Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Nghiên cứu thức ăn cho lợn con lai (landrace x yorkshire) từ 7 28 này tuổi tại công ty cổ phând DABACO việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.8 MB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

-----...------

NGUYỄN THẾ TƯỜNG

NGHIÊN CỨU THỨC ĂN CHO LỢN CON LAI
(LANDRACE X YORKSHIRE) TỪ 7- 28 NGÀY TUỔI
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DABACO VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: CHĂN NUÔI
Mã số
Người hướng dẫn khoa học

: 60.62.40
: PGS.TS. TÔN THẤT SƠN

HÀ NỘI - 2008


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào
khác.
Tơi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã
được cám ơn và các thơng tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả



Nguyễn Thế Tường

i


LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài tốt nghiệp,
ngoài sự nỗ lực của bản thân tơi cịn nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ
quý báu của nhà trường, các thầy giáo, cô giáo và các bạn đồng nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lịng biết ơn tới PGS.TS. Tơn Thất Sơn, Thầy giáo đã
trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt thời gian làm luận
văn tốt nghiệp.
Tôi xin cảm ơn chân thành tới các thầy giáo, cô giáo trong Bộ môn
Thức ăn - Vi sinh - Đồng cỏ Trường Đại học Nông nghiệp - Hà Nội đã góp ý
và chỉ bảo để luận văn của tơi được hồn thành.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới: Ban giám đốc, Các Anh, các Chị
cùng toàn thể Các bộ công nhân viên Nhà máy thức ăn chăn nuôi cao cấp
TOP FEEDS, Xí Nghiệp giống Thuận Thành đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi
thực hiện Đề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Để hoàn thành luận văn này, tơi cịn nhận được sự động viên khích lệ
của những người thân trong gia đình và bạn bè. Tơi xin chân thành cảm ơn
những tình cảm cao q đó.

Tác giả

Nguyễn Thế Tường

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục các chữ viết tắt

v

Danh mục các bảng

vi

Danh mục biểu đồ và đồ thị

vii

1.

MỞ ĐẦU


1

1.1.

Tính cấp thiết của đề tài

1

1.2

Mục đích của đề tài

2

1.3

ý nghĩa khoa học của đề tài

2

2.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

2.1

Một số đặc điểm sinh lý của lợn con


3

2.2

Nhu cầu các chất dinh dưỡng cho lợn con

9

2.3

Ảnh hưởng của thức ăn đên tỉ lệ tiêu hố của lợn

15

2.4.

Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước

20

3.

ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU

26

3.1.


Đối tượng nghiên cứu

26

3.2.

Địa điểm và thời gian nghiên cứu

26

3.3.

Nội dung nghiên cứu

26

3.4.

Phương pháp phân tích thành phần hố học của thức ăn thí
nghiệm

26

3.5.

Phương pháp xây dựng cơng thức thức ăn hỗn hợp

29

3.6.


Q trình sản xuất thức ăn

29

3.7.

Xác định ảnh hưởng của các công thức thức ăn đến lợn con
thí nghiệm từ 7 – 28 ngày tuổi.

iii

31


3.8.

Phương pháp xử lý số liệu

33

4.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

34

4.1

Thành phần hoá học của một số loại nguyên liệu thức ăn


34

4.1.1 Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của một số loại ngơ
và tấm gạo

34

4.1.2 Thành phần hố học bột huyết tương, bột máu và sữa
Nuklospray

38

4.1.3 Thành phần hoá học của một số loại bột cá

40

4.1.4 Thành phần hố học của một số loại đậu tương và khơ dầu
đậu tương

48

4.1.5 Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của nguyên liệu
trong thức ăn thí nghiệm

51

4.1.6 Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của thức ăn bổ
4.2


sung

54

Sản xuất thức ăn hỗn hợp cho lợn con tập ăn

56

4.2.1 Công thức thức ăn hỗn hợp cho lợn con tập ăn

56

4.2.2 Thành phần hố học của các cơng thức thức ăn cho lợn con
tập ăn

57

4.2.3 Phân tích kiểm tra thành phần hố học và axit amin của thức
ăn thí nghiệm.
4.3

59

Ảnh hưởng của thức ăn thí nghiệm đến lợn con từ 7 – 28 ngày
tuôi

62

4.3.1 Khối lượng cơ thể lợn con từ sơ sinh đến 28 ngày tuổi


62

4.3.2

Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con từ sơ sinh đến 28 ngày tuổi

