Tải bản đầy đủ (.doc) (149 trang)

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH CITY TOUR TẠI TP.HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.89 MB, 149 trang )

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Cao Hoàng Hà
LỜI CẢM ƠN
Khóa luận tốt nghiệp là công trình có ý nghĩa to lớn đối với mỗi sinh
viên khi sắp kết thúc thời gian trên giảng đường. Để công trình khóa luận tốt
nghiệp được hoàn thành, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được
nhiều sự giúp đỡ, quan tâm và tạo điều kiện từ mọi phía. Nhân đây, tôi xin gửi
lời cảm ơn sâu sắc đến:
Thầy giáo, Th.S Cao Hoàng Hà – Giảng viên tổ Địa lý-Du lịch, Khoa
Việt Nam học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Thầy đã luôn nhiệt tình
dành thời gian hướng dẫn tôi những kiến thức cần thiết, cách thức làm một
khóa luận tốt nghiệp và cung cấp những tài liệu cần thiết.
Hơn nữa, tôi xin gửi lời cảm ơn tới các du khách trong nước, các du
khách quốc tế và một số người kinh doanh, nhân viên khách sạn tại khu vực
phố cổ Hà Nội đã không chút thời gian chi sẻ ý kiên và cung cấp thông tin,
tạo điều kiện để em hoàn thành khóa luận.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong Khoa Việt Nam học,
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, cùng gia đình, bạn bè đã luôn quan tâm,
động viên tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Do thời gian nghiên cứu đối tượng có hạn, tài liệu tham khảo ít, trình
độ còn hạn chế, kinh nghiệm chưa có nhiều nên khóa luận không thể tránh
khỏi những sai sót. Tôi rất mong nhận được sự đánh giá, nhận xét, góp ý, bổ
sung của thầy cô và các bạn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Sinh viên
Lê Thị Kim Ngân
SVTH: Lê Thị Kim Ngân Lớp: K60B
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Cao Hoàng Hà
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Dịch
CNTT Công nghệ thông tin
TDTT Thể dục thể thao


TP.Hà Nội Thành phố Hà Nội
HDV Hướng dẫn viên
TCN Trước Công nguyên
LHQ Liên hợp quốc
Sở VHTT&DL Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch
UBND Ủy ban Nhân dân
NXB Nhà Xuất bản
ĐHKHXH&NV Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Cơ cấu mẫu theo du khách 18
Bảng 2: Cơ cấu mẫu theo giới tính 19
Bảng 3: Cơ cấu mẫu theo quốc tịch 20
SVTH: Lê Thị Kim Ngân Lớp: K60B
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Cao Hoàng Hà
Bảng 4: Cơ cấu mẫu theo độ tuổi 20
Bảng 5: Cơ cấu mẫu theo nghề nghiệp 21
Bảng 6: Cơ cấu theo số lần đến TP.Hà Nội 23
Bảng 7: Cơ cấu mẫu theo phương tiện đến của du khách 23
Bảng 8: Cơ cấu mẫu theo phương tiện biết đến TP.Hà Nội của du khách 24
Bảng 9: Nhiệt độ và lượng mưa trung bình theo tháng tại Hà Nội 35
Bảng 10: Số lượng khách du lịch đến Hà Nội giai đoạn năm 2008-2013 41
Bảng 11: Một số đơn vị lữ hành tại Hà Nội 44
Bảng 12: Số lượng các cơ sở lưu trú trên địa bàn TP.Hà Nội 45
Bảng 13: Các tài nguyên du lịch tự nhiên tiêu biểu trên địa bàn TP.Hà Nội 51
Bảng 14: Các di sản văn hóa trên địa bàn TP.Hà Nội 52
Bảng 15: Một số ngôi chùa tiêu biểu trên địa bàn TP.Hà Nội 53
Bảng 16: Một số lễ hội tiêu biểu trên địa bàn TP.Hà Nội 55
Bảng 17: Một số làng nghề tiêu biểu trên địa bàn TP.Hà Nội 56
Bảng 18: Kết quả khảo sát độ hấp dẫn của TP.Hà Nội 65

Bảng 19: Độ hấp dẫn của điểm du lịch tại địa bàn TP.Hà Nội 66
Bảng 20: Kết quả khảo sát cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật 68
Bảng 21: Kết quả khảo sát yếu tố giá thành 69
Bảng 22: Kết quả khảo sát chất lượng dịch vụ du lịch tại TP.Hà Nội 70
Bảng 23: Kết quả khảo sát chất lượng hướng dẫn viên tại TP.Hà Nội 72
Bảng 24: Kết quả khảo sát chất lượng đội ngũ nhân viên phục vụ 73
tại điểm du lịch 73
Bảng 25: Kết quả khảo sát chất lượng dịch vụ bổ sung tại các điểm du lịch 75
SVTH: Lê Thị Kim Ngân Lớp: K60B
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Cao Hoàng Hà
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Cơ cấu theo du khách 19
Hình 2: Cơ cấu mẫu theo giới tính 19
Hình 3: Cơ cấu mẫu theo quốc tịch 20
Hình 4: Cơ cấu mẫu theo độ tuổi 21
Hình 5: Cơ cấu mẫu theo nghề nghiệp 22
Hình 6: Cơ cấu mẫu về tần suất đến TP.Hà Nội của du khách 23
Hình 7: Cơ cấu theo phương tiện đến của du khách 24
Hình 8: Cơ cấu mẫu theo phương tiện biết đến TP.Hà Nội của du khách 25
Hình 9: Bản đồ địa giới hành chính TP.Hà Nội 34
Hình 10: Số lượng khách du lịch đến Hà Nội giai đoạn năm 2008 -2013 42
Hình 11: Biểu đồ số lượng các cơ sở lưu trú trên địa bàn TP.Hà Nội 46
Hình 12: Bản đồ giao thông Hà Nội 59
Hình 13: Kết quả khảo sát độ hấp dẫn của thành phố Hà Nội 66
Hình 14: Kết quả khảo sát độ hấp dẫn của điểm du lịch trên địa bàn 67
TP.Hà Nội 67
Hình 15: Kết quả khảo sát cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật 69
Hình 16: Kết quá khảo sát yếu tố giá thành 70
Hình 17:Kết quả khảo sát chất lượng dịch vụ tại Hà Nội 72
Hình 18: Kết quả khảo sát chất lượng hướng dẫn viên tại Hà Nội 73

