Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Tiểu luận cao học: 1. Phân tích bản chất của lý thuyết học tập nhận thức và thuyết kiến tạo. Vận dụng vào dạy học. 2. phân tích những thuận lợi và khó khăn khi vận dụng những phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (339.82 KB, 30 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
----------

BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
HỌC PHẦN: LÍ LUẬN DẠY HỌC
VÀ GIÁO DỤC HIỆN ĐẠI

GVHD

: PGS.TS Đậu Thị Hoà

HVTH

: Nguyễn Thị Dục

Lớp

: K43-GDH

Mã số

: 3204121008

Đà Nẵng, 2022


Câu 1: Phân tích bản chất của lý thuyết học tập nhận thức và thuyết
kiến tạo. Vận dụng các lý thuyết này trong dạy học mang lại ý nghĩa gì?
1. Mở đầu
Các lý thuyết học tập với tư cách đối tượng nghiên cứu của tâm lý học dạy


học là cơ sở quan trọng của lí luận dạy học. Các lí thuyết học tập là những mơ
hình lí thuyết nhằm mơ tả và giải thích cơ chế tâm lí của việc học tập. Các lí
thuyết học tập đặt cơ sở lí thuyết cho lí luận dạy học trong việc tổ chức q trình
và phương pháp dạy học. Có rất nhiều mơ hình lí thuyết khác nhau giải thích cơ
chế tâm lí của việc học tập. Trong chương này khơng trình bày các mơ hình cụ
thể mà trình bày những nhóm lý thuyết học tập chính. Có 4 lý thuyết học tập cơ
bản là: Thuyết phản xạ có điều kiện của Pavlov; Thuyết hành vi: Học là sự thay
đổi hành vi; Thuyết nhận thức: Học là giải quyết vấn đề; Thuyết kiến tạo: Học là
tự kiến tạo tri thức.
Trong nghiên cứu này, chỉ đề cập đến: thuyết nhận thức và thuyết kiến tạo
và vận dụng của nó trong dạy học:
2. Nội dung phân tích bản chất của lý thuyết học tập nhận thức và lý
thuyết học tập kiến tạo
2.1. Bản chất của lý thuyết học tập nhận thức
Thuyết nhận thức (Cognitivism) hay còn được gọi là thuyết nhận thức
truyền thống ra đời vào những năm 1920 và phát triển mạnh trong nửa sau của
thế kỉ XX. Đại diện tiêu biểu của thuyết này là Nhà tâm lí học người Áo Jeans
Piaget.
Các đại diện của lí thuyết nhận thức giải thích: hành vi của con người như
là sự hiểu biết của trí óc. Học sinh được truyền thụ khả năng trừu tượng hóa và
năng lực giải quyết vấn đề.
Vậy, bản chất của lý thuyết học tập nhận thức: Học là giải quyết vấn đề.
Tức là thông qua phát triển năng lực giải quyết vấn đề để phát triển tư duy. Học
sinh nhận thức được kiến thức, tri thức ở lĩnh vực nào thì có tư duy và năng lực
giải quyết vấn đề ở lĩnh vực đó.

Trang 1


Thuyết nhận thức nhấn mạnh ý nghĩa của các cấu trúc nhận thức đối với sự

học tập. Thuyết nhận thức thừa nhận tính khách quan của tri thức, nhưng cũng
nhấn mạnh vai trò của chủ thể nhận thức. Là quá trình nhận thức có chọn lọc
xảy ra bên trong tư duy của người học. Đối với thuyết nhận thức, kiến thức phải
nằm trên đường biên giới hạn phạm vi hiểu biết của người học, nghĩa là kiến
thức mới không quá xa rời kiến thức mà người học đã biết. Khi tiếp cận với kiến
thức mới, tư duy người học bắt đầu xử lý nó dựa vào những kiến thức đã biết có
liên quan và biến nó thành kiến thức của riêng mình. Kiến thức mà người học đã
xử lý và tiếp thu khơng hồn tồn giống như kiến thức ban đầu (kiến thức mới
chưa được xử lý) khi tiếp cận người học. Nếu thuyết hành vi nhấn mạnh phương
pháp đưa kiến thức vào, thì thuyết nhận thức nhấn mạnh quá trình xử lý kiến
thức bên trong tư duy người học. Thuyết hành vi quan trọng hóa sự kích thích để
người học hưng phấn tiếp thu kiến thức, thì thuyết nhận thức cá nhân hóa từng
người học và nhấn mạnh những kiến thức mà người học quan tâm.
Lý thuyết học tập nhận thức cho rằng học tập là những gì con người cảm
nhận được thông qua tri giác và tri thức. Và là sự tổ chức và xử lý những điều
khách quan của bộ não con người.
2.1.1. Những quan niệm cơ bản của các lí thuyết nhận thức
- Các lí thuyết nhận thức nghiên cứu quá trình nhận thức bên trong với tư
cách là một q trình xử lí thơng tin. Bộ não xử lí các thơng tin tương tự như
một hệ thống kĩ thuật.
- Quá trình nhận thức là quá trình có cấu trúc và có ảnh hưởng quyết định
đến hành vi. Con người tiếp thu các thông tin bên ngồi, xử lí và đánh giá
chúng, từ đó quyết định các hành vi ứng xử.
- Trung tâm của qúa trình nhận thức là các hoạt động trí tuệ như: nhận biết,
phân tích và hệ thống hóa các sự kiện và các hiện tượng, nhớ lại những kiến
thức thức đã học, giải quyết các vấn đề và phát triển, hình thành các ý tưởng
mới.
- Cấu trúc nhận thức của con người khơng phải bẩm sinh mà hình thành
qua kinh nghiệm.
Trang 2



