Mục lục
I. Tài nguyên nước.
I.1. Khái niệm về tài nguyên nước.
Nước là yếu tố chủ yếu của hệ sinh thái, là nhu cầu cơ bản của mọi sự sống trên
Trái đất và cần thiết cho mọi hoạt động kinh tế xã hội của con người. Nước là tài nguyên
tái tạo được, là một trong các nhân tố quyết định chất lượng môi trường sống của con
người.
Tài nguyên nước là lượng nước trong các sông, ao hồ, đầm lầy, biển, đại dương, khí
quyển,.. Theo luật Tài nguyên nước của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quy
định: “ Tài nguyên nước, bao gồm các nguồn nước mặt, nước mưa, nước dưới đất, nước
biển thuộc lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
I.2. Vai trò của tài nguyên nước trong sự sống.
Nước là thành phần cấu tạo chính yếu trong cơ thể sinh vật (60 – 90% là nước), vì
thế thiếu nước sẽ gây nhiều nguy hiểm cho cơ thể sống. Là nguyên liệu để thực hiện quá
trình quang hợp, vận chuyển các chất dinh dưỡng, là phương tiện trao đổi năng lượng và
điều hòa thân nhiệt,.. Nước là dung môi hòa tan tốt nhất các chất có trong môi trường, đặc
biệt là có tác dụng pha loãng các yếu tố gây ô nhiễm môi trường. Đồng thời, nước còn
được sử dụng thường xuyên cho các hoạt động kinh tế xã hội của con người, như trong đời
sống sinh hoạt, sản xuất, trồng trọt, nông nghiệp, công nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thủy
hải sản, sản xuất điện, giao thông, du lịch,…
Nước tồn tại khắp nơi trên Trái Đất, ở các dạng rắn, lỏng, khí. Tổng lượng nước
trên Trái Đất khoảng 1,4.10
18
tấn, nhưng trong đó 97% là nước mặn ở các đại dương, 2%
dưới dạng băng đá ở hai đầu cực, 1% được con người sử dụng ( 30% tưới tiêu, 50% dùng
để sản xuất năng lượng, 12% cho sản xuất công nghiệp và 7% cho sinh hoạt).
Do đó nước đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự sống trên Trái Đất, dù là
nguồn tài nguyên có thể tái tạo nhưng nước đang ngày càng bị ô nhiễm và sử dụng một
cách bất hợp lý. Nước cũng là một nguồn tài nguyên quan trọng của mỗi quốc gia, những
ảnh hưởng liên quan đến tài nguyên nước cũng sẽ có ảnh hưởng ít nhiều tới sự phát triển
cả quốc gia đó.
II. Hiện trạng tài nguyên nước Việt Nam.
Tài nguyên nước ở Việt Nam vô cùng phong phú, với hệ thống sông ngòi dày đặc,
lại nằm trong vùng nhiệt đới nên lượng mưa hằng năm tương đối dồi dào, nguồn nước
ngầm phong phú,... Tuy nhiên, tài nguyên nước ở nước ta phân bố không đồng đều trên
khắp lãnh thổ và có sự biến động theo thời gian.
II.1. Tài nguyên nước mặt.
II.1.1. Tài nguyên nước mưa.
Với lợi thế nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa, gần với Thái Bình Dương và Ấn
Độ Dương, phía đông là biển nên nước ta luôn có lượng mưa hằng năm dồi dào, khoảng
650 km
3
hay 1960 mm trải đều khắp bề mặt lãnh thổ. Phân bố không đều và biển đổi mạnh
theo thời gian.