67

4.3.3

Sinh trưởng tương đối của lợn con từ sơ sinh đến 28 ngày tuổi

71

4.3.4 Lượng thức ăn thu nhận của lợn thí nghiệm

74

4.3.5 Hiệu quả sử dụng thức ăn và chi phí thức ăn

77

iv


4.3.6 Tình hình dịch bệnh

80

4.3.7. Hiệu quả của việc sử dụng các loại thức ăn thí nghiệm


84

5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

87

5.1

Kết luận

87

5.2

Đề nghị

88

TÀI LIỆU THAM KHẢO

89

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TACN


: Thức ăn chăn nuôi

TAHH

: Thức ăn hỗn hợp

TPHH

: Thành phần hoá học

GTDD

: Giá trị dinh dưỡng

TVN (total volatile nitrogen) : Nitơ bay hơi tổng số
TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

DM

: Vật chất khô

DFM

: Direct Fed Microbials

US FDA


: Food and Drug ministriation

ADG (Average daily gain)

: Tăng khối lượng bình quân hàng ngày

CV

: Độ lệch chuẩn ( Độ biến động )

CP

: Cổ phần

ĐC

: Đối chứng

KL

: Khối lượng

KPTN

: Khẩu phần thí nghiệm

LY

: Landrace x Yorkshire


TN

: Thí nghiệm

TS

: Tổng số

FCR (Feed conversion ratio) : Tiêu tốn thức ăn cho kg tăng khối lượng
HCTC

: Hội chứng tiêu chảy

TKL

: Tăng khối lượng



: Thức ăn

LTATN

: Lượng thức ăn thu nhận

HQSDTA

: Hiệu quả sử dụng thức ăn

ME


: Năng lượng trao đổi

SS

: Sơ sinh

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1 Nhu cầu ME, protein thơ và một số axít amin cho lợn con

12

Bảng 2.2 Nhu cầu ME, protein thơ và một số axít amin tổng số cho lợn con

12

Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm

32

Bảng 4.1 Thành phần hố học của ngơ và tấm gạo


35

Bảng 4.2 Thành phần hoá học của bột huyết tương, bột máu và sữa
Nuklospray

39

Bảng 4.3 Thành phần hoá học của một số loại bột cá

41

Bảng 4.4 Thành phần hoá học của một số loại đậu tương và khô dầu đậu
tương

49

Bảng 4.5 Thành phần hoá học của nguyên liệu trong thức ăn thí nghiệm

52

Bảng 4.6 Các cơng thức thức ăn cho lợn thí nghiệm

57

Bảng 4.7 Thành phần dinh dưỡng của thức thức ăn thí nghiệm

58

Bảng 4.8 Thành phần hố học của thức ăn thí nghiệm


60

Bảng 4.9 Thành phần axít amin của thức ăn thí nghiệm

61

Bảng 4.10 Khối lượng lợn con thí nghiệm qua các giai đoạn

63

Bảng 4.11 Sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm

68

Bảng 4.12 Sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm

72

Bảng 4.13 Lượng thức ăn thu nhận của lợn thí nghiệm

76

Bảng 4.14 Hiệu quả sử dụng thức ăn và chi phí thức ăn cho lợn con

78

Bảng 4.15 Tình hình mắc bệnh của 6 lơ thí nghiệm

82


Bảng 4.16 Hiệu quả của việc sử dụng các loại thức ăn thí nghiệm

85

vii


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ
STT

Tên biểu đồ, đồ thị

Trang

Biểu đồ 4.1 Hàm lượng NH3 trong bột cá

47

Đồ thị 4.1

Khối lượng của cơ thể lợn con từ sơ sinh đến 28 ngày tuổi

65

Đồ thị 4.2

Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con từ sơ sinh đến 28 ngày tuổi

71


Biểu đồ 4.2 Độ sinh trưởng tương đối của các lô lợn thí nghiệm

73

Biểu đồ 4.3 Lượng thức ăn thu nhận của lợn con qua các giai đoạn.

77

viii


1. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở nước ta, chăn ni lợn chiếm vị trí hàng đầu trong việc cung cấp thực
phẩm cho người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.Trong những năm qua,
ngành chăn ni nói chung và chăn ni lợn nói riêng đã đạt được những thành
tựu đáng kể về công tác giống, dinh dưỡng và công nghệ chế biến thức ăn.
Để đạt được hiệu quả cao trong chăn ni, ngồi việc nâng cao chất lượng
con giống thì chất lượng và giá thành thức ăn chăn nuôi là một khâu kỹ thuật
then chốt. Theo thống kê của Cục chăn ni Bộ Nơng nghiệp và PTNT thì thức
ăn thường chiếm khoảng 70% tổng giá thành sản phẩm chăn ni. Giảm chi phí
thức ăn cho một đơn vị sản phẩm sẽ góp phần giảm chi phí chăn ni. Vì vậy,
việc nghiên cứu để xây dựng được những khẩu phần ăn phù hợp cho từng giai
đoạn phát triển của mỗi loại lợn sẽ nâng cao năng suất và hiệu quả chăn nuôi.
Hiện nay, để nâng cao năng suất chăn nuôi lợn nái, một trong những biện
pháp kỹ thuật được ứng dụng trong sản xuất là rút ngắn thời gian cai sữa của
lợn con. Để có thể cai sữa sớm thành công và đàn lợn con phát triển tốt sau
khi cai sữa, cần phải có thức ăn chất lượng tốt và phù hợp với đặc điểm sinh
lý tiêu hoá của lợn con trong giai đoạn này. Ngoài kỹ thuật chăm sóc, ni

