Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Môn học: Công tác kỹ sư_Nghiên cứu bộ phận Marketing Sale (Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (667.74 KB, 14 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ SÀI GỊN
KHOA CƠNG NGHỆ THỰC PHẨM

BÁO CÁO
MƠN CƠNG TÁC KỸ SƯ
Đề tài:
BỘ PHẬN MARKETING – SALE
Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk)

Giáo viên hướng dẫn: ThS.Trần Văn Dũng
Sinh viên thực hiện:
1. Phan Ngọc Diễm Quỳnh
2. Trịnh Thị Thuỳ Trang
3. Trần Nguyễn Tú Như
4. Phạm Thanh Hiếu
5. Lê Anh Tùng
6. Nguyễn Thị Mỹ Ngân
7. Phan Thị Kiều Trang
8. Lê Thị Lan Trinh
9. Hồ Thị Mai Phương
10. Hà Thị Ngọc Trâm
11. Nguyễn Thanh Thảo

Năm học: 2021 - 2022

D18 – TP03
D18 _ TP04
D18 _ TP04
D18 _ TP04
D18 _ TP04


D18 _ TP04
D18 _ TP04
D18 _ TP04
D18 _ TP04
D18 _ TP04
D18 _ TP04


Công tác kỹ sư

Nghiên cứu bộ phận Marketing - Sale

MỤC LỤC
Cơ cấu tổ chức nhân sự của doanh nghiệp Vinamilk ..................................................3
1.1 Cơ cấu tổ chức phòng Marketing ............................................................................................. 3
1.2 Các bộ phận và chức danh của phòng Marketing ................................................................. 4
1.3 Nội dung các nhóm cơng việc và kế hoạch ............................................................................ 4
1.3.1 Giám đốc marketing có nhiệm vụ: .......................................................................4
1.3.2 Trưởng phịng marketing có nhiệm vụ: .......................................................................... 5
1.3.3 Trưởng bộ phận content marketing có nhiệm vụ: .................................................5
1.3.4 Trưởng bộ phận kỹ thuật (digital marketing) có nhiệm vụ: ..................................5
1.3.5 Trưởng bộ phận tiếp thị thương mại (trade marketing) có nhiệm vụ:...................6
1.3.6 Trưởng bộ phận PR có nhiệm vụ: .........................................................................6
II. Hoạt động Marketing ......................................................................................................7
2.1 Tiền marketing ............................................................................................................................... 7
2.1.1 Môi trường vi mô ..................................................................................................7
2.1.2 Môi trường vĩ mô .................................................................................................8
2.2 Phân khúc thị trường .................................................................................................................... 8
2.3 Phân tích chiến lược marketing của Vinamilk ...................................................................... 8
2.3.1 Chiến lược sản phẩm của Vinamilk (Product): .....................................................8

2.3.2 Chiến lược giá của Vinamilk (Price): ..................................................................10
2.3.3 Chiến lược phân phối của Vinamilk (Place) .......................................................10
2.3.4 Chiến lược truyền thông của Vinamilk (Promotion) ...........................................11
III. Đề xuất hoàn thiện chiến lược marketing ...................................................................12
3.1 Chiến lược sản phẩm .................................................................................................................. 12
3.2 Chiến lược giá .............................................................................................................................. 12
3.3Chiến lược kênh phân phối ........................................................................................................ 12
3.4 Chiến lược quảng cáo ................................................................................................................ 13
Tài liệu tham khảo................................................................................................................14
I.

2


Công tác kỹ sư

Nghiên cứu bộ phận Marketing - Sale

I. Cơ cấu tổ chức nhân sự của doanh nghiệp Vinamilk

1.1 Cơ cấu tổ chức phòng Marketing
Phòng
marketing

Bộ phận content
marketing

Bộ phận kĩ
thuật


Bộ phận tiếp thị
thương mại

Bộ phận PR

Phòng marketing (35 người): Chịu trách nhiệm phân tích các cơ hội marketing, thiết kế chiến
lược marketing, chiến lược giá, tổ chức, thực hiện, kiểm tra,… để đạt được mục tiêu chung
của công ty.

