Tải bản đầy đủ (.doc) (124 trang)

Nghiên cứu dịch chuyển cơ cấu lao động tại các xã ven khu công nghiệp Quế Võ – Bắc Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (710.63 KB, 124 trang )

MỤC LỤC
- Lực lượng lao động 5
* Cơ cấu lực lượng lao động 5
* Chuyển dịch cơ cấu lao động 6
- Mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu lao động và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 8
- Mô hình của Fisher 9
- Mô hình của Lewis 9
- Mô hình của Keynes 10
- Mô hình của Harry T.Oshima 11
2.1.2.3. ĐÁNH GIÁ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG. 13
- Tốc độ chuyển dịch 13
- Về tính phù hợp 14
- Tính hiệu quả 14
2.1.3.1.CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG 15
Chủ trương chính sách của Đảng và Chính phủ về chuyển dịch cơ cấu lao động 23
2.1.3.2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG 25
2.2.1 KINH NGHIỆM VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG 26
- Thái Lan 27
- Malaysia 28
- TRUNG QUỐC 28
- Nhật Bản 30
3.1.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN 39
3.1.3 KẾT QUẢ SẢN XUẤT MỘT SỐ NGÀNH SẢN XUẤT CHÍNH 44
TỪ NĂM 2002 – 2012 TỔNG LAO ĐỘNG XÃ HỘI LÀM VIỆC TRONG CÁC NGÀNH KINH TẾ
LIÊN TỤC TĂNG. NĂM 2002 LÀ 501.533 NGƯỜI THÌ ĐẾN NĂM 2005 LÀ 525.421 NGƯỜI, NĂM
2010 LÀ 558.627 NGƯỜI VÀ ĐẾN NĂM 2012 LÀ 568.100 NGƯỜI. SỐ LƯỢNG LAO ĐỘNG TĂNG
LÊN TỪ NĂM 2002 ĐẾN NĂM 2012 LÀ 66.567 NGƯỜI, BÌNH QUÂN MỖI NĂM TĂNG TRÊN
6.000 NGƯỜI 50
TỪ 2002ĐẾN 2012, SỐ LƯỢNG LAO ĐỘNG CỦA CÁC NGÀNH THAY ĐỔI LIÊN TỤC. DUY
NHẤT TỪ NĂM 2002 ĐẾN NĂM 2003 LÀ LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH NÔNG NGHIỆP TĂNG
LÊN VÀ LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP GIẢM ĐI CÒN LẠI TỪ NĂM 2003 ĐẾN


NĂM 2012, LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP VÀ DỊCH VỤ LIÊN TỤC TĂNG, LAO
ĐỘNG TRONG NGÀNH NÔNG NGHIỆP LIÊN TỤC GIẢM. 50
2011 50
2012 50
501533 50
504041 50
516803 50
525421 50
537049 50
548045 50
551717 50
i
554069 50
558627 50
566374 50
568100 50
431590 50
432036 50
428346 50
421534 50
412176 50
382651 50
379277 50
372620 50
359300 50
346604 50
343815 50
36851 50
36345 50
48061 50

59201 50
76545 50
99928 50
103837 50
108510 50
119355 50
133411 50
135207 50
33092 50
35660 50
40396 50
44686 50
48328 50
65466 50
68603 50
72939 50
79972 50
86359 50
89078 50
ii
CÙNG VỚI SỰ THAY ĐỔI LAO ĐỘNG CỦA CÁC NGÀNH LÀ SỰ THAY ĐỔI VỀ TỶ TRỌNG
LAO ĐỘNG CỦA TỪNG NGÀNH SO VỚI TỔNG SỐ LAO ĐỘNG CỦA NỀN KINH TẾ: 51
-Lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động huyện Quế Võ 56
- Lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn tại ba xã nghiên cứu 59
iii
DANH MỤC BẢNG
- Lực lượng lao động 5
* Cơ cấu lực lượng lao động 5
* Chuyển dịch cơ cấu lao động 6
- Mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu lao động và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 8

- Mô hình của Fisher 9
- Mô hình của Lewis 9
- Mô hình của Keynes 10
- Mô hình của Harry T.Oshima 11
2.1.2.3. ĐÁNH GIÁ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG. 13
- Tốc độ chuyển dịch 13
- Về tính phù hợp 14
- Tính hiệu quả 14
2.1.3.1.CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG 15
2.1.3.2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG 25
2.2.1 KINH NGHIỆM VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG 26
- Thái Lan 27
- Malaysia 28
- TRUNG QUỐC 28
- Nhật Bản 30
BẢNG 1. MỐI QUAN HỆ GIỮA GDP/NGƯỜI VÀ CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH 33
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH BẮC NINH 38
3.1.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN 39
BẢNG 2. TÌNH HÌNH PHÂN BỔ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI HUYỆN QUẾ VÕ QUA 4 NĂM (2007 -
2010) 41
BẢNG 3. TÌNH HÌNH NHÂN KHẨU VÀ LAO ĐỘNG CỦA HUYỆN QUA 4 NĂM (2007 - 2010) 42
BẢNG 4. TÌNH HÌNH TRANG BỊ CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT
CỦA HUYỆN QUẾ VÕ (2007 - 2010) 44
3.1.3 KẾT QUẢ SẢN XUẤT MỘT SỐ NGÀNH SẢN XUẤT CHÍNH 44
BẢNG 5. KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH MỘT SỐ NGÀNH CHÍNH CỦA HUYỆN QUẾ VÕ
QUA 4 NĂM (2007 - 2010) 46
TỪ NĂM 2002 – 2012 TỔNG LAO ĐỘNG XÃ HỘI LÀM VIỆC TRONG CÁC NGÀNH KINH TẾ
LIÊN TỤC TĂNG. NĂM 2002 LÀ 501.533 NGƯỜI THÌ ĐẾN NĂM 2005 LÀ 525.421 NGƯỜI, NĂM
2010 LÀ 558.627 NGƯỜI VÀ ĐẾN NĂM 2012 LÀ 568.100 NGƯỜI. SỐ LƯỢNG LAO ĐỘNG TĂNG
LÊN TỪ NĂM 2002 ĐẾN NĂM 2012 LÀ 66.567 NGƯỜI, BÌNH QUÂN MỖI NĂM TĂNG TRÊN