Hình 19: Kết quả khảo sát chất lượng đội ngũ nhân viên phục vụ 74
tại điểm du lịch 74
Hình 20: Kết quả khảo sát chất lượng dịch vụ bổ sung tại các điểm du lịch 75
SVTH: Lê Thị Kim Ngân Lớp: K60B
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Cao Hoàng Hà
MỤC LỤC
SVTH: Lê Thị Kim Ngân Lớp: K60B
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Cao Hoàng Hà
Chương 1 GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. Quan niệm về du lịch
Ngày nay du lịch trở thành hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến và trở
thành nhu cầu không thể thiếu được trong cuộc sống. Xét về mặt kinh tế, du
lịch đã trở thành 1 ngành kinh tế quan trọng, ở một số quốc gia ngành này còn
được xếp là một ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế xã
hội. Du lịch tạo thêm nguồn thu ngoại tệ, thúc đẩy sự phát triển của hoạt động
ngoại thương và các ngành khác góp phần vào cán cân thanh toán cũng như
tạo nhiều cơ hội để giải quyết việc làm. Xét trên phạm vi toàn thế giới du lịch
là một ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, và đã trở thành ngành
kinh tế đứng thứ tư sau các ngành CNTT- truyền thông, công nghiệp dầu khí
và công nghiệp chế tạo xe hơi.
Do có ý nghĩa về nhiều mặt và nội dung các phạm trù du lịch rộng lớn,
nên việc nhận thức về du lịch cũng có nhiều quan niệm khác nhau như:
- Du lịch là 1 ngành công nghiệp không khói.
- Du lịch là 1 ngành công nghiệp đẻ trứng vàng.
- Du lịch là ngành kinh tế hỗn hợp.
- Du lịch là ngành kinh tế xuất khẩu tại chỗ.
- Hay, đơn giản du lịch là ngành dịch vụ đáp ứng những nhu cầu nghỉ
dưỡng, vui chơi giải trí.
- Nhưng cũng có quan niệm cho rằng du lịch là 1 trong những tác nhân
phá hoại nghiêm trọng các nguồn tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn,

làm xói mòn các giá trị đạo đức, tinh thần và truyền thống của các dân tộc và
cũng là môi trường thuận lợi cho các tệ nạn xã hội phát sinh và phát triển.
Khi nói đến du lịch, người ta nghĩ đến một chuyến đi đến địa danh nào
đó để tham quan, nghỉ dưỡng, thăm viếng bạn bè họ hàng và dùng thời gian
rảnh để tham gia các hoạt động TDTT, đi dạo, phơi nắng, thưởng thức ẩm
thực, xem các chương trình biểu diễn nghệ thuật, …. hay chỉ đơn giản quan
SVTH: Lê Thị Kim Ngân Lớp: K60B
1
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Cao Hoàng Hà
sát các môi trường xung quanh. Hoặc ở khía cạnh rộng hơn, có thể kể đến
những người tìm các cơ hội kinh doanh (business traveller) đi công tác, dự hội
nghị, hội thảo hay đi học tập, nghiên cứu khoa học kĩ thuật…
Cùng với sự phát triển của du lịch, khái niệm du lịch được hiểu theo
nhiều cách khác nhau, tùy theo góc độ xem xét. Theo Tổ chức Du lịch Thế
giới (World Tourist Organization): “Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động
của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và
tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng
như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên
tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng
loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền. Du lịch cũng là một
dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư”
Tại Việt Nam, mặc dù du lịch là một lĩnh vực khá mới mẻ nhưng các
nhà nghiên cứu Việt Nam cũng đưa ra khái niệm trên nhiều góc độ nghiên
cứu khác nhau. Theo Luật du lịch Việt Nam năm 2005 : “Du lịch là các hoạt
động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường
xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ
dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.
1.2. Quan niệm về loại hình du lịch City tour
1
Cùng với sự phát triển của xã hội, ngành du lịch đang ngày càng khẳng

định vai trò vị thế của mình trong đời sống xã hội. Ngành không ngừng đổi
mới, thu hút sự quan tâm của du khách bằng việc đa dạng hoá loại hình du
lịch, áp dụng khoa học kĩ thuật vào quá trình sản xuất và phục vụ, thoả mãn
nhu cầu ngày càng cao của du khách.
Dựa trên cơ sở nghiên cứu các lý do đi du lịch, phương tiện đi du
lịch…mà du lịch được chia thành các loại hình du lịch như du lịch chia theo
mục đích chuyến đi, các loại du lịch đặc thù, loại hình du lịch phân theo tài
1
City tour: loại hình du lịch quanh thành phố
SVTH: Lê Thị Kim Ngân Lớp: K60B
2
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Cao Hoàng Hà
nguyên, loại hình du lịch theo phương tiện… Loại hình du lịch City tour là
một loại hình du lịch đặc biệt, nó tổng hợp của các loại hình du lịch khác.
Tại Việt Nam, City tour cũng đã được manh nha từ khá lâu. Trong xã
hội phong kiến, những cuộc dạo chơi của các vua chúa, quan lại trong quận,
châu cho đến bây giờ, những chương trình du lịch quanh thành phố bằng xích
lô hay xe đạp… Tại Hà Nội, City tour cũng được chú trọng đưa vào khai thác
du lịch khá sớm bởi nơi đây có rất nhiều điều kiện thuận lợi đối với loại hình
du lịch này. Tuy nhiên, cho đến nay có thể nói chúng ta chưa có một định
nghĩa hoàn chỉnh nào về loại hình du lịch City tour, mặc dù nó đã xuất hiện từ
rất lâu. City tour mới chỉ được hiểu chung chung như sau:
“City tour là loại hình du lịch tham quan các di tích lịch sử, các cảnh
quan thiên nhiên và công trình kiến trúc trong thành phố và các vùng phụ cận”.
(Nguồn: Internet)
Loại hình du lịch này có đặc trưng là phạm vi tham quan có bán kính
không quá 100km. Du khách thường đi về trong ngày nên ít sử dụng dịch vụ
lưu trú mà chủ yếu sử dụng dịch vụ vận chuyển và mua sắm. Và đối tượng
tham quan không còn bó hẹp ở các tài nguyên nhân văn và tài nguyên tự nhiên
nữa mà còn mở rộng ra đối với loại tài nguyên ở dạng phát triển như là các