3


Công tác kỹ sư

Nghiên cứu bộ phận Marketing - Sale

1.2 Các bộ phận và chức danh của phòng Marketing
Giám đốc
marketing

Trưởng phòng
marketing

Trưởng bộ phận
content marketing

Trưởng bộ phận
kĩ thuật

Trưởng bộ phận

tiếp thị thương
mại

Trưởng bộ phận
PR

1.3 Nội dung các nhóm cơng việc và kế hoạch
1.3.1 Giám đốc marketing có nhiệm vụ:
- Hoạch định chiến lược kinh doanh và tiếp thị của Công Ty.
- Thiết lập ngân sách marketing, trình Giám đốc duyệt. Chịu trách nhiệm trong phạm vi
ngân sách được giao, được quyền duyệt thu chi trong phạm vi ngân sách được giao.
- Xây dựng kế hoạch, giải pháp và tổ chức thực hiện các. Mục tiêu – Chính sách của
Cơng ty đối với hoạt động kinh doanh và tiếp thị.
- Phối hợp với Giám đốc Sản xuất xây dựng chính sách đặc thù đối với khách hàng của
Công ty; Thực hiện quản lý và duy trì mối quan hệ gắn bó cũng như chăm sóc khách
hàng.
- Xác định các yêu cầu của khách hàng và đáp ứng các yêu cầu này; Đồng thời đảm bảo
toàn bộ tổ chức nhận thức các yêu cầu mới của Khách hàng về sản phẩm, dịch vụ của
Công ty.
- Báo cáo với Giám đốc công ty định kỳ mỗi tháng một lần về tình hình thực hiện nhiệm
vụ và khi cần thiết phải kịp thời thỉnh thị ý kiến GĐ., bảo đảm không để hoạt động
kinh doanh đình trệ và thiệt hại.
- Phối hợp cơng tác chặt chẽ cùng với các thành viên Ban Giám đốc Công ty, và làm
việc sâu sát thực tế đối với hoạt động của các đơn vị kinh doanh và các bộ phận dưới
quyền ; đảm bảo mục tiêu chung của Cty đạt kết quả tối ưu.
- Chịu trách nhiệm mọi hoạt động của phịng marketing. Quản lý tồn bộ nhân viên
phịng markeing.

4



Công tác kỹ sư

Nghiên cứu bộ phận Marketing - Sale

1.3.2 Trưởng phịng marketing có nhiệm vụ:
- Xây dựng chiến lược và chiến thuật, tuyên truyền về công ty và gia tăng lưu lượng vào
các kênh truyền thơng chính thức của công ty.
- Triển khai các chiến dịch marketing
- Thử nghiệm với nhiều kênh trả phí như tạo nội dung, quản lý nội dung, chiến dịch PPC,
quản lý sự kiện, phương tiện truyền thông, chiến dịch xây dựng khách hàng tiềm năng
và phân tích hiệu quả.
- Tạo nội dung giá trị và hấp dẫn cho website và blog công ty nhằm thu hút và chuyển
đổi nhóm khách hàng mục tiêu.
- Xây dựng mối quan hệ và đối tác chiến lược với các công ty và nhà cung cấp trong
ngành.
- Lập và theo dõi ngân sách marketing hàng quý, hàng năm và phân bổ ngân sách hợp lý.
- Giám sát và phê duyệt tài liệu marketing, từ banner website cho đến brochure quảng
cáo.
- Đo lường và báo cáo hiệu quả của các chiến dịch marketing, thu thập dữ liệu và đánh
giá hiệu quả so với mục tiêu.
- Phân tích hành vi của người tiêu dùng và điều chỉnh các chiến dịch email và quảng cáo
cho phù hợp.
- Chịu trách nhiệm với hiệu suất cơng việc của phịng/bộ phận marketing.
- Quản lý nhân viên/chuyên viên trong bộ phận.
1.3.3 Trưởng bộ phận content marketing có nhiệm vụ:
- Phụ trách tất cả các hoạt động, ý tưởng content marketing nhằm tăng tương tác, số
lượng khách hàng tiềm năng nhằm mục tiêu cuối cùng là tăng doanh số cho công ty.
- Phối hợp với các cá nhân, bộ phận khác để lên kế hoạch và phát triển các chiến lược
content marketing hiệu quả, đảm bảo hoàn thành tốt mục tiêu đã đề ra với mức chi phí

