Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

Quá trình đảng lãnh đạo hình thành và phát triển đường lối cách mạng giải phóng dân tộc (1930 1945)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (412.34 KB, 43 trang )

lOMoARcPSD|15978022

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG

BÀI TẬP LỚN
MƠN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
LỚP: L15
NHĨM: 17
HỌC KỲ 212, NĂM HỌC 2021-2022
ĐỀ TÀI 4:
QUÁ TRÌNH ĐẢNG LÃNH ĐẠO HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC (1930-1945)

GVGD: ThS. Phan Thị Thanh Hương
SVTH: Nguyễn Hữu Tín

MSSV: 1915516

Lê Khánh Tồn

1915541

Trần Văn Tính

1915529

Trần Nguyễn Hữu Thọ

1915347


Ngơ Hồng Thịnh

1912125

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 1 NĂM 2022

1


lOMoARcPSD|15978022

Mục lục
PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................4
PHẦN NỘI DUNG............................................................................................................. 6
CHƯƠNG 1........................................................................................................................ 6
BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1930-1931,........................6
KHÔI PHỤC PHONG TRÀO 1932-1935........................................................................6
1.1. Bối cảnh lịch sử........................................................................................................6
1.1.1. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 và những tác động của nó đối
với xã hội Việt Nam......................................................................................................6
1.1.2. Bối cảnh lịch sử Việt Nam và nhiệm vụ của Việt Nam.......................................7
1.2. Phong trào cách mạng 1930 – 1931, Luận cương chính trị tháng 10/1930..........7
1.2.1. Phong trào cách mạng 1930 – 1931....................................................................7
1.2.2. Luận cương chính trị tháng 10/1930...................................................................9
1.3. Cuộc đấu tranh khơi phục tổ chức và phong trào cách mạng, Đại hội Đảng lần
thứ I (3/1935)................................................................................................................12
1.3.1. Cuộc đấu tranh khôi phục tổ chức và phong trào cách mạng............................12
1.3.2. Đại hội Đảng lần thứ I (3/1935)........................................................................13
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1...............................................................................................14
CHƯƠNG 2...................................................................................................................... 16

PHONG TRÀO DÂN CHỦ 1936 – 1939........................................................................16
2.1. Điều kiện lịch sử, chủ trương mới của Đảng.......................................................16
2.1.1. Điều kiện lịch sử...............................................................................................16
2.1.2. Chủ trương của Đảng........................................................................................17
2.2. Phong trào đấu tranh đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hịa bình..............................18
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2...............................................................................................20
CHƯƠNG 3...................................................................................................................... 21
PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC 1939-1945..................................................21
3.1. Bối cảnh lịch sử và chủ trương chiến lược mới của Đảng..................................21
3.1.1. Bối cảnh lịch sử.................................................................................................21
3.1.2. Chủ trương chiến lược mới của Đảng...............................................................23
3.2. Phong trào chống Pháp – Nhật, đẩy mạnh chuẩn bị lực lượng cho cuộc khởi
nghĩa vụ trang............................................................................................................... 29
2


lOMoARcPSD|15978022

3.3. Cao trào kháng Nhật cứu nước............................................................................31
3.4. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.....................................................................32
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3...............................................................................................35
CHƯƠNG 4...................................................................................................................... 36
TÍNH CHẤT, Ý NGHĨA, BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA CÁCH MẠNG..............36
THÁNG TÁM 1945.........................................................................................................36
4.1. Tính chất của cách mạng tháng tám 1945...........................................................36
4.2. Ý nghĩa của cách mạng tháng tám 1945..............................................................37
4.3. Bài học kinh nghiệm của cách mạng tháng tám 1945.........................................38
TIỂU KẾT CHƯƠNG 4...............................................................................................39
PHẦN KẾT LUẬN..........................................................................................................40
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................42


3


lOMoARcPSD|15978022

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa, nay là nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là thắng lợi vĩ đại, là mốc son
chói lọi của lịch sử cách mạng Việt Nam. Thắng lợi này gắn liền với sự lãnh đạo tài tình,
sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ thiên tài của Đảng và dân tộc ta.
Bên cạnh đó, đường lối cách mạng giải phóng dân tộc là nhân tố hàng đầu quyết định
thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám. Để hình thành đường lối cách mạng đúng đắn
nghĩa là phải vận dụng lý luận cách mạng vào điều kiện lịch sử cụ thể của xã hội thuộc địa
Việt Nam. Do đó, trong q trình hình thành đường lối cách mạng giải phóng dân tộc giai
đoạn 1930 - 1945, Đảng ta đã trải qua quá trình đấu tranh cách mạng kiên cường, quyết
liệt. Từ đó Đảng đã có những sách lược, đường lối đúng đắn để từ đó là kim chỉ nam cho
cuộc đấu tranh giành độc lập.
Vì vậy, việc nghiên cứu kinh nghiệm về sự lãnh đạo và xây dựng đảng của Đảng ta là
việc làm thiết thực, trọng yếu, bảo đảm cho cách mạng phát triển vững chắc, duy trì nền
độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhận thấy được ý nghĩa đó nên nhóm
chúng em đã quyết định chọn đề tài Quá trình Đảng lãnh đạo hình thành và phát triển
đường lối cách mạng giải phóng dân tộc (1930 - 1945). Do còn hạn chế về trình độ, bài
tiểu luận khơng tránh khỏi những thiếu sót, nhóm chúng em rất mong nhận được ý kiến
nhận xét, đóng góp từ thầy cơ để hồn thiện hơn bài tiểu luận.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Việc nghiên cứu về quá trình hình thành và hình thành đường lối cách mạng dưới sự
lãnh đạo của Đảng giai đoạn 1930 – 1945 để tiến tới Cách mạng Tháng Tám giúp chúng ta
hiểu rõ hơn về một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc. Đồng thời việc phân tích tính

chất, ý nghĩa của q trình này giúp ta rút ra được những bài học kinh nghiệm quý giá cho
công cuộc xây dựng Đảng ta phát triển vững mạnh, duy trì sự ổn định và phát triển bền
vững chế độ chính trị ở Việt Nam.
3. Những nhiệm vụ cần giải quyết
4


lOMoARcPSD|15978022

Tiểu luận phân tích, làm rõ q trình lãnh đạo của Đảng trong các giai đoạn 19301931, 1932-1935, 1936-1939 và 1939-1945. Với mỗi giai đoạn, tiểu luận tập trung phân
tích về bối cảnh lịch sử, những chủ trương, chính sách, văn kiện, các phong trào đấu tranh
của Đảng trong giai đoạn đó. Đặc biệt là phân tích q trình tiến tới Cách mạng Tháng
Tám 1945 thực hiện Tổng khởi khĩa giành chính quyền, khai sinh ra nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hịa từ đó rút ra ý nghĩa, bài học kinh nghiệm cho thế hệ hiện tại.

5


lOMoARcPSD|15978022

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1930-1931,
KHÔI PHỤC PHONG TRÀO 1932-1935
1.1. Bối cảnh lịch sử
1.1.1. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 và những tác động của nó
đối với xã hội Việt Nam
Trong giai đoạn 1929 – 1933, các nước tư bản chủ nghĩa nói chung và đế quốc Pháp
nói riêng lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế nặng nề. Cuộc khủng hoảng đã tác động
trực tiếp đến nền kinh tế Việt Nam:

- Thực dân Pháp rút vốn đầu tư ở Đông Dương về các ngân hàng Pháp và dùng
ngân sách Đông Dương để hỗ trợ cho tư bản Pháp => Sản xuất công nghiệp ở Việt Nam bị
thiếu vốn dẫn đến đình trệ.
- Lúa gạo trên thị trường thế giới bị mất giá làm cho lúa gạo Việt Nam không xuất
khẩu được => Ruộng đất bị bỏ hoang.
Hậu quả là nền kinh tế Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng;
Ruộng đất bỏ hoang, công nghiệp suy sụp, xuất khẩu đình đốn…, làm cho đời sống của
đại bộ phận nhân dân Việt Nam lâm vào cảnh khốn cùng:
- Công nhân thất nghiệp ngày càng đông, số người có việc làm thì tiền lương bị
giảm từ 30 đến 50%.
- Nơng dân tiếp tục bị bần cùng hố và phá sản trên quy mô lớn.
- Tiểu tư sản lâm vào cảnh điêu đứng: Nhà bn nhỏ đóng cửa, viên chức bị sa
thải, học sinh, sinh viên ra trường bị thất nghiệp.
- Một bộ phận lớn tư sản dân tộc lâm vào cảnh khó khăn do khơng thể bn bán
và sản xuất.

