Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Giáo trình khoa học môi trường sức khỏe môi trường phần 1 trường đh võ trường toản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 112 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƢỜNG TOẢN
KHOA Y

BÀI GIẢNG
Giáo
Trình

ĐƠN VỊ BIÊN SOẠN: KHOA Y
Ngƣời biên soạn: ThS. Trần Đỗ Thanh Phong

Hậu Giang, 2017


MỤC LỤC
01. ĐẠI CƢƠNG VỀ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG VÀ SỨC KHỎE MÔI TRƢỜNG ....... 1
02. VỆ SINH MÔI TRƢỜNG KHƠNG KHÍ ....................................................................... 18
03. VỆ SINH MƠI TRƢỜNG NƢỚC .................................................................................. 48
04. VỆ SINH MÔI TRƢỜNG ĐẤT...................................................................................... 96
05. VỆ SINH MÔI TRƢỜNG BỆNH VIỆN ...................................................................... 111
06. ĐẠI CƢƠNG Y HỌC LAO ĐỘNG ............................................................................. 119
07. VI KHÍ HẬU NĨNG TRONG LAO ĐỘNG SẢN XUẤT ........................................... 129
08. TIẾNG ỒN TRONG SẢN XUẤT VÀ ĐIẾC NGHỀ NGHIỆP ................................... 143
09. NHIỄM ĐỘC HÓA CHẤT TRONG LAO ĐỘNG ...................................................... 153
10. BỤI TRONG MÔI TRƢỜNG LAO ĐỘNG ................................................................. 161
11. VỆ SINH NHÀ Ở VÀ QUY HOẠCH ĐÔ THỊ ............................................................ 179
12. QUẢN LÝ SỨC KHỎE MÔI TRƢỜNG ..................................................................... 192
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 207


Giáo Trình Khoa Học Mơi Trường – Sức Khỏe Mơi Trường VTTU


Bài 1
ĐẠI CƢƠNG
VỀ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG VÀ SỨC KHỎE MÔI TRƢỜNG
MỤC TIÊU:
1. Nêu được khái niệm sức khỏe, mơi trường và sức khỏe mơi trường.
2. Trình bày được đại cương về các loại môi trường.
3. Mô tả được những ảnh hưởng của môi trường lên sức khỏe và sự tác động
trở lại môi trường của con người.
4. Liệt kê được một số bệnh phổ biến có liên quan đến mơi trường.
NỘI DUNG:
I. KHÁI NIỆM VỀ SỨC KHỎE, MƠI TRƢỜNG:
1. KHÁI NIỆM VỀ SỨC KHỎE:
Năm 1948, Tổ chức Y tế Thế giới đã đƣa ra định nghĩa đầy đủ về sức khỏe là :
"Sức khỏe là một trạng thái lành mạnh về thể chất, thoải mái về tinh thần và đầy đủ
về phúc lợi xã hội, chứ không phải đơn thuần sức khỏe chỉ là không bệnh- tật" và lấy
Ngày 7 tháng 4 hàng năm là Ngày Sức khỏe Thế giới.
Đây là một định nghĩa về sức khỏe đƣợc cộng đồng các nƣớc chấp nhận và
trích dẫn nhiều nhất.
Nhƣ vậy, sức khỏe là sự phối hợp hài hòa cả 03 thành phần: thể lực, tinh thần
và xã hội. Ba thành phần này có quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại với
nhau, hợp thành sức khỏe con ngƣời, ngƣời khơng có bệnh tật chƣa đủ để nói là khỏe
mạnh.
II. KHÁI NIỆM VỀ MƠI TRƢỜNG:
Mơi trƣờng là tập hợp các thành phần vật chất bao quanh con ngƣời, đƣợc hình
thành do các quá trình tự nhiên hay nhân tạo, có khả năng tác động đến sự tồn tại và
phát triển của con ngƣời và các sinh vật khác.
Môi trƣờng tự nhiên: khí quyển, thủy quyển, thạch quyển
Mơi trƣờng nhân tạo: thành phố, vƣờn, đồng ruộng, công viên…

1



Giáo Trình Khoa Học Mơi Trường – Sức Khỏe Mơi Trường VTTU

2.1. Mơi trƣờng là gì?
Theo Luật bảo vệ mơi trƣờng Việt Nam (1993): "Môi trường bao gồm các yếu
tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con
người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và
thiên nhiên".
2.2. Các thành phần của mơi trƣờng
Các yếu tố kể trên cịn gọi là các thành phần của mơi trƣờng bao gồm: khơng
khí, đất, nƣớc, khí hậu, âm thanh, ánh sáng, sức nóng, bức xạ, động thực vật thuộc
các hệ sinh thái, khu dân cƣ, khu sản xuất, cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng
cảnh, di tích lịch sử, khu vui chơi giải trí, v.v.... Tóm lại, các thành phần của mơi
trƣờng bao gồm mơi trƣờng vật lý, môi trƣờng sinh học và môi trƣờng xã hội.
Theo giải thích trong Luật bảo vệ mơi trƣờng (2005):
"Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành mơi trường như đất,
nước, khơng khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái vật chất
khác".
Thành phần môi trƣờng cực kỳ phức tạp với sự có mặt của vơ số các yếu tố vơ
sinh và hữu sinh.
Dựa trên các đặc trƣng cơ bản, các nhà khoa học đã chia thành phần môi
trƣờng làm 5 quyển là khí quyển, thạch quyển, thuỷ quyển, sinh quyển và trí quyển.
a. Khí quyển
Khí quyển là lớp khí bao phủ quanh bề mặt Trái đất với chiều cao từ 0 đến 100
km đóng vai trị duy trì, bảo vệ cuộc sống của con ngƣời và sinh vật.
Khí quyển đƣợc chia làm 5 tầng phân tách từ mặt đất lên bao gồm: tầng đối
lƣu, tầng bình lƣu, tầng trung gian, tầng nhiệt và tầng điện ly (hình 1.1). Ở tầng đối
lƣu, thành phần khí quyển gồm Nitơ, Oxi, khí Cacbonic, hơi nƣớc và một số khí khác
nhƣ Acgon, Heli, Hydro… và bụi.


2


Giáo Trình Khoa Học Mơi Trường – Sức Khỏe Mơi Trường VTTU

Hình 1.1. Cấu trúc khí quyển
Khí quyển duy trì sự sống bằng việc cung cấp O2 và CO2 cho q trình hơ
hấp, quang hợp của con ngƣời và sinh vật. Tham gia vào việc giữ cân bằng nhiệt
lƣợng của Trái đất thơng qua q trình hấp thụ tia tử ngoại từ mặt trời và phản xạ tia
nhiệt từ mặt đất.
Bên cạnh đó, khí quyển cịn ngăn chặn các tia tử ngoại, tia hồng ngoại và các
tia nhìn thấy khác có những tác động nguy hại với con ngƣời và hệ sinh thái.
b. Thạch quyển
Thạch quyển (hay còn gọi là địa quyển) là lớp vỏ rắn ngồi trái đất có độ dày
thay đổi theo vị trí địa lý từ 0 đến 100 km và có cấu tạo hình thái phức tạp. Thạch
quyển là cơ sở cho sự sống trên Trái đất với việc con ngƣời đang sống trong một
phần rất mỏng manh, có thành phần phức tạp và rất linh động là mặt đất.