- Mỗi người có cấu trúc nhận thức riêng. Vì vậy muốn có sự thay đổi với
một người thì cần có tác động phù hợp nhằm thay đổi nhận thức của người đó.
- Con người có thể tự điều chỉnh q trình nhận thức: tự đạt mục đích, xây
dựng kế hoạch và thực hiện. Trong đó có thể tự quan sát, tự đánh giá và tự hưng
phấn, khơng cần kích thích từ bên ngồi.
2.1.2. Những đặc điểm cơ bản của học tập theo thuyết nhận thức
- Mục đích của dạy học là tạo ra những khả năng để người học hiểu thế giới
thực tiễn (kiến thức khách quan). Vì vậy, để đạt được các mục tiêu học tập,
không chỉ kết quả học tập mà quá trình học tập và quá trình tư duy là điều quan
trọng.
- Nhiệm vụ của người dạy là tạo ra môi trường học tập thuận lợi, thường
xun khuyến khích các q trình tư duy, người học cần được tạo cơ hội hành
động và tư duy tích cực.
- Giải quyết vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phát triển tư
duy. Các quá trình tư duy được thực hiện không chỉ thông qua các vấn đề nhỏ,
đưa ra một cách tuyến tính, mà thơng qua các nội dung học tập phức hợp.
- Các phương pháp học tập có vai trị quan trọng trong q trình học tập
của người học. Các phương pháp học tập bao gồm tất cả các cách thức làm việc
và tư duy mà người học sử dụng để tổ chức và thực hiện quá trình học tập của
mình một cách hiệu quả nhất.
- Việc học tập được thực hiện trong nhóm có vai trị quan trọng, giúp tăng
cường những khả năng về mặt xã hội.
- Cần có sự kết hợp thích hợp giữa những nội dung do giáo viên truyền đạt
và những nhiệm vụ tự lực chiếm lĩnh và vận dụng tri thức của người học.
Ngày nay thuyết nhận thức được thừa nhận và ứng dụng rộng rãi trong dạy
học. Những kết quả nghiên cứu của các lí thuyết nhận thức được vận dụng trong
việc tối ưu hóa q trình dạy học nhằm phát triển khả năng nhận thức của người
học, đặc biệt là phát triển tư duy. Các phương pháp, quan điểm dạy học được

đặc biệt chú ý là dạy học giải quyết vấn đề, dạy học định hướng hành động, dạy
học khám phá, dạy học theo nhóm.
Trang 3


Tuy nhiên việc vận dụng thuyết nhận thức cũng có những giới hạn: Việc
dạy học nhằm phát triển tư duy, giải quyết vấn đề, dạy học khám phá đòi hỏi
nhiều thời gian và đòi hỏi cao ở sự chuẩn bị cũng như năng lực của giáo viên.
Do đó những giáo viên không nhận được đầy đủ các hướng dẫn và hiểu biết cho
lí thuyết dạy học này có khuynh hướng né tránh nó. Ngồi ra, cấu trúc q trình
tư duy khơng quan sát trực tiếp được nên những mơ hình dạy học nhằm tối ưu
hóa q trình nhận thức cũng chỉ mang tính giả thuyết.
- Các lí thuyết nhận thức nghiên cứu quá trình nhận thức bên trong với tư
cách là một q trình xử lí thơng tin. Bộ não xử lí các thơng tin tương tự như
một hệ thống kĩ thuật.
- Q trình nhận thức là q trình có cấu trúc và có ảnh hưởng quyết định
đến hành vi. Con người tiếp thu các thơng tin bên ngồi, xử lí và đánh giá
chúng, từ đó quyết định các hành vi ứng xử.
- Trung tâm của qúa trình nhận thức là các hoạt động trí tuệ: nhận biết,
phân tích, hệ thống hóa các sự kiện và các hiện tượng, nhớ lại những kiến thức
thức đã học, giải quyết các vấn đề và phát triển, hình thành các ý tưởng mới.
- Cấu trúc nhận thức của con người không phải bẩm sinh mà hình thành
qua kinh nghiệm.
- Mỗi người có cấu trúc nhận thức riêng. Vì vậy muốn có sự thay đổi với
một người thì cần có tác động phù hợp nhằm thay đổi nhận thức của người đó.
- Con người có thể tự điều chỉnh q trình nhận thức: tự đạt mục đích, xây
dựng kế hoạch và thực hiện. Trong đó có thể tự quan sát, tự đánh giá và tự hưng
phấn, khơng cần kích thích từ bên ngồi.
Ví dụ: Khi dạy bài “Bóng tối” mơn Khoa học lớp 4, học sinh biết được
khái niệm “bóng tối xuất hiện sau vật cản sáng”. Bên cạnh đó giáo viên giảng

thêm cho các em về hướng mọc và lặn của mặt trời. Từ đó học sinh có thể xác
định được nếu trường học quay về hướng đơng thì khi các em học thể dục vào
buổi chiều, các em nên đứng phía sân trước của trường để được mát. Bởi vì mặt
trời sẽ lặn ở hướng Tây, chính vì thế vào buổi chiều mặt trời sẽ chiếu vào tòa

Trang 4


nhà của trường từ phía sau. Bóng của trường sẽ đổ về phía trước nên học sinh
đứng phía trước sân sẽ được bóng mát.