trung tâm mua sắm, các khu công nghiệp hay các khu vui chơi vui giải trí…
City tour (hay còn gọi là tour du lịch quanh thành phố) là sản phẩm du
lịch mà các thành phố có nền du lịch phát triển chú trọng, quan tâm và các
doanh nghiệp lữ hành cố gắng khai thác sản phẩm đặc thù của thành phố. Du
khách tham quan, tìm hiểu về văn hóa, đời sống của người dân tại thành phố
mà họ đến thăm. Thời gian thăm quan thường là nửa ngày đến một ngày. Du
khách chỉ mua vé một lần là có thể thăm quan thành phố trong một ngày bằng
các phương tiện chuyên dụng cho City tour. Các phương tiện này có thể là xe
buýt (bus), xe điện hay phương tiện chuyên dụng của thành phố, có lộ trình cố
định ngang qua các điểm tham quan của thành phố.
SVTH: Lê Thị Kim Ngân Lớp: K60B
3
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Cao Hoàng Hà
1.3. Đối tượng khách của loại hình du lịch City tour
Đối tượng khách của City tour phần lớn là du khách quốc tế. Họ có thời
gian lưu trú tại thành phố trên 24h trở lên. Các nhóm khách tàu biển, khách
MICE
2
cũng có thể trở thành thị trường tiềm năng của sản phẩm du lịch City
tour. Ngoài ra City tour cũng phục vụ cho khách nội địa, khách từ các địa
phương khác đến tham quan, tìm hiểu văn hóa, lịch sử hình thành và phát
triển của thành phố đó.
1.4. Vai trò của loại hình du lịch City tour
City tour góp phần làm đa dạng các sản phẩm du lịch của địa phương
và làm tăng tính hấp dẫn đối với các du khách. Ngoài ra, Loại hình du lịch
này cũng góp phần khai thác hiệu quả các tài nguyên du lịch trên địa bàn và
đóng góp vào doanh thu và quảng bá hình ảnh của địa phương đó.
City tour giúp du khách không mất quá nhiều thời gian mà vẫn có thể
đi tham quan hay mua sắm tại địa phương họ đến hoặc chỉ dừng chân. Đây
là một cách khai thác tài nguyên du lịch ở địa phương một cách tối ưu và

đồng thời quảng bá hình ảnh của địa phương đến với nhiều du khách trong
và ngoài nước.
2
MICE: (Meeting Incentive Conference Event): loại hình du lịch công vụ
SVTH: Lê Thị Kim Ngân Lớp: K60B
4
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Cao Hoàng Hà
Chương 2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu của đề tài
- Mục tiêu thứ nhất: Tìm hiểu, nghiên cứu và tiến tới đánh giá những điều
kiện thuận lợi, tiềm năng phát triển loại hình du lịch City tour tại TP.Hà Nội.
- Mục tiêu thứ hai: Khảo sát và đánh giá thực trạng phát triển loại hình
City tour tại TP.Hà Nội trong thời gian gần đây.
- Mục tiêu thứ ba: Đưa ra những kiến nghị và đề xuất nhằm phát triển
loại hình du lịch này. Bên cạnh đó, xây dựng một số chương trình City tour
nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch của thành phố.
2.2. Các phương pháp nghiên cứu
Với tính chất là một đề tài thuộc nhóm ngành khoa học – xã hội, thông
tin và dữ liệu đóng vai trò quan trọng trong đánh giá chất lượng, dữ liệu nói
chung được thu thập từ 2 nguồn: thông tin thứ cấp và thông tin sơ cấp.
Nguồn thông tin thứ cấp được đề tài thu thập từ các văn phòng du lịch,
tạp chí chuyên ngành (tạp chí du lịch, tạp chí văn hóa – du lịch…), Tổng cục
Thống kê, nguồn tư liệu từ các hãng lữ hành, nguồn tư liệu mở từ internet, …
Nguồn thông tin sơ cấp: kết quả điều tra, phỏng vấn du khách bằng
bảng hỏi xã hội học. Trên cơ sở thống kê các thông tin tìm kiếm cũng có thể
phục vụ cho bài viết. Người viết đã xây dựng một bảng câu hỏi bao gồm
những câu hỏi định tính và định lượng. Các câu hỏi định lượng được tập trung
vào thang định danh và thang đo khoảng.
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng bao gồm:
Phương pháp thu thập dữ liệu: khảo sát, phỏng vấn trực tiếp du khách,

công ty, đơn vị sự nghiệp để lấy thông tin sơ cấp; sử dụng các công cụ hỗ trợ
như internet, máy tính để thu thập thông tin thứ cấp từ các cơ sở, các công ty
trên địa bàn TP.Hà Nội.
Phương pháp xử lý thông tin: phương pháp tổng hợp và xử lý thông
tin bằng chương trình Excel, so sánh kết quả qua các năm rồi đi đến kết luận.
SVTH: Lê Thị Kim Ngân Lớp: K60B
5
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Cao Hoàng Hà
Ngoài ra, tổng kết các kết quả khảo sát điều tra thực tế để đưa ra nhận xét
khách quan.
Phương pháp phân tích thống kê: dựa trên cơ sở các dữ liệu, số liệu,
các yếu tố tác động vào môi trường hoạt động của du lịch thành phố và loại
hình du lịch City tour mà đã thu thập được để đánh giá sự phát triển của loại
hình du lịch City tour tại TP.Hà Nội.
2.3. Giả định nghiên cứu
Loại hình du lịch City tour ở TP.Hà Nội đang có sự phát triển mạnh về
thị trường và thị phần. Dựa vào những thế mạnh sẵn có và sự đầu tư tại các
điểm du lịch, City tour ở đây đang có những thay đổi đáng kể về chất lượng
và số lượng. Đánh giá chất lượng hiện tại của loại hình City tour tại TP.Hà
Nội cần dựa vào các nguồn thông tin thứ cấp từ các kết quả các đại lý, các
công ty du lịch đang kinh doanh loại hình du lịch này, các nghiên cứu và báo
cáo; đặc biệt là dựa vào nguồn thông tin sơ cấp thu thập trực tiếp từ đối tượng
khách du lịch tham gia vào các chương trình du lịch tại Hà Nội. Bảng hỏi điều
tra được phát nhằm thu thập đánh giá khách quan của du khách về 4 yếu tố
của loại hình du lịch City tour. Các kết quả thu nhận được sau khi xử lý bằng
các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng là cơ sở để đề tài xác
định được thực trạng cụ thể trong hoạt động và đề xuất một số giải pháp cho
những vấn đề hạn chế đó.
2.4. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần lời cảm ơn, mục lục, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài

được chia thành 6 chương chính.
Chương 1: Giới thiệu chung
Chương 2: Mục tiêu nghiên cứu.
Chương 3: Lịch sử vấn đề
Trình bày lịch sử, sự hình thành của du lịch để thấy được loại hình du
lịch City tour ra đời như thế nào và mô hình hoạt động City tour của một số
nước trong khu vực Đông Nam Á như Malaysia, Thái Lan và Singapore.
SVTH: Lê Thị Kim Ngân Lớp: K60B
6
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Cao Hoàng Hà
Chương 4: Phương pháp nghiên cứu
Phân tích chi tiết về phương pháp nghiên cứu của đề tài, trong đó nói rõ
mẫu nghiên cứu, các biến số nghiên cứu, thang đo cho các biến số, cách xây
dựng bảng hỏi và kế hoạch thu thập, phân tích dữ liệu từ bảng hỏi.
Chương 5: Nghiên cứu trường hợp City tour tại TP.Hà Nội: khảo sát
và phân tích.
Tiến hành phân tích các kết quả khảo sát thông qua bảng hỏi về các
biến số: Biến số chất lượng chương trình du lịch trong đó chất lượng dihcj vụ,
chất lượng HDV, chất lượng đội ngũ nhân viên phục vụ tại điểm bổ sung và
các dịch vụ bổ sung; Biến số độ hấp dẫn bao gồm độ hấp dẫn của TP.Hà Nội,
độ hấp dẫn của điểm du lịch và lồng ghép tiêu chí cảnh quan và môi trường
du lịch và yếu tố văn hóa ứng xử trong hoạt động du lịch; Biến số giá thành;
Biến số cơ sở hạ tầng – vật chất –kĩ thuật
Chương 6: Kết luận
Các kết luận cuối cùng của nghiên cứu và những đóng góp về giải pháp
phát triển loại hình du lịch City tour tại TP.Hà Nội.
SVTH: Lê Thị Kim Ngân Lớp: K60B
7
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Cao Hoàng Hà
Chương 3 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ

3.1. Du lịch
3.1.1. Lịch sử du lịch thế giới
Du lịch đã có mầm mống từ đầu thời kì xã hội nô lệ, nó gắn liền với
quá trình phân công lao động xã hội thứ ba. Sự ra đời và phát triển của thương
nghiệp đã thúc đẩy quá trình đi lại, buôn bán giữa các nước trên thế giới.
Vào những năm 2700 TCN, các ngôi mộ hình kim tự tháp và các công
trình tôn giáo được xây dựng tại Ai Cập, các kì quan nổi tiếng thế giới này đã
trở thành nơi thu hút khách từ nhiều nước. Dân cư các nước Ai Cập, Ấn Độ,
Trung Quốc… thực hiện các cuộc hành trình tới các nơi kì quan nổi tiếng
nhằm thỏa mãn sự tò mò, hiếu kì, nghiên cứu học hỏi hoặc để cầu nguyện.
Những chuyến đi đó kéo dài nhiều ngày, thậm chí nhiều tháng, nhiều năm,
cách xa nơi ở thường xuyên của họ. Vào thời gian đó, chưa có cơ sở kinh
doanh lưu trú, ăn uống. Người đi tham quan hoặc hành hương thường ngủ
ngoài trời và mang theo thức ăn, đồ uống. Để kỉ niệm chuyến đi, họ thường
khắc tên mình lên các tảng đá mềm hoặc lên các bức tranh vẽ các kì quan và
mua các đồ lưu niệm.
Năm 1930, Glusman người Thụy sĩ định nghĩa: “Du lịch là sự chinh
phục không gian của những người đến một địa điểm mà ở đó họ không có chỗ
cư trú thường xuyên”.
Từ những năm 40 của thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX, nhờ thành quả của
cách mạng công nghiệp, sự phát triển kinh tế và sự gia tăng thời gian nghỉ
được hưởng lương, du lịch bắt đầu phát triển nhanh và trở nên phổ biến đối
với cả dân thường. Vào khoảng thời gian đó, nhiều người muốn đi du lịch
nhưng họ e ngại về sự bất đồng ngôn ngữ, sự khác biệt về tiền tệ… Sự ra đời
của hãng lữ hành đầu tiên do ông Thomas Cook – người Anh sáng lập đã giúp
gỡ bỏ các rào cản đó.
Tại hội nghị LHQ về du lịch họp tại Roma (Italia) (21/8 – 5/9/1963),
các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa về du lịch: “Du lịch là tổng hợp các mối
SVTH: Lê Thị Kim Ngân Lớp: K60B
8

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Cao Hoàng Hà
quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành
trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của
họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải
nơi làm việc thường xuyên của họ”.
Sau chiến tranh thế giới thứ 2, sự ổn định về chính trị, sự phát triển của
khoa học công nghệ, sự phát triển kinh tế, tăng nhanh về thu nhập và thời gian
rảnh rỗi của người lao động đã giúp thúc đẩy du lịch phát triển. Từ năm 1950
đến nay, du lịch quốc tế ngày càng phát triển mạnh và trở thành một hiện
tượng kinh tế - xã hội phổ biến, số lượng khách và thu nhập du lịch tăng với
tốc độ cao.
Tháng 6/1991, tại Otawa (Canada), Hội nghị quốc tế về Thống kê du
lịch đã đưa ra định nghĩa: “Du lịch là hoạt động của con người đi tới một nơi
ngoài môi trường thường xuyên (nơi ở thường xuyên của mình), trong một
khoảng thời gian ít hơn khoảng thời gian đã được các tổ chức du lịch quy
định trước, mục đích của chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động
kiếm tiền trong phạm vùng đến thăm”.
Hội nghị lần thứ 27 (1993) của Tổ chức Du lịch thế giới đã đưa ra khái
niệm về du lịch: “Du lịch là hoạt động về chuyến đi đến một nơi khác với môi
trường sống thường xuyên của con người và ở lại đó tham quan, nghỉ ngơi,
vui chơi giải trí hay các mục đích khác ngoài các hoạt động để có thù lao ở
nơi đến với thời gian liên tục ít hơn một năm”.
3.1.2. Lịch sử du lịch Việt Nam
Du lịch ở Việt Nam có mầm mống từ rất lâu. Trong xã hội phong kiến,
đã có các cuộc đi kinh lý sang thăm các nước láng giềng hoặc các chuyến đi
nghỉ ngơi, săn bắt của vua chúa, quan lại…Vào thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, Việt
Nam là nước thuộc địa của thực dân Pháp. Du lịch trong thời gian đó được phát
triển nhằm phục vụ cho một bộ phận nhỏ gia đình giàu và các sĩ quan Pháp.
Một số khách sạn và khu nghỉ mát được xây dựng để phục vụ cho các binh
lính, sĩ quan Pháp, giới quan lại và gia đình giàu có tại các thành phố lớn.