6

Downloaded by Quang Quang ()


lOMoARcPSD|15978022

1.1.2. Bối cảnh lịch sử Việt Nam và nhiệm vụ của Việt Nam
Để chống đỡ với tai họa của cuộc khủng hoảng, thực dân Pháp tăng cường bóc lột,
cướp bóc tài sản của nhân dân Việt Nam, chúng đặt thêm nhiều thứ thuế mới và tăng mức
các thứ thuế đã có, đặc biệt là thuế thân. Một suất sưu năm 1929 bằng 50kg gạo thì năm
1932 là 100 kg và năm 1933 là 300 kg.
Quan lại cường hào áp bức hà khắc, địa chủ bóc lột tơ tức nặng và chính sách khủng
bố trắng tràn lan sau khởi nghĩa Yên Bái.

Nhiều cơng nhân bị sa thải, đồng lương ít ỏi; nông dân phải chịu thuế cao, vay nợ
nặng lãi, nông phẩm làm ra phải bán giá hạ, ruộng đất bị địa chủ thâu tóm, bị bần cùng
hóa.
Tầng lớp tiểu thương, tiểu chủ, các nghề thủ công cũng bị phá sản, bị sa thải, thất
nghiệp, tư sản dân tộc gặp khó khăn trong kinh doanh, nhà bn nhỏ đóng cửa.
=> Xã hội Việt Nam có hai mâu thuẫn cơ bản là dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp
(cơ bản) và mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến.
=> Những sự kiện dồn dập ấy đã tác động làm cho mâu thuẫn giữa nhân dân ta với
thực dân Pháp và bọn phong kiến tay sai phát triển đến mức gay gắt. Trong hồn cảnh khó
khăn đó, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, lãnh đạo thống nhất trong cả nước, cũng như ở
từng địa phương đã làm cho phong trào cách mạng phát triển mạnh mẽ, lôi kéo nhiều tầng
lớp tham gia.
1.2. Phong trào cách mạng 1930 – 1931, Luận cương chính trị tháng 10/1930
1.2.1. Phong trào cách mạng 1930 – 1931
Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế - xã hội, phong trào cách mạng lên cao. Đảng
Cộng sản Việt Nam ra đời kịp thời lãnh đạo phong trào đấu tranh của công nông trong cả
nước.
Từ tháng 1 đến tháng 4-1930 là bước khởi đầu của phong trào. Nhiều cuộc bãi công
của công nhân đã nổ ra liên tiếp ở nhà máy xi măng Hải Phòng, hãng dầu Nhà Bè (Sài
Gòn), các đồn điền Phú Riềng, Dầu Tiếng, nhà máy dệt Nam Định, nhà máy diêm và nhà
máy cưa Bến Thủy... Phong trào đấu tranh của nông dân cũng diễn ra ở nhiều địa phương
7

Downloaded by Quang Quang ()


lOMoARcPSD|15978022

như Hà Nam, Thái Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh... Truyền đơn, cờ đỏ búa liềm của Đảng Cộng
sản xuất hiện trên các đường phố Hà Nội và một số địa phương khác. Những cuộc đấu

tranh của công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động chống đế quốc và phong
kiến tay sai, trong đó giai cấp cơng nhân đóng vai trị tiên phong, là màn đầu của một cao
trào cách mạng mới ở Việt Nam do Đảng Cộng sản tổ chức và lãnh đạo.
Từ tháng 5-1930, phong trào phát triển thành cao trào. Ngày 1-5-1930, lần đầu tiên
nhân dân ta kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động. Từ thành phố đến nông thôn ở cả ba miền
đất nước xuất hiện nhiều truyền đơn, cờ đỏ búa liềm, mít tinh, bãi cơng, biểu tình, tuần
hành, v.v.. Đấu tranh của cơng nhân nổ ra trong các xí nghiệp ở Hà Nội, Hải Phòng, Nam
Định, Hòn Gai, Cẩm Phả, Vinh, Bến Thủy, Sài Gòn, Chợ Lớn, v.v.. Đấu tranh của nông
dân cũng nổ ra ở nhiều địa phương thuộc các tỉnh Thái Bình, Hà Nam, Kiến An, Nghệ An,
Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Bình Định, Vĩnh Long, Sa Đéc, Bến Tre, Mỹ Tho, Thủ Dầu Một,
Long Xuyên, Cần Thơ, Trà Vinh.… Sau ngày 1-5, làn sóng đấu tranh tiếp tục dâng cao.
Riêng trong tháng 5-1930, trong cả nước có 16 cuộc đấu tranh của công nhân, 34 cuộc đấu
tranh của nông dân, 4 cuộc đấu tranh của học sinh và dân nghèo thành thị.
Từ tháng 6 đến tháng 8-1930 đã nổ ra 121 cuộc đấu tranh trong đó có 22 cuộc của
công nhân, 95 cuộc của nông dân. Nổi bật nhất là cuộc tổng bãi cơng của tồn thể cơng
nhân khu công nghiệp Bến Thủy - Vinh (8-1930), “đánh dấu một thời kỳ mới, thời kỳ đấu
tranh kịch liệt đã đến”1.
Đến tháng 9/1930, phong trào dâng cao ở Nghệ An và Hà Tĩnh. Nơng dân biểu tình
có vũ trang tự vệ với hàng nghìn người kéo đến huyện lị, tỉnh lị đòi giảm thuế ở các huyện
Nam Đàn, Thanh Chương, Diễn Châu, Anh Sơn (Nghệ An), Kỳ Anh (Hà Tĩnh)… phong
trào được công nhân Vinh - Bến Thủy hưởng ứng.
Ngày 12/ 9/1930, 8000 nơng dân Hưng Ngun (Nghệ An) biểu tình, với khẩu hiệu:
“Đả đảo chủ nghĩa đế quốc!”. Chính quyền thực dân, phong kiến bị tê liệt, tan rã ở nhiều
huyện, xã. Nhiều cấp ủy Đảng ở thôn xã lãnh đạo nhân dân tự quản lý đời sống chính trị,
kinh tế, văn hóa xã hội ở địa phương, gọi là chính quyền Xơ viết.

1 Báo Người lao khổ, cơ quan ngôn luận của Xứ ủy Trung kỳ, số 13 ngày 18-9-1930.

8


Downloaded by Quang Quang ()


lOMoARcPSD|15978022

Tại Nghệ An, Xô viết ra đời từ tháng 09/1930, tại các huyện Thanh Chương, Nam
Đàn, Anh Sơn, Nghi Lộc, Hưng Ngun, Diễn Châu. Ở Hà Tĩnh, Xơ viết hình thành ở Can
Lộc, Nghi Xuân, Hương Khê … thực hiện quyền làm chủ, điều hành mọi mặt đời sống xã
hội.
- Về chính trị: ban bố các quyền tự do dân chủ cho nhân dân; quần chúng được tự
do hội họp, tham gia giải quyết các vấn đề xã hội, xóa bỏ các luật lệ bất công và vô lý của
đế quốc và tay sai, thực hiện chuyên chính với bọn tay sai phản động, giữ vững trật tự trị
an, chống địch khủng bố, v.v..
- Về kinh tế: chia lại ruộng đất công một cách hợp lý, thực hiện giảm tô, xóa nợ,
tịch thu quỹ cơng đem chia cho dân nghèo, bãi bỏ các thứ thuế vô lý như thuế thân, thuế
chợ, thuế đò, thuế muối; tổ chức đắp đê phòng lụt, tu sửa cầu cống, giúp đỡ nhau trong sản
xuất, v.v..
- Về văn hóa, xã hội: bài trừ mê tín dị đoan như bói tốn, ma chay, xóa bỏ các tệ
nạn cờ bạc, rượu chè, trộm cắp, tổ chức học chữ quốc ngữ, đọc sách báo cách mạng; phát
huy tinh thần đồn kết giúp đỡ nhau giải quyết khó khăn trong đời sống, trong đấu tranh
cách mạng, v.v..
Xô viết Nghệ Tĩnh là đỉnh cao của phong trào 1930 – 1931, là nguồn cổ vũ mạnh mẽ
nhân dân. Phong trào bị thực dân Pháp khủng bố dã man, cơ quan lãnh đạo của Đảng, cơ
sở quần chúng bị phá vỡ, cán bộ, đảng viên bị bắt, bị tù đày …. đến giữa năm 1931,
phong trào lắng xuống.
1.2.2. Luận cương chính trị tháng 10/1930
Tháng 4-1930, sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Phương Đông của Quốc tế cộng
sản ở Mátxcơva (Liên Xô), Trần Phú về nước hoạt động. Tháng 7-1930, Trần Phú được bổ
sung vào Ban Chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng và được phân công cùng Ban
Thường vụ chuẩn bị cho Hội nghị thứ nhất của Ban Chấp hành Trung ương. Giữa lúc đó

một số uỷ viên Trung ương lâm thời của Đảng bị địch bắt. Một số uỷ viên mới được bổ
sung.