6.000 NGƯỜI 50
TỪ 2002ĐẾN 2012, SỐ LƯỢNG LAO ĐỘNG CỦA CÁC NGÀNH THAY ĐỔI LIÊN TỤC. DUY
NHẤT TỪ NĂM 2002 ĐẾN NĂM 2003 LÀ LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH NÔNG NGHIỆP TĂNG
LÊN VÀ LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP GIẢM ĐI CÒN LẠI TỪ NĂM 2003 ĐẾN
NĂM 2012, LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP VÀ DỊCH VỤ LIÊN TỤC TĂNG, LAO
ĐỘNG TRONG NGÀNH NÔNG NGHIỆP LIÊN TỤC GIẢM. 50
BẢNG 6. QUY MÔ VÀ CƠ CẤU LAO ĐỘNG CÁC NGÀNH TRONG HUYỆN QUẾ VÕ 50
2011 50
iv
2012 50
501533 50
504041 50
516803 50
525421 50
537049 50
548045 50
551717 50
554069 50
558627 50
566374 50
568100 50
431590 50
432036 50
428346 50
421534 50
412176 50
382651 50
379277 50
372620 50
359300 50

346604 50
343815 50
36851 50
36345 50
48061 50
59201 50
76545 50
99928 50
103837 50
108510 50
119355 50
133411 50
135207 50
33092 50
35660 50
40396 50
44686 50
v
48328 50
65466 50
68603 50
72939 50
79972 50
86359 50
89078 50
CÙNG VỚI SỰ THAY ĐỔI LAO ĐỘNG CỦA CÁC NGÀNH LÀ SỰ THAY ĐỔI VỀ TỶ TRỌNG
LAO ĐỘNG CỦA TỪNG NGÀNH SO VỚI TỔNG SỐ LAO ĐỘNG CỦA NỀN KINH TẾ: 51
BẢNG 7. CƠ CẤU KINH TẾ VÀ CƠ CẤU LAO ĐỘNG 2002 – 2012 52
BẢNG 8. QUAN HỆ GIỮA TỶ TRỌNG LAO ĐỘNG VÀ TỶ TRỌNG KINH TẾ HUYỆN QUẾ VÕ
54

BẢNG 9: LAO ĐỘNG VÀ CƠ CẤU LAO ĐỘNG HUYỆN QUẾ VÕ GIAI ĐOẠN 2009 – 2011 58
BẢNG 10: LAO ĐỘNG VÀ CƠ CẤU LĐNT TẠI BA XÃ NGHIÊN CỨU GIAI ĐOẠN 2009 – 2011 61
BẢNG 11. CƠ CẤU LAO ĐỘNG 3 XÃ VÀ TOÀN HUYỆN 62
BẢNG 12. TÌNH HÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LĐNT CỦA LAO ĐỘNG ĐIỀU TRA 65
BẢNG 13: DÂN SỐ 3 XÃ VEN KHU CÔNG NGHIỆP QUẾ VÕ CHIA THEO NÔNG THÔN –
THÀNH THỊ VÀ TỶ LỆ ĐÔ THỊ HOÁ 67
BẢNG 14: CƠ CẤU DÂN SỐ 3 XÃ VEN KHU CÔNG NGHIỆP CHIA THEO NÔNG NGHIỆP – PHI
NÔNG NGHIỆP 68
BẢNG 15: SO SÁNH SỰ CHUYỂN DỊCH GIỮA CƠ CẤU LAO ĐỘNG VÀ CƠ CẤU GTSX 68
BẢNG 16: GDP/NGƯỜI Ở ĐỊA BÀN 3 XÃ VEN KHU CÔNG NGHIỆP (THEO GIÁ SO SÁNH 1994)
70
BẢNG 17: CÁC CHỈ TIÊU GIÁO DỤC GIAI ĐOẠN 2009-2011 72
BẢNG 18: THAY ĐỔI TRÌNH ĐỘ CMKT 74
BẢNG 19: CƠ CẤU DÂN SỐ NHÓM TUỔI TẠI HAI THỜI ĐIỂM 2009 - 2011 74
BẢNG 20: CƠ CẤU LAO ĐỘNG TRONG ĐỘ TUỔI TẠI HAI THỜI ĐIỂM 2009 - 2011 75
BẢNG 21: CƠ CẤU NGHỀ NGHIỆP TẠI HAI THỜI ĐIỂM NĂM 2009 - 2011 76
BẢNG 22: CƠ CẤU TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG 83
BẢNG 23. MỐI QUAN HỆ GIỮA NGHỀ NGHIỆP VÀ NHÓM TUỔI 85
BẢNG 24. MỐI QUAN HỆ GIŨA NGÀNH NGHỀ VÀ TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN 87
BẢNG 25. TỶ LỆ THAY ĐỔI NGHỀ NGHIỆP ĐỐI VỚI TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN 89
BẢNG 26: THU NHẬP THEO NGÀNH NGHỀ () 97
vi
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Bắc Ninh ngày nay được biết đến không chỉ là các làn điệu dân ca
Quan họ ngọt ngào và đằm thắm mà còn được biết đến là địa phương có tốc
độ phát triển nhanh các khu công nghiệp ( KCN). Hiện tại, Bắc Ninh có 04
KCN đang vận hành; trong năm 2007 đang xúc tiến thành lập thêm 05 KCN,
dự kiến đến năm 2025 Bắc Ninh sẽ phát triển 15 KCN theo mô hình KCN -
Đô thị, tổng diện tích khoảng 10.500ha.

Để đạt được mục tiêu phấn đấu đến năm 2015, Bắc Ninh trở thành tỉnh
công nghiệp thì việc thu hồi đất để xây dựng các (KCN) là một yêu cầu khách
quan, mang tính tất yếu. Thu hồi đất để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá (CNH, HĐH) và Đô thị hóa cũng là cơ hội tốt nhất để chuyển
dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Quá trình
dịch chuyển cơ cấu lao động đáp ứng yêu cầu phát triển các KCN của Bắc
Ninh đang đặt ra những vấn đề lớn cần được quan tâm nghiên cứu và giải
quyết bằng các chính sách xã hội cụ thể. Tuy nhiên để giải quyết được nhiệm
vụ này, ngoài việc phải phát huy tối đa các thế mạnh của mình, Đảng bộ và
nhân dân tỉnh Bắc Ninh cần phải có sự đánh giá khách quan và nhìn nhận
đúng đắn về quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh nhà. Thông qua
đó tạo ra những cú hích đúng nhằm tác động vào quá trình dịch chuyển cơ cấu
lao động để tạo ra một cơ cấu mới hợp lý hơn. Vì một cơ cấu lao động không
hợp lý sẽ làm nảy sinh các vấn đề tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế xã
hội như: thất nghiệp, khoảng cách giàu nghèo, mất cân đối, bình đẳng trong
xã hội. Mặt khác, quá trình dịch chuyển cơ cấu lao động với xu hướng tăng số
lao động trong ngành xây dựng và dịch vụ, đồng thời giảm lực lượng lao động
trong ngành nông, lâm và ngư nghiệp sẽ làm thay đổi cơ cấu kinh tế theo
1
hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa, tạo điều kiện để thực hiện thắng lợi
các mục tiêu kinh tế, chính trị và xã hội của tỉnh, giúp Bắc Ninh hội nhập
được với xu hướng toàn cầu hóa. Không nằm ngoài tình trạng chung ấy, các xã
ven khu công nghiệp Quế Võ thuộc huyện Quế Võ - tỉnh Bắc Ninh có tốc độ
phát triển nhanh các khu công nghiệp là cơ hội để dịch chuyển cơ cấu lao
động đáp ứng nhu cầu phát triển các khu công nghiệp của huyện góp phần
phát triển kinh tế địa phương.
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu dịch chuyển cơ cấu lao động tại các xã ven khu công nghiệp
Quế Võ – Bắc Ninh”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu

