Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Các hình thức thanh toán trực tuyến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (560.24 KB, 17 trang )


CÁC HÌNH THỨC THANH
TOÁN TRỰC TUYẾN
GVHD: TRƯƠNG MINH HÒA
Nhóm Mistletoe – TATM 13B
27 Tháng 11 Năm 2011
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
KHOA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
___________
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
MỤC LỤC
ỜI NÓI ĐẦU
Như chúng ta đã thấy, khoa học công nghệ mỗi ngày một phát triển giúp chất lượng cuộc sống của
con người được nâng cao. Ngày nay, công nghệ điện tử đang rất phát triển, đặc biệt là mạng
Internet. Chúng ta có thể thấy rằng Internet đã kết nối mọi người trên toàn cầu lại, khoảng cách
của con người được giảm đi đáng kể. Internet phát triển đã đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho
người trên nhiều lĩnh vực: truyền thông, giáo dục, điện ảnh…và đặc biệt là trong thương mại.
Ngày nay, khi giao dịch điện tử xuất hiện và được đưa vào ứng dụng, chúng ta không cần phải cầm
tiền mặt đi đến ngân hàng hay cầm thẻ đi giao dịch một cách trực tiếp nữa…thay vào đó chúng ta
có thể ở nhà và thực hiện các giao dịch một cách thuận tiên, nhanh chóng tiết kiệm thời gian, công
sức… một trong những dịch vụ mà giao dịch điện tử đem lại đó là việc thanh toán trực tuyến.
Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thanh toán trực tuyến và những lợi ích mà thanh toán truyến mang lại.
Trang 2
CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN TRỰC TUYẾN GVHD:TRƯƠNG MINH HÒA
I. THỰC TRẠNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.
Thương mại điện tử (TMĐT) – electronic commerce hay e – commerce không còn xa lạ đới với
người Việt. Được biết đến nhiều từ năm 2006-2007 và thực sự khởi sắc từ năm 2008, thương mại
điện tử từ năm 2008 đến nay đã phát triển vượt bậc và góp phần đáng kể trong việc hiện đại hóa xã
hội Việt Nam. Một trong những nhân tố góp phần làm bùng nổ thương mại điện tử ở Việt Nam đặc
biệt là các hình thức thanh toán trực tuyến (TTTT) ở Việt Nam đó là sự phát triển của mạng
Internet giúp kết nối Việt Nam ra toàn thế giới.


Theo số liệu thống kê của cục TMĐT và CNTT Bộ Công Thương:
- Số người sử dụng Internet trong năm 2008 chiếm tới 25% dân số và con số này sẽ còn tăng
lên trong tương lai, Việt Nam đang có những thuận lợi lớn trong việc phát triển TMĐT
trong đó có TTTT.
- Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán giảm xuống còn 14 %
(năm 2007 là 18%).
- Số lượng website TMĐT cung cấp dịch vụ TTTT có sự phát triển nhảy vọt. Nếu năm 2007
chỉ có một vài website TMĐT cung cấp dịch vụ này thì năm 2008 đã có trên 50 website
của các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như ngân hàng, hàng không, du lịch,
siêu thị bán hàng tổng hợp …triển khai thành công việc cung cấp dịch vụ TTTT cho khách
hàng.
Doanh thu mà doanh nghiệp thu được từ TMĐT cũng có chiều tích cực: 35,6% doanh nghiệp có
doanh thu từ TMĐT chiếm dưới 5% trong tổng doanh thu, trong đó là có tới 38,07% doanh nghiệp
có doanh thu từ TMĐT chiếm trên 15% trong tổng doanh thu của mình (số liệu năm 2008).
Trang 3
Nhóm Mistletoe – TATM13B
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Khi so sánh số liệu các năm trước thì có thể thấy rằng TMĐT ngày càng góp phần nhiều trong
tổng doanh thu của doanh nghiệp, doanh thu TMĐT chiếm trên 15% trong tổng doanh thu năm
2008 tăng 4% so với năm 2007 và mức doanh thu từ TMĐT chiếm dưới 5% trong tổng doanh thu
năm 2008 đã giảm 9% so với năm 2007, và đây là điều phù hợp với xu thế phát triển chung của thị
trường.
Quy mô thẻ nộ địa và thẻ quốc tế tại Việt Nam từ 2005-2008
Tuy nhiên việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán vẫn còn hết sức phổ biến. Số lượng người có thẻ
tín dụng, thẻ ghi nợ hoăc các loại thẻquốc tế khác như visa card, master card… vẫn còn rất ít. Theo
số liệu thống kê trong năm 2008 tại Việt Nam chỉ tính riêng đối với loại thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ
là rất thấp, chỉ có 20% dân số có thẻ ghi nợ và 1% dân số có thẻ tín dụng tại các ngân hàng trong
và ngoài nước. Cụ thể: thẻ nội địa: 11,827,246 chiếc; tăng 31,13% so với năm 2007 (9,019,067
chiếc); thẻ quốc tế: 1,311,843 chiếc; tăng 145,69% so với năm 2007 (533,933 chiếc). Và trong
vòng 3 năm trở lại đây tỷ lệ tăng trưởng của thẻ thanh toán là 381% (năm 2008 so với năm 2005).