SVTH: Lê Thị Kim Ngân Lớp: K60B
9
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Cao Hoàng Hà
Từ năm 1954-1975, đất nước bị chia cắt nên du lịch phát triển theo 2
hướng khác nhau. Tại miền Nam, du lịch dần dần trở thành một ngành kinh
doanh của các nhà đầu tư nước ngoài và trong nước. Tại miền Bắc, các khách
sạn, nhà nghỉ được xây dựng nhằm phục vụ khách ngoại giao, chuyên gia
quốc tế, khách công vụ…
Năm 1960, Công ty Du lịch Việt Nam được thành lập. Từ đó, du lịch
Việt Nam đã thay đổi qua nhiều chặng đường.
Trong Luật Du lịch Việt Namsố 44/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm
2005, tại điều 4, chương 1 định nghĩa: “Du lịch là các hoạt động có liên quan
đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm
đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng
thời gian nhất định”.
3.3. City tour của một số nước trong khu vực Đông Nam Á
3.3.1. City tour tại Malaysia
 Phương tiện tham quan City tour tại Thành phố Malacca –
Malaysia
Malacca là một trong những điểm du lịch nổi tiếng nhất của Malaysia.
Tại thành phố này, họ phát triển du lịch City tour với điểm nổi bật là phương
tiện giao thông. Đến đây, du khách không chỉ thích thú với khí hậu rất dễ chịu
mà còn được ngắm nhìn những chiếc xe trishaw
3
tại khu vực quảng trường
Dutch Square. Xe trishaw gần giống như chiếc xích lô ở Việt Nam nhưng khác
với xích lô Việt Nam lái xe ngồi ở phía sau, xe “trishaw” ở Malacca (Malaysia)
lái xe ngồi phía bên tay phải của du khách. Xe được trang trí bằng những vòng
hoa nhựa nhiều màu sắc, các vòng cườm và nhiều thứ khác. Ngoài ra, nó được
gắn loa và ampli phát nhạc từ một bình ắc quy gắn bên dưới gầm xe. Hình dạng

xe khá màu mè, thế nhưng khách Tây lại rất thích, người nào cũng muốn ngồi
lên chạy một vòng, hoặc chí ít cũng ngồi lên xe để chụp vài bức ảnh.
3
Xe trishaw: một loại phương tiện của thành phố Malacca. Nó gần giống xích lô ở Việt Nam
SVTH: Lê Thị Kim Ngân Lớp: K60B
10
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Cao Hoàng Hà
Ngoài ra, du khách đến có thể thăm quan Malacca bằng những chiếc xe
buýt hai tầng màu đỏ chỉ 5 ringgit mỗi người mỗi ngày. Khi tham gia chương
trình “Malacca City Tour "
4
là du khách có thể tham quan bất kì điểm nào
trong tuyến mà du khách muốn. Có rất nhiều những nơi mà bạn có thể bắt đầu
chương trình tham quan Panorama Melaka là tại Bến xe Malacca Sentral. Mỗi
xe buýt hai tầng sẽ khởi hành từ một điểm đặc biệt dọc theo tuyến đường, thời
gian tham quan tại mỗi tuyến đường là 20 phút 45 phút.
Các điểm tham quan ở đây giữ được vẻ đẹp vốn có của nó kết hợp với
những nét đẹp sắc sảo của chiếc trishaw hay những chiếc xe buýt hai tầng
màu đỏ tham quan quanh thành phố cùng với những dịch vụ thân thiện với
môi trường đã tạo nên một sản phẩm đặc trưng của City tour Malacca.
 Phương tiện tham quan City tour tại thành phố Kuala Lumpur.
“Hop on hop off”
5
là một dạng city tour chạy liền trong 24h hoặc 48h
quanh những điểm du lịch nổi tiếng trong Kuala Lumpur. “Hop on hop off” sẽ
đưa du khách tới những danh thắng không thể bỏ qua, nhưng bạn lại có thể
khám phá chúng theo cách của mình chứ không phải phụ thuộc vào hướng
dẫn viên du lịch hay lịch trình đã sắp sẵn từ trước. Du khách có thể lựa chọn
bất kỳ điểm dừng nào bạn muốn trong danh sách chứ không phải đi tất cả các
điểm đến và thoải mái tìm hiểu khám phá địa điểm đó theo sở thích của mình.

Nói cách khác, với dạng tour
6
này, du khách có toàn quyền quyết định
địa điểm tham quan và thời gian lưu lại chứ không phải phụ thuộc vào ai. Điều
này thực sự rất hữu ích cho những ai thích kiểu du lịch bụi, bởi bạn có thể tham
khảo thông tin các điểm đến từ trước trên mạng rồi lựa chọn trước những nơi
mình thực sự hứng thú. Nếu đi theo tour, du khách sẽ mất khá nhiều thời gian
và sức lực ở những địa điểm không thực sự phù hợp với mình.
Hành khách cũng không lo bị bỏ lại hay liên tục phải nhìn đồng hồ căn
giờ bởi cứ 20 - 30 phút lại có một chuyến. Với một số điểm dừng, xe buýt sẽ
4
Malacca City Tour: Tour du lịch quanh thành phố Malacca
5
Hop on hop off: một dạng du lịch quanh thành phố bằng xe buýt
6
Tour: chương trình du lịch.
SVTH: Lê Thị Kim Ngân Lớp: K60B
11
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Cao Hoàng Hà
dừng 5 - 10 phút trước khi khởi hành tiếp. Trong khoảng thời gian này, du
khách có thể tận dụng tham quan sơ qua địa điểm đó xem có hấp dẫn hay
không, nếu không phù hợp thì có thể quay trở lại xe ngay để tiếp tục hành
trình, thay vì phải đợi chuyến sau.
Như vậy, tại thành phố Kuala Lumpur, City tour cũng được phát triển
nổi bật về phương tiện vận chuyện. Có thể nói tại đất nước Malaysia, các
phương tiện vận chuyển trong City tour được chú trọng phát triển nhằm thu
hút khách du lịch.
3.3.2. Bangkok – thế mạnh ẩm thực và độc đáo của phương tiện
Nếu đến với Malaysia du khách được đi trên những chiếc xe trishaw,
những chiếc xe buýt hai tầng đỏ rực, tráng lệ thì đến với Thái Lan, du khách