2.1.3. Một số nguyên tắc của học tập theo thuyết nhận thức
1) Không chỉ kết quả học tập (sản phẩm) mà quá trình học tập và quá trình
tư duy cũng là điều quan trọng;
2) Nhiệm vụ của người dạy là tạo ra môi trường học tập thuận lợi, thường
xun khuyến khích các q trình tư duy;
3) Các q trình tư duy khơng thực hiện thơng qua các vấn đề nhỏ, đưa ra
một cách tuyến tính, mà thơng qua việc đưa ra các nội dung học tập phức hợp;
4) Các phương pháp học tập có vai trị quan trọng;
5) Việc học tập thực hiện trong nhóm có vai trò quan trọng, giúp tăng
cường những khả năng về mặt xã hội;
6) Cần có sự cân bằng giữa những nội dung do giáo viên truyền đạt và
những nhiệm vụ tự lực.
Tóm lại, theo thuyết nhận thức, học tập là sự tiếp thu hoặc tổ chức lại các
cấu trúc nhận thức, xử lí và lưu trữ thơng tin một cách chủ động của người học
thông qua các giác quan nghe và nhìn. Người học thu được kết quả tốt nhất khi
cấu trúc được kiến thức để tạo ra sự liên kết giữa kiến thức mới và những kiến
thức có sẵn.
Thuyết nhận thức được thừa nhận và ứng dụng rộng rãi trong dạy học, đặc
biệt dạy học thiết kế và tổ chức dạy học giải quyết vấn đề, dạy học định hướng

hành động, dạy học khám phá và dạy học theo nhóm. Thuyết nhận thức có một
số hạn chế như: Việc dạy học nhằm phát triển tư duy, giải quyết vấn đề, dạy học
khám phá đòi hỏi nhiều thời gian và đòi hỏi cao ở sự chuẩn bị cũng như năng
lực của giáo viên. Cấu trúc q trình tư duy khơng quan sát trực tiếp được nên
chỉ mang tính giả thuyết.
2.2. Bản chất của lý thuyết học tập kiến tạo (constructivism):

Trang 5


Tư tưởng về dạy học kiến tạo đã có từ lâu, nhưng lí thuyết kiến tạo được
phát triển từ khoảng những năm 60 của thế kỉ XX, được đặc biệt chú ý từ cuối
thế kỉ XX. Jeans Piaget, Watzlawich, Hans Aebli, Maria Motessori, Lew
S.Wygotzky là những đại diện của thuyết kiến tạo.
Tư tưởng nền tảng cơ bản của thuyết kiến tạo là đặt vai trò của chủ thể
nhận thức lên vị trí hàng đầu của q trình nhận thức. Theo thuyết kiến tạo, mỗi
người học là một quá trình kiến tạo tích cực, tự phản ánh thế giới theo kinh
nghiệm của riêng mình. Những gì người học lĩnh hội, phụ thuộc rất nhiều vào
kiến thức và kinh nghiệm đã có vào tình huống cụ thể.
Vậy, bản chất của lý thuyết học tập kiến tạo: Học tập là tự kiến tạo.
Thuyết kiến tạo là q trình nhận thức có cải tạo. Người học tiếp nhận kiến
thức, xử lý kiến thức và cải tạo lại kiến thức chủ quan theo ý riêng. Thuyết nhận
thức và thuyết kiến tạo có nhiều điểm tương đồng (cùng người sáng lập là Jean
Piaget) vì đều nhấn mạnh chủ thể là người học, kiến thức tiếp thu được tùy
thuộc vào người học, đề cao người học. Hơn thế nữa, thuyết kiến tạo tôn trọng
quan điểm của người học, tạo điều kiện cho người học tự động khám phá và
phản ánh thế giới theo kinh nghiệm riêng. Do đó, kiến thức mà người học tiếp
thu phụ thuộc rất nhiều vào khả năng nhận thức dựa trên những kiến thức có sẵn
và tình huống cụ thể.
Khi học tập, mỗi người hình thành thế giới quan riêng của mình. Tất cả

những gì mà mỗi người trải nghiệm thì sẽ được sắp xếp chúng vào trong “bức
tranh toàn cảnh thế giới” của người đó, tức là tự kiến tạo riêng cho mình một
hình ảnh thế giới.
Từ đó cho thấy cơ chế học tập theo thuyết kiến taọ trái ngược với cách học
tập theo thuyết hành vi: Thay cho việc người học tham gia các chương trình dạy
học được lập trình sẵn, người ta cho người học có cơ hội để tự tìm hiểu. Học
sinh phải học tập từ lí trí riêng và có thể làm điều này càng tốt hơn nếu khơng
phải tn theo một chương trình giảng dạy cứng nhắc, mà có thể tự mình điều
chỉnh rất nhiều q trình học tập của chính mình.

Trang 6


Ví dụ: Học sinh lớp 4, khi học về diện tích hình bình hành, các em có thể
đi từ cơng thức tính diện tích hình chữ nhật để sắp xếp và rút ra được cơng thức
diện tích hình bình hành dựa trên cơng thức tính diện tích hình chữ nhật.

2.2.1. Những quan niệm chính của thuyết kiến tạo
- Tri thức được xuất hiện thông qua việc chủ thể nhận thức tự cấu trúc vào
hệ thống bên trong của mình, tri thức mang tính chủ quan.
- Nhấn mạnh vai trị chủ thể nhận thức trong việc giải thích, kiến tạo tri
thức, thuyết kiến tạo thuộc lí thuyết định hướng chủ thể.
- Cần tổ chức sự tương tác giữa học sinh và đối tượng học tập, để giúp học
sinh xây dựng thông tin mới vào cấu trúc tư duy của chính mình, đã được chủ
thể điều chỉnh.
- Học không chỉ là sự khám phá mà cịn là sự giải thích, cấu trúc mới tri
thức.
2.2.2. Những đặc điểm cơ bản của học tập theo thuyết kiến tạo
- Tri thức được lĩnh hội trong học tập là một quá trình và sản phẩm kiến tạo
theo từng cá nhân thông qua tương tác giữa học sinh và nội dung học tập.

- Về mặt nội dung, dạy học phải định hướng theo những lĩnh vực và vấn đề
phức hợp, gần với cuộc sống và nghề nghiệp, được khảo sát một cách tổng thể.
- Việc học tập chỉ có thể được thực hiện trong hoạt động tích cực của người
học, vì chỉ từ những kinh nghiệm và kiến thức mới của bản thân thì mới có thể
thay đổi và cá nhân hóa những kiến thức, kĩ năng đã có.
- Học tập trong nhóm có ý nghĩa quan trọng, thơng qua tương tác xã hội
trong nhóm góp phần cho học sinh tự điểu chỉnh sự học tập của bản thân.
- Học qua sai lầm là điều có ý nghĩa
- Nội dung học tập cần định hướng vào hứng thú người học, vì có thể học
hỏi dễ nhất từ những nội dung mà người ta thấy hứng thú hoặc có tính cách
thức.