Quy luật phân bố lượng mưa trung bình nhiều năm không đều trong không gian,
phụ thuộc vào hướng của sườn đón gió. Trung tâm mưa lớn nhất (4.000-5.000mm) xuất
hiện ở một số khu vực, như khu vực núi Nam Châu Lĩnh (Quảng Ninh), Vòm sông
Chảy (khu vực Bắc Quang), vùng núi Hải Vân, Trà My, Ba Tơ. Ngoài ra, còn một số trung
tâm mưa tương đối lớn (3.000 – 4.000mm), xuất hiện ở vùng núi cao Hoàng Liên Sơn - Pu
Si Lung, vùng núi biên giới Việt Trung ở tả ngạn sông Đà thuộc tỉnh Lai Châu, sườn phía
đông dãy Trường Sơn thuộc tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị (Voi Mẹp), Thừa Thiên
Huế (A Lưới) , đèo Ngang, vùng núi Ngọc Linh ở tỉnh Kon Tum và vùng núi Chư -Yang-
Sin ở tỉnh Đắc Lắc và Lang Biang ở tỉnh Lâm Đồng. Hai trung tâm mưa lớn nhất nước ta
là Bắc Quang và Bạch Mã đạt 5013 mm.
Ngược lại, những trung tâm mưa nhỏ thường được hình thành ở những vùng thấp,
khuất gió hoặc nằm song song với hướng gió ẩm. Một số trung tâm mưa ít xuất hiện ở các
khu vực dưới đây:
- Dưới 1000 mm xuất hiện ở ven biển Ninh Thuận và Bình Thuận, trong đó có một
số nơi 500 - 600 mm, như ở khu vực Cà Ná, Ninh Thuận.
- Từ 1000 - 1200 mm xuất hiện ở một số thung lũng sông hay cao nguyên khuất gió
mùa ẩm, như thung lũng sông Kỳ Cùng ở tỉnh Lạng Sơn, thung lũng thượng nguồn sông
Mã, cao nguyên Sơn La, Mộc Châu ở tỉnh Sơn La, các cao nguyên đá vôi Đồng Văn, Mèo
Vạc ở tỉnh Hà Giang, thung lũng trung lưu sông Ba, khu vực ven biển Khánh Hòa và khu
vực nằm giữa sông Tiền và sông Hậu ở tỉnh Đồng Tháp - An Giang…
Sự phân bố mưa trong năm rất không đều và được chia thành hai mùa rõ rệt: mùa
mưa và mùa khô.
• Ở Bắc Bộ mùa mưa bắt đầu từ tháng V, VI và kết thúc sớm vào tháng IX, X;
• Ở Bắc Trung Bộ mùa mưa có xu thế xuất hiện muộn và ngắn dần từ bắc vào
nam, với mùa mưa bắt đầu vào các tháng V, VI – X, XI ở phần phía bắc và
xuất hiện muộn vào các tháng IX, X –XII ở phía nam;
• Ở Nam Trung Bộ mùa mứ xuất hiện muộn và ngắn nhất so với các vùng
khác, vào tháng IX – XII ở phần lớn các nơi, riêng ở phía Tây tỉnh Quảng
Nam xuất hiện vào tháng VIII – XI và vào tháng V – X ở Ninh Thuận – Bình
Thuận
• Ở Tây Nguyên mùa mưa kéo dài từ tháng V đến tháng X, XI ở phần lớn các
nơi, thậm chí kéo dài đến tháng XII ở khu vực phía Đông do chịu ảnh hưởng
cuả các hình thế thời tiết gây mưa ở ven biển Nam Trung Bộ.
• Ở Nam Bộ mùa mưa thường kéo dài từ tháng V đến tháng X, XI.
Mùa khô thường xuất hiện vào các tháng X, XI đến tháng IV ở Bắc Bộ, phần phía
Bắc của Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ, từ tháng XII, I đến
tháng VII, VIII ở ven biển Trung Bộ và một số nơi ở Tây Nguyên.
Chế độ mưa có ảnh hưởng đến chế độ dòng chảy sông ngòi. Cũng vì có sự phân hóa
theo mùa nên trên khắp nước ta, vào mùa mưa lượng dòng chảy sông ngòi cũng tăng lên,
ứng với mùa lũ và vào mùa khô, lượng mưa thấp, bốc hơi cao nên dòng chảy sông ngòi ít_
mùa cạn.
II.1.2. Tài nguyên nước sông ngòi.
