Tải bản đầy đủ (.docx) (89 trang)

Luận văn tốt nghiệp TỔ CHỨC GIAO NHẬN VÀ VẬN TẢI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH YOKO LOGISTICS VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (621.89 KB, 89 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH


BÙI DIỆU LINH
CQ54/05.01

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
TỔ CHỨC GIAO NHẬN VÀ VẬN TẢI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG
ĐƢỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH YOKO LOGISTICS VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH

:

Mã số

:

HẢI QUAN VÀ NGHIỆP VỤ
NGOẠI THƢƠNG
05

GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN: PGS-TS.NGUYỄN THỊ THƢƠNG HUYỀN

HÀ NỘI – 2020


Học viện Tài chính

Luận văn tốt nghiệp



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực, xuất phát từ tình hình thưc tế của
đơn vị thực tập.
Sinh viên
(Ký và ghi rõ họ tên)

Bùi Diệu Linh

i

CQ54/05.01


Học viện Tài chính

Luận văn tốt nghiệp

MỤC LỤC
LỜICAMĐOAN......................................................................................................i
MỤCLỤC..............................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC TỪVIẾT TẮT...........................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀSƠĐỒ..........................................................vi
MỞĐẦU.................................................................................................................1
CHƢƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC
GIAONHẬN, VẬN TẢI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNGĐƢỜNGBIỂN........4
1.1..Nhữngvấn đề cơ bản về giao nhận, vận tải hàng hóa nhập khẩu bằng đườngbiển
....................................................................................................................................4
1.1.1.Khái niệm, đặc điểm và vai trị giao nhận, vận tải hàng hóa nhập

khẩubằngđườngbiển...............................................................................................4
1.1.2. Phạm vi và trách nhiệm của người giao nhận trong giao nhận, vận tải
hànghóa nhập khẩu bằngđườngbiển..........................................................................7
1.1.3.Mối quan hệ của người giao nhận với các bênliên quan..............................10
1.1.4.Các nguyên tắc giao nhận hàng hóanhập khẩu.............................................13
1.1.5.Nhiệm vụ của các cơ quan tham gia vào q trình giao nhận hàng hóa
nhậpkhẩu tạicảng biển..........................................................................................13
1.1.6.Chứng từ trong giao nhận, vận tải hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển
151.2.Tổ chức giao nhận, vận tải hàng hóa nhập khẩu bằngđườngbiển.....................18
1.2.1.Khái niệm tổ chức giao nhận, vận tải hàng hóa nhập khẩu bằng đườngbiển
.............................................................................................................................18
1.2.2..Nội dungtổchứcgiao nhận,vận tảihànghóa nhập khẩu bằng đườngbiển
.............................................................................................................................19
1.2.3.Tiêu chí đánh giá chất lượng tổ chức giao nhận vận tải hàng hóa nhập
khẩubằngđườngbiển..................................................................................................29
1.2.4.......Các nhân tố ảnh hưởng đến giao nhận vận tải hàng hóa nhập khẩubằng
đườngbiển............................................................................................................33
1.3. Kinh nghiệm tổ chức giao nhận vận tải hàng hóa nhập khẩu bằng đường

biểncủa một số nước và bài học choViệtNam........................................................36
Bùi Diệu Linh

2

CQ54/05.01


Học viện Tài chính

Luận văn tốt nghiệp


1.3.1. Kinh nghiệm tổ chức giao nhận vận tải hàng hóa nhập khẩu bằng

đườngbiển của mộtsốnước....................................................................................36
1.3.2. Bài học kinh nghiệm choViệtNam.............................................................39

Kết luậnChương 1................................................................................................40
CHƢƠNG 2:THỰC TRẠNG TỔ CHỨC GIAO NHẬN, VẬN TẢI
HÀNGHÓA NHẬP KHẨU BẰNG ĐƢỜNG BIỂN TẠI CƠNG TY TNHH
YOKOLOGISTICSVIỆTNAM........................................................................41
2.1. Giới thiệu về Cơng ty TNHH Yoko LogisticsViệtNam.................................41

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Yoko Logistics
ViệtNam...............................................................................................................41
2.1.2

Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Công ty TNHH YokoLogistics

Việt Nam.............................................................................................................42
2.1.3.Chức năng, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động củaCôngty............................44
2.1.2.Một số kết quả hoạt động củacôngty..........................................................46
2.2. Thực trạng tổ chức giao nhận, vận tải hàng hóa nhập khẩu bằng đường

biểntại Cơng ty TNHH Yoko LogisticsViệt Nam....................................................48
2.2.1........Các tuyến đường chính Cơng ty TNHH Yoko Logistic Việt Namđang
cung cấp...............................................................................................................48
2.2.2. Thực trạng tổ chức giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển

tạicơng ty TNHH yoko LogisticsViệt Nam.............................................................49
2.2.3. Thựctrạng xử lý các vấn đềphát sinh trong giao nhận,vận tảihànghóanhập


khẩu bằng đường biểntạiCơngtyTNHH Yoko LogisticsViệtNam.........................53
2.3. Đánh giá thực trạng hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng

đườngbiển tại Công ty TNHH Yoko LogisticsViệt Nam.........................................56
2.3.1.Kết quả đạt được của Công ty TNHH Yoko LogisticsViệt Nam.................56
2.3.2.Điểmmạnh..................................................................................................59
2.3.3.Điểmyếu.....................................................................................................60
Kết luậnChương 2................................................................................................61

Bùi Diệu Linh

3

CQ54/05.01


Học viện Tài chính

Luận văn tốt nghiệp

CHƢƠNG 3:MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG
TỔCHỨC GIAO NHẬN, VẬN TẢI HÀNG HĨA NHẬP KHẨU
BẰNGĐƢỜNG BIỂN TẠI CƠNG TYTNHH YOKO LOGISTICS VIỆT NAM62
3.1. Mục tiêu và phương hướng phát triển của Công ty TNHH YokoLogistics

Việt Nam.............................................................................................................62
3.1.1. Mụctiêu.......................................................................................................62
3.1.2. PhươnghướnghoạtđộngcủacơngtyTNHHYokoLogisticsViệtNam..................63
3.2. Giải pháp hồn thiện quy trình giao nhận hàng hóa bằng đường biển tạiCơng


ty TNHH Yoko LogisticsViệt Nam........................................................................64
3.2.1. Thâm nhập vàmởrộngthịtrường..................................................................64
3.2.2. Hoàn thiện quá trình giao nhận và vận chuyển hàng hóa từ cảng đến

khocủadoanhnghiệp.............................................................................................65
3.2.3. Khắc phục những chậm chễ trong việc tiếp nhận bộchứngtừ.....................67
3.2.4. Thường xuyên cập nhật các quy định về pháp luậthải quan........................68
3.2.5. Nâng cao năng lực làm việc chonhânviên..................................................69
3.2.6. Đầu tư thêm phương tiệnvậnchuyển...........................................................70
3.2.7. Hạn chế tính thời vụ củacơngviệc..............................................................71
3.2.8. Tối thiểu hóa cácchiphí...............................................................................71
3.2.9. Nâng cao chất lượng dịch vụkháchhàng.....................................................72

3.3..Mộtsốđềxuất,kiếnnghịđểthựchiệncóhiệuquảcácgiảipháptạiCơngtyTNHH Yoko LogisticsViệtNam. .73
3.3.1. Đối vớicông ty............................................................................................73
3.3.2. Đối vớinhànước..........................................................................................74
3.3.3. Đối với Tổng cụcHảiquan..........................................................................75
3.3.4. Đối vớicảngvụ............................................................................................76
3.3.5. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh cảng,kho,bãi...................................77

Kết luậnChương 3................................................................................................77
KẾTLUẬN...........................................................................................................78
PHỤ LỤC TÀI LIỆUTHAMKHẢO......................................................................80

Bùi Diệu Linh

4

CQ54/05.01



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Tên viết tắt

Nghĩa đầy đủ

B/L

Bill of lading – Vận đơn

D/O

Delivery order – lệnh giao hàng

NK

Nhập khẩu

HQ

Hồ sơ

CFS

Container freight station – Kho hàng lẻ

FCL

Full Container Loading – Hàng nguyên container


LCL

Less than Container Loading – Hàng lẻ

CO
HS CODE
FTA

Certificate of Origin – Chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Harmonized System Codes – Hệ thống hài hòa
Free trade agreement – Hiệp định thương mại tự do