Trang 7


- Thuyết kiến tạo không chỉ giới hạn ở những khía cạnh nhận thức của việc
dạy và học. Sự học tập hợp tác địi hỏi và khuyến khích phát triển khơng chỉ có
lí trí, mà cả về mặt tình cảm, thái độ, giao tiếp.
- Mục đích học tập là kiến tạo kiến thức của bản thân, nên khi đánh giá các
kết quả học tập không định hướng theo các sản phẩm, mà cần kiểm tra những
tiến bộ trong quá trình học tập và trong những tình huống học tập phức hợp.
Vai trị của giáo viên khơng cịn là người truyền thụ tri thức mà cịn là
người tổ chức mơi trường học tập mang tính kiến tạo. Mơi trường học tập theo
thuyết kiến tạo cần thể hiện những đặc điểm của việc học tập mang tính kiến tạo
đã nêu ở trên. Môi trường học tập ở đây là môi trường tương tác, học sinh tự lực
lĩnh hội tri thức thông qua tương tác với nội dung học tập và tương tác xã hội
giữa học sinh trong quá trình học tập. Trong đó:
- Nội dung học tập mang tính phức hợp, gắn với tình huống thực tiễn, phù
hợp với hứng thú người học.
- Tài liệu và phương tiện dạy học cần hỗ trợ q trình tự tìm tịi tri thức của

người học.
- Phương pháp dạy học chú trọng các phương pháp làm việc nhóm và tự
lực của học sinh.
- Hoạt động học tập khơng giới hạn ở học lí thuyết mà chú trọng các hoạt
động thực tiễn của người học.
- Hệ thống các bài tập, nhiệm vụ học tập cần hỗ trợ phát triển khả năng vận
dụng và khả năng sáng tạo.
Như vậy cơ chế học tập ở đây không phải là giáo viên truyền thụ, học sinh
tiếp thu, cũng không phải là “giáo viên thiết kế, học sinh thi công” theo nghĩa là
việc học của học sinh phải theo đúng “thiết kế” đã được giáo viên thiết kế sẵn.
Có thể tóm tắt những đặc điểm của việc học trong môi trường học tập kiến tạo
như sau:
- Học là một quá trình chủ động.
- Học là một quá trình tự điều khiển.
- Học là một quá trình kiến tạo.
Trang 8


- Học là một quá trình cảm xúc.
- Học là một quá trình tình huống.
- Học là một quá trình xã hội.
2.2.3. Một số xu hướng của thuyết kiến tạo
Trong tranh luận khoa học ngày nay có rất nhiều xu hướng khác nhau của lí
thuyết kiến tạo. Điều cơ bản đối với việc học tập theo thuyết kiến tạo là tính độc
lập của người học (học tập tự điều chỉnh trong nhóm). Nhưng các xu hướng
khác nhau của thuyết kiến tạo khơng nhất trí về mức độ của tính độc lập này và
ảnh hưởng của giáo viên. Có thể phác họa khái quát ba xu hướng cơ bản sau:
- Thuyết kiến tạo nội sinh: là quan điểm đi xa nhất. Các đại diện của nó chỉ
muốn tạo ra những điều kiện học tập (mơi trường học tập có tính khuyến khích)
sao cho nhờ những kinh nghiệm mới cũng như những kiến thức và kỹ năng đã

có từ trước, người học trong nhóm học tập có thể mở rộng và thiết kế lại tri thức
của mình mà khơng cần sự giúp đỡ quan trọng của giáo viên.
- Thuyết kiến tạo ngoại sinh: ủng hộ sự tác động mạnh của giáo viên, giáo
viên sẽ tác động như mơ hình mang nghĩa của sự học tập mang tính xã hội. Học
sinh sẽ quan sát giáo viên trong hành động và tư duy, tìm cách tiếp nhận các
hành động và tư duy đó. Thơng qua những thử nghiệm tiếp nhận này, những
kinh nghiệm cũ từ trước đến nay, những kiến thức mới sẽ được kết hợp và định
hướng vào sự hiểu biết của bản thân. Mơ hình do giáo viên đưa ra sẽ khơng chỉ
được tiếp nhận mà còn được điều chỉnh cho phù hợp với sự hiểu biết của bản
thân người học.
- Thuyết kiến tạo biện chứng: nằm giữa thuyết kiến tạo nội sinh và thuyết
kiến tạo ngoại sinh. Những người theo thuyết kiến tạo biện chứng cho rằng nếu
chỉ có sự học tập độc lập theo tinh thần của thuyết kiến tạo nội sinh thì ít có hiệu
quả học tập. Họ ủng hộ sự giảng dạy mà trong đó giáo viên cung cấp các trợ
giúp, nhưng từ chối việc truyền đạt các cấu trúc và chiến lược có sẵn cũng như
việc học tập theo mơ hình một cách cứng nhắc. Mục đích của chúng là làm cho
học viên ngày càng trở nên độc lập hơn.

Trang 9


Thuyết kiến tạo ngày càng được chú ý trong thời gian gần đây. Thuyết kiến
tạo thách thức một cách cơ bản tư duy truyền thống về dạy học. Không phải
người dạy, mà là người học trong sự tương tác với các nội dung học tập là trung
tâm của quá trình dạy học. Nhiều quan điểm dạy học mới bắt nguồn từ thuyết
kiến tạo: học tập tự điều chỉnh, học theo tình huống, học theo nhóm, học qua sai
lầm.
Tuy nhiên, thuyết kiến tạo cũng có những hạn chế và những phê phán:
- Quan điểm cực đoan trong thuyết kiến tạo phủ nhận hoàn toàn sự tồn tại
của tri thức khách quan là không thuyết phục.

