Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Chương trình du lịch chàu dâu chùa bút tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.37 KB, 25 trang )

TÀI LIỆU THUYẾT MINH
Chương trình du lịch
ĐHCNHN-Chùa Dâu-Chùa Bút Tháp-DHCNHN
A.Thuyết minh trên tuyến.
I.Hà Nội
Chào mừng toàn thể các bạn sinh viên lớp QTKĐL5 đang có mặt trên xe
ngày hôm nay!!!
Lời đầu tiên cho phép HDV thay mặt cho công ty du lịch…….xin gửi tới các
bạn lời chào buổi sáng và lời chúc sức khỏe tốt đẹp nhất.Chúc cho đoàn ta có một
hành trình vui,khỏe và bổ ích.
Các bạn thân mến,ngày hôm nay cùng đồng hành với đoàn chúng ta,HDV
rất vui được giới thiệu cô giáo Nguyễn Thị Hồng Vân,giảng viên khoa Sư Phạm-
Du Lịch,đại diện phía nhà trường.
Một người nữa cũng rất quan trọng trên xe của chúng ta ngày hôm nay mà
HDV muốn giới thiệu với các bạn.Anh……sẽ là người vững tay lái,chắc tay phanh
đưa đoàn ta đi đến nơi về đến chốn một cách an toàn.
Cuối cùng HDV xin tự giới thiệu,HDV tên đầy đủ là Nguyễn Thị Mai
Loan,là HDV đến từ công ty Du lịch ……Hôm nay rất vui được làm người đồng
hành cùng các bạn trong chuyến tham quan tìm hiều về với Bắc Ninh.
Sau đây HDV xin thông qua một chút về lịch trình hôm nay của chúng
ta.Sáng nay đoàn ta đã xuất phát từ trường ĐHCNHN,khoảng 8h chúng ta sẽ có
mặt tại chùa Dâu,ngôi chùa cổ nhất Việt Nam để tham quan và tìm hiểu,11h trưa
đoàn ta sẽ ăn trưa tại nhà hàng gần đó và chiều đoàn ta sẽ di chuyển qua chùa Bút
Tháp tham quan.Đến 3h,đoàn ta sẽ bắt đầu lên xe về HN và kết thúc chuyến đi.
Các bạn thân mến!!!Hiện tại thì đoàn chúng ta đang di chuyển trên địa phận
của thành phố Hà Nội,thủ đô thân yêu của chúng ta từ năm 1946 đến nay.Từ năm
1010,khi mà vua Lý Công Uẩn rời đô từ Hoa Lư về Thăng Long tức Hà Nội ngày
nay thì Hà Nội đã trở thành một trung tâm kinh tế,văn hóa giáo dục với những
công trình sống động như Văn Miếu-trường đại học đầu tiên của nước ta,lăng chủ
tịch HCM-nơi yên nghỉ của vị lãnh tụ vĩ đại dân tộc hay những trung tâm thương
mại như vincom…


Và ngay bây giờ đây,các bạn có thể nhìn sang phía bên tay trái của HDV.Đó
chính là Bảo Tàng Hà Nội. Bảo tàng Hà Nội, trước đây nằm ở số 5B phố Hàm
Long, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, là nơi trưng bày giới thiệu về thủ đô Hà Nội từ
khi dựng nước đến nay.
Thành lập từ năm 1982, số lượng hiện vật của bảo tàng lên tới hàng chục ngàn,
trong đó riêng kho cổ vật quý hiếm đã chiếm tới hơn 7 ngàn. Bộ sưu tập của bảo
tàng bao gồm đồ đá, đồ đồng, gốm sứ các thời nhà Lý, Trần, Lê, Nguyễn, gốm sứ
của Trung Quốc, Nhật Bản
[1]
. Các khu vực trưng bày của bảo tàng được chia thành
ba phần:
Lịch sử thiên nhiên Hà Nội
Lịch sử Hà Nội từ khi dựng nước đến trước Cách mạng tháng Tám;
Lịch sử Hà Nội từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay.
Để kỷ niệm đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Bảo tàng Hà Nội mới nằm
trong khu vực xây dựng Trung tâm Hội nghị Quốc gia Việt Nam tại phường Mễ
Trì, quận Nam Từ Liêm,có kết cấu hình kim tự tháp ngược, trong đó tầng 4 có diện
tích lớn nhất, các tầng dưới nhỏ dần như các bạn có thể nhìn thấy. Bảo tàng đã
được khánh thành vào ngày 6 tháng 10 năm 2010. Ước tính có 50.000 hiện vật
được trưng bày tại đây.
Nhìn sang ngay bên cạnh bảo tàng các bạn sẽ thấy một công trình có quy mô
rất lớn.Đó chính là trung tâm Hội Nghị Quốc Gia. Trung tâm Hội nghị Quốc gia
Việt Nam nằm số 57 đường Phạm Hùng, Hà Nội và được coi là tổ hợp công trình
đa năng lớn nhất tại thủ đô này. Sự kiện đầu tiên diễn ra ở đây là Hội nghị thượng
đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) vào ngày 18 và
19 tháng 12 năm 2006. Sau đó, đây sẽ là nơi tổ chức các đại hội, hội nghị của Đảng
Cộng sản Việt Nam, hội nghị quốc tế, các hoạt động chính trị,thương mại mang
tính quốc gia và quốc tế. Công trình được khởi công xây dựng vào tháng 11 năm
2004 và hoàn thành sau 22 tháng thi công.
Hiện tại thì xe đoàn chúng ta đang lăn bánh trên đường vành đai 3. Đường

vành đai 3 Hà Nội là tuyến giao thông đường bộ quan trọng của Hà Nội, dài
khoảng 65 km, đi qua các quận và huyện Sóc Sơn, Bắc Từ Liêm, Nam Từ
Liêm, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Gia Lâm, Đông Anh.
Các bạn thân mến,cây cầu mà chúng ta đang đi trên chính là cầu Thanh
Trì.Cầu Thanh Trì là cây cầu lớn nhất trong dự án 7 cây cầu của Hà Nội bắc
qua sông Hồng, bắt đầu từ điểm cắt quốc lộ 1A tại Pháp Vân (Thanh Trì), điểm
cuối cắt quốc lộ 5 tại Sài Đồng (Gia Lâm.Cầu chính dài 3.084 m với tổng chiều dài
hơn 12.000 m, rộng 33,10 m với 6 làn xe chạy (4 làn xe cao tốc), tốc độ cho phép
100 km/h. Sau khi hoàn thành, cầu Thanh Trì góp phần cơ bản giải quyết ách tắc
giao thông tại thủ đô Hà Nội. Cầu Thanh Trì được coi là dự án cầu lớn nhất Đông
Dương hiện nay.
Ngày 18 tháng 8 năm 2006, hợp long cầu Thanh Trì.
Ngày 2 tháng 2 năm 2007, cầu được thông xe.
Đến ngày 9 tháng 10 năm 2010, cầu được khánh thành cùng với cầu vượt Pháp
Vân.
Chỉ còn một đoạn đường nữa là đoàn ta sẽ di chuyển tới địa phận của tỉnh Bắc
Ninh và HDV Nguyễn Tươi sẽ tiếp tục đồng hành cùng các bạn.
II.Bắc Ninh
Các bạn sinh viên thân mến,chúng ta đã sang tới địa phận của tỉnh Bắc Ninh.
Bắc Ninh là một tỉnh có diện tích nhỏ nhất Việt Nam thuộc đồng bằng sông
Hồng và nằm trên Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ.Bắc Ninh nổi tiếng với những
điểm nhất như:
Là tỉnh có diện tích nhỏ nhất.
Có biển số xe lớn nhất: 99
Có nhiều người đỗ tiến sĩ nhất: trong thời phong kiến,Bắc Ninh có tới
677 người đỗ tiến sĩ chiếm ¼ cả nước.
Nhiều làng nghề truyền thống nhất với 62 làng nghề.
Có nhiều hội hè nhất với khoảng trên 300 lễ hội lớn nhỏ khác nhau.
Có chùa cổ nhất Việt Nam: chùa Dâu
Bắc Ninh là tỉnh nổi tiếng với dân ca quan họ. Bắc Ninh là trung tâm xứ

Kinh Bắc cổ xưa
[2]
. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có khoảng 41 lễ hội đáng
chú ý trong năm được duy trì. Trong đó có lễ hội lớn là hội Lim. Hội Lim chính là
hội chùa làng lim và đôi bờ sông Tiêu Tương. Hội Lim trở thành hội hàng tổng
(hội vùng) vào thế kỷ 18. Khi quan trấn thủ xứ Thanh Hóa Nguyễn Đình Diễn là
người thôn Đình Cả, Nội Duệ, xứ Kinh Bắc, có nhiều công lao với triều đình, được
phong thưởng nhiều bổng lộc, đã tự hiến nhiều ruộng vườn và tiền của cho tổng
Nội Duệ trùng tu đình chùa, mở mang hội hè, gìn giữ thuần phong mỹ tục. Ông
còn cho xây dựng trước phần lăng mộ của mình đặt tên là lăng Hồng Vân trên núi
Lim. Do có nhiều công lao với hàng tổng và việc ông đặt hậu ở chùa Hồng ân, nên
khi ông mất nhân dân tổng Nội Duệ đã tôn thờ làm hậu thần, hậu Phật hàng tổng.
Văn bia lăng Hồng Vân có tên Hồng Vân từ bi ký niên đại Cảnh Hưng 30 (1769)
hiện giữ ở đình thôn Đình Cả đã cho biết khá rõ lai lịch, công trạng và việc thờ
phụng hậu hàng tổng Nguyễn Đình Diễn mỗi năm hai dịp vào "ngày sinh" và
"ngày hóa" của ông tại lăng Hồng Vân và chùa Hồng ân trên núi Lim. Song trải
tháng năm lịch sử, hội Lim đã có nhiều lớp văn hóa, trong đó người ta chỉ tổ chức
tế lễ hậu thần vào một dịp là ngày 13 tháng giêng trùng với hội chùa Lim. Hội Lim
là lễ hội lớn của vùng Kinh Bắc, với những hoạt động lễ và hội phong phú, gần
như hội đủ những hoạt động văn hóa nghệ thuật và tín ngưỡng tâm linh của các lễ
hội trên vùng quê Bắc Ninh - mảnh đất có nhiều lễ hội dân gian. Có nhiều trò chơi
dân gian như đấu võ, đấu vật, đấu cờ, đu tiên, thi dệt cửi, nấu cơm. Đặc sắc hơn cả
là phần hát hội - Là phần căn bản và đặc trưng nhất của hội Lim. Từ hát mời
trầu, hát gọi đòđến con sáo sang sông, con nhện giăng mùng. chính hội được tổ
chức vào ngày 13 tháng giêng hàng năm, trên địa bàn huyện Tiên Du tỉnh Bắc
Ninh. Hội Lim được coi là nét kết tinh độc đáo của vùng văn hoá Kinh Bắc.
Nhắc đến Bắc Ninh và nhắc đến Hội Lim thì không thể không nhắc tới quan
họ Bắc Ninh. Ý nghĩa từ "Quan họ" thường được tách thành hai từ rồi lý giải nghĩa
đen về mặt từ nguyên của "quan" và của "họ". Điều này dẫn đến những kiến giải
về Quan họ xuất phát từ "âm nhạc cung đình", hay gắn với sự tích một ông quan