Hình 1.2. Thành phần của thạch quyển
3


Giáo Trình Khoa Học Mơi Trường – Sức Khỏe Mơi Trường VTTU

Thành phần của thạch quyển gồm đất và các khống chất, chất hữu cơ, khơng
khí và nƣớc xuất hiện trong q trình phong hố lớp vỏ Trái đất (hình 1.2).
Lớp đất là thành phần quan trọng nhất và bị biến đổi tự nhiên dƣới tác động
của nƣớc, khơng khí, vi sinh vật và các điều kiện khí hậu khác.
c. Thuỷ quyển

Thuỷ quyển bao gồm các dạng nguồn nƣớc có trên Trái đất nhƣ đại dƣơng,
biển, sông suối, ao hồ, băng ở hai cực Trái đất, trong khơng khí, trong đất và trong
các cơ thể sinh vật.
Tổng lƣợng nƣớc trên hành tinh ƣớc tính 1,38 tỷ km3 (chiếm khoảng 0,3%
tổng khối lƣợng Trái đất).
Khoảng 97% nƣớc của Trái đất là nƣớc biển và đại dƣơng (nƣớc mặn), 2%
nƣớc tồn tại ở dạng băng nằm ở hai cực Trái đất và 1% là nƣớc ngọt mà con ngƣời có
thể sử dụng đƣợc (hình 1.3). Nƣớc là thành phần vơ cùng quan trọng trong việc duy
trì cuộc sống của con ngƣời và sinh vật trên Trái đất.

Hình 1.3. Thành phần thuỷ quyển trên trái đất
d. Sinh quyển
Sinh quyển bao gồm tất cả các cơ thể sống tồn tại trong ba môi trƣờng thạch
quyển, thuỷ quyển và khí quyển có quan hệ chặt chẽ với nhau và tƣơng tác với các
thành phần vô sinh tạo nên môi trƣờng sống của các cơ thể sống.
Khác với ba quyển trƣớc đó, sinh quyển khơng có giới hạn rõ rệt vì nằm trong
cả ba thành phần môi trƣờng kể trên và chỉ tồn tại và phát triển trong những điều kiện
4


Giáo Trình Khoa Học Mơi Trường – Sức Khỏe Mơi Trường VTTU

nhất định. Đặc trƣng cho các hoạt động của sinh quyển là các chu trình trao đổi chất
và các chu trình năng lƣợng.
d. Trí quyển
Từ khi xuất hiện con ngƣời và xã hội lồi ngƣời, cùng với tiếng nói và chữ
viết, con ngƣời đã ngày càng phát triển trí tuệ thơng qua sự hồn thiện não bộ. Sự
phát triển của tri thức nhân loại đã hình thành những nền văn minh và sản xuất ra
những lƣợng của cải, vật chất to lớn làm thay đổi diện mạo Trái đất.
Chính vì vậy, khoa học hiện đại thừa nhận sự tồn tại của môi trƣờng tri thức

bao gồm các bộ phận trên trái đất mà tại đó có tác động của trí tuệ con ngƣời. Mơi
trƣờng tri thức này đƣợc gọi là trí quyển.
Sự phân chia thành phần của mơi trƣờng thành các quyển nhƣ trên cũng chỉ có
tính chất tƣơng đối. Các yếu tố, thành phần trong môi trƣờng luôn liên quan đến
nhau, tác động lẫn nhau và bổ xung cho nhau một cách chặt chẽ.
Chính vì vậy, các tiêu chí phân loại cần đƣợc xác lập cho từng đối tƣợng
nghiên cứu trong từng hoàn cảnh cụ thể. Mối quan hệ giữa các quyển trong môi
trƣờng đƣợc khái quát tại hình 1.4.

Hình 1.4. Mối quan hệ giữa các quyển trong môi trường
2.3. Phân loại môi trƣờng
Tuỳ theo đối tƣợng và mục đích nghiên cứu cụ thể mà có thể nêu ra một số
phƣơng cách phân môi trƣờng theo các dấu hiệu đặc trƣng nhƣ sau:

5


Giáo Trình Khoa Học Mơi Trường – Sức Khỏe Mơi Trường VTTU

- Theo nguồn gốc, mơi trƣờng có thể đƣợc chia thành: Môi trƣờng tự nhiên;
Môi trƣờng nhân tạo.
- Theo tính chất địa lý, mơi trƣờng có thể đƣợc chia thành: Môi trƣờng thành
thị; Môi trƣờng nông thôn.
- Theo theo thành phần, mơi trƣờng có thể đƣợc chia thành: Mơi trƣờng khơng
khí; Mơi trƣờng đất; Mơi trƣờng nƣớc.
- Theo qui mơ, mơi trƣờng có thể đƣợc chia thành: Mơi trƣờng quốc gia; Môi
trƣờng vùng; Môi trƣờng địa phƣơng.
Dựa trên các cách phân loại trên, có thể phân chia mơi trƣờng thành 3 loại dựa
theo chức năng hoạt động của nó, bao gồm:
2.3.1. Môi trường tự nhiên: Bao gồm các yếu tố tự nhiên tồn tại khách quan

bao quanh con ngƣời nhƣ: đất đai, khơng khí, nƣớc, động thực vật... Mơi trƣờng tự
nhiên cung cấp các nguồn tài nguyên thiên nhiên cho quá trình sản xuất nhằm tạo ra
của cải, vật chất cho xã hội và tiếp nhận, đồng hoá các loại phế thải phát sinh trong
quá trình sản xuất và tiêu thụ.
2.3.2. Môi trường xã hội: Là tổng thể các quan hệ giữa con ngƣời với con
ngƣời, tạo nên sự thuận lợi hoặc trở ngại cho sự phát triển của các cá nhân hoặc từng
cộng đồng dân cƣ. Đó là các luật lệ, thể chế, cam kết, qui định... nhằm hƣớng con
ngƣời tuân theo một khuôn khổ nhất định tạo ra sự phát triển của xã hội và làm cho
cuộc sống của con ngƣời khác với các sinh vật khác.
2.3.3. Môi trường nhân tạo: là tập hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội do con
ngƣời tạo nên và chịu sự chi phối của con ngƣời nhƣ nhà ở, môi trƣờng đô thị, môi
trƣờng, môi trƣờng nông thôn, công viên, trƣờng học, khu giải trí...
III. ẢNH HƢỞNG CỦA MƠI TRƢỜNG LÊN SỨC KHỎE CON NGƢỜI
3.1. Các thơng tin chính
• Trong vịng 50 năm qua, mức độ ơ nhiễm mơi trƣờng đã tăng lên ở Việt Nam
do q trình cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa và sự phát triển của phƣơng tiện giao thông
cơ giới diễn ra với tốc độ nhanh, tạo ra ơ nhiễm khơng khí đơ thị, phát sinh chất thải
rắn và chất thải nguy hại cũng nhƣ một loạt các thảm họa và tình huống khẩn cấp do
con ngƣời gây ra,
6


Giáo Trình Khoa Học Mơi Trường – Sức Khỏe Mơi Trường VTTU

• Ơ nhiễm trong khu vực đơ thị chủ yếu là do các hạt rắn lơ lửng, khí đi-ơ xýt
lƣu huỳnh (SO2), đi ô-xýt ni-tơ (NO2) và ô-xýt các-bon (CO), xăng, chì và tiếng ồn.
• Các mối lo ngại về sức khỏe đối với tác động từ các hạt bụi, bao gồm:
o ảnh hƣởng tới q trình hơ hấp và hệ thống hô hấp
o làm hỏng các mô phổi
o ung thƣ,