dưỡng hợp lý thì việc xây dựng được khẩu phần ăn thích hợp cho lợn con tập
ăn và thức ăn sau cai sữa có thể coi là chìa khố của sự thành công. Hai loại
thức ăn này không những phải chứa đầy đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng
để đáp ứng nhu cầu sinh trưởng phát triển mà cịn phải dễ tiêu hố, và có khả
năng kích thích tính thèm ăn và an tồn cho lợn con. Đây là một hướng
nghiên cứu được nhiều nhà khoa học trong và ngồi nước quan tâm. Cho đến
nay, nhiều cơng ty thức ăn trong nước đã nghiên cứu sản xuất thử thức ăn tập
ăn cho lợn con, nhưng kết quả còn nhiều hạn chế. Khi sử dụng các loại thức
ăn này lợn con thường bị tiêu chảy, khả năng sinh trưởng kém, tỷ lệ lợn con

1


cịi cọc và chết vẫn cịn cao. Chính vì vậy, hầu hết các cơ sở sản xuấlt áp dụng
biện pháp cai sữa sớm cho lợn con vẫn phải mua thức ăn của các cơng ty
nước ngồi với giá cao. Điều này đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi
của các cơ sở chăn ni lợn. Để có thể hạ giá thành sản phẩm chăn nuôi, giảm
nguồn ngoại tệ mua thức ăn của nước ngoài, chủ động nguồn thức ăn sản xuất
trong nước, thì việc nghiên cứu để sản xuất thành cơng thức ăn hỗn hợp hồn
chỉnh cho lợn con tập ăn có chất lượng cao, giá thành hợp lý là một yêu cầu
cần thiết. Xuất phát từ thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu
thức ăn cho lợn con lai (Landrace x Yorkshire) từ 7- 28 ngày tuổi tại Công
ty Cổ phần DABACO Việt Nam”.
1.2 Mục đích của đề tài
- Đánh giá chất lượng và lựa chọn các loại nguyên liệu để đưa vào sản
xuất thức ăn cho lợn con từ 7- 28 ngày tuổi tại Nhà máy thức ăn chăn nuôi
TOP FEEDS.
- Xác định mức protein và Lysine trong thức ăn tập ăn cho lợn con lai
giống ngoại (Landrace x Yorkshire) từ 7-28 ngày tuổi, ni tại Xí nghiệp
giống Thuận Thành thuộc Cơng ty Cổ phần Dabaco Việt Nam.

1.3 Ý nghĩa khoa học của đề tài
1- Xác định được thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của một số
loại nguyên liệu thức ăn thường dùng trong chăn nuôi.
2- Đánh giá được chất lượng một số loại nguyên liệu thức ăn và chọn lựa được
các loại nguyên liệu để sản xuất thức ăn là hoàn chỉnh cho lợn con từ 7- 28 ngày.
3- Sản xuất thành cơng thức ăn hỗn hợp hồn chỉnh tập ăn cho lợn con
(7-28 ngày).
4- Xác định được mức protein và Lysine thích hợp trong thức ăn cho lợn
con từ 7- 28 ngày tuổi.
5- Kết quả của đề tài là những tư liệu cần thiết cho công tác nghiên cứu
và giảng dạy thuộc chuyên nghành chăn nuôi – thú y.

2


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Một số đặc điểm sinh lý của lợn con
2.1.1 Khả năng điều tiết thân nhiệt của lợn con
Khi còn trong cơ thể mẹ, sự cân bằng nhiệt của bào thai được xác định
do thân nhiệt của lợn mẹ. Sau khi sinh, cơ thể lợn con chưa thể bù đắp được
lượng nhiệt bị mất đi nên cơ thể dễ bị lạnh và phát sinh bệnh tật, nhất là bệnh
phân trắng lợn con. Trong tuần lễ đầu, thân nhiệt của lợn con hoàn toàn phụ
thuộc vào nhiệt độ của môi trường. Ở hai ngày đầu, nếu nhiệt độ mơi trường
từ 5 - 6°C, lợn con có thể chết do lạnh và mất nhiệt. Khả năng điều tiết nhiệt ở
lợn con trong 3 tuần tuổi đầu còn rất kém do thân nhiệt chưa ổn định. Nguyên
nhân chủ yếu lớp mỡ dưới da còn mỏng, lượng mỡ và lượng đường glycogen
được dự trữ trong cơ thể cịn ít, cho nên khả năng cung cấp năng lượng để
chống rét bị hạn chế. Mặt khác, trên cơ thể lợn lông mao đang còn thưa nên
khả năng giữ nhiệt còn kém. Do đó, khi ni lợn con trong chuồng có nhiệt
độ thấp, ẩm độ cao, thân nhiệt của lợn con giảm nhanh làm cho lợn con dễ bị