Sông là dòng chảy thường xuyên có kích thước tương đối lớn và nước sông được
cung cấp bởi nước từ khí quyển đến dạng lỏng ( mưa) hay rắn ( tuyết) trong phạm vi lưu
vực sông. Nguồn cung cấp chính cho sông là nước mưa, chế độ mưa có ảnh hưởng đến chế
độ dòng chảy. Nước sông là thành phần chủ yếu và quan trọng nhất của tài nguyên nước
mặt.
Từ điều kiện khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, đặc điểm của cấu trúc địa lý, địa hình
lãnh thổ, với ¾ diện tích lãnh thổ là đồi núi thấp có hướng Tây Bắc – Đông Nam hoặc Tây
– Đông, chạy dọc hay đâm ngang ra biển, địa hình bị chia cắt nhiều nên mạng lưới sông
suối ở nước ta khá phát triển. Việt Nam có khoảng 2.360 con sông có chiều dài từ 10 km
trở lên và có nước chảy quanh năm, bao gồm 106 sông chính, 2.254 sông nhánh các cấp,
26 phân lưu và hơn 7.000 km đê sông và để biển, với mật độ lưới sông từ dưới 0,5 km/km
2
đến trên 4 km/km
2
, trung bình khoảng 0,6 km/km
2
. Cả nước có 9 hệ thống sông lớn có diện
tích lưu vực từ 10.000 km
2
trở lên ( Sông Hồng, sông Mã, sông Cả, sông Thu Bồn, sông Kỳ
Cùng – Bằng Giang, sông Đồng Nai, sông Mê Công) và 97 sông độc lập chảy trực tiếp ra
biển có diện tích lưu vực dưới 5.000 km
2
( sông vừa và nhỏ). Tất cả những hệ thống sông
này đều chảy trực tiếp ra biển ( trừ sông Kỳ Cùng – Bẳng Giang là chảy theo hướng Tây
Nam – Đông Bắc vào lãnh thổ Trung Quốc), phần lớn các hệ thống sông này đều được
phân cách bằng các dãy núi cao và thường có phần trung lưu, hạ lưu rất ngắn hoặc hoàn
toàn không có.
Sông ngòi nước ta được cung cấp nguồn nước dồi dào từ lượng mưa hằng năm,
trung bình 1960 mm/ năm. Mùa mưa là mùa nước sông dâng cao, còn mùa khô là mùa
nước sông tương đối ồn định hay xuống thấp hơn mức bình thường. Ở những vùng mưa
lớn thì mật độ lưới sông tương đối dày (mật độ lưới sông từ 1,5 – 2 km/km
2
như vùng núi
cao Hoàng Liên Sơn, thượng nguồn sông Thu Bồn, thượng nguồn sông Đồng Nai,…).
Những vùng núi thấp có lượng mưa tương đối như cánh cung Ngân Sơn, trung lưu sông
Đồng Nai, thượng nguồn các sông Tây Nguyên,…có mật độ lưới sông từ 1,0 – 1,5
km/km
2
). Còn đại bộ phận có mật độ lưới sông từ 0,5 – 1 km/km
2
, một số vùng có mật độ
lưới sông nhỏ, dưới 0.5 km/km
2
như Trà Lĩnh, Trùng Khánh, Bắc Sơn,..).
Tổng diện tích lưu vực của toàn bộ sông suối nước ta khoảng 835 tỷ m
3
, trong đó:
- Khoảng 522 tỷ m
3
(chiếm 62,5 %) là từ nước ngoài chảy vào.
- Khoảng 313 tỷ m
3
(chiếm 37,5%) dòng chảy nội địa được sinh ra trong lãnh thổ
nước ta.
Phần lớn các sông lớn của Việt Nam là sông xuyên quốc gia, từ nước ngoài chảy vào,
nên việc khai thác chung nguồn nước đã ảnh hưởng đến nguồn nước sông chảy vào lãnh
thổ nước ta. Các nước ở thượng nguồn sử dụng nhiều nước thì lượng nước đổ vào nước ta
sẽ giảm. Sự nhiễm bẩn nguồn nước ở đầu nguồn cũng sẽ dẫn đến suy giảm chất lượng
nước ở hạ lưu.