o chết trẻ
o ngƣời già, trẻ em và ngƣời có bệnh phổi mãn tính, cúm hoặc hen, là những
ngƣời đặc biệt nhạy cảm đối với ảnh hƣởng của các hạt rắn.
• Q trình cơng nghiệp hóa diễn ra nhanh cũng làm ơ nhiễm khơng khí. Bụi từ
các nhà máy xi-măng bao trùm thành phố Hải Phòng, thành phố lớn thứ ba, vƣợt q
tiêu chuẩn chất lƣợng khơng khí quốc gia từ 3 đến 8 lần.
• Ở Hà Nội, các chất gây ơ nhiễm khơng khí xung quanh đã đạt tới mức báo
động. Nồng độ ơ-xít các-bon cao hơn từ 1,5 đến 1,7 lần so với mức cho phép, đi ôxýt ni-tơ cao hơn từ 2,5 đến 2,9 lần, các hạt rắn có thể lắng đƣợc có hàm lƣợng cao
hơn từ 43 đến 60 lần và hàm lƣợng các hạt rắn lơ lửng cao hơn từ 5 đến 10 lần.
• Tổng lƣợng chất thải rắn y tế phát sinh ở Việt Nam vào khoảng 47 tấn/ngày.
Nƣớc thải phát sinh từ các cơ sở y tế khoảng 125,000 m3/ngày (Nguồn: Kế hoạch
thực hiện Quy hoạch Xử lý Chất thải Y tế trong giai đoạn 2011- 2015 và định hƣớng
đến năm 2020).
• Việc tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm không khí vƣợt q tầm kiểm sốt
của các cá nhân và địi hỏi chính quyền các cấp, từ quốc gia tới khu vực và quốc tế
phải hành động.
• Mức ơ nhiễm khơng khí mà càng thấp thì càng tốt cho sức khỏe đƣờng hô
hấp và tim mạch (cả trƣớc mắt và về lâu dài) của ngƣời dân.
3.2. Đánh giá tác động sức khỏe
• Đánh giá tác động sức khỏe (ĐTS) là một công cụ đánh giá các tác động về
mặt sức khỏe của các chính sách, kế hoạch và các dự án trong các ngành kinh tế khác
nhau, sử dụng các kỹ thuật định lƣợng, định tính và có sự tham gia của ngƣời dân.

7


Giáo Trình Khoa Học Mơi Trường – Sức Khỏe Mơi Trường VTTU

• Đánh giá tác động sức khỏe (ĐTS) giúp các nhà ra quyết định lựa chọn các
giải pháp thay thế và các biện pháp cải thiện để phòng ngừa bệnh tật, chấn thƣơng

thƣơng tích và chủ động tăng cƣờng sức khỏe.
• WHO hỗ trợ các cơng cụ và sáng kiến trong lĩnh vực ĐTS để cải thiện một
cách năng động sức khỏe và phúc lợi trong tất cả các ngành.
• ĐTS đƣợc sử dụng để:
o Đánh giá các kế hoạch, dự án, chƣơng trình hoặc chính sách trƣớc khi triển
khai thực hiện
o Dự báo các tác động sức khỏe của các đề xuất dự án, kế hoạch và chƣơng
trình
3.3. Khuyến nghị các biện pháp giảm thiểu:
- Để tăng tối đa các tác động có lợi và giảm thiểu các tác động có hại cho sức
khỏe; và
- Để gắn kết các nhà ra quyết định sao cho họ phải cân nhắc các tác động sức
khỏe và các yếu tố quyết định sức khỏe trong quá trình đƣa ra quyết định.
3.4. Các thách thức
• Sau một số năm đƣợc Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng và Bộ Y Tế phối hợp
xây dựng, bản Kế hoạch hành động quốc gia về Sức khỏe Mơi trƣờng đã đƣợc trình
lên chính phủ để phê duyệt, tuy nhiên bản kế hoạch này đã không đƣợc phê duyệt
vào đầu năm 2012.
• Do vậy, Việt Nam sẽ phải đƣơng đầu với các vấn đề sức khỏe môi trƣờng mà
khơng tn theo một kế hoạch tồn diện và mang tính chất hệ thống nào.
• Hiện tại, 53,6% các cơ sở y tế đã có hệ thống xử lý nƣớc thải. 95,6% chất
thải y tế rắn đƣợc phân loại và thu gom. 69,2% bệnh viện có chất thải nguy hại đƣợc
xử lý bằng lò đốt 2 buồng hoặc bằng các công nghệ thay thế không đốt hoặc thông
qua hợp đồng xử lý với các dịch vụ bên ngồi.
• Hầu hết các lị đốt rác gây ơ nhiễm khơng khí (khí đi ơ-xin và fu-ran) do
thiếu hệ thống làm sạch khí thải hoặc do vận hành khơng đúng quy trình quy phạm
(nhiệt độ thấp). Nƣớc thải y tế chƣa qua xử lý trong nhiều trƣờng hợp đƣợc thải bỏ
trực tiếp ra ruộng lúa, sơng ngịi, ao hồ, gây ơ nhiễm và ảnh hƣởng tới chuỗi thức ăn.
8



Giáo Trình Khoa Học Mơi Trường – Sức Khỏe Mơi Trường VTTU

• Việt Nam thiếu số liệu về các nguồn thủy ngân trong các cơ sở y tế và nhận
thức của cán bộ công nhân viên y tế và công chúng về tác hại của thủy ngân cịn hạn
chế.
• Chƣa cơ sở y tế nào có quy trình chuẩn để phân loại chất thải có chứa thủy
ngân
• Chất thải thủy ngân thông thƣờng đƣợc thu gom và đốt cùng với các chất thải
y tế khác trong lò đốt rác bệnh viện hoặc các lò đốt trung tâm, hoặc đƣợc đem đi
chôn lấp trong bãi chôn lấp rác đô thị.
3.5. Hoạt động của WHO
• WHO đã hỗ trợ Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng và Bộ Y Tế xây dựng Kế
hoạch hành động quốc gia về Sức khỏe Môi trƣờng (NEHAP) để trình lên chính phủ
phê duyệt.
• Tuy nhiên, kế hoạch hành động này đã không đƣợc phê duyệt, một phần vì
khái niệm sức khỏe mơi trƣờng và NEHAP cịn mới lạ đối với các nhà hoạch định
chính sách và phần khác là do kế hoạch này có phần trùng lắp với các chƣơng trình
mục tiêu quốc gia nhƣ chƣơng trình nƣớc sạch và vệ sinh mơi trƣờng.
• Cách tiếp cận sắp tới sẽ là giải quyết vấn đề sức khỏe mơi trƣờng một cách
tồn diện, trong đó, kế hoạch trên đây cần phải đƣợc chỉnh sửa và trình phê duyệt lại
trong thời gian tới.
• WHO đã và đang ủng hộ những nỗ lực nhằm xây dựng các tiêu chuẩn chất
lƣợng khơng khí trong nhà, tiến hành nghiên cứu tác động sức khỏe của ơ nhiễm
khơng khí tại các nút giao thông ở thành phố lớn cũng nhƣ nâng cao nhận thức cộng
đồng về tác hại sức khỏe của ô nhiễm khơng khí.
• WHO đã hỗ trợ xây dựng quy chế quản lý chất thải y tế, bao gồm kế hoạch
hành động quốc gia, tiến hành đào tạo tập huấn cho cán bộ y tế. Các hƣớng dẫn về xử
lý chất thải y tế và nƣớc thải bệnh viện đã đƣợc xây dựng và đƣa vào áp dụng.
• Với sự hỗ trợ của WHO, nghiên cứu thay thế cơng nghệ lị đốt rác thải y tế

bằng các công nghệ thay thế nhƣ xử lý bằng lị vi sóng đã đƣợc tiến hành thử
nghiệm.