cảm lạnh, hay bị ỉa chảy và ỉa phân trắng. Sau 3 tuần tuổi thân nhiệt lợn con
mới tương đối ổn định (39 - 39,50C), khả năng điều hòa thân nhiệt tốt dần
lên để đáp ứng với mơi trường bên ngồi. Nhiệt độ mơi trường thích hợp đối
với lợn con lúc sơ sinh là 340C; hai tuổi là 300C; 14 ngày tuổi là 200C với độ
ẩm khơng khí khoảng 60%, riêng nhiệt độ dưới chụp sưởi của lợn con phải
đạt 32 – 350C.
Thân nhiệt của lợn con sau khi đẻ khoảng 38°C, sau 10 ngày tăng lên
39,5 đến 39,7°C và giữ ở mức đó. Trong thời gian này thân nhiệt lợn con có
thể biến động trên dưới 1°C. Chuồng lạnh là nguyên nhân trực tiếp và gián
tiếp (mẹ đè chết con) làm tỷ lệ chết của lợn con cao. Lợn chết trong 48 giờ là

3


12,1% khi nhiệt độ chuồng nuôi là 20 -250C , trong khi đó tỷ lệ chết là 7,7%
khi nhiệt độ chuồng nuôi lớn hơn 250C. (Vũ Duy Giảng, 2001)[3].
Lợn con dưới 3 tuần tuổi, nếu nuôi ở nhiệt độ chuồng ni là 180C thì
thân nhiệt của lợn con giảm xuống 20C so với thân nhiệt ban đầu. Khi nhiệt
độ chuồng ni giảm xuống 00C thì thân nhiệt lợn con giảm xuống 40C. Khi
khối lượng sơ sinh trung bình của lợn con là 1,13 kg được nuồi ở trong
chuồng ni có nhiệt độ 16 – 210C thì sau 30 phút thân nhiệt lợn con bị giảm
xuống 1,60C nhưng lợn con có khối lượng trung bình 2,4 kg ni trong điều
kiện là – 40C thì thân nhiệt giảm tới 16,60C. Điều này chứng tỏ khả năng điều
tiết thân nhiệt của lợn con ít phụ thuộc vào khối lượng sơ sinh mà chủ yếu
phụ thuộc và nhiệt độ chuồng nuôi và tuổi lợn con.
2.1.2 Đặc điểm tiêu hoá của lợn con
Sau khi sinh cần phải cho lợn bú ngay sữa đầu vì sữa đầu có giá trị dinh
dưỡng rất cao: hàm lượng vitamin A gấp 5- 6 lần so với sữa thường, vitamin
D gấp 3 lần, vitamin C gấp 2,5 lần, vitamin B1 và sắt gấp 1,5 lần. Lợn con
mới sinh ra sống nhờ vào sữa mẹ, lúc này chức năng của cơ quan tiêu hố

chưa hồn thiện. Nghiên cứu thành phần của sữa lợn cho biết trong 1 kg sữa
đầu có chứa 175g protein thô, gấp khoảng 3 lần so với sữa thường (56g).
Song hàm lượng lipit và đường lactose trong sữa đầu ( 67g và 32g/kg) lại thấp
hơn trong sữa thường ( 101g và 49g), điều này sẽ giúp lợn con sử dụng sữa
đầu tốt hơn.
Đặc biệt sữa đầu có 11,29% protein huyết thanh, trong đó có 45,29% là
γ globulin có tác dụng làm tăng sức đề kháng cho cơ thể lợn con. Sau khi bú
sữa đầu, hàm lượng protein tổng số trong huyết thanh tăng từ 2,28g/100ml lên
6,00g/100ml.
Enzym trong dịch vị đã có từ khi lợn mới đẻ, nhưng trước 20 ngày tuổi
chúng chưa có khả năng tiêu hố vì trong dịch vị thiếu axit HCl. Hoạt lực của
enzym tăng lên theo độ tuổi một cách rõ rệt, cụ thể, 9 ngày tuổi tiêu hoá 30mg

