Tải bản đầy đủ (.pdf) (200 trang)

Luận án Tiến sĩ Khảo sát hiệu quả kháng oxy hóa và bảo vệ gan trên mô hình chuột của một số cây thuộc họ Cà phê (Rubiaceae)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.04 MB, 200 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

PHAN KIM ĐỊNH

KHẢO SÁT HIỆU QUẢ KHÁNG OXY HÓA
VÀ BẢO VỆ GAN TRÊN MƠ HÌNH CHUỘT
CỦA MỘT SỐ CÂY THUỘC HỌ CÀ PHÊ
(Rubiaceae)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH CÔNG NGHỆ SINH HỌC
MÃ SỐ: 62420201

Năm 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

PHAN KIM ĐỊNH
Mã số NCS: P0915002

KHẢO SÁT HIỆU QUẢ KHÁNG OXY HĨA
VÀ BẢO VỆ GAN TRÊN MƠ HÌNH CHUỘT
CỦA MỘT SỐ CÂY THUỘC HỌ CÀ PHÊ
(Rubiaceae)
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH CÔNG NGHỆ SINH HỌC
MÃ SỐ: 62420201


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:
PGs.Ts. ĐÁI THỊ XUÂN TRANG
PGs.Ts. NGUYỄN TRỌNG TUÂN

Năm 2021


i

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Đái Thị Xuân Trang và PGS.TS. Nguyễn
Trọng Tuân đã tận tình hướng dẫn, đóng góp ý kiến, giúp đỡ và động viên tơi trong
suốt q trình học, thực hiện luận án, viết báo hồn thành chương trình đào tạo.
Tơi xin trân trọng gởi lời cảm ơn đến Thầy PGS.TS. Nguyễn Văn Thành,
PGS.TS. Nguyễn Minh Chơn, TS. Trương Thị Bích Vân và tập thể Thầy Cô Viện
Nghiên Cứu và Phát Triển Công Nghệ Sinh học, Khoa Sau Đại học, Trường Đại học
Cần Thơ đã luôn quan tâm, động viên và giúp đỡ tơi hồn thành các hồ sơ, thủ tục suột
thời gian học tập tại trường.
Tôi xin cảm ơn tập thể Thầy Cơ Bơ mơn Sinh học đã hỗ trợ phịng thí nghiệm và
các thiết bị cần thiết trong thời gian thực hiện luận án. Đặc biệt, cảm ơn quý Thầy Cô
đã chia sẻ công việc giành thời gian để tôi chuyên tâm học tập hồn thành chương
trình đào tạo.
Tơi cũng xin cảm ơn q Thầy Cơ Bộ mơn Hóa học đã hỗ trợ và chia sẻ thiết bị
trong thời gian làm các thí nghiệm. Cảm ơn Ban Chủ Nhiệm Khoa Khoa Học Tự
Nhiên – Trường Đại học Cần thơ đã tạo điều kiện và động viên tơi học tập hồn thành
chương trình đào tạo.
Cảm ơn em Trần Chí Linh đã hỗ trợ tơi thực hiện các thí nghiệm. Cảm ơn các em
sinh viên trong nhóm nghiên cứu đề tài liên quan đồng hành cùng tơi trong q trình
thực hiện luận án.
Sau cùng tơi xin gởi lời cảm ơn đến gia đình tôi, mọi người luôn quan tâm, động

viên và tạo điều kiện cả về vật chất lẫn tinh thần để tôi chun tâm hồn thành chương
trình đào tạo.

Nghiên cứu sinh
Phan Kim Định


ii

TÓM TẮT
Họ Cà phê (Rubiaceae) là họ thực vật lớn, phân bố rộng rãi ở nhiều nơi đặc biệt
là vùng Đồng bằng sông Cửu long. Thực vật họ Cà phê được biết có chứa một lượng
lớn các hợp chất thứ cấp có hoạt tính sinh học như iridoid, anthraquinone, triterpene,
phenolic và alkaloid. Nhiều loại cây thuộc họ Cà phê được sử dụng trong y học dân
gian với tác dụng chữa các bệnh khác nhau. Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát
khả năng kháng oxy hóa và bảo vệ gan của một số cây thuộc họ Cà phê.
Sử dụng phương pháp điều tra phỏng vấn người dân tại 3 địa điểm là các cơ sở y
học cổ truyền thuộc 3 tỉnh Kiên Giang, An Giang và Vĩnh Long, để tìm hiểu thơng tin
về tình hình sử dụng cây thuốc trị các bệnh về gan trong dân gian. Qua đó làm cơ sở
chọn mẫu thực vật để nghiên cứu hoạt tính kháng oxy hóa, bảo vệ gan. Các cao chiết
được định lượng sơ bộ hàm lượng polyphenol, flavonoid và alkaloid tổng bằng các
phương pháp đo quang phổ. Phương pháp loại bỏ gốc tự do 2, 2-diphenyl-1-picrylhydrazyl, khả năng khử sắt, phosphomolypdenum được sử dụng các để đánh giá khả
năng kháng oxy hoá của các cao chiết. Phương pháp ức chế sự biến tính protein huyết
thanh bị (BSA) được dùng để khảo sát hoạt tính kháng viêm. Carbon tetrachloride
(CCl4) được sử dụng gây nhiễm độc gan trên chuột và silymarin được dùng như chất
đối chứng dương trong thử nghiệm khảo sát hoạt tính bảo vệ gan.
Kết quả nghiên cứu đã thu thập được thơng tin về tình hình sử dụng 50 cây thuốc
điều trị bệnh gan thuộc 22 họ thực vật, trong đó họ Cà phê có số lồi được sử dụng
nhiều nhất. Các cây thuộc họ Cà phê bao gồm Trang to (lá, hoa), Mơ lông (lá), Mơ leo
(lá), Gáo trắng (lá, vỏ thân, rễ), Gáo vàng (lá, vỏ thân, rễ), Lưỡi rắn (cả cây) và Lưỡi

rắn trắng (cả cây) được chọn thu mẫu và chiết cao methanol (12 cao chiết methanol).
Qua khảo sát hoạt tính kháng oxy hóa, xác định hàm lượng polyphenol, flavonoid và
alkaloid tổng có 9 cao chiết được xác định có hàm lượng polyphenol, flavonoid,
alkaloid tổng tương đối cao, cũng như có hoạt tính kháng oxy hóa và kháng viêm. Các
cao chiết gồm lá Trang to, lá Gáo trắng, vỏ thân Gáo trắng, rễ Gáo trắng, lá Gáo vàng,
vỏ thân Gáo vàng, rễ Gáo vàng, lá Mơ lơng và lá Mơ leo có hoạt tính kháng oxy hóa
và kháng viêm được chọn thử hoạt tính bảo vệ gan trên chuột. Kết quả có 6 cao chiết
bao gồm lá Gáo trắng, vỏ thân Gáo trắng, rễ Gáo trắng, lá Gáo vàng, vỏ thân Gáo
vàng, rễ Gáo vàng có khả năng làm giảm enzyme ALT, AST, điều hòa MDA và GSH
trong gan tốt. Kết hợp với kết quả quan sát mơ học gan chuột thí nghiệm, nghiên cứu
đã chọn được cao chiết rễ Gáo vàng có hiệu quả bảo vệ gan tốt vừa có khả năng làm
giảm enzyme ALT, AST, điều hòa hàm lượng MDA, GSH trong gan và bảo vệ được
mơ gan.
Thử nghiệm độc tính cấp cho thấy, các cao chiết lá Gáo vàng, vỏ thân Gáo vàng
và rễ Gáo vàng có liều gây chết trên chuột lớn hơn 5000 mg/kg khối lượng chuột. Kết


