Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Skkn một số biện pháp giúp trẻ 4 5 tuổi học tốt môn toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.91 KB, 21 trang )

MỤC LỤC
Trang
I. MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu...........................................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................2
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM....................................................3
1. Cơ sở lý luận........................................................................................................3
2. Thực trạng vấn đề...............................................................................................4
3. Các giải pháp giải quyết vấn đề.........................................................................5
4. Kết quả sáng kiến kinh nghiệm........................................................................15
III. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ............................................................................16
1. Kết luận..............................................................................................................16
2. Kiến nghị............................................................................................................17


I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trẻ em từ 0 – 6 tuổi là giai đoạn đầu tiên của một con người, đây là giai đoạn
quan trọng nhất của con người. Việc chăm sóc và giáo dục tốt trẻ ngay từ khi cịn
nhỏ để giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách một cách toàn diện rất quan
trọng. Vì thế, người giáo viên mầm non ngồi việc hướng dẫn cho trẻ vui chơi,
chăm sóc trẻ từng bữa ăn, giấc ngủ, giáo dục trẻ trở thành những đứa trẻ ngoan
ngỗn, lễ phép thơi chưa đủ, mà cịn phải trang bị cho trẻ những kiến thức ban đầu
thông qua các hoạt động và các môn học như làm quen với mơi trường xung
quanh, làm quen với tạo hình, văn học, chữ cái, thể dục, âm nhạc, làm quen với
toán sơ đẳng. Thông qua các môn học trẻ được "học bằng chơi, chơi mà học". Từ
đó, nhân cách của trẻ dần được hình thành và cũng từ đó trẻ được tiếp cận với
những kiến thức từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp giúp trẻ phát triển một
cách toàn diện về mọi mặt như: đức, trí, lao, thể, mỹ.


Trong cuộc sống của con người tốn học đóng vai trị rất quan trọng. Vì vậy
việc cho trẻ ở lứa tuổi mầm non làm quen với những biểu tượng ban đầu về tốn là
cơ hội giúp trẻ sớm hình thành những khả năng quan sát, tư duy, so sánh, tìm tịi,
giúp trẻ nhận thức về thế giới xung quanh, về các mối quan hệ số lượng, kích
thước hình dạng vị trí trong không gian giữa các vật với nhau.
Do vậy việc cho trẻ làm quen với những biểu tượng về toán phải được tiến
hành ngay từ khi là một đứa trẻ. Việc giáo dục phải được thực hiện từ dễ đến khó,
từ đơn giản đến phức tạp, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ đảm bảo nội
dung nhiệm vụ chương trình đã đề ra.
Trong chương trình giáo dục trẻ mầm non hoạt động cho trẻ làm quen với tốn
đóng vai trị quan trọng trong việc cung cấp những kiến thức ban đầu cho trẻ khi
bước vào trường tiểu học. Nếu ngay từ khi học mẫu giáo trẻ đã nắm được khái
niệm cơ bản về số lượng, kích thước, hình dạng, định hướng khơng gian thì sau
này trẻ vững vàng tự tin khi tiếp nhận các kiến thức của mơn học tốn lớp 1. Nhận
thức rõ của tầm quan trọng của việc cho trẻ mẫu giáo làm quen biểu tượng toán
nắm vững được các khái niệm về toán, hứng thú trong các hoạt động làm quen với
tốn tơi ln tìm tịi suy nghĩ làm sao, dẫn dắt trẻ vào các hoạt động một cách thận
trọng khéo léo, hấp dẫn nhất. Khả năng học tốt hay khơng tốt mơn tốn của trẻ
ngoài việc do năng khiếu bẩm sinh của trẻ, mặt khác cịn do trẻ có kỹ năng học
mơn học này hay không. Nhiều bậc cha mẹ cho rằng chỉ nên quan tâm đến kiến
thức toán học và phát triển kỹ năng học toán cho trẻ khi chúng bắt đầu đi học lớp
một. Điều này hoàn toàn sai
lầm. Kỹ năng học toán của trẻ cần phải được bắt đầu từ rất sớm khi trẻ cịn nhỏ. Kỹ
năng học tốn của trẻ có thể được rèn luyện qua nhiều hoạt động hàng ngày như
thông qua các câu chuyện, bài hát, đặc biệt qua các trị chơi giàu trí tưởng tượng.
1


Thơng qua các hoạt động đó trẻ có nhiều cơ hội để tìm hiểu về tốn học. Tốn học
khơng đơn giản chỉ là học cách làm thế nào để đếm các con số. Học cách để biết

nhận thức về đo lường và hình dạng cũng là một phần quan trọng trong việc phát
triển kĩ năng học toán cùng như khả năng tư duy logic của trẻ sau này. Thông
thường những trẻ có khả năng tư duy logic sẽ thơng minh hơn những đứa trẻ khác.
Dạy trẻ nhận biết phân biệt về biểu tượng toán là dạy trẻ cách làm quen và
hình thành cho trẻ các biểu tượng tốn về tập hợp, số lượng, phép đếm... Trong đó
yêu cầu của nội dung này là trẻ phải đếm được thứ tự trong phạm vi đếm 10. Nhận
biết quan hệ số lượng trong phạm vi 5, nhận biết các chữ số từ 0 – 5. Biết thực biện
một số những phép biến đổi đơn giản như thêm bớt, tạo nhóm, tách và gộp đồ vật
có số lượng trong phạm vi 5 thành 2 phần. Đây là một trong những nội dung chính
trong việc dạy học cho trẻ làm quen với biểu tượng toán, vì số lượng bài chiếm
nhiều thời gian hơn so với một số nội dung khác về các hình, các khối, định hướng
không gian, phép đo. Để dạy trẻ được những nội dung này và nắm bắt kiến thức
được một cách có hệ thống và chính xác, địi hỏi người giáo viên phải có sự thay
đổi trong phương pháp dạy trẻ theo hướng tích cực hoạt động lấy trẻ làm trung
tâm. Kích thích trẻ tự khám phá, nhận xét, phán đốn về những vấn đề có liên quan
đến mơn học.
Đối với trẻ mầm non việc tiếp thu, lĩnh hội những kiến thức cịn hạn chế, các
q trình phát triển và tư duy, trí tuệ, nhân cách đang từng bước hình thành, trẻ rất
dễ nhớ nhưng cũng rất mau quên những kiến thức mà cơ cung cấp; vì thế việc hình
thành cho trẻ những hiểu biết sơ đẳng về hoạt động làm quen với Toán là rất cần
thiết. Nhưng làm thế nào để trẻ học tốt mơn tốn một cách hiệu quả nhất, lôi cuốn
trẻ nhất. Vậy làm thế nào để phát huy được vai trị giúp trẻ học tốt mơn tốn, phát
huy những biểu tượng tốn sơ đẳng một cách có hiệu quả tốt nhất. Điều đó đã
khiến tơi trăn trở, suy nghĩ, học hỏi để tìm ra biện pháp dạy trẻ giúp trẻ tiếp thu
những kiến thức sơ đẳng về tốn học trong trường mầm non. Chính vì thế, tơi đã
mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt mơn làm quen
với tốn"để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm ra một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt môn làm quen với tốn.
- Hình thành cho trẻ một số biểu tượng tốn đơn giản về số lượng, kích thước,

hình dạng, vị trí trong khơng gian.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi Trường
mầm non Phú Sơn.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
2


- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp quan sát, điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
- Phương pháp thực hành.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lý luận
Trẻ sinh ra và lớn lên giữa thế giới của các sự vật và hiện tượng đa dạng.
Ngay từ nhỏ trẻ đã được tiếp xúc và làm quen với những nhóm vật có màu sắc,
kích thước và số lượng phong phú, với các âm thanh chuyển động có ở xung quang
trẻ. Trẻ lĩnh hội số lượng của chúng bằng các giác quan khác nhau như: Thị giác,
thính giác, giác quan vận động…Việc cho trẻ 4 - 5 tuổi làm quen với toán là một
trong những hoạt động rất quan trọng của trẻ ở trường mầm non. Nó là một trong
những hoạt động giúp trẻ phát triển toàn diện một cách tốt nhất. Trong đó dạy trẻ
làm quen với tốn về tập hợp và số lượng giúp trẻ có những hiểu biết về thế giới
xung quanh, các mối quan hệ về tập hợp và số lượng, về hình dạng, kích thước,
khả năng định hướng khơng gian.Trẻ làm quen với tốn về tập hợp và số lượng cịn
góp phần tạo điều kiện hình thành những tư duy tốn học sơ đẳng, phát triển nhận
thức, phát triển trí tuệ, là nền móng vững chắc vào việc hình thành nhân cách cho
trẻ sau này. Nó để lại những dấu ấn trong tiếm thức suốt cả q trình học tốn ở
các cấp sau này của trẻ. Để thực hiện tốt kế hoạch, nhiệm vụ năm học 2018-2019
được giao, tôi luôn luôn băn khoăn, lo lắng, suy nghĩ phải làm gì, và làm như thế

nào giúp trẻ tiếp thu nhận thức về mơn tốn một cách thoải mái, nhẹ nhàng nhưng
đạt kết quả cao nhất, trẻ được học toán về số lượng, chữ số và phép đếm một cách
tốt nhất.
Như chúng ta đã biết để đạt được biểu tượng tốn sơ đẳng cho trẻ thì chúng ta
phải biết xây dựng cho trẻ một hệ thống các khái niệm về kiến thức toán học cơ
bản, ban đầu từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ trực quan đến trừu
tượng... Đồng thời, chúng ta phải chỉ ra mối quan hệ tương ứng kiến thức nhằm
giúp trẻ hiểu và có khả năng vận dụng kiến thức của trẻ phải được diễn ra thông
qua các hoạt động chơi hoặc các hoạt động mang tính chất vui chơi, để góp phần
phát triển tồn diện cho trẻ. Tổ chức hoạt động làm quen với mơn tốn cho trẻ
mầm non là một hoạt động rất quan trọng. Một tiết học nếu chỉ dạy đúng phương
pháp, đầy đủ các bước, thì vẫn chưa đủ vì trẻ của chúng ta chỉ thực sự đón nhận sự
truyền tải kiến thức một cách sinh động hấp dẫn khi tiết học đó có những đồ dùng
sinh động, phong phú, lôi cuốn đối với trẻ.
Là một người giáo viên mầm non, ngoài việc quan tâm và nhiệt tình chăm sóc
giáo dục trẻ, tơi cịn dành thời gian nghiên cứu học hỏi để có những sáng tạo riêng
cho bộ mơn tốn. Việc đổi mới giáo dục làm quen với tốn cũng đã có định hướng
đổi mới hình thức thực hiện trên cơ sở khoa học, đảm bảo tính đặc thù của hoạt
3


động toán sơ đẳng. Việc nâng cao kỹ thuật thực hành giúp trẻ cảm nhận toán một
cách thoải mái, đồng thời tạo cho trẻ có kỹ năng kiến thức phong phú về toán.Trẻ
biết thiết lập tương ứng 1:1 trong quá trình đếm, mỗi từ số ứng với một phần tử của
tập hợp mà trẻ đếm.Trẻ hiểu rằng, khi đếm thì số cuối cùng là số chỉ kết quả tương
ứng với nhóm đồ vật mà trẻ vừa đếm. Học tốn vừa giúp trẻ phát triển nhận thức,
có những hiểu biết về thế giới xung quanh, các mối quan hệ về tập hợp và số
lượng, về hình dạng, kích thước, khả năng định hướng trong không gian, khả năng
chú ý, ghi nhớ, tư duy, cung cấp cho trẻ những kiến thức sơ đẳng về toán ngay từ
thủa ấu thơ, làm nền tảng cho sự phát triển sau này của trẻ một cách tốt nhất. Đặc

điểm của tốn là một mơn học khơ khan, gị bó đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non.
Với giờ học toán giáo viên cần làm rất nhiều đồ dùng, đồ chơi đa dạng, phong phú
về chủng loại, về màu sắc... kích thích sự hứng thú, tích cực tham gia hoạt động.
2. Thực trạng vấn đề
Trong quá trình thực hiện, tơi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn sau:
+ Thuận lợi
Được sự quan tâm giúp đỡ của Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Bỉm Sơn,
của Ban giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện đầy đủ về cơ sở vật chất, đồ dùng,
đồ chơi cũng như tài liệu phục vụ giảng dạy. Ban giám hiệu nhà trường cũng
thường xuyên tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và tạo điều kiện cho giáo viên tham
gia đầy đủ các đợt học chun đề.
Phịng học rộng rãi, thống mát, lớp học sạch đẹp mang tính sư phạm nên trẻ
rất thích đi học và thuận lợi cho việc chăm sóc và giáo dục trẻ.
Ngồi ra, trường có đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình, có trình độ chuẩn và trên
chuẩn, có ý thức học hỏi qua tài liệu, đồng nghiệp và qua các phương tiện thông tin
đại chúng. Mỗi lớp học được trang bị 1 tivi giúp giáo viên thuận lợi trong việc sử
dụng giáo án điện tử trong giảng dạy.
100 % trẻ học bán trú và đa số trẻ có sức khỏe tốt, đi học đều, đầy đủ. Trẻ ở
mỗi nhóm lớp có cùng một độ tuổi nên mức độ nhận thức tương đối đồng đều.
Lớp học luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các bậc cha mẹ trong việc
phối kết hợp với cô giáo chăm sóc và giáo dục trẻ.
Bản thân tơi cũng nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy cho trẻ nắm
chắc các kiến thức trong hoạt động làm quen với biểu tượng tốn sơ đẳng, khơng
những giúp cho trẻ học bộ mơn tốn sau này dễ dàng hơn mà cịn giúp cho trẻ tiếp
thu kiến thức của các môn học khác một cách nhanh nhạy và chính xác hơn. Chính
vì vậy, trong tiết dạy mọi lúc, mọi nơi tơi ln tìm tịi làm thêm nhiều đồ dùng, đồ
chơi có màu sắc đẹp, sáng tạo. Đi sâu nghiên cứu hoạt động dạy mơn học cho trẻ
“Làm quen với Tốn” nhằm truyền thụ kiến thức cho trẻ sao cho trẻ lĩnh hội tri
thức một cách nhẹ nhàng, thoải mái, khơng bị gị ép và áp đặt trẻ mà đạt kết quả lại
cao.

4


+ Khó khăn
Một số trẻ quá hiếu động, một số trẻ lại quá nhút nhát, chưa mạnh dạn, tự tin
tham gia các hoạt động học tập, vui chơi của lớp. Nhiều trẻ chưa qua lớp mẫu giáo
bé nên việc tiếp thu còn hạn chế, thiếu hệ thống.
Một số phụ huynh ít có thời gian quan tâm tới trẻ. Một số phụ huynh chưa
nhận thức hết được yêu cầu và tầm quan trọng về các môn học của trẻ ở trường
mầm non. Phụ huynh hiểu một cách đơn giản, trẻ đến lớp chỉ là học hát, học múa,
nghe cô kể truyện, đọc thơ. Chính vì vậy một phần nào làm cho sự nhận biết của
trẻ về mơn tốn vẫn cịn rất hạn chế.
Tôi là giáo viên trẻ mới vào nghề, kinh nghiệm thực tế giảng dạy chưa nhiều
nên trong công tác giảng dạy cịn gặp những khó khăn nhất định. Khi tổ chức hoạt
động học tập cho trẻ cịn gị bó, chưa phát huy hết tính sáng tạo của trẻ. Đồ dùng,
đồ chơi chưa đa dạng phong phú cũng dẫn đến những hạn chế nhất định trong việc
truyền thụ kiến thức cho trẻ.
Việc dạy trẻ hình thành các biểu tượng tốn sơ đẳng sẽ đạt được hiệu quả cao
hơn, trẻ sẽ có các kỹ năng, sẽ có đầy đủ những biểu tượng toán, trẻ hứng thú cao và
và tham gia hoạt động hình thành các biểu tượng về tốn một cách thoải mái, tự tin
khi cơ giáo có những biện pháp gây hứng thú cho trẻ 4 - 5 tuổi hình thành biểu
tượng về số lượng, chữ số và phép đếm trong hoạt động làm quen với tốn.
Tơi đã tiến hành khảo sát 100% số trẻ trong lớp tôi chủ nhiệm là 44 cháu. Sau
đây là kết quả ban đầu tổng kết khả năng quan sát và so sánh, phân loại trẻ mà tôi
đã tổng hợp:
Kết quả đạt được
Tổng
Trung
ST
Tốt

khá
Nội dung giáo dục
số
bình
T
Số
Số
trẻ Số
Tỷ lệ
Tỷ lệ
Tỷ lệ
trẻ
trẻ
trẻ
Biểu tượng về tập hợp và
1
44
13 29,5% 16 36,4% 15 34,1%
số phép đếm
2 Hình dạng
44
8 18,2% 18 40,9% 18 40,9%
Định hướng trong không
3
44
10 22,7% 12 27,3% 22 50%
gian
Qua khảo sát trên tôi thấy số trẻ nắm được kiến thức và kỹ năng tham gia hoạt
động còn thấp, khả năng nhận biết số lượng và so sánh thêm bớt của trẻ chưa đạt
kết quả cao, trẻ hoạt động chưa thoải mái, tự tin.