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ
BẢNG
Bảng 2.1: Tổng hợp doanh thu của công ty giaiđoạn 2017-2019................................47
Bảng 2.2: Các tuyến đường chính Yoko Logistic Việt Nam đangcungcấp...............48
Bảng 2.3: Các vấn đề phát sinh trong giao nhận hàng hóa nhập khẩu của Công
tyTNHH Yoko LogisticsViệtNam..............................................................................55
Bảng 2.4: Tỷ trọng hàng nhập khẩu bằng đường biển và đường hàng không củacông
ty TNHH Yoko Logistics Việt Nam giaiđoạn2017-2019..............................................56
Bảng 2.5: Số lượng tờ khai hải quan đã mở từ giaiđoạn2017-2019..........................57
HÌNH
Hình 1.1: Trang thơng tin chính của phần mềm kê khai điện tửECUSS/VNACCS..22
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ của người giao nhận với các bênliênquan...........................11
Sơ dồ 1.2: Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằngđườngb i ể n ....................19
Sơ đồ 1.3: Quy trình thủ tục hải quan hàngnhậpkhẩu...............................................25
Sơ đồ 2.2: Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại

YokoLogistics............................................................................................................49


Học viện Tài chính

Luận văn tốt nghiệp

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đềtài
Ngày nay, khi q trình hội nhập hóa ngày càng trở nên phổ biến đối với các
quốc gia trên thế giới, thì hoạt động xuất nhập khẩu cũng đượcmởrộng phát triển hết
mức và đi cùng với nó là sự xuất hiện của các hoạt động dịch vụ nhằm phục vụ và
đẩy mạnh cho việc phát triển hoạt động ngoại thương nhanh chóng và dễdàng.
Năm 2007, từ khi Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế
giới WTO, vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng lên rất nhiều,mởrộng
sự giao lưu hàng hóa cũng như các hoạt động ngoại thương với các nước khác. Gắn
liền với sự phát triển về các mối quan hệ đó thì dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa
quốc tế cũng trên đà phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Ngồi ra, Việt Nam có
ưu thế khi phần lớn đất nước tiếp giáp với biển Đông, nên nhiều cảng lớn nhỏ đã
được xây dựng trên khắp đất nước, ngành giao nhận vận tải đường biển nhờ đómàcó
những bước tiến đáng kể. Số lượng và giá trị hàng hóa được giao nhận qua các cảng
biển ln chiếm phần lớn trong hoạt động giao nhận quốc tế Việt Nam. Bên cạnh
đó, vì hoạt động giao nhận mới được phát triển và khẳng định được vị trí trên thị
thường dịch vụ, nên khơng tránh khỏi những khó khăn, hạnchế.
Kể từ khi Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới và chuyển đổi từ nền kinh tế
bao cấp sang nền kinh tế thị trường đến nay, ngành giao nhận và vận tải nói chung
và ngành giao nhận vận tải đường biển nói riêng ngày càng đóng vai trị quan trọng
trong quá trình phát triển đất nước. Hiện nay ở Việt Nam đã xuất hiện rất nhiều
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giao nhận và vận tải với quymôkhác nhau,
mặc dù còn non trẻ về bề dày lịch sử, song các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động

trong lĩnh vực này đã dần chứng tỏ được sự phát triển nhanh và ổn định củamình.
Trước tình hình đó, Cơng ty TNHH Yoko Logistics Việt Nam đã từng bước

Bùi Diệu Linh

1

CQ54/05.01


hoàn thiện và củng cố hoạt động kinh doanh của mình. Là một trong những cơng ty
kinh doanh trong lĩnh vực giao nhận vận tải, mặc dù còn non trẻ song Cơng ty đã có
những bước phát triển mạnh mẽ, ấn tượng và đang dần khẳng định trên thị trường
dịch vụ. Tuy vậy để tồn tại và phát triển lâu dài, cơng ty buộc phải nhìn nhận lại
tình hình, trên cơ sở đề ra những biệp pháp thực tế đẩy mạnh hiệu quả hoạt động
hơnnữa.
Trong thời gian thực tập và tìm hiểu tại Cơng ty TNHH Yoko Logistics Việt
Nam, với kiến thức của một sinh viên khoa Thuế- Hải quan thuộc Học viện Tài
Chính, cùng với mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự phát triển của công
ty, em đã chọn đề tài: Tổ chức giao nhận và vận tải hàng hóa nhập khẩu
bằngđường biển tại Cơng ty TNHH Yoko Logistics Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiêncứu
Mục đích nghiên cứu
Nâng cao hiệu quả, chất lượng của tổ chức giao nhận và vận tải hàng hóa nhập khẩu
bằng đường biển tại Công ty TNHH Yoko Logistics Việt Nam.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lý luận thực tiễn về tổ chức giao nhận vận tải hàng hóa
nhập khẩu bằng đườngbiển.
- Phân tích, đánh giá thực trạng giao nhận vận tải hàng hóa nhập khẩu
bằng đường biển tại Công ty TNHH Yoko Logistics ViệtNam.