iii
quả thử nghiệm độc tính bán trường diễn, sử dụng cao chiết rễ Gáo vàng ở liều 400
mg/kg khối lượng trong 90 ngày không thể hiện gây độc trên chuột. Cao methanol
tổng rễ Gáo vàng được chiết phân đoạn lần lượt với dung môi n-hexan, ethyl acetate.
Các phân đoạn được thử khả năng kháng oxy hóa, kháng viêm, định lượng polyphenol,
flavonoid, alkaloid tổng và thử hoạt tính bảo vệ gan. Phân đoạn ethyl acetate rễ Gáo
vàng được xác định có hoạt tính sinh học tốt nhất được chọn tiến hành phân lập chất.
Kết quả nghiên cứu đã phân lập và xác định được 2 hợp chất từ phân đoạn ethyl
acetate gồm naucleficine và 3-O-rhamnoside quinovic acid.
Từ khóa: AST, ALT, bảo vệ gan, CCl4, kháng oxy hóa, Rubiaceae.


iv


ABSTRACT
The Rubiaceae family is a large plant family, widely distributed in many places,
especially common in the Mekong Delta. Rubiaceae species are known to contain
large amounts of biologically active secondary compounds such as iridoids,
anthraquinones, triterpenes, phenolics and alkaloids. Many plants of this family are
used in folk medicine for the treatment of various diseases. The research was carried
out to investigate the antioxidant and hepatoprotective activities of some plants of the
Coffea family (Rubiaceae).
The methods of surveying and interviewing people at 3 locations, which are
traditional medicine centers in 3 provinces of Kien Giang, An Giang and Vinh Long,
were used to find out information about the use of medicinal plants to treat liver
diseases. Thereby, this served as the basis for selecting plant samples to make
methanol extracts to study antioxidant and hepatoprotective activities. The extracts
were preliminarily quantified of total polyphenols, flavonoids and alkaloids contents
by spectrophotometric methods. The 2, 2-diphenyl-1-picryl-hydrazyl free radical
scavenging, reducing power, and phosphomolybdenum methods were used to evaluate
the antioxidant capacity of the extracts. Bovine serum protein (BSA) denaturation
inhibition test was used to investigate anti-inflammatory activity. Carbon tetrachloride
(CCl4) was used to induce hepatotoxicity in mice and silymarin was used as a positive
control in screening test hepatoprotective activity.
The research have investigated the use of 50 medicinal plants to treat liver
disease belonging to 22 plant families, in which the Coffea family has the most widely
used species. The seven plant species of the Rubiaceae family include Ixora duffii
(leaves, flowers), Paederia lanuginosa Wall (leaves), Paederia scandens L. (leaves),
Neolamarckia cadamba (Roxb.) Bosser (leaves, stem bark, roots), Nauclea orientalis
L. (leaves, stem bark, roots), Hedyotis corymbosa L. (whole plant) and Hedyotis
diffusa Willd. (whole plant) were sampled and extracted with methanol (12 methanol
extracts). In the investigation of antioxidant and anti-inflammatory activity, the
quantification of total polyphenol, flavonoid and alkaloid content, 9 extracts were

determined to have relatively high content of polyphenols, flavonoids, total alkaloids,
as well as antioxidant and anti-inflammatory activities. The extracts including Ixora
duffii leaves extract, Neolamarckia cadamba (Roxb.) Bosser leaves, stem bark and
root extracts, Nauclea orientalis L. leaves, stem bark root extracts, Paederia
scandens L. leaves extract and Paederia lanuginosa Wall. leaves extract with
antioxidant and anti-inflammatory activities were selected for studying on
hepatoprotective activity in mice. As a result, there were 6 extracts including
Neolamarckia cadamba (Roxb.) Bosser leaves, stem bark and root extracts, Nauclea
orientalis L. leaves, stem bark and root extracts which have the ability to reduce ALT,


v
AST enzymes, modulate MDA and GSH contents in the liver. Combined with the
results of histological observations of the liver of experimental mice, the study has
selected the extract of Nauclea orientalis L. root with good hepatoprotective effect
with both of the ability to reduce ALT, AST enzymes, regulate MDA and GSH levels
in the liver, and protect liver tissue.
Acute toxicity test results showed that lethal dose in 50 percent of Nauclea
orientalis L. leaves, stem bark and root extracts in mice was greater than 5000 mg/kg
body weight. The sub-chronic toxicity test results of mice treated with Nauclea
orientalis L. roots extract at dose of 400 mg/kg body weight in 90 days, also did not
show toxicity in mice. The Nauclea orientalis L. roots methanol extract was
fractionated with sequential n-hexane, ethyl acetate sovents. Fractions were tested for
antioxidant, anti-inflammatory activities, total polyphenols, flavonoids, alkaloids
contents, and hepatoprotective activity. The ethyl acetate fraction displayed the highest
activities was selected to isolate compounds. Research results have isolated and
identified two compounds from the ethyl acetate fraction consisting of naucleficine
and 3-O-rhamnoside quinovic acid.
Keywords: antioxidant, ALT, AST, CCl4, hepatoprotective activity, Rubiaceae.



vi

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam kết luận án này được hồn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu
của tơi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Đái Thị Xuân Trang và PGS.TS. Nguyễn
Trọng Tuân. Các kết quả của nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận án cùng
cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày
Người hướng dẫn 1

PGS.TS. Đái Thị Xuân Trang
Người hướng dẫn 2

PGS.TS. Nguyễn Trọng Tuân

tháng

năm 2021

Nghiên cứu sinh

Phan Kim Định


vii

MỤC LỤC
Mục lục ..........................................................................................................................vii
Danh sách bảng ................................................................................................................ x

Danh sách hình ..............................................................................................................xii
Danh mục từ viết tắt .................................................................................................... xiii
Chương 1: Giới thiệu ....................................................................................................... 1
Chương 2: Tổng quan tài liệu .......................................................................................... 3
2.1 Tổng quan về các dạng oxy hoạt động và chất kháng oxy hóa ................................. 3
2.1.1 Các dạng oxy hoạt động ........................................................................................ 3
2.1.2 Chất kháng oxy hóa ............................................................................................... 4
2.1.3 Một số phương pháp đánh giá khả năng kháng oxy hóa ........................................ 9
2.2 Tổng quan về gan .................................................................................................... 11
2.2.1 Sơ lược cấu trúc và chức năng gan ....................................................................... 11
2.2.2 Các thông số chức năng gan ................................................................................. 12
2.2.3 Đặc điểm mô học của gan .................................................................................... 14
2.3 Nguyên nhân gây tổn thương gan............................................................................ 17
2.3.1 Các chất gây độc gan ............................................................................................ 17
2.3.2 Stress oxy hóa ảnh hưởng đến chức năng gan...................................................... 18
2.4 Các dạng tổn thương gan ......................................................................................... 21
2.4.1 Bệnh gan nhiễm mỡ .............................................................................................. 21
2.4.2 Bệnh gan mạn tính ................................................................................................ 21
2.4.3 Xơ hóa gan và xơ gan ........................................................................................... 21
2.5 Một số loại thuốc bảo vệ gan ................................................................................... 23
2.6 Sơ lược về một số loài thực vật thuộc họ Cà phê .................................................... 24
2.6.1 Sơ lược về cây Mơ lông (Paederia lanuginose Wall.) ......................................... 24
2.6.2 Sơ lược về cây Mơ leo (Paederia scandens L.) ................................................... 25
2.6.3 Sơ lược về cây Trang to (Ixora duffii) .................................................................. 26
2.6.4 Sơ lược về cây Lưỡi rắn (Hedyotis corymbosa L.) .............................................. 27


viii
2.6.5 Sơ lược về cây Lưỡi rắn trắng (Hedyotis diffusa Willd.) ..................................... 28
2.6.6 Sơ lược về cây Gáo trắng (Neolamarckia cadamba (Roxb.) Bosser) .................. 29

