Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Tuyết Nhung
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện khóa luận, tôi đã nhận được sự quan tâm,
giúp đỡ nhiệt tình của Th.S Nguyễn Thị Tuyết Nhung. Cô đã tận tình hướng
dẫn, giải đáp những khi tôi gặp khó khăn trong việc triển khai đề tài. Khóa
luận được hoàn thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới cô –
Th.S Nguyễn Thị Tuyết Nhung.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô khoa Việt Nam
học – trường Đại học Sư Phạm Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học
tập và nghiên cứu.
Tôi cũng xin gửi lời cám ơn tới Ban Giám hiệu trường Đai học Sư
phạm Hà Nội cùng bạn bè, người thân và gia đình đã luôn bên tôi trong những
năm học vừa qua.
Dù đã có nhiều cố gắng, nhưng chắc chắn khóa luận sẽ không tránh
khỏi những thiếu sót, hạn chế, tôi rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy
cô và các bạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 28 tháng 04 năm 2014
Tác giả khóa luận
Mai Thị Thúy Quỳnh
1
SVTH: Mai Thị Thúy Quỳnh Lớp: K60B
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Tuyết Nhung
MỤC LỤC
2
SVTH: Mai Thị Thúy Quỳnh Lớp: K60B
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Tuyết Nhung
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nguyễn Huy Thiệp là một hiện tượng tiêu biểu của văn học Việt Nam
cuối thế kỷ XX. Nếu như Nguyễn Minh Châu được xem là “người mở đường
tinh anh và tài năng” trong giai đoạn đầu của quá trình đổi mới văn học thì
Nguyễn Huy Thiệp được xem là kết tinh đầy ấn tượng của công cuộc đổi mới.
Những sáng tác của ông, đặc biệt ở thể loại truyện ngắn, đã mang đến một làn
gió mới cho đời sống văn chương hiện đại sau năm 1975.
Sau năm 1975 đến nay, Nguyễn Huy Thiệp là một hiện tượng văn
chương gây nhiều tranh cãi nhất. Dư luận không biết đã tốn bao nhiêu giấy
mực để nói về các tác phẩm của ông, khen nhiều mà chê cũng không ít, và cả
khen lẫn chê đều rất mãnh liệt. Dù khen hay chê thì cũng không thể phủ nhận,
Nguyễn Huy Thiệp là một cây bút tài hoa, văn chương của ông lạ, lạ ở cả nội
dung và nghệ thuật.
Khi thực hiện đề tài này, chúng tôi không có ý định phê phán hay khen
ngợi nhà văn mà chỉ muốn gửi đến bạn đọc một cách nhìn về Nguyễn Huy
Thiệp. Chính sự mới lạ, độc đáo trong nội dung tư tưởng và nghệ thuật truyện
ngắn Nguyễn Huy Thiệp đã tạo hứng thú, gây được hấp dẫn đối với dư luận
và chúng tôi cũng không ngoại lệ. Sự tò mò, lòng yêu thích đã thôi thúc chúng
tôi lựa chọn đề tài về Nguyễn Huy Thiệp. Hơn nữa, trong cuộc sống hiện đại,
những vấn đề đặt ra trong các tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp dường như
vẫn tươi mới, vẫn còn dư âm trong xã hội.
Về các sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, ngay cả những người cực đoan
nhất cũng thừa nhận văn ông đọc thật hấp dẫn, có ma lực, luôn lôi cuốn, gợi
mở, đưa người đọc đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, mình tưởng thế này thì
câu chuyện lại chuyển sang hướng khác, mình lý giải kiểu này hóa ra lại còn
bao nhiêu điều thuận chiều và nghịch lý khác nữa.
Nhiều ý kiến đã nhận định Nguyễn Huy Thiệp “là một dòng mạch xuất
hiện đồng thời với đổi mới” (Nguyễn Đăng Mạnh); thêm nữa, còn khẳng định
3
SVTH: Mai Thị Thúy Quỳnh Lớp: K60B
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Tuyết Nhung
mạnh mẽ ý nghĩa công cuộc Đổi mới đã sinh thành nên nhà văn: “Phải nói
ngay rằng không có công cuộc đổi mới trong đời sống văn hoá văn nghệ hiện
nay thì không thể có hiện tượng mới Nguyễn Huy Thiệp. Anh gặp thời!” (Diệp
Minh Tuyền), “Chúng tôi nghĩ, hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp là sản phẩm
tất yếu của sự gặp gỡ giữa tài năng với khát vọng dân chủ và đổi mới mà sự
vận động ý thức xã hội cũng như văn học sau 1975 đem lại” (Nguyễn Hải Hà
– Nguyễn Thị Bình) Xung quanh những sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp là
những bài viết về các tác phẩm của ông. Các bài viết ở các mức độ khác nhau,
từ bài báo, tiểu luận, thậm chí sưu tầm thành cuốn sách.
Cùng chung tư tưởng tìm đến những gì Nguyễn Huy Thiệp đã cống
hiến cho văn học nước nhà, chúng tôi lựa chọn đề tài Nông thôn và thành thị
trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp với mong muốn tìm ra những đóng
góp của tác giả cho nền văn học Việt Nam. Nghiên cứu mảng truyện ngắn viết
về nông thôn và thành thị của Nguyễn Huy Thiệp là thể hiện một góc nhìn
hẹp nhưng hi vọng có chiều sâu trong sáng tác của ông.
2. Lịch sử vấn đề
Khi vừa ra mắt, các tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp đã gây xôn xao
dư luận. Trước sức hút của “hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp”, nhà nghiên cứu
Phạm Xuân Nguyên đã dày công nghiên cứu, biên soạn những bài viết, lời
bình xoay quanh Nguyễn Huy Thiệp và những tác phẩm của ông. Những bài
viết này được tổng hợp lại và in trong cuốn Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp do Nhà
xuất bản Văn hóa Thông tin Hà Nội phát hành năm 2001. Người ta bàn luận
rất nhiều, nhưng tựu chung lại có thể thấy một số ý kiến chính sau: Một phía
thiên về phản ứng, thậm chí phê phán quyết liệt: “Ngòi bút của anh Thiệp
đúng là của hiếm. Của hiếm của một tài năng đồng thời cũng là của hiếm của
một bệnh lý, sự vội vã định hình, sự bộc lộ sâu sắc cái tâm lý chủ đạo là chối
bỏ và phản kháng, lật đổ và hạ bệ mọi thần tượng” (Mai Ngữ); “xô ngã thần
tượng” (Vũ Phan Nguyên); “bắn súng lục vào quá khứ” (Nguyễn Thuý Ái)
Còn lại một phía khác, được hiểu như dòng chủ lưu, thì nồng nhiệt chào đón,
4
SVTH: Mai Thị Thúy Quỳnh Lớp: K60B
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Tuyết Nhung
đánh giá cao, cho rằng tác giả xứng đáng nhận tặng thưởng “cây bút vàng”,
“quả bóng vàng” (Vương Trí Nhàn); “Lâu lắm rồi văn học Việt Nam mới
xuất hiện một hiện tượng như hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp Hy vọng chúng
ta sẽ còn được đọc nhiều tác phẩm hay hơn nữa của anh. Có điều là mong
cho anh có đầy đủ bản lĩnh để đứng vững trước những lời chê bai. Và cả
những lời khen” (Diệp Minh Tuyền); “Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện như một
tài năng, ngày càng có nhiều sự bàn cãi” (Nguyễn Văn Bổng); “Tôi thấy
Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện với một giọng điệu mới, một bút pháp sắc gọn,
trẻ trung, rất thích” (Hồ Phương); “Trong hành trình “Đi tìm Nguyễn Huy
Thiệp”, “tôi thấy một giọt vàng rơi vào lòng mình, giọt vàng ròng ngời sáng.