sẽ được ngồi trên những chiếc xe tuktuk
7
– một “đặc sản” của mảnh đất vàng
về du lịch.
Tới Thái Lan, du khách sẽ ấn tượng những ngôi chùa tráng lệ, các
thành phố biển, các đảo hấp dẫn, những bản sắc văn hóa lôi cuốn và chắc
chắn không thể quên hình ảnh của những chiếc tuk-tuk xuất hiện với mật độ
dày đặc trên đường phố. Đối với người dân nơi đây, phương tiện đi lại phổ
biến ồn ào và nhiều khói bụi này đã trở thành một biểu tượng độc đáo của đất
nước chùa tháp. Đến Bangkok, du khách có thể di chuyển tham quan thành
phố bằng phương tiện này. Và đây cũng là một trong những chương trình City
tour được đánh giá cao.
Hiên tại ở Thái Lan phổ biến 2 loại tuk tuk, một loại chạy dầu và một
loại chạy bằng khí gas. Do được Chính phủ hỗ trợ giá ga nên giá cước phí đi
xe tuk tuk rẻ hơn so với taxi. Trung bình nếu chạy lòng vòng trong thành phố
với khoảnh cách từ 5km đến 10 km bạn chỉ phải trả từ 30-100 baht
8
, tương
đương với 15- 50 nghìn đồng, đắt rẻ tùy vào sự khéo léo mặc cả của bạn.
Thông thường mỗi xe chỉ chở tối đa 3 khách nhưng nếu bạn có 5 người thì
7
Xe tuk tuk: phương tiện vận chuyển du lịch phổ biến ở Thái Lan, gần iống với xe lam của Việt Nam
8
Baht: đơn vị tiền tệ Thái Lan. 1 baht = 650VNĐ
SVTH: Lê Thị Kim Ngân Lớp: K60B
12
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Cao Hoàng Hà
cũng không sao, các bác tài thường cũng không tính thêm tiền.Theo chân
những chiếc tuk tuk thân thiện bạn có thể vừa đi vừa ngắm cảnh đường phố
và là cách ghi nhớ các con phố dễ dàng hơn. tuk tuk góp phần không nhỏ tới

việc gìn giữ nền văn hóa của đất nước Chùa Vàng, và là bạn đồng hành của
chúng ta trong các tour du lịch Thái Lan. Tại Bangkok, du khách có thể tham
quan từ 8h sáng đến 12h trưa và từ 12h30 đến 16h30.
Du khách có thể tham quan các điểm như Chùa Vàng, Hoàng cung, các
trường Đại học, ngắm Bangkok từ trên cao hay đến các khu ẩm thực. Mặc
dù tình trạng ùn tắc xe cộ ở thủ đô Bangkok gần giống ở Hà Nội nhưng tại
đây có cách quản lý tốt, cơ sở hạ tầng tốt hơn nên các phương tiện giao thông
lưu thông khá có trật tự. Ngoài ra, tại Bangkok du khách có thể di chuyển
bằng thuyền nên tạo ra sự riêng biệt thu hút khách.
3.3.3. Singapore - khai thác City tour một cách tổng hợp
Mặc dù là đảo quốc có diện tích khiêm tốn (692.7 km
2
) nhưng kinh
nghiệm làm du lịch thành phố của Singapore rất chuyên nghiệp và có thể
tham khảo. Tại quốc đảo này, City tour được phát triển một cách tổng hợp, đa
dạng và mang lại hiệu quả cao.
Giao thông: Đầu tiên là hệ thống giao thông tiên tiến bậc nhất thế giới,
thuận tiện cả đường hàng không, đường biển và đường bộ. Từ sân bay Changi
ở cửa ngõ chính liên kết Singapore với thế giới, du khách có thể di chuyển
giữa các nhà ga T1, T2 và các nhà ga phục vụ hàng không giá rẻ bằng xe
trung chuyển miễn phí. Du khách có thể mua thẻ EZ Link (có thể dùng để đi
tất cả các tuyến xe buýt, MRT – một loại gần giống tàu điện ngầm, hoặc thanh
toán tại các quầy thức ăn nhanh (như MacDonald’s) trị giá 15SGD
9
. Đi lại ở
Singapore vô cùng dễ dàng vì bản đồ đường sá được phát miễn phí ở các sân
bay, nhà ga, trạm xe buýt hay ga MRT bằng cả ba thứ tiếng: Anh, Hoa, Tamil.
Tại Singapore cũng có các tour du lịch với phương tiện vận chuyển là
những chiếc xe trishaw nhưng cách làm bài bản và quy mô cũng khác. Họ có
9