- Mục tiêu chung
Tìm hiểu thực trạng dịch chuyển cơ cấu lao động trên địa bàn các xã
ven khu công nghiệp, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh để từ đó đưa ra một số
biện pháp giải quyết tình hình dịch chuyển cơ cấu lao động nông thôn.
- Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về dịch
chuyển cơ cấu lao động.
- Đánh giá thực trạng dịch chuyển cơ cấu lao động trên địa bàn các xã
ven khu công nghiệp Quế Võ - Bắc Ninh.
- Đề xuất định hướng và giải pháp dịch chuyển cơ cấu lao động tại các
xã ven khu công nghiệp.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
• Đề tài chủ yếu tập trung vào nghiên cứu những vấn đề liên quan đến
dịch chuyển cơ cấu lao động trên địa bàn các xã.
2
- Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Với mục đích nghiên cứu sự dịch chuyển cơ cấu
lao động ở các xã ven khu công nghiệp Quế Võ, nội dung của đề tài bao gồm:
 Lý thuyết về cơ cấu lao động và sự cần thiết của quá trình chuyển dịch
cơ cấu lao động dưới tác động của công nghiệp hoá.
 Khái quát về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội và thực trạng chuyển
dịch cơ cấu kinh tế hiện nay của các xã ven khu công nghiệp huyện
Quế Võ.
 Phân tích và đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động của các xã
ven khu công nghiệp huyện Quế Võ trong những năm gần đây
 Định hướng và giải pháp để thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu lao
động đối với các xã ven khu công nghiệp Quế Võ trong những năm tới.
- Phạm vi về không gian: Được tiến hành trên địa bàn các xã ven khu
công nghiệp, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh cụ thể là xã Phương Liễu, Phượng

Mao, Việt Hùng.
Phạm vi về thời gian: Số liệu phân tích từ năm 2009 – 2011 các giải
pháp phướng hướng 2012- 2020.
3
2.TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Một số khái niệm cơ bản.
2.1.1. Các khái niệm liên quan.
* Lao động và lực lượng lao động.
- Lao động.
Lao động là hoạt động có mục đích của con người. Lao động là hành
động diễn ra giữa con người và giới tự nhiên. Trong quá trình lao động, con
người vận dụng sức tiềm tàng trong thân thể mình, sử dụng công cụ lao động
để tác động vào giới tự nhiên, chiếm lấy những vật chất trong tự nhiên, biến
đổi những vật chất đó, làm cho chúng trở nên có ích cho đời sống của mình.
Định nghĩa về lao động đã đề cập đến 2 khía cạnh chủ yếu: thứ nhất xem
lao động là hoạt động, là phương thức tồn tại của con người; thứ hai, xem lao
động là chính bản thân con người, là sự nỗ lực vật chất và tinh thần của con
người dưới dạng hoạt động tạo ra những sản phẩm vật chất và tinh thần để
thỏa mãn những yêu cầu của con người. Dựa vào quan niệm lao động là hoạt
động xă hội, người ta phân biệt 5 yếu tố cơ bản tạo nên cấu trúc của lao động:
đối tượng lao động, mục đích lao động, công cụ lao động, điều kiện lao động
và chủ thể lao động. Trong đó chủ thể lao động là con người với tất cả những
đặc điểm tâm sinh lý xã hội được hình thành và phát triển trong quá trình xã
hội hóa cá nhân. Đối với mỗi dạng hoạt động lao động đòi hỏi ở mỗi cá nhân
một tri thức kỹ năng kỹ xảo nhất định.
Trên cơ sở đó, lao động được quan niệm như là chính bản thân con
người với tất cả sự nỗ lực vật chất tinh thần của nó, thông qua hoạt động lao
động của mình dùng các công cụ lao động tác động đến đối tượng lao động để
đạt được mục đích nhất định.
4

- Lực lượng lao động
Dân số của một quốc gia bao gồm dân số trong độ tuổi lao động và dân
số ngoài độ tuổi lao động. Theo Bộ Luật lao động Việt Nam thì tuổi lao động
là độ tuổi từ 15 đến hết 60 (đối với nam) và 55 (đối với nữ).
Dân số trong độ tuổi lao động lại được chia làm hai bộ phận là dân số
hoạt động kinh tế và dân số không hoạt động kinh tế. Dân số hoạt động kinh
tế là những người trong độ tuổi lao động, đang có việc làm, hoặc có nhu cầu
và nỗ lực tìm kiếm việc làm. Dân số không hoạt động bao gồm những người
còn lại trong độ tuổi lao động mà không thuộc nhóm dân số hoạt động kinh tế.
Nhóm dân số này bao gồm : những người không có khả năng làm việc do ốm
đau, tàn tật, mất sức kéo dài; những người nội trợ cho gia đình và không được
trả công; học sinh, sinh viên trong độ tuổi lao động; và những người không
hoạt động kinh tế vì những lí do khác.
Dân số hoạt động kinh tế của mỗi quốc gia, mỗi địa phương có thể bao
gồm cả những người ngoài độ tuổi lao động, song phần lớn vẫn là những
người trong độ tuổi lao động. Do đó, đối tượng nghiên cứu chính của những
nhà kế hoạch nghiên cứu về lao động việc làm vẫn là bộ phận dân số hoạt
động kinh tế trong độ tuổi lao động. Đó chính là lực lượng lao động.
Như vậy, LLLĐ (lực lượng lao động) của một quốc gia hay một địa
phương là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động, có khả năng tham gia lao
động, có mong muốn lao động, đang có việc làm hoặc đang tìm việc làm.
LLLĐ bao gồm những người có việc làm và những người chưa có việc làm
nhưng đang tìm việc làm (gọi là những người thất nghiệp).
* Cơ cấu lực lượng lao động
Cơ cấu lao động có thể hiểu là một phạm trù kinh tế tổng hợp, thể hiện tỷ
lệ của từng bộ phận lao động nào đó chiếm trong tổng số, hoặc thể hiện sự so
sánh của bộ phận lao động này so với bộ phận lao động khác.
5
Cơ cấu lao động thường được dùng phổ biến là: Cơ cấu lao động phân
theo thành thị, nông thôn; Cơ cấu lao động chia theo giới tính, độ tuổi; Cơ cấu

