Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Đề tài tìm hiểu hệ thống thông tin kế toán và hoàn thiện các hoạt động kiểm soát trong chu trình chi phí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (856.68 KB, 40 trang )

MỤC LỤC
Mở đầu
1.Lý do chọn đề tài……………………………………………………………………… 4
2.Mục tiêu nghiên cứu đề tài………………………………………………………………4
3.Phạm vi nghiên cứu đề tài……………………………………………………………….4
Chương 1: Cơ sở lý luận
1.Tổng quan về hệ thống thông tin kế toán……………………………………………….5
1.1.Hệ thống thông tin kế toán………………………………………………………… 5
1.1.1.Khái niệm,đặc điểm hệ thống thông tin kế toán………………………………… 5
1.1.2.Phân loại hệ thống thông tin kế toán…………………………………………… 5
1.1.3.Chức năng hệ thống thông tin kế toán…………………………………………….6
1.1.4.Công cụ kỹ thuật mô tả hệ thống………………………………………………….6
1.1.4.1.Sơ đồ dòng dữ liệu…………………………………………………………….6
1.1.4.2.Lưu đồ lưu chuyển chứng từ………………………………………………… 7
1.2.Kiểm soát hệ thống thông tin kế toán……………………………………………….8
1.2.1.Môi trường kiểm soát…………………………………………………………….8
1.2.2.Đánh giá rủi ro……………………………………………………………………9
1.2.3.Các hoạt động kiểm soát…………………………………………………………9
1.2.3.1.Kiểm soát chung…………………………………………………………… 9
1.2.3.2.Kiểm soát ứng dụng…………………………………………………………10
1.3.Các hoạt động kiểm soát nội bộ……………………………………………………10
1.3.1.Phân chia trách nhiệm theo nguyên tắc bất kiêm nhiệm………………………10
1.3.2.Kiểm soát quá tình xử lý thông tin và nghiệp vụ……………………………….10
1.3.2.1.Ủy quyền và xét duyệt………………………………………………………10
1
1.3.2.2.Kiểm soát thu thập dữ liệu………………………………………………….10
1.3.2.3.Kiểm soát xử lý dữ liệu…………………………………………………… 11
1.3.2.4.Kiểm soát sổ sách báo cáo………………………………………………….11
1.3.2.4.Kiểm soát quá trình xử lý thông tin…………………………………………11
1.3.3.Kiểm tra độc lập…………………………………………………………………11
1.3.4.Phân tích rà soát…………………………………………………………………11


1.4.Giới thiệu chung về các chu trình kế toán………………………………………….12
2.Tổng quan về kế toán bảo hiểm……………………………………………………….13
2.1.Đặc điểm hợp đồng bảo hiểm và hoạt động kinh doanh bảo hiểm…………………13
2.1.1.Đặc điểm hợp đồng bảo hiểm………………………………………………… 13
2.1.2.Đặc điểm của hợp đồng kinh doanh bảo hiểm…………………………………14
2.2.Đặc điểm chi phí,doanh thu và dự phòng nghiệp vụ………………………………15
2.2.1.Đặc điểm chi phí kinh doanh bảo hiểm……………………………………… 15
2.2.2.Đặc điểm doanh thu và xác định kết quả kinh doanh………………………….16
2.2.3.Đặc điểm dự phòng nghiệp vụ………………………………………………… 17
Chương 2: Giới thiệu chung về công ty cổ phần bảo hiểm hàng không và chi nhánh
Nghệ An.
1.Giới thiệu chung về công ty bảo hiểm hàng không………………………………… 19
1.1.Chức năng hoạt động………………………………………………………………19
1.2.Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động của tổng công ty VNI……………………20
1.2.1.Cơ cấu tổ chức………………………………………………………………….20
1.2.2.Mạng lưới hoạt động……………………………………………………………20
2.Hiện trạng tổ chức của chi nhánh Nghệ An……………………………………………21
2.1.Phạm vi hoạt động…………………………………………………………………21
2
2.2.Các loại hình bảo hiểm chủ yếu……………………………………………………21
2.3.Hiện trạng tổ chức các phòng ban………………………………………………….22
2.3.1.Phòng kế toán………………………………………………………………… 22
2.3.2.Phòng phi hàng hải…………………………………………………………… 22
2.3.3.Phòng tài sản kỹ thuật hàng hải……………………………………………… 22
2.3.4.Phòng giám định bồi thường……………………………………………………22
Chương 3: Phân tích chu trình chi phí bảo hiểm.
1.Quyết định và nhu cầu thông tin……………………………………………………….23
2.Các hoạt động chính trong chu trình bồi thường bảo hiểm……………………………23
2.1.Tiếp nhận thông tin tổn thất……………………………………………………… 23
2.2.Giám định hiện trường,hướng dẫn và thu thập hồ sơ………………………………24