9

Downloaded by Quang Quang ()


lOMoARcPSD|15978022

Từ ngày 14 đến ngày 31-10-1930 Ban Chấp hành Trung ương họp Hội nghị lần thứ
nhất tại Hương Cảng (Trung Quốc) do Trần Phú chủ trì đã quyết định đổi tên Đảng Cộng
sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương.
Hội nghị đánh giá Chánh cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt của Đảng do Hội nghị
hợp nhất thông qua đã "chỉ lo đến việc phản đế mà quên mất lợi ích giai cấp tranh đấu",
Ban Chấp hành Trung ương quyết định phải dựa vào nghị quyết của Quốc tế Cộng sản để
hoạch định cương lĩnh, chính sách và kế hoạch của Đảng mà chỉnh đốn nội bộ. Hội nghị
đã thảo luận Dự án Luận cương chánh trị của Đảng Cộng sản Đông Dương. Luận cương
xác định:
Mâu thuẫn giai cấp ngày càng diễn ra gay gắt ở Việt Nam, Lào và Cao Miên là "một
bên thì thợ thuyền, dân cày và các phần tử lao khổ; một bên thì địa chủ, phong kiến, tư bản
và đế quốc chủ nghĩa”2.
Về phương hướng chiến lược của cách mạng, Luận cương nêu rõ tính chất của cách
mạng Đơng Dương lúc đầu là một cuộc "cách mạng tư sản dân quyền", "có tính chất thổ
địa và phản đế". "Tư sản dân quyền cách mạng là thời kỳ dự bị để làm xã hội cách mạng".
Sau khi cách mạng tư sản dân quyền thắng lợi sẽ tiếp tục "phát triển, bỏ qua thời kỳ tư bổn
mà tranh đấu thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa".
Nhiệm vụ cốt yếu của cách mạng tư sản dân quyền là phải "tranh đấu để đánh đổ các
di tích phong kiến, đánh đổ các cách bóc lột theo lối tiền tư bổn và để thực hành thổ địa
cách mạng cho triệt để" và "đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho Đơng Dương hồn

tồn độc lập". Hai nhiệm vụ chiến lược đó có quan hệ khăng khít với nhau: "có đánh đổ đế
quốc chủ nghĩa mới phá được cái giai cấp địa chủ và làm cách mạng thổ địa được thắng
lợi; mà có phá tan chế độ phong kiến thì mới đánh đổ được đế quốc chủ nghĩa". Luận
cương nhấn mạnh: "Vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền", là cơ sở để
Đảng giành quyền lãnh đạo dân cày.
Về lực lượng cách mạng, Luận cương xác định giai cấp vô sản và nơng dân là hai
động lực chính của cách mạng tư sản dân quyền, trong đó giai cấp vơ sản là động lực
chính và mạnh, là giai cấp lãnh đạo cách mạng, nơng dân có số lượng đơng đảo nhất, là
2 Các đoạn trích Luận cương chánh trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (Dự án để thảo luận trong Đảng) đều theo
Văn kiện Đảng Toàn tập, Sđd, 1998, t.2, tr. 88 - 103.

10

Downloaded by Quang Quang ()


lOMoARcPSD|15978022

một động lực mạnh của cách mạng, còn những giai cấp và tầng lớp khác ngồi cơng nơng
như tư sản thương nghiệp thì đứng về phía đế quốc chống cách mạng, cịn tư sản cơng
nghiệp thì đứng về phía quốc gia cải lương và khi cách mạng phát triển cao thì họ sẽ theo
đế quốc. Trong giai cấp tiểu tư sản, bộ phận thủ cơng nghiệp thì có thái độ do dự; tiểu tư
sản thương gia thì khơng tán thành cách mạng; tiểu tư sản trí thức thì có xu hướng quốc
gia chủ nghĩa và chỉ có thể hăng hái tham gia chống đế quốc trong thời kỳ đầu. Chỉ có các
phần tử lao khổ ở đơ thị như những người bán hàng rong, thợ thủ cơng nhỏ, trí thức thất
nghiệp mới đi theo cách mạng.
Về lãnh đạo cách mạng, Luận cương nhấn mạnh "Điều kiện cốt yếu cho sự thắng lợi
của cách mạng ở Đông Dương là cần phải có một Đảng cộng sản có một đường chánh trị
đúng, có kỷ luật, tập trung, mật thiết liên lạc với quần chúng, và từng trải tranh đấu mà
trưởng thành. Đảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp, lấy chủ nghĩa Các Mác và Lênin

làm gốc mà đại biểu quyền lợi chánh và lâu dài, chung cho cả giai cấp vô sản ở Đông
Dương, và lãnh đạo vô sản giai cấp Đông Dương ra tranh đấu để đạt được mục đích cuối
cùng của vơ sản là chủ nghĩa cộng sản".
Về phương pháp cách mạng, Luận cương khẳng định để đạt được mục tiêu cơ bản
của cuộc cách mạng là đánh đổ đế quốc và phong kiến, giành chính quyền về tay cơng
nơng thì phải ra sức chuẩn bị cho quần chúng về con đường "võ trang bạo động". Vì vậy,
lúc thường thì phải tuỳ theo tình hình mà đặt khẩu hiệu "phần ít", "phải lấy những sự chủ
yếu hàng ngày làm bước đầu mà dắt vô sản giai cấp và dân cày ra chiến trường cách
mạng". Đến lúc có tình thế cách mạng "Đảng phải lập tức lãnh đạo quần chúng để đánh đổ
chánh phủ của địch nhân và giành lấy chánh quyền cho công nông". Võ trang bạo động để
giành chính quyền là một nghệ thuật, "phải tuân theo khuôn phép nhà binh".
Cuối cùng, Luận cương chánh trị của Đảng chỉ rõ: cách mạng Đông Dương là một bộ
phận khăng khít của cách mạng vơ sản thế giới, trước hết là giai cấp vô sản Pháp, và phải
mật thiết liên hệ với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa nhằm
mở rộng và tăng cường lực lượng cho cuộc đấu tranh cách mạng ở Đơng Dương.
Luận cương chính trị năm 1930 của Đảng đã đóng góp quan trọng vào kho tàng lý
luận của cách mạng Việt Nam, vạch ra con đường đi lên của cách mạng nước ta. Song,
Luận cương còn một số mặt hạn chế, không nêu ra được mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn
11

Downloaded by Quang Quang ()


lOMoARcPSD|15978022

giữa dân tộc Việt Nam và thực dân Pháp, từ đó khơng nêu được nhiệm vụ chống đế quốc
thực dân lên hàng đầu. Do vậy, chưa phát huy đầy đủ vị trí của yếu tố dân tộc, chưa nhận
thức được đầy đủ vai trò của Mặt trận dân tộc thống nhất trong việc đoàn kết các lực
lượng yêu nước. Luận cương chưa đánh giá đúng khả năng cách mạng của giai cấp tiểu tư
sản, tinh thần yêu nước của tư bản dân tộc và một bộ phận địa chủ nhỏ.