Thực tế đó chính là điều làm tôi suy nghĩ: Làm thế nào để đưa trẻ vào hoạt
động với toán một cách tự nguyện và hứng thú, nắm vững các kiến thức và kỹ
năng thực hành. Qua q trình tìm hiểu, nghiên cứu tơi xin đưa ra một số biện pháp
giúp trẻ học tốt môn mơn làm quen với tốn như sau:
5


3. Các giải pháp giải quyết vấn đề
3.1. Lựa chọn đồ dùng, đồ chơi sáng tạo để tổ chức hoạt động làm quen với tốn
a. Đồ dùng của cơ
Đặc điểm tư duy của trẻ mẫu giáo lớn là tư duy trực quan hành động. Vì thế
trẻ nhận biết các đối tượng dựa vào những dấu hiệu đặc trưng về hình dạng, kích
thước…Tốn học giúp trẻ phát triển hoạt động nhận thức và giúp trẻ chuyển hoạt
động từ tư duy trực quan hành động sang trực quan hình tượng và sang tư duy
logic, góp phần hình thành nhận thức, giúp trẻ thấy được mối liên hệ giữa biểu
tượng tốn với mơi trường xung quanh, nó rèn luyện thao tác tư duy (như phân
tích, tổng hợp, so sánh, khái qt…) góp phần vào sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ
đồng thời giáo dục trẻ phát triển một cách toàn diện về các mặt: Đức, trí, thể, mỹ
và lao động. Do đó, theo tôi lựa chọn đồ dùng, đồ chơi phù hợp giảng dạy là rất
cần thiết. Một tiết học sẽ không thể đạt kết quả cao nếu như thiếu đồ dùng giảng
dạy. Muốn giờ dạy đạt kết quả cao thì khâu chuẩn bị chiếm 50%. Đồ dùng trực
quan cũng như những đồ dùng để phục vụ cho các hoạt động “làm quen với mơn
tốn” của trẻ phải đẹp, an tồn, dễ sử dụng, sinh động thì giờ học mới đạt kết quả
cao.
Ví dụ: Trong hoạt động làm quen với mơn tốn “Tách, gộp trong phạm vi 4”
ở chủ đề thế giới thực vật tôi đã làm nhiều loại rau, củ, quả như: Rau bắp cải, củ su
hào, củ cải trắng, củ cà rốt, quả cà tím, quả dâu tây… từ những nguyên vật liệu sưu
tầm, dễ kiếm như những quả bóng hỏng, xốp màu, giấy dạ, bông… để tạo thành
những đồ dùng phù hợp với tiết dạy hoạt động làm quen với mơn tốn “Tách, gộp
trong phạm vi 4”. Ngồi ra, nó cũng có thể sử dụng trong các hoạt động làm quen

với toán khác như tách gộp, nhận biết chữ số, thêm bớt tạo nhóm…Qua thực tế
giảng dạy tơi thấy hiệu qua mang lại rất cao, trẻ hứng thú tích cực tham gia hoạt
động học.
Trong giảng dạy tơi ln tìm và sử dụng những đồ vật quen thuộc gần gũi trẻ,
màu sắc đẹp, dễ sử dụng, thu hút trẻ trong hoạt động. Chẳng hạn, trong hoạt động
làm quen với toán “Dạy trẻ so sánh chiều dài của 2 đối tượng” tôi giúp trẻ nhận
biết, so sánh chiều dài của 2 đối tượng, biết tên gọi, đặc điểm của bưu thiếp, băng
giấy màu, sử dụng đúng từ dài hơn – ngắn hơn. Hay trong hoạt động “Dạy trẻ so
sánh độ lớn của 2 đối tượng”, tôi chuẩn bị cho mỗi trẻ 1 cốc to và 1 cốc nhỏ, 1 đĩa
to với 1 đĩa nhỏ giúp trẻ dễ dàng thực hiện các thao tác so sánh và đưa ra nhận xét
của mình về độ lớn của 2 đối tượng, trẻ nói đúng từ to hơn – nhỏ hơn. Hơn nữa trẻ
được củng cố kiến thức với hoạt động trò chơi “Chọn nhanh và đúng” với nhiệm
vụ phân loại rau củ: củ to bỏ vào rổ to, củ nhỏ bỏ vào rổ nhỏ.
Đối với hoạt động làm quen với mơn tốn “Dạy trẻ nhận biết, phân biệt hình
trịn, hình vng ” ở chủ đề “Thế giới thực vật và tết Nguyên Đán” bằng những
nguyên vật liệu như vỏ hộp bánh, xốp, đề can, giấy màu tôi đã làm những chiếc
bánh chưng, bánh gối, nem chua… những món ăn đặc trưng của người Việt Nam
trong ngày tết Nguyên Đán. Tôi cũng cho trẻ liên hệ tìm xung quanh lớp xem có
6


đồ dùng, đồ chơi gì có dạng hình trịn, hình vuông. Thông qua hoạt động trẻ biết
tên gọi, đặc điểm của một số loại bánh như bánh chưng, bánh quy, nem chua….Trẻ
nhận biết, phân biệt được hình trịn, hình vng.
Ngồi ra, tơi cịn làm được rất nhiều đồ dùng khác như các con vật, những
bông hoa, một số loại rau củ quả… gần gũi quen thuộc với trẻ, phù hợp với từng
chủ đề. Những đồ dùng này được sử dụng trong các hoạt động khác như hoạt động
khám phá, hoạt động làm quen với văn học…
b. Đồ dùng của trẻ
Để giờ dạy của cơ đạt hiệu quả cao thì việc chuẩn bị đồ dùng học cho trẻ là

rất quan trọng. Vì những đồ dùng này chính là cơng cụ trẻ sử dụng trực tiếp lĩnh
hội những kiến thức cô giáo dạy một cách nhanh nhất và thoải mái nhất. Thông
qua các thao tác trẻ sử dụng đồ dùng, tôi đã kiểm tra để biết khả năng tiếp nhận
kiến thức của từng trẻ. Với những chất liệu rất đơn giản, dễ kiếm như bìa cát tơng,
vỏ hộp sữa chua, xốp màu, sẽ tạo ra các đồ dùng, đồ chơi rất sinh động, phong phú,
đẹp, hấp dẫn trẻ.
Ví dụ: Hoạt động làm quen với toàn “Dạy trẻ so sánh chiều dài của 3 đối
tượng” chỉ đơn giản là những tấm bía cattơng tôi đã làm thành những băng giấy
nhiều màu sắc, đẹp mắt, dễ sử dụng, gây hứng thú cho trẻ khi tham gia hoạt động.
Hay hoạt động làm quen với toàn “Tách gộp trong phạm vi 5” tôi đã làm mỗi
trẻ một cái bảng. Trên bảng đó có 1 cây, tơi yêu cầu trẻ gắn lên cây 4 quả vàng, 1
quả xanh để trên cây có đủ 5 quả. Khi sử dụng đồ dùng trên tôi nhận thấy giờ học
đạt hiệu quả cao, trẻ tích cực tham gia hoạt động hơn.
Qua các hoạt động sử dụng các đồ dùng, đồ chơi tự tạo tôi nhận thấy trẻ hứng
thú tham gia hoạt động, tiết học sinh động, trẻ tiếp thu kiến thức cơ dạy như trẻ
nhận biết, tạo nhóm, thêm bớt, biết tách gộp, biết sắp xếp theo quy tắc, biết so sánh
chiều dài của 3 đối tượng, so sánh chiều cao của 3 đối tượng, giờ học đạt kết quả
cao. Ngoài ra, tơi cịn làm nhiều đồ dùng khác như hoa, lá, củ cà rốt cho hoạt động
“Dạy trẻ sắp xếp theo quy tắc”, các hình trịn, hình tam giác, hình vng, hình chữ
nhật, cây cao, cây thấp, quả to, quả nhỏ…để sử dụng cho hoạt động dạy trẻ làm
quen với toán, phù hợp theo từng chủ đề, dễ sử dụng, gây hứng thú cho trẻ khi
tham
gia
hoạt
động.
Mặc khác khi làm đồ chơi tơi ln khuyến khích trẻ làm cùng cơ, vừa làm cơ
và trẻ cùng trị chuyện và cho trẻ kiểm tra xem mình vừa làm được bao nhiêu cái.
Để số lượng chúng bằng nhau càn phải làm gì? Tơi nhận thấy trẻ rất thích thú khi
được tham gia làm cùng cô.
Sau khi sử dụng đồ dùng, đồ chơi để tổ chức hoạt động cho trẻ "làm quen với

