Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Hạnh phúc của một tang gia (sửa)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.48 KB, 5 trang )

HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA
VŨ TRỌNG PHỤNG
(Trích Số đỏ)

I. Giới thiệu chung
1. Tác giả
- Vũ Trọng Phụng (1912 – 1939) quê gốc của ông ở sinh ra ở Mỹ Hào, Hưng Yên
thế nhưng ông lớn lên cũng như là gắn bó với Hà Nội
- Bút danh: Thiên Hư
- Xuất thân trong một gia đình “nghèo gia truyền”,
- Là con người bình dị, khn phép, mẫu mực, nghiêm túc.
- Vũ Trọng Phụng được xem là ơng vua phóng sự đất Bắc, ông là một đại diện
tiêu biểu của văn học hiện thực Việt Nam giai đoạn 1930-1945.
- Trọng phụng không chỉ thành cơng ở thể loại phóng sự mà ơng cịn vơ cùng
thành cơng ở một thể loại nữa đó chính là tiểu thuyết, tiêu biểu là “Giơng tố” và
“Số đỏ”
- Nếu như coi “Giông tố” là một cuốn tiểu thuyết lớn thì “Số đỏ” lại là một tác
phẩm làm vẻ vang cho một nền văn học, “Số đỏ” đã dựng lại khung cảnh xã hội
trước cách mạng tháng tám, đó là một xã hội giả dối chạy theo cái phong trào âu
hóa lố lăng.
 Cuộc đời:
+ Mồ cơi cha từ nhỏ, cha ông mất khi ông chỉ vừa 7 tháng tuổi
+ Vũ Trọng Phụng chỉ học hết bậc tiểu học sau đó thì ơng nghỉ học đi làm để
kiếm sống, nhưng lại bị mất việc và Vũ Trọng Phụng phải chật vật kiếm sống
bằng nghề viết văn, viết báo.
+ Khoảng năm 1937-1938, Vũ Trọng Phụng mắc bệnh lao, nhưng khơng có
điều kiện để chạy chữa và qua đời tại Hà Nội ở tuổi 27.
 Vũ Trọng Phụng là một trong những nhà văn có cuộc đời nghèo khổ và bất
hạnh trong nền văn học Việt Nam
 Sự nghiệp văn học:
+ Ông để lại khối lượng tác phẩm đồ sộ, tiêu biểu như: “Giông tố”, “Số đỏ”,


“Vỡ đê”, “Kỹ nghệ lấy Tây”, “Cạm bẫy người”,...
+ Văn chương Vũ Trọng Phụng thể hiện thái độ căm phẫn đối với xã hội
đương thời đầy thối nát.
+ Ngồi được xem là ơng vua phóng sự và thành cơng trong mảng tiểu thuyết,
Vũ Trọng Phụng cịn có những tác phẩm ở những thể loại khác như kịch và dịch
thuật, truyện ngắn.
2. Tác phẩm
- Xuất xứ:


+ Cuốn tiểu thuyết “số đỏ” được bắt đầu đăng ở Hà Nội báo từ số 40 ngày
7/10/1936, được in thành sách năm 1938.
+ Nhân vật chính của “Số Đỏ” là Xuân - biệt danh là Xuân Tóc Đỏ, từ chỗ 1 kẻ
được coi là hạ lưu bỗng nhảy lên tầng lớp danh giá của xã hội nhờ trào lưu âu
hố của giới tiểu tư sản Hà Nội khi đó.
- Đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” thuộc chương XV của tác phẩm “Số
đỏ”
3. Bố cục
+ Phần 1: từ đầu đến “cho Tuyết vậy”
 Niềm vui và hạnh phúc của các thành viên khi cụ tổ qua đời
+ Phần 2: tiếp theo đến “đám cứ đi”
Cảnh đám ma gương mẫu
+ Phần 3: còn lại
 Cảnh hạ huyệt (giai đoạn cuối cùng của tang lễ, trước khi đưa xác của người
đã khuất xuống lịng đất).
4. Tóm tắt văn bản
Hạnh phúc của một tang gia xoay quanh câu chuyện của một người chết là cụ
Cố tổ đã ngoài 80 tuổi. Cái chết của cụ cố tổ khiến đại gia đình vơ cùng vui
sướng. Từ cụ cố Hồng, vợ chồng Văn Minh, ông Phán, cậu Tú Tân đến cô Tuyết
và một đám con cháu, ai ai cũng tỏ ra vui mừng. Cụ cố Hồng đã mơ màng đến

