Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Sở kế hoạch đầu tư thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.16 KB, 18 trang )

26 câu hỏi và trả lời của sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội
Câu hỏi 1: Thế nào là ngành nghề cấm kinh doanh? Những ngành nghề nào bị cấm kinh
doanh?
Trả lời:
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 7 Luật Doanh nghiệp: Cấm hoạt động kinh doanh
gây phương hại đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, truyền thống lịch sử,
văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và sức khoẻ của nhân dân,
làm huỷ hoại tài nguyên, phá huỷ môi trường.
Và Theo quy định tại điều 4 Nghị định 139/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày
05/09/2007 hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật doanh nghiệp.
1. Danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh gồm:
a) Kinh doanh vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên
dùng quân sự, công an; quân trang (bao gồm cả phù hiệu, cấp hiệu, quân hiệu của
quân đội, công an), quân dụng cho lực lượng vũ trang; linh kiện, bộ phận, phụ tùng,
vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng;
b) Kinh doanh chất ma túy các loại;
c) Kinh doanh hóa chất bảng 1 (theo Công ước quốc tế);
d) Kinh doanh các sản phẩm văn hóa phản động, đồi trụy, mê tín dị đoan hoặc có hại
tới giáo dục thẩm mỹ, nhân cách;
đ) Kinh doanh các loại pháo;
e) Kinh doanh các loại đồ chơi, trò chơi nguy hiểm, đồ chơi, trò chơi có hại tới giáo
dục nhân cách và sức khoẻ của trẻ em hoặc tới an ninh, trật tự an toàn xã hội;
g) Kinh doanh các loại thực vật, động vật hoang dã, gồm cả vật sống và các bộ phận
của chúng đã được chế biến, thuộc Danh mục điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành
viên quy định và các loại thực vật, động vật quý hiếm thuộc danh mục cấm khai thác,
sử dụng;
h) Kinh doanh mại dâm, tổ chức mại dâm, buôn bán phụ nữ, trẻ em;
i) Kinh doanh dịch vụ tổ chức đánh bạc, gá bạc dưới mọi hình thức;
k) Kinh doanh dịch vụ điều tra bí mật xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi
ích hợp pháp của tổ chức, công dân;
l) Kinh doanh dịch vụ môi giới kết hôn có yếu tố nước ngoài;


m) Kinh doanh dịch vụ môi giới nhận cha, mẹ, con nuôi, nuôi con nuôi có yếu tố
nước ngoài;
n) Kinh doanh các loại phế liệu nhập khẩu gây ô nhiễm môi trường;
o) Kinh doanh các loại sản phẩm, hàng hoá và thiết bị cấm lưu hành, cấm sử dụng
hoặc chưa được phép lưu hành và hoặc sử dụng tại Việt Nam;
p) Các ngành, nghề cấm kinh doanh khác được quy định tại các luật, pháp lệnh và
nghị định chuyên ngành.
2. Việc kinh doanh các ngành, nghề quy định tại khoản 1 Điều này trong một số
trường hợp đặc biệt áp dụng theo quy định của các luật, pháp lệnh hoặc nghị định
chuyên ngành liên quan.
Câu hỏi 2: Thế nào là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện?
Trả lời:
Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện là những ngành, nghề mà pháp luật (Luật,
pháp lệnh, nghị định) quy định các điều kiện hay yêu cầu mà Doanh nghiệp phải đáp
ứng khi kinh doanh các ngành nghề đó. Điều kiện kinh doanh được thể hiện bằng:
1) Giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành
nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định
hoặc yêu cầu.
Các điều kiện quy định về tiêu chuẩn chuyên môn kỹ thuật, công nghệ, vệ sinh môi
trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, quy định về phòng cháy, chữa cháy, trật tự xã
hội, an toàn giao thông và quy định về các yêu cầu khác đối với hoạt động kinh
doanh (gọi tắt là điều kiện kinh doanh không cần giấy phép).
Câu hỏi 3: Những đối tượng nào bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp?
Trả lời:
Theo khoản 2 điều 13 Luật doanh nghiệp năm 2005 thì những tổ chức, cá nhân sau
đây không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
1) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản
nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị
mình;
2) Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;

3) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ
quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp
trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam;
4) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà
nước, trừ những người được cử làm đại diện theo quyền để quản lý phần vốn góp của
Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
5) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất
năng lực hành vi dân sự;
6) Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị án cấm hành nghề kinh doanh;
7) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản.
Câu hỏi 4: Chức danh nào được coi là cán bộ quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100%
vốn sở hữu Nhà nước bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp?.
Trả lời:
Luật doanh nghiệp năm 2005 quy định cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các
doanh nghiệp 100% vốn sở hữu Nhà nước bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp.
Những người này bao gồm: thành viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, Phó Tổng
Giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng, thành viên Ban kiểm soát,
Trưởng, phó phòng, ban nghiệp vụ, trưởng chi nhánh và văn phòng đại diện của
Doanh nghiệp 100% vốn sở hữu Nhà nước.
Tuy nhiên, Luật doanh nghiệp không cấm những đối tượng này sử dụng tài sản thuộc
sở hữu cá nhân của mình để mua cổ phần trong các Công ty Cổ phần hoạt động theo
luật doanh nghiệp, nhưng họ không được nắm giữ các chức danh quản lý. Những
người này chỉ có thể nắm giữ chức danh là người quản lý trong các công ty TNHH và
Công ty Cổ phần trong trường hợp họ được cử là người đại diện quản lý vốn Nhà
nước tại các Công ty này.
Câu hỏi 5: Một người có thể thành lập tối đa bao nhiêu doanh nghiệp?.
Trả lời:
Về nguyên tắc Luật doanh nghiệp năm 2005 không hạn chế số lượng doanh nghiệp
tối đa cho một nhà đầu tư thành lập. Nhà đầu tư có thể thành lập bao nhiêu doanh
nghiệp là tuỳ ý của họ nếu họ đủ vốn và tuân thủ các điều kiện theo quy định của

pháp luật (không vi phạm khoản 2 điều 13 Luật doanh nghiệp). Tuy nhiên, cần có
một số lưu ý như sau:
1) Một cá nhân nhà đầu tư không được cùng một lúc là chủ sở hữu 2 Doanh nghiệp tư
nhân trở lên; vừa đồng thời là chủ sở hữu DNTN lại vừa đồng thời là thành viên hợp
danh của Công ty Hợp danh; Không thể cùng một lúc là thành viên hợp danh của 2
Công ty hợp danh trở lên (trừ trường hợp có sự đồng ý của các thành viên hợp danh
khác).
2) Tổ chức không thể thành lập DNTN và thành viên hợp danh của Công ty hợp
danh.
Giám đốc (Tổng Giám đốc) công ty cổ phần không đồng thời làm Giám đốc(Tổng
Giám đốc) ở doanh nghiệp khác.
Câu hỏi 6: Ai được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp? Ai được quyền góp vốn vào
doanh nghiệp?.
Trả lời: Mọi tổ chức (không phân biệt nơi trụ sở chính), cá nhân (không phân biệt nơi cư trú),
trừ 7 nhóm đối tượng cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp (được quy định tại
khoản 2 điều 13 Luật doanh nghiệp năm 2005) đều có quyền thành lập doanh nghiệp
quyền góp vốn thành lập Công ty TNHH, Công ty Cổ phần, Công ty hợp danh ….,
trong đó bao gồm cả người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài
(thường trú và không thường trú tại Việt Nam) và tổ chức nước ngoài.
Câu hỏi 7: Luật doanh nghiệp năm 2005 có điều chỉnh các mối quan hệ giao dịch phát sinh
trước đăng ký kinh doanh không?. Xử lý những hợp đồng trước khi đăng ký kinh
doanh giữa các sáng lập viên như thế nào?.
Trả lời:
Điều 14 Luật doanh nghiệp năm 2005 quy định hợp đồng trước đăng ký kinh doanh
như sau:
1) Thành viên, cổ đông sáng lập hoặc người đại diện theo quyền được ký các
loại hợp đồng phục vụ cho việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp trước khi
đăng ký kinh doanh.
2) Trường hợp doanh nghiệp được thành lập thì doanh nghiệp là người tiếp nhận
quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng đã ký kết quy định tại khoản 1 Điều này.

3) Trường hợp doanh nghiệp không được thành lập thì người ký kết hợp đồng theo
quy định tại khoản 1 Điều này chịu trách nhiệm hoặc liên đới chịu trách nhiệm tài sản
về việc thực hiện hợp đồng đó.
Như vậy khi ký kết hợp đồng trước đăng ký kinh doanh, các nhà đầu tư dự định thành
lập doanh nghiệp cần thoả thuận với nhau về quyền và nghĩa vụ dân sự phát sinh
trong trường hợp doanh nghiệp không được thành lập để tránh xảy ra các mâu thuẫn
sau này.
Câu hỏi 8: Nguyên tắc xây dựng điều lệ Công ty là gì? Những điều gì cần lưu ý khi lập điều lệ
Công ty?
Trả lời:
Khi xây dựng điều lệ Công ty phải dựa trên các nguyên tắc và chú ý các nội dung sau
đây:
- Điều lệ không được trái với quy định của pháp luật.
- Điều lệ Công ty là một hợp đồng nhiều bên dựa trên nguyên tắc tự nguyện, thoả
thuận để quy định các quyền và nghĩa vụ của các bên, tổ chức, quản lý, hoạt động của
Công ty.
- Điều lệ Công ty phải có đủ nội dung chủ yếu theo quy định tại điều 22 Luật doanh
nghiệp 2005, cụ thể:
1. Tên, địa chỉ trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện.
2. Ngành, nghề kinh doanh.
3. Vốn điều lệ; cách thức tăng và giảm vốn điều lệ.
4. Họ, tên, địa chỉ, quốc tịch và các đặc điểm cơ bản khác của các thành viên hợp
danh đối với công ty hợp danh; của chủ sở hữu công ty, thành viên đối với công ty
trách nhiệm hữu hạn; của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần.
5. Phần vốn góp và giá trị vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm
hữu hạn và công ty hợp danh; số cổ phần của cổ đông sáng lập, loại cổ phần, mệnh
giá cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại đối với công ty cổ
phần.
6. Quyền và nghĩa vụ của thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty
hợp danh; của cổ đông đối với công ty cổ phần.