- Một số tác giả nhấn mạnh quá đơn phương rằng chỉ có thể học tập có ý
nghĩa những gì mà người ta quan tâm. Tuy nhiên cuộc sống đòi hỏi cả những
điều mà khi còn đi học người ta không quan tâm.
- Việc đưa các kĩ năng cơ bản vào các đề tài phức tạp mà khơng có luyện
tập cơ bản có thể hạn chế hiệu quả học tập.
- Việc nhấn mạnh quá đơn phương việc học trong nhóm cần được xem xét,
năng lực học tập cá nhân vẫn ln ln đóng vai trị quan trọng.
- Dạy học theo lí thuyết kiến tạo địi hỏi thời gian lớn và yêu cầu cao về
năng lực của giáo viên.
2.3. Ý nghĩa khi vận dụng lý thuyết học tập nhận thức và lý thuyết học
tập kiến tạo trong dạy học
2.3.1. Ý nghĩa khi vận dụng lý thuyết học tập nhận thức trong dạy học
Thuyết học tập nhận thức có ý nghĩa to lớn trong dạy học. Qua hiểu biết về
lý thuyết học tập nhận thức, khẳng định rõ mỗi người có cấu

trúc

nhận thức riêng. Vì vậy muốn có sự thay đổi đối với một người thì cần có tác
động phù hợp nhằm thay đổi nhận thức của người đó. Từ hiểu biết đó, trong một
lớp học, mỗi học sinh sẽ có một cách học riêng hiệu quả nhất cho mình: nhận
thức bằng trực quan hay hình ảnh, tư duy bằng ngơn ngữ hay logic, có năng
khiếu động học hay vận động cơ thể, âm nhạc hay sống nội tâm, thích làm việc
theo nhóm hay làm việc độc lập,… Nếu xác định được đâu là điểm mạnh của
từng học sinh, giáo viên có thể sử dụng chúng để thúc đẩy hoạt động học tập
Trang 10


nhận thức. Quá trình nhận thức của học sinh cũng luôn không đồng đều, thường
xảy ra các điểm tắc nghẽn, nếu giáo viên nắm được lý thuyết học tập nhận thức,
họ sẽ biết cách giúp họ sinh gỡ rối về phương pháp nhận thức và đuổi kịp các

bạn trong lớp.
Khi hiểu được lý thuyết học tập nhận thức, các giáo viên có nhiều chiến
lược cũng như hình thức học tập nhận thức hữu ích để giúp tối đa hóa thành tích
của học sinh.
Lý thuyết học tập nhận thức hiện nay đang được ứng dụng rất mạnh mẽ,
chẳng hạn như trong việc đào tạo trực tuyến. Nhiệm vụ chính của giáo viên sẽ
không dừng lại ở việc cung cấp đủ kiến thức cho học sinh mà còn lên kế hoạch
giảng dạy phù hợp với năng lực của từng học sinh. Muốn vậy, người giáo viên
cần nắm vững các học thuyết dạy học tiên tiến, mà lý thuyết nhận thức là một
trong số đó.
Trong việc hướng dẫn học sinh, giáo viên có một vai trị tích cực, chủ động
kèm cặp với học sinh. Thay vì truyền đạt một lượng lớn kiến thức cho học sinh
khi các em ngồi nghe một cách thụ động, chia sẻ kinh nghiệm học tập và khuyến
khích các em học sinh trở nên chủ động, dấn thân hơn. Luôn coi trọng học sinh
và tôn trọng ý kiến, đề xuất và quan điểm của các em. Bổ sung vào những bài
giảng truyền thống với những bài thực hành để học sinh có thể tự mình trải
nghiệm những nội dung đó. Khuyến khích các em học sinh tự học hỏi từ những
người bạn của mình. Việc lắng nghe một cách cẩn thận ý kiến của bạn bè và tôn
trọng những quan điểm khác nhau sẽ đem đến những lợi ích lâu dài cho các em.
Bởi vì các em học sinh có những khả năng nổi bật ở những mảng kiến thức khác
nhau, thế nên, việc học hỏi từ bạn của mình cũng góp phần khơng nhỏ cho một
nền giáo dục toàn diện. Giáo viên để cho các em học sinh được học hỏi từ sai
lầm của mình. Sai lầm cho thấy các em đang cố gắng tương tác với thế giới
xung quanh và từ đó các em có thể đưa ra những ý tưởng mới cho mình. Trong
quá trình dạy học, giáo viên tập trung vào quá trình cũng như tập trung vào kết
quả. Thay vì chỉ tập trung vào câu trả lời chính xác, giáo viên hãy chú ý đến
những bước khác nhau để có thể đạt được một kết quả hồn chỉnh nhất. Tơn
Trang 11