lao động chia theo vùng kinh tế; Cơ cấu lao động chia theo ngành kinh tế; Cơ
cấu lao động chia theo trình độ văn hoá, chuyên môn kỹ thuật; Cơ cấu lao
động chia theo trình độ có việc làm, thất nghiệp ở thành thị; Cơ cấu lao động
chia theo thành phần kinh tế.
Xét dưới góc độ phân công sản xuất là nói đến cơ cấu lao động theo
ngành. Theo đó, cơ cấu lực lượng lao động theo ngành kinh tế là mối quan hệ
tỷ lệ giữa số lượng lao động trong từng ngành kinh tế với tống số lao động
của một địa phương, vùng lănh thổ hoặc quốc gia. Các quan hệ tỷ lệ được hình
thành trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định, chúng luôn vận động và
hướng vào những mục tiêu cụ thể.
Cơ cấu lực lượng lao động theo ngành bao gồm 3 ngành chính là Nông
nghiệp – Công nghiệp – Dịch vụ. Ngoài ra còn có thể phân chia thành 19 tiểu
ngành theo hệ thống tài khoản quốc gia.
* Chuyển dịch cơ cấu lao động
Trước hết, hiểu theo nghĩa rộng chuyển dịch cơ cấu lao động là việc
chuyển cơ cấu lao động từ trạng thái này sang trạng thái khác, mà trạng thái
ấy được quyết định bởi các bộ phận hợp thành và quan hệ tỷ lệ giữa các bộ
phận ấy.
Nội dung của chuyển dịch cơ cấu là cải tạo cơ cấu cũ lạc hậu hoặc chưa
phù hợp để xây dựng cơ cấu mới tiên tiến, hoàn thiện và bổ sung cơ cấu cũ
nhằm biến cơ cấu cũ thành cơ cấu mới hiện đại và phù hợp với mục tiêu kinh
tế- xă hội đã xác định cho từng thời kỳ phát triển. Cơ cấu mới hình thành đến
một lúc nào đó cũng trở nên lỗi thời lạc hậu và lại cần được thay thế bằng một
cơ cấu mới. Quá trình thay thế đó được lặp đi lặp lại không ngừng theo thời
gian.
6
Thực chất của chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành chính là sự tăng
giảm của lao động trong từng ngành trong một không gian và thời gian nào
đó. Lực lượng lao động hàng năm tăng hay giảm là do sự cân bằng giữa sự bổ
sung của lực lượng lao động trẻ mới gia nhập và sự sụt giảm lao động do về

hưu, chết hay nguyên nhân khác. Sự tăng giảm này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến
số lượng lao động của từng ngành. Tuy nhiên, sự thay đổi cơ cấu lao động
không đơn giản như vậy. Sự dịch chuyển ở đây phải được hiểu là có một bộ
phận lao động trong ngành này sẽ rời bỏ ngành và gia nhập vào lực lượng lao
động của ngành khác. Điều này sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến tỷ lệ tương quan
giữa lao động các ngành với nhau.
Ngoài ra, quá tŕnh chuyển dịch cơ cấu lao động không chỉ làm thay đổi
số lượng lao động mà còn làm thay đổi cả chất lượng lao động, vì sự chuyển
dịch lao động thường đi kèm với đào tạo mới và đào tạo lại lao động.
2.1.2. Mối quan hệ giữa cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động.
2.1.2.1. Quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lao động.
Trước hết, cơ cấu ngành kinh tế hiểu theo một nghĩa chung nhất chính là
một tổng thể các ngành trong nền kinh tế quốc dân được hợp thành theo một
quan hệ tỉ lệ về lượng, thể hiện mối quan hệ giữa các ngành và tŕnh độ phát triển
của nền kinh tế.
Dưới các giác độ khác nhau, cơ cấu kinh tế được phân thành nhiều loại:
cơ cấu ngành, cơ cấu vùng, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu đối ngoại, cơ
cấu tích lũy. Dĩ nhiên, cơ cấu kinh tế theo ngành thì sẽ có mối quan hệ mật
thiết với cơ cấu lao động theo ngành.
Cũng giống như chuyển dịch cơ cấu lao động đã đề cập ở trên, ta có thể
hiểu chuyển dịch cơ cấu kinh tế là việc chuyển cơ cấu kinh tế từ trạng thái
này sang trạng thái khác, mà trạng thái ấy được quyết định bởi các bộ phận
hợp thành và kiểu kết cấu. Mỗi trạng thái được thể hiện trước hết qua tỷ trọng
7
của mỗi bộ phận cấu thành nên hệ thống, rồi thể hiện qua tính vững chắc của
hệ thống và chất lượng phát triển của hệ thống kinh tế.
Thực chất của chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự phát triển không đều giữa
các ngành. Ngành có tốc độ phát triển cao hơn tốc độ phát triển chung của nền
kinh tế th́ sẽ tăng tỷ trọng và ngược lại, ngành có tốc độ thấp hơn sẽ giảm tỷ
trọng. Nếu tất cả các ngành có cùng một tốc độ tăng trưởng thì tỷ trọng các