Đó là truyện ngắn của anh” (Đỗ Đức Hiểu)
Ngoài hai luồng ý kiến chính nêu trên, tập sách Đi tìm Nguyễn Huy
Thiệp còn có nhiều tiểu luận nghiên cứu thực sự chuyên sâu, công phu, tâm
huyết. Nhiều tác giả đặt vấn đề phân tích từng hình tượng nhân vật, từng
truyện ngắn, từng cụm đề tài, từng thủ pháp nghệ thuật, … trong sáng tác của
Nguyễn Huy Thiệp.
Về mảng đề tài nông thôn – thành thị có thể tìm thấy khá nhiều nghiên
cứu xoay quanh vấn đề này:
Nhà nghiên cứu văn học Hoàng Ngọc Hiến trong bài Tôi không chúc
bạn thuận buồm xuôi gió có đề cập đến thế giới nhân vật với những mưu toan,
tính toán trong Huyền thoại phố phường, Không có vua, Tướng về hưu. Nhà
nghiên cứu chỉ ra những hiện thực tàn nhẫn, sự tha hóa, biến chất của con
người ở thành thị. Bên cạnh đó, tác giả cũng có những nhận xét về “thiên tính
nữ”, những đức tính tốt đẹp ở con người trong một số truyện Tướng về hưu,
Tâm hồn mẹ, Nàng Sinh, Nàng Bua,… Những nhận định này góp phần giúp
chúng ta nhìn nhận lại về con người thành thị, về thế giới “loạn cờ”, “không
có vua”.
Riêng về Tướng về hưu, có rất nhiều nhà nghiên cứu, phê bình đưa ra
nhận định, bàn luận về tác phẩm này, về cả nội dung cũng như phương thức
5
SVTH: Mai Thị Thúy Quỳnh Lớp: K60B
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Tuyết Nhung
thể hiện. Đặng Anh Đào với Khi ông “Tướng về hưu” xuất hiện, Lê Hà với
Các vị tướng nói về phim Tướng về hưu, Nguyễn Thị Hương với Lời thoại
trong truyện ngắn “Tướng về hưu” của Nguyễn Huy Thiệp, Trần Đạo với
“Tướng về hưu” một tác phẩm có tính nghệ thuật, …
Mai Ngữ trong Cái tâm và cái tài của người viết có đề cập đến truyện
viết về nông thôn của Nguyễn Huy Thiệp: “Tôi không giấu diếm rằng tôi yêu
thích một vài truyện của anh trong đó có Con gái thủy thần. Mỗi dòng mỗi
chữ của nhà văn đều lấp lánh, thực và hư, ảo và mộng, ước mơ và hiện thực
Ngòi bút của anh Thiệp đúng là của hiếm” [17; 427].
Nguyễn Đăng Mạnh trong Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, vài cảm
nghĩ có sự chú ý đặc biệt đến Những bài học nông thôn: “Trong
truyện Những bài học nông thôn, bà Lâm nói rất tục. Nhưng thử nghĩ mà
xem, câu nào cũng có chứa đựng ít nhiều chân lí cả đấy. Mà chân lí ấy thì
phải diễn đạt như thế mới súc tích và nổi ý lên chứ. Và mới đúng với ngôn
ngữ bà lão nông dân đáo để ấy chứ. Đấy là thứ triết lí dân gian không khô héo
xám xịt, vì nó là ngôn ngữ của sự sống, tuy lấm láp bùn đất nhưng cứ tươi rói
và giãy nẩy lên trên những trang sách” [17; 463 – 464].
Những khóa luận, luận văn nghiên cứu về hiện tượng Nguyễn Huy
Thiệp có số lượng rất lớn, trong đó không ít luận văn đề cập tới đề tài thành
thị, nông thôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp như Đặc điểm truyện
ngắn Nguyễn Huy Thiệp – Nguyễn Thị Thu Hiền (2001), Đặc trưng phản ánh
nghệ thuật trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp – Phạm Thị Thanh Bình
(2006), Chất thơ trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp – Tạ Thị Hường
(2001), Một số phương diện đặc sắc trong nghệ thuật kết cấu truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp – Lê Thị Phượng (2004), ….
Trong thời gian gần đây, cũng có không ít những bài báo, luận văn, tiểu
luận, … bàn về Nguyễn Huy Thiệp và những sáng tác của ông, nhưng thực sự
những nghiên cứu này chủ yếu nhìn nhận các tác phẩm trong toàn bộ sáng tác
của Nguyễn Huy Thiệp, hoặc chủ yếu về đề tài nhạy cảm nhất – đề tài lịch sử.
6
SVTH: Mai Thị Thúy Quỳnh Lớp: K60B
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Tuyết Nhung
Đề tài nông thôn – thành thị chưa được chú trọng nhiều, chủ yếu là những
nhận xét đan xen khi bàn về sáng tác của nhà văn nói chung. Vậy nên, đề tài
Nông thôn và thành thị trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp sẽ góp phần
nào tái hiện, làm rõ thêm đóng góp của nhà văn trong lĩnh vực này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Trên cơ sở khảo sát lịch sử vấn đề, chúng tôi xác định đối tượng nghiên
cứu của khóa luận là đề tài nông thôn, thành thị và mối quan hệ giữa nông
thôn và thành thị trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, từ đó góp phần khẳng
định những đóng góp của Nguyễn Huy Thiệp về mảng đề tài thành thị và
nông thôn cho nền văn học Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi không nghiên cứu toàn bộ truyện ngắn của Nguyễn Huy
Thiệp mà tập trung nghiên cứu những truyện ngắn có nội dung về thành thị và
nông thôn in trong cuốn Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp do Nhà xuất bản Trẻ
phát hành năm 2003.
4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Chỉ ra vị trí của Nguyễn Huy Thiệp trong tiến trình văn học Việt Nam
vào cuối thế kỷ XX, đặc biệt là những đóng góp của Nguyễn Huy Thiệp ở thể
loại truyện ngắn.
Tìm ra những đặc sắc trong truyện ngắn viết về đề tài thành thị và nông
thôn của Nguyễn Huy Thiệp; thấy rõ những tư tưởng, triết lý mà nhà văn gửi
gắm. Từ đó thấy được mối quan hệ giữa nông thôn thành thị, cũng như ý nghĩa
đương đại của những truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ở mảng đề tài này.
Phân tích những thủ pháp nghệ thuật mà Nguyễn Huy Thiệp đã sử dụng
trong việc thể hiện đề tài. Từ đó thấy được tài năng của nhà văn cũng như
thành công của truyện ngắn ở hai mảng đề tài này.
7
SVTH: Mai Thị Thúy Quỳnh Lớp: K60B
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Tuyết Nhung
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để triển khai đề tài Nông thôn và thành thị trong truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chính
sau:
- Phương pháp phân tích – tổng hợp
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp thống kê, hệ thống
5. Cấu trúc khóa luận
Khóa luận gồm 75 trang, ngoài phần Mở đầu (6 trang), Kết luận (2
trang), Tài liệu tham khảo (2 trang), phần nội dung chính của khóa luận (gồm
65 trang) được chia làm 3 chương:
Chương1. Khái quát về Nguyễn Huy Thiệp và truyện ngắn Nguyễn
Huy Thiệp
Chương2. Nông thôn và thành thị trong truyện ngắn Nguyễn Huy
Thiệp
Chương 3. Một số thủ pháp nghệ thuật thể hiện đề tài nông thôn và
thành thị trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
8
SVTH: Mai Thị Thúy Quỳnh Lớp: K60B
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Tuyết Nhung
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ NGUYỄN HUY THIỆP
VÀ TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP
1.1. Khái quát về Nguyễn Huy Thiệp
1.1.1. Cuộc đời
Nguyễn Huy Thiệp sinh ngày 29 tháng 4 năm 1950, là nhà văn hiện
đại Việt Nam trong lĩnh vực kịch, truyện ngắn và tiểu thuyết với những góc
nhìn mới, táo bạo. Quê quán: huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Thuở nhỏ,
ông cùng gia đình lưu lạc khắp nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, từ Thái Nguyên
qua Phú Thọ, Vĩnh Phúc. Năm 1960, gia đình ông chuyển về quê, định cư ở
xóm Cò, làng Khương Hạ, Hà Nội.