4


Fibrin trong 19 giờ, 28 ngày tuổi chỉ cần 2 -3 giờ, đến 50 ngày tuổi chỉ cần 1
giờ (Nguyễn Xuân Tịnh, và cộng sự, 1996) [18]. Khi cho 3g Pepsin và 500ml
HCl 0,4% vào thức ăn cho lợn 3 – 4 ngày tuổi sẽ kích thích tiết dịch vị và
tăng khả năng tiêu hố của lợn con.
Hoạt tính của các enzym tiêu hoá mỡ trong đường tiêu hoá của lợn con
rất cao, lúc sơ sinh và tăng đáng kể theo tuổi. Tuy nhiên Corring và CS
(1978)[33], có thơng báo rằng hoạt tính enzym lipaza tuyến tuỵ tăng dần theo
tuổi. Theo Cera và Manha (1990)[29], khối lượng tuyến tuỵ tăng dần tương
ứng với sự tăng hoạt tính các enzym lipaza, tỷ lệ tiêu hoá mỡ của lợn con tăng
dần theo tuổi và phụ thuộc vào nguồn gốc mỡ. Tỷ lệ tiêu hố mỡ cao nhất ở
mỡ sữa, sau đó đến mỡ lợn, dầu ôliu và thấp nhất đối với tinh dầu ngơ. Tỷ lệ
tiêu hố mỡ cịn phụ thuộc vào độ dài của chuỗi axit béo trong mỡ, chuỗi axit
béo càng dài tỷ lệ tiêu hoá mỡ càng thấp.
Theo Trương Lăng (1994)[9] lợn con khi mới sinh khả năng tiêu hố

protein rất hạn chế do axit HCl ít, enzym pepsin hoạt động kém. Hoạt lực của
enzym pepsin tăng lên theo ngày tuổi đo đó khả năng tiêu hố protein cũng
tăng lên. Ở 28 ngày tuổi pH dạ dày là 5,3 – 5,5; ở 56 ngày tuổi pH dạ dày là 4
và lúc này khoảng 50% protein được thuỷ phân ở dạ dày và pH dạ dày là 1 - 3.
Khả năng ngưng kết sữa của dịch vị lợn con cũng thay đổi theo tuổi,
lượng chymozine tăng lên trước 1 tháng tuổi, sau đó bị giảm. Khả năng
miễn dịch của lợn con thường được đánh giá thông qua hàm lượng γ
globulin có trong máu. 24 giờ sau khi bú sữa đầu, hàm lượng γ globulin
trong máu lợn đạt 20,3 mg/100ml máu, hàm lượng γ globulin trong máu
tăng lên chậm dần, đến 3 tuần tuổi chỉ đạt khoảng 24 mg/100ml máu
(máu bình thường của lợn trưởng thành có khoảng 65,0 mg γ
globulin/100ml máu). Hàm lượng γ globulin tăng lên là do cơ thể lợn
con đã có đáp ứng miễn dịch thụ động. Một vài nghiên cứu đã phát hiện

5


rằng miễn dịch thụ động có thể kéo dài tới vài tháng.
Những γ globulin có phân tử lượng lớn (macro - molecular globulin) có
thể hấp thu tồn bộ qua vách ruột chỉ trong vịng 36 giờ mà khơng bị mất hoạt
tính miễn dịch. Chất ức chế tripsin ở sữa đầu đã hạn chế sự phân giải các
protein miễn dịch của tripsin trong 1 - 2 ngày đầu sau khi sinh. Sau đó, khả
năng hấp thu qua niêm mạc ruột giảm xuống là do nồng độ chất ức chế này
giảm dần. Hơn nữa thành phần sữa đầu cũng biến đổi rất nhanh trong
vòng 24 giờ; hàm lượng protein từ 18% xuống còn 7%, hàm lượng γ
globulin giảm từ 51% xuống còn 27%.
Khả năng miễn dịch của lợn phụ thuộc vào số lượng γ globulin mà
chúng hấp thu được, nhưng tốc độ hấp thu lại bị khống chế bởi hàm lượng γ
globulin trong sữa. Do đó cho lợn con bú sữa đầu là việc vô cùng quan trọng
để tăng sức đề kháng.