Như vậy, TMĐT và TTTT thật sự là một ngành tiềm năng ở Viêt Nam và có ứng dụng rất lớn
trong xã hội đặc biệt trong kinh doanh vì tiết kiệm được rất nhiều thời gian, tiền bạc và công sức.
II. THANH TOÁN TRỰC TUYẾN LÀ GÌ?
Thanh toán trực tuyến là giải pháp cho phép người mua có thể thanh toán trực tiếp tiền cho người
bán thông qua mạng. Thanh toán trực tuyến gần như là bước cuối cùng để hoàn thiện "Thương mại
điện tử"
Chúng ta có thể hiểu đơn giản, thanh toan trực tuyến là dịch vụ trung gian giúp bạn chuyển tiền
thật từ tài khoản ngân hàng thành một loại tiền ảo trên mạ ng. Các cá nhân, tổ chức dùng tiền ảo
này để giao dịch trên mạng với nhau rồi sau đó lại chuyển ngược tiền ảo này thành thật trong tài
khoản ngân hàng.
Khi có dịch vụ trung gian thì quá trình giao dịch bảo mật hơn rất nhiều giúp bảo vệ tài khoản ngân
hàng của bạn và việc thanh toán trao đổi cũng đơn giản hơn. Chính vì vậy, hiện nay có khá nhiều
các dịch vụ trung gian hoạt động hỗ trợ chúng ta trong việc giao dịch trực tuyến với mỗi một dịch
vụ sẽ đi kèm một loại tiền ảo có tên và mệnh giá qui đổi ra tiền thật khác nhau. Phổ biến hiện nay
phải kể đến: PayPal(PP), AlerPay (AP), LibertyReserve (LR), MoneyBookers (MP), Webmoney
(WMZ, WME,WMR), Neteller...
Do đó nếu chúng ta muốn thực hiện giao dịch trực tuyến qua Internet thì trước tiên chúng ta phải
có một tài khoản ảo trên một trang web thanh toán trung gian (payment gateway), sau đó tài khoản
ảo sẽ được kết nối với tài khoản ngân hàng (sau khi chúng ta đã đăng kí dịch vụ thanh toán trực
tuyến tại ngân hàng) và chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng thông qua tài khoản ảo để giao dịch.
Trang 4
CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN TRỰC TUYẾN GVHD:TRƯƠNG MINH HÒA
Bạn có nhiều các tài khoản tại các dịch vụ trung gian khác nhau thì bạn sẽ càng giao dịch và sử
dụng đuợc nhiều loại tiền ảo khác nhau thuận tiện trong thanh toán trực tuyến.
III. CÁC LOẠI HÌNH THỨC THANH TOÁN TRỰC TUYẾN.
Hình thức thanh toán trực tuyến hiện nay được chia làm 3 loại chính:
1) Thanh toán bằng thẻ:
Là phương thức thanh toán đặc trưng nhất của các giao dịch thương mại trực tuyến trên Internet.
Thanh toán bằng thẻ tín dụng chiếm tới 90% tổng các giao dịch TMĐT. Phương thức thanh toán
này giúp cho người mua hàng trực tuyến trên mạng có thể nhanh chóng hoàn thiện được những