1.3. Cuộc đấu tranh khôi phục tổ chức và phong trào cách mạng, Đại hội Đảng lần
thứ I (3/1935)
1.3.1. Cuộc đấu tranh khôi phục tổ chức và phong trào cách mạng
Vừa mới ra đời, Đảng trở thành đội tiên phong lãnh đạo cách mạng, phát động được
một phong trào cách mạng rộng lớn, mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh. Thực dân Pháp và
tay sai thẳng tay đàn áp, khủng bố. Lực lượng của ta đã bị tổn thất lớn: nhiều cơ sở Đảng
tan vỡ, nhiều cán bộ cách mạng, đảng viên ưu tú bị địch bắt, giết, tù đày. Phong trào đấu
tranh lắng xuống.
Thành quả lớn nhất của phong trào cách mạng 1930-1931 mà qn thù khơng thể xố
bỏ được là: Khẳng định trong thực tế vai trò và khả năng lãnh đạo cách mạng của giai cấp
vô sản, của Đảng; Hình thành một cách tự nhiên khối liên minh công-nông trong đấu tranh
cách mạng; Đem lại cho nhân dân niềm tin vững chắc vào Đảng, vào cách mạng.
Bị địch khủng bố nhưng một số nơi tổ chức cơ sở Đảng vẫn được duy trì: Hà Nội,
Sơn Tây, Hải Phòng, Nghệ Tĩnh…. Các đảng viên chưa bị bắt nỗ lực lần tìm lại cơ sở để
lập lại tổ chức.
Cơng việc khơi phục Đảng phải kể đến vai trị to lớn của Quốc tế Cộng sản: Lựa
chọn những thanh niên tốt nghiệp tại Đại học Phương Đông, cử về Hồng Kông (Trung
Quốc) thành lập Ban chỉ huy hải ngoại-hoạt động với tư cách là Ban Chấp hành Lâm thời
(thay cho Ban Chấp hành cũ đã tan vỡ): Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Phùng Chí
Kiên….Ban lãnh đạo hải ngoại do Lê Hồng Phong đứng đầu đã cơng bố Chương trình
hoạt động của Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 6-1932).
Cuộc đấu tranh địi ân xá chính trị phạm đã dẫn tới năm 1934 tồn quyền Đơng
Dương đã ký lệnh ân xá tù chính trị ở Đơng Dương. Đây là lần đầu tiên Pháp ký lệnh ân
xá tù chính trị.
12

Downloaded by Quang Quang ()


lOMoARcPSD|15978022


Như vậy, nhờ sự cố gắng phi thường của Đảng, được sự giúp đỡ của Quốc tế Cộng
sản, đến cuối 1934 đầu 1935 hệ thống tổ chức của Đảng đã được khôi phục và phong trào
quần chúng dần được nhen nhóm lại. Sự phục hồi hệ thống tổ chức của Đảng và phong
trào cách mạng quần chúng là cơ sở để tiến tới Đại hội lần thứ I của Đảng.
1.3.2. Đại hội Đảng lần thứ I (3/1935)
Đầu năm 1935, sau khi hệ thống tổ chức của Đảng được xây dựng và chắp nối lại từ
cơ sở đến Trung ương, Ban chỉ huy ở ngoài của Đảng quyết định triệu tập Đại hội Đảng.
Tháng 3-1935, Đại hội đại biểu lần thứ I của Đảng họp ở Ma Cao (Trung Quốc). Dự Đại
hội đầu tiên này có 13 đại biểu đại diện cho các tổ chức Đảng trong nước và ngoài nước.
Đại hội nhận định tình hình trong nước và quốc tế, khẳng định thắng lợi của cuộc đấu
tranh để khôi phục phong trào cách mạng và hệ thống tổ chức Đảng. Tuy vậy, lực lượng
Đảng chưa phát triển mạnh ở các vùng tập trung cơng nghiệp, cơng nhân gia nhập Đảng
cịn ít, hệ thống tổ chức Đảng chưa thật thống nhất, sự liên hệ giữa các cấp bộ của Đảng
chưa chặt chẽ, v.v..
Đại hội đề ra ba nhiệm vụ trước mắt:
(1) Củng cố và phát triển Đảng, tăng cường phát triển lực lượng Đảng ở các xí
nghiệp, nhà máy, đồn điền, hầm mỏ, đường giao thông quan trọng. Đồng thời, phải đưa
nơng dân lao động và trí thức cách mạng đã qua rèn luyện thử thách vào Đảng, Đảng phải
chăm lo tăng cường các đảng viên ưu tú xuất thân từ công nhân vào các cơ quan lãnh đạo
của Đảng. Để bảo đảm cho Đảng luôn thống nhất về tư tưởng và hành động, các đảng bộ
cần thường xuyên phê bình và tự phê bình, đấu tranh trên cả hai mặt, chống "tả" khuynh
và hữu khuynh, giữ vững kỷ luật Đảng
(2) Đẩy mạnh cuộc vận động thu phục quần chúng, chú ý các dân tộc thiểu số, phụ
nữ, binh lính... củng cố và phát triển các tổ chức quần chúng như Đồn thanh niên cộng
sản, Cơng hội đỏ, Nơng hội đỏ, Cứu tế đỏ; lập Mặt trận thống nhất phản đế. Đại hội chỉ rõ:
"Đảng mạnh là căn cứ vào ảnh hưởng và thế lực của Đảng trong quần chúng... muốn đưa
cao trào cách mạng mới lên tới trình độ cao, tới toàn quốc vũ trang bạo động, đánh đổ đế
quốc phong kiến, lập nên chính quyền Xơviết, thì trước hết cần phải thâu phục quảng đại


13

Downloaded by Quang Quang ()


lOMoARcPSD|15978022

quần chúng. Thâu phục quảng đại quần chúng là một nhiệm vụ trung tâm, căn bản, cần kíp
của Đảng hiện thời..."3.
(3) Mở rộng tuyên truyền chống đế quốc, chống chiến tranh, ủng hộ Liên Xơ, thành
trì của cách mạng thế giới và ủng hộ cách mạng Trung Quốc.…
Đại hội thông qua Nghị quyết chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết về vận động
công nhân, nông dân, thanh niên, phụ nữ, binh lính, các dân tộc ít người, về cơng tác mặt
trận phản đế, đội tự vệ, và cứu tế đỏ.
Đại hội bầu Ban Chấp hành Trung ương mới của Đảng gồm 9 uỷ viên chính thức và
4 uỷ viên dự khuyết, trong đó có Lê Hồng Phong, Đình Thanh, Võ Ngun Hiến, Nguyễn
ái Quốc, Ngơ Tn, Hồng Đình Giong..., do Lê Hồng Phong làm Tổng Bí thư.
Đại hội đại biểu lần thứ I của Đảng đánh dấu sự phục hồi hệ thống tổ chức của Đảng
và phong trào cách mạng quần chúng, đặt dưới sự chỉ đạo thống nhất của Ban Chấp hành
Trung ương, chuẩn bị điều kiện để Đảng bước vào thời kỳ đấu tranh mới. Song "chính
sách Đại hội Ma Cao vạch ra không sát với phong trào cách mạng thế giới và trong nước
lúc bấy giờ"4, chưa thấy được nguy cơ của chủ nghĩa phát-xít trên thế giới và khả năng
mới của cuộc đấu tranh chống phát-xít và chống phản động thuộc địa, địi tự do, dân chủ,
cơm áo, hịa bình, nên đã khơng đề ra được một chủ trương chính sách phù hợp với tình
hình mới. Thiếu sót này được nhanh chóng khắc phục tại các hội nghị về sau của Ban
Chấp hành Trung ương Đảng.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Các phong trào cách mạng 1930 – 1931 diễn ra sôi nổi, quyết liệt và rộng khắp, thể
hiện tinh thần cách mạng, nghị lực phi thường của cha ông ta, là bàn đạp cho các phong
trào đấu tranh sau này. Đây thực sự là một cuộc diễn tập đầu tiên, chuẩn bị cho thắng lợi

của Cách mạng Tháng Tám 1945.
Luận cương chính trị tháng 10-1930 đã vạch ra nhiều vấn đề cơ bản thuộc về chiến
lược cách mạng. Song còn nhiều hạn chế cần được khắc phục. Sau này trong quá trình

3 Sđd, 2002, t.5, tr. 26.
4 Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.6, tr. 155.

14

Downloaded by Quang Quang ()


lOMoARcPSD|15978022

lãnh đạo cách mạng, nhờ khắc phục được những hạn chế đó Đảng đã đưa cách mạng đi
đến thành cơng.
Nhờ sự nỗ lực, cố gắng phi thường của Đảng, sự giúp đỡ của Quốc tế Cộng sản, đến
cuối 1934 đầu 1935 hệ thống tổ chức của Đảng và phong trào cách mạng quần chúng đã
được khôi phục, cơ sở tiến tới đại hội đại biểu lần thứ I của Đảng.