2.6.7 Sơ lược về cây Gáo vàng (Nauclea orientalis L.) ................................................ 30
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 32
3.1 Phương tiện nghiên cứu ........................................................................................... 32
3.1.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ........................................................................ 32
3.1.2 Nguyên vật liệu..................................................................................................... 32
3.1.3 Thiết bị và hóa chất .............................................................................................. 33
3.2 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 34
3.2.1 Sơ đồ nghiên cứu .................................................................................................. 34
3.2.2 Điều tra các loại cây dược liệu được dùng điều trị bệnh gan .............................. 34
3.2.3 Thu mẫu và chiết cao một số cây thuộc họ Cà phê ............................................. 35
3.2.4 Sàng lọc hoạt tính kháng oxy hóa in vitro của các cao chiết................................ 35
3.2.5 Khảo sát hiệu quả bảo vệ gan của cao chiết trên mơ hình chuột.......................... 38
3.2.6 Thử nghiệm tính an tồn của cao chiết ................................................................. 40
3.2.7 Chiết cao phân đoạn và thử hoạt tính sinh học các cao phân đoạn ...................... 42
3.2.8 Phân lập, tinh chế và xác định cấu trúc hóa học các hợp chất từ cao phân đoạn có
hoạt tính bảo vệ gan hiệu quả nhất ................................................................................ 42
3.2.9 Xử lý số liệu ......................................................................................................... 43
Chương 4: Kết quả và thảo luận .................................................................................... 44
4.1 Điều tra cây dược liệu được sử dụng điều trị bệnh gan ........................................... 44
4.2 Hiệu suất ly trích cao một số cây thuộc họ Cà phê ................................................. 47
4.3 Hiệu quả kháng oxy hóa in vitro của các cao chiết ................................................. 49
4.3.1 Hàm lượng polyphenol, flavonoid và alkaloid tổng của các cao chiết ................ 49
4.3.2 Hiệu quả kháng oxy hóa in vitro của các cao chiết .............................................. 50
4.3.3 Hiệu quả kháng viêm in vitro của các cao chiết ................................................... 59
4.4 Khả năng bảo vệ gan của các cao chiết ................................................................... 62
4.4.1 Khả năng làm giảm enzyme gan của các cao chiết .............................................. 62
4.4.2 Khả năng kháng oxy hóa in vivo của các cao chiết trên chuột tổn thương gan
bằng CCl4 ....................................................................................................................... 66



ix
4.4.3 Khả năng bảo vệ mô gan của các cao chiết .......................................................... 71
4.5 Thử nghiệm tính an tồn của cao chiết .................................................................... 80
4.5.1 Thử nghiệm độc tính cấp ...................................................................................... 80
4.5.2 Thử nghiệm độc tính bán trường diễn .................................................................. 82
4.6 Chiết cao phân đoạn và thử hoạt tính sinh học của các cao phân đoạn rễ Gáo
vàng... ............................................................................................................................ 88
4.6.1 Chiết cao phân đoạn từ cao tổng rễ Gáo vàng ...................................................... 88
4.6.2 Khả năng kháng oxy hóa của các cao phân đoạn rễ Gáo vàng ............................ 88
4.6.3 Khả năng bảo vệ gan của các cao phân đoạn rễ Gáo vàng ................................... 90
4.7 Phân lập, tinh chế và xác định cấu trúc hóa học một số hợp chất từ cao phân đoạn
ethyl acetate rễ Gáo vàng .............................................................................................. 97
4.7.1 Phân lập và tinh chế một số hợp chất từ cao ethyl acetate ................................... 97
4.7.2 Biện luận xác định cấu trúc các hợp chất được phân lập ................................... 101
Chương 5: Kết luận và kiến nghị................................................................................. 112
5.1 Kết luận.................................................................................................................. 112
5.2 Kiến nghị ............................................................................................................... 113
Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 114
Danh sách các bài báo đã công bố ............................................................................... 133
Phụ lục bảng
Phụ lục phổ
Phụ lục thống kê


x
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 3.1: Bố trí thí nghiệm bảo vệ gan của các cao chiết trên chuột ........................... 39
Bảng 4.1: Các loài cây dược liệu được sử dụng điều trị bệnh gan ................................ 44
Bảng 4.2: Hiệu suất ly trích cao của một số cây thuộc họ Cà Phê ................................ 48
Bảng 4.3: Hàm lượng polyphenol, flavonoid và alkaloid tổng của các cao chiết từ một

số cây thuộc họ Cà phê .................................................................................................. 50
Bảng 4.4: Hiệu suất loại bỏ gốc tự do DPPH của các cao chiết .................................... 52
Bảng 4.5: Giá trị EC50 của các cao chiết trong phương pháp DPPH ............................. 53
Bảng 4.6: Hàm lượng chất kháng oxy hóa tương đương BHA có trong 100 μg/mL cao
chiết ............................................................................................................................... 55
Bảng 4.7: Giá trị EC50 của các cao chiết trong phương pháp khử sắt ........................... 56
Bảng 4.8: Hàm lượng chất kháng oxy hóa tương đương trolox có trong 100 μg/mL cao
chiết ............................................................................................................................... 57
Bảng 4.9: Giá trị EC50 của các cao chiết trong phương pháp phosphomolybdenum .... 58
Bảng 4.10: Hiệu suất ức chế sự biến tính protein của các cao chiết ............................. 60
Bảng 4.11: EC50 của các cao chiết trong thử nghiệm ức chế sự biến tính protein ........ 61
Bảng 4.12: Hàm lượng enzyme gan của các nhóm chuột thí nghiệm ........................... 63
Bảng 4.13: Hàm lượng MDA và GSH trong gan chuột thí nghiệm .............................. 68
Bảng 4.14: Khối lượng chuột thử nghiệm cao chiết ở liều 2000 mg/kg ....................... 81
Bảng 4.15: Khối lượng chuột thử nghiệm cao chiết ở liều 5000 mg/kg ....................... 82
Bảng 4.16: Một số chỉ tiêu sinh hóa ở chuột thử độc bán trường diễn ......................... 84
Bảng 4.17: Một số chỉ tiêu huyết học của chuột thử độc bán trường diễn .................... 85
Bảng 4.18: Hàm lượng polyphenol và flavonoid tổng của các cao phân đoạn rễ Gáo
vàng ............................................................................................................................... 89
Bảng 4.19: EC50 của các cao phân đoạn rễ gáo vàng trong các thử nghiệm kháng oxy
hóa ................................................................................................................................. 89
Bảng 4.20: Hiệu suất ức chế sự biến tính protein BSA của các cao phân đoạn rễ gáo
vàng ............................................................................................................................... 90
Bảng 4.21: EC50 của các cao phân đoạn rễ gáo vàng trong ức chế sự biến tính protein
BSA ............................................................................................................................... 90


xi
Bảng 4.22: Hàm lượng enzyme AST và ALT của các nhóm chuột thử nghiệm với các
cao rễ Gáo vàng ............................................................................................................. 92