khi đi qua vùng Kinh Bắc đã ngây ngất bởi tiếng hát của liền anh liền chị ở đó và
đã dừng bước để thưởng thức ("họ"). Tuy nhiên cách lý giải này đã bỏ qua những
thành tố của không gian sinh hoạt văn hóa quan họ như hình thức sinh hoạt (nghi
thức các phường kết họ khiến anh hai, chị hai suốt đời chỉ là bạn, không thể kết
thành duyên vợ chồng), diễn xướng, cách thức tổ chức và giao lưu, lối sử dụng từ
ngữ đối nhau về nghĩa và thanh điệu trong sinh hoạt văn hóa đối đáp dân gian.
Một số quan điểm lại cho rằng Quan họ bắt nguồn từ những nghi lễ tôn giáo
dân mang yếu tố phồn thực chứ không phải Quan họ có nguồn gốc từ âm nhạc
cung đình, hoặc có quan điểm nhận định diễn tiến của hình thức sinh hoạt văn hóa
"chơi Quan họ" bắt nguồn từ nghi lễ tôn giáo dân gian qua cung đình rồi trở lại với
dân gian.
Nhận định khác dựa trên phân tích ngữ nghĩa từ ngữ trong các làn điệu và
không gian diễn xướng lại cho rằng Quan họ là "quan hệ" của một nhóm những
người yêu quan họ ở vùng Kinh Bắc.
Tuy vậy vẫn chưa có quan điểm nào được đa số các học giả chấp nhận. Quan
họ ngày nay không chỉ là lối hát giao duyên (hát đối) giữa "liền anh" (bên nam,
người nam giới hát quan họ) và "liền chị" (bên nữ, người phụ nữ hát quan họ) mà
còn là hình thức trao đổi tình cảm giữa liền anh, liền chị với khán giả. Một trong
những hình thức biểu diễn hát quan họ mới là kiểu hát đối đáp giữa liền anh và liền
chị. Kịch bản có thể diễn ra theo nội dung các câu hát đã được chuẩn bị từ trước
hoặc tùy theo khả năng ứng biến của hai bên hát. Ngày 30 tháng 9 năm 2009, tại kỳ
họp lần thứ 4 của Ủy ban liên chính phủ Công ước UNESCO Bảo vệ di sản văn
hóa phi vật thể (từ ngày 28 tháng 9 tới ngày 2 tháng 10 năm 2009), quan họ đã
được công nhận là di sản phi vật thể đại diện của nhân loại
[2][3][4]
sau nhã nhạc cung
đình Huế, không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên và cùng đợt với ca trù.
Bắc Ninh cũng nổi tiếng là một trung tâm văn hóa phật giáo của đất nước với
rất nhiều nhưng ngôi chùa cổ như chùa Dâu,chùa Bút Tháp mà ngày hôm nay
chúng t sẽ được tham quan và tìm hiểu.

Chỉ còn một chút thời gian nữa thôi là xe của đoàn chúng ta sẽ dừng chân tại
điểm tham quan đầu tiên.Đó chính là Chùa Dâu-ngôi chùa cổ nhất Việt Nam.Trước
khi xuống xe,HDV xin nhắc các bạn chú ý chỉ nên mang những đồ đạc quan
trọng,quí giá và cần thiết theo và khi xuống dưới mong các bạn tập trung để chúng
ta nghe thuyết minh về ngôi chùa này.sau đó làm lễ và tham quan đến 11h chúng ta
sẽ dùng cơm trưa.Sau đây mời đoàn ta xuống xe và theo chân HDV Nguyễn
Hương của chúng tôi vào tham quan ngôi chùa.
B.Thuyết minh tại điểm.
I.Chùa Dâu
1.Lịch sử chùa Dâu
Chào mừng các bạn sinh viên đa đến với chùa Dâu-ngôi chùa cổ nhất Việt
Nam.
Các bạn thân mến,chúng ta vẫn thường được nghe những câu thơ:
“Dù ai đi đâuvề đâu
Hễ trông thấy tháp chùa dâu thì về,
Dù ai buôn bán trăm nghề
Nhớ ngày mùng tám thì về hội dâu”
Không biết từ bao giờ, những câu thơ trên đã lưu truyền trong dân gian và
trở nên vô cùng gần gũi,tự hào đối với những người dân miền quê quan họ.
Chùa dâu là 1 ngôi chùa nằm ở xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc
Ninh, cách hà nội khoảng 30km.Chùa nằm phía nam cổ thành luy lâu, trên 1 khu
đất rộng bên bờ sông. Từ xa xưa người dân ở đây thường sống bằng nghề trồng
dâu, nuôi tằm và cấy lúa nước nên dân gian xưa gọi là vùng dâu hoặc kẻ dâu.
Chùa dâu còn có tên là Diên Ứng, Pháp Vân hay Cổ Châu, tọa lạc ngay trung tâm
của khu di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu và phong phú bậc nhất của quê hương
kinh bắc. Nơi đây là thủ phủ của quận Giao Chỉ, trung tâm chính trị, kinh tế, văn
hóa, là trung tâm phật giáo cổ xưa nhất của nước ta là chứng tích 1 thời kỳ dài
hàng chục thế kỷ trước và sau công nguyên.
Chùa dâu là nơi giao lưu của 2 luồng văn hóa Phật Giáo, từ Ấn Độ sang và từ
Phương Bắc xuống. Vào buổi đầu Công nguyên, các tăng sỹ Ấn Độ, tiêu biểu là

Khâu-đà-la đã tới đây truyền bá đạo phật đầu tiên. Cuối thế kỷ VI, nhà sư Tỳ-ni-
đa-lưu-chi từ Trung Quốc tới chùa này và lập nên 1 phái thiền ở Việt Nam. Chùa
được khởi công xây dựng năm 187 và hoàn thành năm 226, là ngôi chùa lâu đời
nhất và gắn liền với lịch sử văn hóa, phật giáo Việt Nam, được nhà nước xếp hạng
di tích lịch sử ngày 28/4/1962.
Năm 1313, chùa được xây dựng lại và trùng tu nhiều lần qua các thế kỷ tiếp
theo. Đời nhà trần,Vua Trần Nhân Tông đã sai trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi về kiến
thiết lại chùa dâu thành “ chùa trăm gian, tháp chín tầng, cầu chín nhịp”. Hiện nay
là tòa Thượng điện, chỉ còn sót vài mảng chạm khắc thời nhà Trần và thời nhà Lê.
Chùa dâu gắn liền với huyền tích phật mẫu Man Nương và tứ pháp. Theo
tương truyền, nàng Man Nương, cô gái kẻ Mèn dốc tâm vào chùa học đạo phật, 1
hôm nằm ngủ quên, sư Khâu-đà-la vô tình bước qua mà bỗng nhiên nàng mang
thai. Kết quả là đến giờ Ngọ ngày 8/4 (âm lịch) thì sinh 1 nữ nhi. Nàng liền đem
con đến trả cho sư Khâu-đà-la. Nhà sư mang đứa bé đến gốc cây Dung Thụ và
niệm chú, cây Dung thụ bỗng nứt toác ra ôm đứa bé vào lòng. Rồi Khâu-đà-la đưa
cho Man Nương cây Tích Trượng và dặn là khi nào hạn hán thì mang ra cắm xuống
đất sẽ cứu được mọi sinh linh. Thế rồi vào năm Giáp Tý, hạn hán kéo dài 3 năm.
Man Nương liền dùng gậy Tích Trượng cắm xuống đất tạo ra mưa. Cây Dung Thụ
bị đổ trôi về thành Luy Lâu thì quẩn không trôi được nữa. Bao nhiêuchàng trai
trong vùng được huy động đến kéo cây vào bờ nhưng cây không hề nhúc nhích.
Vừa lúc đó, Man Nương vô tình ra sông rửa tay, bỗng dưng cây dập dình như con
tìm thấy mẹ. Man Nương ném dải yếm ra thì cây dung thụ trôi ngay vào bờ. Cũng
khi ấy Sỹ Nhiếp trong thành Luy Lâu được mộng phải tạc cây dung thụ thành
tượng Tứ Pháp để thờ. Sỹ Nhiếp cho ngay thợ xẻ cây dung thụ tạc tượng Tứ Pháp.
Khi tượng đã làm xong, làm lễ đặt tên cho pho thứ nhất thì bỗng thấy trời nổi mây
ngũ sắc liền đặt tên là Pháp Vân, thờ ở chùa Dâu, dân gian gọi là bà Dâu. Khi đặt
tên cho Pho thứ hai thì bỗng thấy trời nổi gió lớn liền đặt tên là Pháp Vũ, thờ ở
chùa Đậu dân gian gọi là bà Đậu. Đến khi đặt tên cho pho thứ ba thì bỗng thấy trời
nổi sấm ầm ầm thì liền đăt tên là Pháp Lôi thờ ở chùa Tướng dân gian gọi là bà
Tướng. Đến khi đặt cho pho thứ tư thì bỗng thấy trời nổi chớp, liền đặt tên là Pháp

