Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Giao trinh Khoa hoc moi truong - Chuong 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.6 KB, 21 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
----    -----



PGS.TS. LÊ VĂN THĂNG




GIÁO TRÌNH
KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG ĐẠI
CƯƠNG







LỜI NÓI ĐẦU

Thực hiện chủ trương đổi mới chương trình, giáo trình đào tạo đại học. Năm
2004, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thống nhất chương trình đào tạo giữa các trường đại học
Việt Nam có đào tạo Cử nhân Khoa học Môi trường. Theo đó, ngoài các Học phần thống
nhất trong cả nước, tùy thuộc vào đặc điểm vùng miền mà các trường thiết kế một số Học
phần mang tính chất đặc thù.
Học phần Khoa học môi trường đại cương là một trong những Học phần thống nhất
trong cả nước đối với các trường đào tạo Cử nhân khoa học môi trường. Tại Đại học Huế,
dưới sự hổ trợ kinh phí của Dự án Giáo dục đại học pha 1, mức C, cùng với nhiều giáo
trình được biên soạn, giáo trình Khoa học môi trường đại cương được biên soạn nhằm


phục vụ cho nhiệm vụ đào tạo Cử nhân Khoa học môi trường tại Đại học Huế, ngoài ra còn
là tài liệu tham khảo cho nhiều đối tượng khác có chuyên môn gần với Khoa học môi
trường.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Dự án Giáo dục đại học mức C tại Đại học Huế đã
tạo điều kiện cho tác giả biên soạn giáo trình này.
Do điều kiện hạn chế về nhiều mặt, chác chắn giáo trình sẽ còn nhiều thiếu sót, tác
giả rất mong được nhận sự góp ý của đồng nghiệp và sinh viên để giáo trình được hoàn
thiện tốt hơn.
Xin trân trọng cám ơn!
Tác giả





Chương 1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1.1. Khái niệm môi trường
1.1.1. Định nghĩa môi trường.
Thuật ngữ môi trường(MT) - Environment (Tiếng Anh), tiếng Hoa: Hoàn cảnh.
MT bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh
hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật (Điều 3,
Luật BVMT của VN, 2005).
• Định nghĩa 1: Theo nghĩa rộng nhất thì MT là tập hợp các điều kiện và
hiện tượng bên ngoài có ảnh hưởng tới một vật thể hoặc sự kiện.Bất cứ
một vật thể, một sự kiện nào cũng tồn tại và diễn biến trong một MT.
Theo Lê Văn Khoa,1995: Đối với cơ thể sống thì “Môi trường sống” là
tổng hợp những điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới đời sống và sự
phát triển của cơ thể.
• Định nghĩa 2: MT bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật, tất cả các

yếu tố vô sinh và hữu sinh có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống,
phát triển và sinh sản của sinh vật (Hoàng Đức Nhuận, 2000).
Theo tác giả, MT có các thành phần chính tác động qua lại lẫn nhau:
- MT tự nhiên bao gồm nước, không khí, đất đai, ánh sáng và các sinh
vật.
- MT kiến tạo gồm những cảnh quan được thay đổi do con người.
- MT không gian gồm những yếu tố về địa điểm, khoảng cách, mật độ,
phương hướng và sự thay đổi trong MT.
• Định nghĩa 3: MT là một phần của ngoại cảnh, bao gồm các hiện tượng và
các thực thể của tự nhiên,... mà ở đó, cá thể, quần thể, loài,... có quan hệ
trực tiếp hoặc gián tiếp bằng các phản ứng thích nghi của mình (Vũ Trung
Tạng, 2000).
• Đối với con người, MT chứa đựng nội dung rộng. Theo định nghĩa của
UNESCO(1981) thì MT của con người bao gồm toàn bộ các hệ thống tự
nhiên và các hệ thống do con người tạo ra, những cái hữu hình(tập quán,
niềm tin...)trong đó con người sống và lao động, họ khai thác các TNTN và
nhân tạo nhằm thỏa mãn những nhu cầu của mình. Như vậy, MT sống đối
với con người không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển cho một thực
thể sinh vật và con người mà còn là “ khung cảnh của cuộc sống, của lao
động và sự vui chơi giải trí của con người”.
• Như vậy, có thể nêu định nghĩa chung về MT : MT là tập hợp các yếu tố tự
nhiên và xã hội bao quanh con người có ảnh hưởng tới con người và tác
động qua lại với các hoạt động sống của con người như: không khí, nước,
đất, sinh vật, xã hội loài người...
• MT sống của con người thường được phân chia thành các loại sau:
- MT tự nhiên: Bao gồm các yếu tố tự nhiên như vật lý, hóa học, sinh học,
tồn tại ngoài ý muốn của con người nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của
con người.
- MT xã hội: Là tổng thể các quan hệ giữa người và người tạo nên sự
thuận lợi hoặc khó khăn cho sự tồn tại và phát triển của các cá nhân và