toán" trẻ lớp tơi đã tích cực tham gia các hoạt động học hơn, tập trung hơn. Cháu
Gia Khánh, Trường Huy, Minh Thành trước đây trong các giờ học trịng đó có giờ
học tốn khơng tập trung vào bài học. Từ khi tơi cho trẻ hoạt động cùng đồ dùng,
đồ chơi, tôi thấy trẻ chú ý hơn, thực hiện được các yêu cầu bài học của cơ.
3.2. Tích hợp một số hoạt động khác với hoạt động cho trẻ làm quen với toán
7


Để hoạt động “Làm quen với toán” thật sự hứng thú, hấp dẫn trẻ, tơi đã tích
hợp một số hoạt động khác vào hoạt động cho trẻ làm quen với tốn, qua đó giúp
giờ học sinh động, cung cấp và củng cố, mở rộng kiến thức toán cho trẻ một ccahs
tốt nhất. Chẳng hạn: tích hợp mơn thể dục vào hoạt động “Làm quen với
toán” một cách nhẹ nhàng khéo léo để giúp trẻ hứng thú hào hứng và tích cực
hơn.
Ví dụ: Tiết dạy trẻ nhận biết hình chữ nhật và hình vng. Tơi chuẩn bị hình
chữ nhật và hình vuông đặt lên hai bàn hai tổ sẽ thi đua chọn hình chữ nhật và hình
vng. Khi lên chọn hình thì trẻ phải chọn 1 hình đúng theo yêu cầu gắn lên bảng
sau đó quay lại đập vào tay bạn phía sau bạn lại tiếp tục lên chọn hình. Thời gian
thi đua của các đội là một bản nhạc khi bản nhạc kết thúc tổ nào có kết quả nhiều
hơn thì tổ đó chiến thắng.
Hay tích hợp mơn tạo hình vào giờ tốn. Khi nói đến tốn người ta hay nói
đến sự khơ khan, nhàm chán, trẻ thường khơng thích học, đặc biệt là đến cuối tiết
học sự tập trung chú ý của trẻ kém. Vì thế, tơi đã tổ chức các trị chơi để thu hút sự
chú ý, tích cực tham gia của trẻ như trò chơi “Ai khéo tay hơn”. Trẻ vẽ, tơ màu,
dán hoa để trang trí bưu thiếp, gắn quả lên cây. Khi tham gia trò chơi trẻ được ơn
luyện những kiến thức tốn đã học, được vẽ, tơ màu, dính hoa vào hai bưu thiếp
sao cho số hoa ở 2 bưu thiếp bằng 4 bông hoa, 4 bông hoa hoặc dán quả vào 2 cây
sao cho số quả trên 2 cây bằng 4, biết dán thẻ số số tương ứng với số hoa, quả. Qua
đó trẻ được phát huy trí tưởng tượng, biết gộp trong phạm vi 4, nhận biết số lượng
trong phạm vi 4, đồng thời phát triển thẩm mỹ và vận động, tạo cảm giác thoải

mái, hứng thú trong giờ học.
Tơi cịn tích hợp văn học vào tiết tốn: Để lơi cuốn trẻ khi tham gia hoạt
động, tôi kể một câu truyện để tạo hình huống hấp dẫn giúp trẻ dễ dàng bị lôi
cuốn vào bài học và sử dụng đồ dùng học tập một cách hiệu quả, tạo sự lôgic
xuyên suốt tiết học tốn.
Ví dụ: Trong tiết tạo nhóm số lượng trong phạm vi 5 tôi đã kể cho trẻ nghe
đoạn chuyện về bạn Thỏ: Một ngày đẹp trời, Thỏ con đi vào rừng chơi. Trên
đường đi bạn Thỏ thấy rất nhiều hoa, bạn ấy đã hái những bông hoa mang về tặng
mẹ(yêu cầu trẻ xếp hoa và đếm giúp bạn Thỏ xem có tất cả bao nhiêu bơng hoa),
rồi có những chú bướm xinh bay đến đậu lên phía trên của những bơng hoa đó (u
cầu trẻ xếp tương ứng 1 – 1 nghĩa là 1 bướm tương ứng với 1 bơng hoa). Đoạn
truyện đó đã tạo được hứng thú cho trẻ, từ đó gây được sự chú ý với trẻ hơn.
Không những thế, trong hoạt động âm nhạc tôi thường xuyên lồng ghép bằng
cách cho trẻ đếm số bạn hát và so sánh số bạn nam, bạn nữ đang hát, số bạn nào
nhiều hơn, ít hơn? Muốn số bạn nam bằng số bạn nữ chúng ta phải làm thế nào?
Với tình huống trên sẽ giúp rèn kỹ năng so sánh số lượng và thêm bớt.
Trong hoạt động khám phá khoa học, tơi tích hợp với tốn bằng cách cho trẻ
chơi trị chơi "Ơ của bí mật", những ơ cửa được tôi biểu thị bằng những con số.
8


Cho trẻ đọc số và mở ơ cửa đó. Khi kết thúc tiết học tơi tổ chức những trị chơi như
" Bật qua vòng" cho trẻ đếm số vòng, đếm số trẻ chơi, đếm phần quà…
Bên cạnh đó, hoạt động ngồi trời cũng được tơi tích hợp thêm tốn. Ví dụ:
Khi quan sát cây đào tiên, cây vú sữa…tôi cho trẻ đếm số quả trên cây. Hay khi đi
quan sát cay cau cảnh trong vườn trường tơi cho trẻ tìm và đếm số cây, so sánh số
cây cau cảnh với một số loại cây trong vườn (Cây nào có số lượng nhiều hơn,
nhiều hơn là mấy cây?). Điều này sẽ giúp trẻ củng cố phép đếm và ôn luyện cách
so sánh về số lượng.
Trong hoạt động chiều, tôi thường dành riêng ít nhất một hoạt động chiều