Năm 1970, ông tốt nghiệp khoa Sử trường Đại học Sư phạm Hà Nội và
lên dạy học tại Tây Bắc đến năm 1980. Năm 1980, ông chuyển về làm việc
tại Bộ Giáo dục và Đào tạo, sau đó, làm việc tại Công ty Kỹ thuật trắc địa bản
đồ, Cục Bản đồ (trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng) cho đến khi về hưu. Năm
1990, ông trở thành hội viên Hội nhà văn Việt Nam.
Qua đây, có thế thấy, Nguyễn Huy Thiệp dù không phải sống trong
cảnh có những sự đối đầu gay gắt giữa nhân dân – thực dân, đế quốc, không
có những cuộc chiến thảm khốc; nhưng lúc này, hòa bình mới lập lại, cuộc
sống chưa đi vào ổn định, xã hội mới lại nảy sinh thêm nhiều vấn đề, nhiều
mảng tối mà con người phải đấu tranh. Giờ đây, con người phải đối mặt với
những nỗi lo “cơm áo gạo tiền”, những gì thiết thực cho cuộc sống sinh hoạt
hằng ngày. Chiến tranh đã lùi xa, vận mệnh dân tộc không còn là vấn đề được
quan tâm hàng đầu nữa. Lúc này, văn học trở lại nhiệm vụ phản ánh chân thực
đời sống con người. Nếu như trong thời chiến, nhiệm vụ hàng đầu của văn
học là cổ vũ chiến đấu, phục vụ kháng chiến, mang tính đại chúng,…, và theo
lời thơ của Chế Lan Viên thì: “Vóc nhà thơ đứng ngang tầm chiến lũy/Bên
những dũng sĩ đuổi xe tăng ngoài đồng và hạ trực thăng rơi”, tư thế và hành
9
SVTH: Mai Thị Thúy Quỳnh Lớp: K60B
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Tuyết Nhung
động của họ cũng phải là “Bay theo đường dân tộc đang bay” và “Nghĩ trong
những điều Đảng nghĩ”, thì giờ đây, nhiệm vụ hàng đầu của văn học là chú
trọng đến đời sống của con người, đến những vấn đề nhỏ nhặt nhưng hết sức
thiết thực, những vấn đề mà trước đây không được chú ý đến hay bị bỏ qua.
Hiện thực đó cùng cuộc đời lưu lạc nhiều nơi, khắp các tỉnh đồng bằng đã
giúp ông có thêm vốn sống, có cảm hứng sáng tác để khai thác những mảng
tối của xã hội. Nguyễn Huy Thiệp đã thẳng thắn đào sâu vào những vấn đề mà
đó không chỉ đơn giản là con người, cuộc sống như chúng ta thấy; ông nhận
ra đằng sau con người, cuộc sống ấy ẩn chứa biết bao vấn đề, có những góc
khuất mà người ta không dám đề cập tới. Ông không chỉ khai thác những
mảng đời sống chân thực, thô ráp mà còn đi sâu vào những ham muốn, khát
vọng, nhất là tính “dục” của con người. Những điều mà người ta ngại hay sợ
đề cập đến thì ông lại khai thác hết sức sâu sắc, vô cùng thực tế, thực tế đến
mức trần trụi. Chính vì sự táo bạo của Nguyễn Huy Thiệp nên có rất nhiều ý
kiến, tranh luận, khen cũng có, chê cũng không ít những sáng tác của ông.
“Nguyễn Huy Thiệp là một hiện tượng văn học luôn luôn được người ta nhắc
đến và đem ra bàn cãi. Nhắc đến để ngợi ca cũng có. Nhắc đến để chửi bới,
mạt sát cũng có” [11; 315 – 316].
Tìm hiểu về cuộc đời, con người của Nguyễn Huy Thiệp là bước đầu để
hiểu được cá tính, phong cách sáng tác của ông. Và từ đây mới có thể dễ dàng
nhận thấy những suy tư, trăn trở, những triết lý của nhà văn qua những trang
văn mà ông dành bao tâm huyết vào đó.
1.1.2. Sự nghiệp sáng tác
Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện khá muộn trên văn đàn Việt Nam với tập
truyện ngắn đầu tay vào tháng 1/1987: Những chuyện kể bất tận của thung
lũng Hua Tát in trên báo Văn nghệ. Tuy nhiên, tác phẩm này chưa gây được
tiếng vang trong dư luận. Phải đến Tướng về hưu in trên Báo Văn nghệ số 24
ngày 20/6/1987 thì dư luận mới thực sự chú ý, tranh luận theo nhiều hướng
khác nhau. Năm 1996, Tiểu Long Nữ được coi là “tiểu thuyết đầu tay” – cuốn
10
SVTH: Mai Thị Thúy Quỳnh Lớp: K60B
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Tuyết Nhung
tiểu thuyết đầu tiên của ông được chính thức xuất bản bởi Nhà xuất bản Công
an nhân dân.
Tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp in dấu ấn khá đậm nét về nông thôn
và những người lao động. Sở trường của ông là truyện ngắn, mảng đề tài đa
dạng gồm lịch sử và văn học, hơi hướng huyền thoại và cổ tích, xã hội Việt
Nam đương đại, xã hội làng quê và những người lao động. “Nếu có một thứ
"quả bóng vàng" (hay là "cây bút vàng") dành để tặng cho các cây bút xuất
sắc hằng năm, thì trong năm 1987 - và cả nửa đầu năm 1988 - người xứng
đáng được giải trong văn xuôi ta, có lẽ là Nguyễn Huy Thiệp” [13].
Một mảng sáng tác quan trọng nữa của nhà văn là kịch. Kịch của ông
mang phong cách hiện đại, mang sức nặng của đối thoại và truy vấn những
vấn đề lớn của cuộc sống: hiện thực, đạo đức, quyền lực, cách mạng, tình
yêu… Một số vở đã được công diễn và gặt hái thành công.
Ngoài ra, ông còn viết thơ (chưa xuất bản tập thơ nào nhưng xuất hiện
khá nhiều trong các truyện ngắn của ông) và tiểu luận phê bình đăng trên
nhiều báo, tạp chí trong nước.
Năm 2004, bài viết “Trò chuyện với hoa thủy tiên và những nhầm lẫn
của nhà văn” đăng trên Tạp chí Ngày nay của ông tạo ra những tranh luận sôi
nổi trong giới văn chương trong một thời gian dài trên Báo Văn nghệ và một
số trang mạng tại Việt Nam. Đã có rất nhiều bài báo ra đời chỉ để bàn về các
tác phẩm của ông. Một số bộ phim thành công khi dựa trên cốt truyện của một
số truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp như: phim Thương nhớ đồng quê (được
chuyển thể từ hai truyện ngắn Những bài học nông thôn và Thương nhớ đồng
quê), phim Tướng về hưu (chuyển thể từ truyện Tướng về hưu), Văn chương
của Nguyễn Huy Thiệp đã vượt khỏi biên giới quốc gia để đến với bạn bè thế
giới. Truyện ngắn của ông được dịch sang tiếng Pháp, Anh, Italia, Thụy Điển,
Đan Mạch, Hà Lan, Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản và Indonesia.
Những đóng góp của Nguyễn Huy Thiệp đã được công chúng ghi nhận,
ông đã nhận được những giải thưởng xứng đáng với tài năng của ông:
11
SVTH: Mai Thị Thúy Quỳnh Lớp: K60B
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Tuyết Nhung
Ông đã vinh dự đuợc tặng Huân chương Văn học nghệ thuật Pháp năm
2007, nhận Giải thưởng Văn học Premio Nonino, Italia năm 2008.
Tháng 7/2007, nhà văn được nhận Huân chương Văn học Nghệ thuật
do chính phủ Pháp trao tặng.