Điện thờ ở chùa Dàn dân gian gọi là bà Dàn. Nhưng khi làm lễ rước Phật Tứ Pháp
về các chùa, chỉ được ba pho, còn pho tượng Pháp Vân không hề chuyển động. Hỏi
ra mới biết khi tạc tượng rìu đẽo phải hòn đá trong cây dung thụ đã quẳng xuống
sông. Tức thì dân các làng chài quanh đấy được phái đi mò nhưng không hề thấy.
khi Man Nương đi dò đến nơi thì bỗng nhiên hòn đá dưới nước nhảy lên vào lòng
và phát sáng. Hòn đá đó đặt tên là Phật Thạch Quang được thờ ở chùa Dâu.
Câu chuyện nàng Man Nương được giải thích là sự mầu nhiệm của “nhân thiên
hợp khí”. Thực chất đó là cuộc hôn phối giữa đạo phật với tín ngưỡng bản địa, tiền
thân của Tứ pháp (Mây, Mưa, Sấm, Chớp) thờ ở vùng Dâu, Luy Lâu rồi lan tỏa ra
nhiều vùng khác. Ngày mồng 8 tháng 4 không chỉ là ngày sinh Phật Thích Ca (Ấn
Độ) mà là ngày sinh của Phật Tứ Pháp (Việt Nam).
Vâng,và sau đây xin mời các bạn sinh viên bước qua khu tiền đường,tiếp tục
theo chân HDV Nguyễn Huyên để tìm hiểu tiếp về Chùa Dâu.
2.Kiến trúc chùa Dâu
Các bạn thân mến,cũng như nhiều chùa chiền trên đất Việt Nam, chùa Dâu
được xây dựng theo kiểu "nội công ngoại quốc". Bốn dãy nhà liên thông hình chữ
nhật bao quanh ba ngôi nhà chính: tiền đường, thiêu hương và thượng điện.
Với diện tích khoảng 1730m2 trên khu đất rộng bằng phẳng nằm cạnh sông
Dâu, chùa được xây dựng mang đậm phong cách nghệ thuật, kiến trúc của thời Lý,
Trần do được tu sửa vào thời kỳ này. Quan trọng nhất là tháp Hòa Phong, tháp có
chín tầng song trải qua thời gian lịch sử lâu dài nay chỉ còn ba tầng có chiều cao
khoảng 15m. Chân tháp hình vuông, trong lòng tháp có bốn bệ gạch bốn bên, trên
mỗi bệ là một tượng hộ pháp bằng gỗ cao 1,6m. Ở tầng hai của tháp có biển đá
khắc chữ "Hòa Phong tháp". Đặc biệt hơn nữa tháp dùng để đặt các xá lị, bên trên
là một chiếc khánh đồng và một chiếc chuông đồng lớn có niên đại từ 1893. Màu
thời gian đã bao phủ lên tháp những lớp rong rêu xanh màu cổ kính. Song có thể
nói giá trị của tháp Hòa Phong trong quần thể di tích chùa Dâu là không nhỏ bởi đã
gây sự chú ý đặc biệt của khách du lịch thăm quan từ bốn phương về đây.
Đến với chùa Dâu ngoài cảnh quan đồ sộ, chúng ta còn được chiêm ngưỡng
những pho tượng quý giá như Pháp Vân, Kim Đồng, Ngọc Nữ, những bức phù

điêu chạm khắc trên những bức trống, cốn, giá chiêng mà ngày nay ít khi có được.
Tất cả đều được tạc và rèn đúc rất tinh xảo trong bàn tay các nghệ nhân đời xưa.
Tiêu biểu đó là tượng Pháp Vân cao 1m85cm tạo trong thế ngồi ở tòa sen toàn thân
sơn màu cánh dán. Với chân dung tai to, lông mày cong lá liễu, cổ cao ba ngấn tay
phải dơ 5 ngón lên trời, trong lòng bàn tay có một viên ngọc sáng. Nét thanh thoát,
mềm mại của bức tượng đã toát lên vẻ nhân từ, độ lượng của nhà Phật thiêng liêng,
cao quý. Ta còn nhận thấy rằng tín ngưỡng phật giáo Ấn Độ đan xen trong tín
ngưỡng dân gian ở Việt Nam như thờ các vị thần: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi,
Pháp Điện. Gửi gắm vào đó là những mong ước cho mùa màng bội thu, cơm no áo
ấm cho mọi chúng sinh của nhân dân khi trời đất được mưa thuận, gió hòa.
Một điểm đáng nói nữa trong công trình kiến trúc của chùa Dâu là hình trạm
trổ trên đá. Đó là phong cảnh thiên nhiên chim muông, hoa lá, đặc biệt là rồng.
Theo một số nhà nghiên cứu thì một số hiện vật bằng đá, gạch đất nung trang trí có
hình vẽ rồng phần lớn là kiến trúc nghệ thuật rồng có niên đại vào thời Lý Trần.
Con rồng không chỉ là biểu tượng văn hóa quý trong di sản văn hóa vật thể mà còn
hiện diện rất phong phú trong di sản văn hóa phi vật thể. Nó đi vào đời sống hôm
nay như một nhu cầu văn hóa không thể thiếu trong các lễ hội. Ngày nay kiến trúc
của chùa Dâu vẫn giữ nguyên như cũ: Nhà tiền thất, tháp Hòa Phong, Tiền Đường,
tòa Tam Bảo, Thượng Điện, Hạ Điện, Hậu Đường, hai dãy hành lang, Tuy nhiên
thì cầu chín nhịp và Điện Tam quan đã không còn. Hằng năm cứ vào ngày 8 tháng
4 âm lịch, không ai bảo ai người dân từ thập phương đều kéo về nơi đây lễ Phật
cầu may. Đó cũng là ngày hội chính của chùa Dâu, ngày mà bà Man Nương sinh
hạ.
Sau đây xin mời các bạn theo HDV Kiều Anh đi vào bên trong để tìm hiểu
hơn về ngôi chùa cổ nhất Việt Nam này.
3.Tháp Hòa Phong
Thưa quý khách, chính giữa sân chùa trước bái đường đây chính là ngôi
tháp Hòa Phong. Ngôi tháp vuông xây bằng gạch trần, dáng chắc khỏe nổi bật giữa
khung cảnh xung quanh. Tháp tượng trưng cho ngọn núi vũ trụ, bốn góc tháp có
bốn tượng Thiên vương trấn giữ, trên tháp treo một khánh đồng cổ.

Tháp Hòa Phong được xây dựng bằng gạch trần cỡ lớn ngày xưa, được
nung thủ công tới độ có màu sẫm già của vại sành, cao chín tầng, nay chỉ còn ba
tầng.
Thời gian đã lấy đi sáu tầng trên của tháp, nay chỉ còn ba tầng dưới, cao
khoảng 17 m nhưng vẫn uy nghi, vững chãi thế đứng ngàn năm. Mặt trước tầng 2
có gắn bảng đá khắc chữ "Hòa Phong tháp". Chân tháp vuông, mỗi cạnh gần 7 m.
Tầng dưới có 4 cửa vòm.
Ở đây có vị khách nào biết Hòa Phong có nghĩa là gì không ạ? Vâng !Từ
"Hòa Phong" trong tên tháp có nghĩa là ngọn gió mát mẻ, tốt lành. Nơi đây được
coi là nơi cao nhất cũng như nơi thư thái nhất và thiêng liêng nhất của chùa Dâu.
Trong tháp có treo một quả chuông đồng đúc năm 1793 và một chiếc khánh
đúc năm 1817. Có 4 tượng Thiên Vương - 4 vị thần trong truyền thuyết cai quản 4
phương trời- cao 1,6 m ở bốn góc.
Trước tháp, bên phải có tấm bia vuông dựng năm 1738, bên trái có tượng
một con cừu đá dài 1,33 m, cao 0,8 m. Truyền sử kể rằng: vào thời Luy Lâu còn là
trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế của cả nước ta, có vị sư người Tây Thiên sang
nước ta tu hành truyền bá đạo Phật. Ông dắt theo 2 con cừu. Một hôm sơ ý để 2
con đi lạc, 1 con lạc đến chùa Dâu, 1 con lạc đến Lăng Sĩ Nhiếp (thái thú Giao Chỉ
thời đó), dân ở 2 vùng này đã tạc tượng 2 con cừu bằng đá ở nơi chúng đến để thờ.
Do vậy hiện nay chùa Dâu có 1 con, Lăng Sĩ Nhiếp (cách đó 3 km) có 1 con.
Trải qua bao biến động lịch sử, thành lũy, đền dài, dinh thự của trung tâm
Luy Lâu bị hoang phế. Nhưng chùa Dâu với tháp Hòa Phong vươn cao và hàng
trăm gian chùa cổ kính vẫn tồn tại với thời gian. Lịch sử đã từng khẳng định vị trí
của chùa Dâu trong đời sống văn hóa, tâm linh dân tộc. Chùa là một danh lam bậc
nhất của xứ kinh Bắc xưa nay. Chùa đã được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích lịch
sử-văn hóa quốc gia. Và sau đây,mời các bạn theo chân HDV Nguyến Thoa tìm
hiểu về gian Thiêu hươngng của chùa Dâu
4.Thiêu hương chùa Dâu
Như các bạn đã được nghe giới thiệu, chùa Dâu được xây dựng theo kiểu
"nội công ngoại quốc". Bốn dãy nhà liên thông hình chữ nhật bao quanh ba ngôi