trong một tuần để rèn kỹ năng đã học, hoặc cho trẻ làm quen với kiến thức mới đẻ
giúp trẻ khi tham gia vào hoạt động học không bị bỡ ngỡ, taoh điều kiện cho trẻ
tiếp thu bài tốt ngay trong tiết học.
Ngoài ra tơi cịn lồng các chủ đề như: chủ đề mùa xuân, chủ đề giao thông,
nội dung dinh dưỡng, nội dung mơi trường, nội dung an tồn giao thơng vào giờ
học tốn làm cho trẻ thích thú và qua đó giáo dục trẻ một số kỹ năng cần thiết
trong cuộc sống hằng ngày.
Nói tóm lại, tích hợp một số hoạt động khác với hoạt động cho trẻ làm quen
với toán sẽ giúp cho trẻ lĩnh hội ra sâu sắc hơn, tạo điều kiện cho trẻ rèn luyện, vận
dụng những hiểu biết vào hồn cảnh của mình. Từ đó các kỹ năng hình thành
nhanh hơn. Hơn nữa cịn giúp trẻ phát huy được tính độc lập, chủ động và tích cực
trong các hoạt động của mình thơng qua "học bằng chơi, chơi mà học". Sau một
thời gian tích hợp tốn với một số hoạt động khác tôi nhận thấy trẻ lớp tôi tiến bộ
rõ rệt, hầu hết trẻ nắm được các mối quan hệ số lượng, kích thước, hình dạng, trẻ
tự tin tham gia các hoạt động trong ngày hơn. Trước đây, cháu Mạnh, Nam, Yến,
Trường Huy và một số trẻ, các con không biết đếm hoặc đếm sai. Nhưng bây giờ
trẻ đã tự tin thực hiện phép đếm theo yêu cầu của cơ.
3.3 Sưu tầm hình ảnh, làm đồ dùng dạy học và trang trí lớp nhằm cung cấp kiến
thức tốn học cho trẻ
Việc sưu tầm hình ảnh là việc làm thường xuyên của bản thân tôi từ khi bước
vào nghề dạy trẻ, đến đâu, đi chỗ nào, gặp ai tôi đều quan sát, để ý ai có hình hoạ
báo cũ, tờ rơi quảng cáo, lịch cũ…. Tôi đều xin và cất giữ, tôi biết rằng những cái
bỏ đi của người khác lại là những đồ dùng dạy học thật bổ ích cho các cô, các cháu
ở trường mầm non, qua bàn tay khéo léo, cách bày trí trong phịng, ở các góc trong
lớp học. Nhân dịp người ta quảng cáo về các loại xe máy, ô tô…. Tôi đến cửa hàng
xe máy tham quan, tìm hiểu…. thế là nhận được 1 tập tranh xe máy, ô tô để phục
vụ chủ điểm phương tiện giao thông. Tôi vào siêu thị thấy có quảng cáo tờ rơi về
các loại quần áo, các loại động vật, đồ dùng trong gia đình, các loại hoa quả… tôi
nhanh tay xin lấy, những tờ rơi này vừa có màu sắc đẹp, hấp dẫn trẻ, hình ảnh lại
chính xác làm đồ dùng dạy học. Ngồi ra tơi còn sưu tầm lịch cũ, cứ vào gần cuối

tháng 12 hàng năm tôi vận động mỗi phụ huynh cho những tập lịch cũ, nhằm sưu
tầm những hình ảnh đẹp như phong cảnh quê hương, các di tích lịch sử, các cây
9


cầu nổi tiếng ở Việt Nam, các loại hoa, loại cây cảnh đẹp…Từ những hình ảnh sưu
tầm được, tơi cịn dùng để trang trí lớp hoặc dùng, làm các hộp quà...
Tôi cắt các chữ số ở lịch lốc từ số 1-10 dán vào giấy bìa làm thẻ số cho 100%
số cháu trong lớp học tốn, đồ dùng chữ số có nhiều màu sắc đẹp hấp dẫn trẻ khi
học. Còn thẻ chữ to của cô và thẻ chữ sử dụng trong các trò chơi là cắt từ lịch lốc
lớn.
Thực hiện biện pháp này tơi thấy khơng những đồ dùng dạy tốn của lớp tôi
đầy đủ mà các môn học khác cũng có nhiều, vì tận dụng được tranh ảnh sưu tầm
nhiều loại, nhiều dạng để dạy học, để trang trí lớp, để cho cháu học cắt số, cắt hình,
hoặc tự vẽ hình rồi cắt.
- Sắp xếp mơi trường học tập thuận lợi:
Đây là nguyên tắc dạy học quan trọng để hình thành biểu tượng toán ban
đầu cho trẻ mầm non. Với cách bài trí các góc chơi, sử dụng hình ảnh tạo ấn tượng
sẽ giúp trẻ nhận ra một số điều gì đó khác thường liên quan đến tốn học, buộc trẻ
phải đặt câu hỏi, suy nghĩ cách điểu chỉnh bổ sung hợp lý. Chính vì vậy tơi ln cố
gắng trang trí lớp học, mơi trường xung quanh làm sao vừa đẹp lại có giá trị sử
dụng để khi nhìn vào đó trẻ học được bao điều như đếm, thêm bớt, màu sắc, hình
dạng của các đồ vật…
Trong lớp tơi dành riêng một góc nhỏ để trang trí góc tốn học ở đó tơi làm các
biểu tượng cao thấp dài ngắn, to nhỏ và sắp xếp theo quy tắc…Để giúp trẻ khắc sâu
kiến thức đã học về các biểu tượng toán và trẻ có thể học bất cứ lúc nào trẻ thích cùng
bạn qua mơi trường xung quanh và góc tốn học tôi đã làm…
Đối với trẻ mầm non được hoạt động với đồ vật là rất cần thiết cho nên khi
sắp xếp phải gọn gàng, ngắn nắp vừa tầm tay trẻ và trong trạng thái mở đề trẻ dễ
cất, dễ lấy, dễ nhìn.

Ví dụ: Khi dạy trẻ nhận biết về các hình, đến phần trị chơi cơ tổ chức cho trẻ
chơi tìm các đồ vật có dạng giống với hình chữ nhật, hình vng…nếu cơ khơng
sắp xếp các đồ dùng đó dễ thấy, vừa với tầm tay của trẻ thì chắc chắn trị chơi đó
sẽ khơng đạt kết quả như mong đợi.
3.4 Sáng tạo một số trò chơi trong họat động làm quen với tốn
Trị chơi là một phần khơng thể thiếu được trong hoạt động cho trẻ làm quen
với tốn, qua trị chơi trẻ luyện tập cách đếm, cách thêm bớt củng cố khả năng
phân biệt nhiều hơn, ít hơn, củng cố lại kiến thức về hình dạng, kích thước, định
hướng trong không gian, xác định về thời gian. Khi hướng dẫn trẻ chơi tôi giúp trẻ
hiểu và biết một số thuật ngữ Tốn học, kích thích trẻ thi đua với nhau. Trong quá
trình chơi trẻ được bộc lộ những kinh nghiệm của mình, trẻ biết ý nghĩa các con số,
ý nghĩa về hình học về khơng gian trong cuộc sống hàng ngày của trẻ. Tơi sưu tầm
các trị chơi cho trẻ làm quen với toán mà trẻ được làm các đồ dùng đó thơng qua
các hoạt động như: Tạo hình, hoạt động góc.
Khi sáng tạo và sưu tầm trị chơi cho trẻ làm quen với tốn tơi ln phát huy
tính sáng tạo, tính đồn kết của trẻ làm sao thơng qua các trị chơi trẻ được củng cố
10


bài học một cách nhanh nhất mà hiệu quả nhất. Thơng qua hoạt động cho trẻ làm
quen với Tốn trong trị chơi góp phần kích thích sự sáng tạo của trẻ, sự tị mị của
trẻ. Khuyến kích trẻ tìm cách này hay cách khác diễn tả và chia sẻ ý tưởng của
mình mà khơng bị người khác chê cười. Bên cạnh đó để hoạt động làm đồ dùng đồ
chơi khơng thể khơng kể đến, đó là sự phối kết hợp của giáo viên các lớp trong
khối mẫu giáo nhỡ. Chúng tơi đã cùng nhau suy nghĩ, thảo luận để có những trò
chơi phù hợp với trẻ 4-5 tuổi. Khi sáng tạo trị chơi mới chúng tơi trao đổi với nhau
về cách chơi, luật chơi, trò chơi đảm bảo yêu cầu:
+ Luật chơi, cách chơi phải ngắn gọn, dễ hiểu.
+ Đồ dùng khi cho trẻ chơi phong phú, dễ làm.
+ Trò chơi ln ln mới hấp dẫn với trẻ.