trọng sở thích, khả năng và giới hạn của từng em học sinh. Những đứa trẻ khác
nhau sẽ đạt được sự phát triển ở các giai đoạn khác nhau. Thay vì tạo áp lực để
các em thích ứng với một cách học tập nào đó, hãy chú ý đến các giai đoạn phát
triển của từng đứa trẻ và đưa ra những cách học phù hợp. Khuyến khích sự độc
lập, học tập thực hành và tạo cơ hội khám phá. Giáo viên có thể lập kế hoạch
một loạt các hoạt động trong lớp học phù hợp với các phong cách học tập khác
nhau, chẳng hạn như thông qua thị giác hoặc thính giác. Việc học ở lớp nên lấy
học sinh làm trung tâm và thực hiện thông qua việc học chủ động khám phá. Vai
trò của người thầy là tạo điều kiện cho việc học hơn là trực tiếp giảng bài.
- Lí thuyết nhận thức được vận dụng trong việc tối ưu hố q trình dạy
học nhằm phát triển khả năng nhận thức của người học, đặc biệt là phát triển tư
duy. Chiến lược nhận thức của người học được xác định trong thuyết nhận thức
là chiến lược thu nhận, xử lí và biến đổi thơng tin trong cấu trúc nhận thức. Do
đó, trong q trình dạy học, người dạy cần dẫn dắt và thúc đẩy quá trình học tập
của người học thông qua các nhiệm vụ học tập để phát triển tư duy, giải quyết
vấn đề. Người học chịu trách nhiệm tiếp thu tài liệu, xử lí và xây dựng lược đồ
nhận thức cho bản thân.
Thuyết nhận thức được vận dụng rộng rãi trong dạy học đặc biệt là dạy học
giải quyết vấn đề, dạy học khám phá, dạy học theo nhóm.
-Thuyết nhận thức chỉ ra rằng, học là quá trình xử lí thơng tin nên người
giáo viên cần nhận ra được rằng: quá trình tư duy chỉ xảy ra khi học sinh gặp
vấn đề khó và hữu ích cho cuộc sống của bản thân họ. Vì vậy, giáo viên cần nắm
kĩ nội dung kiến thức mới, biến nó thành những vấn đề mà học sinh quan tâm.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, mức độ vấn đề đó học sinh có thể giải quyết được, nó
phải nằm trong phạm vi hiểu biết của người học, kiến thức mới không quá xá rời
với kiến thức đã biết. Tư duy người học xử lý kiến thức mới dựa vào những kiến
thức đã biết có liên quan trước đó và biến nó thành kiến thức của riêng mình. Đó
chính là vùng “phát triển gần” của học sinh. Nhiệm vụ của người giáo viên là
phải tìm ra vùng “phát triển gần” của học sinh ứng với từng đơn vị kiến thức


Trang 12


mới. Sau đó, trong bước khởi động, giới thiệu bài, giáo viên cần giúp học sinh
ôn lại kiến thức cũ có liên quan.
- Q trình giải quyết vấn đề cần sử dụng nhiều thao tác tư duy nhưng cần
tuân theo mức độ phù hợp từ dễ đễn khó. Vì vậy, hệ thống câu hỏi và các nhiệm
vụ để giải quyết vấn đề cũng phải được thiết kế từ đơn giản đến phức tạp.
- Giáo viên cũng cần quan tâm đến dạy học phân hóa, với những em học
có tư chất tốt cần có những câu hỏi địi hỏi tư duy cao hơn.
2.3.2. Ý nghĩa khi vận dụng lý thuyết học tập kiến tạo trong dạy học
Quan điểm của Việt Nam luôn coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Trước
bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội hiện nay của quốc tế: Cuộc cách mạng khoa
học công nghệ đã và đang phát triển với tốc độ nhanh, mạnh hơn; nền kinh tế thế
giới đang chuyển dần kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức; tồn cầu hóa và
hội nhập quốc tế đang là xu thế tất yếu và phổ biến, giáo dục từ xa, sự phát triển
của các phương tiện truyền thông, công nghệ tin học,… Giáo dục trong xã hội
Việt Nam hiện nay cũng cần sự chuyển mình thay đổi để sớm hịa nhập với thế
giới. Cùng với sự hịa nhập về các lĩnh vực thì nền giáo dục bắt đầu có sự thay
đổi nhưng vẫn đảm bảo đúng theo quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục theo
Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng chính phủ về Chiến
lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020. Hiện nay hệ thống giáo dục đang
đón chờ sự hay đổi sách giáo khoa mới trong chương trình giáo dục phổ thơng
2018. Với định hướng đón đầu những tri thức của thế giới, tăng cường các kĩ
năng cho học sinh và đồng thời giúp các em phát triển toàn diện về mọi mặt như
mục tiêu đề ra. Để điều này thành cơng cần có sự thay đổi các phương pháp dạy
học cho phù hợp, có như vậy ta mới có đầy đủ sự chuẩn bị và thay đổi cả về
lượng lẫn chất trong giáo dục. Vận dụng lí thuyết kiến tạo trong giáo dục đóng
vai trị then chốt, có tác động mạnh mẽ và ý nghĩa nhất đối với giáo dục Việt
Nam hiện nay.

Thuyết học tập kiến tạo thách thức một cách cơ bản tư duy truyền thống về
dạy học. Không phải người dạy, mà là người học trong sự tương tác với các nội
dung học tập sẽ nằm trong tâm điểm của quá trình dạy học. Học sinh phải học
Trang 13


tập từ lí trí riêng, tự định hướng, thiết kế, điều chỉnh q trình học tập của chính
mình. Lí thuyết này hữu ích cho việc xây dựng cấu trúc mơi trường học tập,
chẳng hạn như mô phỏng thế giới, để giúp người học có đủ khả năng xây dựng
các cấu trúc khái niệm nhất định thơng qua q trình tham gia và trải nghiệm các
hoạt động tự định hướng đó.
Nhiều quan điểm dạy học mới bắt nguồn từ thuyết kiến tạo: học tập tự điều
chỉnh, học tập với những vấn đề phức hợp, học theo tình huống, học theo nhóm,
học qua sai lầm, nhấn mạnh nhiều hơn vào dạy học định hướng quá trình thay
cho định hướng sản phẩm. Kiến tạo có ý nghĩa đối với phương pháp sư phạm
hoặc các lí thuyết về giáo dục. Phát hiện, thực hành, kinh nghiệm, hợp tác, dự án
và học tập dựa trên nhiệm vụ là một số ứng dụng của lí thuyết kiến tạo trong dạy
học.
Thuyết kiến tạo góp phần làm thay đổi mục tiêu quá trình giáo dục - từ giáo
dục cho tất cả mọi người sang mục tiêu lớn hơn là sự nghiệp giáo dục được tạo
ra bởi tất cả mọi người. Đó là xã hội hóa giáo dục, học lẫn nhau, dạy lẫn nhau
nhằm phát huy tiềm năng tri thức xã hội và tri thức cá nhân một cách tổng lực để
có một xã hội văn minh, văn hóa, thực hiện mục đích tự giáo dục bằng học tập
suốt đời.
Mục đích cuối cùng của tất cả các thuyết đều nhằm giúp người học tăng
cường tự trải nghiệm để tiếp thu tri thức và có thể tự xây dựng tri thức cho mình,
từ đó hình thành nên các phẩm chất nhân cách của con người phù hợp yêu cầu
của thời đại.