Với tổng lượng nước trung bình năm của sông ngòi Việt Nam 835 tỷ m
3
thì:
- Lượng nước sinh ra trên 1 km
2
diện tích trên toàn lãnh thổ trung bình khoảng 2,520
triệu m
3
/năm.
- Lượng nước cung cấp cho con người ( với dân số khoảng 80 triệu người( khoảng
10.440 m
3
/người/ năm.
Với lượng nước nội địa của sông ngòi Việt Nam là 313 tỷ m
3
thì:
- Lượng nước sinh ra trên 1 km
2
diện tích trên toàn lãnh thổ trung bình khoảng 0,946
triệu m
3
/ km
2
/ năm.
- Lượng nước cung cấp cho con người ( với dân số hiện nay – khoảng 80 triệu người)
khoảng 3910 m
3
/người/năm.
Ngoài phân bố theo địa hình, dòng chảy sông ngòi có liên quan đến sự thay đổi theo
mùa, không đồng đều trong năm, thời gian kết thúc mùa lũ hoặc mùa cạn không đồng thời
trên toàn lãnh thổ.
- Mùa lũ hàng năm, trên các sông suối thường xuất hiện vào các tháng V, VI – IX, X
ở Bắc Bộ và phần phía bắc của Bắc Trung Bộ, các tháng VI, VII – XI, XII ở Tây
Nguyên, Nam Bộ và ven biển cực Nam Trung Bộ ( Ninh Thuận – Bình Thuận).
Lượng dòng chảy trong mùa lũ chiếm khoảng 60 – 90% tổng lượng dòng chảy năm.
- Mùa cạn trên các sông suối : từ tháng X, XI đến tháng IV, V ở Bắc Bộ và phần phía
bắc Bắc Trung Bộ, từ tháng I đến tháng VIII, IX ở phần phía nam của Bắc Trung Bộ
và Nam Trung Bộ, từ tháng XII, I đến tháng V, VI ở Tây Nguyên và Nam Bộ.
Lượng dòng chảy trong mùa cạn chỉ chiếm khoảng 10 – 40% tổng lượng dòng chảy
năm mặc dù mùa cạn kéo dài 7 – 9 tháng.
Sự phân hóa theo mùa của dòng chảy rất mạnh trên các sông ở Tây Nguyên. Ven biển
Nam Trung Bộ còn có lũ tiều mãn vào các tháng V, VI. Lũ tiều mạn tuy không lớn nhưng
là nguồn nước quan trọng cung cấp cho sinh hoạt và tưới tiêu, hạn chế tình trạng thiếu
nước. Chế độ dòng chảy vùng hạ lưu các con sông ven biển còn chịu ảnh hưởng của triều,
đặc biệt trong mùa cạn. Bờ biển nước ta có đủ 4 kiểu thủy triều khác nhau: nhật triều đều
và không đều, bán nhật triều đều và không đều.
Theo đánh giá chất lượng nước sông ở Việt Nam là tốt, ít bị ô nhiễm:
- Độ đục của nước sông Việt Nam khá lớn, trung bình năm từ 100 – 500 g/m
3
. Độ đục
của nước sông là lượng cát bùn có trong 1 đơn vị thể tích nước sông. Hằng năm, các
sông ngòi Việt Nam vận chuyển ra biển 400 – 500 triệu tấn cát bùn, riêng sông
Hồng khoảng 120 triệu tấn/năm. Hàm lượng cát bùn lơ lửng cũng khá nhau giữa các
sông, và có sự thay đổi theo mùa: đục trong mùa lũ và trong trong mùa cạn. Khoảng
80 -90% tổng lượng cát bùn lơ lửng được chuyển tải trong mùa lũ.