Lợn con sinh ra sống nhờ vào sữa mẹ do chúng chưa ăn được thức ăn và
bộ máy tiêu hoá của chúng chưa hoàn thiện, tuy nhiên giai đoạn này cơ quan
tiêu hoá của lợn con phát triển rất nhanh. Như vậy, ở lợn con nhất là giai đoạn
trước 3 tuần tuổi, khả năng tiêu hố thức ăn cịn hạn chế. Tuy nhiên, nếu được
ni dưỡng trong mơi trường thích hợp và được cung cấp thức ăn có chất
lượng tốt, chế biến hợp lý để tập cho lợn con ăn sớm sẽ cải thiện được những
hạn chế này.
Các cơ quan tiêu hoá của lợn con phát triển rất nhanh nhưng chưa hoàn
thiện. Sự phát triển nhanh thể hiện ở sự tăng về dung tích dạ dày, ruột non,
ruột già. Dung tích dạ dày của lợn con lúc 10 ngày tuổi gấp 3 lần lúc sơ sinh,
lúc 20 ngày tuổi gấp 8 lần và lúc 60 ngày tuổi gấp 60 lần lúc sơ sinh (dung
tích dạ dày lúc sơ sinh khoảng 0,03 lit). Dung tích ruột non của lợn con lúc 10
ngày tuổi gấp 3 lần lúc sơ sinh, lúc 20 ngày tuổi gấp 6 lần và lúc 60 ngày tuổi
gấp 50 lần so với lúc sơ sinh (dung tích ruột non lúc sơ sinh khoảng 0,11 lít).

6


Dung tích ruột già của lợn lúc 10 ngày tuổi gấp 1,5 lần lúc sơ sinh, lúc 20
ngày tuổi gấp 2,5 lần và lúc 60 ngày tuổi gấp 50 lần (dung tích ruột già lúc sơ
sinh khoảng 0,04 lít).
2.1.3 Hiện tượng khủng hoảng sinh lý của lợn con
Lợn con có cường sinh trưởng, phát triển nhanh nhưng không đều qua
các giai đoạn, nhanh nhất là 21 ngày đầu, sau 21 thì cường độ giảm. Lợn con
có khả năng sinh trưởng phát triển nhanh, khối lượng lợn sau 10 ngày tuổi
tăng gấp 2 lần; sau 30 ngày tuổi tăng gấp 6 lần về sau 60 ngày tuổi tăng gấp
14 lần lúc sơ sinh. Do có cường sinh trưởng nhanh nên khả năng tích luỹ
protein cũng rất nhanh. Ở lợn con 20 ngày tuổi, mỗi ngày có thể tích luỹ được
9-14g protein trên 1 kg khối lượng cơ thể. Trong khi đó ở lợn lớn mỗi ngày
chỉ tích luỹ được 0,3 – 0,5g protein trên 1 kg khối lượng cơ thể. Chính vì vậy

hiệu quả chuyển hóa thức ăn ở lợn con cũng tốt hơn lợn lớn, nói cách khác
tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng ở lợn con là thấp hơn. Điều này do
nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu do lượng sữa của lợn mẹ bắt đầu
giảm xuống, trong khi đó khả năng tiêu hố thức ăn của lợn con lại chưa tốt.
Điều này sẽ làm giảm hàm lượng hemoglobi trong máu, giảm sức đề kháng của
lợn con. Đây là giai đoạn khủng hoảng thứ nhất của lợn con, giai đoạn khủng
hoảng thứ hai đối với lợn con là giai đoạn bắt đầu cai sữa. Đặc biệt là khi cai
sữa sớm cho lợn con để nâng cao năng suất lợn nái về hiệu quả chăn nuôi lợn.
Tuy nhiên, tác giả cũng cho biết cai sữa sớm thường gây stress nghiêm trọng
cho lợn con, lợn con cai sữa sớm thường ăn ít, tăng khối lượng thấp hay bị tiêu
chảy và tỷ lệ chết cao.
Để khắc phục hiện tượng khủng hoảng sinh lý ở lợn con người ta có thể sử
dụng đồng thời nhiều biện pháp như tập cho lợn con ăn sớm, chọn nguyên
liêu thức ăn có chất lượng cao, cơng nghệ chế biến thức ăn thích hợp và kỹ
thuật ni dưỡng chăm sóc hợp lý.

7


Tập cho lợn con ăn sớm là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất.
Nhiều cơng trình nghiên cứu đã chứng minh rằng cho lợn con tập ăn sớm, ăn
thêm trong giai đoạn bú sữa sẽ làm tăng khả năng thu nhận thức ăn, tăng tỷ lệ
tiêu hoá các chất dinh dưỡng trong giai đoạn cai sữa, đặc biệt khi năng suất
sữa của lợn mẹ thấp. Tập cho lợn con ăn sớm còn làm giảm tỷ lệ hao hụt của
lợn nái, thúc đẩy bộ máy tiêu hoá của lợn con phát triển nhanh, sớm hoàn
thiện và tạo tiền đề cho giai đoạn sau cai sữa. Hoạt tính của các enzym
saccaraza, maltaza, trypsin, amilaza tuyến tụy tăng lên đáng kể ở những lợn
con được cho ăn thêm thức ăn trong giai đoạn bú sữa.
Đối với lợn con cai sữa sớm, khi hệ thống miễn dịch và bộ máy tiêu hoá
phát triển chưa hoàn thiện, cần lựa chọn các loại thức ăn chất lượng cao.