Trang 14



Câu 2: Trong lý luận dạy học hiện đại có đề cao vai trò của các phương
pháp và kỹ thuật dạy học tích cực. Anh (chị) hãy phân tích những thuận lợi
và khó khăn khi vận dụng những phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực
và nêu các biện pháp để vận dụng hiệu quả các phương pháp và kỹ thuật
dạy học tích cực.
1. Mở đầu
Trong các thành tố của giáo dục dạy học thì phương pháp dạy học tích cực
là nội dung quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến kết quả và chất lượng giáo
dục. Phương pháp dạy học là con đường, cách thức mà người giáo viên cần có
để hướng dẫn, chỉ đường cho học sinh học tập nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.
Phương pháp dạy học là một yếu tố cơ bản trong quá trình dạy học, phản ánh
cách thức, biện pháp, con đường, hoạt động dạy và hoạt động học của thầy và
trò.Như R. Đêcác đã nói: “Thiếu phương pháp thì người có tài cũng khơng thể
đạt kết quả. Có phương pháp thì người tầm thường cũng làm được việc phi
thường.”
Lý luận về nhận thức của chủ nghĩa Mác – Lênin cũng khẳng định:
“Phương pháp là hệ thống các nguyên tắc điều khiển hoạt động cải tạo hiện thực
hay hoạt động nhận thức lý luận của con người”. Phương pháp cần thiết cho mọi
hoạt động của con người. Khơng có phương pháp, con người sẽ hành động
khơng có kết quả, thậm chí sai lầm, thất bại. Trong giáo dục cũng vậy, điều này
càng trở nên đặc biệt quan trọng hơn bao giờ hết.
2. Phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực trong lý luận dạy học hiện đại
2.1. Lí luận dạy học hiện đại
Lí luận dạy học là khoa học về dạy và học, là sự phản ánh khoa học các quá
trình dạy và học có tổ chức.
Lí luận dạy học một mặt là lí thuyết về các nội dung học, đặc biệt là về cấu
trúc, việc lựa chọn và giải nghĩa của chúng. Mặt khác, lí luận dạy học phải bao
hàm cả q trình truyền đạt và tiếp thu thích hợp với chuyên môn và phù hợp

với người nhận các nội dung giáo dục này.

Trang 15


Đối tượng của lí luận dạy học là tồn bộ quá trình dạy học. Mà quá trình
dạy học là một q trình phức tạp có nhiều thành tố tạo thành. Các thành tố có
mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau.
2.2. Phương pháp dạy học tích cực
2.2.1. Khái niệm
Là những hình thức và cách thức hoạt động của giáo viên và học sinh trong
những môi trường dạy học được tổ chức, nhằm lĩnh hội tri thức, kĩ năng, thái độ,
phát triển năng lực và phẩm chất. Phương pháp giảng dạy tích cực, hay là cách
gọi để chỉ những phương pháp, cách thức, kỹ thuật khác nhau làm cho giờ học
sinh động, hấp dẫn, người học được làm việc, được sáng tạo.
2.2.2. Bản chất
Bản chất của phương pháp tích cực là quá trình chỉ đạo, hướng dẫn của
giáo viên để phát huy tính tích cực chủ động trong hoạt động của học sinh để đạt
mục tiêu giáo dục. Chỉ rõ vai trò của người giáo viên là chỉ đạo, hướng dẫn còn
vai trò của người học sinh là người thực hiên chủ động, độc lập, tích cực. Tất cả
các phương pháp tập trung vào người học, tơn trọng người học, khích lệ, giúp
phát triển tư duy, tính sáng tạo của người học.
2.2.3. Vai trò, ý nghĩa của phương pháp dạy học tích cực
2.2.3.1. Đối với người dạy
Khi áp dụng các phương pháp giảng dạy tích cực, giờ giảng của mỗi giáo
viên trở nên sinh động, hấp dẫn và có ý nghĩa. Người học là trung tâm nhưng vai
trị, uy tín của người thầy được đề cao hơn. Bên cạnh đó, khả năng chuyên môn
của người thầy sẽ tăng lên nhờ áp lực của phương pháp, bởi nội dung kiến thức
của từng giờ giảng phải được cập nhật liên tục để đáp ứng các câu hỏi của người
học trong thời đại thông tin rộng mở.

Dạy học là quá trình trao đổi kiến thức giữa thầy và trị. Nếu thầy chỉ
thuyết trình, có gì nói nấy thì những gì thầy giảng chỉ là kiến thức một chiều. Có
thể người học đã biết những kiến thức ấy, hay đó là những nội dung khơng hữu
ích đối với cuộc sống hiện tại và tương lai của họ. Người thầy phải luôn đổi mới
bài giảng cũng như phong cách đứng lớp. Như vậy, người dạy sẽ học được từ
Trang 16