Bảng 4.23: Hàm lượng MDA và GSH trong gan chuột thử nghiệm với các cao phân
đoạn rễ Gáo vàng ........................................................................................................... 93
Bảng 4.24: Tóm tắt kết quả sắc ký nhanh-cột khơ của cao ethyl acetate ...................... 98
Bảng 4.25: Tóm tắt kết quả sắc ký cột pha thường phân đoạn E1 ................................ 99
Bảng 4.26: Tóm tắt kết quả sắc ký cột pha thường phân đoạn E2 .............................. 100
Bảng 4.27: Tóm tắt kết quả sắc ký cột pha thường phân đoạn E2.2 ........................... 100
Bảng 4.28: So sánh dữ liệu phổ 1D-NMR của NO01 với naucleficine .................. 104
Bảng 4.29: So sánh dữ liệu phổ 1D-NMR của NO02 với 3-O-Rhamnoside quinovic
acid............................................................................................................................... 108


xii

DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1: Các nguồn và sự phát sinh các dạng oxy hoạt động khác nhau ...................... 3
Hình 2.2: Cấu trúc của tiểu thùy gan ............................................................................. 11
Hình 2.3: Cấu trúc mơ gan bình thường với tiểu thùy và khoảng cửa .......................... 15
Hình 2.4: Mơ gan biểu hiện nhiễm mỡ và mơ gan có sự tái tạo ................................... 16
Hình 2.5: Trạng thái cân bằng oxy hóa – khử trong gan ............................................... 19
Hình 2.6: Cơ chế dẫn đến bệnh gan do rượu ................................................................. 20
Hình 2.7: Sự thay đổi cấu trúc khi gan bị tổn thương ................................................... 22
Hình 2.8: Cây Mơ Lơng ................................................................................................ 24
Hình 2.9: Cây Mơ leo .................................................................................................... 25
Hinh 2.10: Cây Trang to ................................................................................................ 26
Hình 2.11: Cây Lưỡi rắn................................................................................................ 27
Hình 2.12: Cây Lưỡi rắn trắng ...................................................................................... 28
Hình 2.13: Cây Gáo trắng ............................................................................................. 29
Hình 2.14: Cây Gáo vàng ............................................................................................. 31
Hình 4.1: Tỷ lệ (%) các họ thực vật sử dụng trong điều trị bệnh gan ........................... 47
Hình 4.2: Hình gan của các nhóm uống CCl4 và cao chiết ........................................... 72

Hình 4.3: Mơ gan các nhóm đối chứng ......................................................................... 74
Hình 4.4: Mơ gan các nhóm chuột thí nghiệm với các cao chiết lá Mơ lơng, lá Mơ leo
và lá Trang to ................................................................................................................. 75
Hình 4.5: Mơ gan các nhóm chuột thí nghiệm với các cao chiết cây Gáo trắng........... 76
Hình 4.6: Mơ gan các nhóm chuột thí nghiệm với cao chiết cây Gáo vàng ................. 78
Hình 4.7: Vi phẫu một số nội tạng chuột trong thử độc bán trường diễn ..................... 87
Hình 4.8: Hình gan chuột thử nghiệm với các cao phân đoạn rễ Gáo vàng .................. 91
Hình 4.9: Hình dạng và kết quả SKLM của 2 hợp chất được phân lập ...................... 101
Hình 4.10: Cấu trúc của hợp chất NO01 .............................................................. 104
Hình 4.11: Cấu trúc của hợp chất NO02 ............................................................ 109


xiii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Abs
ADH
ALDH
ALP
ALT
AST
ATP
BD
BHA
BHT
CAT
CCl4
CL
C

13
C-NMR
COSY
COX-2
CV/THV
CYP2E1
DEPT
1D-NMR
2D-NMR
DC
DG
DMSO
DNA
DPPH
EC50
EC

Tiếng Anh
Absorbance
Alcohol dehydrogenase
Aldehyde dehydrogenase
Alkaline phosphatase
Alanine transaminase
Aspartate transaminase
Adenosine triphosphate
Bile duct
Butylate hydroxyanisole
Butylate hydroxytoluene
Catalase
Carbon tetrachloride

Centrilobular
Chloroform
Carbon (13) Nuclear Magnetic
Resonance
Correlation Spectroscopy
Cyclooxygenase-2
Central vein/ terminal hepatic
venule
Cytochrome P450 2E1
Distortionless Enhancement by
Polarization Transfer
One Dimensional Nuclear
Magnetic Resonance
Two Dimensional Nuclear
Magnetic Resonance
Dichloromethane
Dodecyl gallate
Dimethyl sulfoxide
Deoxyribonucleic acid
2,2 – diphenyl – 1 – picryl –
hydrazyl
Half maximal effective
concentration
Endothelial cell

Tiếng Việt
Độ hấp thu quang phổ
Dehydrogenase rượu
Aldehyd dehydrogenase
Alkalin phosphatase

Alanin transaminase
Aspartat transaminase
Adenosin triphosphate
Ống mật
Butylat hydroxyanisole
Butylat hydroxytoluene
Catalase
Carbon tetraclorua
Trung tâm tiểu thùy
Cloroform
Cộng hưởng từ hạt nhân carbon
(C13)
Phổ tương tác hai chiều 1H- 1H
Cyclooxygenase-2
Tĩnh mạch trung tâm/ tĩnh mạch
gan
Cytochrom P450 2E1
Phổ DEPT
Cộng hưởng từ hạt nhân một chiều
Cộng hưởng từ hạt nhân hai chiều
Dichloromethan
Dodecyl gallat
Dimethyl sulfoxid
Acid deoxyribonucleic
2,2 – diphenyl – 1 – picryl –
hydrazyl
Nồng độ hiệu quả 50%
Tế bào nội bì



xiv
ECM
EDTA
ESI-MS
GGT
GPx
GSH
GSSG
GR
H
HA
1
H-NMR
HMBC
HSQC
HSC
Hex
HeLa
IR
KB
LDL
LD50
LF
MDA
Me/ MeOH
MEOS
MZ
NAD
NADPH
NAPQI

NOx
Nrf2
OECD

Extracellular matrix
Etylen diamine tetraacetic
Electron Spray Ionization Mass
Spectrometry
Gamma glutamyl transpeptidase
Glutathione peroxidase
Glutathione
Glutathione disulfide
Glutathione reductase
Hepatocyte
Hepatic artery
Proton Nuclear Magnetic
Resonance
Heteronuclear Multiple Bond
Correlation
Heteronuclear Single Quantum
Correlation
Hepatic stellate cell
Hexane
Human cervical carcinoma
Infrared Spectroscopy
Human epidermoid carcinoma
Low Density Lipoprotein
Lethal Dose 50%
Lipofuscin
Malonyl dialdehyde

Methanol
Microsomal ethanol oxidizing
system
Mid zone
Nicotinamide adenine
dinucleotide
Nicotinamide adenine
dinucleotide phosphate oxidase
N-acetyl-p-benzoquine imine
Nitrogen oxides
Nuclear erythroid 2-related
factor
Organisation for Economic Co-

Chất nền ngoại bào
Etylen diamin tetraacetic
Phổ khối ion hóa phun mù điện tử
Gamma glutamyl transpeptidase
Glutathion peroxidase
Glutathion
Glutathion disulfide
Glutathion reductase
Tế bào gan
Động mạch gan
Cộng hưởng từ hạt nhân proton
Phổ tương tác dị hạt nhân đa liên
kết
Phổ tương tác dị hạt nhân qua một
liên kết
Tế bào sao trong gan