15

Downloaded by Quang Quang ()


lOMoARcPSD|15978022

CHƯƠNG 2
PHONG TRÀO DÂN CHỦ 1936 – 1939
2.1. Điều kiện lịch sử, chủ trương mới của Đảng

2.1.1. Điều kiện lịch sử
Từ đầu những năm 30 của thế kỉ XX, các thế lực phát xít cầm quyền ở một số nước
như Đức, Italia, Nhật Bản ráo riết chạy đua vũ trang tạo nên trục Berlin – Roma – Tokyo,
nguy cơ xuất hiện một cuộc chiến tranh thế giới.
Trước tình hình đó, tháng 7 – 1935, Quốc tế Cộng sản tiến hành Đại hội lần thứ VII
tại Moskva, Liên Xô với sự có mặt của 65 đồn đại biểu. Đồn đại biểu Đảng Cộng sản
Đông Dương do Lê Hồng Phong dẫn đầu tham dự Đại hội. Đại hội vạch rõ kẻ thù trước
mắt của nhân dân thế giới lúc này không phải là chủ nghĩa tư bản hay chủ nghĩa đế quốc
nói chung mà là chủ nghĩa phát xít. Nhiệm vụ trước mắt của giai cấp công nhân mà Đại
hội đề ra là đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, chống chiến tranh, giành dân chủ và hịa
bình, bảo vệ Liên Xơ (thành trì của cách mạng thế giới). Đại hội chủ trương Đảng Cộng
sản các nước phải thống nhất lực lượng giai cấp công nhân và lập mặt trận nhân dân rộng
rãi để thống nhất hành động chống kẻ thù chủ yếu trước mắt là chủ nghĩa phát xít. Các
Đảng Cộng sản Pháp, Đảng Cộng sản Tây Ban Nha, Đảng Cộng sản Trung Quốc làm nòng
cốt trong việc xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất, nhằm đoàn kết mọi lực lượng chống
chiến tranh, bảo vệ hịa bình, địi dân chủ, tự do.
Tháng 6 – 1936, Chính phủ Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền ở Pháp. Chính phủ
mới đã cho thi hành một số chính sách tiến bộ ở thuộc địa. Đối với Đơng Dương, Pháp cử
phái đồn sang điều tra tình hình, cử Tồn quyền mới, ân xá tù chính trị, nới rộng quyền tự
do báo chí,… tạo thuận lợi cho cách mạng Việt Nam.
Lúc này, ở Việt Nam, nhiều đảng phái chính trị hoạt động, trong đó có đảng cách
mạng, đảng theo xu hướng cải lương, đảng phản động,... Các đảng tận dụng cơ hội đẩy
mạnh hoạt động, tranh giành ảnh hưởng trong quần chúng. Tuy nhiên, chỉ có Đảng Cộng
sản Đơng Dương là đảng mạnh nhất, có tổ chức chặt chẽ và có chủ trương rõ ràng.

16

Downloaded by Quang Quang ()



lOMoARcPSD|15978022

Sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933), thực dân Pháp ở Đông Dương
tập trung đầu tư khai thác thuộc địa để bù đắp sự thiếu hụt cho kinh tế "chính quốc". Tình
hình chính trị - xã hội - kinh tế ở Đông Dương rất rối loạn, đời sống nhân dân rất khó
khăn. Cơng nhân bị thất nghiệp, đồng lương ít ỏi. Nơng dân khơng đủ ruộng cày, chịu mức
địa tơ cao và bóc lột của địa chủ. Tư sản dân tộc ít vốn, chịu thuế cao, bị tư bản Pháp chèn
ép. Tiểu tư sản trí thức bị thất nghiệp, lương thấp. Đời sống của đa số nhân dân khó khăn,
cực khổ, chịu thuế khóa nặng nề, sinh hoạt đắt đỏ, đời sống cùng cực. Chính vì thế họ
hăng hái tham gia phong trào đấu tranh đòi tự do, cơm áo dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Đông Dương.
2.1.2. Chủ trương của Đảng
Tháng 7 – 1936, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đơng Dương,
do Lê Hồng Phong chủ trì, họp ở Thượng Hải (Trung Quốc). Hội nghị dựa trên Nghị quyết
Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản, căn cứ vào tình hình cụ thể của Việt Nam để
định ra đường lối và phương pháp đấu tranh. Hội nghị xác định nhiệm vụ chiến lược của
cách mạng tư sản dân quyền Đông Dương là chống đế quốc và chống phong kiến. Bên
cạnh đó, nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa,
chống phát xít, chống chiến tranh, địi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hịa hình. Để
tập hợp rộng rãi quần chúng nhân dân nhằm thực hiện được mục tiêu đó, Đảng chủ trương
thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
Ngày 30-10-1936, Đảng xuất bản tài liệu Chung quanh vấn đề chiến sách mới để giải
thích cho đảng viên và quần chúng hiểu rõ hơn về sách lược mới của Đảng. Trong lời nói
đầu, Đảng giải thích về “chiến lược” và “chiến sách" của Quốc tế Cộng sản và của Đảng
Cộng sản Đơng Dương trong tình hình mới. Chiến lược của Quốc tế Cộng sản là đánh đổ
chế độ tư bản, thiết lập chun chính vơ sản đi tới xã hội cộng sản. Chiến lược không bao
giờ thay đổi. Cịn chiến sách thì tuỳ tình hình và lực lượng giai cấp mà có thể thay đổi.
Tuy nhiên, tuỳ theo trình độ kinh tế, chính trị và xã hội ở từng nước mà đề ra chiến lược
cách mạng. Trước tình hình thế giới và Đơng Dương có nhiều thay đổi, chiến sách của
Đảng Cộng sản Đông Dương có sửa đổi như vấn đề lập Mặt trận Nhân dân phản đế, vấn

đề đối với Chính phủ phái tả ở Pháp, cách tổ chức quần chúng,... Về sách lược trong giai
đoạn này, chiến sách của Đảng là lập Mặt trận Nhân dân phản đế rộng rãi bao gồm các giai
17

Downloaded by Quang Quang ()


lOMoARcPSD|15978022

cấp, đảng phái, đồn thể chính trị, tín ngưỡng tơn giáo khác nhau. Với chiến sách mới,
Đảng có thể tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân đấu tranh chống đế quốc.
Ngày 13 và 14-3-1937, Hội nghị mở rộng của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã
quyết định vấn đề thành lập Mặt trận Thống nhất Nhân dân Phản đế, thay đổi và kiện toàn
các tổ chức Đảng, các tổ chức quần chúng cho phù hợp với tình hình mới của cách mạng
Việt Nam. Tiếp đến từ ngày 3 đến ngày 5-9-1937, Hội nghị mở rộng của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng nhận định Đảng đã khôi phục lại hệ thống từ Bắc, Trung, Nam, một tổ
chức thống nhất về chính trị và tổ chức. Ảnh hưởng của Đảng phát triển nhanh chóng và
chính sách của Đảng thích hợp với các điều nhu yếu của các tầng lớp nhân dân. Hội nghị
nhắc lại cho toàn thể đảng viên về giai đoạn hiện tại, ta mới chỉ đang ở vào thời kỳ tranh
đấu đòi các điều cải cách và đòi những điều tự do dân chủ cho toàn thể nhân dân. Vì vậy,
Đảng phải lãnh đạo quần chúng tranh đấu bằng hình thức thích hợp, tránh những hành
động bạo động có thể khiêu khích qn thù khủng bố vơ ích.
Ngày 29 và 30-3-1938, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp quyết định thực hiện
Mặt trận thống nhất dân chủ, coi đó là một nhiệm vụ trung tâm của Đảng trong giai đoạn
hiện tại. Tại hội nghị này, Mặt trận Thống nhất Nhân dân Phản đế đổi thành Mặt trận
Thống nhất Dân chủ Đông Dương, gọi tắt là Mặt trận Dân chủ Đông Dương. Về tổ chức,
Đảng phải củng cố những cơ sở đã có, lập thêm cơ sở mới, chú trọng phát triển cơ sở
Đảng ở các châu thành, các đồn điền, các vùng kỹ nghệ tập trung. Các cơ sở tổ chức dù
hoạt động cơng khai hay bí mật đều phải phục tùng cơ quan chỉ huy của Đảng ở các cấp.
Nguyễn Văn Cừ được bầu làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương thay cho Hà Huy