SGD: đô la Singapo. 1 SGD = 16.800 VNĐ
SVTH: Lê Thị Kim Ngân Lớp: K60B
13
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Cao Hoàng Hà
rất nhiều tài liệu du lịch, các cuốn cẩm nang, bản đồ phát hành tại khách sạn,
sân bay, nhà hàng… có tuyến đường phù hợp cho du lịch. Hiện có 2 tuyến,
một chạy trong Khu phố của người Hoa và một chạy trong khu Khu phố của
người Ấn Độ và những địa điểm, công trình kiến trúc văn hóa, tôn giáo nổi
bật, khu trung tâm… Trishaw tour
10
của Singapore được du khách quốc tế biết
đến rộng rãi và đã được định hình.
Môi trường: Singapore có môi trường trong lành, sạch sẽ nhờ vào ý
thức cao của người dân. Đây cũng là một “sản phẩm du lịch” hấp dẫn du
khách đến đây. Chính phủ Singapore có chính sách xử phạt nặng các trường
hợp vi phạm dù là khách nước ngoài hay dân bản xứ. Ở các nơi công cộng
đều có những bảng quy định các hành vi sẽ bị xử phạt.
Một kinh nghiệm quý báu đó là Singapore áp dụng chính sách đồng
giá, tuyệt nhiên không có cảnh “chặt chém” du khách, dù là người Singapore
hay du khách đều trả một giá như nhau, và tất nhiên là cũng không có cảnh
chèo kéo, ăn xin như ở thành phố chúng ta hiện nay.
Singapore Night Safari: vườn thú đêm Singapore là vườn thú đầu tiên
trên thế giới được thiết kế để tham quan vào ban đêm. Bằng công nghệ chiếu
sáng tiên tiến, khách tham quan có thể thấy được tận mắt các hoạt động về
đêm của hơn 1000 động vật một cách tự nhiên nhất.
Singapore Discovery Centre: xây dựng trên một doanh trại quân đội cũ,
Singapore Discovery Centre được chính phủ đầu tư nhằm trở thành một trung
tâm giáo dục vui chơi giải trí hàng đầu Singapore. Tại đây khách tham quan
sẽ dần khám phá Singapore qua các trò chơi cực kỳ sôi động và hấp dẫn.
Ducktour & City Tours: đây là chương trình du lịch được giải thưởng

về sáng tạo và độc đáo của trong lĩnh vực du lịch của Singapore. Ducktour &
City Tours cung cấp cho khách tham quan một cái nhìn tổng thể và thú vị nhất
về Singapore.
10
Trishhaw tour: Chương trình du lịch sử dụng xe trishaw (một loại xe giống xe xích lô ở Việt Nam)
SVTH: Lê Thị Kim Ngân Lớp: K60B
14
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Cao Hoàng Hà
Việc mua sắm cũng vô cùng thú vị, du khách có thể mua nhiều thứ ở
đại lộ Orchard, với bề dày lịch sử hơn 30 năm, Orchard Road được mệnh
danh là thiên đường mua sắm tại Singapore. Trải dài dưới một cây số,
Orchard Road bao gồm hơn 30 trung tâm mua sắm và dịch vụ. Hay du khách
có thể mua sắm tại siêu thị lớn nhất Singapore IMM với hầu hết các mặt hàng
nhãn hiệu được bày bán. Các cửa hàng đều niêm yết giá cố định. Ở đây, thẻ
tín dụng và thẻ thanh toán được chấp nhận rộng rãi.
Như vậy với tất cả những chương trình cũng như những dịch vụ được
nêu ra như trên đã tạo nên một city tour Singapore vô cùng độc đáo, du khách
sẽ cảm nhận được ngay sự hiện đại, tiện nghi cao nhất mà thành phố này
mang lại cho họ.
3.4. City tour tại một số thành phố tại Việt Nam
City tour xuất hiện ở Việt Nam từ khá sớm. Trong xã hội phong kiến,
những cuộc dạo chơi của các vua chúa, quan lại trong quận, châu cho đến thời
Pháp thuộc, những cuộc đi dạo quanh thành phố, đi câu cá hay đến các làng
nghề và bây giờ, những tour du lịch quanh thành phố bằng xích lô hay xe
đạp Ở đâu có du lịch là ở đó có loại hình du lịch City tour xuất hiện bởi tâm
lý khách du lịch khi đến một thành phố du lịch, họ sẽ tò mò và muốn khám
phá ra nơi này có điều gì hấp dẫn. City tour là sản phẩm du lịch mà bất cứ
thành phố nào cũng có và các công ty lữ hành luôn cố gắng khai thác sản
phẩm đặc thù địa phương này một cách tối đa.
Tại TP.Hồ Chí Minh, City tour xuất hiện và phát triển rất sớm vì trong

những năm kháng chiến chống Mỹ, thành phố được tiếp cận với lối sống và
nền văn minh của người Pháp, Mỹ. Dần dần, nơi đây trở thành một thành phố
sôi động, hấp dẫn các du khách trong và ngoài nước. Ngoài ra, tại đây còn có
rất nhiều tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn có thể đưa vào khai thác du
lịch và các điểm du lịch kết hợp với nhau tạo thành các chương trình du lịch
quanh thành phố.
SVTH: Lê Thị Kim Ngân Lớp: K60B
15
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Cao Hoàng Hà
Tại TP.Hải Phòng, City tour cũng đã là loại hình du lịch có từ buổi ban
đầu của thành phố Hải Phòng - một trong những thành phố có đóng góp đáng
kể cho ngành du lịch quốc gia. Tuy nhiên, tốc độ phát triển của loại hình du
lịch này vẫn còn rất hạn chế và yếu kém. Sản phẩm City tour của thành phố
còn rất sơ sài (rất ít chương trình ) và chỉ một số ít doanh nghiệp du lịch khai
thác thị trường này. Không chỉ nghèo nàn về sản phẩm được thiết kế mà việc
khai thác City tour của thành phố còn thiếu tính chuyên nghiệp. Sản phẩm City
tour không phải Hải Phòng chúng ta không có mà là chúng ta chưa biết đoàn
kết và khai thác một cách chuyên nghiệp. Tuy nhiên do sở thích của du khách
đến Hải Phòng là chủ yếu tham gia vào các loại hình du lịch biển, du lịch sinh
thái nên các đơn vị hoạt động kinh doanh lữ hành của Hải Phòng cũng chỉ tập
trung vào khai thác các loại hình du lịch trên mà ít quan tâm đến loại hình du
lịch City tour tức là kết hợp giữa các loại hình du lịch với nhau, nhằm tạo ra sự
thích thú cho du khách. Mặt khác, do đặc điểm thị trường nguồn khách du lịch
City tour ở Hải Phòng thường tập trung chủ yếu vào các tập khách nước ngoài,
nên trong số các đơn vị kinh doanh du lịch, lữ hành ở Hải Phòng chỉ có các đơn
vị kinh doanh lữ hành quốc tế mới tập trung vào khai thác các di tích lịch sử
văn hoá để phục vụ khách du lịch quốc tế. Các doanh nghiệp du lịch ở Hải
Phòng thường không có sự liên kết, hợp tác với nhau khiến cho sản phẩm du
lịch của Hải Phòng thiếu tính đồng bộ. Theo thống kê của Sở VHTT&DL của
tỉnh Hải Phòng thì chỉ có 13 đơn vị lữ hành kinh doanh sản phẩm City tour.