Hexan
Ung thư cổ tử cung người
Phổ hồng ngoại
Ung thư biểu mô người
Lipoprotein mật độ thấp
Liều gây chết 50%
Lipofuscin
Malonyl dialdehyd
Metanol
Hệ thống oxy hóa etanol vi mơ
Vùng giữa
Nicotinamid adenin dinucleotid
Nicotinamid adenin dinucleotid
phosphat oxidase
N-acetyl-p-benzoquinon imin
Oxit nitơ
Yếu tố liên quan nhân erythroid 2
Tổ chức Hợp tác và Phát triển


xv

OG
PG
PP
ppm
PT
PUFA
PV
R

Rf
RNS
ROS
RP
S
SKLM
SOD
UV
WHO
δ
s
d
m
dd
t

operation and Development
Acid octylgallate
Propyl gallate
Periportal
Part per million
Portal tract
Polyunsaturated fatty acid
Portal vein
Alkyl radical
Retention factor
Reactive nitrogen species
Reaction oxygen species
Reducing power
Sinusoid

Superoxide dismutase
Ultra violet
World health organization
Chemical shift
Singlet
Doublet
Multiplet
Doublet of doublet
Triplet

Kinh tế
Acid octylgallat
Propyl gallat
Quanh khoảng cửa
Phần triệu
Ống cửa/khoảng cửa
Đa acid béo khơng bão hịa
Tĩnh mạch cửa
Gốc alkyl
Yếu tố duy trì
Các gốc chứa nitơ hoạt động
Các gốc chứa oxy hoạt động
Khả năng khử
Xoang gan
Sắc ký lớp mỏng
Superoxid dismutase
Tia cực tím
Tổ chức Y tế Thế giới
Độ dịch chuyển hóa học



1

Chương 1: GIỚI THIỆU
Gan là một trong những cơ quan lớn nhất trong cơ thể con người, giữ vai trò
quan trọng trong sự trao đổi chất và bài tiết (Ahsan et al., 2009). Trong quá trình thực
hiện chức năng giải độc cơ thể và bài tiết các chất nội sinh và ngoại sinh, gan là cơ
quan bị tấn công đầu tiên và liên tục bởi các chất độc hại, kết quả gan bị tổn thương và
rối loạn chức năng (Bodakhe and Ram, 2007). Tổn thương gan hoặc suy giảm chức
năng của gan dẫn đến nhiều ảnh hưởng xấu đối với sức khoẻ của cơ thể (Subramaniam
et al., 2015). Các nguyên nhân chủ yếu gây tổn thương gan có thể là do các hóa chất
độc trong mơi trường, các loại thuốc sử dụng liều cao kéo dài, uống rượu quá mức, các
bệnh nhiễm trùng và rối loạn tự miễn. Hầu hết các tác nhân này gây ra stress oxy hóa,
sinh ra nhiều gốc tự do trong gan tấn công vào các đại phân tử sinh học gây tổn hại tế
bào gan. Các hóa chất gây độc cho gan chủ yếu bằng cách gây ra sự peroxide hóa lipid
trong tế bào gan và các tổn thương oxy hóa khác (Abou Sief, 2016). Sự tiến triển phổ
biến của bệnh gan thường khởi phát từ gan nhiễm mỡ đến viêm gan và cuối cùng là sự
xơ hóa và xơ gan. Nếu khơng được điều trị, xơ hóa có thể tiến triển thành xơ gan, cuối
cùng dẫn đến suy gan và tử vong.
Các bệnh về gan là một trong những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nhất trên thế
giới ngày nay. Mặc dù có những tiến bộ lớn trong y học hiện đại, nhưng việc phòng
ngừa và điều trị vẫn còn hạn chế. Phần lớn các độc tố gây tổn hại tế bào gan do sự
peroxide hóa lipid và các tổn hại oxy hóa sinh ra gây suy giảm hệ thống chống oxy hóa
nội sinh và chết tế bào gan. Dùng chất kháng oxy hóa để bổ sung làm giảm sự
peroxide hóa và stress oxy hóa là một trong những liệu pháp hiệu quả để phịng và
điều trị các tổn thương gan.
Chất kháng oxy hóa tự nhiên như flavonoid, phenolic, tanin, terpenoid tìm thấy ở
nhiều loại thực vật khác nhau (Prakash et al., 2007). Cây dược liệu có những ảnh
hưởng khác nhau đến các hệ thống sống, một số là thuốc an thần, thuốc giảm đau,
thuốc hạ sốt, bảo vệ tim mạch, kháng khuẩn, kháng virus và thuốc chống kí sinh trùng

(Olaleye et al., 2006). Các dược phẩm có nguồn gốc thực vật được ghi nhận có hiệu
quả và an tồn cho gan (Ranawat et al., 2010). Việc sử dụng các phương thuốc tự
nhiên để điều trị bệnh gan có lịch sử lâu dài, cây thuốc và dẫn xuất của chúng vẫn
được sử dụng ở nhiều nơi thế giới theo nhiều cách thức khác nhau. Các nghiên cứu
phát triển các dược phẩm mới từ các nguồn nguyên liệu tự nhiên đóng góp mạnh mẽ
vào các lĩnh vực điều trị bao gồm bảo vệ gan. Hiện nay, thuốc điều trị các bệnh rối
loạn về gan chủ yếu bào chế từ thực vật nhưng không nhiều. Mục tiêu của nghiên cứu
là khảo sát hiệu quả kháng oxy hóa và bảo vệ gan của một số cây thuộc họ Cà phê,
nhằm sàng lọc tuyển chọn loại cây hoặc bộ phận của cây có hiệu quả kháng oxy hóa và
bảo vệ gan tốt nhất, góp phần cung cấp thơng tin về nguồn dược liệu mới cho phòng
ngừa và điều trị bệnh gan. Nghiên cứu được thực hiện với các nội dung cụ thể sau:


2
(1) Điều tra cây dược liệu được sử dụng điều trị bệnh gan;
(2) Thu mẫu và chiết cao một số cây thuộc họ Cà phê;
(3) Sàng lọc hoạt tính kháng oxy hóa của các cao chiết;
(4) Khảo sát hiệu quả bảo vệ gan của các cao chiết;
(5) Thử nghiệm tính an toàn của các cao chiết;
(6) Chiết cao phân đoạn và thử hoạt tính sinh học của các cao phân đoạn;
(7) Phân lập chất từ phân đoạn có hoạt tính sinh học.
Ý nghĩa của luận án
Kết quả của luận án là cơ sở khoa học về khả năng kháng oxy hóa, kháng viêm
và bảo vệ gan của các cao chiết methanol của 7 loại thực vật trong họ Cà phê bao gồm:
Trang to (lá, hoa), Mơ lông (lá), Mơ leo (lá), Gáo trắng (lá, vỏ thân, rễ), Gáo vàng (lá,
vỏ thân, rễ), Lưỡi rắn (cả cây) và Lưỡi rắn trắng (cả cây). Luận án đã xác định được rễ
Gáo vàng có hiệu quả kháng oxy hóa và bảo vệ gan tốt nhất, đặc biệt là chứng minh
được cao chiết phân đoạn ethyl acetate rễ Gáo vàng có hoạt tính bảo vệ gan, kháng
peroxide hóa lipid và làm tăng hàm lượng chất kháng oxy hóa trong gan. Từ đó, góp
phần tạo tiền đề cho việc nghiên cứu sản xuất ra loại sản phẩm mới phòng ngừa và