lúc được mặc bộ đồ xô gai, lụ khụ chống gậy, vừa ho khạc vừa khóc mếu để
thiên hạ phải chỉ trỏ: con giai lớn đã già đến thế kia à. Đám ma được cử hành
theo nghi thức hiện đại của xã hội thượng lưu. Có các nhà tài tử thi nhau chụp
ảnh như ở hội chợ. Người đi đưa tang ai cũng làm ra bộ mặt nghiêm chỉnh buồn
rầu nhưng lại đang bàn bạc đủ mọi chuyện trên đời: chuyện vợ con, nhà cửa,...
Trong cảnh hạ huyệt, cậu Tú Tân hướng dẫn mọi người chi tiết trong cách bố trí
chụp từng bức hình. Cụ cố Hồng ho khạc mếu máo và ngất đi. Cụ cố tỏ ra sự
đau xót nhưng tất cả chỉ là giả dối. Ơng Phán cố khóc to với những âm thanh lạ
nhưng bên cạnh đó lại lén đưa cho Xuân Tóc đỏ một giấy bạc năm đồng gấp làm
bốn.

II.Đọc - hiểu văn bản
1.Nguyên cớ khởi nguồn của niềm hạnh phúc:
- Cái chết của cụ cố Tổ (cha cụ cố Hồng, người đứng đầu cái gia đình “ Văn minh và âu
hoá”. là người duy nhất gây dựng danh tiếng cho gia đình)
- Cụ viết chúc thư để lại để phân chia tài sản khi cụ qua đời -> Niềm mong đợi của
đám con cháu, chúng nó ai cũng mong cụ chết
- “ Ba hôm sau, ông cụ già chết thật”


+ Ý nghĩa cái “chết thật” : Do lần trước cụ đã làm cho đám con cháu hụt hẫng,
thất vọng khi chúng toan hoá kiếp cụ bằng thứ “thuốc thánh” được trộn lẫn giữa chai
nước ruộng và vài cọng thài lài mà cụ khơng chết, trái lại cịn khoẻ hơn.
+ Lần này cụ chết thật cái chúc thư kia không cịn là cái lí thuyết viễn vơng nữa.
Đám con cháu của cụ cố Tổ sắp được chia nhau cái gia tài kếch xù mà cụ để lại.
=> Cái chết của cụ đã đem đến niềm vui khôn xiết cho đám con cháu đang chờ
chực để phân chia tài sản, là nguyên cớ khởi nguồn của niềm hạnh phúc trong văn bản.

2. Niềm hạnh phúc của những người trong đám tang
a) Niềm hạnh phúc của những người trong gia đình

- Niềm hạnh phúc chung:
+ “ Cái chết kia đã làm cho nhiều người sung sướng lắm” -> Cái chết của
cụ cố Tổ đã làm cho niềm hạnh phúc, phấn khởi bùng lên mạnh mẽ sau bao lần
hụt hẫng, chờ đợi. “ Ai ai cũng sung sướng thoả thích”
+ Tưng bừng, vui vẻ đưa giấy cáo phó, náo nức gọi phường kèn, tíu tít
th xe đám ma, ai ai trong gia đình cũng vui mừng phấn chấn -> Tạo cho đám
tang một khơng khí tưng bừng như chuẩn bị vào ngày hội lớn.
b) Niềm hạnh phúc riêng của từng người
- Cụ cố Hồng:
+ Bên trong: “Cụ cố Hồng đã nhắm nghiền mắt lại để mơ màng..một cây
gậy như thế,...”
⇒ Cụ vui mừng vì được trở thành người đứng đầu gia đình
+ Bên ngồi: Nhăn nhó, “thằng bồi tiêm đã đếm được đúng một nghìn tám
trăm bảy mươi hai câu gắt: “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!” của cụ cố Hồng”
- Ơng Văn Minh:
+ Bên trong: Vui vì “cái chúc thư kia sẽ vào thời kì thực hành chứ khơng
cịn là lí thuyết viễn vơng nữa (được chia gia sản)
+ Bên ngồi: Ơng phân vân, vị đầu rứt tóc, lúc nào mặt cũng đăm đăm,
chiêu chiêu...tang gia bối rồi