nhà chính: tiền đường, thiêu hương và thượng điện.
Gian thiêu hương đặt tượng Cửu Long, hai bên có tượng cac vị Diêm
Vương, Tam châu Thái tử, Mạc Đĩnh Chi.
Tượng Cửu Long. Lớp thứ tư có pho tượng Cửu Long để giữa. Tượng này
theo điển nói khi đức Thích Ca Mầu Ni mới giáng sinh, có chín con rồng xuống
phun nước cho ngài tắm, đoạn ngài đi bẩy bước tay tả chỉ lên trời, tay hữu chỉ
xuống đất mà nói rằng : "Thiên thượng, thiên hạ, duy ngã độc tôn. Trên trời, dưới
đất, chi có ta là quí hơn cả" Bởi vậy tượng Cửu long làm chín con rồng vây bọc
chung quanh và ở trên những đám mây có chư Phật chư thiên, nhã nhạc, cờ phướn
và bát bộ Kim Cương, ở giưã có pho tượng nhỏ, đứng một tay chỉ lên trời và một
tay chỉ xuống đất, đó là tượng Bổn Sư Thích Ca Mầu Ni Phật lúc sơ sanh.
Mạc Đĩnh Chi là người được vua Trần Anh Tông sai về kiến thiết lại chùa
Dâu thành chùa trăm gian, tháp chín tầng, cầu chín nhịp.
[1]
Hiện nay, ở tòa thượng
điện, chỉ còn sót lại vài mảng chạm khắc thời nhà Trần và thời nhà Lê.Mạc Đĩnh
(1280-1346), tên tự là Tiết Phu, làm quan đời Trần Anh Tông trong lịch sử Việt
Nam. Tương truyền ông vừa là trạng nguyên của Đại Việt và cũng được phong làm
"Lưỡng quốc Trạng nguyên" (Trung Hoa và Đại Việt) khi sang sứ Trung Hoa thời
nhà Nguyên. Năm 1304 đời vua Trần Anh Tông niên hiệu Hưng Long thứ 12, triều
đình mở khoa thi lấy 44 người đỗ Thái học sinh (tiến sĩ). Mạc Đĩnh Chi đỗ đầu,
chiếm học vị trạng nguyên. Ông được cử giữ việc coi sóc thư khố của nhà vua, rồi
chức Tả bộc xạ (Thượng thư). Đặc biệt hai lần đi sứ Trung Quốc, ông đã dùng tài
năng và phẩm chất thông minh của mình khiến người nước ngoài phải khâm phục.
Về sau ông được cháu 7 đời là Mạc Đăng Dung truy tôn là Kiến Thủy Khâm Ninh
Văn Hoàng Đế.
Đây chính là tượng Thái tử tên là Kỳ Đà , một vương tử con vua Ba Tư Nặc,
người sở hữu khu vườn đẹp nhất thành Xá Vệ. Trưởng giả Cấp Cô Độc vì muốn có
nơi đất đẹp để để mời Phật đến thuyết pháp bèn hỏi mua khu vườn đó. Kỳ Đà yêu
cầu phải có vàng trải kín vườn, thì Cấp Cô Độc đáp ứng được. Sau khi mua được

vườn liền mời Phật về, Kỳ Đà từ ngạc nhiên chuyển sang quy phục Phật, trở thành
bậc Hộ pháp. Kỳ Đà được gọi là Tam Châu Thái tử, tức là vị Hộ pháp trong cả ba
cõi. Tượng thái tử Kỳ Đà chùa Tây Phương chắp tay là mang ý Khuyến Thiện, còn
thanh gươm để ngang là mang ý Trừng Ác.
Các tượng diêm vương: theo tín ngưỡng Phật giáo Á Đông, trong đó có Việt
Nam, là các vị thần linh cai quản cõi chết và phán xét con người ở Địa ngục căn cứ
vào công hay tội họ đã tạo ra khi còn sống.Tượng Thập điện Diêm vương ngồi hai
bên, mỗi bên năm vị.
Vào chùa cứ thấy một loạt tượng trông na ná nhau, cùng đội mũ mặc áo
thụng, ngồi cầm hốt hai bên tường chùa, mỗi bên 5 vị thì đó là Thập điện Diêm
vương.Có vị thì tóc trắng, tóc đen, râu dài, râu ngắn, là tùy vào trí tưởng tượng
của người tạc tượng, không có chuẩn nào hết. Tạo hình các vị này theo lối Hoàng
đế, mũ Bình thiên, áo cổn, đi hia, tay cầm hốt ngồi trên ngai.
Bộ Thập điện chùa Dâu lại mang chân dung khá thanh thoát, lối vẽ râu
tượng trưng.Bước qua gian Thiêu Hương này,mời các bạn theo chân HDV Bích
Thủy đến với gian thượng điện.
5.Thượng điện chùa Dâu
Trung tâm thờ tự của chùa Dâu đặt trong tòa thượng điện hay còn gọi là tẩm
điện để tượng bà Dâu(Pháp Vân) và tượng Bà Đậu (Pháp Vũ) do chùa Đậu đã bị
Pháp phá hủy nên pho tượng Pháp Vũ được đem về thờ chung trong chùa
Dâu.Tương truyền bà Dâu là chị cả trong 4 chị em: Pháp Vân,Pháp Vũ,Pháp Lôi và
Pháp Điện-tức thần Mây,thần Mưa,thần Sấm,thần Chớp-cũng chính là các phật bà
mà dân gian gọi đơn giản là bà Dâu,bà Đậu,bà Tướng,bà Dàn.Một trong những
điểm đặc biệt của nơi đây đó chính là những pho tượng thờ.Pháp Vân và Pháp Vũ
là những bức tượng hiếm thấy của Phật giáo Việt Nam.Tượng được tạc theo phong
cách đặc trưng của tượng Phật Mật Giáo phương nam Ấn Độ,mình mặc thiên y,đầu
đội thiên quan,có dáng dấp đẹp yêu kiều của hình tượng nữ thần.Tượng Pháp Vân
là bức tượng có dáng dấp như vậy,có nét hiền lành,thanh tịnh,uy nghi,trầm mặc,có
màu đồng hun,cao gần 2 mét được bày ở gian giữa.Tượng có gương mặt đẹp với
chấm bạch hào tướng quang nồi cao giữa trán gợi liên tưởng towisphong tục gắn

hạt ty ca lên trán của người nữ dân tộc Ấn Độ,tới quê hương Tây Trúc-nơi cội
nguồn của tư tưởng Thiện Căn của Đức Phật Từ Bi Hỷ Xà.Những tượng này có
niên đại khoảng từ thế kỉ 18.Đặc biệt là hai pho tượng Kim Đồng-Ngọc Nữ với
khuôn mặt sống động,trong tư thế của một điệu múa cổ xưa,đặt 2 bên điện thờ
chính gợi nhớ đến những cô thôn nữ của miền quê quan họ Bắc Ninh,dáng người
thắt đáy lưng ong,uyển chuyển,vành khăn vấn trên đầu bình dị và mềm mại,chiếc
áo tứ thân mớ 3 mớ 7 với dải lụa đào thướt tha,cha ông ta đã rất tinh tế khi đặt 2
bức tượng thờ Kim Đồng-Ngọc Nữ. Nếu như những pho tượng Tứ Pháp biểu hiện
vẻ đẹp huyền bí của một mỹ nhân mà người đời không bao giờ dám mơ ước khát
khao bởi nàng luôn ở cao chót vót trên cõi Niết bàn thì tượng Kim Đồng - Ngọc
Nữ ở đây lại thể hiện vẻ đẹp phơi phới của mỹ nhân trần tục theo quan điểm truyền
thống của người Kinh Bắc,vẻ đẹp kiều diễm sang trọng của muôn đời bất diệt. Kiệt
tác đó đã làm rung động hàng triệu con tim của bao thế hệ con người khắp bốn
biển năm châu hành hương về chốn Tổ, để chỉ một lần được ngắm nhìn vẻ đẹp cao
sang của người con gái Bắc Ninh, cái nôi của nền văn hiến Việt Nam. Phía trước là
một hộp gỗ trong đặt Thạch Quang Phật là một khối đá, tương truyền là em út của
Tứ Pháp. Bên trái của Thượng điện có pho tượng Thiền sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi,
tượng được đặt trên một bệ gỗ hình sư tử đội tòa sen, có thể có niên đại thế kỷ 14.
Về đây, ta gặp sự giao hòa giữa tư tưởng Phật Giáo chính thống, 1 dạng thức văn
hóa tính thần ngoại nhập với tâm linh tinh thần bình dân thuần phác.
Xuất phát từ tín ngưỡng thờ mẫu của dân tộc,mà Đạo Mẫu của dân tộc Việt
Nam nó đi cùng với những bước phát triển của lịch sử suốt từ thời nguyên thủy cho
đến tận bây giờ.Cho nên đạo mẫu đã ăn sâu vào tâm khảm của con người và đạo
thờ tứ pháp là đạo mà đánh dấu một mốc lịch sử mà trung tâm của đạo thờ tứ pháp
ấy gắn với khu vực chùa Dâu.Khi mà đạo thờ mẫu thuộc Tứ Pháp ấy nó xuống đến
cái vị trí bấy giờ thì người Việt bắt đàu tiếp cận với văn hóa bên ngoài mà cụ thể là
văn hóa của Ấn Độ thuộc đạo Bà La Môn,văn hóa Trung Hoa
Đầu công nguyên, Phật giáo du nhập vào nước ta trong bối cảnh bị phong
kiến Trung Quốc đô hộ (nước mất, văn hóa Đông Sơn bị tàn phá và phải cưỡng
nhận văn hóa phương Bắc). Trong điều kiện đó, Phật giáo truyền trực tiếp từ Ấn