Tháng 1/2008, Nguyễn Huy Thiệp đã nhận được giải thưởng văn học
Premio Nonino – giải thưởng nhằm vinh danh những nhà văn kỳ cựu trên thế
giới. Mặc dù ở Italia, văn học Việt Nam, đặc biệt là bộ phận văn học hiện đại,
chưa được giới thiệu nhiều.
Trong sự nghiệp văn học của mình, mỗi nhà văn luôn mong muốn và cố
gắng tạo ra một phong cách riêng biệt, độc đáo. Bởi lẽ, đó được xem là dấu
hiệu nhận biết nhà văn này với nhà văn khác, là sự khẳng định giá trị của mỗi
nhà văn. Nguyễn Huy Thiệp đã tạo dựng cho mình một chỗ đứng trang trọng
trên văn đàn nhờ dấu ấn phong cách của ông. Mặc dù còn nhiều tranh cãi
nhưng không thể phủ nhận, Nguyễn Huy Thiệp là một trong những cây bút
truyện ngắn xuất sắc nhất trong nền văn học Việt Nam từ ngày đất nước thống
nhất đến nay.
1.2. Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
“Những truyện của Nguyễn Huy Thiệp có một sức hấp dẫn khó cưỡng
lại được. Anh có nhiều ngón nghề lôi cuốn người đọc cũng “bợm” lắm.
Trước hết là cốt truyện ly kỳ. Anh thường dựng lên những cuộc phiêu lưu của
nhân vật này, nhân vật nọ, để mượn cớ đưa người đọc vào những thế giới đầy
cảnh lạ, chuyện lạ. Nguyễn Huy Thiệp có một thế giới nhân vật cũng độc đáo,
toàn những con người góc cạnh, gân guốc. Người nào dường như cũng sống
đến tận cùng cá tính của mình. Có loại như những bậc chí thiện, có thể bao
dung cả kẻ xấu, người ác, thậm chí sẵn sàng chết vì đồng loại. Tôi thích nhất
ở Nguyễn Huy Thiệp những nhân vật hơi “bụi” một tí, thường có cả hai mặt
thiện và ác, đúng ra là chứa đựng cả thú tính lẫn nhân tính, một mặt đầy bản
năng thô bỉ, mặt khác từ một góc cạnh nào đó của tâm hồn, thỉnh thoảng vẫn
lóe lên ánh sáng của lương tâm, lương tri” [11; 312 – 313].
12
SVTH: Mai Thị Thúy Quỳnh Lớp: K60B
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Tuyết Nhung
1.2.1. Bối cảnh ra đời truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
Văn học giai đoạn 1945 – 1975 là nền văn học cách mạng, văn học
nhìn nhận con người như một chủ thể của lịch sử, và con người tập thể là âm
hưởng chủ đạo của văn học thời kỳ này. Ở giai đoạn sau năm 1975, văn học
trở lại phản ánh con người cá nhân nhưng ở trình độ phát triển cao hơn, không
phải kiểu con người cá nhân chủ nghĩa, mà là một nhân cách với đầy đủ tính
chất phức hợp của nó. Sự thay đổi quan niệm nghệ thuật về con người đã đưa
đến việc thay đổi hệ thống miêu tả, phương thức thể hiện, phương thức tư
duy,… tạo nên bước phát triển đáng kể của văn học Việt Nam sau năm 1975.
Trong mỗi thời kỳ lịch sử, văn học lại mang những nét riêng, mỗi giai
đoạn lại có một số thể loại phát triển nở rộ. Tùy vào nhiệm vụ của từng thời
kỳ mà văn chương có những chức năng khác nhau, từ đó mà chọn lựa những
thể loại phù hợp để truyền tải tư tưởng đến độc giả một cách hiệu quả nhất.
Có thể nói, nền văn học hiện đại và đương đại Việt Nam gắn liền với
truyện ngắn. Truyện ngắn là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ mà nội dung
thường chỉ xoay quanh một tình huống truyện chủ chốt nào đó.
Thế kỷ XX, truyện ngắn Việt Nam phát triển liên tục và vượt trội lên
trên tất cả các thể loại, bắt đầu từ những năm hai mươi với sự đóng góp của
Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học, Hồ Biểu Chánh,… Đến những năm 1930 –
1945, truyện ngắn phát triển vượt bậc với tên tuổi của Nguyễn Công Hoan,Tô
Hoài, Thạch Lam, Nam Cao, Kim Lân, Bùi Hiển, Vũ Bằng,… Từ sau Cách
mạng tháng Tám năm 1945, truyện ngắn có chững lại nhưng vẫn chảy liên tục
với tên tuổi: Trần Đăng, Vũ Tú Nam, Nguyên Ngọc, Nguyễn Khải, Nguyễn
Quang Sáng, Vũ Thị Thường, Lê Minh, Nguyễn Minh Châu,… Năm 1943,
Bản Đề cương văn hóa đã tác động mạnh mẽ đến đời sống văn hóa – xã hội.
Đề cương khẳng định: “Cách mạng văn hóa ở Việt Nam phải dựa vào cách
mạng dân tộc giải phóng mới có điều kiện phát triển; cách mạng dân tộc giải
phóng Việt Nam mới có thể đưa văn hóa Việt Nam tới trình độ dân chủ và có
tính chất dân tộc hoàn toàn độc lập dựng nên một nền văn hóa mới”, điều đó
13
SVTH: Mai Thị Thúy Quỳnh Lớp: K60B
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Tuyết Nhung
đồng nghĩa với nhiệm vụ của văn học, trong đó có truyện ngắn, là phải thực
hiện nhiệm vụ cổ vũ kháng chiến, phục vụ cách mạng, tạo động lực cho hai
cuộc kháng chiến của cả dân tộc. Theo lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, “văn
hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”
(1951). Truyện ngắn lúc này mang dáng dấp “sử thi”, “ký hóa” nhiều hơn là
một truyện ngắn thực thụ.
Từ ngày 30/04/1975, đất nước được thống nhất, nền chính trị dần đi
vào ổn định, kinh tế – văn hóa – xã hội có bước chuyển mình. Tất yếu các
hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa,… của thời kì 1945 – 1975 không còn
phù hợp nữa. Chiến tranh kết thúc, đời sống đã đổi khác, tư tưởng, tâm lý,
nhu cầu của con người về vật chất, tinh thần không còn như trước nữa, nhưng
văn học vẫn tiếp tục vận động theo quán tính của nó trong vòng mười năm
sau năm 1975. Tình hình đó tạo nên hiện tượng “lệch pha” giữa người cầm
bút và công chúng. Đổi mới đất nước, trong đó có đổi mới văn học, trở thành
đòi hỏi cấp thiết. Trong xu hướng chung đó, truyện ngắn đã có những thay đổi
quan trọng, từ nội dung đến hình thức nghệ thuật. Hoàn cảnh xã hội, hiện thực
đời sống đem đến cho các nhà văn nguồn cảm hứng mới, dồi dào và đa dạng.
Giới nghiên cứu cũng như giới sáng tác hầu như đều thống nhất là sau 1975,
truyện ngắn là thể loại gặt hái nhiều thành công, “được mùa thể loại” nhất.
Phải nói thêm, trước khi đất nước thực hiện công cuộc Đổi mới, Việt Nam
lâm vào tình trạng khủng hoảng. Mặc dù Nhà nước đã tiến hành các biện pháp
để thống nhất đất nước về mặt chính trị, cải tạo kinh tế,… tuy nhiên, lúc này, các
biện pháp, chính sách thời chiến không còn phù hợp nữa, chế độ quan liêu bao
cấp cùng chính sách tem phiếu, sự cồng kềnh trong bộ máy Nhà nước…, thêm
vào đó là sự tác động của các thế lực thù địch, hậu quả của chiến tranh cùng
những tàn dư của chế độ cũ đã đẩy đất nước vào tình trạng khủng hoảng, kinh tế
ngày càng giảm sút, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
Từ Đại hội VI (1986), Đảng đã ra quyết định Đổi mới. Công cuộc Đổi
mới được tiến hành trên mọi phương diện, trong đó có cả văn học. Lúc này, các
14
SVTH: Mai Thị Thúy Quỳnh Lớp: K60B
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Tuyết Nhung
nhà văn được trả lại đúng vị trí và sứ mệnh của mình với tư cách là một chủ thể
sáng tạo nghệ thuật đích thực. Công cuộc đổi mới đất nước, đổi mới tư duy đã
sản sinh ra một thế hệ văn chương mới, trong đó có Nguyễn Huy Thiệp.