Tập.
2.2. Phong trào đấu tranh đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hịa bình
Sau khi Đảng Cơ ̣ng sản Viê ̣t Nam ra đời (năm 1930), mô ̣t số người theo xu hướng tơrốt-xkít chủ yếu từ Pháp về mưu đồ lâ ̣p mô ̣t đảng riêng để chống lại đường lối cách mạng
của Đảng Cơ ̣ng sản. Nhóm tơ-rốt-xkít đó chống lại chủ trương của Đảng Cô ̣ng sản Đông
Dương, đồng thời đưa ra những khẩu hiê ̣u “tả” để lừa bịp, lôi kéo quần chúng, làm nhân
dân lầm tưởng họ là những người cách mạng. Kịp thời phê phán và chống lại sự phá hoại
của nhóm tơ-rốt-xkít ở Viê ̣t Nam, Tổng Bí thư Hà Huy Tâ ̣p đã viết tác phẩm “Tờ-rốt-xky
và phản cách mạng” với bút danh Thanh Hương, được Tiền Phong thư xã xuất bản tại Sài
18

Downloaded by Quang Quang ()


lOMoARcPSD|15978022

Gịn năm 1937. Trong cuốn sách, Tổng Bí thư Hà Huy Tâ ̣p đã trình bày hê ̣ thống những
quan điểm phản đô ̣ng của Tờ-rốt-xky và sự nguy hại của lý thuyết đó đối với phong trào
cách mạng vơ sản thế giới, đối với c ̣c đấu tranh vì đô ̣c lâ ̣p dân tô ̣c, dân chủ của các
nước thuô ̣c địa. Cuốn sách cũng công khai phê phán những nhân vâ ̣t trong nhóm tơ-rốtxkít ở Đơng Dương đang phá hoại phong trào cách mạng do Đảng Cô ̣ng sản Đông Dương
lãnh đạo và việc họ đang ra sức lừa bịp, lơi kéo quần chúng. Qua đó, cuốn sách kiên quyết
bảo vê ̣ lý luâ ̣n của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, đường lối chiến lược, sách lược của Quốc tế
Cô ̣ng sản, bảo vê ̣ đường lối, chính sách của Đảng Cơ ̣ng sản Đơng Dương.
Vào những năm 1937-1938, Mặt trận dân chủ Đông Dương đã giành được thắng lợi
trong các cuộc bầu cử Hội đồng dân biểu ở Trung Kỳ và Bắc Kỳ. Nhưng trong cuộc bầu
cử Hội đồng quản hạt Nam Kỳ tháng 4-1939, Mặt trận dân chủ đã không thu được thắng
lợi như mong muốn. Tình hình đó khiến cho một số cán bộ, đảng viên có những nhận xét
khơng đúng về đường lối của Đảng, thậm chí cịn cơng kích đường lối của Đảng. Với bút
danh Trí Cường, đồng chí Nguyễn Văn Cừ đã viết cuốn “Tự chỉ trích” được Ban chấp
hành Trung ương Đảng thông qua, in và phát hành vào ngày 20-7-1939. Tác phẩm nêu rõ
mục đích, nội dung, phương pháp tự phê bình, phê bình của người đảng viên, qua đó đấu

tranh chống lại những tư tưởng, nhận thức sai trái nhằm giữ vững và phát huy đoàn kết,
thống nhất trong Đảng. Đây là một tài liệu giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng
viên, góp phần uốn nắn những lệch lạc trong phong trào dân chủ những năm 1936-1939 là
sự đóng góp có giá trị vào kho tàng lý luận chính trị của Đảng ta. “Tự chỉ trích” cũng là
bài học sâu sắc nhằm xây dựng Đảng ta trong sạch, vững mạnh, có ý nghĩa to lớn thúc đẩy
sự thống nhất tư tưởng trong toàn Đảng, nhất là vấn đề nhận thức của đảng viên về tự phê
bình và phê bình ở các chi bộ đảng.
Cuộc vận động dân chủ của Đảng trong những năm 1936-1939 diễn ra sôi nổi, rộng
lớn đã minh chứng chủ trương chuyển hướng mới của Ban Chấp hành Trung ương Đảng là
đúng, hợp với ý nguyện của dân chúng và phù hợp với tình hình đất nước. Mở đầu là
phong trào Đại hội Đông Dương, từ một sáng kiến ở Sài Gịn đã được nhân rộng khắp
tồn quốc, tổ chức đấu tranh công khai, hợp pháp nêu lên nguyện vọng về tự do, dân chủ
và cải thiện đời sống. Năm 1936, Đảng Cộng sản Đông Dương thảo ra bản "nguyện vọng"
gửi tới phái đồn chính phủ Pháp, đấu tranh địi tự do, dân chủ. Các ủy ban hành động
thành lập khắp nơi, phát truyền đơn, ra báo, mít tinh, thảo luận dân chủ, dân sinh. Năm
19

Downloaded by Quang Quang ()


lOMoARcPSD|15978022

1937, lợi dụng sự kiện Tồn quyền mới sang Đơng Dương, Đảng Cộng sản Đơng Dương
tổ chức quần chúng mít tinh, biểu dương lực lượng và đưa yêu sách về dân sinh, dân chủ.
Những năm sau đó nhiều cuộc mít tinh, xuống đường, biểu tình địi quyền sống tiếp tục
diễn ra. Nhân ngày Quốc tế Lao động 01/05/1938, lần đầu tiên nhiều cuộc mít tinh tổ chức
cơng khai ở Hà Nội, Sài Gịn, có đơng đảo quần chúng tham gia.
Qua các phong trào đấu tranh này, đông đảo quần chúng được giác ngộ, đồn kết đấu
tranh địi quyền sống. Các tầng lớp nhân dân được huy động ra tranh đấu dưới những hình
thức và mức độ khác nhau là những cuộc tập dượt đấu tranh trực diện với địch. Mỗi cuộc

vận động đấu tranh đều hướng vào mục tiêu thiết thực, các khẩu hiệu đấu tranh đều nhằm
vào các yêu cầu cấp thiết trước mắt của quần chúng. Kết quả là quyền lợi của nhân dân
được thực hiện một phần, có những cải cách dân chủ được duy trì cho đến ngày bùng nổ
Cách mạng tháng Tám. Đó là cơ sở để nâng cao giác ngộ cách mạng cho quần chúng, tạo
niềm tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng. Trong q trình đấu tranh, Đảng Cộng sản Đơng
Dương đã tích lũy được nhiều bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng mặt trận dân tộc
thống nhất, kinh nghiệm tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp...
Đồng thời, Đảng thấy được những hạn chế của mình trong cơng tác mặt trận, vấn đề dân
tộc, ... Có thể nói, phong trào dân chủ 1936 – 1939 như một cuộc tập dượt, chuẩn bị cho
Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 là phong trào quần chúng rộng lớn, có tổ chức,
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương. Với lực lượng kẻ thù là thực dân Pháp
bè lũ phản động, tay sai, phát xít, Đảng thực hiện các mục tiêu đề ra là chống phát xít,
thực dân, phản động, đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hịa bình. Mặt trận đấu tranh chính là
Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương sau đổi là Mặt trận Dân chủ Đơng Dương với
hình thức hợp pháp, nửa hợp pháp, công khai và nửa công khai. Lực lượng đấu tranh thời
kỳ này khơng cịn chỉ là cơng nhân, nơng dân mà là đông đảo nhân dân, không phân biệt
thành phần, giai cấp, tạo nên đội quân chính trị hùng hậu. Chủ trương của Đảng trong thời
kỳ 1936-1939 chỉ có tính chất sách lược nhưng rất kịp thời và phù hợp với tình hình mới,
tạo ra cao trào đấu tranh sơi nổi. Qua đó chứng tỏ Đảng ta đã trưởng thành, có khả năng
đối phó với mọi tình huống, đưa cách mạng tiến lên không ngừng.
20