7. Cơ cấu tổ chức quản lý.
8. Người đại diện theo pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ
phần.
9. Thể thức thông qua quyết định của công ty; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội
bộ.
10. Căn cứ và phương pháp xác định thù lao, tiền lương và thưởng cho người quản lý
và thành viên Ban kiểm soát hoặc Kiểm soát viên.
11. Những trường hợp thành viên có thể yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp đối
với công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc cổ phần đối với công ty cổ phần.
12. Nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ trong kinh doanh.
13. Các trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản công ty.
14. Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty.
15. Họ, tên, chữ ký của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của người
đại diện theo pháp luật, của chủ sở hữu công ty, của các thành viên hoặc người đại
diện theo uỷ quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của người đại diện theo
pháp luật, của các cổ đông sáng lập, người đại diện theo uỷ quyền của cổ đông sáng
lập đối với công ty cổ phần.
16. Các nội dung khác do thành viên, cổ đông thoả thuận nhưng không được trái với
quy định của pháp luật.
Câu hỏi 9: Điều kiện để doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh?.
Trả lời:
Điều 24 Luật doanh nghiệp năm 2005 quy định “Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh khi có đủ các điều kiện sau đây”:
1) Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không thuộc lĩnh vực cấm kinh doanh.
2) Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các điều 31, 32, 33 và 34
của Luật này;
3) Có trụ sở chính theo quy định tại khoản 1 Điều 35 của Luật này;
4) Có hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ theo quy định của pháp luật;
5) Nộp đủ lệ phí đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Lệ phí đăng ký kinh doanh được xác định căn cứ vào số lượng ngành, nghề đăng ký

kinh doanh; mức lệ phí cụ thể do Chính phủ quy định.
Câu hỏi 10: Hiểu thế nào là khái niệm cấm “sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch
sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc” để đặt tên doanh
nghiệp?.
Trả lời: Thực tế cho thấy quy định này tại khoản 3 điều 32 Luật doanh nghiệp năm 2005
mang nhiều tính chất định tính, khó đưa ra một chuẩn mực rõ ràng và cụ thể để xác
định. Khái niệm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân
tộc luôn có biến đổi; Do đó, khái niệm này sẽ được giải thích tuỳ vào từng hoàn cảnh
cụ thể .
Câu hỏi 11: Thế nào là tên gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã đăng ký?
Trả lời:
Khoản 2 điều 34 Luật doanh nghiệp năm 2005 quy định các trường hợp sau đây được
coi là tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký:
a) Tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký được đọc giống như tên
doanh nghiệp đã đăng ký;
b) Tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký chỉ khác tên doanh nghiệp
đã đăng ký bởi ký hiệu “&”;
c) Tên viết tắt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh
nghiệp đã đăng ký;
d) Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký trùng với tên bằng
tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;
đ) Tên riêng của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký khác với tên riêng của doanh nghiệp
đã đăng ký bởi số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái tiếng Việt ngay sau tên riêng
của doanh nghiệp đó, trừ trường hợp doanh nghiệp yêu cầu đăng ký là công ty con
của doanh nghiệp đã đăng ký;
e) Tên riêng của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký khác với tên riêng của doanh nghiệp
đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc “mới” ngay sau tên riêng của doanh nghiệp
đã đăng ký;
g) Tên riêng của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký chỉ khác tên riêng của doanh nghiệp
đã đăng ký bằng các từ “miền bắc”, “miền nam”, “miền trung”, “miền tây”, “miền

đông” hoặc các từ có ý nghĩa tương tự, trừ trường hợp doanh nghiệp yêu cầu đăng ký
là công ty con của doanh nghiệp đã đăng ký.
Câu hỏi 12: Tên chi nhánh, Văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh được đặt như thế nào?.
Trả lời:
Khoản 4 điều 37 Luật doanh nghiệp năm 2005 quy định “Chi nhánh, văn phòng đại
diện và địa điểm kinh doanh phải mang tên của doanh nghiệp, kèm theo phần bổ sung

×