giao dịch thương mại với mọi đối tác trên toàn cầu.
Hình thức thanh toán bằng thẻ được chia làm hai loại chính:
a. Thẻ tín dụng (Credit Cards):
Ví dụ: Visa, MasterCard, Amex, Diners…
Quy trình:
- Người mua hàng sau khi quyết định mua hàng sẽ nhập các thông tin về thẻ tín dụng lên
trang web của người bán;
- Các thông tin thẻ tín dụng được gửi thẳng tới Ngân hàng mở Merchant Account (hoặc bên
cung cấp dịch vụ thanh toán) mà không lưu lại máy chủ của người bán;
- Ngân hàng mở Merchant Account gửi các thông tin thẻ tín dụng tới ngân hàng cấp thẻ tín
dụng;
- Ngân hàng cấp thẻ tín dụng sau khi kiểm tra các thông tin sẽ phản hồi lại cho ngân hàng
mở Merchant Account. Phản hồi có thể là chấp nhận thanh toán (ghi có cho tài khoản của
người bán) hoặc tù chối.
- Dựa trên phản hồi của ngân hàng cấp thẻ tín dụng, người bán sẽ thực hiện đơn hàng hoặc
từ chối.
Toàn bộ quá trình chỉ diễn ra trong vòng vài giây, người mua sẽ bị trừ tiền và đồng thời người bán
cũng sẽ nhận được khoản thanh toán trong vài giây.
Ưu điểm:
- Cách sử dụng đơn giản, được sử dụng phổ biến trên phạm vi rộng;
- Tiết kiệm chi phí giao dịch, thời gian;
- Thu hút được nhiều khách hàng, mở rộng được thị trường, mở rộng qui mô kinh doanh nhờ
việc thanh toán nhanh, gọn , thuận tiện;
- Không phải đến ngân hàng, không phải xử lý séc khống, không phải mất nhiều thời gian
xử lý các đơn đặt hàng và nhiều công việc giấy tờ phiền toái khác tức là chỉ ngồi ở một nơi
và thực hiện việc thanh toán qua mạng internet.
Nhược điểm:
- Dễ phát sinh rủi ro mất tiền hoặc bị trừ tiền nhiều khi thanh toán trực tiếp từ thẻ và thanh
toán tự động như lỗi hệ thống, hacker...
Phí cho việc thanh toán trực tuyến:

- Thông thường việc mở Internet Merchant Account không tốn phí
- Việc sử dụng phần mềm ứng dụng Payment Gateway thường có phí cài đặt ban đầu từ vài
chục đến vài trăm đô la và phí duy trì hàng tháng khoảng vài chục đô la.
Trang 5
Nhóm Mistletoe – TATM13B
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
- - Trong mỗi giao dịch thanh toán qua mạng, các acquirer sẽ thu phí khoảng từ 1.5% đến
4% giá trị giao dịch và khoảng từ 0.3$ cho tới 0.5$ phí xác nhận thông tin thẻ/lần giao dịch
- - Ngoài ra, nếu có sai sót trong quá trình thanh toán hoặc bị thẻ tín dụng giả, người bán
phải chịu thêm chi phí chargeback khoảng vài chục đô la.
b. Thanh toán bằng thẻ ghi nợ (Debit Card):
Đây là phương thức thanh toán trực tuyến chưa sử dụng phổ biến hiện nay ở Việt Nam nhung lại
rất phổ biến ở nước ngoài.
Ví dụ: Visa, Master card....
Quy trình thực hiện:
- Đăng kí làm thành viên của trang website bạn muốn mua hàng hóa, chọn loại hàng hóa bạn
muốn mua và chọn hình thức thanh toán là thanh toán bằng thẻ ghi nợ.
- Nhập thông tin lên mặt trước của chủ thẻ theo yêu cầu:
• Họ và tên chủ thẻ: phải điền đầy đủ tên (đánh Tiếng Việt không dấu).
• Số thẻ: nhập đầu đủ 16 số của thẻ.
• Ngày phát hành: nhập ngày hiệu lực thẻ in trên mặt trước của thẻ
Nhấp chọn “thanh toán”.
- Nhập mật khẩu dung một lầm OTP – One time password, lẫm được ngân hàng gửi cho
khách hàng thông qua thuê bao SMS mà quí khách hàng đã dăng kí với ngân hàng.
- Nhấn nút “xác nhận” thực hiện thanh toán.
- Khách hàng nhận kết quả giao dịch hàng hóa.
Ưu điểm:
- Người bán có thể biết người mua có tiền để mua hàng thực sự hay không; người mua sẽ
tiến hành thanh toán ngay lập tức cho tùng giao dịch.
- Giúp người mua tránh được những “cú sốc” thẻ tín dụng khi ngân hàng gửi các bảng kê

thanh toán đến.
- Qui trình mở thẻ nhanh chóng, khách hàng chỉ cần có tài khoản ở ngân hàng đều có thể lập
được một thẻ ghi nợ.
- Qui trình thanh toán bàng thẻ cũng đơn giản, tiết kiệm chi phí, thời gian, không hạn chế
thời gian giao dịch.
- An toàn, bảo mật
Trang 6

×