điều trị bệnh gan.
Điểm mới của luận án
Nghiên cứu được thực hiện có hệ thống để khảo sát hoạt tính sinh học của các
loại thực vật trong cùng họ Cà phê (Rubiaceae) bao gồm sàng lọc in vitro khả năng
kháng oxy hóa, kháng viêm cho đến thí nghiệm in vivo trên động vật. Các cao
methanol được chiết từ các loại thực vật nghiên cứu được xác định khả năng bảo vệ
gan dựa trên cơ sở kết hợp các xét nghiệm sinh hóa khảo sát khả năng giảm stress oxy
hóa in vivo và quan sát mơ bệnh học. Loại cao chiết thực vật có hoạt tính kháng oxy
hóa và bảo vệ gan tốt được được tuyển chọn chiết phân đoạn, thử lại hoạt tính, chọn
phân đoạn hiệu quả để phân lập chất và xác định cấu trúc hóa học chất phân lập được.
Kết quả nghiên cứu đã cung cấp cơ sở khoa học cho việc sử dụng các loại thực vật
trong họ Cà phê làm thuốc điều trị bệnh gan.


3

Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tổng quan về các dạng oxy hoạt động và chất kháng oxy hóa
2.1.1 Các dạng oxy hoạt động
2.1.1.1 Sự tạo thành các dạng oxy hoạt động trong cơ thể
Trong cơ thể sinh vật, hầu hết các dạng oxy hoạt động (Reactive oxygen speciesROS) có nguồn gốc nội sinh, được tạo ra từ các phản ứng oxy hóa khử trong q trình
chuyển hóa. Oxy trong chuỗi hô hấp tế bào sẽ nhận điện tử chủ yếu ở ty thể và tạo ra
gốc superoxide (O2-). Gốc này được chuyển thành H2O2 bởi sự xúc tác của superoxide
dismutase (SOD). Ở điều kiện sinh lý, các gốc O2- và H2O2 chỉ tồn tại ở nồng độ thấp
và vô hại với cơ thể. Khi có sự xúc tác của các enzyme hoặc kim loại như Fe2+, Cu2+
thúc đẩy sự tương tác giữa các gốc O2- và H2O2 sẽ tạo ra các gốc oxy tự do có khả
năng phản ứng cao với lipid, carbohydrate, protein, DNA tạo ra sản phẩm độc cho tế
bào (Hình 2.1).

Hình 2.1: Các nguồn và sự phát sinh các dạng oxy hoạt động khác nhau

(Ajuwon et al., 2015)
Các gốc superoxide (O2-) còn được sinh ra ở lưới nội chất, từ sự thực bào của
bạch cầu trong các phản ứng viêm. Điều kiện sống ảnh hưởng rất nhiều đến sự hình
thành gốc tự do như tiếp xúc với bức xạ ion hóa, tia tử ngoại, ơ nhiễm mơi trường,
stress, uống nhiều rượu, dùng thuốc, hút thuốc có thể làm gia tăng sự hình thành ROS
dẫn đến sự mất cân bằng trạng thái oxy hóa (Poljsak et al., 2013).
Các gốc tự do thường rất không bền với thời gian nên nó thường nhận điện tử từ
các phân tử khác để đạt được cấu trúc bền vững. Quá trình này tạo thành một dây
chuyền phản ứng và dẫn đến sự hư hại các phân tử chung quanh (Devasagayam et al.,
2004).
2.1.1.2 Tác hại của các dạng oxy hoạt động
Trong cơ thể sống, các superoxide (O2-) và H2O2 ở nồng độ thấp thực hiện nhiều
chức năng sinh lý quan trọng. Tuy nhiên nếu nồng độ H2O2 cao sẽ dẫn đến sự tổn


4
thương mô (van der Vliet and Janssen-Heininger, 2014). Tất cả các phân tử sinh học
đều có thể bị ROS tấn cơng. Trong các tổ chức màng, thành phần chính là acid béo
chưa no và màng phospholipid, do đó có thể dễ dàng bị ROS tấn cơng dẫn đến q
trình peroxide hóa. Nếu khơng có mặt các chất kháng oxy hóa, q trình peroxide hóa
lipid sẽ làm cho các phân tử sinh học bị biến đổi dẫn đến thay đổi tính thấm và do đó
phá hủy màng, làm chết tế bào và thúc đẩy q trình lão hóa. Ngồi ra, ROS sinh ra
quá mức sẽ tấn công vào DNA, protein, enzyme. Sự tấn công vào DNA sẽ làm sai lệch
trong cấu trúc hóa học DNA, sai lệch trong cấu trúc gen. ROS tấn công vào các phân
tử protein làm thay đổi vị trí các acid amin, bẻ gãy các liên kết peptide dẫn đến thối
hóa khơng hồi phục của protein, thúc đẩy q trình lão hóa. Theo các nhà khoa học,
gốc tự do có thể là thủ phạm gây ra trên 100 bệnh, đáng kể nhất là các bệnh xơ vữa
động mạch, ung thư, Alzheimer, Parkinson, đục thủy tinh thể, đái tháo đường, cao
huyết áp, xơ gan (Devasagayam et al., 2004; Poljsak et al., 2013).
2.1.2 Chất kháng oxy hóa

2.1.2.1 Khái niệm về chất kháng oxy hóa
Chất kháng oxy hóa là các phân tử vẫn ổn định sau khi nhường một electron để
trung hịa các tác nhân oxy hóa, chấm dứt chuỗi phản ứng do tác nhân oxy hóa gây ra
nhưng khơng tạo ra tác nhân oxy hóa khác và làm giảm tác hại của chúng đối với các
đại phân tử. Chất kháng oxy hóa làm chậm hoặc ngăn chặn tổn thương do tác nhân oxy
hóa gây ra chủ yếu thơng qua cơ chế trung hịa các tác nhân oxy hóa (Halliwell, 1995).
Hệ thống bảo vệ cơ thể bao gồm các chất kháng oxy hóa có chức năng khác
nhau, một số chất kháng oxy hóa có thể là protein và enzyme, trong khi những chất
kháng oxy hóa khác là những phân tử nhỏ. Dựa vào chức năng và cơ chế của chúng,
các chất này có thể phân loại thành các chất ngăn chặn các chất oxy hóa, các chất đánh
bắt gốc tự do, các chất sửa chữa sự sai hỏng do oxy hóa (Niki et al., 1995).
2.1.2.2 Phân loại chất kháng oxy hóa
Dựa vào nguồn gốc, chất kháng oxy hóa được chia thành chất kháng oxy hóa nội
sinh và chất kháng oxy hóa ngoại sinh.
Chất kháng oxy hóa nội sinh
Các chất kháng oxy hóa nội sinh bao gồm các enzyme kháng oxy hóa và các chất
kháng oxy hóa khơng enzyme. Hệ thống enzyme bao gồm superoxide dismustase
(SOD), catalase (CAT), glutathion peroxidase (GSH-Px). Đây là các enzyme điều hòa
gốc tự do nhằm duy trì giới hạn an tồn của các anion superoxide, H2O2 và
hydroperoxide hữu cơ tương ứng. Các enzyme này được xem là các enzyme giải độc
chính trong cơ thể (Halliwell, 2012). Tuy nhiên, hệ thống bảo vệ này có thể bị quá tải
nếu ROS được tạo ra quá nhiều và hệ thống kháng oxy hóa nội sinh khơng đủ để cân
bằng, cơ thể sẽ sinh ra rối loạn bệnh lý. Vì vậy, việc cung cấp các chất kháng oxy hóa