Protein động vật chất lượng cao như bột cá, giàu protein; bột huyết tương
(plasme) giàu kháng thể và axít amin quan trọng, bột whey giàu đường
lactose rất tốt cho lợn con tập ăn để cai sữa sớm (Deny Cheng Lin, 2002)[34].
Phương pháp chế biến thức ăn thích hợp cũng là một biện pháp quan
trọng làm giảm thiểu stress đối với lợn con. Sử dụng các phương pháp chế
biến để làm tăng tỷ lệ tiêu hoá các chất dinh dưỡng có trong thức ăn cũng như
tăng mùi vị thơm ngon để kích thích tính thèm ăn của lợn con. AKey
(2002)[23] cho biết, sử dụng plasma không những giúp tăng thêm sức đề
kháng mà cịn kích thích tính thèm ăn của lợn con. Sử dụng thức ăn ép viên
không những làm tăng tỷ lệ tiêu hố mà cịn hạn chế lượng thức ăn rơi vãi.
Kích thước viên thức ăn cũng rất quan trọng đối với thức ăn của lợn con.
Giảm kích thước viên thức ăn từ 2,4mm xuống 2,0mm đã làm tăng lượng thức
ăn thu nhận ở lợn con lên 5%.
Ngồi các phương pháp trên thì phương pháp cho ăn và việc tạo ra một
môi trường sống phù hợp đối với lợn con là vô cùng cần thiết, giúp cho lợn
con giảm stress và sinh trưởng tốt. Số lượng máng ăn, số bữa ăn trong ngày,

8


chuyển thức ăn từ từ là những yếu tố kỹ thuật cần được lưu ý trong kỹ thuật
nuôi dưỡng lợn con (A Key, 2002)[23]. Bên cạnh yếu tố dinh dưỡng thì nhiệt
độ, độ ẩm và chế độ chiếu sáng phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của lợn
con là những vấn đề cần chú ý. Những vấn đề này sẽ giúp cho lợn con có mơi
trường sống tốt để sinh trưởng phát triển tối đa.
2.2 Nhu cầu các chất dinh dưỡng cho lợn con
2.2.1 Nhu cầu về năng lượng cho lợn con
Khi nghiên cứu chế biến và phối trộn thức ăn cho lợn cũng cần chú ý
đến mức năng lượng trong 1 kg thức ăn. Nhu cầu năng lượng của lợn tăng
lên theo tuần tuổi, nhưng nhu cầu năng lượng tính cho 1 kg thể trọng thì

giảm theo tuổi.
Nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho vật nuôi là các loại hạt ngũ cốc
như ngơ, thóc, gạo, cám gạo, cao lương, lúa mì… Với lợn, ngơ vàng được coi
là thức ăn cung cấp năng lượng tốt nhất, chứa nhiều a xít béo thiết yếu và
chứa nhiều sắc tố vàng caroten (tiền vitamin A).
Từ khi đẻ ra đến 21 ngày tuổi, nguồn dinh dưỡng chủ yếu của lợn con là
do sữa lợn mẹ cung cấp. Vì thế số lượng và chất lượng của sữa lợn mẹ ở giai
đoạn này ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của lợn con.
Lợn con cứ nhận 1 kg sữa mẹ thì tăng khoảng 250g khối lượng cơ thể.
Sau 21 ngày sữa lợn mẹ bắt đầu giảm cả về số lượng và chất lượng do đó
khơng đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của lợn con.
2.2.2 Nhu cầu về lipit cho lợn con
Lipit thô cũng là 1 trong những chất cần thiết trong khẩu phần ăn của lợn
con. Nếu thiếu lipit trong khẩu phần con vật sẽ xuất hiện những triệu chứng
khơng bình thường ở da, tốc sinh trưởng giảm, con vật dễ thiếu các vitamin
hoà tan trong dầu mỡ như: Vitamin A, D, K… Vì vậy cần bổ sung đủ mỡ, chủ
yếu bổ sung bằng dầu thực vật sẽ ngăn ngừa được các hiện tượng trên.

9


Trong khẩu phần của lợn thường có tỷ lệ khơ dầu cao nên đáp ứng đầy đủ
các axít béo, nhưng cần lưu ý nếu bổ sung axít béo vào trong khẩu phần thì
khơng được bổ sung q nhiều vì có thể dẫn đến hiện tượng thiếu vitamin E,
gây ra những rối loạn ở cơ. Khẩu phần thiếu lipit sẽ ảnh hưởng tới trao đổi
cacbonhydrat và làm tăng nhu cầu vitamin nhóm B. Nhưng thường việc bổ
sung dầu mỡ vào thức ăn lại gặp khó khăn lớn là thức ăn sẽ khó bảo quản
hơn, dễ bị ơi thiu dẫn đến làm hỏng thức ăn hoặc gây ngộ độc cho gia súc.
Khả năng tiêu hoá lipit của lợn con tăng theo tuổi của chúng. Trong 2
tuần đầu sau cai sữa, thì lượng mỡ bổ sung nên hạn chế ở mức 2 – 3% khẩu