Nước sông Hồng rất giàu mùn và lân, còn đạm và kali thuộc loại trung bình. Theo
nghiên cứu cứ 1000 m
3
nước phù sa trong mùa lũ sông Hồng tương đương 1 tấn
phân chuồng. Do đó khi dùng nước này để tưới ruộng sẽ làm tăng độ phì nhiêu của
đồng ruộng, làm tăng năng suất cây trồng. Tuy nhiên cũng gây nhiều khó khăn do
cát bùn bồi lấp lòng hồ và gây tồn kém cho công tác lọc nước để cung cấp nước cho
sinh hoạt và công nghiệp,…
- Độ khoáng hóa là tổng hàm lượng các ion chứa trong nước sông (mg/l). Độ khoáng
hóa trung bình năm của nước sông ở nước ta thuộc loại thấp, khoảng 25 – 250 mg/l,
nhiều nhất ở sông Hồng (200mg/l), sông Cửu Long (150mg/l). Sông ngòi nước ta có
độ khoáng hóa mùa lũ nhỏ hơn mùa cạn từ 2- 3% , độ khoáng lớn nhất vào tháng 1-
4, nhỏ nhất vào tháng 5-7.
- Vào mùa cạn, nước sông ở những vùng ven biển bị nhiễm mặn, dưới tác dụng của
thủy triều, nước biển không ngừng xâm nhập vào dòng sông, chiều dài xâm nhập
mặn được quyết định bởi cường độ của dòng triều và lượng nước sông ở thượng
nguồn đổ về. Càng đi sâu vào đất liền thì độ mặn càng giảm dần. Chế độ mặn biến
đổi theo chế độ triều. Việc xâm nhập mặn vùng cửa sông làm cho chất lượng nước
sinh hoạt bị giảm sút, ảnh hưởng tới phát triển nông nghiệp và thôi thúc quá trình
bồi lấp các luồng lạch,cửa sông.
- Độ pH là một trong những yếu tố quan trọng nhất để xác định chất lượng nước về
mặt hóa học. Trong công tác xử lý nước thải, người ta dựa vào giá trị pH để làm
trung hòa, làm mền nước, làm kết tủa, khử trùng, và kiểm tra độ ăn mòn. pH chuẩn
cho nước sinh hoạt là từ 6,5 – 8,5 , nếu pH dưới 4,0 hay trên 8,5 thì sễ gây hại cho
cây trồng. Ở miền Bắc, pH của các con sông dao động từ 3,8 – 8,9 ; còn ở miền
Nam là từ 6,2 – 8,4.
- Hàm lượng oxy hòa tan trong các sông trên cả nước gồm: các sông ở miền Bắc có
hàm lượng oxy hòa tan trung bình là 4,4 mg/l, các sông miền Trung chưa bị ô nhiễm
nhiều nên hàm lượng oxy hòa tan cao, khoảng 6 – 7mg/l, các sông miền Nam thì
khoảng 6,88mg/l.
- Hàm lượng các chất hữu cơ trong nước tự nhiên thường nhỏ hơn 3mg/l. Đối với các
sông ở miên Bắc, hàm lượng chất hữu cơ trung bình là 7,28 mg/l. Đối với các sông
ở miền Nam, trung bình là 2,99 mg/l.
- Độ cứng của nước là hàm lượng các ion canxi và magie ở dạng muối cacbonat và
sulfat có trong nước. Sông ngòi Việt Nam thuộc loại nước mền và rất mền. Độ cứng
của nước sẽ thay đổi từ vùng này sang vùng khác, tùy thuộc vào cấu tạo địa chất và
các yếu tố khác. Nước mặt thường ít cứng hơn nước ngầm, đặc biệt, nước của các
sông chảy qua vùng đá vôi thì có độ cứng khá lớn.
Tất cả cho thấy nước sông Việt Nam có chất lượng còn tốt, có thể sự dụng trong nhiều
ngành, việc rửa trôi, pha loãng nước sông vào mùa lũ giúp các sông được phục hồi chất
lượng nước. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế, nhiều dòng sông
đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, chất thải sinh hoạt, chất thải từ các khu công nghiệp, đô thị,
nhà máy không qua xử lý mà xả trực tiếp xuống các nguồn nước sông, ao, hồ,…khiến cho
chất lượng nguồn nước sông ngòi ở nước ta suy giảm rõ rệt. Đây là vấn đề cấp thiết, ảnh
hưởng tới chất lượng cuộc sống con người và sự phát triển trong tương lai, do đó cần phải
có những biện pháp kịp thời để giải quyết.
II.1.3. Hồ chưa, hồ và đầm phá.