5
từ bên ngồi sẽ góp phần trung hịa gốc tự do (Devasagayam et al., 2004; Halliwell,
2012).
Chất kháng oxy hóa ngoại sinh
Chất kháng oxy hóa ngoại sinh sẽ tác động như những chất làm dừng dây chuyền

phản ứng của gốc tự do hay nói cách khác là trung hịa các gốc tự do. Do đó, cơ thể
cần được bổ sung chất kháng oxy hóa thường xun từ bên ngồi thơng qua chế độ ăn
uống hay sử dụng dược phẩm bổ sung, thực phẩm chức năng. Chất kháng oxy hóa
ngoại sinh chia làm hai nhóm là chất kháng oxy hóa tự nhiên và chất kháng oxy hóa
tổng hợp.
Chất kháng oxy hóa tự nhiên
Các chất kháng oxy hóa tự nhiên có hoạt tính kháng oxy hóa cao đã được chứng
minh có lợi cho cơ thể như vitamin C, vitamin E, flavonoid, polyphenol, β-carotene,
các acid béo nhiều nối đôi nhằm ngăn chặn các quá trình oxy hóa khơng mong muốn
để bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho con người (Atta et al., 2017). Các chất kháng oxy
hóa tự nhiên hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp ngăn chặn sự tạo ra các gốc tự do bảo
vệ cơ thể chống lại stress oxy hóa.
Chất kháng oxy hóa tổng hợp
Chất kháng oxy hóa tổng hợp là các hợp chất khơng có trong tự nhiên mà được
tổng hợp hóa học. Chất kháng oxy hóa tổng hợp được sử dụng phổ biến trong thực
phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm. Các chất kháng oxy hóa tổng hợp như butylat
hydroxytoluene (BHT), butylat hydroxyanisole (BHA), propyl gallat (PG), dodecyl
gallat (DG), acid octylgallat (OG) và etylen diamin tetraaxetic (EDTA). Tuy nhiên một
số nghiên cứu cho thấy sử dụng chất kháng oxy hóa tổng hợp có thể gây ra tác dụng
phụ (Atta et al., 2017). Vì vậy, ngày nay các nhà nghiên cứu đang hướng tới việc sử
dụng chất kháng oxy hóa từ tự nhiên vì sự an tồn và khơng ảnh hưởng tới sức khỏe
con người.
2.1.2.3 Những hợp chất có hoạt tính sinh học ở thực vật
Thực vật tạo ra hai loại chất chuyển hóa đó là chất chuyển hóa sơ cấp và chất
chuyển hóa thứ cấp. Chất chuyển hóa sơ cấp được tạo ra từ quá trình quang hợp và
liên quan đến sự tổng hợp các thành phần tế bào. Hầu hết các sản phẩm tự nhiên là các
hợp chất dẫn xuất từ các chất chuyển hóa sơ cấp như acid amin, carbohydrate và acid
béo và được phân loại là các chất chuyển hóa thứ cấp. Các chất chuyển hóa thứ cấp
bao gồm alkaloid, phenolic, tinh dầu và terpene, sterol, flavonoid, lignin, tannin.
Những chất chuyển hóa thứ cấp ảnh hưởng sâu sắc trên hệ thống sinh lý động vật có

vú. Trong các chất chuyển hóa thứ cấp, các hợp chất có hoạt động sinh lý nổi bật thuộc
về alkaloid, terpene và các nhóm phenolic (Ramawat et al., 2009).


6
Terpene là nhóm sản phẩm tự nhiên lớn nhất và đa dạng nhất, có cấu trúc khác
nhau từ các phân tử mạch thẳng đến các phân tử đa vòng và kích thước từ hemiterpene
(5 carbon) đến hàng nghìn đơn vị isoprene. Tất cả các terpene được tổng hợp thông
qua sự ngưng kết các đơn vị isoprene (C5) và được phân loại theo số đơn vị năm
carbon hiện diện trong cấu trúc cốt lõi. Các hợp chất này được phân loại theo số lượng
đơn vị isoprene, bao gồm: hemiterpene, monoterpene, sesquiterpene, diterpene,
sesterterpene, triterpene và polyterpene. Các hợp chất hoạt tính sinh học được tìm thấy
trong các lớp terpene khác nhau, đặc biệt là trong các sesquiterpene, diterpene và
triterpene. Hoạt tính sinh học của terpene bao gồm kháng khuẩn, kháng viêm, kháng
khối u, kháng ung thư, gây độc tế bào, kháng kết dính tiểu cầu, kháng virus (Zhang et
al., 2011; Bergman et al., 2019).
Hợp chất phenolic được đặc trưng là nhóm hợp chất có ít nhất một vịng thơm
với một hoặc nhiều nhóm hydroxyl gắn vào. Phenolic có thể có cấu trúc từ đơn giản,
trọng lượng phân tử thấp như các hợp chất vòng thơm đơn giản đến trọng lượng phân
tử lớn và phức tạp như các tannin và các dẫn xuất polyphenol. Chúng có thể được phân
loại dựa trên số lượng và sắp xếp các nguyên tử cacbon và được tìm thấy kết hợp với
các loại đường và acid hữu cơ. Phenolic có thể phân thành hai nhóm bao gồm
flavonoid và non- flavonoid.
Flavonoid là những hợp chất phenolic chiếm số lượng nhiều nhất và được tìm
thấy trong khắp thực vật như trong trái cây, rau, ngũ cốc, vỏ cây, rễ, thân, hoa, trong
trà và rượu vang. Những sản phẩm tự nhiên này có những tác dụng hữu ích đối với sức
khỏe và đang được các nhà nghiên cứu quan tâm. Flavonoid hiện được coi là thành
phần không thể thiếu trong nhiều ứng dụng dinh dưỡng, dược phẩm và mỹ phẩm. Lý
do flavonoid được quan tâm nhiều là do các đặc tính kháng oxy hóa làm sạch gốc tự
do, kháng viêm, kháng đột biến và kháng ung thư cùng với khả năng điều hòa chức

năng của các enzyme nội bào quan trọng (Panche et al., 2016). Ở thực vật, flavonoid
có liên quan trong nhiều quá trình như bảo vệ khỏi tia cực tím, cấu thành sắc tố, kích
thích tạo nốt sần và kháng bệnh. Các phân lớp chính của flavonoid là flavone,
flavonol, flavan-3-ol, isoflavone, flavanone và anthocyanidin (Irchhaiya et al., 2014).
Alkaloid là một nhóm hợp chất lớn và đa dạng về cấu trúc. Nhiều alkaloid có
nguồn gốc từ các acid amin, nhưng một số khác lại do sự biến đổi của các lớp phân tử
khác nhau bao gồm polyphenol, terpene, hoặc steroid. Một số alkaloid được chứng
minh có các hoạt tính sinh học như kháng khuẩn, kháng ung thư, kháng ký sinh trùng,
kháng virus (Conserva and Júnior, 2012). Nhiều loại alkaloid có hoạt tính gây độc tế
bào, giảm đau, giảm lo âu, chống trầm cảm, hạ sốt, kháng viêm, kháng oxy hóa, điều
hòa miễn dịch. Các alkaloid thường là những hợp chất có ảnh hưởng sinh lý đáng chú
ý - điều trị hoặc có hại (Irchhaiya et al., 2014).