cộng đồng loài người.
- MT nhân tạo : Là tất cả các yếu tố tự nhiên, xã hội do con người tạo nên
và chịu sự chi phối của con người.
Như vậy, MT sống của con người theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên
và xã hội cần thiết cho sự sống, sản xuất của con người như tài nguyên thiên nhiên,
không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội,… Theo nghĩa hẹp, thì MT
sống của con người chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và nhân tố xã hội trực tiếp liên
quan tới chất lượng cuộc sống của con người.
1.1.2. Đối tượng và nhiệm vụ của Khoa học môi trường.
MT là đối tượng nghiên cứu của một ngành khoa học liên ngành có mục đích
chủ yếu là BVMT sống lâu dài của con người trên Trái đất. Vậy Khoa học MT là gì ?
Khoa học MT là ngành khoa học nghiên cứu mối quan hệ và tương tác qua lại giữa con
người và môi trường chung quanh.
Khoa học MT là một ngành khoa học ứng dụng, một dạng của các phương án giải quyết
vấn đề là sự tìm kiếm những thay thế cấu trúc đối với tổn thất MT. Khoa học MT là khoa
học tổng hợp, liên ngành, nó sử dụng và phối hợp thông tin từ nhiều lĩnh vực như : sinh
học, hóa học, địa chất, thổ nhưỡng, vật lý, kinh tế, xã hội học, khoa học quản lý và chính
trị... để tập trung vào các nhiệm vụ sau:
• Nghiên cứu đặc điểm của các thành phần MT có ảnh hưởng hoặc chịu ảnh
hưởng bởi con người, nước, không khí, đất, sinh vật, hệ sinh thái, KCN, đô
thị, nông thôn...
• Nghiên cứu công nghệ , kỹ thuật xử lý ô nhiễm, bảo vệ chất lượng MT sống
của con người.
• Nghiên cứu tổng hợp các biện pháp quản lý về khoa học kinh tế, luật pháp,
xã hội nhằm BVMT và PTBV.
• Nghiên cứu về phương pháp mô hình hóa, phương pháp phân tích hóa
học,vật lý, sinh học phục vụ cho 3 nội dung trên.

Về phương pháp nghiên cứu:
• Các phương pháp thu thập và xử lý số liệu thực tế, các thực nghiệm

• Các phương pháp phân tích thành phần MT
• Các phương pháp phân tích, đánh giá xã hội, quản lý xã hội, kinh tế.
• Các phương pháp tính toán, dự báo, mô hình hóa
• Các giải pháp kỹ thuật, tiến bộ kỹ thuật
• Các phương pháp phân tích hệ thống
1.2.Phân loại môi trường
Theo chức năng, MT được chia thành 3 loại:
• MT tự nhiên, bao gồm các yếu tố thiên nhiên, vật lý, hóa học, sinh học tồn
tại khách quan bao quanh con người. Nó còn chia nhỏ hơn theo các thành
phần: MT sinh thái, ở đó yếu tố sinh thái học chiếm vai trò chủ đạo là MT đất,
không khí, nước, địa chất...
• MT xã hội, là tổng thể các quan hệ giữa con người với con người, tạo nên
sự thuận lợi hay khó khăn cho sự phát triển của cá nhân hay cộng đồng dân
cư.
• MT nhân tạo, là tập hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội do con người tạo nên
và chịu sự chi phối bởi con người.
 Như vậy, các nội dung nghiên cứu của khoa học MT theo các hướng sau
đây:
• Nghiên cứu các thành phần của MT sống tự nhiên và xã hội đang tồn tại
trên Trái đất trong mối quan hệ với các hoạt động của con người.
• Nghiên cứu kỹ thuật và công nghệ MT, nguyên nhân và biện pháp xử lý ô
nhiễm MT, các công nghệ xử lý nước thải, khí thải, rác thải, xử lý tiếng ồn...
• Quản lý MT, nghiên cứu các biện pháp, giải pháp kỹ thuật, kinh tế, luật
pháp, chính sách để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu ô nhiễm.
1.3.Quan hệ giữa môi trường và phát triển
Có thể trình bày một cách cô đọng MT là tổng hợp các điều kiện sống của con
người, phát triển là quá trình cải tạo và cải thiện các điều kiện đó. Giữa MT và phát triển
có mối quan hệ rất chặt chẽ. MT là địa bàn và đối tượng của phát triển.
Trong phạm vi một quốc gia, một châu lục hay trên toàn thế giới, người ta cho
rằng, tồn tại hai hệ thống: “hệ thống KTXH và hệ thống MT”. Hệ thống KTXH cấu thành

