vững vì tập trung nghiên cứu và phát triển, đưa vào ứng d
ụng khoa học, công nghệ mới,
tiên tiến phù hợp với tiềm năng phát triển của Vùng, khai thác hiệu quả thế mạnh về
nguồn lực và tài nguyên để phát triển có chọn lọc, góp phần đưa GDP tăng cao và tốc độ
phát triển kinh tế vượt bậc. Các ngành dịch vụ sẽ được đẩy mạnh phát triển nhằm hỗ trợ
cho khu vực sản xuất để xây dựng cơ cấu kinh tế
hợp lí đảm bảo vững chắc để thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế.
Về xã hội:
Tạo ra nhiều công ăn việc làm có thu nhập cao cho người dân tại Tỉnh Vĩnh Phúc và
các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Khu công nghệ sẽ là động lực để nguồn lao động chất
lượng không di cư đến các vùng kinh tế khác. Đây là vấn đề nổi cộm của Vĩnh Phúc cũng
như các tỉ
nh đồng bằng sông Hồng khi một phần nguồn lao động trẻ, có tay nghề đã di cư
vào các vùng kinh tế phía Nam vì thu nhập cao hơn. Các lao động có tay nghề trong lĩnh
vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ đều có cơ hội phát triển và tìm được công ăn việc
làm phù hợp với trình độ và tay nghề của mình.
Khu công nghệ ra đời sẽ thúc đẩy quá trình đô thị hóa tại tỉnh Vĩnh Phúc. Có thể nói
Khu công nghệ là một đô thị
điển hình, hiện đại, văn minh nơi người lao động được đảm
bảo về công ăn việc làm, môi trường sinh sống tiêu chuẩn cao, điều kiện chăm sóc sức

khỏe tốt nhất Vấn đề giáo dục được đặt lên hàng đầu nhằm tạo điều kiện cho con em các
gia đình lao động được học hành tốt nhằm tạo nguồn lao động ổn định, có trình độ ngay
t
ừ các bậc tiểu học, trung học cơ sở. Các vấn đề về văn hóa, xã hội, giáo dục, đào tạo, y
tế, thể dục thể thao được chú trọng nhằm tạo điều kiện phát triển toàn diện cho người lao
động và gia đình của họ cũng như dân cư trong vùng. Có thể nói khoảng cách giàu nghèo
trong khu công nghệ chênh lệch không lớn.



Văn phòng Phối hợp Phát triển Môi trường Khoa học và Công nghệ Trang

23
16. Sản phẩm giao nộp:
16.1. Dạng I
- Báo cáo tổng hợp nghiên cứu cơ sở khoa học và điều kiện để hình thành khu công nghệ
cấp vùng và Trung tâm đào tạo nghề trình độ cao phục vụ các tỉnh vùng đồng bằng
sông Hồng đặt tại Vĩnh Phúc (01 bộ).
- Bản đạc hiện trạng tỷ lệ 1/5000 phục công tác lập quy hoạch khu công nghệ cấp vùng và
Trung tâm đào tạo nghề trình độ
cao (01 bộ).
- Đồ án Quy hoạch tỷ lệ 1/5000 khu công nghệ cấp vùng và Trung tâm đào tạo nghề trình
độ cao (01 bộ).
16.2. Các chuyên đề
- Cơ sở khoa học, các khái niệm và tiêu chí của Khu công nghệ cấp vùng và Trung tâm
đào tạo nghề trình độ cao (01 bộ).
- Tổng quan kinh nghiệm ngoài nước và trong nước về khu công nghệ vùng và Trung tâm
đào tạo nghề trình độ cao (01 bộ).
- Nhu cầu hình thành Khu công nghệ vùng và Trung tâm đào tạo nghề trình độ cao đặt tại
tỉnh Vĩ