Sau năm 1975, quan niệm về văn học và ý thức nghệ thuật tất yếu đã có
sự thay đổi vì chịu sự chi phối và tinh thần đổi mới của toàn xã hội. Tư duy
nghệ thuật ấy đã đưa lại những đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về hiện
thực và con người. Mối quan hệ giữa nhà văn – tác phẩm và bạn đọc được
hình thành. Nhà văn dần dần ý thức hơn về vai trò của cá nhân trong sáng tạo
nghệ thuật, tài năng, bản lĩnh và cá tính được coi trọng, do đó đã khiến cho sự
thống nhất trong một khuynh hướng văn học chuyển dần sang tính đa khuynh
hướng. Văn học do đó cũng chịu sự tác động của quy luật thời bình, đặc biệt
là chịu tác động mạnh mẽ từ nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Giữa
những biến động của đời sống, Nguyễn Huy Thiệp đã tìm cho mình một vùng
đất riêng để khai quật. Như đã trình bày ở trên, ông viết nhiều thể loại nhưng
thành công hơn cả là ở truyện ngắn. Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đã khai
quật đến tận cùng xã hội và chiều sâu tâm thức con người. Từ Tướng về hưu,
Muối của rừng, Huyền thoại phố phường, Những bài học nông thôn, Những
người thợ xẻ, Không có vua đến Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết… đều thôi
thúc độc giả trăn trở, suy nghĩ, nhận thức lại về cuộc sống, con người. Tiếp
nối các thế hệ trước, Nguyễn Huy Thiệp đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh
con người, đề nghị mỗi người phải nhìn nhận lại thực tế chứ không thể phiến
diện, xuôi chiều như trước được nữa.
1.2.2. Một số đề tài chính
Nguyễn Huy Thiệp khai thác rất nhiều đề tài khác nhau, mỗi đề tài lại
thể hiện một khía cạnh của cuộc sống nhưng điểm chung giữa các truyện ngắn
của ông là đều hướng đến hiện thực xã hội, hướng đến con người trong xã hội
ấy. Truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp góp phần làm phong phú diện mạo
cho truyện ngắn hiện đại, tập trung ở một số mảng đề tài hoặc mang hơi
hướng sau:
15
SVTH: Mai Thị Thúy Quỳnh Lớp: K60B
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Tuyết Nhung
Đề tài lịch sử và văn học: Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết, Nguyễn Thị
Lộ, Mưa Nhã Nam, Chút thoáng Xuân Hương,
Đề tài huyền thoại hoặc “cổ tích”: Những ngọn gió Hua Tát, Con gái
thủy thần, Giọt máu, Muối của rừng, Chảy đi sông ơi, Trương Chi,…
Đề tài thế sự: Không có vua, Tướng về hưu, Cún, Sang sông, Tội ác và
trừng phạt,
Đề tài đồng quê và những người dân lao động: Thương nhớ đồng quê,
Những bài học nông thôn, Những người thợ xẻ,…
1.2.3. Một số cảm hứng chủ đạo
Nguyễn Huy Thiệp từng chia sẻ với phóng viên BBC Việt Ngữ: “Viết
văn chẳng phải là một công việc báu bở gì, nó là một công việc rất nhọc
nhằn, gian khó. Thực sự tôi cũng khuyên mọi người nên tìm một công việc gì
nhàn hạ hơn. Tôi đã từng làm rất nhiều nghề, làm giáo viên, làm trong những
lò gốm Bát tràng, mở hàng quán, v.v… Tôi thấy tất cả những công việc khác,
nó đều nhàn hạ hơn, dễ dàng hơn. Vì sao tôi lại viết văn muộn như vậy? Vì
sao tôi lại bước vào văn học với thái độ và sự chuẩn bị công phu như vậy?
Có thể một phần là do số phận, nhưng có lẽ điều cơ bản nhất đúng là như
Nguyễn Du nói: “Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”.
Có những sự kiện, những gặp gỡ trong cuộc đời khiến mình không thể
không viết được, và những điều đó đã thúc đẩy tôi viết và lối viết của tôi như
người ta nói là nó có sức cuốn hút như thế đó, nhưng thực sự thì tôi chỉ muốn
bạn đọc nhận ra được những tình cảm của tôi, của người viết” [21].
“Anh cứ viết văn một cách trung thực đi thì anh sẽ thấy điều ấy nó thổ
tả như thế nào. Anh chỉ gặp toàn những rắc rối thôi và lúc đó thì tất cả không
có gì an ủi anh được, tình yêu một cô gái cũng không an ủi được anh hoặc là
tiền bạc hay là danh tiếng cũng không an ủi được anh. Thưa quý vị, nghề văn
thực sự là một nghề thổ tả” (Nguyễn Huy Thiệp).
Từ những chia sẻ của Nguyễn Huy Thiệp, ta nhận thấy, thế sự là nguồn
cảm hứng thôi thúc ông viết văn. Đúng như ông nói, có những sự kiện, những
16
SVTH: Mai Thị Thúy Quỳnh Lớp: K60B
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Tuyết Nhung
thực tế ta bắt gặp mà không thể không viết được. Cảm hứng là cái gì đó vô
hình. Cũng phải nói thêm, từ những thực tế ấy nhưng không phải ai cũng có
thể viết và viết hay được như Nguyễn Huy Thiệp. Như vậy, thực tế cuộc sống
chính là chất liệu và tài năng của nhà văn chính là phương tiện, công cụ nhào
nặn chất liệu đó và đưa tới độc giả một sản phẩm văn học hoàn chỉnh.
Trong xã hội Nguyễn Huy Thiệp sống, có những con người làm ông
muốn viết và phải viết. Nguyễn Huy Thiệp lấy nguồn cảm hứng từ con người,
nhưng nếu chỉ là con người đơn giản, bình thường thì chắc hẳn, tên tuổi
Nguyễn Huy Thiệp sẽ không được đưa ra tranh luận nhiều như thế, mà con
người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp là con người với những tính
năng, bản tính tự nhiên, với cả mặt tốt và xấu. “Nhấn mạnh phương diện bản
thể tự nhiên của con người là chỗ gặp gỡ của nhiều cây bút như Nguyễn Huy
Thiệp, Ma Văn Kháng, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Bản, song ở mỗi người vẫn
tạo được một quan niệm và cách thể hiện riêng” [10; 229]. “Nguyễn Huy
Thiệp làm chấn động dư luận khi nhìn con người như một bản thể tự nhiên”
[10; 250]. Từ trước đến nay, văn học thường viết về con người như một ý thức
xã hội và sự phiến diện này hạn chế khả năng thuyết phục của văn học. Rõ
ràng, Nguyễn Huy Thiệp có phần cực đoan khi quá nhấn mạnh vào phần bản
năng tăm tối của con người nhưng ít nhất ông đã đề xuất được một tư tưởng
độc đáo về con người, chống lại cái nhìn duy ý chí hoặc ảo tưởng “phong
thánh” cho con người.
Bên cạnh đó, “Nguyễn Huy Thiệp cũng là một cá nhân nghệ sĩ biết trân
trọng cái Đẹp, nhạy cảm trước cái Đẹp nhưng không thi vị hóa, biết nhìn cái
Đẹp từ những nghịch lý oái ăm của đời sống” [12; 30]. Trong truyện của
Nguyễn Huy Thiệp, ta vẫn nhận thấy những nét đẹp, đạo đức đằng sau những
điều tưởng chừng xấu xa, bẩn thỉu.