+ Trị chơi củng cố lại kiến thức mà trẻ đã được học.
+ Kích tích sự sáng tạo của trẻ thơng qua trị chơi trong hoạt động làm quen với
tốn.
Ví dụ: Trị chơi "Chơi ơ quan" .
* Mục đích: Trẻ nhận biết số và số lượng tương ứng
- Phát triển vận động cơ tay.
*Chuẩn bị: Bao cát thể dục, sân bằng phẳng, phấn, vẽ hình
vng chia hình vng thành 9 ơ.
*Cách chơi: Cá nhân hoặc hai đội. Lần lượt từng thành viên lên ném túi
cát vào hình vng, túi vào ơ nào thì trẻ đọc số ghi ở ơ đó và nhảy hoặc vỗ tay,
dậm chân với số lần phù hợp.
*Luật chơi: Đọc đúng chữ số trong ô và thực hiện động tác tương ứng
với chữ số ơ đó
Là một giáo viên trẻ tơi ln có suy nghĩ, cố gắng thiết kế trị chơi nhằm thu
hút trẻ hứng thú tham gia các hoạt động. Để tăng tính hấp dẫn của giờ học tốn.
Những trò chơi sáng tạo được áp dụng vào các giờ học có tác dụng khích lệ trẻ tốt
hơn. Song việc sáng tạo ra các trị chơi là rất khó, các trị chơi phải vừa hấp dẫn trẻ,
vừa mang tích tư duy và thơng qua trị chơi trẻ phải áp dụng những kiến thức khác
nhau trong tiết học.
Ví dụ: Dạy trẻ đếm đến 5, cho trẻ chơi trò chơi “Ai tinh mắt”, yêu cầu trẻ đếm
từng loại rau và gắn thẻ số 5 vào luống rau nào có số lượng là 5.
Hay trong tiết dạy tách gộp trong phạm vi 5, tơi sử dụng trị chơi "đi siêu thị",
mỗi hộp bánh có 5 cái bánh. Mỗi lần mua chỉ đươc mua 1 cái bánh, sau đó xếp
bánh vào đĩa tương ứng với thẻ số trên đĩa. Và một số trò chơi khác như:
Trị chơi “Thi ai đếm đúng”: Tơi chuẩn bị khoảng 5-7 dây có thắt nút đủ tốt
để trẻ có thể sờ và nhận ra được số lượng dây; băng bịt mắt. Trẻ khơng được nhìn,
chỉ dùng tay đếm.
Trẻ lên chơi theo nhóm, sau khi bịt mắt trẻ, cơ phát cho mỗi trẻ 1 dây có thắt nhiều
nút. Trẻ dùng tay sờ đếm xem dây của mình có bao nhiêu nút thắt, khi có hiệu lệnh
nhóm trẻ lên chơi bắt đầu đếm thi xem ai đếm nhanh.

11


Trị chơi “Thi ai nhanh”: Tơi chuẩn bị mỗi trẻ có ít nhất 2 hình, sau đó nâng
dần số hình theo mỗi lần chơi. Mỗi hình có màu sắc và kích thước khác nhau. Trẻ
lấy hình theo đúng hiệu lệnh. Khi tơi u cầu, trẻ chọn đúng hình giơ lên và nói tên
hình, sau đó khơng cho trẻ nhìn hình giơ lên mà nhắm mắt tìm hình giơ lên.
Trị chơi “Tay ai khéo”: Tôi chuẩn bị mỗi trẻ 5 que tính có độ dài khác nhau,
khăn bịt mắt. Trẻ lên chơi được bịt mắt, tôi yêu cầu trẻ chọn que dài nhất hoặc que
ngắn nhất.
Trò chơi "Hãy làm lại như cũ": Tôi chuẩn bị chậu hoa cúc, hoa hồng, hoa vạn
thọ, hoa mai và mơ hình có ngơi nhà. Cho trẻ quan sát mơ hình và nói tên các lồi
hoa trong mơ hình, sau đó u cầu trẻ đặt các loại hoa ở vị trí, trước sau, phải trái
của ngơi nhà (ngôi nhà ở giữa). Khi chơi, trẻ nhắm mắt lại, tơi thay đổi vị trí các
chậu hoa, trẻ mở mắt phải nói được cái gì đã thay đổi, thay đổi như thế nào? Sau
đó cho trẻ xếp lại như cũ.
Trên đây là một số trị chơi đã được tơi áp dụng vào các tiết học tốn. Tơi
nhận thấy trẻ rất hứng thú, thoải mái và đạt kết quả cao, kích thích được nhiều trẻ
rụt rè, nhút nhát trở nên mạnh dạn, tự tin hơn như cháu Thùy Trang, Huyền Trang,
Hải Yến, Ngọc Huyền, Đức Huy…Qua các trò chơi này, trẻ trở thành trung tâm
của mọi hoạt động, cô chỉ là người hướng dẫn, gợi mở, phát huy tính tích cực của
trẻ. Tuy nhiên để trò chơi đạt kết quả cao hơn, cô giáo phải nêu được cách chơi
một cách rõ ràng, mạch lạc và dễ hiểu. Trong qua trình chơi, cô luôn giúp đỡ trẻ
yếu, tùy thuộc vào khả năng của trẻ, mức độ yêu cầu của từng trò chơi bằng cách
phức tạp dần để trẻ được thực sự tập luyện, củng cố kiến thức của mình. Khi tổ
chức chơi, cơ khơng những phải chú ý đến mục đích dạy học để củng cố kiến thức
và rèn luyện kỹ năng mà cịn phải chú ý đến mục đích giáo dục, rèn luyện phẩm
chất đạo đức, quy tắc ứng xử. Và một phần khơng thể thiếu đó là kiểm tra kết quả
cuộc chơi, cho trẻ kiểm tra cùng cô và thông qua việc kiểm tra cô biết được kết quả
tiết học vừa dạy.

3.5. Cho trẻ làm quen với toán mọi lúc, mọi nơi
Độ tuổi này vốn từ của trẻ phát triển nhiều hơn nhưng vẫn cịn khơng ít trẻ
vào thời điểm đầu năm học diễn đạt suy nghĩ của mình chưa mạch lạc, thiếu chính
xác, muốn cho trẻ hiểu và diễn đạt một số từ ngữ dùng trong tiết học làm quen với
toán ở trường mầm non như cao, thấp, phải, trái, trên, dưới, trước, sau, to,
nhỏ, bằng nhau, thêm, bớt, nhiều hơn, ít hơn….thì cơ giáo cần thường xun cung
cấp cho trẻ nắm được các thuật ngữ toán học trẻ mới có thể thực hiện tốt các yêu
cầu trong các hoạt động làm quen với tốn. Vì đặc điểm tâm sinh lý của trẻ là dễ
nhớ mau quên, việc cung cấp kiến thức trong các tiết học chưa đủ để trẻ nhớ lâu,
khắc ghi kiến thức mà giáo viên cần cung cấp mọi lúc, mọi nơi để mỗi ngày
mỗi ít trẻ nhớ nhiều hơn, nhận thức đúng hơn về các thuật ngữ tốn học và các
chữ số mà cơ giáo đã dạy.
Ví dụ: Đầu năm học, khi cho trẻ tập xếp hàng và di chuyển đội hình tơi kết
hợp cho trẻ làm quen và ôn lại các thuật ngữ toán học đã được học như trước, sau;
12


phải, trái; trên, dưới; cao, thấp…. tôi yêu cầu: Lớp xếp cho cô 4 hàng dọc theo tổ:
cô phải vừa nói hiệu lệnh vừa đưa tay chỉ hướng từng tổ:tổ 1, tổ 2, tổ 3, tổ 4. Khi di
chuyển đội hình sang phải hoặc sang trái tơi ln quan sát từng trẻ để kịp thời giúp
đỡ những trẻ chậm. Sang học kì 2 tơi thay đổi khẩu lệnh tập hợp để trẻ làm quen
với các thuật ngữ trước, sau nhanh hơn, chính xác hơn tơi u cầu: 4 tổ xếp thành 4
hàng dọc, 4 tổ trưởng đứng trước tổ mình, cịn các bạn khác đứng sau. Di chuyển
đội hình tơi sử dụng khẩu lệnh kết hợp với sắc xô trẻ sẽ di chuyển đội hình đúng
theo yêu cầu.
Hoạt động “Làm quen với tốn” khơng địi hỏi giáo viên phải có nhiều năng
khiếu song làm thế nào để truyền thụ kiến thức một cách chính xác mà giờ học
khơng bị khơ cứng giúp trẻ hứng thú và tiếp thu bài một cách nhanh nhất thì điều
đó quả khơng dễ. Trước khi dạy trẻ tôi cho trẻ làm quen trước mọi lúc mọi nơi để
trẻ nắm bắt được nội dung của hoạt động.