2.3.Kiểm tra và tính toán bồi thường………………………………………………… 24
2.4.Kết thúc,đóng hồ sơ,thanh toán tiền bồi thường bảo hiểm……………………… 24
3.Sơ đồ dòng dữ liệu (DFD-0) của chu trình bồi thường bảo hiểm…………………….25
4.Các chứng từ và báo cáo liên quan………………………………………………… 25
4.1.Mô tả các chứng từ liên quan…………………………………………………… 25
4.2.Mô tả báo cáo và sổ sách liên quan……………………………………………… 27
5.Phân tích quá trình luân chuyển chứng từ được mô tả bằng lưu đồ………………… 28
6.Nhận xét,đánh giá rủi ro và đề xuất những biện pháp kiểm soát nội bộ…………… 30
6.1.Việc phân chia trách nhiệm và quy trình thực hiện theo từng trách nhiệm……… 30
6.2.Quá trình luân chuyển thông tin và kiểm soát truy cập……………………………33
7.Lưu đồ lưu chuyển chứng từ đề nghị………………………………………………… 36
MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài.
3
Kinh doanh bảo hiểm là một nghành dễ sinh lãi nhưng cũng tương đối nhiều rủi ro.Rủi ro
có thể đến từ nhiều phía như gian lận của chủ hợp đồng bảo hiểm,gian lận của người
trung gian bảo hiểm ( môi giới bảo hiểm hoặc đại lý ) hoặc gian lận ngay chính bên trong
nội bộ của công ty.Nó làm ảnh hưởng đến chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm và uy tín
của doanh nghiệp.Vì vậy ngoài việc cố gắng đạt doanh thu cao thì thiết nghĩ các doanh
nghiệp bảo hiểm nên cần chú trọng hơn đến các hoạt động kiểm soát trong các chu trình
nghiệp vụ của công ty.Việc xây dựng các hệ thống thông tin trong doanh nghiệp bảo
hiểm giúp doanh nghiệp chuyên môn hóa sâu hơn trong các nghiệp vụ.
Hệ thống thông tin kế toán là một trong những hệ thống thông tin không thể thiếu trong
bất kỳ doanh nghiệp nào.Nó cung cấp các thông tin cần thiết cho việc ra quyết định của
nhà lãnh đạo cùng với những hoạt đông kiểm soát để tránh những rủi ro làm cho mục tiêu
của tổ chức không đạt được.Trong hệ thống thông tin kế toán bảo hiểm có nhiều chu trình
như: chu trình doanh thu,chu trình chi phí,chu trình nhân sự,…Và chu trình chi phí chính
trong doanh nghiệp bảo hiểm chính là chu trình bồi thường bảo hiểm.Đây là nghiệp vụ
chính của công ty bảo hiểm nhưng nó vấn đang còn tồn tại những mặt hạn chế về mặt
kiểm soát.