Bên cạnh cảm hứng thế sự, sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp còn gắn
liền với cảm hứng về lịch sử. Đây cũng là những truyện ngắn gây nhiều tranh
cãi nhất. Năm 1988, vào thời điểm ba truyện ngắn Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm
tiết của Nguyễn Huy Thiệp đăng trên báo Văn Nghệ, cũng là lúc xuất hiện
17
SVTH: Mai Thị Thúy Quỳnh Lớp: K60B
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Tuyết Nhung
những phản ứng gay gắt, trái ngược trong việc đánh giá, thưởng thức và thẩm
định các sáng tác của ông. Rất nhiều hướng phản đối, phủ nhận, chỉ trích và
lên án các truyện lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp. Hầu hết các bài viết này
không chấp nhận việc hư cấu các nhân vật lịch sử một cách “tuỳ tiện”. Đó
không chỉ là việc “hạ bệ” thần tượng mà tác giả còn bị “gán” cho cái tội “làm
cho diện mạo lịch sử méo mó đi”, “xúc phạm tới danh dự dân tộc”. Nhưng
cũng không ít người thích thú, bênh vực, cho rằng đây là truyện hư cấu, nhà
văn có quyền viết như thế, hay những truyện của Nguyễn Huy Thiệp góp
phần đổi mới nhận thức lịch sử, … Sự bất đồng của các ý kiến không nhằm
khẳng định hay phủ nhận tài năng của Nguyễn Huy Thiệp mà tập trung vào
các vấn đề: văn – sử; hư cấu – phi hư cấu; chính – tà. Ba truyện ngắn Kiếm
sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết của Nguyễn Huy Thiệp, mỗi truyện là một đơn vị
tồn tại độc lập, nhưng khi đứng cạnh nhau chúng có thể tạo thành một thể
thống nhất có cấu trúc riêng biệt, liên kết và gắn chặt với nhau bởi ba phạm
trù: cái tài, cái tâm và cái đẹp. Nói đến chùm truyện này của Nguyễn Huy
Thiệp phải tốn nhiều trang giấy mực hơn nữa. Trong khuôn khổ của khóa
luận, tôi chỉ xin đưa ra một vài nhận định để độc giả có cái nhìn khái quát
nhất về truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp ở các mảng đề tài khác nhau.
Tiểu kết chương 1
Một lần nữa, có thể khẳng định, Nguyễn Huy Thiệp là một cây bút tài
năng, là một hiện tượng văn học gây nhiều tranh cãi trong những năm qua. Có
hiểu về cuộc đời của nhà văn, biết những trăn trở, mong muốn của nhà văn thì
mới có thể cảm nhận được những thông điệp mà nhà văn gửi gắm sau mỗi
trang sách. Bằng nỗ lực nghề nghiệp cùng tâm huyết với cuộc đời, Nguyễn
Huy Thiệp đã góp cho đời những truyện ngắn bất hủ. Tất cả đã hình thành nên
một Nguyễn Huy Thiệp với phong cách sáng tạo, cá tính độc đáo mà trong
khuôn khổ một vài trang giấy không thể nói hết. Tuy nhiên, sự hiểu biết khái
quát nhất về con người, sự nghiệp cũng như phong cách của ông là điều tất
yếu để lý giải những nội dung mà ông viết về thành thị, nông thôn trong
chương tiếp theo.
18
SVTH: Mai Thị Thúy Quỳnh Lớp: K60B
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Tuyết Nhung
CHƯƠNG 2. NÔNG THÔN VÀ THÀNH THỊ TRONG TRUYỆN NGẮN
NGUYỄN HUY THIỆP
Với vốn sống phong phú, từng sống ở cả thành thị và nông thôn,
Nguyễn Huy Thiệp đã khai thác đề tài thành thị và nông thôn rất hay, giàu ý
nghĩa. Nhà văn đã đào sâu vào những nét đẹp và bi kịch nơi đồng quê, khai
phá những khuất lấp trong cuộc sống con người nơi đô thị, đồng thời phản
ánh chân xác những đổi thay, tác động của thời buổi chuyển giao đến bộ mặt
nông thôn và thành thị trong những truyện ngắn của mình.
2.1. Đề tài nông thôn
Mẹ tôi là nông dân,
còn tôi sinh ở nông thôn
(Những bài học nông thôn)
Thuở nhỏ, Nguyễn Huy Thiệp cùng gia đình lưu lạc khắp nông thôn
đồng bằng Bắc Bộ, từ Thái Nguyên qua Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Vĩnh Yên. Vốn
sống đó cùng những thực trạng đang diễn ra tại nông thôn đã thôi thúc
Nguyễn Huy Thiệp viết nhiều về nông thôn Việt Nam. Trong những trang văn
của mình, ông dành cho nông thôn, cho người nông dân những tình cảm chân
thành, thiết tha nhất. Qua đó, người đọc như được sống trong khung cảnh làng
quê, được đắm mình trong những hình dung thân quen của đồng nội.
Nói về hình ảnh nông thôn trong sáng tác của mình, Nguyễn Huy Thiệp
chia sẻ: “Việt Nam là một nước nông nghiệp, và cái tư tưởng nông dân, tinh
thần tình cảm nông dân ấy có mặt trên tất cả mọi lĩnh vực, chính trị, kinh tế,
văn hoá, tư tưởng. Tôi là một nhà văn Việt Nam và cũng giống như lời đề tựa
trong một truyện của tôi thì tôi có nói rằng mẹ tôi là nông dân, còn tôi sinh ở
nông thôn. Thì câu này cũng nói về số phận, về cuộc đời của bản thân tôi
nhưng mà cũng nói tới số phận và cuộc đời của nhiều người dân Việt Nam
khác. Không phải chỉ là viết văn, mà từ làm kinh tế, chính trị hay là những
lĩnh vực khác cũng thế thôi, cái tư tưởng tinh thần nông dân đó nó thấm đậm,
19
SVTH: Mai Thị Thúy Quỳnh Lớp: K60B
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Tuyết Nhung
và thể hiện rất là rõ. Và điều đó nó ảnh hưởng tới tính cách, tới công việc,
đến cách xử thế, ứng xử trong cuộc sống, cả ở trong nước lẫn nước ngoài, cả
ở gia đình lẫn trong xã hội” [21].
Trong mảng đề tài về nông thôn, Nguyễn Huy Thiệp viết khá nhiều
truyện hay, đặc sắc, đáng chú ý là những truyện: Những bài học nông thôn,
Thương nhớ đồng quê, Chăn trâu cắt cỏ, Chảy đi sông ơi, Con gái thủy thần,
Những người thợ xẻ,….