học trị của mình rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tế. Mối quan hệ thầy
trò sẽ trở nên gần gũi, tốt đẹp qua việc giải quyết các tình huống liên quan đến
nội dung bài học và cuộc sống của người học.
2.2.3.2. Đối với người học
Khi giáo viên dạy học bằng phương pháp giảng dạy tích cực, người học
thấy họ được học chứ không bị học. Người học được chia sẻ những kiến thức và
kinh nghiệm của mình đồng thời với việc bổ sung những kiến thức, kinh nghiệm
không chỉ từ người thầy mà cịn từ chính các bạn trong lớp. Họ hạnh phúc khi
được học, được sáng tạo, được thể hiện, được làm. Nhờ học theo hướng tích cực
mà họ ghi nhớ sâu kiến thức và tăng khả năng áp dụng vào thực tế lên gấp 3-4
lần so với cách học thụ động một chiều.
Như vậy, khi áp dụng phương pháp giáo dục chủ động, người học giữ vai
trị trung tâm, người thầy chỉ đóng vai trị hướng dẫn, giúp đỡ. Người học chủ
động tìm kiếm tri thức và có thể thu nhận kiến thức khơng chỉ từ thầy mà cịn từ
rất nhiều nguồn khác nhau. Từ đó, vai trò người thầy càng trở nên quan trọng.
Giữa biển thơng tin mênh mơng, điều gì cần gạn lọc, cách sử dụng ra sao và ứng
dụng chúng vào cuộc sống như thế nào… Tất cả những điều ấy đều cần đến sự
chỉ dẫn của người thầy. Với sự thay đổi này, mối quan hệ thầy – trò trong việc
học tập trở nên gần gũi, cởi mở hơn.
2.2.4. Một số phương pháp dạy học tích cực:
- Phương pháp dạy hợp tác (nhóm)
- Phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề

- Phương pháp dạy học theo dự án
- Phương pháp đóng vai
- Phương pháp bàn tay nặn bột
- Phương pháp dạy học nghiên cứu trường hợp
...

Trang 17


2.3. Kĩ thuật dạy học tích cực
2.3.1. Khái niệm:
Các kĩ thuật dạy học tích cực là những kĩ thuật dạy học có ý nghĩa đặc biệt
trong việc khuyến khích sự tham gia của học sinh vào quá trình dạy học, kích
thích tư duy, sự sáng tạo và cộng tác làm việc của học sinh. Thông qua việc sử
dụng các kĩ thuật dạy học tích cực, giáo viên hướng dẫn học sinh chủ động tìm
ra kiến thức, giải đáp những câu hỏi, xử lí những tình huống, khuyến khích làm
việc độc lập, khuyến khích sự hợp tác với bạn, với thầy để tăng cường hiệu quả
học tập, tăng cường sự chia sẻ, tăng cường giao tiếp và hợp tác,...
2.3.2. Bản chất
Kĩ thuật dạy học tích cực là những biện pháp, cách thức hành động của
giáo viên trong các tình huống hành động cụ thể nhằm thực hiện và điều khiển
quá trình dạy học. Đó cũng là những biện pháp cụ thể để thực hiện các phương
pháp dạy học trong quá trình dạy học.
2.3.3. Vai trò và ý nghĩa của kĩ thuật dạy học tích cực
2.3.3.1. Đối với giáo viên
Việc nắm vững cách sử dụng và vận dụng linh hoạt các kỹ thuật dạy học sẽ
giúp giáo viên tương tác tốt hơn với học sinh, tạo điều kiện để học sinh làm việc,
chiếm lĩnh tri thức. Trên cơ sở đó, giáo viên điều chỉnh, bổ sung và đánh giá quá
trình học tập của học sinh.
Việc áp dụng kỹ thuật dạy học tích cực u cầu giáo viên ln chủ động

trong mọi tình huống, bám sát học sinh, phát hiện ra những điểm mạnh và điểm
yếu của học sinh để kịp thời tác động, khắc phục.
Khi vận dụng các kỹ thuật dạy học tích cực, giáo viên ln khơng ngừng
học hỏi, mở mang kiến thức để trở thành người hiểu biết, người nghe tích cực và
là người phối hợp làm cho mọi cái cùng một lúc đều thuận lợi hơn.
2.3.3.2. Đối với học sinh
Vận dụng các kỹ thuật dạy học tích cực sẽ giúp cho học sinh xác định được
nhiệm vụ, động cơ, ý thức, tự giác học tập, biết đánh giá nhìn lại quá trình học
tập và tự điều chỉnh cách học của mình.
Trang 18


Việc vận dụng kỹ thuật dạy học tích cực giúp học sinh ghi nhớ kiến thức
một cách khoa học, tiết kiệm “bộ nhớ” trong não. Hơn nữa, việc ghi nhớ mang
tính hệ thống hơn sẽ giúp việc tái hiện kiến thức và vận dụng kiến thức linh hoạt
hơn.
Kỹ thuật dạy học tích cực giúp tích cực hóa hoạt động học tập và phát triển
tính sáng tạo của học sinh.
Tích cực hóa, tăng cường sự tham gia của người học, tạo điều kiện cho
người học phát triển tối đa khả năng học tập sáng tạo, giải quyết vấn đề.
Đem lại hứng thú cho học sinh, tạo niềm vui trong học tập. Điều này sẽ trở
thành niềm hạnh phúc giúp các em tự khẳng định minh và nuôi dưỡng khả năng
sáng tạo.
Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu bản chất phương pháp dạy học tích cực là
gì cũng như các vấn đề khác xoay quanh phương pháp này. Có thể nói, dạy học
tích cực là phương pháp dạy học mới mẻ và lấy học sinh làm trọng tâm. Điều
này sẽ giúp học sinh trở nên chủ động, tự tin và có trách nhiệm với bản thân
mình hơn.
2.3.4. Một số kĩ thuật dạy học tích cực:
- Kỹ thuật động não

- Kỹ thuật khăn phủ bàn
- Kỹ thuật mảnh ghép
- Kỹ thuật KWL
- Kỹ thuật XYZ
- Kỹ thuật sơ đồ tư duy
- Kỹ thuật bể cá
- Kỹ thuật “ổ bi”
- Kỹ thuật 3 lần 3

2.4. Định hướng đổi mới trong giáo dục phổ thông hiện nay
Chương trình giáo dục phổ thơng (GDPT) mới – mà trước hết là chương
trình tổng thể (Bộ Giáo dục và Đào tạo) được xây dựng theo định hướng tiếp
Trang 19



×