Độ vào Việt Nam đã có một sự dung hợp kỳ diệu với các vị thần nông nghiệp bản
địa tạo nên một hệ thống tư tưởng giáo lý và thờ cúng mang yếu tố riêng biệt. Thời
gian đầu Phật giáo du nhập vào nước ta, văn hóa bản địa đã thẩm thấu một cách
nhanh chóng văn hóa Phật giáo, tiếp thu trọn vẹn tinh thần bao dung và nhân từ
truyền trực tiếp từ Ấn Độ và biến sự dung hợp giữa hai nền văn hóa này lại thành
một thứ vũ khí chống lại sự đồng hóa một cách áp đặt của văn hóa Trung Quốc
phương Bắc. Phật giáo, lúc đó đóng một vai trò quan trọng trong sự nghiệp cứu
nước, giữ gìn văn hóa Đông Sơn và duy trì những tín ngưỡng bản địa. Như vậy,
người Việt đã tự tạo ra một vị Phật cho riêng mình, cũng như hoàn chỉnh được tín
ngưỡng Phật pháp. Các yếu tố bản địa (nội sinh) và Ấn Độ (ngoại nhập) đã kết hợp
tài tình với nhau để tạo nên một thể thống nhất qua câu chuyện về nàng Man
Nương. Sự tích Man Nương và tục thờ Tứ Pháp được lưu truyền từ thế kỷ thứ II
sau Công nguyên
Câu chuyện về phật mẫu man nương mà các bạn đã được HDV Nguyễn
Hương giới thiệu cho thấy bản chất của hệ thống Tứ Pháp Việt Nam, đó là sự dung
hòa giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian là thờ thần tự nhiên và thờ Mẫu. Đây có
thể gọi là hiện tượng “tiếp biến văn hóa” từ Ấn Độ sang Việt Nam và mang một
bản sắc riêng của một vùng văn minh nông nghiệp lúa nước. Hệ thống tín ngưỡng
thờ Tứ Pháp tại vùng châu thổ đồng bằng sông Hồng mang nặng yếu tố văn hóa
bản địa trong quá trình tiếp xúc giao lưu với văn hóa ngoại lai, và cũng là minh
chứng cho sự tác động ngược trở lại của văn hóa bản địa đối với văn hóa ngoại lai
trong quá trình “Ấn Độ hóa”.
Vâng,vừa rồi các bạn đã được tìm hiểu về chùa Dâu-ngôi chùa cổ nhất Việt
Nam,và bây giờ,HDV sẽ dành cho các bạn 30 phút để thắp hương và vãn cảnh
chùa.Sau 30 phút đoàn chúng ta sẽ tập trung tại đây và quay trở ra dùng cơm trưa
rồi tiếp tục hành trình sang chùa Bút Tháp cùng với HDV Nguyễn Tâm.
II.Chùa Bút Tháp
1.Lịch sử chùa Bút Tháp
Vừa rồi các bạn đã được thăm chùa Dâu. Ngay bây giờ, chúng ta sẽ cùng
nhau tham quan 1 ngôi chùa nữa có lịch sử lâu đời, cũng nằm trên địa phận huyện

Thuận Thành, đó là chùa Bút Tháp.
Kính thưa quý khách, hiện nay đoàn ta đang đứng tại làng Bút Tháp, xã Đình
Tổ, huyện Thuận Thành và trước mặt quý khách đây chính là ngôi chùa có tên
trùng với tên làng tức "Chùa Bút Tháp".
Nằm trên địa phận xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, từ lâu
chùa Bút Tháp, hay còn gọi là Ninh Phúc Tự, đã rất nổi tiếng bởi sự độc đáo về
nghệ thuật kiến trúc, lịch sử lâu đời, cũng như phong cảnh hữu tình thơ mộng.
Các bạn thân mến, mặc dù Bút Tháp là một ngôi chùa cổ và rất nổi tiếng của
xứ Kinh Bắc nhưng mốc chính xác của năm khởi dựng thì chưa có một tài liệu nào
đề cập cũng như lưu lại. Trong cuốn “nghệ thuật Việt Nam” của L.Bezacier _Nhà
nghiên cứu người Pháp ( xuất bản năm 1944) cho biết: “Trạng nguyên Lý Đạo Tái,
sinh năm 1254, quê làng Vạn Tư, huyện Gia Định, đỗ trạng nguyên năm 1274 -
ông cáo quan về chùa Bút Tháp tu hành và mất năm 1333. Nếu theo tài liệu trên thì
ngôi chùa đã có từ thế kỷ 13 hoặc thế kỷ 14.
Và cũng theo sách Địa chí Hà Bắc (1982) thì chùa có từ đời vua Trần Thánh
Tông (1258-1278).Thiền sư Huyền Quang (đỗ Trạng nguyên năm 1297) đã trụ trì ở
đây. Ông cho dựng ngọn tháp đá cao 9 tầng có trang trí hình hoa sen. Rất tiếc là
gọn tháp này nay không còn nữa. Đến thế kỷ XVII, chùa đã trở nên nổi tiếng với
sư trụ trì là Hòa thượng Chuyết Chuyết (1590-1644), người tỉnh Phúc Kiến, Trung
Hoa, sang Việt Nam năm 1633 và trụ trì ở chùa. Năm 1644, Hòa thượng viên tịch
và được vua Lê phong là "Minh Việt Phổ Giác Quảng Tế Đại Đức Thiền Sư". Tiếp
đó, người kế nghiệp trụ trì chùa Bút Tháp là Thiền sư Minh Hành, học trò xuất sắc
của Hòa thượng Chuyết Chuyết.
Vâng thưa quý khách, Vào thời gian này, Hoàng thái hậu Trịnh Thị Ngọc
Trúc (Diện Viên) đã rời bỏ cung thất, về đây tu hành. Thấy chùa bị hư nát nhiều, bà
cùng con gái là công chúa Lê Thị Ngọc Duyên (Diệu Tuệ), xin phép Chúa Trịnh
Tráng, rồi bỏ tiền của, ruộng lộc ra công đức để trùng tu lại ngôi chùa. Đến
năm 1647, chùa mới được làm xong. Chùa có tên chữ là "Ninh Phúc Thiền Tự"
được xây dựng theo kiểu "Nội công ngoại quốc".
Sang đầu thế kỷ 18, chùa Ninh Phúc lại được tu sửa với quy mô lớn. Bia

"Ninh Phúc thiền tự bi kí" dựng năm Vĩnh Thịnh 10 (1714) chép rằng "trong xã
vốn có danh lam cổ tích là chùa Ninh Phúc, tuy được mở dựng bởi bậc thánh đời
trước, nhưng qua nhiều năm đã hư hoại" và được các quan viên như Luân Quận
công họ Lê, Nhu Thuận quận chúa họ Trịnh, Thể Thái Hầu là Lê Hội, Dĩnh Quận
Công Lê Đĩnh, Ninh Lộc Hầu Lê Vịnh, cho tu sửa thêm khang trang hơn mà
"chẳng tiếc ngàn vàng sắm mua toàn gỗ tốt, lại được dân làng góp sức mời thợ cất
dựng sửa sang, điện thờ nguy nga, chùa chiền rộng rải, trang điểm một bầu thế giới
Lưu ly" (Khánh Lưu bi kí-1714). So với trước kia thì sau khi chùa được dựng lại
thêm "dãy nhà riêng ở phía sau Phật đường", chùa đã quy mô to lớn hơn trước hơn
rất nhiều.
Sau đó hơn 20 năm thì chùa lại được trùng tu một lần nữa, lần này có lẽ là
lần định hình nên kiến trúc và diện mạo của chùa cho đến ngày nay, bao gồm toàn
diện các toà nhà đều được trùng tu lại cho thêm mới. Bia tháp Tôn Đức dựng năm
1739 cho biết "trụ trì chùa Ninh Phúc là Sa môn Tính Hài hưng công tu sửa trang
hoàng, tu dựng tượng vàng ngày lành tháng 4 năm Kỷ Mùi niên hiệu Vĩnh Hựu thứ
5 (1739) triều Lê". Cũng trong lần tu sửa này toà Cửu phẩm liên hoa cũng được tạo
dựng.
Sau bao tan biến của bể dâu, triều chính thay đổi, dân tình nghèo đói tan tác,
dấu cũ chùa xưa thêm tiêu điều, các cao tăng thạc đức của chùa vắng bóng như hầu
hết các chùa trên đất Việt giai đoạn này. Cũng từ đây không còn dấu sách, văn bia
nào ghi chép về các thiền sư của chùa mà chỉ còn lại đôi chút hình ảnh chùa Bút
Tháp trong các thư tịch về một thắng tích còn vang bóng một thời.
Đầu thời Nguyễn, sau một thời gian đất nước dần trở về sự ổn định và nhân
dân yên ổn làm ăn thì nhu cầu tâm linh của họ được chú trọng. Cùng với thời gian
diện mạo chùa xưa nay đã tiêu điều, chuông cũ tiếng vang không còn được như
xưa, dân tình và các quan viên hương lão đã họp bàn đúc lại chuông.
Sang thế kỷ 20, Tổng đốc Ninh Thái là Hoàng Trọng Phu đi qua vùng Thuận
Thành thấy chùa hoang vắng tàn lụi nên bàn bạc cùng quan lại thu thập tiền của mà
trùng tu "từ ngày 1 tháng 10 năm Quý Mão khởi công tu sửa chùa, tới ngày 15
tháng 3 năm Giáp Thìn (1905) thì hoàn thành". Từ đó tới nay đã 100 năm, Chùa