nh Phúc (01 bộ).
- Nghiên cứu các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Vĩnh Phúc làm căn cứ cho việc
xây dựng Khu công nghệ vùng và Trung tâm đào tạo nghề trình độ cao (01 bộ).
- Nghiên cứu xây dựng bản đạc hiện trạng phục vụ lập quy hoạch (tỉ lệ 1/5000) Khu công
nghệ vùng và Trung tâm đào tạo nghề trình độ cao (01 bộ).
- Nghiên cứu xây dựng đồ án quy hoạch tỉ lệ 1/5000 Khu công nghệ vùng và Trung tâm
đào tạo nghề
trình độ cao (01 bộ).
- Nghiên cứu xây dựng cơ chế quản lí và vận hành; xây dựng chính sách ưu đãi và kêu gọi
sự tham gia của xã hội đối với Khu công nghệ cấp vùng và Trung tâm đào tạo nghề trình
độ cao tại tỉnh Vĩnh Phúc (01 bộ).


Văn phòng Phối hợp Phát triển Môi trường Khoa học và Công nghệ Trang

24
PHẦN THỨ HAI
KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
CHƯƠNG I
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, THU THẬP SỐ LIỆU
I. CÁC KHÁI NIỆM, CÁC TIÊU CHÍ CƠ BẢN CỦA KHU CÔNG NGHỆ CẤP
VÙNG VÀ TRUNG TÂM ĐÀO TẠO NGHỀ TRÌNH ĐỘ CAO TẠI VĨNH
PHÚC.
1. Cơ sở hình thành khu công nghệ tại Việt Nam
Trong thập niên 80, những người nông dân Việt Nam đã cùng những người lãnh
đạo tiến bộ, dũng cảm mở ra và thực hiện thành công bước đột phá phát triển kinh tế vẫn
quen được gọi là “ khoán 10”. Nhờ giải phóng sức sản xuất cho nên từ thiếu ăn, Việt Nam
đã trở thành nước xuất khẩu gạo; và đặc biệt đã góp phần dẫn đến việc chuyển hướng
chiến lược từ xây d
ựng nền “kinh tế bao cấp” sang kinh tế thị trường định hướng xã hội

chủ nghĩa”. Thành tựu mang tính cách mạng này đã trở thành mốc son nổi bật trên nền 20
năm liên tục đổi mới của nước ta.
Giờ đây, Việt Nam lại đứng trước một thách thức ngày càng to lớn và cấp bách. Đó
là phải sớm có một cuộc đột phá nữa trong phát triển kinh tế-xã hội, trên cơ sở nhanh
chóng phát tri
ển lực lượng sản xuất. Đây cũng là điều Thủ tướng Chính phủ đã khẳng
định trước Quốc hội khóa XI: “Thời kỳ mới đòi hỏi phải phát triển kinh tế - xã hội nhanh
hơn, bền vững hơn”. Nếu không đất nước sẽ khó có cơ may hội nhập bình đẳng với thế
giới, chứ chưa nghĩ đến: “…sánh vai với các cường quốc nă
m châu…”. (Đã có bài báo
tính rằng, nếu cứ như hiện nay thì 197 năm nữa, may mắn GDP của Việt Nam mới bằng
Singapore hiện tại).
Bên cạnh đó, theo đánh giá chung của các tổ chức quốc tế thì so với các nước trong
khu vực, hàng năm chỉ số cạnh tranh của Việt Nam đang giảm dần từ thứ 64 năm 2006
xuống thứ 70 năm 2008 (theo bảng Xếp hạng cạnh tranh toàn cầu – công b
ố quan trọng
của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (World Economics Forum – WEF, được thực hiện hàng
năm). Điều này có nghĩa, theo cách nhìn khách quan bên ngoài, các nước khác vẫn đang
tiếp tục phát triển nhanh hơn, bền vững hơn chúng ta rất nhiều. Như vậy để khẳng định
rằng, muốn vượt khỏi tình trạng tụt hậu, Việt Nam cần có sự đột phá về phát triển kinh tế

×