Ngoài ra, nước ta còn có nhiều ao, hồ tự nhiên và đầm phá ven biển. Như hồ Ba Bể
( Bắc Cạn) là hồ kiến tạo, nằm ở độ cao 145m so với mực nước biển trong vùng núi đá vôi;
hồ Tây ( Tp. Hà Nội) là một đoạn cắt dòng của sông Hồng; Biển Hồ (Gia Lai) trước đây là
miệng núi lửa đã ngừng hoạt động từ lâu; hồ Lắc,..
Nguồn tài nguyên nước sông ngòi của Việt Nam là khá phong phú, chế độ dòng
chảy luôn biến đổi mạnh mẽ theo thời gian và không gian, và có sự phân bố không đồng
đều trong năm, nhưng lại có tiềm năng rất lớn về thủy điện. Để khai thác nguồn lợi thế này,
nhằm phát triển thủy điện, chống lũ, cung cấp nước cho hạ du vào mùa khô, phát triển giao
thông đường thủy và cải thiện môi trường,…đã có hơn 10.000 hồ chứa nước các loại được
xây dựng với tổng dung tích khoảng 37.000 triệu km
3
, chiếm 4,4 % tổng lượng dòng chảy
năm trung bình của các sông suối.
Đầm phá thường được hình thành ở vùng ven biển miền Trung. Nằm dọc ven biển
tỉnh Thừa Thiên Huế, hệ thống đầm phá dài khoảng 68 km, bao gồm phá Tam Giang, đầm
Thủy Tú, vụng Cầu Hai và đầm Lăng Cô. Đầm phá là nơi nuôi trồng và đánh bắt thủy sản
nước lợ; đầm Trà Ổ và đầm Thị Nại ở tỉnh Bình Định; đầm Nại ở tỉnh Ninh Thuận.
II.2. Tài nguyên nước ngầm.
Bên cạnh nguồn tài nguyên sông ngòi, Việt Nam còn có nguồn tài nguyên nước
dưới đất rất dồi dào. Theo điều tra khảo sát, tổng trữ lượng động tự nhiên trên toàn lãnh thổ
Việt Nam khoảng 112.239.142 m
3
/ngày hay 41,0 km
3
/năm, trữ lượng khai thác tiềm năng
khoảng 132.873.900 m
3
/ngày hay 48,5 km
3
/năm, bằng khoảng 15,1% tổng lượng chảy năm
của sông suối được hình thành trong lãnh thổ Việt Nam.
Tài nguyên nước dưới đất ( nước ngầm) phân bố rất không đều theo không gian.
Những vùng khai thác tiềm năng như Đông Bắc Bộ tới 27.995.103 m
3
/ngày hay 10,22
km
3
/năm (chiếm 21,1%), Đồng bằng Nam Bộ đạt 23.843,7.103 m
3
/ngày hay 8,70 km
3
/năm
(17,9%); trong khi đó, rất nhỏ ở một số vùng như vùng Đông Nam Bộ chỉ đạt 1.642,3.103
m
3
/ngày hay 0,60 km
3
/năm (1,2%), vùng Nam Trung Bộ 12.840.103 m
3
/ngày hay 4,69
km
3
/năm (9,7%).
Tùy theo mục đích sử dụng, nước ngầm được chia làm 3 loại theo tồng độ khoáng
hóa (TDS).
- Nước ngầm nhạt (TDS < 1g/l), chiếm 92% diện tích lãnh thổ cả nước. Phân bố ở
các vùng núi và cao nguyên, các đồng bằng cao trên 10m và phần đỉnh các đồng
bằng châu thổ, các sông lớn nhỏ và vùng ven biển. Ở các vùng này toàn bộ mặt cắt
đến chiều sâu nghiên cứu đều chứa nước nhạt. Phần lớn diện tích còn lại của đồng
bằng châu thổ cũng có ít nhất 1 tầng chứa nước nhạt ở các độ sâu khác nhau.