được trùng tu vào các năm 1739, 1903, 1915, 1921 và gần đây vào năm 1992-
1996. Đây là ngôi chùa có kiến trúc quy mô hoàn chỉnh nhất còn lại ở Việt Nam.
Tương truyền, thuở xưa đàn chim nhạn ở các núi trên thường bay về đậu trên
ngọn tháp đá của chùa-cảnh thiền đất lành chim đậu, và tên chùa Nhạn Tháp cũng
được hình thành là thế. Đời Tự Đức (1848-1883), ngôi chùa bắt đầu mang tên mới
là Bút Tháp.
Vâng, với những giá trị tiêu biểu về lịch sử và nghệ thuật, chùa Bút Tháp đã
được Bộ Văn hóa -Thông tin xếp hạng là di tích cấp quốc gia ngày 28 tháng 4 năm
1962.Và sau đây mời các bạn cùng theo chân HDV Quốc Bảo tiếp tục tìm hiểu về
chùa Bút Tháp.
2.Tiền Đường chùa Bút Tháp
Qua lối hành lang nhỏ với bức tường rêu phong, chúng ta sẽ bước vào nhà
tiền đường. Có thể thấy chất liệu nổi bật lên ở đây là các bức tường, lan can hay
đường đi tất cả đều được làm bằng đá. Tất cả đều được chạm khắc các loại động
vật như ngựa, dê, xen kẽ với những cột đá với phía trên cùng là búp sen tạo nên
cho người chiêm ngưỡng một dấu ấn rất riêng. Mặc dù chùa bút tháp có khá nhiều
đơn nguyên kiến trúc, song nó không gây cho chúng ta cảm giác nhàm chán và tẻ
nhạt. Bởi lẽ những người xây dựng chùa đã xử lý rất tốt về tỷ lệ, độ dãn cách, độ
cao của tầng nền và nhịp điệu cao thấp của các công trình.
Trước sân tiền đường là bộ lư đèn bằng đá xanh cao lớn gần 2 mét, được
chạm khắc vân mây rồng rất đẹp mắt.
Nhà tiền đường dài 25 mét, rộng hơn 10 mét gồm 7 gian. Điều đặc biệt
được chú ý khi bước vào nhà tiền đường là 2 pho tượng hộpháp. Một bên là người
anh La Đắc với vẻ mặt hiền từ, độ lượng, một bên là người em Ma Pha La với vẻ
mặt hung giữ với ý nghĩa khuyến thiện trừ ác. Tượng hộ pháp với thế ngồi uy
nghiêm, ngực ưỡn trụ trên đầu sư tử toát lên một vẻ đẹp hào hoa, hung dũng.
Tượng hộ pháp nổi trội ở hình khối điêu khắc nhưng khắp nơi trên áo nổi lên
những bong hoa nhỏ nhiều cách như một dàn hoa nở rộ mang đậm tính trang trí.
Sự trang trí với nhiều chi tiết cho thấy mong muốn 1 cuộc sống ổn định, phồn hoa,
ấm no của người dân Việt. Cạnh tượng hộ pháp là tượng phật đường Tăng với

khuôn mặt từ bi hỉ xả. Trong tư thế đang giảng đạo cho chúng sinh với đôi mắt
không mở to như các tượng khác mà như đang nhìn xuống lắng nghe, thấu hiểu nỗi
niềm của các tín chủ. Có thể thấy các bức tượng ở đây kết hợp rất nhuần nhuyễn
giữa nguyên tắc tạc tượng phật giáo và phong cách truyền thồng 1 cách có sang tạo
để tạo ra dấu ấn rất riêng, vô lượng.
Như các ngôi chùa đất bắc khác, mái chùa không cao, cửa điện không rộng,
khiến người ta phải cúi mình nhấc chân cẩn thận trong từng bước đi, cử chỉ, ánh
mắt, lời nói. Đâylà cõi linh thiêng, bí mật, cũ kĩ nhưng tâm linh, chứa đựng bản
sắc.
3.Tháp Báo Nghiêm
Tháp Báo Nghiêm là một tuyệt tác trong quần thể kiến trúc chùa Bút Tháp.
Tháp này được sư Minh Hành xây để thờ hòa thượng Chuyết Chuyết vào năm
1644.
Tháp cao 13,05 mét, gồm 5 tầng với một phần đỉnh xây bằng đá xanh. Ngoài
tầng đáy rộng hơn, 4 tầng trên gần giống nhau, rộng 2 mét. 5 góc của 5 tầng có 5
quả chuông nhỏ. Lòng tháp có một khoang tròn đường kính 2,29 mét.
Phần chân tháp được bao quanh bằng hai vòng tường cấu tạo bằng cột và lan
can. Riêng ở tầng dưới cùng của toà tháp này có mười ba bức chạm đá vớiđề tài
chủ yếu là các con thú.“Rồng chầu Hổ phục” chính là một trong những bức chạm
khắc tiêu biểu ở tháp Bảo Nghiêm.
Theo quan điểm của một số người, tháp Báo Nghiêm cũng mang hình tượng
của văn hóa phồn thực với tháp hình tròn được đặt trên đế móng hình vuông.
Năm 1876, vua Tự Đức khi đi qua đây thấy một ngọn tháp hình cây bút
khổng lồ vươn lên trời xanh liền đặt tên tháp là Bút Tháp, nhưng trên đỉnh vẫn ghi
tên gốc của ngọn tháp là tháp Báo Nghiêm. Từ đó ngôi chùa và thôn xóm quanh
chùa mang tên là Bút Tháp.
Ngọn tháp là minh chứng cho tài ghép đá nghệ thuậ của người thợ Việt Nam.
Và sau đây xin mời các bạn sinh viên theo chân HDV Nguyễn Phương tiếp
tục tham quan thượng điện chùa Bút Tháp.
4.Thượng điện chùa Bút Tháp

Thượng Điện là nơi trung tâm quần thể kiến trúc nổi bật nhất của của chùa
với những nét điêu khắc sinh động.
Thượng điện tiếp liền với nhà Thiêu hương và cao hơn nền Thiêu hương 1
bậc. Nhà thượng điện gồm ba gian, 2 trái với 4 bộ vì toàn bộ 24 cột của tòa nhà đều
được đặt trên chân tảng đá xanh, chạm hình cánh sen cầu kỳ. Có một hành lang hẹp
chạy quanh nhà Thượng Điện. Ở 4 góc hành lang có 4 cột đá nhỏ đỡ đầu bẩy nằm
ngang. Xung quanh hành lang này là một dãy lan can đá gồm 26 phiến đá xanh
chạm hình cánh sen (cao 0,6m, dài 1,4m, dày 0,14m), làm thành vành bao thềm
nhà. Mặt ngoài các phiến đá được chạm nổi nhiều đồ án chim thú, cây cỏ hoa lá
Đây là những tác phẩm điêu khắc đặc sắc của chùa Bút Tháp, ở giữa dãy lan can đá
phía sau, nhà Thượng điện được mở ra lối nhỏ để du khách có thể qua chiếc cầu đá
mà xuống nhà Tích Thiện Am. Nối nhà Thượng Điện với tích Thiện Am là chiếc
cầu đá dài 4,1m, gồm 3 nhịp uốn cong, có 3 bậc đá dẫn xuống Tích Thiện Am. Cầu
có lan can đá chạm khắc cả hai mặt gồm 12 bức. hai bên cầu có bể chìm chồng sen
cành.
Bên trong Thượng Điện là cả một thế giới tâm linh huyên bí, gian giữa thờ
tượng Tam Thế Phật với hai bàn hương án bằng gỗ đều được chạm khắc vào thế kỷ
XVII. Hai gian bên có nhiều tượng, đặc sắc là các tượng Tuyết Sơn, Bồ tát Văn
Thù, Bồ tát Phổ Hiền, Quan Âm tọa sơn … và kiệt tác là bảo tượng phật bà quan
âm nghìn mắt nghìn tay như thu cả nhân tình thế thái vào cõi phật.Những kiểu kiến
trúc gợi nên một vẻ hoang sơ độc đáo mà hấp dẫn,một nét đẹp rêu phong cổ kính.
Tượng ở chùa Bút Tháp còn một điều đặc biệt là hai bộ Tam Thế và Tam Thân.
Ở tất cả chùa chưa ở đâu có đủ cả hai bộ này. Thường chỉ có một bộ Tam thế Phật,
rồi đến bộ Tam tôn, Tam thánh, Tam tổ chứ không có Tam thân Phật. Tam thế Phật
là quá khứ, hiện tại, vị lai.Tam thân chỉ ba loại thân của một vị Phật. Quan điểm
này xuất phát từ tư tưởng cho rằng Phật-như một nhân vật đã xuất hiện trên thế
gian để hoằng hoá, tiếp độ chúng sinh-chính là biểu hiện của cái Tuyệt đối,
của Chân như và Phật có khi hiện thân thành nhiều hình tướng khác nhau chỉ vì lợi
ích của chúng sinh. Quan niệm Tam thân Phật được nêu ra nhằm nói lên quan điểm
đó. Tam thân gồm:

1. Pháp thân là thể tính thật sự của Phật, đồng nghĩa với Chân như, là thể của
vũ trụ. Pháp thân là thể mà Phật và chúng sinh đều có chung. Pháp thân
cũng chính là quy luật vận hành trong vũ trụ, là giáo pháp do đức Phật
truyền dạy. Phật xuất hiện trên Trái Đất, với nhân trạng, với mục đích cứu
độ con người. Pháp thân được xem chính là Phật pháp như Phật Thích-ca
giảng dạy trong thời còn tại thế. Sau này người ta mới nói đến hai thân kia.
Pháp thân được xem là thường hằng, vô tướng, nhất nguyên, là thể tính
chung của các vị Phật, là dạng tồn tại thật sự của chư Phật. Pháp thân có
nhiều tên gọi khác nhau, tuỳ trường hợp sử dụng.
2. Báo thân cũng được dịch là Thụ dụng thân-“thân của sự thụ hưởng công
đức”: chỉ thân Phật xuất hiện trong các Tịnh độ. Báo thân là thân do thiện
nghiệp và sự giác ngộ của các Bồ Tát mà hoá hiện cho thấy—cũng vì vậy
mà có lúc được gọi là Thụ dụng thân, là thân hưởng thụ được qua những
thiện nghiệp đã tạo. Báo thân thường mang Ba mươi hai tướng tốt và tám
mươi vẻ đẹp của một vị Phật và chỉ Bồ Tát mới thấy được trong giai đoạn
cuối cùng của Thập địa. Người ta hay trình bày Báo thân Phật lúc ngồi thiền
định và lúc giảng pháp Đại thừa. Các trường phái thuộc Tịnh độ tông cũng
tin rằng Báo thân Phật thường xuất hiện trong các Tịnh độ.
3. Ứng thân cũng được gọi là Ứng hoá thân hoặc Hoá thân, là thân Phật và Bồ
Tát hiện diện trên Trái Đất. Ứng thân do Báo thân chiếu hiện, dựa trên lòng
từ bi và có mục đích giáo hoá chúng sinh. Như thân người, Ứng thân chịu
mọi đau khổ của già chết bệnh tật, nhưng Ứng thân có thần thông như thiên
nhãn thông và thiên nhĩ thông. Sau khi chết, Ứng thân tự tiêu diệt.
Bức tượng đặc biệt nhất tại chùa Bút Tháp đó chính là tượng phật nghìn mắt
nghìn tay-một kiệt tác độc nhất vô nhị.Và sau đây,xin mời các bạn chúng ta
cùng tìm hiểu về bức tượng này cùng HDV Minh Phương.
5.Tượng phật nghìn mắt nghìn tay chùa Bút Tháp
Các bạn sinh viên thân mến,chúng ta đang được chiêm ngưỡng Tượng phật
bà Quan Âm nghìn mắt nghì tay-một kiệt tác độc nhất vô nhị trong các di sản văn
hóa cổ xưa.Tượng cao khoảng hơn 3m vành hào quang rộng bệ dầy. Tượng thể