thấp nhất.
- Phân tích thơng tin khách hàng để biết họ cần gì, quan tâm đến những nội dung gì và
điều chỉnh chiến lược content marketing cho phù hợp.
- Phối hợp với đội ngũ thiết kế và biên tập viên để sáng tạo nội dung chất lượng cao, đáp
ứng người dùng.
- Lên kế hoạch đăng tải nội dung chi tiết, phân công công việc cho nhân viên content
marketing.
- Đảm bảo nội dung được đăng tải thường xuyên.
- Chỉnh sửa, hiệu chỉnh nội dung.
- Tối ưu nội dung theo các tiêu chuẩn đáp ứng SEO và Google Analytics.
- Phân tích các chỉ số về traffic của website.
- Chia sẻ nội dung qua nhiều kênh thông tin khác nhau nhằm tăng cường nhận diện
thương hiệu.
- Quản lý, đào tạo và tạo động lực, khuyến khích tinh thần làm việc của nhân viên content
marketing.
- Tiếp nhận và xử lý phản hồi của khách hàng.
1.3.4 Trưởng bộ phận kỹ thuật (digital marketing) có nhiệm vụ:

5


Công tác kỹ sư

-

-

Nghiên cứu bộ phận Marketing - Sale

Lên kế hoạch và triển khai tất cả các chiến lược digital marketing, bao gồm SEO/SEM,

marketing database, email, marketing qua mạng xã hội và các chiến dịch quảng cáo
hiển thị.
Thiết kế, xây dựng và duy trì hình ảnh của thương hiệu trên mạng xã hội.
Đo lường và báo cáo hiệu suất tất cả các chiến dịch digital marketing và đánh giá dựa
trên mục tiêu đề ra (ROI và KPI).
Xác định xu hướng và thông tin chi tiết, đồng thời tối ưu hóa ngân sách và hiệu suất
dựa trên thơng tin chi tiết.
Xây dựng các chiến lược phát triển mới.
Lập kế hoạch, thực hiện và đo lường các chiến dịch marketing thử nghiệm..
Phân tích để đánh giá trải nghiệm khách hàng cuối trên nhiều kênh và các điểm tiếp
xúc của khách hàng.

1.3.5 Trưởng bộ phận tiếp thị thương mại (trade marketing) có nhiệm vụ:
- Phát triển chiến lược marketing dựa trên định hướng phát triển thương hiệu của cơng
ty.
- Đóng vai trị trung gian giữa nhà sản xuất và khách hàng.
- Xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng nhằm mục tiêu tăng doanh số trong
tương lai.
- Phát triển và thực hiện các chiến lược bán hàng tại cửa hàng, điểm bán hàng.
- Xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu với nhiều mặt hàng sản phẩm khác nhau.
- Thu thập thông tin từ các nhà phân phối, bán bn, bán lẻ để lập báo cáo tình hình bán
hàng của đối tác và xu hướng mua hàng của khách hàng.
- Dự đốn và phân tích các động thái trade marketing của đối thủ.
- Phối hợp với đối tác kinh doanh và các bộ phận khác trong công ty để tối ưu hóa kết
quả kinh doanh.
- Thu thập, tổng hợp thông tin từ các điểm bán hàng và thông tin từ khách hàng nhằm
nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng.
- Lập báo cáo định kỳ hoặc theo yêu cầu của cấp trên.
1.3.6 Trưởng bộ phận PR có nhiệm vụ:
- Chịu trách nhiệm lập kế hoạch, giám sát và triển khai các hoạt động PR và marketing

phục vụ việc xây dựng , quảng bá và phát triển hình ảnh, sản phẩm của công ty.
- Tổ chức các sự kiện (họp báo, hội thảo, soạn thơng cáo báo chí), cung cấp thơng tin ra
bên ngồi.
- Đại diện cho cơng ty gặp gỡ với cơ quan báo chí, truyền thơng.
- Thiết lập, duy trì và thường xuyên tạo dựng các mối quan hệ với cơ quan báo chí,
truyền thơng, viết bài và đánh giá hiệu quả truyền thông.
- Chịu trách nhiệm tiếp thị, chương trình quảng bá hình ảnh sản phẩm của công ty, trên
các phương tiện thông tin đại chúng.
- Quản lý định hướng nội dung, hình ảnh thực hiện bản in, website…của công ty.
- Quản lý- giám sát công tác truyền thông nội bộ trong công ty, giữa công ty với các đối
tác.
- Thực hiện các công việc khác theo sự yêu cầu của Ban Giám đốc.