Từ những lý do trên, em đã chọn đề tài "Tìm hiểu hệ thống thông tin kế toán và hoàn
thiện các hoạt dộng kiểm soát trong chu trình chi phí của công ty cổ phần bảo hiểm
hàng không chi nhánh Nghệ An" làm báo cáo thực tập.
2.Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
Tìm hiểu về hệ thống thông tin kế toán và các hoạt động kiểm soát của công ty.Phân tích
chu trình bồi thường bảo hiểm,đưa ra nhận xét về các nghiệp vụ xử lý và đề xuất biện
pháp kiểm soát làm giảm gian lận và tránh những rủi ro có thể xảy ra trong chu trình này.
3.Phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Để tìm hiểu toàn bộ hệ thống thông tin kế toán của công ty thì cần tìm hiểu về các chu
trình doanh thu,chu trình tài chính,chu trình nhân sự, Nhưng ở phạm vi của một báo cáo
thực tập thì đề tài chỉ dừng ở việc phân tích chu trình bồi thường bảo hiểm và đưa ra các
biện pháp kiểm soát.

Chương 1: Cơ sở lý luận
1.Tổng quan về hệ thống thông tin kế toán.
1.1.Hệ thống thông tin kế toán.
4
1.1.1.Khái niệm,đặc điểm hệ thống thông tin kế toán.
a.Khái niệm: Hệ thống thông tin kế toán(Accounting Information system-AIS) là hệ
thống thu thập,ghi chép,bảo quản và xử lý dữ liệu nhằm cung cấp cho người sử dụng.

Hình 1-Mô tả hệ thống thông tin kế toán.
b.Đặc điểm của hệ thống thông tin kế toán:
• Mục tiêu: Cung cấp thông tin tài chính cho bên ngoài doanh nghiệp và nội bộ
doanh nghiệp.
• Cấu trúc: bao gồm nhiều hệ thống xử lý ứng dụng(mua hàng,bán hàng,sản
xuất,tài chính),thiết bị,con người,môi trường(luật pháp,đặc điểm của hoạt động
kinh doanh,kỹ thuật thiết bị).
• Thông tin đầu vào: Dữ liệu hoạt động kinh tế phát sinh như các chứng từ.
• Thông tin đầu ra: Các báo cáo tài chính.

1.1.2.Phân loại hệ thống thông tin kế toán.
a.Theo mục tiêu và đối tượng sử dụng:
• Hệ thống thông tin kế toán tài chính: Cung cấp thông tin tài chính bên ngoài
doanh nghiệp theo luật định.
• Hệ thống thông tin kế toán quản trị: Cung cấp thông tin bên trong doanh
nghiệp theo yêu cầu quản lý của ban quản lý.
b.Theo phương thức xử lý:
• Hệ thống thông tin kế toán thủ công.
• Hệ thống thông tin kế toán dựa trên máy tính.
• Hệ thống thông tin kế toán thủ công.
5
1.1.3.Chức năng hệ thống thông tin kế toán.
• Thu thập và lưu trữ dữ liệu về hoạt động kinh doanh.
• Cung cấp thông tin cho người sử dụng bên trong và ngoài doanh nghiệp.
• Hỗ trợ thực hiện và quản lý các hoạt động phát sinh.
• Hỗ trợ ra quyết định quản trị.
• Hoạch định và kiểm soát.
• Thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ.
1.1.4.Công cụ kỹ thuật mô tả hệ thống:
Ý nghĩa của các công cụ mô tả hệ thống nhằm xác định cách thức làm việc của hệ
thống.Xác định các điểm mạnh,điểm yếu của hệ thống kiểm soát nội bộ và đề nghị cải
tiến hỗ trợ trong quá trình phát triển hệ thống mới.Có rất nhiều công cụ để mô tả hệ thống
như: sơ đồ dòng dữ liệu(Data flow Diagram-DFD),lưu đồ(Flowchart-hệ thống,chứng
từ),sơ đồ GANTT,…Tuy nhiên trong khuôn khổ báo cáo sẽ sử dụng công cụ mô tả là lưu
đồ và sơ đồ dòng dữ liệu.
1.1.4.1.Sơ đồ dòng dữ liệu.
a.Khái niệm: Dòng dữ liệu (DFD) là hình vẽ mô tả quá trình luân chuyển dữ liệu,thông
tin trong 1 hệ thống.DFD được dùng nhiều nhất trong việc lập kế hoạch thiết kế một hệ
thống mới.
b.Biểu tượng dùng trong sơ đồ dòng dữ liệu.