hiện trong dáng nữ khuôn mặt hiền dịu mắt nhìn xuống, miệng hơi mỉm cười mũi
dọc dừa, dái tai to dài hoa tai hình bông sen. Từ khuôn mặt nhìn chính diện ở 2 bên
có 2 khuôn mặt nữa và trên mũ có 3 tầng đầu với tổng cộng 8 khuôn mặt khác
nhau. Trên chóp nơi cao nhất của tượng là bức tượng phật nhỏ Adida.
Như vậy là tượng có tới 11 đầu nhìn sang 3 hướng khác nhau. Các đôi cánh
tay lớn như đang múa các cánh tay nhỏ được sắp xếp theo hào quang tỏa sáng hình
lá đề. Tượng phật bà có 1 đôi tay chắp trước ngực và 1 đôi tay đặt trên đùi. ngang
2,1 m, dày 1,15 m. Cánh tay xa nhất có chiều dài là 200 cm. Tượng có 11 đầu, 42
tay lớn và 952 tay dài ngắn khác nhau. Tính từ đài sen lên, tượng cao 235 cm. Đầu
rồng đội tòa sen cao 30 cm, bệ tượng cao 54 cm. Đây được coi là một kiệt tác độc
nhất vô nhị về tượng Phật và nghệ thuật tạc tượng - nghệ thuật làm nổi bật triết lý
nhà Phật bằng thứ ngôn ngữ tạo hình hàm súc. Phật ngồi trên toà sen hồng qua bệ
tượng hình vuông được trang trí bằng những nét chạm khắc cổ với dáng hành đạo,
thư thái, đôi mắt quảng đại như bao quát cả không gian vũ trụ. Ở đây có nhiều mô
tip quen thuộc được trang trí ở chùa Việt Nam như hoa lá, cây cảnh cùng các con
vật - trong đó có rồng - ngư với viên ngọc; lân với quả cầu; quạt hai vòng tròn,
sóng nước, hoa sen, Tượng Quan Âm hai tay chắp trước ngực, hai tay để trên đùi
với những ngón tay đan chéo biểu tượng cho dáng hành đạo và nhập định; các
chùm tay để trần từ sườn, vai, lưng, trên người; những tay được xếp vòng tròn từ
lớn đến nhỏ hướng vào tâm (ngay sau gáy Phật) trong lòng mỗi bàn tay lại hiện lên
một con mắt. Nhìn tổng thể tượng Quan âm nghìn mắt nghìn tay như những vòng
hào quang toả ra từ tâm điểm.
Tượng Quan Âm được làm theo thế tam tài giả, tức là mối quan hệ tổng hòa
thiên - địa - nhân. Khi nhìn vào tượng, vòng tròn phía sau được gắn gần một nghìn
bàn tay, trong mỗi bàn tay được khắc một con mắt, đó là biểu tượng của Trời. Trời
theo quan niệm ở đây là vũ trụ thu nhỏ. Trong vũ trụ, cái thiện được biểu tượng ở
thế "tam quang giả" tức là 3 cái sáng bao gồm: mặt trời, mặt trăng và các vì sao.
Từ xa xưa, người Việt cổ đã nhận thức được mặt trời là trung tâm sự sống,
sức mạnh thần kỳ của nó được thể hiện ở chính giữa trống đồng Đông Sơn. Ở pho
tượng này, tác giả cũng đặt mặt Quan Âm vào trung tâm của pho tượng. Mặt trời

là mặt Phật Quan Âm nổi bật nhất, sáng ngời, đầy vẻ từ bi hỉ xả. Mặt trời ở đây
được thể hiện là bình minh, những tia sáng chiếu tỏa lên trên chứ không tỏa ngang,
ý nói: Cái thiện là thế đang đi lên, có sức mạnh chiến thắng, biểu tượng cho văn
minh xã hội. Mặt trời sáng ngời còn biểu tượng cho trí tuệ đức Phật Quan Âm đi
khắp muôn phương xua tan bóng tối. Những kẻ có hành vi ám muội cũng không
thể che nổi mắt Phật. Để diễn tả thâm ý này, tác giả đã khắc con mắt trong lòng bàn
tay biểu tượng cho hàng nghìn vì sao trong thiên hà. Tất cả con số trên pho tượng
đều là số lẻ, hơn 900 bàn tay và hơn 900 con mắt. Tác giả cho rằng số 1.000 là số
chẵn, âm, tĩnh, không phát triển. Số lẻ, dương, động và phát triển không ngừng.
Điều đó có nghĩa là trong vũ trụ có vô vàn vì sao đang quan sát trần gian.
Trên đã có trời, hình tròn, động, thuộc dương, nên dưới hệ tượng được biểu
hiện cho đất, tĩnh, thuộc âm; hình vuông, nối giữa trời và đất là người - nhân vật
Quan Âm. Trời, đất, người là 3 thế lực siêu nhiên trong vũ trụ, có sức sáng tạo
không ngừng. Con rồng đen dưới tòa sen là Hắc Long dưới Biển Đông, tượng
trưng cho cái Ác. Tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay ngồi trên tòa sen, cả tòa
sen lại đặt trên đầu con rồng đen, tượng trưng cho cái thiện bao giờ cũng ngự trị
cái ác. Hai cánh tay của con rồng chỉ đỡ hờ vào tòa sen tạo nên một bố cục chặt
chẽ, nó còn nói lên một điều rằng: Cái ác cũng có một sức mạnh phi thường, chỉ
một cái đầu cũng đủ đội cả toàn tượng lên trên. Trên mũ của Quan Âm có 3 tầng
đầu, mỗi tầng có 3 đầu, đầu thứ 9 là Phật A Di Đà - tượng trưng cho cõi Niết bàn.
Như vậy, mỗi cái đầu là biểu tượng của một tầng trời. Điều thú vị là A Di Đà cùng
với con chim Thiên Đường ở phía sau được gắn với hai cái đầu (số 2 thuộc âm,
biểu tượng cho linh hồn của người đã chết siêu thoát ở cực lạc). 3 cái đầu đó chụm
lại gợi cho ta về cõi tam thế "quá khứ - hiện tại - tương lai".
Trong các chùa, 3 ngôi tam thế bao giờ cũng được đặt ở ngôi cao
nhất. Trong nghệ thuật bố cục, Trương Thọ Nam đã gắn kết các hiện tượng với
nhau thành một biểu tượng: Cả vòng tròn lớn đằng sau được gắn kết với con chim
Thiên Đường, tạo thành hình tượng của lá bồ đề mà tâm của Phật là cuống của lá.
Đạo Phật lấy lá bồ đề làm biểu trưng. Hình tượng mặt trăng được đặt trước tâm của
Phật như một cái gương soi lại lòng mình để xem xét hành động hằng ngày đúng

hay sai, thiện hay ác, sáng hay tối Trên có Thiên Đường là cõi Niết bàn, nơi ngự
trị của Phật A Di Đà, dưới có địa ngục được biểu hiện ở 4 góc, đó là 4 nhân vật to
béo đang chịu cảnh thụ hình nhằm răn đe những ai rắp tâm làm điều ác.
Trong bố cục của pho tượng này,những cánh tay được sắp xếp tuy phức tạp
nhưng lại rất nhất quán về phương pháp biểu hiện theo quy luật. Có 3 phương pháp
cơ bản để biểu hiện ý nghĩa của thế tay: Thứ nhất là hai bàn tay chắp trước ngực,
đó là ý chí của con người, tâm niệm làm điều thiện. Thứ hai là 42 cánh tay gắn ở
hai bên hông tượng tỏa ra nhiều hướng hàm ý muốn thắng được cái ác phải sử
dụng cả văn lẫn võ (những cánh tay bên phải biểu tượng cho văn, những cánh tay
bên trái biểu tượng cho võ). Thứ ba là thế tay của Quan Âm nâng niu mặt trăng
trước tâm của mình, tượng trưng cho sự soi xét tự kiểm. Để tu hành đắc đạo, chúng
sinh phải có lòng kiên nhẫn, tu hết đời này truyền sang đời khác, cây đức trồng
càng lâu thì phúc càng dày. Hai cánh tay để trên đùi của Phật biểu tượng cho ý chí
kiên định tạo nên thành quả.
Tượng Quan Âm ra đời trong một hoàn cảnh lịch sử đã chín muồi: Tác giả
Trương Thọ Nam đã tiếp thu và nâng nghệ thuật của pho tượng này lên đỉnh cao
bởi giao lưu với nền nghệ thuật điêu khắc Ấn Độ, nền điêu khắc Chăm, nhất là
những cánh tay của Phật như những cánh tay vũ nữ thanh khiết của Chăm. Trang
phục của Quan Âm được tác giả chuyển sang hình khối, bố cục đường nét rất lãng
mạn theo phong cách Việt Nam mà ông đã tiếp thu được từ nền nghệ thuật Lý -
Trần qua cách mô tả sen. Sen thời Lý được chạm rồng trên các cánh hoa, sen thời
Lê được chạm khắc theo những nét lửa Lê - ngọn lửa của truyền thống chống ngoại
xâm.
Biểu tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Thế Âm Bồ tát thường được dân
gian hiểu là: có nghìn mắt, nghìn tay để nhìn thấu nỗi khổ của chúng sinh và ra tay
cứu giúp họ. Điều đó cũng được lý giải trên cơ sở sáu căn đều diệu dụng (lục căn
diệu dụng), tức là bất cứ một căn nào trong sáu căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý)
cũng có thể thay thế tác dụng của các căn còn lại, thế nên không chỉ dùng mắt quán
âm thanh mà còn có thể quán sắc, quán hương, quán vị, quán xúc, quán pháp.
Mật tông tập trung chủ yếu vào biểu tượng Đại Nhật Như Lai, nên các thần