Downloaded by Quang Quang ()


lOMoARcPSD|15978022

CHƯƠNG 3

PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC 1939-1945
3.1. Bối cảnh lịch sử và chủ trương chiến lược mới của Đảng
3.1.1. Bối cảnh lịch sử
Tình hình thế giới: Từ 1-9-1939 đến 2-9-1945, Chiến tranh thế giới thứ hai khốc liệt
diễn ra. Cuộc chiến gồm nhiều mặt trận: mặt trận Tây Âu; mặt trận Xô - Đức; mặt trận
Bắc Phi; mặt trận châu Á - Thái Bình Dương và mặt trận trong lịng địch (của nhân dân
các nước bị phát xít chiếm đóng). Trong đó, ngồi mặt trận chủ yếu, quyết định đối với
tồn bộ tiến trình của Chiến tranh thế giới thứ hai là mặt trận Xô-Đức, tác động đến số
phận của Việt Nam, là mặt trận Tây Âu (cụ thể là Pháp) và trực tiếp nhất là mặt trận châu
Á-Thái Bình Dương. Cũng trong Chiến tranh thế giới thứ hai, năm 1943, QTCS-tổ chức
lãnh đạo phong trào vô sản quốc tế đã tự giải tán, gây ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động
của các Đảng Cộng sản trên thế giới.
Nước Pháp tại mặt trận Tây Âu: Ngày 10-5-1940, quân Đức tràn vào Pháp, Bỉ, Hà
Lan và Lúc-xăm-bua. Chỉ trong thời gian ngắn, Đức vượt qua phòng tuyến của Pháp và
đầu tháng 6 đến thủ đơ Pari. Ngày 10-6, Chính phủ Pháp bỏ Pari chạy về Tua. Nội bộ
Chính phủ Pháp mâu thuẫn, trong đó đa số thành viên Chính phủ chấp nhận đầu hàng.
Ngày 17-6, Pê tanh (Pétain) lên cầm đầu chính phủ đầu hàng phát xít Đức, Ý. Nền Cộng
hòa Pháp bị thủ tiêu, thay thế bằng chế độ độc tài quân sự. Ngày 27-10-1940, Đờ Gôn
(DeGaulle) thành lập “Chính phủ Pháp tự do”, muốn dựa vào lực lượng Anh, Mỹ để giải
phóng đất nước. Mỹ và Anh vẫn chưa tham gia chiến tranh, mà theo dõi tình hình các mặt
trận. Khi thấy thất bại của Đức đã rõ ràng, Mỹ - Anh mới mở Mặt trận thứ hai, đổ bộ lên
miền Bắc Pháp vào ngày 6-6-1944. Ngày 25-8-1944, quân Đồng minh tiến vào Pari.
Chính phủ lâm thời của nước Cộng hịa Pháp, do Đờ Gơn đứng đầu, được thành lập ở Pari.
Nước Pháp được giải phóng khỏi ách phát xít Đức.
Mặt trận châu Á - Thái Bình Dương: Ở châu Á, Nhật Bản sớm có dã tâm bành
trướng. Tháng 9-1931, Nhật xâm lược miền Đông Bắc Trung Hoa, rồi dần mở rộng khu
vực chiếm đóng. Tháng 11-1937, Đức, Ý và Nhật ký Hiệp ước chống QTCS. Ngày 23-91940, với sự giúp đỡ của Đức, Nhật đã ký với Chính phủ Pháp hiệp định để Nhật đưa quân
đội vào Đơng Dương. Ngày 27-9-1940, ba nước phát xít lại ký hiệp ước đồng minh quân
21


Downloaded by Quang Quang ()


lOMoARcPSD|15978022

sự và chính trị ở Béclin. Hiệp ước này nhằm chống Liên Xô, và cả Anh, Mỹ. Hiệp ước đề
ra việc phân chia thế giới: Đức, Ý ở châu Âu; Nhật ở Viễn Đông. Ngày 7-12-1941, máy
bay Nhật oanh tạc dữ dội các tàu chiến và sân bay Mỹ ở cảng Trân Châu (Hawaii), gây tổn
thất nặng cho Mỹ. Ngày 8-12-1941, Mỹ và Anh tuyên chiến với Nhật Bản. Từ cuối năm
1941 đến tháng 5-1942 là giai đoạn Nhật Bản thắng lớn. Anh - Mỹ bị đánh bật ra khỏi
Thái Bình Dương, mất hết các thuộc địa Đơng Nam Á và Nam Thái Bình Dương. Ngày 712-1941, quân Nhật từ Đông Dương kéo vào Thái Lan. Ngày 31-12-1941, quân Nhật tấn
công Inđônêxia. Ngày 15-2-1942, Xingapo thất thủ. Đầu tháng 5-1942, qn Nhật chiếm
được tồn bộ lãnh thổ Philíppin. Đầu năm 1943, Mỹ chuyển sang phản cơng trên tồn
chiến trường, chiếm lại các quần đảo và đảo ở Thái Bình Dương.
Quốc tế Cộng sản - tổ chức cách mạng quốc tế lớn chỉ đạo phong trào cộng sản và
công nhân quốc tế cũng như phong trào giải phóng dân tộc thuộc địa - tự giải thể tự giải
tán Trong năm 1943. Nguyên nhân là do Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra và lan rộng đã
cản trở hoạt động của Quốc tế Cộng sản. Sự khó khăn trong duy trì liên lạc với nhau cũng
như đa dạng trong tình hình mỗi nước khiến việc lãnh đạo phong trào cộng sản quốc tế từ
một trung tâm duy nhất khơng cịn thích hợp nữa.
Ở Đơng Dương: Ngày 28/9/1939, Tồn quyền Đơng Dương ra nghị định cấm tuyên
truyền cộng sản, đặt Đảng Cộng sản Đơng Dương ra ngồi vịng pháp luật, giải tán các
hội, đồn, đóng cửa các tờ báo và cấm tụ họp đơng người...
Thế lực phản động thuộc địa ngóc đầu dậy thi hành chính sách “Kinh tế chỉ huy”.
Tháng 6/1940, Đơ đốc G. Đờcu được cử làm Tồn quyền, thực hiện một loạt các chính
sách nhằm vơ vét sức người, sức của để dốc vào cuộc chiến tranh. Tháng 9/1940, Nhật
vượt biên giới Việt – Trung vào miền Bắc Việt Nam, Pháp nhanh chóng đầu hàng và cấu
kết với Nhật để thống trị và bóc lột nhân dân Đơng Dương, làm cho nhân dân Đông
Dương phải chịu hai tầng áp bức. Nhật giữ nguyên bộ máy thống trị của Pháp để vơ vét
kinh tế, phục vụ cho chiến tranh, đàn áp cách mạng.