Biểu tượng Tên Giải thích
Nguồn và
đích
dữ liệu
Con người và tổ chức gửi dữ liệu đến và nhận dữ liệu từ
hệ thống được trình bày bởi một hộp hình vuông.
Dòng dữ
liệu
Dòng dữ liệu vào và ra của một xử lý được trình bày bởi
đường mũi tên thẳng hay cong
Quá trình Quá trình xử lý dữ liệu.
6
xử lý
Bảo quản
dữ liệu
Nơi bảo quản dữ liệu
1.1.4.2.Lưu đồ:
a.Khái niệm: Lưu là một sơ đồ bằng các biểu tượng hay hình vẽ,mô tả trình tự xử lý,trình
tự vận hành của hệ thống.Lưu đồ là một trong những công cụ được sử dụng trong quá
trình phát triển hệ thống.
b.Biểu tượng dùng trong lưu đồ:
Biểu tượng Chú thích Biểu tượng Chú thích
Chứng từ 1 liên Xử lý thủ công
(bằng tay)
Chứng từ nhiều
liên
Xử lý tự động
(bằng máy)
Tập tin (lưu trên
máy)

Tập tin (lưu trên
đĩa từ)
Nhập liệu Thực thể (đối
tượng) ngoài hệ
thống
Hiển thị trên màn
hình (ví dụ như
hiển thị doanh thu
sản phẩm X)
Lưu trữ thủ công
(có thể lưu theo số
hoặc ký hiệu chữ
cái)
Ghi thẻ,ghi sổ Điểm nối khác
7
(thời
gian,kho,TSCĐ)
trang ( trang 2 với
trang 1)
Điểm nối trong
trang
Dòng luân chuyển
chứng từ
Lời chú thích
1.2.Kiểm soát hệ thống thông tin kế toán.
Một hệ thống thông tin kế toán (AIS) được thiết kế tốt nhằm cung cấp kiểm soát đầy đủ
để đạt các mục tiêu sau:
 Toàn bộ nghiệp vụ được ủy quyền đúng đắn.
 Chỉ ghi chép các nghiệp vụ thực sự xảy ra và cần được ghi chính xác.
 Tài sản và thông tin được bảo vệ an toàn.

 Cung cấp thông tin hữu ích để giúp hoạt động kinh doanh được thực hiện hiệu
năng và hiệu quả.
 Kiểm soát hoạt động xử lý của hệ thống thông tin.
1.2.1.Môi trường kiểm soát:
Môi trường kiểm soát là những tình huống,sự kiện bao quanh một hệ thống kế toán và là
nền tảng ảnh hưởng đến các yếu tố khác của hệ thống kiểm soát nội bộ.Các nhân tố ảnh
hưởng đến môi trường kiểm soát bao gồm:
 Triết lý quản lý và phong cách hoạt động.
 Cơ cấu tổ chức.
 Phương pháp ủy quyền.
 Khả năng của đội ngũ nhân viên.
 Chính sách nguồn nhân lực.
 Sự trung thực và các giá trị đạo đức.
 Hội đồng quản trị và ban kiểm soát.
1.2.2.Đánh giá rủi ro.
8
Rủi ro là những vấn đề làm mục tiêu không đạt được.Đánh giá rủi ro là việc nhận dạng và
phân tích tầm cỡ,khả năng xảy ra rủi ro đe dọa các mục tiêu của mình.Rủi ro xuất hiện do
nhiều nguyên nhân như: do thảm họa chính trị hoặc tự nhiên,do sai sót bất cẩn của con
người do huấn luyện chưa tốt,do gian lận,…
1.2.3.Các hoạt động kiểm soát.
1.2.3.1.Kiểm soát chung: là các hoạt động kiểm soát được thiết kế và thực hiện
nhằm đảm bảo môi trương kiểm soát của tổ chức được ổn định,vững mạnh làm gia tăng
hiệu quả của kiểm soát ứng dụng.Nó ảnh hưởng đến tất cả các chương trình ứng
dụng,giảm gian lận hoặc sai sót trong toàn bộ hệ thống.Các hoạt đông kiểm soát chung
gồm có:
• Kiểm soát an ninh hệ thống.
• Kiểm soát chương trình phát triển hệ thống mới.
• Tổ chức hệ thống xử lý thông tin.
• Kiểm soát thiết bị.