phần là đủ. Tính dễ tiêu hố của lipit có thể tăng từ 69% (trong tuần lễ đầu
tiên) lên tới 88% ở 4 tuần sau cai sữa. Sau 3 – 4 tuần sau cai sữa tỷ lệ lipit
trong khẩu phần ăn có thể tăng lên 4 – 5% . Khi bổ sung 5% mỡ lợn và hạt
dầu cải vào thức ăn tập cho lợn con bú sữa và cho lợn cai sữa 6 – 8 tuần đã
thu được hiệu quả rõ rệt. Cần chú ý nếu gluxit và lipit khơng cân bằng xảy
ra các thể xetơn trong q trình oxy hố. Bình thường xetơn trong máu đạt
1 – 2mg%, nhưng khi dùng mỡ là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu thể
xetôn tăng 200 – 300mg% gây hiện tượng xetôn huyết, xetôn niệu, cơ thể
lợn bị toan huyết, lợn con chết trong trạng thái hơn mê, vì vậy trừ sữa mẹ
ra thức ăn bổ sung cần có hàm lượng mỡ chỉ vừa đủ.
2.2.3 Nhu cầu về protein và axít amin cho lợn con
Protein là nguyên liệu quan trọng cấu tạo nên tế bào. Cơ của lợn chiếm 35 –
40% protein, lợn con có tốc độ phát triển mạnh về hệ cơ, khả năng tích luỹ
protein lớn do đó địi hỏi số lượng và chất lượng protein cao. Cần cung cấp
21 -23 % protein thô trong khẩu phần.
Theo Close và Menke (1996)[31], lợn con có tốc độ tăng trưởng trung
bình 200g/ngày ở tuần tuổi thứ hai và 350 g/ngày ở tuần tuổi thứ năm. Trong
hai tuần lễ đầu các chất dinh dưỡng của lợn con chủ yếu do sữa mẹ cung cấp.

10


Từ tuần tuổi thứ ba sữa của lợn mẹ không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho
lợn con do đó cần phải bổ sung thức ăn cho lợn con gọi là thức ăn “Creepfeed”.
Thức ăn này chứa 20 – 22% protein thơ và dễ dàng tiêu hố đối với lợn con. Tỷ
lệ tiêu hố protein của lợn con khơng chỉ phụ thuộc vào nguồn gốc mà còn phụ
thuộc vào tỷ lệ protein trong thức ăn, hiệu quả sử dụng protein sẽ giảm khi mức
protein trong khẩu phần tăng (Zintzen và cộng sự, 1975)[62].
Trong chăn nuôi, người ta thường xác định nhu cầu protein của vật nuôi
theo protein thô và protein tiêu hố.

Để có sự tích luỹ protein thoả mãn thì tất cả axít amin trong thức ăn phải
đảm bảo đầy đủ số lượng cũng như chất lượng. Sự cân bằng axít amin trong
khẩu phần của lợn là rất cần thiết để tổng hợp protein ở các mô. Khi thiếu một
trong những axít amin cần thiết sẽ dẫn đến thiếu protein của cơ thể.
Hiện nay, trong các sản phẩm sinh học có hơn 100 loại axít amin đã
được phát hiện, trong đó khoảng 20 – 22 axít amin quan trọng trong dinh
dưỡng động vật. Trong cơ thể động vật một số axít amin có thể tạo ra trong
q trình chuyển hố từ các axít amin khác hoặc từ hợp chất chứa nhóm amin
đó là những axít amin khơng thiết yếu (non-essential axít amin), ngược lại có
những axít amin mà cơ thể khơng tự tổng hợp được hoặc chuyển hố được,
chúng nhất thiết phải đưa vào cơ thể bằng thức ăn, đó là những axít amin thiết
yếu. Có 10 axít amin thiết yếu là: Lysine, Isoleucine, Histidine, Phenylanine,
Methionine, Acginine, Tryptophan, Valine, Threonine, Leucine.
Để có sự tích luỹ protein thoả mãn thì tất cả axít amin trong thức ăn phải
đảm bảo đầy đủ số lượng cũng như chất lượng. Sự cân bằng axít amin trong
khẩu phần của lợn là rất cần thiết để tổng hợp protein ở các mô. Khi thiếu một
trong những axít amin cần thiết sẽ dẫn đến thiếu protein của cơ thể. NRC
(1998)[50] đã đưa ra nhu cầu về năng lượng trao đổi (ME), protein thơ và một
số axít amin cho lợn con (bảng 2.1).

11



×