Tại TP.Đà Nẵng, loại hình du lịch City tour được khai thác khá mạnh
và tỏ ra rất hiệu quả. Tuy nhiên, đằng sau đó vẫn còn nhiều hạn chế dẫn đến
chưa khai thác được tối đa tiềm năng du lịch của thành phố này. Trong đó
việc cung cấp và quảng bá thông tin du lịch chưa chuyên nghiệp, chưa thuận
tiện tối đa cho du khách. Các tour, tuyến còn rời rạc, chưa có sự kiện kết để
phát huy tối đa hiệu quả khai thác; thời gian giữ chân du khách tại thành phố
ngắn. Sản phẩm du lịch “Tham quan thành phố” chưa thật sự hiệu quả. Đội
xích lô du lịch chỉ có thể phục vụ đưa khác đến các điểm tham quan tại trung
SVTH: Lê Thị Kim Ngân Lớp: K60B
16
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Cao Hoàng Hà
tâm thành phố, đối với các điểm du lịch ở xa như Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn…
thì không thể thực hiện được bằng phương tiện này. Nguyên nhân của tình
trạng trên rất đa dạng, từ sự thiếu kinh phí và đầu tư cho công tác quảng bá,
đến chất lượng các tour, tuyến chưa đảm bảo. Một trong những nguyên nhân
nữa là thiếu sự liên kết giữa các điểm du lịch để tạo thành một sản phẩm du
lịch mang tính tổng thể, mang đặc trưng của thành phố, tạo sự thuận tiện cho
du khách, và có tác dụng giữ chân du khách lâu dài.
Nhìn chung, loại hình du lịch City tour tại các thành phố của nước ta đã
được đưa vào khai thác và khá phát triển cả về số lượng và chất lượng chương
trình nhưng thực sự những hình thức đang khai thác chưa tối đa hóa các tiềm
năng du lịch vốn có tại các địa phương này.
SVTH: Lê Thị Kim Ngân Lớp: K60B
17
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Cao Hoàng Hà
Chương 4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Mẫu nghiên cứu
Việc đánh giá thực trạng và chất lượng của hoạt động City tour tại
TP.Hà Nội thông qua 4 yếu tố: Chất lượng dịch vụ, Độ hấp dẫn của điểm du
lịch, Giá thành, Cơ sở hạ tầng – Cơ sở vật chất-kĩ thuật. Thông tin và dữ liệu

đóng vai trò quan trọng trong đánh giá thực trạng City tour tại TP.Hà Nội, dữ
liệu nói chung được thu thập từ 2 nguồn: thông tin thứ cấp và thông tin sơ cấp.
- Xác định mẫu nghiên cứu:
Để đánh giá khách quan và chính xác phản hồi thực trạng hoạt động
City tour tại TP.Hà Nội, đề tài lựa chọn mẫu là khách du lịch nội địa, khách
du lịch quốc tế. Đề tài dự kiến thực hiện 100 bảng hỏi, trong đó có 105 bảng
hỏi thực tế được phát ra, sau khi thu thập, có một số bảng câu hỏi bị bỏ trống
hoặc lệch thông tin nên không có giá trị khai thác. Kết quả thu được 100 bảng
hỏi khả dụng, đạt tỷ lệ 95%.
4.2. Cỡ mẫu và mẫu nghiên cứu
4.2.1. Cỡ mẫu
Trong thời gian từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2014, đề tài thực hiện được
100 bảng khảo sát dành cho du khách trong nước và du khách quốc tế
Khảo sát du khách trong nước: 40 phiếu
Khảo sát du khách quốc tế: 60 phiếu
4.2.2. Cơ cấu mẫu
- Về du khách:
Bảng 1: Cơ cấu mẫu theo du khách
STT Du khách Tỉ lệ(%)
1 Khách nội địa 40
2 Khách quốc tế 60
SVTH: Lê Thị Kim Ngân Lớp: K60B
18
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Cao Hoàng Hà
Hình 1: Cơ cấu theo du khách
Trong quá trình khảo sát, điều tra, có 60% các du khách nước ngoài
tham gia vào bảng khảo sát và chỉ có 40% các du lịch trong nước. Điều này
nhằm tới việc đánh giá khách quan của du khách về hoạt động City tour tại
TP.Hà Nội.
- Về giới tính:

Bảng 2: Cơ cấu mẫu theo giới tính
STT Giới tính (Gender) Tỉ lệ (%)
1 Nam (Male) 46
2 Nữ (Female) 54
Hình 2: Cơ cấu mẫu theo giới tính
SVTH: Lê Thị Kim Ngân Lớp: K60B
19
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Cao Hoàng Hà
Theo mẫu khảo sát cho thấy, có đến 54% người được khảo sát là nữ và
46% người được khảo sát là nam. Điều này cũng phù hợp với thực tế hoạt
động du lịch ở Hà Nội bởi phụ nữ thường thích đi du lịch và có nhiều thời
gian rảnh rỗi.
- Về quốc tịch:
Bảng 3: Cơ cấu mẫu theo quốc tịch
STT Quốc tịch Tỉ lệ (%)
1 Việt Nam 40
2 Châu Âu 16
3 Autralia và New Zealand 12
4 Đông Nam Á 19
5 Châu Á 8
6 Khác 5
Hình 3: Cơ cấu mẫu theo quốc tịch
Mẫu khảo sát có quốc tịch Việt Nam chiếm gần một nửa trong cơ cấu
(40%), quốc tịch khu vực châu Á và châu Âu tiếp tục đứng thứ 2 và thứ 3.
Trong mẫu khảo sát còn chú ý đến thị trường khách châu Mĩ, Châu Úc,
Austraylia và NewDiland nhằm đạt tới sự đánh giá khách quan và chính xác
về hoạt động du lịch City tour tại TP.Hà Nội.
- Về độ tuổi:
Bảng 4: Cơ cấu mẫu theo độ tuổi
SVTH: Lê Thị Kim Ngân Lớp: K60B

20

×