- Nêu giải pháp, định hướng để nâng cao, thúc đẩy hiệu quả của tổ chức
giao nhận và vận tải hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty TNHH
Yoko Logistics ViệtNam.
3.

Đối tƣợng và phạm vi nghiêncứu

Đối tượng nghiên cứu: Tổ chức giao nhận vận tải hàng hóa nhập khẩu bằng
đường biển.
Phạm vi nghiên cứu:


- Nội dung:“Tổchức giao nhận vận tải hàng hóa nhập khẩu bằng đường
biển tại Công ty TNHH Yoko Logistics ViệtNam”
- Không gian: Công ty TNHH Yoko Logistics ViệtNam.
- Thời gian: Từ2017-2019
4. Phƣơng pháp nghiêncứu
- Thực hiện đề tài trên cơ sở sử dụng phương pháp luận biện chứng, phù
hợp với quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật của nhà nước
trong việc xây dựng và hoàn thiện quá trình thực hiện thủ tục hải quan đối với
hàng hóa gia nhập kinhdoanh.
- Sử dụng kết hợp giữa các phương pháp: tổng hợp, so sánh, phân tích,
thống kê, đối chiếu và dự đoán để giải quyết những vấn đề mục tiêu đã được xác
định.
5. Kết cấu của khóaluận
Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức giao nhận vận tải hàng hóa nhập
khẩubằng đường biển.
Chương 2: Thực trạng về tổ chức giao nhận vận tải hàng hóa nhập
khẩubằng đường biển tại Công ty TNHH Yoko Logistics Việt Nam.
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức giao nhận vận

tảihàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại Cơng ty TNHH Yoko Logistics Việt
Nam.


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC GIAO NHẬN, VẬN
TẢI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG ĐƢỜNG BIỂN
1.1. Những vấn đề cơ bản về giao nhận, vận tải hàng hóa nhập khẩu bằng
đƣờngbiển
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trị giao nhận, vận tải hàng hóa nhập
khẩubằng đườngbiển
1.1.1.1. Khái niệm giao nhận, vận tải hàng hóa nhập khẩu bằng đườngbiển
Trong mậu dịch quốc tế và một số trường hợp đặc biệt khác,người bán và
người mua thường hoặc người giao và người nhận ở cách xa nhau, hàng hóa có thể
phải vận chuyển đến nhiều nước khác nhau, từ nước người bán đến nước người
mua. Trong trường hợp đó, nghiệp vụ giao nhận là tổ chức việc di chuyển và thực
hiện các thủ tục liên quan đến việc vận chuyển như đưa hàng ra cảng, làm thủ tục
gửi hàng, tổ chức xếp dỡ hàng hóa, giao hàng cho người nhận ở nơi đến.
TheoquytắcmẫucủaLiên
“Giaonhậnvậntải



đồncác

bất

cứ

hiệp


loại

hộigiaonhận

dịch

vụ

quốc

nàoliên

tế(FIATA),
quanđếnvận

chuyển,gomhàng,lưukho, bốcxếp,đónggóihayphânphối hànghóacũngnhư các dịch vụ
hoặccó

liên

quanđến

dịch

vụ

trên

kể


cảcácvấn

đềhải

quan,

tài

chính,muabảohiểm,thanhtốn,thuthậpchứngtừliên quanđếnhànghóa”.
Theo điều 163 luật Thương mại Việt Nam: “Dịch vụ giao nhận hàng hóa là
hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa nhận hàng từ
người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục giấy tờ và các dịch vụ
khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo ủy thác của chủ hàng, của
người vận tải hoặc người làm dịch vụ giao nhận khác (gọi chung là khách hàng).”
Như vậy, về cơ bản giao nhận hàng hóa là tập hợp những nghiệp vụ, thủ tục