• Kiểm soát phần mềm xử lý.
• Kiểm soát lưu trữ dữ liệu.
• Kiểm soát truy cập.
• Kiểm soát truyền thông dữ liệu.
• Lập kế hoạch dự phòng tai họa xảy ra.
1.2.3.2.Kiểm soát ứng dụng: là các hoạt động kiểm soát được thiết kế và thực hiện
để ngăn ngừa,phát hiện và sửa chữa sai sót,gian lận trong quá trình xử lý nghiệp vụ của
một chương trình xử lý.Bao gồm:
• Kiểm soát nhập liệu.
• Kiếm soát xử lý dữ liệu.
• Kiểm soát kết quả xử lý.
1.3.Các hoạt động kiểm soát nội bộ.
1.3.1.Phân chia trách nhiệm theo nguyên tắc bất kiêm nhiệm.
9
Không để một cá nhân nắm tất cả các chức năng của một nghiệp vụ: ủy quyền,bảo quản
tài sản và ghi chép,giữ sổ sách kế toán.Không cho phép kiêm nhiệm giữa một số bước
công việc (khâu công việc) trong 1 chức năng.
1.3.2.Kiểm soát quá trình xử lý thông tin và nghiệp vụ.
1.3.2.1.Ủy quyền và xét duyệt.
Ủy quyền là trao quyền cho một cá nhân hoặc một bộ phận thực hiện nghiệp vụ,đưa ra
quyết định.Việc ủy quyền xét duyệt nên bằng văn bản.
-Ủy quyền chung bằng chính sách là đưa ra những chính sách chung bao gồm các điều
kiện cho phép thực hiện nghiệp vụ.
-Xét duyệt cụ thể (Ủy quyền từng trường hợp cụ thể) là xét duyệt từng trường hợp cụ
thể,không có chính sách chung.
1.3.2.2.Kiểm soát thu thập dữ liệu.
Mục tiêu kiểm soát thu thập dữ liệu là các hoạt động kinh doanh phải được xét duyệt,có
thực,đầy đủ,chính xác và đúng kỳ hạn.Dữ liệu cần thu thập là hai loại chứng từ: chứng từ
mệnh lệnh và chứng từ thực hiện được ủy quyền chung bằng chính sách.Nội dung dữ liệu
cần thu thập là nội dung nghiệp vụ kinh doanh,giá trị ảnh hưởng,ai thực hiện,thường ảnh