2.1.1. Bức tranh nông thôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
Trong dòng chảy văn học Việt Nam, nông thôn là mảnh đất màu mỡ
cho các thế hệ nhà văn gieo trồng, khai phá. Trải qua các thời kỳ khác nhau,
hình ảnh nông thôn hiện diện với những sắc vẻ khác nhau. Trong văn học Việt
Nam nửa đầu thế kỷ XX, làng quê hiện lên khi thì là những bức tranh quê rộn
rịp âm thanh, rực rỡ sắc màu (Chợ Tết – Đoàn Văn Cừ), là những thôn Đông,
thôn Đoài, những “giậu mùng tơi”, mưa xuân, hoa xoan, những đêm hội chèo
say đắm, tình tứ,… (trong thơ Nguyễn Bính); khi lại là nông thôn với tiếng
trống thúc thuế dồn dập vào những ngày cao điểm của mùa sưu (Tắt đèn –
Ngô Tất Tố), nông thôn với những hủ tục lạc hậu gây nên bao cảnh khóc –
cười cho con người (Phóng sự việc làng – Ngô Tất Tố), là nông thôn hoang
vắng, xơ xác đến rợn người vì màu xám của đói nghèo, chết chóc bao phủ
khắp nơi (trong truyện ngắn Nam Cao), … Văn học Việt Nam trong kháng
chiến chống Pháp và chống Mỹ (1945 – 1975) lại mang đến một bức tranh
làng quê mới mẻ, đầy sinh khí: một làng quê “xao xuyến bờ tre từng hồi trống
giục” trong niềm vui náo nức “cả nước lên đường” (Đường ra mặt trận –
Chính Hữu), một làng quê bất khuất, hiên ngang đối đầu với kẻ thù như tinh
thần bất khuất của người dân quê (truyện ngắn Làng – Kim Lân), là làng quê
chuyển mình trong phong trào hợp tác hóa nông nghiệp những năm hòa bình
ở miền Bắc sau kháng chiến chống Pháp (truyện ngắn Cái sân gạch, Vụ lúa
chiêm – Đào Vũ, Con trâu – Nguyễn Văn Bổng,…), là làng quê trong những
cuộc di cư và nổi dậy của sức mạnh chiến đấu quật cường (Đất nước đứng lên
20
SVTH: Mai Thị Thúy Quỳnh Lớp: K60B
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Tuyết Nhung
– Nguyên Ngọc, Hòn đất – Anh Đức, Những đứa con trong gia đình –
Nguyễn Thi, …).
Sau năm 1975, đất nước bước vào thời kì hòa bình, thống nhất, xây
dựng chủ nghĩa xã hội. Nông thôn vẫn là một đề tài khơi gợi nhiều cảm hứng
cho các nhà văn Việt Nam sau chiến tranh. Từ những phóng sự giàu tính thời
sự, tính chiến đấu như Suy nghĩ trên đường làng (Hồ Trung Tú), Làng giáo có
gì vui (Hoàng Minh Tường), Cái đêm hôm ấy đêm gì (Phùng Gia Lộc),… đến
những tác phẩm hướng về đề tài thế sự- đời tư như Bến quê, Chiếc thuyền
ngoài xa, Phiên chợ Giát,… của Nguyễn Minh Châu, tiểu thuyết Thời xa vắng
của Lê Lựu, Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, Bến
không chồng của Dương Hướng, rồi những tiểu thuyết và truyện ngắn của
Nguyễn Xuân Khánh, Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Ngọc Tư,
…, văn xuôi Việt Nam sau năm 1975 đã thể hiện cái nhìn đa chiều, đa diện
hơn về cuộc sống và con người ở nông thôn Việt Nam, đồng thời gợi mở
những vấn đề mang tính chất dân chủ và nhân bản khá sâu sắc.
2.1.1.1. Nông thôn nghèo nàn, xơ xác
Nông thôn trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, dù có những thay đổi
dưới tác động của thời gian, của cơ chế mới, nhưng vẫn mang trong mình
dáng dấp vốn có của nó, với những phong cảnh làng quê, con người và những
sản vật quê. Trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, hình ảnh làng quê được
dựng lên qua những nét vẽ không cầu kì, rườm rà, nhiều chi tiết mà có phần
đơn giản. Mặc dù vậy, độc giả vẫn dễ dàng nhận thấy hình ảnh một làng quê
nghèo nàn, xơ xác.
Sự nghèo nàn hiện diện ngay trước mắt độc giả: “Tôi là Nhâm. Tôi sinh
ở làng quê, lớn lên ở làng quê. Ðường làng đầy rơm rạ phơi ngổn ngang. Ði
trên đường Năm nhìn về làng tôi chỉ thấy một vệt xanh nhô trên đồng vàng.
Xa mờ là vòng cung Ðông Sơn, trông thì gần nhưng từ làng tôi lên đấy phải
năm mươi cây số” (Thương nhớ đồng quê). Trong truyện, Nguyễn Huy Thiệp
đã để nhân vật tự bộc bạch về những nỗi vất vả, nghèo đói của làng quê.
21
SVTH: Mai Thị Thúy Quỳnh Lớp: K60B
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Tuyết Nhung
Những ai đã từng xem phim Thương nhớ đồng quê của đạo diễn Đặng Nhật
Minh (bộ phim được chuyển thể từ truyện Thương nhớ đồng quê và Những bài
học nông thôn của Nguyễn Huy Thiệp), chắc hẳn khó quên được hình ảnh cánh
đồng quê, những sinh hoạt nơi đồng quê, cảnh vật nghèo nàn, con người lam
lũ, vất vả, ngày ngày chăm lo việc đồng áng, lo từng chi tiết từ việc gặt lúa,
gánh lúa, đập lúa, đến việc bán các nông phẩm với giá rẻ như bèo mà không
có quyền lên tiếng, hay có lên tiếng cũng bị lấn át, … Điều đó đúng như cảm
nhận của nhân vật Nhâm về cái “mùi vị nghèo nàn trên cánh đồng quê”.
Hình ảnh những ngôi nhà đơn sơ như góp phần làm “nghèo thêm” bức
tranh quê vốn đã nghèo đó: “Nhà lợp rạ, tường đất, ba gian hai chái. Đồ đạc
trong nhà chẳng có gì. Giữa nhà kê một hòm, gian đựng thóc, hai bên bốn cái
giường tre, quần áo vắt trên sào buộc dọc tường. Trang trí duy nhất trong nhà
là bức tranh lụa cổ vẽ hình ba ông Phúc, Lộc, Thọ với dăm đứa trẻ dâng đào.
Tranh lồng trong khung kính chăng đầy mạng nhện. Lâu ngày mặt kính mờ đi,
đầy vết cứt ruồi” (Những bài học nông thôn); “Ngôi nhà đơn độc, lẻ loi
Ngôi nhà làm theo kiểu nhà ở tạm, cột bương, mái gianh, tường đất … Trong
nhà đồ đạc lèo tèo. Đáng kể chỉ là cái giường rẻ quạt gỗ mít đã sứt sẹo cả”
(Đời thế mà vui).
Cũng góp phần làm phong phú thêm cho bức tranh quê, dù không buồn
buồn, không xơ xác nhưng phiên chợ phân “độc nhất vô nhị” (Chuyện Ông
Móng) lại gợi cho độc giả cảm giác ghê ghê, rờn rợn. Chỉ là phiên chợ diễn ra
chưa đầy một giờ trong nhập nhoạng đêm sáng tại vùng trồng cà, trồng rau
nổi tiếng ven ngoại thành nhưng cũng đầy rẫy những mưu sinh, tính toan cho
cuộc sống của những người nghèo.
Nông thôn giờ đây hiếm có những cảnh tự tử để giữ tiền cho con như
Lão Hạc (Lão Hạc – Nam Cao), anh cu Phúc chết lặng lẽ trong xó nhà ẩm
thấp trước đôi mắt "dại đi vì quá đói " của hai đứa con (Ðiếu văn – Nam Cao),
bà cái Tí chết vì một bữa quá no (Một bữa no – Nam Cao), nhưng nông thôn
vẫn nghèo nàn, vẫn đều đặn với những bữa ăn đạm bạc. Cái nghèo, cái đói
22
SVTH: Mai Thị Thúy Quỳnh Lớp: K60B
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Tuyết Nhung
hiện diện qua bữa ăn thường nhật: “Canh cua nấu rau dút, cà pháo, tôm rang
Mâm của chúng tôi thêm vài củ lạc và hai quả ổi xanh cho bố Lâm uống
rượu” (Những bài học nông thôn), “Tôi ăn cơm. Cơm có rau khoai lang luộc,
cà muối, cá tép kho khế” (Thương nhớ đồng quê), “Thức ăn chẳng có gì: một
đĩa lòng lợn, một đĩa dưa muối với hai bát khoai tây nấu cổ cánh gà. Đĩa thịt
gà lèo tèo ít miếng xương xẩu vì bao nhiêu miếng nạc chị Bường phải lọc ra
để làm thức ăn cho bố anh Bường đang ốm nặng bệnh viện” (Những người
thợ xẻ), …
Nông thôn không chỉ nghèo trong đời sống vật chất mà còn cả trong
đời sống tinh thần. Những công việc thường ngày lặp đi lặp lại của đến mức
nhàm chán, buồn tẻ. Như lời của chị Hiên trong Những bài học nông thôn, “ở
nhà quê buồn lắm”, “ở nhà quê sợ nhất là buồn chán. Công việc chẳng sợ.