có liên quan đến q trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi
gửi hàng (người gửi hàng) đến nơi nhận hàng (người nhậnhàng).
Giao nhận và vận tải hàng hóa bằng đường biển là hoạt động giao nhận, vận tải
có liên quan đến việc sử dụng kết cấu hạ tầng và phương tiện vận tải biển, đó là việc
sử dụng những khu đất, khu nước gắn liền với các tuyến đường biển nối liền các
quốc gia, các vùng lãnh thổ, hoặc các khu vực trong phạm vi một quốc gia, và việc
sử dụng tàu biển, các thiết bị xếp dỡ,…để phục vụ việc dịch chuyển hành khách và
hàng hóa trên những tuyến đườngbiển.
1.1.1.2. Đặc điểm và vai trị của giao nhận, vận tải hàng hóa nhập khẩu
bằngđườngbiển
Trước hết, vận tải biển ra đời khá sớm so với các phương tiện vận tải khác.
Ngày từ thế kỉ 5 trước công nguyên, những quốc gia cổ đại như: Ai Cập, Trung

Quốc, Nhật Bản,.. đã biết vận dụng lợi thế biển làm các tuyến đường giao thông để
giao lưu các vùng, các miền, các quốc gia với nhau trên thế giới. Ngày nay với sự
tiến bộ của khoa học, công nghệ vận tải biển trở thành ngành vận tải biển hiện đại
trong hệ thống vận tải quốc tế, chiếm một nhân tố quan trọng trong hoạt động xuất
nhậpkhẩu.
Bên cạnh đó, do đặc điểm 2/3 diện tích bề mặt trái đất là biển và phương tiện
vận tải biển lại rất thích hợp cho việc vận chuyển hàng hóa có khối lượng lớn và cự
ly vận chuyển dài, nên vận tải biển là một trong các phương thức vận tải ra đời sớm
nhất và đóng vai trị đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế thương mại của xã hội
loài người. Theo thống kê, vận tải biển đảm trách tới 80% khối lượng hàng hóa
trong bn bán quốc tế. Do vậy, hầu hết các nước trên thế giới đều quan tâm đến
việc phát triển đội tàu và cảng biển trong chiến lược phát triển ngoại thương của
mình, thậm chỉ ngay cả những nước khơng có cảng biển cũng có đội tàu và họ
mượn cảng của các nước khác để chuyên chở hàng hóa.
Sở dĩ vận tải đường biển đóng vai trị quan trọng nhất trongviệcvận chuyển hàng
hố ngoại thương vì nó có những ưu điểm nổi bậtsau


- Vận tải đường biển có năng lực vận chuyển lớn, khả năng thông qua của một
cảng biển rất lớn. Ví dụ như cảng Rotterdam (Hà Lan): 300 triệu tấn hàng/năm;
cảng New York (Mỹ): 150 triệu tấn hàng/năm; cảng Kobe (Nhật Bản): 136 triệu tấn
hàng/năm.
- Vận tải đường biển thích hợp cho việc vận chuyển hầu hết các loại hàng
hoá trong thương mại quốc tế. Đặc biệt, vẫn tải đường biển rất thích hợp và hiệu
quả trong việc chuyên chở các loại hàng rời có khối lượng lớn và giá trị thấp
như: than đá, quặng, ngũ cốc, phốt phát và dầu mỏ. Trên cùng một tuyến đường
có thể cùng lúc hoạt động hai chiều cho nhiều chuyếntàu.
- Các tuyến đường biển đều là đường giao thông tự nhiên trừ các hải cảng
và kênh đào nhân tạo. Do vậy, đòi hỏi không nhiều về vốn, nguyên vật liệu cũng
như sức lao động để xây dựng, duy trì và bảo dưỡng các tuyến đườngnày.

- Giá thành vận tải đường biển rất thấp so với các phương tiện vận tải khác.
Giá thành vận tải 1tấn/km của vận tải biển chỉ bằng 49,2% giá thành vận tải
đường sắt, 18% so với đường ô-tô, 70% đường sông và 2,5% so với vận tải hàng
không. Nguyên nhân chủ yếu là do trọng tải chuyên chở lớn, qng đường vận
chuyển trung bình dài, chi phí thấp. Nhiều tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong vận
tải và thông tin được áp dụng, nên giá thành vận tải đường biển có xu hướng
ngày càng hạhơn.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm nói trên, vận tải đường biển cũng có một số
nhược điểm sau đây:
- Vận tải đường biển phụ thuộc nhiều vào điều kiện tư nhiên, điều kiện
hàng hải: Các tàu biển thường gặp rất nhiều rủi ro hàng hải như mắc cạn, đắm,
cháy, đâm-va nhau, đâm va phải đá ngầm, mất tích... Tai nạn rủi ro trong
phương thức vận tải biển thường gây tổn thất lớn, thậm chí có thể là tổn thất
tồn bộ con tàu, hàng hóa và thủy thủđồn.
- Tốc độ của các loại tàu biển tương đối thấp, chỉ khoảng 14-20 hải lý/giờ.
Tốcđộnàylàthấpsovớitốcđộcủamáybay,tàuhoảnênkhôngphùhợpvới