ngành sẽ không đổi, nghĩa là không có chuyển dịch cơ cấu ngành.
- Mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu lao động và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế.
Chuyển dịch cơ cấu lao động và chuyển dịch cơ cấu kinh tế là hai vấn đề
có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau. Cái này vừa là tiền đề cho
cái kia, lại vừa là kết quả có được từ cái kia.
Trước hết, cơ cấu lao động phải được chuyển dịch tuỳ theo sự chuyển
dịch của cơ cấu kinh tế, phục vụ và đáp ứng cho chuyển dịch của cơ cấu kinh
tế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đóng vai trò như đầu tàu, dẫn dắt chuyển dịch
cơ cấu lao động. Các chủ trương, chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ
quyết định ngành nào tăng về tỷ trọng đóng góp trong GDP và tỷ trọng ngành
nào giảm. Như một kết quả tất yếu, một ngành phát triển thì sẽ kéo theo nhu
cầu về lao động của ngành đó sẽ tăng lên. Do đó, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
là một định hướng cho chuyển dịch cơ cấu lao động.
Mặt khác, khi cơ cấu lao động được chuyển dịch thuận lợi, lại tạo điều
kiện cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra nhanh chóng và đòi hỏi phải
chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế. Lao động, hay cụ thể hơn là nguồn nhân
lực, là yếu tố then chốt, đóng vai trò quyết định tới sự phát triển của nền sản
xuất hàng hóa. Do đó, chuyển dịch cơ cấu lao động là điều kiện kiên quyết
cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành công.
Bởi thế nên khi xem xét quá tŕnh chuyển dịch cơ cấu lao động của một
vùng, một địa phương, nhất thiết phải đặt nó trong mối quan hệ với chuyển
8
dịch cơ cấu kinh tế, coi chuyển dịch cơ cấu kinh tế như một trong những tiêu
chí để đánh giá hiệu quả chuyển dịch cơ cấu lao động.
2.1.2.2. Một số mô hình lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu lao động
Bước vào những thập niên đầu của thế kỷ XX, vấn đề tăng trưởng và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động từ khu vực
nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp ngày càng thu hút sự quan tâm
của nhiều nhà kinh tế học. Các nhà kinh tế học đă nghiên cứu và đưa ra một

vài mô hình tăng trưởng gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động từ khu vực
nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp, trong đó phải kể đến mô hình của
Fisher, Lewis, Keynes, và Harry T.Oshima.
- Mô hình của Fisher
Trong tác phẩm “Các quan hệ kinh tế của tiến bộ kỹ thuật”, nhà kinh tế
học A.Fisher đă phân nền kinh tế thành 3 khu vực, gồm: nông nghiệp, công
nghiệp và dịch vụ. Ông cho rằng với tác động của KH&CN tất yếu sẽ kéo
theo quá tŕnh chuyển lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công
nghiệp và dịch vụ. Quá tŕnh này sẽ thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng khối ngành công nghiệp và dịch vụ, đồng
thời tỷ lệ lao động nông nghiệp sẽ giảm dần. Như vậy, theo Fisher, chuyển
dịch lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ
gắn liền với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Khi đánh giá kết quả và tính bền
vững của chuyển dịch lao động cần phải đánh giá tác động của nó đến tăng
trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Mô hình của Lewis
Nhà kinh tế học W.Arthur Lewis trong tác phẩm “Lý thuyết về phát triển
kinh tế” đưa ra “Mô hình hai khu vực” lập luận về mối quan hệ giữa khu vực
nông nghiệp và khu vực công nghiệp trong quá trình tăng trưởng của nền kinh
tế, đồng thời đưa ra lý thuyết về chuyển dịch lao động giữa hai khu vực trên
cơ sở lý luận về tiền công lao động ở góc độ thu nhập. Quá trình dịch chuyển
9
lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp là do thu nhập ở
khu vực công nghiệp cao hơn.
Mô hình Lewis giải thích tăng trưởng diễn ra do sự thay đổi cơ cấu kinh
tế. Một nền kinh tế ban đầu chỉ bao gồm 1 khu vực nông nghiệp được chuyển
thành nền kinh tế bao gồm 2 khu vực nông nghiệp và công nghiệp, trong đó
khu vực công nghiệp đóng vai trò thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Mô hình Lewis cho thấy, tiền công lao động hay thu nhập là yếu tố rất
quan trọng thúc đẩy chuyển dịch lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu

vực phi nông nghiệp. Khi đánh giá mức độ bền vững của quá trình chuyển
dịch lao động, cần phải xem xét kết quả về thu nhập mà nó đem lại cho người
lao động. Nếu chuyển dịch lao động không đi kèm với mức thu nhập đảm bảo
đời sống cho người lao động thì hiệu quả xã hội của nó còn thấp và thiếu tính
bền vững.
Bên cạnh đó, mô hình Lewis còn có những hạn chế khi cho rằng, tăng
trưởng của khu vực công nghiệp dựa chủ yếu vào thu hút lao động từ nông
thôn ra thành thị với mức tiền công giá rẻ, chỉ cần cao hơn so với thu nhập ở
khu vực nông nghiệp. Điều này làm mô hình Lewis không giải thích được tại
sao công nhân vẫn đình công ở các nhà máy trong khi tiền lương cao hơn so
với khu vực nông nghiệp hay dạng dịch chuyển lao động từ khu vực nông
thôn ra khu vực đô thị vẫn không ngừng tiếp diễn trong khi vẫn tồn tại thất
nghiệp ở khu vực đô thị.
- Mô hình của Keynes
John Maynard Keynes trong công tŕnh: “Lý thuyết tổng quát về thu nhập
và việc làm” đưa ra mô hình việc làm trong nền kinh tế tăng cùng với GDP.
Thất nghiệp phát sinh do tổng cầu của người tiêu dùng, doanh nghiệp và
chính phủ đối với hàng hóa và dịch vụ tăng không đủ để GDP đạt mức tạo đủ
việc làm. Có thể xem lập luận của Keynes là cần tăng tổng cầu hay GDP của
khu vực phi nông nghiệp để tạo việc làm, thu hút lao động từ khu vực nông
10
nghiệp. Nói cách khác, khi lựa chọn mô h́nh chuyển dịch lao động cần xem
xét quan hệ giữa tăng trưởng GDP và gia tăng quy mô lao động trong nền
kinh tế.
Mô hình của Keynes có hạn chế là chưa đề cập cụ thể đến cơ cấu kinh tế,
năng suất lao động là những yếu tố quyết định sức cạnh tranh của sản xuất
cần được xem xét đi kèm với tăng trưởng và tạo việc làm. Thực tế ở nhiều
nước cho thấy, tăng trưởng GDP không đi kèm với tăng lao động mà ngược
lại.
- Mô hình của Harry T.Oshima