Tình hình trong nước: Về chính trị, đến năm 1940, Việt nam đặt dưới ách thống trị
của Nhật - Pháp. Nhật và tay sai ra sức tuyên truyền văn minh Nhật Bản, thuyết Đại Đông
Á, dọn đường cho việc hất cẳng Pháp sau này. Tháng 3 - 1945, Nhật đảo chính Pháp, nhân
dân Việt Nam sơi sục khí thế cách mạng, sẵn sàng khởi nghĩa.
22

Downloaded by Quang Quang ()


lOMoARcPSD|15978022

Về kinh tế, Đầu tháng 9-1939, Pháp thi hành chính sách Kinh tế chỉ huy: tăng thuế
cũ, đặt thêm thuế mới, sa thải công nhân, viên chức, giảm tiền lương, tăng giờ làm,... kiểm
soát gắt gao sản xuất, phân phối, ấn định giá cả. Phát xít Nhật ra sức cướp bóc ruộng đất
của nơng dân. Các cơng ty Nhật đầu tư vào các những ngành phục vụ cho quân sự.
Về xã hội, Chính sách bóc lột của Pháp – Nhật đẩy nhân dân ta tới chỗ cùng cực.
(Cuối năm 1944 – 1945 có tới 2 triệu đồng bào chết đói). Các giai cấp, tầng lớp ở nước ta,
trừ tay sai đế quốc, đại địa chủ và tư sản mại bản đều bị ảnh hưởng bởi các chính sách bóc
lột của Pháp – Nhật.
Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc xâm lược và tay sai phát triển
vơ cùng gay gắt. Nhiệm vụ giải phóng dân tộc được đặt ra cấp thiết.
3.1.2. Chủ trương chiến lược mới của Đảng
 Nội dung Hội nghị lần thứ sáu BCHTƯ Đảng (11-1939)
Trước những biến đổi nhanh chóng của tình hình thế giới và trong nước từ khi Chiến
tranh thế giới thứ hai nổ ra, ngày 6-11-1939, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng
lần thứ sáu được triệu tập tại Bà Điểm (Hóc Mơn, Gia Định), do Tổng Bí thư Nguyễn Văn
Cừ chủ trì. Hội nghị phân tích tính chất của Chiến tranh thế giới thứ hai, vị trí của Đơng
Dương trong cuộc chiến tranh, những chính sách của thực dân Pháp, thái độ của các giai
cấp xã hội và đề ra đường lối chính trị của cách mạng Đơng Dương, cũng như quyết định
thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương. Dựa vào các phân tích những

vấn đề cơ bản của cuộc chiến tranh đế quốc, chính sách của Liên Xơ đối với chiến tranh,
vị trí Đơng Dương trong cuộc chiến tranh, chính sách của chính quyền thực dân Pháp ở
Đơng Dương, vị trí, thái độ của các giai cấp xã hội, các đảng phái chính trị, vấn đề dân tộc
và phong trào dân tộc trong cuộc đấu tranh giải phóng Đơng Dương…, Hội nghị đề ra
đường lối đấu tranh vũ trang nhằm lật đổ chính quyền thực dân, phong kiến, thành lập
chính quyền cách mạng của Đông Dương.
Về vấn đề dân tộc, Hội nghị nêu rõ: “Vấn đề dân tộc ở Đông Dương phải xét theo
hai mặt: Một mặt là các dân tộc Đông Dương đồn kết thống nhất đánh đổ đế quốc Pháp
địi Đơng Dương hồn tồn độc lập và các dân tộc được quyền tự quyết, một mặt nữa là
các phong trào dân tộc giải phóng ở Đơng Dương phải liên lạc khăng khít với cách mệnh
23

Downloaded by Quang Quang ()


lOMoARcPSD|15978022

thế giới (là một bộ phận của cách mệnh vô sản thế giới) để đánh đổ kẻ thù chung là tư bản
đế quốc và xây dựng một thế giới không có dân tộc bị áp bức, khơng có ranh giới quốc gia
và chia rẽ dân tộc, nghĩa là thế giới cộng sản.
“…Khơng có một dân tộc nào có thể giải phóng riêng rẽ vì Đơng Dương ở dưới
quyền thống trị duy nhất của đế quốc Pháp về mặt chính trị, kinh tế và binh bị. Khơng thể
có một bộ phận nào thoát khỏi nền thống trị ấy mà chẳng liên quan đến cả toàn thể nền
thống trị của đế quốc Pháp. Sự liên hiệp các dân tộc Đông Dương không nhất thiết bắt
buộc các dân tộc phải thành lập một quốc gia duy nhất vì các dân tộc như Việt Nam, Miên,
Lào xưa nay vẫn có sự độc lập. Mỗi dân tộc có quyền giải quyết vận mệnh theo ý muốn
của mình, song sự tự quyết khơng nhất định là rời hẳn nhau ra”.
Về mục tiêu trực tiếp của Cách mạng Đơng Dương trong tình hình mới:
“Dưới đường sinh tồn của các dân tộc Đơng Dương khơng có con đường nào khác
hơn là con đường đánh đổ đế quốc Pháp, chống lại tất cả ách ngoại xâm vô luận da trắng

hay da vàng để tranh lấy giải phóng dân tộc. Đế quốc Pháp cịn, dân chúng Đơng Dương
chết, đế quốc Pháp chết, dân chúng Đơng Dương cịn" .
Về phương hướng chiến lược cách mạng: “…đứng trong tình thế khác ít nhiều với
tình thế 1930-1931, chiến lược cách mệnh tư sản dân quyền bây giờ cũng phải thay đổi ít
nhiều cho hợp với tình thế mới. Cách mệnh phản đế và điền địa là hai cái mấu chốt của
cách mệnh tư sản dân quyền. Không giải quyết được cách mệnh tư sản dân quyền, không
giải quyết được cách mệnh điền địa – cái ngun tắc chính ấy khơng bao giờ thay đổi
được, nhưng nó phải ứng dụng một cách khơn khéo thế nào mà để thực hiện được nhiệm
vụ chính cốt của cách mệnh là đánh đổ đế quốc. Hiện tình hình có thay đổi mới. Đế quốc
chiến tranh, khủng hoảng cùng với ách thống trị phát xít thuộc địa đã đưa vấn đề dân tộc
thành một vấn đề khẩn cấp rất quan trọng. Đám đông trung tiểu địa chủ và tư bản bổn xứ
cũng căm tức đế quốc. Đứng trên lập trường giải phóng dân tộc, lấy quyền lợi dân tộc làm
tối cao, tất cả mọi vấn đề của cuộc cách mệnh, cả vấn đề điền địa cũng phải nhằm vào cái
mục đích ấy mà giải quyết .
Về hình thức tiến hành đấu tranh, Nghi quyết viết: “Phải biết xoay tất cả phong trào
đấu tranh lẻ tẻ vào cuoậc đấu tranh chung, phản đối đế quốc chiến tranh, chống đế quốc
24

Downloaded by Quang Quang ()


lOMoARcPSD|15978022

Pháp và bè lũ, dự bị những điều kiện bước tới bạo động làm cách mệnh giải phóng dân
tộc.
Về mặt tổ chức, Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp Hành Trung ương Đảng quyết nghị
thành lập Mặt Trận Thống nhất phản đế Đơng Dương, trong đó “lực lượng chính của Cách
Mệnh là công nông”, “dưới quyền chỉ huy của vô sản giai cấp” [6;539-540]
Hội nghị đã đưa ra một cương lĩnh cụ thể của cơng cuộc cách mạng giải phóng dân
tộc, gồm 14 điểm:

1. Đánh đổ đế quốc Pháp, vua chúa bổn xứ và tất cả bọn phản động tay sai cho đế
quốc và phản bội dân tộc ta.
2. Đông Dương hoản toàn độc lập (thi hành quyền dân tộc tự quyết).
3. Lập Chính Phủ Liên bang Cộng hồ dân chủ Đông Dương.
4. Đánh đuổi hải, lục, không quân của đế quốc Pháp ra khỏi xứ, lập Quốc dân cách
mạng quân.
5. Quốc hữu hoá những nhà hàng, các cơ quan vận tải, giao thông, các binh xưởng,
các sản vật trên rừng, dưới biển và dưới đất.
6. Tịch kí và quốc hữu hố tất cả các xí nghiệp của tư bản ngoại quốc, bọn đế quốc
thực dân và tài sản của bọn phản bội dân tộc.
7. Tịch kí và quốc hữu hoá đất ruộng của đế quốc thực dân, cố đạo và bọn phản
bội dân tộc. Lấy đất của bọn phản bội, cố đạo, đất công điền, đất bỏ hoang chia cho quần
chúng nhân dân cày cấy.
8. Thi hành Luật lao động ngày 8 giờ, 7 giờ chia cho các hầm mỏ, luật xã hội bảo
hiểm hồn tồn, tiền hưu trí cho thợ, tìm cơng ăn việc làm cho thợ thất nghiệp, công việc
ngang nhau đồng lương ngang nhau.
9. Bỏ tất cả các khế ước cho vay đặt nợ. Lập nhà băng nơng phố và bình dân ngân
hàng.

25

Downloaded by Quang Quang ()


×