9


Giáo Trình Khoa Học Mơi Trường – Sức Khỏe Mơi Trường VTTU

• WHO đã và đang hỗ trợ cơ quan chức năng xây dựng quy chế về sử dụng
thuốc trừ sâu và các chất khử trùng trong cơ sở y tế và ở hộ gia đình.
• WHO cũng đã hỗ trợ các nỗ lực nâng cao nhận thức về sử dụng thủy ngân
trong các cơ sở y tế. Hƣớng dẫn về việc sử dụng thủy ngân sẽ đƣợc xây dựng trong
giai đoạn 2012- 2013 và mơ hình thí điểm về bệnh viện không sử dụng thủy ngân sẽ
đƣợc triển khai trong giai đoạn 2012-2013.
IV. KHÁI NIỆM VỀ SỨC KHỎE MÔI TRƢỜNG
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sức khỏe mơi trƣờng đề cập đến các yếu
tố vật lý, hóa học, và sinh học bên ngoài con ngƣời và tất cả các yếu tố liên quan ảnh
hƣởng lên hành vi. Nó bao gồm việc đánh giá và kiểm sốt các yếu tố mơi trƣờng có
khả năng tác động sức khỏe. nhằm phịng bệnh và tạo một mơi trƣờng có lợi cho sức
khỏe. định nghĩa này loại trừ các hành vi không liên quan môi trƣờng cũng nhƣ hành
vi liên quan liên quan đến xã hội, mơi trƣờng văn hóa, và yếu tố di truyền.
4.1. Định nghĩa sức khỏe môi trường:
"Sức khỏe mơi trường là tạo ra và duy trì một môi trường trong lành, bền vững
để nâng cao sức khỏe cho cộng đồng"
Một cộng đồng là một nhóm xã hội của các cơ thể sống chung trong cùng một
môi trƣờng thƣờng là có cùng các mối quan tâm chung. Trong cộng đồng ngƣời đó là
kế hoạch,niềm tin, các mối ƣu tiên, nhu cầu, nguy cơ và một số điều kiện khác có thể
có và cùng ảnh hƣởng đến đặc trƣng và sự thống nhất của các thành viên trong cộng
đồng.
Theo Fichter cộng đồng bao gồm 4 yếu tố sau:

(1) tƣơng quan cá nhân mật thiết với nhau, mặt đối mặt, thẳng thắn chân tình,
trên cơ sở các nhóm nhỏ kiểm sốt các mối quan hệ cá nhân;
(2) có sự liên hệ chặt chẽ với nhau về tình cảm, cảm xúc khi cá nhân thực hiện
đƣợc các công việc hoặc nhiệm vụ cụ thể;
(3) có sự hiến dâng về mặt tinh thần hoặc dấn thân thực hiện các giá trị xã hội
đƣợc cả xã hội ngƣỡng mộ;
(4) có ý thức đồn kết tập thể.

10


Giáo Trình Khoa Học Mơi Trường – Sức Khỏe Mơi Trường VTTU

Cộng đồng đƣợc hình thành trên cơ sở các mối liên hệ giữa cá nhân và tập thể
dựa trên cơ sở tình cảm là chủ yếu; ngồi ra cịn có các mối liên hệ tình cảm khác.
Cộng đồng có sự liên kết cố kết nội tại không phải do các quy tắc rõ ràng thành văn,
mà do các quan hệ sâu hơn, đƣợc coi nhƣ kà một hằng số văn hóa.
Ba yếu tố di tuyền, mơi trường và lối sống quyết định sức khỏe của con
ngƣời. Trong đó, mơi trƣờng và lối sống liên quan mật thiết với sức khỏe và chúng
có mối quan hệ tƣơng tác lẫn nhau.
Lối sống làm mạnh có tác động tích cực đến sức khỏe nhƣ: sinh hoạt điều độ,
ăn uống hợp lý, đầy đủ chất theo chế độ dinh dƣỡng và khẩu phần ăn, duy trì nếp
sống lành mạnh (ví dụ nhƣ: khơng dùng quá nhiều rƣợu bia, thuốc lá hay chất kích
thích, khám kiểm tra sức khỏe định kỳ, duy trì chế độ sinh hoạt lành mạch, luyện tập
thể thao….) đề có tác dụng tốt đối với việc bảo vệ và nâng cao sức khỏe.
Hiện nay, việc tác động trực tiếp lên yếu tố di truyền của con ngƣời để bảo vệ,
nâng cao sức khỏe còn rất hạn chế. Nhƣng chúng ta có thể chủ động tác động lên mơi
trƣờng (phịng, chống ô nhiễm môi trƣờng, chăm sóc môi trƣờng cơ bản) xây dựng
một lối sống lành mạnh, khoa học.
4.2. VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG

4.2.1. Ô nhiễm môi trƣờng
Ô nhiễm là quá trình tạo ra các chất thải hoặc các nguồn năng lƣợng vào mơi
trƣờng đến mức có khả năng gây tác hại lên sức khỏe con ngƣời và sự phát triển của
các sinh vật khác.
Tác nhân ơ nhiễm có thể ở dạng rắn, lỏng, khí hay dƣới dạng năng lƣợng nhƣ
tiếng ồn, nhiệt độ.
Các tác nhân này ln có trong môi trƣờng tự nhiên, nhƣng chỉ gọi là ô nhiễm
khi nồng độ đạt đến mức có khả năng tác động xấu đến con ngƣời, sinh vật, vật liệu.
Nồng độ tối đa của một chất thải nào đó đƣợc xây dựng dƣa trên các thử nghiệm chất
đó trên cơ thể một số động vật nhƣ chó, mèo,…và trên cơ thể ngƣời tình nguyện. các
thử nghiệm này đƣợc tiến hành trên thời gian dài với sự giám sát chặt chẽ của các
huyên gia dịch tễ, y khoa, sinh thái.

11


Giáo Trình Khoa Học Mơi Trường – Sức Khỏe Mơi Trường VTTU

Để giữ gìn mơi trƣờng trong lành, các tổ chức quốc tế và nhiều quốc gia đã
xây dựng các Bộ tiêu chuẩn môi trƣờng, nồng độ giới hạn tối đa các chất ô nhiễm
cho phép trong môi trƣờng hoặc đƣợc phép thải ra môi trƣờng.
4.2.2. Các yếu tố gây hại lên sức khỏe từ môi trƣờng
a. Các nguồn gây ơ nhiễm.
Ơ nhiễm và suy thối mơi trƣờng có tác động rất lớn đến cuộc sống con ngƣời.
Hàng năm có hàng trăm triệu ngƣời mắc bệnh hô hấp và bệnh liên quan ơ
nhiễm khơng khí trong và ngồi nhà. Có 4 triệu trẻ em chết do các bệnh về tiêu chảy,
do ô nhiễm nƣớc hoặc do nhiễm bẩn thực phẩm. nứa triệu ngƣời tử vong do các tai
nạn trên các tuyến đƣờng. có 2 triệu ca tử vong do sốt rét, với 267 triệu ngƣời mắc
sốt rét. Có 3 triệu ngƣời chết do lao và 20 triêu ngƣời mắc lao. Các vấn đề sức khỏe
trên đều có thể phịng tránh đƣợc.

b. Ơ nhiễm khơng khí:
Chủ yếu là oxit cacbon, oxit lƣu huỳnh, oxit nitoe, hydro-cacbon và bụi công
nghiệp. nguồn ô nhiễm chính là từ vận tải (70%), các ngành cơng nghiệp, máy nhiệt
điện. với 200 triệu xe hoạt động, trong khí thải của chúng có chứa hydro-cacbon
tetraetil chì và 200 chất độc hại khác nhƣ oxit, clorua, nitrat, sulfat chì. Đa số các
thành phố lớn, ô nhiễm các chất trong khơng khí thƣờng vƣợt mức giới hạn đến 10
lần.
Sinh quyển ô nhiễm các kim loại nặng do đốt than và luyện kim, chúng tích tụ
trong nƣớc, đất và thực vật và xâm nhập qua cơ thể con ngƣời qua thực phẩm, nƣớc
uống và khơng khí.
Chất phóng xạ là nguồn ơ nhiễm nguy hiểm, xuất phát từ các vụ thử nghiệm
hạt nhân, nhà máy điện nguyên tử, sự cố cháy nổ của lị phản ứng hạt nhân.
Chất ơ nhiễm khơng khí cùng với mƣa quay lại trái đất rơi vào nguồn nƣớc và
đất.
c. Ô nhiễm nƣớc:
Chủ yếu từ nƣớc thải các nhà máy công nghiệp và nƣớc từ nguồn nông nghiệp.
chất ô nhiễm là muối kim loại, phân bón, thuốc trừ sâu, bột giặt, dầu nhờn, sản phẩm
dầu khí, chất phóng xạ.
12