Năm 1989, nhà kinh tế học người Nhật Bản – Harry T.Oshima – trong
tác phẩm “Tăng trưởng kinh tế ở các nước châu Á gió mùa” đưa ra lý thuyết
về tăng trưởng và tạo việc làm ở các nước châu Á với mô hình phát triển 2
khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp theo 3 giai đoạn.
- Giai đoạn đầu: tăng cường đầu tư mở rộng quy mô sản xuất nông
nghiệp để tạo việc làm cho lao động thiếu việc làm ở khu vực nông nghiệp,
cải thiện đời sống nông dân đồng thời để đáp ứng nhu cầu lương thực, thực
phẩm cho dân số tăng lên và xuất khẩu nông sản để có ngoại tệ nhập khẩu
máy móc cho phát triển công nghiệp. Giai đoạn này kết thúc khi sản xuất
nông nghiệp hàng hóa phát triển trên quy mô lớn, đặt ra yêu cầu phát triển
mạnh công nghiệp và dịch vụ, trước hết là các ngành công nghiệp, dịch vụ
phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống ở nông thôn như công nghiệp phân
bón, công nghiệp chế biến, các dịch vụ ở nông thôn. Xét theo quá trình CNH
– HĐH phát triển một nền kinh tế, giai đoạn này có thể coi là giai đoạn nền
kinh tế phát triển chủ yếu dựa vào nông nghiệp hay nền kinh tế nông nghiệp
với tỷ trọng lao động nông nghiệp trong cơ cấu lao động c̣n khá cao.
- Giai đoạn hai: đẩy mạnh phát triển đồng thời cả 2 khu vực gồm phi
nông nghiệp và nông nghiệp để tạo việc làm đầy đủ cho lao động ở cả hai khu
vực. Theo Harry T.Oshima, để tạo việc làm đầy đủ cho lao động ở khu vực
11
nông nghiệp và lao động ở khu vực phi nông nghiệp, nói cách khác để chuyển
dịch nhanh cơ cấu lao động trong giai đoạn này, cần phát triển các ngành
công nghiệp, dịch vụ theo chiều rộng, sử dụng nhiều lao động để tạo đủ việc
làm cho xă hội, giảm tỷ lệ thất nghiệp. Giai đoạn này kết thúc khi tốc độ gia
tăng việc làm lớn hơn tốc độ tăng lao động, nền kinh tế bắt đầu có dấu hiệu
thiếu lao động, tiền lương thực tế tăng nhanh. Đây có thể coi là giai đoạn “cất
cánh” của nền kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp.
- Giai đoạn ba: phát triển cả hai khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp
theo chiều sâu, mở rộng áp dụng KH&CN vào sản xuất nhằm nâng cao năng
suất lao động, qua đó giảm cầu lao động và tăng sức cạnh tranh của các ngành

kinh tế. Khu vực công nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng thay thế sản
phẩm nhập khẩu và hướng vào xuất khẩu đi kèm với chuyển dịch cơ cấu các
ngành công nghiệp theo hướng nâng cao hàm lượng công nghệ của sản phẩm.
Khu vực dịch vụ phát triển mạnh cả về quy mô và chất lượng với hàm lượng
GTGT của sản phẩm không ngừng được nâng lên. Giai đoạn này có thể coi là
giai đoạn nền kinh tế phát triển cơ bản dựa vào công nghiệp và dịch vụ, giai
đoạn nền kinh tế công nghiệp và tiếp tục phát triển trở thành nền kinh tế tri
thức.
Mô hình của Oshima phản ánh khá rõ các giai đoạn phát triển của một
nền kinh tế gắn với tạo việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động đồng thời có
tính bền vững khi xác định tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lao
động cần phải dựa trên tích lũy và đầu tư của cả hai khu vực nông nghiệp và
phi nông nghiệp, kết hợp hài ḥoà phát triển khu vực nông nghiệp và phi nông
nghiệp trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó có ưu tiên phát triển
từng khu vực trong mỗi giai đoạn gắn với tạo việc làm và chuyển dịch cơ cấu
lao động. Như vậy, tăng trưởng kinh tế nhanh và chuyển dịch lao động không
dẫn đến phân hóa lớn trong xă hội và bất bình đẳng trong thu nhập.
12
Thực tế phát triển ở một số nước châu Á cho thấy mô hình của Harry
T.Oshima khá phù hợp, điển h ình trong khu vực có Thái Lan, Malaysia. Đối
với Việt Nam, mô hình này là một mô hình hữu ích để nghiên cứu vận dụng
để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững.
2.1.2.3. Đánh giá chuyển dịch cơ cấu lao động.
- Tốc độ chuyển dịch
Quy mô và tốc độ gia tăng lao động trong các ngành: chỉ tiêu về quy mô
lao động cho biết số lượng lao động trong các ngành của một địa phương,
vùng hay cả nước tại từng thời điểm cụ thể. Thông qua đây có thể xác định
được tốc độ gia tăng qua từng năm. Từ hai chỉ tiêu này có thể thấy được sự
biến đổi số lượng và tỷ trọng lao động của các ngành thay đổi như thế nào qua
từng thời kỳ.

Ngoài ra, cũng có thể áp dụng phương pháp vector để đánh giá trình độ
chuyển dịch cơ cấu lao động. Để lượng hóa mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh
tế giữa hai thời điểm và ta sử dụng công thức công thức sau:
Sử dụng phương pháp Vector để lượng hóa và phân tích quá trình
chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành, bằng cách tính hệ số Cos φ:

=

=

=
n
i
n
i
n
i
1
)i(tS
1
)i(tS
1
)).Si(tSi(t
1
2
0
2
10
S
i

(t): tỷ trọng ngành i tại thời điểm t
φ: Là góc hợp bởi hai vector cơ cấu S(t
0
) và S(t
1
). Khi đó Cosφ càng lớn
bao nhiêu thì các cơ cấu càng gần nhau bấy nhiêu và ngược lại. Khi Cosφ = 1
thì góc giữa hai vector này bằng 0 điều đó có nghĩa là hai cơ cấu đồng nhất.
Khi Cosφ = 0 thì góc giữa hai vector này bằng 90
0
và các vector cơ cấu là
Cos φ
=
[9]
13
trực giao với nhau. Như vậy: 0 ≤ φ ≤ 90
0
Để đánh giá một cách trực giác sự chuyển dịch có thể so sánh góc φ với
giới hạn tối đa của sự sai lệch giữa hai vector. Do đó, để phản ánh tỷ lệ
chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ta dùng tỷ số φ/90
0
.
Chỉ số này chỉ phản ánh sự biến đổi nói chung của cơ cấu lao động theo
ngành, tức là nó không chỉ ra được sự biến đổi cụ thể của từng ngành. Chỉ số
này càng lớn chứng tỏ quá trình chuyển dịch diễn ra càng mạnh và ngược lại.
Chúng ta có thể dùng chỉ số này kết hợp với việc phân tích xu hướng trên cơ
sở số liệu cụ thể để đánh giá tính hợp lý và tốc độ của quá trình chuyển dịch
cơ cấu lao động theo ngành.
- Về tính phù hợp
- Cơ cấu lao động theo ngành: chỉ tiêu này cho biết số lượng lao động