- Nước ngầm lợ phân bố chủ yếu ở các đồng bằng châu thổ, vùng ven biển, hải đảo
và thềm lục địa Diện tích lãnh thổ phần đất liền có toàn bộ mặt cắt là nước lợ và
mặn chiếm diện tích không lớn, chỉ khoảng 25 nghìn km
2
, nhưng diện tích nước
ngầm lợ và mặn nằm xen kẽ với nước nhạt lại khá phổ biến ở đồng bằng.
- Nước ngầm mặn phân bố tương đối hạn chế ở các đồng bằng ở phần dưới mặt cắt
nhưng ở thềm lục địa và các đảo lại rất phổ biến.
Chất lượng nước ngầm của nước ta tương đối tốt, đảm bảo được yêu cầu cấp nước ăn
uống, sinh hoạt theo tiêu chuẩn của nhà nước:
- Độ pH của nước ngầm giới hạn 4,5 – 8,5 ; chủ yếu khoảng 6,5 – 7,5.
- Tổng hàm lượng muối hoặc tổng độ khoáng hóa (TDS) của nước dưới đất nằm
trong giới hạn cho phép sử dụng bằng hay nhỏ hơn 1,0 g/l, các thành phần hóa học
đa lượng cũng nằm trong giới hạn cho phép. Riêng hàm lượng Clo ở các vùng đồng
bằng thường cao hơn giới hạn cho phép với TDS lớn hơn 0,8g/l.
- Hàm lượng các thành phần nguyên tố vi lượng ( Cu, Pb, As, Hg,…) nhỏ, được phép
sử dụng cho nước ăn uống, sinh hoạt. Tuy nhiên, một số nơi thuộc đồng bằng Bắc
Bộ ( Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Giang,..) có hàm lượng Hg, As trong nước vượt quá
giới hạn cho phép cho nước sinh hoạt.
- Thành phần các vi khuẩn trong nước đều nhỏ hơn giới hạn cho phép, các chất độc
hại có nguồn gốc tự nhiên có hàm lượng dưới mức quy định. Do đó, nước ngầm
nhạt có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn nước dùng trong ăn uống và sinh hoạt.
Ở vùng đông bằng châu thổ, nước ngầm ở độ sâu từ 1 – 200m, ở miền núi nước ngầm
thường ở độ sâu 10 – 150m, còn ở vùng núi đá vôi nước ngầm ở độ sâu khoảng 100m. Đặc
biệt vùng Tây Nguyên, nước ngầm thường sâu vài trăm mét.
Lượng mưa hằng năm lớn do đó nước giếng sẽ dễ dàng bị ô nhiễm do nước mưa mang
những chất độc hại vào nguồn nước sâu trong lòng đất. Có nguy cơ nhiễm mặn cao ở các
vùng ven biển khi thủy triều xâm nhập.
III. Biến đổi khí hậu.
III.1. Khái niệm.
Biến đổi khí hậu là “sự thay đổi của khí hậu mà hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp do tác
động của hoạt động con người dẫn đến sự thay đổi thành phần khí quyển toàn cầu và ngoài
ra là những biến thiên tự nhiên của khí hậu được quan sát trên một chu kỳ thời gian dài
(theo Công ước Khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu).
Biến đổi khí hậu được biểu hiện ở chiều hướng tăng của nhiệt độ, tăng mực nước
biển, thay đổi chế độ mưa, thay đổi lượng mưa, thay đổi chế độ gió,…tất cả đều theo chiều
hướng mạnh lên cùng với nguy cơ làm tăng các thảm họa thiên nhiên.
III.2. Nguyên nhân.
Nguyên nhân của biến đổi khí hậu là do sự thay đổi bức xạ khí quyển, sự gia tăng
các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể
hấp thụ và bể chứa khí nhà kính như sinh khối rừng, các hệ sinh thái biển, đại dương, ven
bờ và đất liền khác,…mà chủ yếu là do hoạt động của con người.
Lượng khí cacbonnic ngày càng tăng và Trái Đất không thể hấp thu được hết, nồng
độ CO
2
trong khí quyển tăng cao, là nguyên nhân chủ yếu làm tăng nhiệt độ. Hiện tượng
này được gọi là “hiệu ứng nhà kính” (green house effect), vì lớp cacbon đioxit ở đây có tác
dụng tương tự như lớp kính giữ nhiệt của nhà kính trồng rau xanh trong mùa đông.