Giáo Trình Khoa Học Mơi Trường – Sức Khỏe Mơi Trường VTTU

Các kim loại nặng nhƣ chì, thủy ngân, kẽm, đồng, cadimi sẽ đƣợc động vật
hấp thụ mạnh, nhất là cá, làm cho chúng chết. Ngƣời sẽ ngộ độc khi ăn thịt chúng.
Thí dụ ngộ độc thủy ngân khi ăn cá nhiễm độc thủy ngân.
Khoảng 1/5 bề mặt biển thế giới ô nhiễm do dầu và các sản phẩm dầu khí. Mỗi
năm 12-15 triệu tấn dầu rơi vào nƣớc biển có nguồn gốc từ dị rỉ dầu khai thác, hƣ
hỏng các tàu chở dầu, rửa các thùng chứa dầu. mỗi tấn dầu tạo một màng mỏng loáng
đến 12 km2 bề mặt nƣớc và làm ô nhiễm hàng triệu tấn nƣớc.

d. Ô nhiễm đất:
Một lƣợng lớn chất thải rơi vào đất mà q trình tự hủy xảy ra rất chậm hoặc
khơng phân hủy. các chất độc này tích lũy và thay đổi thành phần hóa học của đất.
đất tích tụ các kim loại nặng. phân bón và thuốc trừ sâu sử dụng bừ bãi làm ô nhiễm
đất. thuốc trừ sâu rất độc, khoảng 5% tổng số thuốc sử dụng có tác dụng diệt sâu bọ,
còn lại chúng tich tụ trong đất, nƣớc và khơng khí.
đ. Ơ nhiễm từ nguồn năng lƣợng:
Ngồi ra, tiếng ồn có thể vƣợt quá giới hạn chịu đựng của con ngƣời, khi vƣợt
mức 85-90 dB. Ở một số nƣớc khi tiếng ồn vƣợt quá mức, nhất là ở thành thị, có thể
gây bệnh điếc hoặc giảm thích lực do tiếng ồn. ngồi ra, trong mơi trƣờng làm việc
có thể có tiếng ồn lớn và kéo dài làm giảm thính lực của ngƣời lao động.
4.3. Ảnh hưởng của môi trường lên sức khỏe:
Để con ngƣời đƣợc khỏe mạnh, cần có sự kiểm sốt chặt chẽ lên các yếu tố
ảnh hƣởng lên sức khỏe nhƣ: yếu tố vật lý, hóa học, và sinh học bên ngồi con ngƣời
và tất cả các yếu tố liên quan ảnh hƣởng lên hành vi.
Sơ đồ sau của Tổ chức Y tế Thế giới (1992) cho thấy tác động của các yếu tố
này lên sức khỏe:
Vai trị trong bảo vệ sức khỏe và mơi trƣờng
Trong tài liệu “Hành tinh của chúng ta, sức khẻo của chúng ta” WHO (1992)
cho rằng trách nhiệm bảo vệ và nâng cao sức khỏe là của mọi ngƣời tỏng xã hội. bảo
vệ sức khỏe không chỉ của nhân viên ngành y tế mà còn của cả những ngƣời lập kế
hoạch, kiến trúc sƣ, giáo viên, các chủ cơ sở, nhà quản lý cơ sở công nghiệp và tất cả
những ai có ảnh hƣởng đến mơi trƣờng vật ý và xã hội.
13


Giáo Trình Khoa Học Mơi Trường – Sức Khỏe Mơi Trường VTTU

Tƣơng tự nhƣ vậy với việc bảo vệ môi trƣờng. Đây là trách nhiệm chung của
tất cả mọi ngƣời, không chỉ riêng của ngành môi trƣờng.

Phạm vi các hoạt động của con ngƣời:
Nông nghiệp, công nghiệp, sản xuất năng lƣợng, đơ thị hóa, quản lý và sử
dụng nguồn nƣớc…
V. TÁC ĐỘNG CỦA DÂN SỐ, ĐƠ THỊ HĨA LÊN SỨC KHỎE CỘNG
ĐỒNG VÀ MÔI TRƢỜNG
Những thách thức về dân số Việt Nam là rất nghiêm trọng đối với tất cả các
vấn đề môi trƣờng và tài nguyên thiên nhiên. Tăng dân số vẫn ở mức cao 1,7%
(1999) và di dân nội bộ từ các khu vực nghèo tài nguyên và kinh tế kém phát triển
vẫn đang tăng lên và không kiểm soát đƣợc. Theo dự báo đến năm 2020, dân số nƣớc
ta xấp xỉ 100 triệu ngƣời, trong khi đó các nguồn tài nguyên đất, nƣớc và các dạng tài
nguyên khác có xu thế suy giảm, vấn đề nghèo đói ở các vùng sâu, vùng xa chƣa
đƣợc giải quyết triệt để (hiện cả nƣớc có 1750 xã ở diện đói nghèo). Q trình đơ thị
hố và phát triển kinh tế bằng con đƣờng cơng nghiệp hố địi hỏi nhu cầu về năng
lƣợng, nguyên liệu ngày càng to lớn, kéo theo chất lƣợng môi trƣờng sống ngày càng
xấu đi nếu không có các biện pháp hữu hiệu ngay từ đầu. Mặt khác, q trình đơ thị
hố và cơng nghiệp hố ở nhiều khu vực, vùng lãnh thổ lại không đƣợc quán triệt đầy
đủ theo quan điểm phát triển bền vững, nghĩa là chƣa tính tốn đầy đủ các yếu tố mơi
trƣờng trong phát triển kinh tế xã hội. Theo dự kiến, tốc độ tăng trƣởng GDP phải đạt
xấp xỉ 7%/năm và đƣợc duy trì liên tục đến năm 2010. Theo tính tốn của các chun
gia nƣớc ngồi, nếu GDP tăng gấp đơi thì nguy cơ chất thải tăng gấp 3 - 5 lần. Và
nếu nhƣ trình độ cơng nghệ sản xuất, cơ cấu sản xuất, trình độ quản lý sản xuất, trình
độ quản lý mơi trƣờng khơng đƣợc cải tiến thì sự tăng trƣởng sẽ kéo theo tăng khai
thác, tiêu thụ tài nguyên và năng lƣợng. Điều này dẫn đến khai thác cạn kiệt tài
nguyên thiên nhiên, tạo ra sự gia tăng các loại chất thải và ô nhiễm môi trƣờng gây
nên sức ép cho mơi trƣờng. Trong khi đó mơi trƣờng đô thị, công nghiệp và nông
thôn tiếp tục bị ô nhiễm. Đến năm 1999, dân đô thị là 23% so với dân số cả nƣớc, dự
kiến năm 2010 là 33% và 2020 là 45%.