Nhiều khi buồn chán quá, người cứ bã ra”; hay chàng Chương trong Con gái
thủy thần, “sáng đi cày, chiều đào đá ong, tối lột giang đan mũ. Tôi sẽ kéo
mòn kiếp sống của tôi như thế”.
“Sân nóng hừng hực, hơi nóng mờ mờ bốc lên ngây ngất. Mùi lúa ngột
ngạt” (Thương nhớ đồng quê). Sự ngột ngạt của “mùi lúa” phải chăng cũng
chính là sự ngột ngạt, tù túng của chốn nông thôn “ao tù nước đọng”. Nông
thôn muôn đời vẫn thế, mãi mãi nằm sau luỹ tre làng, “bao tháng ngày trôi đi,
bao kiếp người trôi đi, sự khéo léo của ngôn từ nào kể lại được” (Thương nhớ
đồng quê). Dưới ngòi bút của Nguyễn Huy Thiệp, nông thôn hiện ra với
những sinh hoạt lặp đi lặp lại đến mức nhàm chán; không khí hoang vắng, im
ắng, ít có những thay đổi, biến động lớn; không có những âm thanh, hoạt
động náo nhiệt, ồn ào;… Nhịp sống nhìn chung lặng lẽ, buồn tẻ.
2.1.1.2. Nông thôn với vẻ đẹp thiên nhiên nguyên sơ, thanh bình
Tình yêu quê hương đất nước cùng với với lòng tự hào “Mẹ tôi là nông
dân, còn tôi sinh ra ở nông thôn” đã khiến cho Nguyễn Huy Thiệp dù đi đâu
cũng luôn nhớ về quê hương với tình yêu tha thiết và tình cảm biết ơn chân
thành. Chính vì thế mà trong những trang viết về nông thôn của nhà văn đầy ắp
23
SVTH: Mai Thị Thúy Quỳnh Lớp: K60B
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Tuyết Nhung
những đoạn văn, đoạn thơ miêu tả vẻ đẹp bình dị, trong lành của làng quê. Đó
có thể là con sông, bến đò, cũng có thể là cánh đồng, ao hồ hay cánh rừng, …
“Cánh đồng bắt đầu từ nơi rất sâu
trong lòng tôi
Trong máu thịt tôi đã có cánh đồng
Đứng bên ni đồng mênh mông bát ngát
Đứng bên tê đồng bát ngát mênh mông.
Tôi làm sao quên được nơi mẹ sinh tôi
Mẹ đã buộc cuống rốn tôi bằng sợi chỉ
Tắm gội cho tôi bằng nước ao đầm trước”
(Thương nhớ đồng quê)
Tình cảm Nguyễn Huy Thiệp dành cho mỗi vùng đất đi qua đúng như
câu thơ của Chế Lan Viên “Khi ta ở, chi là nơi đất ở – Khi ta đi, đất đã hoá
tâm hồn!” (Tiếng hát con tàu). Có lẽ vì cái nhìn trân trọng, yêu mến nông
thôn Việt Nam mà Nguyễn Huy Thiệp đã dành cho nông thôn không ít những
trang viết ca ngợi vẻ đẹp của cảnh vật và con người nơi đây.
Trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, ta bắt gặp không ít hình ảnh con
sông quê hiền hòa, bến đò thơ mộng. “Con sông bến nước mơ màng và buồn
cô liêu, nửa như chờ đợi, nửa như hờn dỗi. Mùa hoa, trên ngọn cây gạo màu đỏ
xao xuyến lạ thường. Nước lờ lững trôi, giữa tim dòng sông, rạch một mũi sóng
dập dồn, ở đầu mũi sóng có một điểm đen tựa như mũi giáo. Bến đò tĩnh lặng
rất ít người qua lại. Mùa đông có cả những con sáo lông đen chân vàng đậu
trên sợi thép níu đò căng từ gốc gạo sang phía kia sông. Chúng nghiêng
nghiêng đầu xuống dòng nước chảy tha thiết líu ra líu ríu. Chiều xuống, tiếng
chuông nhà thờ ở giữa bến Cốc lan trên mặt sông mang mang vô tận. Con sông
tựa như giật mình phút chốc sau đó lại lặng im trôi, giống như một người hiểu
biết tất cả nhưng đang mải mê suy nghĩ, chẳng cần mà cũng chẳng thèm biết
đến xung quanh chộn rộn những gì” (Chảy đi sông ơi) Hay: “sương mù giăng
giăng trên mặt sông, khi ánh nắng lên, sương tan ra, sương tan ra rồi bay lên
24
SVTH: Mai Thị Thúy Quỳnh Lớp: K60B
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Tuyết Nhung
như khói như mây. Mặt sông lộ rõ, ngái ngủ và thẹn thùng” (Con gái thủy
thần). “ Xóm Nhài nằm bên sông Canh, con sông nhỏ, mùa nước cạn, người lội
qua sông được, chỗ sâu nhất chỉ ngập đến ngực thôi” (Những bài học nông
thôn). Con sông quê dường như in đậm vào tâm khảm của nhà văn, khiến
người đọc như được đắm chìm trong không gian mượt mà, êm ả đó. Mỗi lần
đọc những đoạn văn về con sông quê, chắc hẳn không ít bạn đọc như tắm mình
trong Khúc hát sông quê (nhạc: Nguyễn Trọng Tạo, thơ: Lê Huy Mậu):
“Qua nửa đời phiêu dạt, con lại về úp mặt vào sông quê
Ơi con sông dạt dào như lòng mẹ
Chở che con đi qua chớp bể mưa nguồn
Từng hạt phù sa tháng ba, tháng bẩy
Từng vị heo may, trên má em hồng
Ơi con sông quê, con sông quê
Ơi con sông quê, con sông quê”
Ở đâu ngoài làng quê mới có âm thanh của tiếng ếch, nhái đêm khuya,
tiếng của các loại côn trùng: “Đồng vắng lặng. Tiếng ếch ộp oạp. Tiếng ếch
ương rất vang, rất to. Tiếng côn trùng rỉ rắc. Mưa. Mưa miên man” (Thương
nhớ đồng quê). Những âm thanh mà chỉ trong màn đêm yên tĩnh của làng quê
mới có, văng vẳng tiếng côn trùng, không ồn ào náo nhiệt như nơi phố thị xa
xăm. Âm thanh hoang dã càng cho thấy sự yên bình, nguyên sơ của nông thôn.
Phải yêu quý, nhớ nhung lắm thì Nguyễn Huy Thiệp mới có thể có
những miêu tả chi tiết về đồng quê: “Năng đi qua cánh đồng. Lúa sắp lên
đòng nên có mùi thơm ngào ngạt. Trời nắng, thứ nắng đầu mùa hạ, không khô
mà dịu” (Chăn trâu cắt cỏ); “Nắng gắt lắm, ngoài trời có lẽ phải bốn mươi độ.
Bùn non bên vệ mương nứt nẻ, bong cong lên như bánh đa”; “Không khí rất
sạch. Làng quê quen thuộc, yên tĩnh. Sau mưa, quang cảnh hiện lên vừa đỏm
dáng, vừa tinh khiết” (Thương nhớ đồng quê); “Ở trên mặt sông, ánh sao mờ
mờ hắt xuống những vệt lăn tăn bàng bạc đẹp đến lạ lùng”, “Buổi sáng hôm
ấy, trời đẹp tuyệt vời. Mùa đông thường có những ngày nắng ấm tương tự như
25
SVTH: Mai Thị Thúy Quỳnh Lớp: K60B