của từng ngành chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng số lao động toàn địa
phương, vùng hay cả nước tại một thời điểm cụ thể.
- Cơ cấu kinh tế theo ngành(theo GDP): chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng
đóng góp của từng ngành trong GDP của địa phương, vùng hay cả nước trong
một khoảng thời gian cụ thể.
Qua hai chỉ tiêu trên có thể đánh giá được sự phù hợp của chuyển dịch
cơ cấu lao động so với cơ cấu kinh tế.
- Tính hiệu quả
Các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả của quá tŕnh chuyển dịch cơ cấu lao
động là các chỉ tiêu về năng suất, tăng thu nhập và cải thiện mức sống của dân
cư, tình hình giải quyết vấn đề về môi trường…như là:
- Năng suất lao động theo ngành: chỉ tiêu này cho biết giá trị sản xuất do
mỗi người lao động tạo ra trong một ngành nhất định. Nó cho ta biết hiệu quả
hoạt động của ngành đó. Nếu cơ cấu lao động được chuyển dịch theo đúng
hướng thì năng suất lao động sẽ tăng.
14
- GDP/lao động: cho thấy sự đóng góp của một lao động vào trong GDP.
Một sự chuyển dịch cơ cấu lao động hợp lư tất yếu sẽ dẫn đến sự cải thiện đời
sống của người lao động, thể hiện gián tiếp qua sự gia tăng của GDP/lao
động.
-GDP/người: một lao động ngoài việc nuôi sống bản thân còn phải nuôi
sống cả gia đình mình ( cha mẹ, con cái, vợ chồng…). Do đó, hiệu quả của
chuyển dịch cơ cấu lao động không thể chỉ xét đến thu nhập của lao động đó
mà còn phải quan tâm đến thu nhập đầu người có được cải thiện hay không
2.1.3.Các nhân tố ảnh hưởng và sự cần thiết
2.1.3.1.Các nhân tố ảnh hưởng
- Các nhân tố khách quan.
Sự phát triển của khoa học và công nghệ
Trong thời đại ngày nay, khoa học và công nghệ đã được coi là một nhân
tố tham gia tích cực vào quá trình sản xuất. Đối với chuyển dịch cơ cấu lao

động, khoa học công nghệ cũng có những tác động theo hướng sau:
Trước hết, sự phát triển của khoa học công nghệ sẽ dẫn đến sự ra đời của
các ngành mới. Theo đó cầu về lao động trong những ngành này cũng xuất
hiện và gia tăng nhanh chóng.
Mặt khác, sự phát triển khoa học công nghệ cũng tất yếu dẫn đến tăng
nhu cầu về lao động có trình độ và đào thải một số lượng người lao động
không có trình độ cao. Với sự trợ giúp của máy móc hiện đại, các dây chuyền
sản xuất hàng loạt, người ta có xu hướng tuyển các lao động có tay nghề kỹ
thuật cao. Đó là một yếu tố thúc ẩy chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng
gia tăng lao động kỹ thuật.
Sự đòi hỏi của nền kinh tế thị trường
Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi
những quan hệ kinh tế được điều tiết bởi quan hệ cung – cầu, và lao động
cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Thị trường lao động là nơi diễn ra
15
các hoạt động mua bán sức lao động, là nơi giá hàng hóa sức lao động được h
ình thành.
Ngoài ra, nền kinh tế thị trường phát triển sẽ dẫn đến những ngành còn
phù hợp , được thị trường chấp nhận sẽ tồn tại đồng thời các ngành nghề đã
lỗi thời, lạc hậu sẽ bị đào thải. Theo đó, lao động trong các ngành này cũng sẽ
dịch chuyển sang các ngành nghề khác.
- Xu thế toàn cầu hóa kinh tế thế giới
Mở cửa và hội nhập kinh tế là xu thế tất yếu hiện nay, cơ cấu kinh tế
thay đổi tích cực theo hướng mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế. Tỷ lệ giá trị
kim ngạch xuất khẩu so với GDP ngày càng tăng. Điều đó có nghĩa hệ số mở
cửa ngày càng lớn. Mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện thúc đẩy
thương mại phát triển.
Nhiều sản phẩm hàng hóa có điều kiện thâm nhập thị trường và xác định
được vị thế trên thị trường thế giới, biến lợi thế so sánh thành lợi thế cạnh
tranh. Chính việc tiêu thụ được sản phẩm trên thị trường thế giới, phát huy

được lợi thế so sánh và nâng cao được khả năng cạnh tranh của sản phẩm đă
tạo thu nhập cho người lao động, đồng thời có điều kiện đầu tư trở lại để hạ
giá thành, duy trì và phát huy khả năng cạnh tranh của sản phẩm và nền kinh
tế. Việc phát triển các ngành, các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh thu hút và
giải quyết việc làm cho người lao động cả tham gia trực tiếp và gián tiếp vào
các khâu, các công đoạn trong chuỗi giá trị sản phẩm toàn cầu, qua đó làm
thay đổi cơ cấu lao động .
- Các yếu tố về đất đai
Phát triển các KCN là một tất yếu trong quá trình CNH-HĐH của nước
ta. Yếu tố về đất đai là rất quan trọng làm chuyển dịch cơ cấu của lao động
nông thôn, khi phát triển các KCN người nông dân bị thu hẹp đất nông nghiệp
dẫn đến lao động nông thôn bị dư thừa tất yếu sẽ chuyển dịch sang lĩnh vực phi
nông nghiệp. Trong giới hạn của đề tài chúng tôi chỉ đề cập đến vấn đề chuyển
16
dịch cơ cấu lao động nông thôn do ảnh hưởng của phát triển các KCN. Đây là
vấn đề cần được tính toán khoa học, tránh tác động xấu đến đời sống của người
nông dân, sản xuất nông nghiệp
Tính đến cuối tháng cuối năm 2010, cả nước đã có khoảng 254 khu
công nghiệp và khu chế xuất được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên
gần 90 nghìn ha, phân bố trên 56 tỉnh, thành phố của cả nước. Các doanh
nghiệp trong KCN đạt tổng doanh thu hơn 22 tỉ USD, kim ngạch xuất khẩu
đạt gần 12 tỉ USD, chiếm 16,9% giá trị xuất khẩu của cả nước. KCN thu hút
trên 1 triệu lao động trực tiếp.
Tuy nhiên, để phục vụ các KCN, theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, bình quân mỗi năm có khoảng 73 nghìn ha đất nông
nghiệp được thu hồi. Hai vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và phía Bắc là nơi
được thu hồi đất nhiều nhất, trong đó những địa phương đứng đầu là: Tiền
Giang (20,3 nghìn ha), Đồng Nai (19,7 nghìn ha), Bình Dương (16,6 nghìn ha),
Hà Nội (7,7 nghìn ha), Vĩnh Phúc (5,5 nghìn ha) Điều đó tác động tới đời
sống khoảng 2,5 triệu người với gần 630 nghìn hộ nông dân. Số liệu cho thấy,