14



Giáo Trình Khoa Học Mơi Trường – Sức Khỏe Mơi Trường VTTU

Môi trƣờng đô thị ở nƣớc ta bị ô nhiễm bởi các chất thải rắn, nƣớc thải chƣa
đƣợc thu gom và xử lý theo đúng quy định. Khí thải, bụi, tiếng ồn v.v... từ các
phƣơng tiện giao thông nội thị và mạng lƣới sản xuất quy mô vừa và nhỏ cùng với cơ
sở hạ tầng yếu kém càng làm cho điều kiện vệ sinh môi trƣờng ở nhiều đô thị đang
thực sự lâm vào tình trạng đáng báo động. Hệ thống cấp và thốt nƣớc lạc hậu, xuống
cấp, khơng đáp ứng đƣợc nhu cầu. Mức ơ nhiễm khơng khí về bụi, các khí thải độc
hại nhiều nơi vƣợt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần, nhất là tại các thành phố lớn nhƣ
Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh vƣợt tiêu chuẩn cho phép 2 - 3 lần.
Môi trƣờng nông thôn đang bị ô nhiễm do các điều kiện vệ sinh và cơ sở hạ
tầng yếu kém. Việc sử dụng khơng hợp lý các hố chất nơng nghiệp đã và đang làm
cho môi trƣờng nông thôn ô nhiễm và suy thối. Việc phát triển các làng nghề tiểu
thủ cơng nghiệp đã làm ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng. Nƣớc sinh hoạt và vệ sinh
là vấn đề cấp bách, tỷ lệ hố xí hợp vệ sinh ở nơng thơn chỉ đạt khoảng 34% và chỉ
khoảng 46% số hộ dân nông thôn đƣợc dùng nƣớc hợp vệ sinh (Trung tâm Nƣớc sinh
hoạt và Vệ sinh nông thôn 2001). Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến
hết năm 2002, chỉ mới 50% số dân nông thôn đƣợc sử dụng nƣớc sạch.
Nạn khai thác rừng bừa bãi, thậm chí xảy ra ở cả các khu rừng cấm, rừng đặc
dụng; nạn đốt phá rừng đã gây ra những thảm hoạ cháy rừng nghiêm trọng nhƣ vụ
cháy rừng nƣớc mặn U Minh vừa qua; đồng thời, việc săn bắt động vật hoang dã
cũng đang làm suy giảm đa dạng sinh học và gây huỷ hoại môi trƣờng. Những vấn đề
của môi trƣờng xã hội ngày càng trở nên bức xúc nhƣ ma tuý, HIV/AIDS và bạo lực.
Những vấn đề mơi trƣờng tồn cầu nhƣ tầng ozon bị suy giảm, hiệu ứng nhà kính,
khí hậu tồn cầu nóng lên, thay đổi khí hậu, mực nƣớc biển dâng cao, hiện tƣợng En
Ni-nô; La Ni-na gây nên các hiện tƣợng hạn hán, lũ lụt xảy ra ở nhiều nơi trên thế
giới trong đó có Việt Nam; đồng thời, nạn chuyển dịch ô nhiễm sang các nƣớc đang
phát triển cũng là một vấn đề cần chú trọng.
Từ những vấn đề trên thực tế địi hỏi phải có một chính sách về mơi trƣờng,

sức khoẻ mơi trƣờng một cách đúng đắn, đồng bộ và hợp lý trong giai đoạn phát triển
mới của đất nƣớc ta.

15


Giáo Trình Khoa Học Mơi Trường – Sức Khỏe Mơi Trường VTTU

VI. NHỮNG ĐỊNH HƢỚNG CƠ BẢN CHO MÔI TRƢỜNG LÀNH
MẠNH
6.1. Bầu khơng khí trong sạch
Khơng khí rất cần thiết cho sự sống, nếu thiếu khơng khí, con ngƣời sẽ chết chỉ
sau một vài phút. Ơ nhiễm khơng khí là một trong những vấn đề môi trƣờng trầm
trọng nhất trong các xã hội ở tất cả các cấp độ phát triển kinh tế khác nhau. Trên thế
giới, hàng ngày có khoảng 500 triệu ngƣời phải tiếp xúc với một hàm lƣợng lớn ơ
nhiễm khơng khí trong nhà ở các dạng nhƣ: khói từ các lị sƣởi khơng kín hoặc lị
sƣởi đƣợc thiết kế tồi và khoảng 1, 5 tỷ ngƣời ở các khu vực thành thị phải sống
trong môi trƣờng bị ơ nhiễm khơng khí nặng nề (WHO, 1992). Sự phát triển của
ngành công nghiệp đi đôi với việc thải ra số lƣợng lớn các khí và các chất hạt từ q
trình sản xuất cơng nghiệp và từ q trình đốt cháy các nhiên liệu hoá thạch cho nhu
cầu giao thông vận tải và lấy năng lƣợng. Khi các tiến bộ công nghệ đã bắt đầu chú
trọng đến việc kiểm sốt ơ nhiễm khơng khí bằng cách giảm việc thải ra các chất hạt
thì ngƣời ta vẫn tiếp tục thải ra các chất khí, do vậy ơ nhiễm khơng khí vẫn còn là
vấn đề lớn. Mặc dù hiện nay nhiều nƣớc phát triển đã có những nỗ lực lớn để kiểm
sốt cả việc thải khí và các chất hạt, ơ nhiễm khơng khí vẫn là nguy cơ đối với sức
khoẻ của nhiều ngƣời.
Chất lƣợng khơng khí trong nhà cũng là vấn đề nghiêm trọng ở nhiều nƣớc
phát triển vì các tồ nhà đƣợc thiết kế theo kiểu kín gió và có hiệu quả cao về mặt
năng lƣợng. Hệ thống lị sƣởi và hệ thống làm lạnh, khói, hơi từ các vật liệu tích trữ
trong nhà tạo ra nhiều chất hố học và gây ra ơ nhiễm khơng khí.

6.2. Có đủ nƣớc sạch cho ăn uống và sinh hoạt
Nƣớc cũng rất cần thiết cho sự sống. Trung bình mỗi ngƣời cần phải uống tối
thiểu 2 lít nƣớc/ngày. Nếu sau 4 ngày khơng có nƣớc, con ngƣời sẽ chết. Nƣớc cũng
cần thiết cho thực vật, động vật và nông nghiệp. Trong suốt lịch sử phát triển, con
ngƣời luôn tập trung sống dọc theo các bờ sông, ven hồ để lấy nƣớc cho sinh hoạt và
nông nghiệp. Nƣớc cũng cung cấp phƣơng tiện vận chuyển tự nhiên, đƣợc sử dụng
để xử lý chất thải và đóng một vai trị quan trọng trong các ngành công nghiệp, ngƣ

16


Giáo Trình Khoa Học Mơi Trường – Sức Khỏe Mơi Trường VTTU

nghiệp và các trang trại. Mặc dù nƣớc ngọt đƣợc coi là một nguồn tài nguyên có thể
tái sử dụng, nhƣng nƣớc ngọt cũng không phải là một nguồn vơ hạn.
6.3. Đủ thực phẩm và thực phẩm an tồn
Thực phẩm cung cấp năng lƣợng cho cơ thể con ngƣời. Tuỳ vào trọng lƣợng
cơ thể và các hoạt động về thể lực mà cơ thể con ngƣời cần khoảng 1000-2000 calo
năng lƣợng mỗi ngày. Nếu nhƣ khơng có thực phẩm, con ngƣời sẽ chết sau 4 tuần.
Thực phẩm cũng cung cấp các vitamin và các chất vi lƣợng, nếu không có các chất
này, con ngƣời cũng sẽ mắc một số bệnh thiếu hụt.