6


Công tác kỹ sư

Nghiên cứu bộ phận Marketing - Sale

II. Hoạt động Marketing
2.1 Tiền marketing
2.1.1 Môi trường vi mô
- Bên trong công ty
+ Ban lãnh đạo tài giỏi nhạy cảm với thị trường, hiểu biết rộng về Marketing.
+ Đội ngũ quản lí nhiệt tình và nhiều kinh nghiệm trong ngành, nắm vững nghiệp vụ có
thể theo kịp sự thay đổi của thị trường.
+ Mối quan hệ với các bộ phận trong công ty rất tốt, được sự ủng hộ, hỗ trợ của phịng
tài chính kế tốn, quản trị nhân sự, nghiên cứu phát triển.
+ Năng lực nghiên cứu và phát triển theo định hướng thị trường mạnh, nghiên cứu và

phát triển sản phẩm trên quan điểm nâng cao chất lượng và mở rộng dòng sản phẩm cho
người tiêu dùng.
+ Đội ngũ bán hàng có kinh nghiệm phân tích xác định thị hiếu về hướng tiêu dùng, tiếp
cận thường xuyên với người tiêu dùng ở các điểm bán hàng.
- Bên ngoài công ty
+ Các nhà cung ứng
+ Các trung gian Marketing

+ Các đối thủ cạnh tranh
+ Khách hàng

7


Công tác kỹ sư

Nghiên cứu bộ phận Marketing - Sale

2.1.2 Môi trường vĩ mô
- Môi trường nhân khẩu học:
+ Thị trường trong nước là một thị trường tiềm năng với 90 triệu dân, trong đó trẻ em
dưới 15 tuổi chiếm 29,4%. Kết cấu dân số ở Việt Nam là dân số trẻ với tốc độ tăng
trưởng là 1% cơ hội cho sản phẩm sữa tươi phát triển.
- Môi trường kinh tế:
+ Mặt bằng thu nhập của nước ta thấp, đời sống người dân còn nghèo nên nhu cầu tiêu
thụ sữa chưa cao. Sự chênh lệch về mức sống giữa thành thị và nông thôn rất lớn, mức
thu nhập gấp 5-7 lần nông thôn nên sức mua chủ yếu tập trung ở thành thị. Tuy nhiên
hơn 70% dân số sống ở nông thôn. Đây là một thách thức lớn của doanh nghiệp.
- Môi trường công nghệ:
+ Sự phát triển của máy móc làm cho việc chế biến sản phẩm nhanh, đảm bảo vệ sinh

an tồn thực phẩm hơn.
+ Có lợi thế hơn hẳn các đối thủ khi sử dụng những công nghệ hiện đại trong quá trình
sản xuất. Sản phẩm sữa tươi 100% được sản xuất từ dây chuyền khép kín.
- Mơi trường chính trị pháp luật
+ Chính trị trong nước tương đối ổn định đó là lợi thế cho doanh nghiệp. Tuy nhiên vẫn
có nhiều hệ thống pháp luật chưa hồn chỉnh gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc
tiêu thụ sản phẩm.
2.2 Phân khúc thị trường
- Thị trường trẻ em: Chiếm 26% tổng dân số, là đối tượng khách hàng chính sử dụng
sữa nước. Vì vậy cần hướng đến càng nhiều hình ảnh, màu sắc vui nhộn, bắt mắt,
hương vị ngọt đậm đà, nhiều mùi vị.
- Thị trường người lớn (15-59): Chiếm 66% dân số là một tỷ lệ khá cao. Là đối tượng
có thu nhập và nắm giữ chi tiêu, quyết định lựa chọn sản phẩm. Đối tượng này hướng
đến chất lượng và thương hiệu của sản phẩm.
- Thị trường người cao tuổi: Chiếm tỷ lệ nhỏ và hay sử dụng các sản phẩm sữa bột.
Vì vậy cần đề ra các chiến lược thu hút đối tượng này chuyển sang xu hướng dùng
sữa nước
- *Lựa chọn thị trường mục tiêu:
- Đối với trẻ em dưới 6 tuổi thì có sữa nhỏ 110ml, trẻ từ 6 tuổi trở lên thì có sữa hộp
180ml, 200ml.
- Người bình thường có thể chọn lựa nhiều sản phẩm cho mình như: sữa tiệt trùng,
khơng đường, giảm cân, sữa ít béo…..
- Tuy nhiên đối tượng chính Vinamilk hướng đến là trẻ em và thị trường tầm trung
bình dân.
2.3 Phân tích chiến lược marketing của Vinamilk (Chiến lược marketing 4P của
Vinamilk)
2.3.1 Chiến lược sản phẩm của Vinamilk (Product):
Trong suốt q trình phát triển Vinamilk ln nỗ lực trong việc mở rộng các danh mục
sản phẩm của mình nhằm đáp ứng tốt nhất về nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng từ
trẻ sơ sinh, trẻ em, thanh thiếu niên, người lớn và cả những người có nhu cầu đặc biệt. Để

có thể đáp ứng được nhu cầu cho mọi đối tượng khách hàng với những sản phẩm sữa thơm
ngon, bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe gắn liền với những thương hiệu được ưu chuộng trên
8