các loại hàng cần vận chuyển nhanh như hàng tươi sống hay những loại hàng đòi
hỏi phải được điều tiết gấp. Về mặt kỹ thuật, người ta có thể đóng các tàu biển có
tốc độ cao hơn nhiều. Tuy nhiên, đối với các tàu chở hàng người ta phải duy trì một
tốc độ kinh tế nhằm giảm giá thành vậntải.
1.1.2. Phạm vi và trách nhiệm của người giao nhận trong giao nhận, vận
tảihàng hóa nhập khẩu bằng đườngbiển
1.1.2.1. Phạm vi của người giao nhận trong giao nhận, vận tải hàng hóa
nhậpkhẩu bằng đườngbiển
Thường thì người giao nhận sẽ thay mặt người gửi hàng hoặc người nhận hàng thực
hiện quá trình vận chuyển hàng hóa qua các cơng đoạn. Người giao nhận có thể làm
các dịch vụ trực tiếp hay thơng qua những đại lý mà họ thuê, những dịch vụ này bao
gồm:

Thay mặt người gửi hàng (người xuất khẩu):
Theo những chỉ dẫn của người gửi hàng, người giao nhận sẽ thực hiện những công
việc sau;
- Chọn tuyến đường, phương thức vận tải và người chuyên chở thích hợp,
lưu cước với người chuyên chở đã chọnlọc.
- Ðặt/ thuê địa điểm để đóng hàng theo yêu cầu của người vậntải
- Giao hàng hoá và cấp các chứng từ liên quan như: biên lai nhận hàng,
chứng từ vậntải,…
- Nghiên cứu các điều kiện của thư tín dụng (L/C) và các văn bản luật pháp
của chính phủ liên quan đến vận chuyển hàng hố của nước xuất khẩu, nước
nhập khẩu, kể cả các quốc gia chuyển tải hàng hoá, cũng như chuẩn bị các
chứng từ cần thiết
- Ðóng gói hàng hố (trừ khi hàng hố đã đóng gói trước khi giao cho
người giaonhận).
- Tư vấn cho người xuất khẩu về tầm quan trọng của bảo hiểm hànghoá
- Chuẩn bị kho bảo quản hàng hoá, cân đo hàng hoá (nếucần)


- Vận chuyển hàng hoá đến cảng, thực hiện các thủ tục về lệ phí ở khu vực
giám sát hải quan, cảng vụ, và giao hàng hoá cho người vậntải
- Nhận B/L từ người vận tải, sau đó giao cho người xuấtkhẩu
- Theo dõi q trình vận chuyển hàng hố đến cảng đích bằngcáchliện hệ
với người vận tải hoặc đại lý của người giao nhận ở nướcngoài
- Ghi chú về những mất mát, tổn thất đối với hàng hố (nếucó)
- Giúp người xuất khẩu trong việc khiếu nại đối với những hư hỏng, mất
mát hay tổn thất của hànghoá.
Thay mặt người nhận hàng (người nhập khẩu):
Theo những chỉ dẫn giao hàng của người nhập khẩu người giao nhận sẽ thực
hiện những công việcsau:
- Thay mặt người nhận hàng giám sát việc vận chuyển hàng hóa từ khi