Mỗi tiết dạy làm quen với tốn tơi đều có kế hoạch cho trẻ ơn luyện các kiến
thức cũ có nội dung ngắn gọn, có nội dung trẻ sắp tham gia hoạt động thông qua
các hoạt động vui chơi và các hoạt động khác bởi đây là cơ hội tốt để trẻ làm quen
và hiểu rõ, khắc sâu hơn các kiến thúc cơ bản về biểu tượng tốn.
Ví dụ: Trong giờ hoạt động góc: trong q trình trẻ chơi ở các góc tơi lại gần
trẻ đặt ra các câu hỏi để trẻ trả lời:
+ Góc nấu ăn: Tơi sử dụng một số câu hỏi: Con đang chơi có mấy bạn ngồi
ở bàn? Mỗi bạn khi ăn cần có mấy cái bát? Có 4 bạn thì cần có mấy cái bát?Mấy
cái thìa?Mấy đơi đũa? Hơm nay con nấu món gì? Con nấu mấy món ăn? Các món
ăn này được chế biến từ loại thực phẩm gì? Được chế biến như thế nào? Các món
ăn này cung cấp chất gì? Qua đó trẻ biết được mỗi người khi ăn cơm cần có 1 cái
bát, 1 cái thìa, 1 đơi đũa (Biết xếp tương ứng 1 – 1), biết tên các món ăn mà trẻ chế
biến, biết các chất dinh dưỡng có trong các món ăn này, trẻ biết đếm thành thạo.
+ Góc chơi gia đình: Tơi sử dụng các câu hỏi: Nhà con có những ai? Có tất cả
mấy người? Khi bế em con bế như thế nào? Khi em bé khóc con phải làm gì, khi
em bé đói con phải làm gì? Qua đó trẻ biết tên các thành viên trong gia đình mình,
biết gia đình mình có tất cả mấy người, trẻ biết cách bế em, biết dỗ em bé khi em
bé khóc, biết dành tình cảm của mình cho người khác như yêu thương, quý mến
em bé, biết nhường nhịn em…
+ Góc bán hàng: Dùng câu hỏi: Bạn bán gì? Bạn có bán bánh cốm khơng? Có
mấy hộp trịn? Mấy hộp vuông? Bao nhiêu tiền một hộp bánh? Vậy tôi phải trả bao
nhiêu tiền? Hộp bánh này ở trên hay ở dưới?
+ Góc bác sĩ: Sử dụng một số câu hỏi: Hôm nay con khám cho những bạn
nào? Con khám cho mấy bạn? Các bạn bị làm sao?Khi bệnh nhân đến khám thì bác
sĩ phải làm gì? Con khám như thế nào? Con dặn bệnh nhân của mình như thế nào?
Khi chơi xong con phải làm gì? Qua những câu hỏi của cô rèn cho trẻ kĩ năng đếm
trong phạm vi 5, biết các thao tác chơi của góc bác sĩ…
Trong q trình trẻ được chơi các góc, trẻ đã được làm quen với toán và được
13



tiếp cận với bài sắp tới khi tôi hỏi trẻ về các nhóm đồ dùng, đồ chơi có số lượng
trong phạm vi 5 có xung quanh lớp trẻ sẽ dễ dàng tìm thấy.
Tạo cảm xúc và gây hứng thú cho trẻ khơng chỉ ở trong tiết học mà cịn ở mọi
lúc, mọi nơi. Tôi đã sử dụng các thủ thuật kết hợp với đồ dùng để vào bài sao cho
hấp dẫn. Làm thế nào để với một thời gian ngắn có thể cung cấp đầy đủ kiến thức
cho trẻ, trẻ tiếp thu bài học một cách nhẹ nhàng và trẻ hứng thú tham gia hoạt động
và để trẻ nghĩ rằng đó là những điều có thật, đang xảy ra trong cuộc sống hàng
ngày của trẻ.
Ví dụ: Hoạt động ngồi trời “Thăm quan vườn cổ tích” tơi dẫn trẻ thăm quan
vườn các con vật, cho trẻ đếm số lượng các con vật. Hay cũng chính trong hoạt
động ngồi trời, tơi cho trẻ đếm số cây cau cảnh, cây vú sữa, cây ổi, cây xà cừ
trong vườn, hay hỏi trẻ bên phải con là cây gì, bên trái con là cây gì? Qua hoạt
động trên trẻ được ôn luyện những kiến thức toán đã học, biết đếm trong phạm
vi 5, trẻ biết xác định trái phải của bản thân…
Ví dụ: Giờ ăn tôi cho trẻ đếm số bạn ngồi ở bàn và hỏi trẻ bàn này có mấy
bạn ngồi, cần có mấy cái bát, mấy cái thìa để ăn cơm? Hơm nay các con ăn món
gì? Nó cung cấp chất gì cho cơ thể? Con ăn mấy bát cơm?
Không giống như những mơn học khác, mơn cho trẻ “Làm quen với tốn”nếu
người dạy khơng có sự đầu tư nó sẽ đơn điệu và khô cứng. Chuẩn bị cho hoạt động
học phải trước nhiều ngày để có thời gian giúp trẻ làm quen với các hình thức hoạt
động để khi vào giờ hoạt động thì trẻ khơng cịn lúng túng mà tự tin tham gia vào
hoạt động một cách thoải. Hơn nữa, cần phải có sự chuẩn bị cho trẻ làm quen trước
ở mọi lúc, mọi nơi về các hoạt động: Đếm, nhận biết về nhóm đối tượng, nhận biết
mối quan hệ hơn kém, so sánh thêm bớt các nhóm đồ vật, biết cách chia nhóm đối
tượng thành hai phần. Các hoạt động không bắt buộc nhưng phải phong phú, sinh
động.
Hoạt động chiều, tơi có thể cho trẻ so sánh, thêm bớt hoặc chia nhóm đồ vật
thành hai phần khác nhau. Làm thế nào khi vào giờ hoạt động chung trẻ đã có sẵn
kiến thức các bài để hoạt động một cách tự tin và thoải mái. Các hoạt động của trẻ

không nhất thiết phải áp đặt gị bó để giúp trẻ hứng thú tự tin. Để nâng cao hiệu
quả giáo dục, trong tiết dạy cần lồng ghép, tích hợp một cách logic một vài mơn
học khác và tích hợp cần bám vào các chủ điểm. Tơi ln khuyến khích, động viên
trẻ mỗi khi tổ chức các hoạt động" làm quen với toán". Để khả năng về tốn của trẻ
được nâng cao thì giáo viên cũng cần có khả năng kiến thức và kinh nghiệm để dạy
trẻ các kỹ năng làm quen với toán.
Trong giờ hoạt động chung cũng như khi dạy trẻ ở mọi lúc mọi nơi. Ngoài
việc giáo dục đồng bộ cho trẻ, tôi luôn quan tâm đến kiến thức cá nhân để có kế
hoạch bồi dưỡng cho trẻ.
Ví dụ: Tơi phát hiện những trẻ có kỹ năng thêm bớt, so sánh chia nhóm tốt.
Sau đó tơi sẽ có kế hoạch bồi dưỡng thêm, giúp trẻ phát huy khả năng, kiến thức
của trẻ. Đối với những trẻ kỹ năng còn yếu, tôi cũng nắm bắt, gần gũi động viên trẻ
14


theo bạn, dần dần giúp trẻ hoà nhập với chất lượng chung. Để đạt được hiểu quả
trong giờ hoạt động chung, giáo viên cần phải có kế hoạch, biện pháp, kinh
nghiệm tổ chức những hoạt động nhằm nâng cao khả năng kiến thức về toán cho
trẻ như: Tổ chức cho trẻ đếm nhận biết các nhóm đồ vật, nhận biết mối quan hệ
hơn kém, chia nhóm đối tượng ở mọi lúc mọi nơi.
3.6. Phối kết hợp với phụ huynh để dạy trẻ học tốt mơn tốn
Giáo viên nên thường xun trao đổi với phụ huynh về các hoạt động học của
con ở lớp, bởi đây là cầu nối vững chắc trong việc giáo dục trẻ. Ngoài thời gian ở
trường, trẻ về nhà với bố mẹ đây là thời điểm trẻ bộc lộ hết tình cảm của mình
cũng như những kiến thức cơ giáo cung cấp ở trường. Vì vậy, giáo viên cần phối
hợp với phụ huynh để củng cố những gì trẻ đã được học ở trường. Đặc điểm tâm
sinh lý của trẻ mầm non là dễ nhớ mau quên nên cần thường xun ơn luyện cho
trẻ.
Mỗi tuần ở góc phụ huynh tôi cập nhật thông tin mới về chương trình dạy trẻ
của lớp qua từng bộ mơn, tên đề tài để những lúc đón trả trẻ phụ huynh đọc và