Công tác kỹ sư

Nghiên cứu bộ phận Marketing - Sale

thị trường như: Sữa dạng nước Vinamilk, sữa chua Vinamilk, sữa bột Dielac, nước ép trái
cây Vfresh, sữa đặc ông Thọ, sữa đặc Ngơi Sao Phương Nam…

Bên cạnh đó việc cải tiến và bổ sung những danh mục sản phẩm mới của hãng cũng luôn
được chú trọng. Trong năm 2009, hãng đã mở rộng và tung ra gần 20 sản phẩm ở nhiều
phân khúc và ngành hàng khác nhau. Ngoài ra, tự phát triển nguồn nguyên liệu tự nhiên,
chất lượng đảm bảo, giá thành cạnh tranh cũng được Vinamilk đang dần phát triển trong
những năm qua. Song song với đó là việc áp dụng những công nghệ cao trong việc quản
lý, ứng dụng hệ thống ERP tiên tiến, cảm ứng điện tử theo dõi sức khỏe đàn bị, cơng nghệ
xử lý chất thải đạt chuẩn quốc tế…

9


Công tác kỹ sư

Nghiên cứu bộ phận Marketing - Sale

2.3.2 Chiến lược giá của Vinamilk (Price):
Giá là một trong những mắt xích quan trọng quyết định sự thành cơng trong mỗi chiến
lược marketing. Theo như những khảo sát cho thấy dù chất lượng sản phẩm sữa của

Vinamilk luôn đạt chuẩn quốc tế, tuy nhiên lại ln có mức giá bán thấp hơn khá nhiều so
với những sản phẩm cùng loại của nước ngoài.

2.3.3 Chiến lược phân phối của Vinamilk (Place)
Kênh phân phối đóng vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy và tiếp cận khách hàng. Hiện
tại Vinamilk đang có khoảng 200 nhà phân phối và hơn 250,000 địa điểm bán lẻ. Bên cạnh
đó việc áp dụng cơng nghệ hiện đại như hệ thống bán hàng trực tuyến (DMS.ONE) cho
các nhà phân phối, bán lẻ và nhân viên kinh doanh trên cả nước cũng được hãng triển khai
từ cuối tháng 2/2013. Theo đó mỗi nhân viên bán hàng đều được trang bị một máy tính
bảng có kết nối Internet và GPS nhằm cập nhật thường xuyên các thông tin liên quan về
hàng hóa. Chiến lược xuất khẩu của Vinamilk cũng được cơng ty chú trọng đẩy mạnh tìm
10


Công tác kỹ sư

Nghiên cứu bộ phận Marketing - Sale

kiếm và mở rộng qua các nước trong khu vực và trên thế giới nhằm duy trì và phát triển
doanh thu xuất khẩu.

2.3.4 Chiến lược truyền thông của Vinamilk (Promotion)
Các kênh truyền thông, quảng bá sản phẩm rộng rãi đến người tiêu dùng được hãng tích
cực triển khai như tivi, báo điện tử, tạp chí, mạng xã hội… Bên cạnh đó là việc thường
xuyên thay đổi, làm mới nội dung, hình thức quảng cáo nhằm thu hút sự chú ý từ người
tiêu dùng.
Chiến lược khuyến mãi của Vinamilk thông qua các chương trình cũng được triển khai
tích cực: giảm giá, tăng thể tích sữa giá khơng đổi, tặng kèm…
Những hoạt động xã hội, từ thiện như: Quỹ học bổng “Vinamilk – Ươm mầm tài năng trẻ
Việt Nam”, quỹ “Một triệu cây xanh cho Việt Nam”, Quỹ sữa “Việt Nam không ngừng

phát triển”… cũng được công ty chú trọng trong những năm vừa qua.