người nhận hàng lo liệu vận tải hàng trong trường hợp người nhập khẩu chịu
trách nhiệm về chi phí vậnchuyển.
- Nhận hàng và kiểm tra tất cả chứng từ liên quan đến việc vận chuyểnhàng
hóa
- Nhận hàng của người vận tải và thanh tồn cước nếucần
- Khaibáohảiquanvànộpcáclệphígiámsáthảiquan,cũngnhưcácl ệ
phí khác liên quan
- Thu xếp việc lưu kho, quácảnh
- Giao hàng đã làm thủ tục hải quan cho người nhậnhàng
- Nếu cần giúp đỡ người nhận hàng tiến hành khiếu nại đối với người
chuyên chở về những tổn thất của hàng hóa (nếucó)
1.1.2.2. Trách nhiệm của người giao nhận trong giao nhận, vận tải hàng
hóanhập khẩu bằng đườngbiển
Theo điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn quy ước chung của FIATA, người giao
nhận phải thực hiện sự uỷ thác của khách hàng với một sự quan tâm hợp lý


nhằm bảo vệ lợi ích của khách hàng; tổ chức và lo liệu vận chuyển hàng hoá được
uỷ thác theo sự chỉ dẫn của khách hàng.
Trách nhiệm đối với khách hàng:
- Người giao nhận phải chịu trách nhiệm đối với khách hàng về những mất
mát hoặc hư hỏng vật chất về hàng hoá nếu mất mát hoặc hư hỏng là do lỗi của
người giao nhận hoặc người làm người làm cơng của mình. Mặc dù theo những
điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn, người giao nhận không phải chịu trách nhiệm
về những tổn thất hoặc hậu quả gián tiếp nhưng người giao nhận nên bảo hiểm
cả những rủi ro đó vì khách hàng vẫn có thể khiếunại.
- Người giao nhận phải chịu trách nhiệm đối với khách hàng về những lỗi
lầm về nghiệp vụ: người giao nhận hoặc người làm công của mình có thể có lỗi
lầm hoặc sơ suất khơng phải do cố ý nhưng gây thiệt hại vềtàichính cho khách
hàng.

Ví dụ:
- Giao hàng trái với chỉ dẫn: giao hàng không đúng như chỉ dẫn của khách
hàng.
- Quên mua bảo hiểm bảo hiểm mà khách hàng đã có chỉ thịmua.
- Sai sót khi làm thủ tục hải quan gây nên chậm trễ về khai hải quan hặc
gây tổn thất cho kháchhàng.
- Gửi hàng sai địa chỉ: chuyển hàng đến sai địađiểm.
- Tái xuất hàngmàkhông tuân theo những thủ tục cần thiết để xin hoàn thuế
gây thiệt hại cho khách hàng, không thông báo hoặc thông báo không kịp thời
cho người nhận hàng về thời gian giao hàng, giao hàng mà khơng thu tiền của
chủhàng.
- Giao hàng thiếu mà khơng có giám định của hải quan hoặc của
vinacontrol.
Đối với việc giao hàng chậm mặc dù người giao nhận thường không ràng
buộc mình phải giao hàng vào một ngày nhất định tại nơi đến và không nhận


trách nhiệm về việc giao hàng chậm song xu hướng hiện nay là chấp nhận một mức
độ trách nhiệm vừa phải về sự chậm trễ quá đáng; giới hạn bằng số tiền cước phải
trả cho hàng chậm giao.
Trách nhiệm đối với hải quan:
Hầu hết ở tất cả các quốc gia người giao nhận có giấy phép được tiến hành
cơng việc khai hải quan phải chịu trách nhiệm trước cơ quan hải quan về sự tuân thủ
những quy định hải quan về sự khai báo đúng về trị giá số lượng và tên hàng nhằm
tránh thất thu cho chính phủ. Nếu vi phạm những quy định này người giao nhận có
thể sẽ phải chịu phạt tiềnmàtiền phạt đó khơng địi lại được từ phía kháchhàng.
Trách nhiệm đối với bên thứ ba:
Người giao nhận dễ bị bên thứ ba chẳng hạn như cơng ty bốc xếp, cơ quan
cảng…. Là những người có liên quan đến hàng hố trong q trình chun chở,
khiếu nại về:

- Tổn thất vật chất về tài sản của bên thứ ba và hậu quả của tổn thấtđó.
- Người của bên thứ ba bị chết, bị thương hoặc ốm đau và hậu quả củaviệc
đó.
Về chi phí, người giao nhận phải gánh chịu mọi chi phí trong q trình điều
tra,khiếunại