- Cậu Tú Tân:
+ Bên trong: Vui mừng vì được trổ tài chụp ảnh
+Bên ngồi: Điên người lên vì cậu đã chuẩn bị mấy cái máy ảnh mà chưa
được dùng đến
- Những người phụ nữ:
+ Bên trong: Vui mừng vì được mặc đồ sơ-gai tân thời-sản phẩm của Âu
Hóa.
+ Bên ngồi: La ó lên vì phái già chậm chạp
-


3. Cảnh đám ma gương mẫu:
“Thật là một đám ma to tát có thể làm cho người nằm trong quan tài phải
mỉm cười sung sướng, gật gù cái đầu.”
- Đám được tổ chức theo cả 3 lối ta, Tàu, Tây: một lối tổ chức xa hoa và
đầy kệch cỡm.
- Ba trăm câu đối, vài ba trăm người đi đưa
- Chụp ảnh thi nhau như ở hội chợ chứ không phải là không khí trang
nghiêm đau buồn của một đám tang
- Điệp khúc “đám cứ đi” + sự xuất hiện của Xuân: Càng tăng thêm phần giả
dối và kệch cỡm: Không chọn con đường ngắn nhất để đưa người chết về
nơi an nghỉ mà cố tình chọn những đường dài hơn để phơ trương thanh
thế, phô trương sự xa hoa của bản thân
- Đám đi đến đâu là huyên náo đến đấy, mọi người nhao lên -> đúng theo ý
muốn của cụ cố Hồng về một cái đám lớn, một cái đám bày vẽ xa xỉ dùng
để thể hiện với người khác chứ không phải để đưa tiễn người đã khuất.
+ Mọi người chú ý đến những mẫu trang phục Âu Hoá -> đúng như ý
ông Typn và bà Văn Minh.
- Trong vài ba trăm người đi đưa, phần lớn là phụ nữ, phần nhiều là tân thời
họ chim nhau, cười tình, bình phẩm, chê bai… -> một khơng khí hỗn
loạn, dung tục dưới cái vẻ mặt buồn rầu của người đi đám.


 Tác giả góp nhặt từng lời nói trong đám đông để khái quát về
một xã hội thối nát và bại hoại, vô đạo đức ẩn dưới cái vẻ
“thượng lưu danh giá”, con đẻ của chủ nghĩa thực dân.
* Cảnh hạ huyệt như một màn hài kịch bóc trần thói đạo đức giả tạo của đám
con cháu bất hiếu.
- Chi tiết:
+ Cụ cố Hồng mếu máo khóc ngất đi “Hứt, hứt, hứt”

+ Ông Phán mọc sừng dúi tiền vào tay Xuân tóc đỏ.
+ Cậu Tú Tân bắt bẻ từng người một như thế này thế kia để cậu chụp ảnh kỉ niệm
cảnh hạ huyệt.
Đám tang trở thành trò diễn bịp bợm, lố bịch và lố lăng, đồi bại.
Đó là một chi tiết trào phúng, thể hiện rõ sự giả dối của đám con cháu bất hiếu
tạo ý nghĩa phê phán sâu sắc cho tác phẩm.

III.Tổng kết
1.Giá trị nội dung
- Tác giả tố cáo xã hội nhố nhăng, suy tàn, thối nát. Miêu tả cái “đám cứ
đi”, nhà văn muốn phơi bày tất cả sự giả dối, bịp bợm, vô đạo đức của xã
hội thượng lưu. Từ đó nhà văn đả kích châm biếm sâu cay, thâm th
những thói xấu xa của xã hội đương thời.
2. Giá trị nghệ thuật
- Xây dựng những chi tiết mâu thuẫn trào phúng ấn tượng trong đoạn trích:
+ Cảnh đám ma được tổ chức rất đông rất to
+ Cảnh cậu Tú Tân bắt mọi người phải đóng kịch để chụp hình
+ Cảnh ơng Phán oặt người đi, khóc thảm thiết trên tay Xuân
- Nghệ thuật xây dựng và phát triển các tình huống
- Giọng văn mỉa mai, thủ pháp cường điệu, nói quá được sử dụng một cách linh
hoạt
- Ngòi bút miêu tả sắc sảo: Những nét riêng của từng nhân vật trong đoạn trích.



×