trung bình cứ mỗi ha đất thu hồi, sẽ làm hơn 10 lao động nông dân mất việc.
Do thiếu trình độ, sau khi thu hồi đất có tới 67% số nông dân vẫn giữ nguyên
nghề sản xuất nông nghiệp, 13% chuyển sang nghề mới, 20% không có việc
làm hoặc có việc nhưng không ổn định, 53% số hộ nông dân bị thu hồi đất có
thu nhập sụt giảm so với trước đây nên đời sống gặp nhiều khó khăn.
-Mức độ công nghiệp hoá của địa phương
Dưới góc độ kinh tế, quá trình chuyển chuyển dịch cơ cấu lao động
được hiểu là quá trình CNH-HĐH ; thực hiện CDCCKT theo hướng công
nghiệp, dịch vụ. Trong đó:
- CNH-HĐH là quá trình chuyển nền sản xuất nông nghiệp truyền thống
sang nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá dưới tác động của công nghiệp,
chuyển đổi từ nền kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp.
17
- Công nghiệp hoá nông thôn là quá trình thay đổi cơ bản kết cấu kinh tế
xã hội nông thôn, đặc biệt là CDCCLĐ từ nông nghiệp sang công nghiệp.
- CDCCKT là giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng các
ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.
Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động đã hình thành các vùng sản xuất
hàng hóa tập trung với quy mô lớn, phát huy thế mạnh, tiềm năng của các địa
phương: Quá trình này đồng nghĩa với việc gia tăng các mô hình trồng trọt,
chăn nuôi có quy mô lớn gắn liền với sản xuất hàng hóa: mô hình hộ gia đình
vừa sản xuất hàng hóa, vừa kinh doanh phục vụ sản xuất nông nghiệp và tiêu
thụ nông sản; mô hình sản xuất trang trại; các làng nghề dịch vụ nông nghiệp
hoặc phi nông nghiệp; chế biến nông sản. Từ đó, cơ cấu kinh tế có sự chuyển
dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Song song với sự
CDCCKT, sự phân công lao động cũng diễn ra theo hướng LĐNN-NT ngày
càng giảm, lao động ở các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ tăng lên.
- Mức độ phát triển cơ sở hạ tầng của địa phương
Đây là yếu tố quan trọng đối với việc đẩy mạnh các hoạt động kinh tế
và do đó thúc đẩy việc làm. Những điều kiện yếu kém của CSHT ở vùng

nông thôn nói chung và vùng sâu, vùng xa nói riêng là những rào cản thực sự
đối với việc phát triển kinh tế và tiếp theo là tạo việc làm. Tuy nhiên, việc
phát triển CSHT đòi hỏi vốn lớn, vấn đề chỉ có thể giải quyết bởi cấp trung
ương hoặc ít nhất là cấp tỉnh. Một kế hoạch phát triển khu vực cân bằng nên
được chú trọng trong đó quan tâm xây dựng CSHT nông thôn vững chắc để
không còn có những dòng di cư lớn từ nông thôn ra thành thị.
 Các chính sách của Nhà nước và địa phương về tạo việc làm.
Công tác dạy nghề đến năm 2010 là chuyển mạnh từ hướng cung sang
hướng cầu của thị trường lao động; tập trung đào tạo nghề trình độ cao đáp
ứng nhu cầu cho các ngành kinh tế và hội nhập Nâng tỷ lệ lao động qua đào
tạo nghề khoảng 32% lao động cả nước.
18
* Khả năng tiếp cận thị trường việc làm của người lao động
- Yếu tố khoảng cách gần hay xa so với thị trường lao động tác động
đến khả năng dễ hay khó tiếp cận thị trường việc làm của lao động.
- Giao thông thuận tiện hay không thuận tiện ảnh hưởng trực tiếp tới
khả năng tiếp cận thị trường việc làm của người lao động.
 Trình độ văn hóa và chuyên môn của người lao động;
Trình độ của thanh niên nông thôn:
- Trung bình có khoảng 12% tốt nghiệp THPT.
- Tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật chỉ đạt 5,3%, thấp
hơn khoảng 4 lần so với khu vực thành thị;
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề ở nông thôn chiếm trên 10% (tỷ lệ
chung của cả nước là 25%).
Hiện nay, cả nước có khoảng 22 triệu thanh niên cả nước (độ tuổi từ
15-30), chiếm khoảng 23% tổng số dân số và thanh niên nông thôn chiếm
khoảng trên 52%. Tuy nhiên, hơn 80% trong số này chưa được đào tạo qua
trường lớp về chuyên môn. Điểm yếu này đang trở thành rào cản đối với
thanh niên nông thôn trên con đường chọn nghề, lập nghiệp.
Cụ thể: trình độ tay nghề, kỹ năng nghề nghiệp của công nhân lao động

còn thấp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, năng suất lao động chưa đáp
ứng yêu cầu. Thậm chí một số KCN vẫn còn công nhân lao động mù chữ và
tái mù chữ.
Vì vậy đã có nghịch lý, các doanh nghiệp thiếu thị trường lao động kỹ
thuật cao còn người lao động lại thiếu việc làm.
 Tuổi của lao động, giới tính của lao động
Tuổi và giới tính của lao động là 2 yếu tố ảnh hưởng lớn đến quá trình
chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn. Đối với tuổi của lao động thì độ tuổi
trẻ sẽ có sự chuyển dịch nhanh và mạnh mẽ hơn đặc biệt là đối với lứa tuổi từ
18 – 25 tuổi, đối với những lao động trong độ tuổi cao thì thay đổi chậm chạm
19

×