11


Công tác kỹ sư

Nghiên cứu bộ phận Marketing - Sale

III. Đề xuất hoàn thiện chiến lược marketing
3.1 Chiến lược sản phẩm
- Xu thế tiêu dùng hiện nay rất chú trọng tới mẫu mã, bao bì,hương vị sản phẩm, nhiều
cơng ty đã khơng ngần ngại đổ chi phí đầu tư vào bao bì.
 Dù sau chiến dịch này, họ có thể mất lợi thế về giá bán, nhưng bù lại, doanh thu tăng
mạnh hơn và người tiêu dùng nhớ đến thương hiệu nhiều hơn.
- Bên cạnh tập trung nhiều vào mẫu mã, bao bì Vinamilk cũng cần đảm bảo chất lượng
của từng loại sản phẩm khơng nên vì q tập trung vào mẫu mà bên ngoài mà lo là
chất lượng làm mất lịng tin của cơng chúng.
- Khơng chỉ đầu tư vào các mặt hàng sữa cũng cần mở rộng phát huy tiềm lực, thế mạnh
để đầu tư thêm nhiều lĩnh vực khác, phù hợp với xu hướng phát triển xã hội.
3.2 Chiến lược giá
- Giá của sản phẩm phải phù hợp với sự chấp nhận của người tiêu dùng. Có thể nói, so
với những sản phẩm cùng loại trên thị trường thi Vinamilk được đánh giá là sản phẩm
có chất lượng và giá cả phải chăng.
- Điều chỉnh giá cho từng kênh phân phối:
+ Đối với từng kênh bản lẻ: Vinamilk có hệ thống giá riêng biệt phù hợp với đặc tính
kinh doanh của từng kênh nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng được thỏa mãn
nhất.
+ Đối với nhà phân phối: nhà phân phối được chỉ định phân phối sản phẩm của Cơng
ty theo chính sách giá nhất định ra thị trường và thu lợi nhuận từ hoa hồng sản phẩm.

 Nhìn chung, chính sách giá của cơng ty khá hợp lý. Lợi thế cạnh tranh cách biệt so với
những sản phẩm cùng loại chính là lợi thế tuyệt đối trong việc đáp ứng đa số các nhu
cầu của người tiêu dùng ở mọi nơi, mọi giới, mọi tầng lớp.
- Tuy nhiên, trước sức ép canh tranh của nhiều hãng sữa nội địa và xuất khẩu Vinamilk
cần giảm chi phí sản xuất bằng việc đầu tư máy móc, kĩ thuật hiện đại để hạ thấp giá
thành sản phẩm.
- Sau khi lấy được lòng tin của khách hàng cũng cần giảm bớt chi phí quảng cáo mà
thay vào đó là tập trung vào mảng chăm sóc khách hàng, tạo ra nhiều khách hàng trung
thành....
3.3 Chiến lược kênh phân phối
- Phân phối qua kênh hiện đại (như hệ thống siêu thị, Metro ...). Đối với sản phẩm sữa,
khi giá nguyên liệu mua vào cao, các cơng ty sữa có thể bán với giá cao mà khách hàng
vẫn phải chấp nhận.
- Hiện nay, mạng lưới phân phối của Vinamilk đã trải rộng khắp cả nước nhưng nếu mở
thêm một số của hàng ở các vùng dân cư thưa thớt cũng tạo được một hệ thống phân
phối bao phủ và rộng khắp vào phân khúc người nghèo.
- Bên cạnh mang sản phẩm đến khách hàng, người tiêu dùng trong nước cũng cần chú
ý đến những khách hàng tiềm năng bên ngồi. Vì vậy, cũng cần mở rộng kênh phân
phối ở nước ngoài.

12


Công tác kỹ sư

Nghiên cứu bộ phận Marketing - Sale

3.4 Chiến lược quảng cáo
- Vinamilk đã đưa chương trình quang bá thương hiệu, sản phẩm vào "khung giờ vàng"
(19h-21h) hàng ngày trên các kênh của đài truyền hình trung ương cũng như địa

phương.
- Tài trợ cho các gameshow của các đài truyền hình như chương trình như địa phương
tam sao thất ban, tham gia hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao, gây quỹ sữa " Vươn
cao Việt Nam", Thành lập “Quỹ học bổng Vinamilk - Ươm mầm tài năng trẻ Việt
Nam".
 Nâng cao hình ảnh thương hiệu là hết sức quan trọng vì vậy tập trung vào việc quảng
cáo sản phẩm thơng qua quảng cáo xúc tích, ngắn gọn và ý nghĩa để tiết kiệm một phần
chi phí giảm giá cho khách hàng.

13


Công tác kỹ sư

Nghiên cứu bộ phận Marketing - Sale

Tài liệu tham khảo
“Báo cáo về công ty cổ phần sữa
Vinamilk”

14



×