17


Giáo Trình Khoa Học Mơi Trường – Sức Khỏe Mơi Trường VTTU

Bài 2:
VỆ SINH MƠI TRƢỜNG KHƠNG KHÍ
MỤC TIÊU:

1. Mơ tả được các thành phần của khơng khí.
2. Nêu và phân biệt được các chất gây ơ nhiễm khơng khí.
3. Trình bày được khía cạnh lịch sử của ơ nhiễm khơng khí.
4. Trình bày được các nguồn gây ơ nhiễm khơng khí và mơ tả được các
phương pháp kiểm sốt các chất ơ nhiễm khơng khí.
5. Mơ tả được một số hiện tượng ơ nhiễm khơng khí.
6. Liệt kê và mơ tả được các bệnh có liên quan tới ơ nhiễm khơng khí.
NỘI DUNG:
I. KHÁI NIỆM VỀ MƠI TRƢỜNG KHƠNG KHÍ:
1.1. Mơi trƣờng khơng khí:
Là phần khơng gian bao quanh trái đất, gồm nhiều tầng khác nhau tùy theo sự
thay đổi độ cao và nhiệt độ.
Thành phần khơng khí là một hỗn hợp khí với tiêu chuẩn lý tƣởng là 78,09 %
khí Nitơ; 20,94% khí Oxy; 0.032% khí CO2; 0,93% khí Agon, hơi nƣớc và một số
thành phần khí khác chiếm tỷ lệ rất nhỏ.
Tuy nhiên, với tình hình hiện nay thì mơi trƣờng khơng khí khơng trong lành
nhƣ tiêu chuẩn này nữa mị nó cịn chƣa thêm rất nhiều chất khác với tỷ lệ khá lớn và
chất độc hại.
1.2. Vai trị của khơng khí:
Là mơi trƣờng cực kỳ quan trọng trong sự sinh tồn và phát triển của nhân loại,
con ngƣời và các sinh vật sống cần có khơng khí để hơ hấp duy trì sự sống là nhu cầu
bức thiết nhất (ngƣời trƣởng thành có thể nhịn đói trong vòng 7 -10 ngày, nhịn khát
từ 2- 3 ngày, nhƣng khơng hít thở đƣợc khơng khí trong vịng 3 - 5 phút thì khơng thể
sống đƣợc).
Thể tích khơng khí hít vào trung bình của một ngƣời là 1 -1,5 m3 khơng khí
trong 1 giờ tƣơng đƣơng 20 - 30 m3 khí trong 24 giờ. Khi làm việc, sinh hoạt bình
thƣờng con ngƣời phải hít một lƣợng khơng khí gấp 2 - 3 lần so với lúc nghỉ ngơi.
18



Giáo Trình Khoa Học Mơi Trường – Sức Khỏe Mơi Trường VTTU

1.3. Cấu trúc của khí quyển:
Khí quyển Trái Đất là lớp các chất khí bao quanh hành tinh Trái Đất và đƣợc
giữ lại bởi lực hấp dẫn của Trái Đất. Nó gồm có nitơ (78,1% theo thể tích) và ôxy
(20,9%), với một lƣợng nhỏ agon (0,9%), điôxít cacbon (dao động, khoảng 0,035%),
hơi nƣớc và một số chất khí khác.
Bầu khí quyển bảo vệ cuộc sống trên Trái Đất bằng cách hấp thụ các bức xạ tia
cực tím của mặt trời và tạo ra sự thay đổi về nhiệt độ giữa ngày và đêm.
Bầu khí quyển khơng có ranh giới rõ ràng với khoảng không vũ trụ nhƣng mật
độ không khí của bầu khí quyển giảm dần theo độ cao.
Ba phần tƣ khối lƣợng khí quyển nằm trong khoảng 11 km đầu tiên của bề mặt
hành tinh. Tại Mỹ, những ngƣời có thể lên tới độ cao trên 50 dặm (80,5 km) đƣợc coi
là những nhà du hành vũ trụ.
Độ cao 120 km (75 dặm hay 400.000 ft) đƣợc coi là ranh giới do ở đó các hiệu
ứng khí quyển có thể nhận thấy đƣợc khi quay trở lại. Đƣờng Cacman, tại độ cao 100
km (62 dặm), cũng đƣợc sử dụng nhƣ là ranh giới giữa khí quyển Trái Đất và khoảng
khơng vũ trụ.
1.4. Nhiệt độ và các tầng khí quyển
Nhiệt độ của khí quyển Trái Đất biến đổi theo độ cao so với mực nƣớc biển;
mối quan hệ toán học giữa nhiệt độ và độ cao so với mực nƣớc biển biến đổi giữa các
tầng khác nhau của khí quyển:
1.4.1. Tầng đối lƣu:
từ bề mặt Trái Đất tới độ cao 7-17 km, phụ thuộc theo vĩ độ (ở 2 vùng cực là
7–10 km) và các yếu tố thời tiết, nhiệt độ giảm dần theo độ cao đạt đến -50 °C.
Khơng khí trong tầng đối lƣu chuyển động theo chiều thẳng đứng và nằm
ngang rất mạnh làm cho nƣớc thay đổi cả 3 trạng thái, gây ra hàng loạt quá trình thay
đổi vật lý.
Những hiện tƣợng thời tiết nhƣ mƣa, mƣa đá, gió, tuyết, sƣơng giá, sƣơng
mù,... đều diễn ra ở tầng đối lƣu.


19


Giáo Trình Khoa Học Mơi Trường – Sức Khỏe Mơi Trường VTTU

1.4.2. Tầng bình lƣu:
từ độ cao trên tầng đối lƣu đến khoảng 50 km, nhiệt độ tăng theo độ cao đạt
đến 0 °C.
Ở đây khơng khí lỗng, nƣớc và bụi rất ít, khơng khí chuyển động theo chiều
ngang là chính, rất ổn định.
1.4.3. Tầng trung lƣu:
từ khoảng 50 km đến 80–85 km, nhiệt độ giảm theo độ cao đạt đến -75 °C.
Phần đỉnh tầng có một ít hơi nƣớc, thỉnh thoảng có một vài vệt mây bạc gọi là mây
dạ quang.
1.4.4. Tầng điện li:
từ 80–85 km đến khoảng 640 km, nhiệt độ tăng theo độ cao có thể lên đến
2.000 °C hoặc hơn. Ôxy và nitơ ở tầng này ở trạng thái ion, vì thế gọi là tầng điện li.
Sóng vơ tuyến phát ra từ một nơi nào đó trên vùng bề mặt Trái Đất phải qua sự
phản xạ của tầng điện li mới truyền đến các nơi trên thế giới.
Tại đây, do bức xạ môi trƣờng, nhiều phản ứng hóa học xảy ra đối với ơxy,
nitơ, hơi nƣớc, CO2...chúng bị phân tách thành các nguyên tử và sau đó ion hóa
thành các ion nhƣ NO+, O+, O2+, NO3-, NO2-...và nhiều hạt bị ion hóa phát xạ sóng
điện từ khi hấp thụ các tia mặt trời vùng tử ngoại xa.
1.4.5. Tầng ngoài:
từ 500–1.000 km đến 10.000 km, nhiệt độ tăng theo độ cao có thể lên đến
2.500 °C. Đây là vùng quá độ giữa khí quyển Trái Đất với khoảng khơng vũ trụ.
Vì khơng khí ở đây rất lỗng, nhiệt độ lại rất cao, một số phân tử và nguyên tử
chuyển động với tốc độ cao cố "vùng vẫy" thốt ra khỏi sự trói buộc của sức hút Trái
Đất lao ra khoảng khơng vũ trụ.

Do đó tầng này cịn gọi là tầng thoát ly. Tuy nhiên, các nhiệt kế, nếu có thể, lại
chỉ các nhiệt độ thấp dƣới 0 °C do mật độ khí là cực kỳ thấp nên sự truyền nhiệt ở
mức độ có thể đo đạc đƣợc là rất khó xảy ra.
Ranh giới giữa các tầng đƣợc gọi là ranh giới đối lƣu hay đỉnh tầng đối lƣu,
ranh giới bình lƣu hay đỉnh tầng bình lƣu và ranh giới trung lƣu hay đỉnh tầng trung
lƣu v.v. ở tầng này có mặt các ion O+ (<1500 km), He+(<1500), H+(>1500 km).
20


Giáo Trình Khoa Học Mơi Trường – Sức Khỏe Mơi Trường VTTU

Một phần hiđrơ của Trái Đất (khoảng vài nghìn tấn/năm) đƣợc tách ra đi vào
vũ trụ đồng thời các dịng plasma do mơi trƣờng thải ra là bụi vũ trụ (khoảng 2g/km²)
cũng đi vào Trái Đất.
Giới hạn trên của đoạn khí quyển và đoạn chuyển tiếp với vũ trụ rất khó xác
định, ƣớc đốn khoảng 1.000 km. Nhiệt độ trung bình của khí quyển tại bề mặt Trái
Đất là khoảng 14 °C.
1.5. Thành phần khí quyển Trái Đất theo NASA
- Thành phần phần trăm của khơng khí khơ theo thể tích (%)
- ppmv: phần triệu theo thể tích.
Chất khí
Nitơ