Tính chất nguy hại của hiệu ứng nhà kính hiện nay là khi nồng độ các khí này càng
tăng trong khí quyển sẽ làm nhiệt độ bầu khí quyển càng nóng lên, do đó gây nên sự biến
đổi khí hậu toàn cầu.
Các khí nhà kính bao gồm: CO
2,
CH
4
, CFC, NO
X
. Trong đó, CO
2
đóng tới 50% vai
trò Hiệu ứng nhà kính, CH
4
(13%), NO
X
(5%). Nguyên nhân gia tăng CO
2
là do kết quả của
đốt cháy nhiên liệu (củi, than đá, quá trình đốt trong) hay cháy rừng.
Theo báo cáo đánh giá lần thứ tư của IPCC ( 2007), nhiệt độ trung bình toàn cầu
tăng khoảng 0,74
o
trong thời kỳ 1900 – 2005 và tốc độ tăng của nhiệt độ trong 50 năm gần
đây gấp đôi so với 50 năm trước đó. ( Kịch bản Biến đổi khí hậu cho Việt Nam, Bộ tài
nguyên và môi trường. 2009).
Nhiệt độ tăng cao, kéo theo những biến đổi khí hậu, các quy luật thời tiết cũng thay
đổi theo, mà tác động của biến đổi khí hậu là rất lớn, nó tác động tới toàn bộ Trái Đất, gây
ảnh hưởng tới đời sống và các hoạt động kinh tế - xã hội. Trong những năm gần đây, hậu
quả do biến đổi khí hậu đã diễn ra nhanh chóng và khó kiểm soát, bất cứ nơi nào trên thế
giới, bất cứ quốc gia, ngành nghê, lĩnh vực kinh tế đều không thoát khỏi ảnh hưởng của
biến đổi khí hậu. Càng nhiều những cơn bão, các trận lốc xoáy nhiệt đới xuất hiện ở vùng
Tây Thái Bình Dương, sự thay đổi về lượng mưa và thời gian mưa hằng năm; tần suất,
cường độ, tính biến động của các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như bão, lốc, mưa đá,
ngập lụt, hạn hán, rét hại,…ngày càng gia tăng; dịch bệnh tràn lan; tính đa dạng sinh học bị
suy giảm nghiêm trọng; đặc biệt là các vấn đề về an ninh lương thưc, an ninh nguồn nước
bị đe dọa nghiêm trọng.
Nhiệt độ gia tăng cũng khiến cho băng tan làm cho mực nước biển dâng cao, xâm
lấn ngày càng sâu vào đât liền, khiến cho những vùng đất thấp, các vùng đảo và quần đảo_
là những khu vực dễ bị tồn thương nhất có thể bị nhấn chìm trong nước biển hoặc biến
mất, kéo theo những vấn đề về cân bằng sinh thái. Nếu nhiệt độ nước biển tăng khoảng 1,5
– 4,5
o
C thì mực nước biển sẽ dâng cao 15 – 90 cm, theo dự đoán chỉ cần mực nước biển
dâng cao 1m, Bangladet sẽ mất 17,5% diện tích, Hà Lan cũng sẽ mất khoảng 6% diện tích,
Ấn Độ và Trung Quốc cũng phải đối mặt với nguy cơ này. Việt Nam cũng là một trong
những nước sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề khi nước biển dâng cao.
Theo báo cáo mới nhất của Liên Hiệp Quốc, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng Biến
đổi khí hậu có 90% là do con người gây ra và 10% còn lại là do tự nhiên.
III.3. Một số hiện tượng của BĐKH
Hiệu ứng nhà kính: là quá trình bầu khí quyển nóng lên do lượng bức xạ mặt trời chiếu
thẳng vào tầng khí quyển mặt đất. Bức xạ Mặt trời là bức xạ sóng ngắn nên nó dễ dàng xuyên
qua các lớp khí CO
2
và tầng Ôzôn rồi xuống mặt đất; ngược lại, bức xạ nhiệt từ mặt đất phản