để

bảo

vệquyềnlợicho

mìnhvà

hạnchếtổnthấtnhư

chiphígiámđịnh,chiphípháplý, phí lưukho,…Thậmchínếu người giao nhận khơng
phảichịutrách nhiệmanh tacung khơng đượcphíabênkiabồithườnglại.
Trường hợp miễn trách:
Như đã nói ở trên, người giao nhận chỉ chịu trách nhiệm đối với những lỗi hoặc sơ
suất của bản thân hoặc của người làm cơng của mình. Người giao nhận không chịu
trách nhiệm đối với những hành vi hay sơ suất của bên thứ ba, chẳng hạn như người
chuyên chở, người nhận lại dịch vụ giao nhận miễn là người giao nhận đã biểu hiện
một sự cần mẫn hợp lý trong việc lựa chọn bên thứ ba đó.
1.1.3. Mối quan hệ của người giao nhận với các bên liênquan


Nói một cách ngắn gọn, người giao nhận là người lo việc vận chuyển hàng hóa từ
nơi này đến nơi khác. Trong q trình vận chuyển hàng hóa thì phải trải qua rất
nhiều giai đoạn và chịu sự kiểm soát của rất nhiều cơ quan chức năng. Vì vậy,

người giao nhận phải tiến hành các cơng việc có liên quan đến nhiều bên. Dựa vào
sơ đồ dưới đây ta có thể thấy được các mối liên hệ đó.

Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ của ngƣời giao nhận với các bên liên quan
- Sơ đồ trên biểu thị mối quan hệ giữa người giao nhận và các bên có liên
quan. Đầu tiên là mối quan hệ với khách hàng, có thể là người gửi hàng hoặc
người nhậnhàng.
- Quan hệ với Chính phủ và các cơ quan chức năng chức năng, cơ quan Hải
quan, cơ quan cảng biển, cơ quan kiểm định, giám định, ytế
- Quan hệ với người chuyên chở và đại lý của người chuyên chở: có thể là
chủ tàu, người mơi giới, hay bất kì người kinh doanh vận tải nào khác,.. mối
quanhệnàyđượcđiềuchỉnhbằnghợpđồngcungcấpdịchvụ.Ngoàirangười


giao nhận cịn có mối quan hệ nghiệp vụ với người bảo hiểm hàng hóa và ngân
hàng.


1.1.4. Cácnguyên tắc giao nhận hànghóanhậpkhẩu
Các văn bản hiện hành đã quy định những nguyên tắc chung trong giao nhận hàng
hóa nhưsau:
- Việc bốc dỡ, giao nhận, bảo quản hàng hóa nhập khẩu tại cảng là do cảng
tiến hành trên cơ sở hợp đồng giữa chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy thác
với cảng. Người được chủ hàng ủy thác thường là người giaonhận.
- Đối với hàng không lưu kho tại cảng, các chủ hàng hoặc người được chủ
hàng ủy thác giao nhận trực tiếp với tàu. Trong trường hợp đó, chủ hàng hoặc
người được chủ hàng ủy thác phải kết toán trực tiếp với người vận tải và chỉ
thỏa thuận với cảng về địa điểm bốc dỡ, thanh tốn các chi phí có liênquan.
- Việc bốc dỡ hàng hóa trong phạm vi cảng do cảng tổ chức thực hiện. Nếu
chủ hàng đưa phương tiện và nhân công vào cảng để bốc dỡ thì chủ hàng thỏa

thuận với cảng và phải trả lệ phí, chi phí liên quan chocảng.
- Khi được ủy thác nhận hàng từ tàu, cảng nhận hàng bằng phương thức nào
thì phải giao hàng bằng phương thứcấy.
- Cảngkhơngchịutráchnhiệmvềhànghóakhihàngrakhỏikhobãi,cảng.
- Khi nhận hàng tại cảng thì chủ hàng hoặc người được ủy thác phải xuất
trình những chứng từ hợp lệ xác định quyền được nhận hàng và phải nhận một
cách liên tục trong một thời gian nhất định những hàng hóa ghi trên chứngtừ.
- Việc giao nhận do cảng làm theo ủy thác hoặc chủ hàng trực tiếplàm.
1.1.5. Nhiệm vụ của các cơ quan tham gia vào quá trình giao nhận hàng
hóanhập khẩu tại cảngbiển
1.1.5.1. Nhiệm vụ củacảng
- Ký kết hợp đồng xếp dỡ, giao nhận, bảo quản, lưu kho hàng hố với chủ
hàng. Hợp đồng có hai loại là Hợp đồng ủy thác giao nhận và Hợp đồng thuê
mướn
- Nhận hàng nhập khẩu từ tàu nếu được uỷthác



×