78%

Ơxy

21%

Agon


0,9340%

Điơxít cacbon (CO2)

390 ppmv

Neon

18,18 ppmv

Hêli

5,24 ppmv

Mêtan

1,745 ppmv

Krypton

1,14 ppmv

Hiđrô

0,55 ppmv

Khối lƣợng phân tử trung bình của khơng khí khoảng 28,97 g/mol.
1.6. Mật độ và khối lƣợng
Mật độ của khơng khí tại mực nƣớc biển là khoảng 1,2 kg/m³. Sự thay đổi tự

nhiên của khí áp ở bất kỳ độ cao nào đều là nguyên nhân của sự thay đổi thời tiết. Sự
thay đổi này là tƣơng đối nhỏ ở các độ cao thấp nhƣng là rất lớn ở các độ cao lớn vì
sự thay đổi của bức xạ mặt trời.
Mật độ của khí quyển giảm theo độ cao và có thể mơ hình hóa một cách xấp xỉ
theo cơng thức khí áp. Những cơng thức có độ chính xác cao hơn đƣợc các nhà khí
tƣợng học và các trung tâm vũ trụ sử dụng để dự báo thời tiết và tính tốn tình trạng
quỹ đạo của các vệ tinh.

21


Giáo Trình Khoa Học Mơi Trường – Sức Khỏe Mơi Trường VTTU

II. Ơ NHIỄM KHƠNG KHÍ
2.1. Khái niệm
Ơ nhiễm khơng khí là hiện tƣợng làm cho khơng khí sạch thay đổi thành phần
và tính chất do nhiều ngun nhân, có nguy cơ gây tác hại tới thực vật và động vật,
đến mơi trƣờng xung quanh, đến sức khỏe con ngƣời.
Ơ nhiễm khơng khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng
trong thành phần không khí, làm cho khơng khí khơng sạch hoặc gây ra sự toả mùi,
có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa...
Một ngƣời có thể sống qua nhiều ngày mà khơng có thức ăn, một vài ngày mà
khơng có nƣớc uống. Nhƣng nếu khơng có khơng khí, con ngƣời sẽ chết trong vịng
từ 5 đến 7 phút. Khơng khí mà chúng ta thở là hỗn hợp khí tự nhiên khơng màu,
khơng mùi, chủ yếu là nitơ (78%), oxy (21%). 1% còn lại chủ yếu là khí argon
(0,93%), khí carbon dioxyd (0,032%) và dạng vết các khí neon, heli, ozon, xenon,
hydro, metal, kripton và hơi nƣớc. Khi bất kỳ chất nào đƣợc thêm vào hỗn hợp khí tự
nhiên này là ơ nhiễm khơng khí (ƠNKK) sẽ xảy ra.
Nói một cách khác, ƠNKK là kết quả của việc thải các chất độc hại vào khơng
khí ở một tỷ lệ vƣợt q khả năng của khí quyển (mƣa, gió) trong việc chuyển đổi,

phân huỷ và hồ tan các chất độc này.
ƠNKK là một hệ thống lý học và hố học hết sức phức tạp. Nó có thể đƣợc coi
là một số chất khí và hạt đƣợc hồ tan hoặc lơ lửng trong khơng khí.
Rất nhiều chất ƠNKK có thể phản ứng với nhau, tạo ra một số hậu quả xấu.
Mức độ trầm trọng của ÔNKK thay đổi theo mùa, theo ngày, theo các hoạt động
công nghiệp, theo thay đổi trong giao thông, thay đổi theo lƣợng mƣa và tuyết.
Thành phần của ÔNKK biến đổi từ ngày này sang ngày khác, từ tuần này sang
tuần khác, nhƣng thƣờng có khuynh hƣớng theo một chu kỳ. Nói tóm lại, ƠNKK có
thể đƣợc định nghĩa nhƣ sau:
2.1. Định nghĩa Ơ nhiễm khơng khí
Ơ nhiễm khơng khí xảy ra khi khơng khí có chứa các thành phần độc hại như
các loại khí, bụi lơ lửng, khói, mùi. Hay nói cách khác những chất này trong không

22


Giáo Trình Khoa Học Mơi Trường – Sức Khỏe Mơi Trường VTTU

khí có thể ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ hoặc sự thoải mái của con người, động vật
hoặc có thể dẫn đến nguy hại đối với thực vật và các vật chất khác.
Trong khơng khí bị ơ nhiễm có chứa các loại khí, các hạt vật chất lơ lửng và
các hạt chất lỏng dƣới dạng bụi (aerosol) làm thay đổi thành phần tự nhiên của khí
quyển. Một số loại khí là những thành phần của khơng khí sạch nhƣ CO2 cũng sẽ trở
nên nguy hại và là chất ô nhiễm khơng khí khi nồng độ của nó cao hơn mức bình
thƣờng. Ơ nhiễm khơng khí có nguy cơ ảnh hƣởng tới sức khoẻ con ngƣời và những
thành phần khác của môi trƣờng nhƣ đất, nƣớc.
2.2. Sơ lƣợc lịch sử ô nhiễm không khí
Trƣớc Cách mạng Công nghiệp - thế kỷ thứ XIX, ÔNKK vẫn chƣa phải là một
vấn đề trầm trọng, vì các chất ƠNKK đƣợc dần dần hồ tan vào khí quyển và khơng
tạo ra những khu vực có nồng độ ơ nhiễm cao.

Kể từ khi con ngƣời bắt đầu sử dụng các loại nhiên liệu đốt (gỗ, than, và các
chất khác) để chuyển nƣớc thành hơi nƣớc quay các tuốc -bin, con ngƣời đã bắt đầu
phải đối mặt với các vấn đề ƠNKK. Chính việc tạo ra động cơ hơi nƣớc đã tạo điều
kiện cho một số quốc gia trong thời đó trở nên giàu có và hùng cƣờng, và cuộc Cách
mạng Công nghiệp đã làm tăng mức sống của con ngƣời, trong khi đó lại làm giảm
tầm nhìn và gây ra một số loại bệnh tật - kết quả của ƠNKK. Con ngƣời ln nỗ lực
tìm kiếm sự giàu có mà khơng coi trọng tới những ảnh hƣởng của sự phát triển đến
xã hội và môi trƣờng. Chỉ tới khi những thảm họa ÔNKK xảy ra với nhiều trƣờng
hợp mắc bệnh và tử vong, loài ngƣời mới bắt đầu quan tâm đến hiện tƣợng ÔNKK.
Vào tuần cuối của tháng 10 năm 1948, một lƣợng chất gây ÔNKK với nồng độ
rất cao (đƣợc gọi là khói mù - smog) bao phủ quanh khu vực Donora, Pennsylvania
và các khu vực lân cận. Đám khói mù này bao bọc toàn bộ thị trấn Donora vào sáng
ngày thứ tƣ 27 tháng 10, làm giảm tầm nhìn của ngƣời dân địa phƣơng. Vào khoảng
2 giờ sáng ngày thứ bảy, trƣờng hợp tử vong đầu tiên xảy ra. Các trƣờng hợp tử vong
vẫn tiếp tục đƣợc báo cáo lên và tới đêm ngày thứ bảy đã có 19 ngƣời bị chết. Có
thêm 1 ngƣời nữa bị ốm nặng và chết vào tuần sau đó. Theo thống kê của Bộ Bảo vệ
mơi trƣờng Mỹ (1995), chỉ trong vòng năm ngày từ ngày 26 đến ngày 31 tháng 10,

23


×