cùng giáo viên thực hiện. Qua giờ đón, trả trẻ tơi cũng thường xun liên hệ với
phụ huynh tình hình trong ngày để cùng phối lợp kịp thời trong công tác chăm sóc,
giáo dục trẻ.
Ngồi ra, tơi cũng trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của trẻ khi "làm
quen với toán" về số lượng. Tuyên truyền để phụ huynh hiểu rõ hơn về tầm quan
trọng của toán đối với trẻ. Từ đó phụ huynh kết hợp với tơi cho trẻ " làm quen với
tốn" tại gia đình"
Ví dụ: Cháu Mạnh, Yến lớp tôi chưa nhận biết được chữ số. Tôi đã trực tiếp
trao đổi với mẹ cháu mua tranh ảnh có chữ số, số lượng treo ở góc học tập của trẻ
và dành nhiều thời gian gần gũi trẻ, cho trẻ đếm và nhận biết chữ số tương ứng,
cho trẻ nhắc lại cấu tạo của chữ số
Ngoài ra, tôi cũng phối hợp với phụ huynh hỗ trợ công sức trong việc làm đồ
dùng dạy học cũng như trang trí lớp học.
Với cách tuyên truyền và phối hợp với phụ huynh cho trẻ "làm quen với tốn"
tơi thấy kết quả rất tốt trên trẻ lớp tôi. Giờ đây cháu Mạnh, Yến không những đã
biết nhận biết chữ số, biết đếm mà cịn biết so sánh, thêm bớt. Nhìn trẻ lớp tơi ngày
một tiến bộ, đó là nguồn động lực lớn đối với một giáo viên trẻ như tôi.
4. Kết quả sáng kiến kinh nghiệm
Sau một thời gian thực hiện và kiên trì với việc sử dụng các biện pháp trên
một cách linh hoạt. Kết quả đạt được trên trẻ như sau:
Tơi nhận thấy trẻ lớp tơi khơng cịn sợ hãi khi học mơn tốn, trẻ tích cực tham
gia các hoạt động, mạnh dạn, tự tin hơn. Đặc biệt trẻ đã nhận thức được một số
biểu tượng sơ đẳng về tập hợp, số lượng, hình học, định hướng khơng gian.
Và dưới đây là kết quả sau khi tôi áp dụng các biện pháp trên:
ST
Nội dung giáo dục
Tổng
Kết quả đạt được
15



T

số
trẻ

Tốt
Số
trẻ

Tỷ lệ

khá
Số
trẻ

Tỷ lệ

Trung
bình
Số
Tỷ lệ
trẻ

Biểu tượng về tập hợp và
44
27 61% 13 29,5% 4
9%
số phép đếm
2 Hình dạng

44
30 68,2% 12 27,3% 2 4,5%
Định hướng trong không
3
44
33 75% 10 22,7% 1
2,3%
gian
So sánh kết quả ban đầu, lớp tơi số trẻ ham thích học toán, nắm vững kiến
thức và kỹ năng thực hành toán tăng lên rất nhiều so với đầu năm. Hơn nữa trẻ
cũng hào hứng tham gia hoạt động học, hăng hái phát biểu bài hơn.
Trẻ biết đếm để xác định số lượng của 1 nhóm đồ vật trong phạm vi 5, biết
tạo nhóm đồ vật theo số lượng cho trước và biết mối quan hệ hơn kém của các số
lượng trong phạm vi 5.
Trẻ biết so sánh sự giống nhau và khác nhau về số lượng giữa 2 nhóm đồ vật,
về kích thước giữa 2 dối tượng theo độ lớn và theo chiều rộng, chiều dài, chiều
cao.
Trẻ nhận biết và diễn đạt được mối quan hệ về chiều dài của 3 đối tượng: dài
nhất- ngắn hơn- ngắn nhất.
Trẻ biết phân biệt được các hình ảnh phẳng như hình trịn, hình tam giác, hình
vng, hình chữ nhật dựa vào dấu hiệu đường bao của các hình này.
Trẻ nhận biết, phân biệt được các khối: khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối
chữ nhật, khối tam giác.
Trẻ biết xác định vị trí đồ vật ở phía phải - phía trái, phía trước - phía sau,
phía trên - phía dưới của bản thân. Phía trước - phía sau, phía trên - phía dưới của
người khác.
Trẻ biết cách chơi các trò chơi, chơi đúng luật và hứng thú khi tham gia các
trò chơi cũng như tích cực tham gia các hoạt động làm quen với tốn.
Những biện pháp tơi đã vận dụng vào việc tổ chức cho trẻ lớp tơi làm quen
với tốn. Tơi nghĩ những biện pháp này rất đơn giản giáo viên có thể dễ dàng thực

hiện
III. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Từ những biện pháp tơi tìm tịi nghiên cứu và áp dụng vào lớp mẫu giáo nhỡ
4-5 tuổi tôi đang chủ nhiệm cho thấy chất lượng hoạt động cho trẻ làm quen với
tốn tăng lên rõ rệt. Điều đó làm tôi rất vui và là động lực để tôi phấn đấu nhiều
hơn trong cơng tác giảng dạy của mình.
1

16


Bản thân là một giáo viên trẻ mới vào nghề nhưng với lịng u nghề mến trẻ,
nhiệt tình trong cơng việc và nắm vững đặc điểm tâm sinh lý của trẻ từ đó tơi
nghiên cứu ra những bài soạn phù hợp với trẻ. Bên cạnh đó tơi khơng ngừng tìm
tịi, học hỏi nâng cao trình độ chun mơn; linh hoạt, sáng tạo trog việc tổ chức
hoạt động gây sự chú ý của trẻ.
Giáo viên cần phải gây hứng thú cho trẻ sử dụng đồ dùng trực quan sao cho
phù hợp, đẹp mắt, sinh động, sử dụng có hiệu quả trong tiết học, trong các trị chơi
sáng tạo, đảm bảo tính thẩm mỹ và tính giáo dục cao. Đồng thời giáo viên phải tạo
được môi trường hoạt động mở cho trẻ.
Giáo viên phải xây dựng kế hoạch cụ thể hàng tuần để rèn những trẻ học khá,
trẻ yếu, trẻ cá biệt. Cần quan tâm đến kiến thức cá nhân để có biện pháp bồi dưỡng
phù hợp. Biết chọn nội dung tích hợp hấp dẫn, phù hợp.
Giáo viên phải phối hợp chặt chẽ với ban giám hiệu nhà trường và phụ huynh
học sinh để có kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ đạt hiệu qua cao nhất. Tạo điều
kiện dạy trẻ mọi lúc, mọi nơi
2. Kiến nghị
Trên đây là "Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt môn làm quen với
tốn" trong trường mầm non của tơi. Qua thời gian tìm tịi, nghiên cứu khơng tránh

khỏi những thiếu sót rất mong được sự quan tâm, hỗ trợ của Hội đồng khoa học
các cấp để sáng kiến kinh nghiệm ngày càng hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Phú Sơn, ngày 15 tháng 03 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác
Người viết

Tống Thị Thi

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chương trình giáo dục mầm non - Bộ GD & ĐT
2. Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non (mẫu giáo nhỡ 4-5
tuổi)- TS. Lê Thu Hương, TS. Trần Thị Ngọc Trâm, nhà XB giáo dục Việt Nam
3. Phương pháp hình thành biểu tượng toán sơ đẳng cho trẻ Mầm non - TS. Đỗ Thị
Minh Liên, nhà XB sư phạm 2003
4. Tài liệu tập huấn chuyên đề lĩnh vực phát triển nhận thức

18


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỊ XÃ BỈM SƠN
TRƯỜNG MẦM NON PHÚ SƠN


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 4-5 TUỔI HỌC TỐT
MƠN LÀM QUEN VỚI TỐN

Người thực hiện: Tống Thị Thi
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường mầm non Phú Sơn
SKKN Thuộc lĩnh vực : Chuyên môn

19



×