bởi các thành phần sản xuất, lưu thông- phân phối, tiêu dùng và tích lũy, tạo nên một
dòng nguyên liệu, năng lượng, chế phẩm hàng hóa, phế thải lưu thông giữa các phần tử
cấu thành hệ. Hệ thống môi trường với các thành phần MT thiên nhiên và MT xã hội.
Khu vực giao giữa hai hệ tạo thành “MT nhân tạo”, có thể xem như là kết quả tích lũy
mọi hoạt động tích cực hoặc tiêu cực của con người trong quá trình phát triển trên địa
bàn MT. Khu vực giao này thể hiện tất cả các mối quan hệ giữa phát triển và MT. MT
thiên nhiên cung cấp tài nguyên cho hệ kinh tế, đồng thời tiếp nhận chất thải từ hệ kinh
tế. Chất thải này có thể ở lại hẳn trong MT thiên nhiên, hoặc qua chế biến rồi trở về hệ
kinh tế. Mọi hoạt động sản xuất mà chất phế thải không thể sử dụng trở lại được vào hệ
kinh tế được xem như là hoạt động gây tổn hại đến MT. Lãng phí tài nguyên không tái
tạo được, sử dụng tài nguyên tái tạo được một cách quá mức khiến cho nó không thể
hồi phục được, hoặc phục hồi sau một thời gian quá dài, tạo ra những chất độc hại đối
với con người và MT sống là những hoạt động tổn hại tới MT. Những hành động gây
nên những tác động như vậy là hành động tiêu cực về MT. Các hoạt động phát triển
luôn luôn có hai mặt lợi và hại. Bản thân thiên nhiên cũng có hai mặt. Thiên nhiên là
nguồn tài nguyên và phúc lợi đối với con người, nhưng đồng thời cũng là nguồn thiên
tai, thảm họa đối với đời sống và sản xuất của con người.
Trong khoa học kinh tế cổ điển không thể giải quyết thành công mối quan hệ
phức tạp giữa phát triển và MT. Từ đó nảy sinh lý thuyết không tưởng về “đình chỉ phát
triển” ( Zero or negative growth), cụ thể là cho tốc độ phát triển bằng không hoặc âm để
bảo vệ nguồn tài nguyên không tái tạo vốn hữu hạn của Trái đất. Đối với tài nguyên sinh
học cũng có “ chủ nghĩa bảo vệ”, chủ trương không can thiệp, đụng chạm vào thiên
nhiên, nhất là tại các địa bàn chưa được điều tra nghiên cứu đầy đủ. Chủ nghĩa bảo vệ
cũng là một điều không tưởng, nhất là trong điều kiện các nước đang phát triển, nơi mà
tài nguyên thiên nhiên là nguồn vốn cơ bản cho mọi hoạt động phát triển của con người.
Trong phát triển kinh tế một phần đáng kể của nguồn nguyên liệu và năng lượng
được tiêu thụ một cách quá mức tại các nước phát triển vốn được khai thác tại các
nước đang phát triển. Bên cạnh hiện tượng “ô nhiễm do thừa thải” xảy ra tại các nước
công nghiệp phát triển, gần đây tại hầu hết các nuớc đang phát triển có thu nhập thấp
đã xảy ra hiện tượng “ ô nhiễm nghèo đói”. Thiếu lương thực, nước uống, nhà ở, thuốc

men, vệ sinh, mù chữ, bất lực trước thiên tai là nguồn gốc cơ bản của những vấn đề MT
nghiêm trọng đang đặt ra cho nhân dân các nước đang phát triển. Cần nói thêm rằng sự
tiêu thụ quá mức nguyên liệu và năng lượng của các nước phát triển cũng đã làm cho
các vấn đề MT ở các nước đang phát triển trầm trọng hơn.
Tại Hội nghị LHQ về MT con người họp năm 1972 tại Stockholm- Thụy Điển, các
nhà khoa học đã đi đến kết luận rằng, nguyên nhân của nhiều vấn đề quan trọng về MT
không phải là do phát triển mà chính là hậu quả của sự kém phát triển. Tư tưởng đó đã
được thể hiện trong chiến lược phát triển 10 năm lần thứ nhất của LHQ. Chiến lược đã
đề cập tới mối quan hệ giữa phát triển với MT, dân số, tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ
đất, bảo vệ rừng,...
Các mục tiêu phát triển KTXH và BVMT phải được gắn bó với nhau trong việc
xây dựng mục tiêu, xác định chiến lược kế hoạch hóa, cũng như điều hành và quản lý
việc thực hiện các mục tiêu đó.

×