7
2.1.2.4 Một số loại thảo dược có khả năng chống oxy hóa bảo vệ gan
Có nhiều nghiên cứu đã được thực hiện liên quan đến các sản phẩm tự nhiên (cao
thô thực vật và các phân tử đã được xác định về mặt hoá học) với hoạt động bảo vệ
gan. Những phát hiện này cung cấp cơ sở giúp các nhà nghiên cứu xác định các hợp
chất có khả năng bảo vệ gan tốt. Nhiều loại thực vật khác nhau được báo cáo có hoạt
tính bảo vệ gan, trong đó có một số loại thực vật và hợp chất tự nhiên đã được nghiên
cứu khả năng bảo vệ gan.
Diệp hạ châu (Phyllanthus niruri)
Diệp hạ châu là một loại thảo mộc nhỏ, có nhiều dược tính. Từ lâu Diệp hạ châu
được dùng làm thuốc chữa sỏi thận, sỏi túi mật và các bệnh liên quan đến gan. Ngoài
ra, Diệp hạ châu được sử dụng chung với các thành phần khác để điều trị bệnh gan, có
hoạt tính kháng viêm, kháng khối u, kháng ung thư và kháng oxy hóa. Cao chiết Diệp
hạ châu có tác dụng ức chế sự tăng sinh của các dòng tế bào ung thư, tế bào ung thư
biểu mô gan ở người (HepG2 và Huh-7) và tế bào ung thư biểu mơ trực tràng (Ht29),
nhưng có khả năng bảo vệ đối với các tế bào bình thường như tế bào sừng (HaCaT)

(De Araújo Júnior et al., 2012). Ngồi ra, Diệp hạ châu cịn thể hiện cả hoạt động loại
bỏ gốc tự do và bảo vệ gan (Chatterjee and Sil, 2007). Phyllanthin là loại lignan được
tìm thấy trong cây Diệp hạ châu, có tác dụng bảo vệ chống lại sự rối loạn trao đổi chất
do chế độ ăn nhiều chất béo gây ra ở chuột, và bảo vệ tế bào gan chuột khỏi tác hại do
CCl4 và galactosamine gây ra. Phyllanthin đã được chứng minh có hoạt tính kháng
viêm, điều hòa miễn dịch, bảo vệ thận và chống ung thư (Meselhy et al., 2020).
Dành dành (Gardenia jasminoides)
Cao chiết Dành dành sở hữu nhiều hoạt tính sinh học như kháng oxy hóa, tác
dụng hạ đường huyết, kháng viêm, hoạt động chống trầm cảm và cải thiện chất lượng
giấc ngủ. Cao chiết từ trái Dành dành có tác dụng bảo vệ gan (Chen et al., 2012). Đặc
biệt, hai hợp chất genipin và crocin phân lập từ Dành dành có khả năng kháng oxy
hóa, kháng viêm và bảo vệ gan (Xiao et al., 2017).
Bí kỳ nam (Hydnophytum formicarum Jack.)
Bí kỳ nam được xác định có chứa các hợp chất có hoạt tính sinh học tiềm năng
như flavonoid, acid hữu cơ, hợp chất khử, saponin, tannin và triterpene. Cao cồn Bí kỳ
nam thể hiện hoạt tính kháng oxy hóa in vitro mạnh thông qua khả năng làm sạch gốc
tự do (EC50 < 25 μg/ml) và giảm peroxide hóa lipid. Cao phân đoạn ethyl acetate Bí kỳ
nam có hàm lượng polyphenol cao (365,4 ± 5,9 mg pyrogallol/g cao) và hoạt tính
kháng oxy hóa in vitro mạnh (EC50 = 5,6 μg/ml). Hai hợp chất gồm (+)-catechin và
acid protocatechuic được phân lập từ phân đoạn ethyl acetate Bí kỳ nam có hoạt tính
kháng oxy hóa và kháng viêm tốt. Cao chiết cồn 50% từ thân củ Bí kỳ nam, cao phân
đoạn ethyl acetate và các chất catechin, acid protocatechuic thể hiện khả năng bảo vệ


8
tế bào gan HepG2 ở mức độ in vitro chống lại độc tính do tác nhân CCl4 gây ra và khả
năng bảo vệ tế bào thận HEK 293 chống lại độc tính thận do cisplatin gây ra. Ở mức
độ in vivo, cao chiết Bí kỳ nam và các chất catechin, acid protocatechuic thể hiện khả
năng bảo vệ gan trên mô hình gây tổn thương gan chuột nhắt với CCl4 và bảo vệ thận
trên mơ hình gây tổn thương thận chuột nhắt với cisplatin. Tác động bảo vệ gan, thận

của cao chiết Bí kỳ nam gợi ý thơng qua cơ chế kích hoạt protein điều hồ phiên mã
Nrf2 giúp kháng oxy hóa, kháng viêm và ngăn ngừa hoại tử. Các tác động này của Bí
kỳ nam được cho là có liên quan đến sự hiện diện của các hợp chất polyphenol như
catechin và acid protocatechuic (Mai Nguyễn Ngọc Trác, 2020).
Đan sâm (Salvia miltiorrhiza)
Đan sâm có nhiều hoạt tính sinh học như khả năng kháng oxy hoá, kháng viêm
và kháng apoptosis (Chen et al., 2014). Acid salvianolic B (SalB) là một hợp chất có
các hoạt tính sinh học quan trọng phân lập từ Đan sâm, có thể làm giảm apoptosis
trong gan, làm giảm đáng kể hoạt động aminotransferase, giảm mức cytokine như
interleukin-6 (IL-6), và tăng hoạt tính của enzyme kháng oxy hố. Ngồi ra, các hợp
chất như magnesium lithospermate B, cryptotanshinone, có khả năng kháng
apoptosis và các hoạt động kháng viêm có thể được sử dụng để điều trị gan nhiễm
mỡ và ung thư gan (Hong et al., 2017).
Hoàng cầm (Scutellaria baicalensis)
Hoàng cầm là một loại thảo dược được sử dụng rộng rãi để điều trị bệnh gan và
ung thư, cũng như nâng cao khả năng miễn dịch (Talbi et al., 2014). Cao chiết
Hồng cầm có thể ngăn ngừa xơ gan. Thành phần hoạt tính sinh học chính của
Hồng cầm là baicalein, baicalin và wogonin. Baicalein có hoạt tính kháng ung thư
tế bào gan và baicalin ngăn ngừa tổn thương gan trên mơ hình viêm gan ở động vật
(Wan et al., 2008), trong khi wogonin được chứng minh có hoạt tính kháng viêm
(Lee and Park, 2015).
Cam thảo (Glycyrrhiza glabra)
Cao chiết từ rễ cây Cam thảo có tác dụng bảo vệ gan (Al-Razzuqi et al., 2012).
Glycyrrhizin là một triterpene glycoside được phân lập từ Cam thảo đã được chứng
minh có hiệu quả kháng oxy hóa, kháng viêm và bảo vệ gan liên quan đến tác dụng
chống sinh sợi trên mơ hình chuột gây nhiễm độc CCl4 (Shirani et al., 2017).
Chùm ngây (Moringa oleifera)
Cao chiết lá Chùm ngây có khả năng chống oxy hóa và bảo vệ gan. Các thành
phần có hoạt tính sinh học được cô lập là β- sitosterol, quercetin và kaempferol. Các
hợp chất này có khả năng trung hịa gốc tự do làm phục hồi hệ thống kháng oxy hóa

chống lại sự tổn thương oxy hóa ở mơ gan của động vật có vú (Singh et al., 2014).


×