chú, hình tượng, pháp khí, nghi lễ đều có những quy định nghiêm ngặt và được thể
hiện dưới hình thức vô cùng phức tạp, khác lạ Vì vậy, các hình tượng Phật, Bồ tát
trong Mật tông thường được biểu trưng bằng những uy lực vô biên. Nói đến hình
tượng Bồ tát trong Mật tông là nói đến sáu vị Quan Âm tiêu biểu: Thiên Thủ Thiên
Nhãn Quan Âm, Thánh Quan Âm, Mã Đầu Quan Âm, Thập Nhất Diện Quan Âm,
Chuẩn Chi Quan Âm và Như Ý Luân Quan Âm.
Trong Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Âm Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn
Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni của Mật tông có nói: “Trong vô lượng ức kiếp thời
quá khứ, Bồ tát Quan Thế Âm nghe Đức Thiên Quang Vương Tĩnh Chú Như Lai
nói thần chú Đại Bi Tâm Đà La Ni bèn phát nguyện làm lợi ích, an lạc tất cả chúng
sinh. Liền khi ấy, trên người mọc ra một nghìn con mắt và một nghìn bàn tay”. Con
số 1.000 biểu trưng cho sự viên mãn, nên tượng được tạo với đủ 1.000 mắt, 1.000
tay (gồm 40 tay lớn và 960 tay nhỏ, trong mỗi tay đều có mắt), có nơi chỉ tạo
tượng với 40 tay lớn, hoặc 42 tay lớn (có 2 tay chắp, 2 tay đặt trong tư thế thiền
định) mà không tạo tay nhỏ. Nghệ nhân ở các nước Phật giáo theo truyền thống
Đại thừa thường tạo tượng theo mẫu thức 40 tay lớn, bởi con số 40 ứng với 25 hữu
(25 quốc độ của chúng sinh trong tam giới - 25x40=1.000).
Tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Âm ở Việt Nam cũng giống như một số
tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Âm-Trung Quốc: có 42 tay lớn và rất nhiều tay
nhỏ, mỗi tay đều có mắt. Nhìn chung, trong 42 tay lớn, có 2 tay chắp, 2 tay đặt
trong tư thế thiền định, các tay còn lại được chia đều ra hai bên. Có nơi tạo tượng
với 40 tay lớn, hầu hết các tay đều cầm pháp khí, trông rất uy lực. Tuy nhiên, sự
độc đáo trong điêu khắc của tượng Quan Âm Nghìn Mắt Nghìn Tay chùa Bút Tháp
là sự kết hợp của hai biểu tượng Quan Âm (Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Âm và
Thập Nhất Diện Quan Âm). Riêng Thập Nhất Diện Quan Âm, tùy theo lối điêu
khắc của mỗi nước mà có những biểu hiện khác nhau, bởi 11 khuôn mặt (kể cả ba
khuôn mặt chính) và 1 tượng Phật A Di Đà ngồi trên đỉnh, được xếp theo 5 tầng.
Ba khuôn mặt chính phải thể hiện được đầy đủ nét từ bi của ngài Quan Thế Âm,
còn 3 tầng trên tùy theo từng nơi mà các khuôn mặt ấy có những biểu hiện khác
nhau: trang nghiêm, dũng mãnh, uy hùng, đượm buồn Nhưng kết hợp lại, các

khuôn mặt, tay, mắt, pháp khí cũng như thế ngồi (hàng ma) tạo thành một tổng thể
pháp lực, với những công năng diệu dụng phá tan ba chướng (nghiệp chướng, báo
chướng, phiền não chướng). Thế nên, trong 6 vị Quan Âm của Mật tông thì Thiên
Thủ Thiên Nhãn Quan Âm biểu trưng cho pháp lực phá tan ba chướng ở địa ngục
đạo; Thánh Quan Âm phá ba chướng ở ngạ quỷ đạo; Mã Đầu Quan Âm phá ba
chướng ở súc sinh đạo; Thập Nhất Diện Quan Âm phá ba chướng ở A tu la đạo;
Chuẩn Chi Quan Âm phá ba chướng ở nhân đạo; Như Ý Luân Quan Âm phá ba
chướng ở thiên đạo. Tương tự như vậy, trong Ma Ha Chỉ Quán của Thiên Thai
Tông cũng nói đến các danh xưng Quan Âm với những công năng tiêu trừ ba
chướng như: Đại Bi Quan Âm phá ba chướng ở địa ngục đạo; Đại Từ Quan Âm
phá ba chướng ở ngạ quỷ đạo; Sư Tử Vô Úy Quan Âm phá ba chướng ở súc sinh
đạo; Đại Quang Phổ Chiếu Quan Âm phá ba chướng ở A tu la đạo; Thiên Nhân
Trượng Phu Quan Âm phá ba chướng ở nhân đạo; Đại Phạm Thâm Viễn Quan Âm
phá ba chướng ở thiên đạo…
Hình tượng Quan Âm Nghìn Mắt Nghìn Tay, qua phân tích dưới khía cạnh
“lục căn diệu dụng”, còn có ý nghĩa là tri-hành hợp nhất (nghĩa là có bao nhiêu bàn
tay là có bấy nhiêu con mắt; có biết là có làm, có làm là có biết). Nếu có 100 tay
nhưng tới 1.000 mắt thì chỉ là biểu hiện cho việc biết nhiều làm ít, không lợi ích gì
cho chúng sinh. Ngược lại, nếu có 1.000 tay nhưng chỉ 100 mắt thì làm nhiều, làm
một cách nhiệt tình, nhưng do không biết đầy đủ nên đem lại tổn hại cho chúng
sinh. Chính vì thế, hình tượng Phật Bà Quan Âm Nghìn Mắt Nghìn Tay của người
Việt không phải là ảo ảnh, ảo tượng phi lý của nhân dân (như có người đã lầm
tưởng), mà đó chính là hiện thực sinh động nhất của con đường Bồ tát đạo. Nếu đi
đúng con đường ấy thì khả năng làm lợi ích an lạc cho chúng sinh là rất lớn.
Như vậy, sự hợp nhất giữa hình tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Âm và
Thập Nhất Diện Quan Âm (trong công năng tiêu trừ ba chướng) đã thể hiện đầy đủ
sức sáng tạo văn hóa tinh tế của dân tộc Việt. Địa ngục là cảnh khổ nhất nên rất cần
đến lòng đại từ của Bồ tát Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Âm. Cảnh giới của A tu la
là cảnh chiến tranh đầy thù hằn và nghi kỵ nên rất cần đến lòng đại bi của Bồ tát
Thập Nhất Diện Quan Âm. Hai cảnh khổ đau được miêu tả này có nhiều tương

đồng với tình trạng khủng hoảng các giá trị nhân đạo, nhân văn thời Nam-Bắc
phân tranh (thế kỷ XVI-XVII), nên tượng Phật Bà Quan Âm Nghìn Mắt Nghìn Tay
ra đời trong hoàn cảnh đó không chỉ đánh dấu bước ngoặt đỉnh cao của nghệ thuật
điêu khắc mà còn là khát vọng hòa bình, hạnh phúc của nhân dân.
Hiện tại, chúng ta đang phải sống trong tình trạng có quá nhiều những lý
thuyết hay ho nhưng những bài học cơ bản làm người (không giết người, không
trộm cướp, không tà dâm, không nói dối, không sử dụng các chất gây nghiện, gây
say) vẫn bị bỏ quên; có quá nhiều lời hứa lớn nhưng thực hiện nhỏ; có quá nhiều
quyết tâm nhưng không có uy lực, can đảm…, nên các tệ nạn xã hội, nạn tham
nhũng, lãng phí… mới khiến cho chúng ta tưởng chừng như đang bị quay cuồng
trong ảo ảnh, trong khi xã hội vẫn luôn tồn tại những giải pháp thiết thực. Một bài
học đầy tình người nhưng rất trí tuệ được bàn tay của các nghệ nhân dân gian xưa
gửi gắm qua hình tượng Phật Bà Quan Âm Nghìn Mắt Nghìn Tay, trải qua nhiều
thế kỷ thăng trầm của dân tộc vẫn còn nguyên giá trị, và giá trị đó chỉ được mặc
nhiên thừa nhận khi người ta ý thức rõ rằng: “biết và làm” (tri và hành) là thiết
thực hơn “nói và làm”, và lợi ích hơn “nói mà không làm”.
Các bạn sinh viên thân mến,phía sau thượng điện,bước qua cây cầu đá là Am
Thích Thiện.Và vừa rồi các bạn đã được giới thiệu và tìm hiểu về chùa Bút
Tháp,sau đây HDV sẽ dành cho các bạn 30 phút tự do tham quan và thắp hương tại
chùa.Sau 30 phút mời các bạn tập trung ra phía ngoài sân lớn để chúng ta ra xe
quay trở vê.Chúc các bạn có một thời gian tham quan thú vị và bổ ích!!!

×