hưởng tới nguồn lực nào,ở địa điểm hoặc thời gian nào.
Kiểm soát chứng từ:
-Chức năng chứng từ: ghi nhận mệnh lệnh,hoạt động,truyền thông ( tức là quá trình luân
chuyển chứng từ),kiểm soát xem có thực hiện đúng mệnh lệnh hay không.
-Có hai loại chứng từ là chứng từ mệnh lệnh và chứng từ thực hiện.Tất cả mọi nghiệp vụ
đều lập chứng từ,lập chứng từ tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.Chứng từ phải được thiết
kế đầy đủ,đơn giản,rõ ràng,phải được đánh số trước,liên tục.Chứng từ phải có các số hiệu
tham chiếu,có các chữ ký ủy quyền,xét duyệt…
1.3.2.3.Kiểm soát xử lý dữ liệu.
Kiểm soát theo trình tự hoạt động kinh tế,kiểm soát đối chiếu dữ liệu trong xử lý.Việc
xét duyệt ủy quyền thì kiểm tra chữ ký,việc dữ liệu phải có thực thì kiểm tra đối chiếu
chứng từ mệnh lệnh và nghiệp vụ liên quan như hợp đồng,phiếu xuất kho,đối chiếu các
tập tin dữ liệu với nhau….
1.3.2.4.Kiểm soát sổ sách báo cáo.
10
Sổ sách lưu trữ hoạt động đảm bảo ghi chép chính xác,đầy đủ.Ghi chép dựa trên chứng
từ,thiết kế mẫu đầy đủ,rõ ràng để lại dấu vết kiểm toán.Báo cáo cần cung cấp chính
xác,kịp thời các thông tin phù hợp.
1.3.2.5.Kiểm soát quá trình xử lý thông tin.
• Kiểm soát thu thập dữ liệu
• Kiểm soát việc nhập liệu đưa dữ liệu vào hệ thống.
• Kiểm soát quá trình tính toán,tổng hợp dữ liệu.
• Kiểm soát quá trình truyền thông kết quả xử lý.
• Kiểm soát quá trình lưu trữ dữ liệu,thông tin.

1.3.3.Bảo vệ tài sản và thông tin.
Phân chia trách nhiệm đầy đủ theo nguyên tắc bất kiêm nhiệm.Hạn chế tiếp cận tài sản
(thâm nhập về mặt vật lý),thông tin thì hạn chế truy quyền.Kiểm soát tiếp cận thông tin
về mặt thiết bị lưu trữ,thiết bị xử lý thông tin,dữ liệu truy cập…
1.3.4.Kiểm tra độc lập.

Hoạt động kiểm tra có tính quan sát,được thực hiện bởi người khác không thực hiện
nghiệp vụ để nâng cao tính khách quan.Thường kiểm tra trước và sau khi nghiệp vụ diễn
ra.Phương pháp thực hiện:
• Đối chiếu 2 nguồn ghi chép độc lập.
• Đối chiếu thực tế và sổ sách.
• Kiểm tra ghi chép.
• Kiểm tra toàn bộ chứng từ,quá trình xử lý.
• Dùng dữ liệu sự kiện trước kiểm soát sự kiện sau.
1.3.5.Phân tích rà soát.
Mục đích để phát hiện các biến động bất thường,xác định nguyên nhân và xử lý kịp
thời.Phương pháp đối chiếu định kỳ tổng hợp và chi tiết,thực tế và kế hoạch,kỳ này và kỳ
trước,sử dụng các chỉ số.
11
1.4.Giới thiệu chung về các chu trình nghiệp vụ kế toán.
Nghiệp vụ kinh tế là những sự kiện hoặc sự việc diễn ra trong hoạt động kinh doanh mà
nó làm thay đổi tình hình tài chính hoặc số lãi lỗ thu về.Các nghiệp vụ kinh tế được ghi
lại trong Sổ nhật ký và sau đó được chuyển vào Sổ cái.
Một chu trình nghiệp vụ được hiểu là lưu lượng các hoạt động lặp đi lặp lại của một
doanh nghiệp đang hoạt động.Mặc dù không có hai tổ chức doanh nghiệp giống nhau
hoàn toàn nhưng đa phần các tổ chức đều có những hoạt động kinh tế cơ bản như
nhau.Các hoạt động này sẽ phát sinh các nghiệp vụ và chúng có thể được xếp vào năm
nhóm chu trình nghiệp vụ điển hình của hoạt động sản xuất kinh doanh như sau:

12
Các giao
dịch
Chu
trình
doanh
thu

Chu
trình
chi
phí
Chu
trình
chuyể
n đổi
Chu
trình
nhân
sự
Chu
trình
tài
chính
Các sự kiện
kinh tế
Báo cáo tài
chính
Hệ thống
báo cáo

Ý nghĩa của việc tiếp cận kế toán theo chu trình:
 Nhấn mạnh tính liên tục của hoạt động kinh doanh và xử lý kế toán.
 Chỉ ra rằng mối liên hệ quan trọng giữa các sự kiện: giữa các sự kiện khác
chu trình,giữa các sự kiện trong chu trình.
 Dễ dàng phân tích,thiết kế hệ thống kế toán xử lý theo nghiệp vụ.
2.Tổng quan về kế toán bảo hiểm.
2.1.Đặc điểm hợp đồng bảo hiểm và hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

2.1.1.Đặc điểm hợp đồng bảo hiểm.
Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo
hiểm.Đặc trưng cơ bản của hợp đồng bảo hiểm:
-Bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm trước khi xảy ra
các sự kiện được bảo hiểm,doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường hoặc chi trả tiền bảo
hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm đã quy định trong hợp đồng.
-Hợp đồng bảo hiểm được thiết lập để bảo hiểm cho cá sự kiện không chắc chắn,doanh
nghiệp bảo hiểm có thể sẽ phải trả tiền nếu rủi ro xảy ra khi hợp đồng còn hiệu lực và
không phải chi trả tiền nếu rủi ro không xảy ra.Bên mua bảo hiểm thường phải đóng phí
bảo hiểm ngay khi ký kết hợp đồng còn doanh nghiệp bảo hiểm chỉ thực hiện chi trả tiền
khi xảy ra rủi ro.Do đó chu trình kinh doanh bảo hiểm là doanh nghiệp bảo hiểm phải thu
tiền trước,chi trả sau và được gọi là chu trình kinh doanh đảo ngược.
-Hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản và bằng chứng giao kết của hợp đồng
bảo hiểm là giấy chứng nhận bảo hiểm (ví dụ như: giấy chứng nhận bảo hiểm ôtô,xe
máy,bảo hiểm học sinh,…),đơn bảo hiểm,điện báo,telex,fax,văn bản (với những hợp
đồng bảo hiểm lớn như bảo hiểm xây dựng, )và các hình thức khác theo quy định.Theo
thời hạn,hợp đồng BH có 2 loại:Hợp đồng ngắn hạn và hợp đồng dài hạn.Thời hạn của
hợp đồng chi phối nguyên tắc xác định doanh thu,chi phí,nợ phải trả,nguồn vốn nhàn rỗi
của từng hợp đồng BH.
2.1.2.Đặc điểm của hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
13
Thứ nhất,kinh doanh bảo hiểm là một nghành dịch vụ.
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm(DNBH) chủ yếu có 2 loại: kinh doanh
BH và đầu tư,trong đó kinh doanh bảo hiểm bao gồm 3 loại hoạt động là BH gốc,nhận tái
BH và nhượng tái BH.
 Kinh doanh bảo hiểm gốc:là việc doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ BH trực tiếp
cho các tổ chức,cá nhân tham gia bảo hiểm.
 Kinh doanh nhận tái bảo hiểm: là việc doanh nghiệp bảo hiểm,doanh nghiệp tái bảo
hiểm nhận một phần hay toàn bộ rủi ro của doanh nghiệp bảo hiểm khác.
 Kinh doanh nhượng tái bảo hiểm: là việc doanh nghiệp bảo hiểm,doanh nghiệp tái

bảo hiểm chuyển một phần hay toàn bộ rủi ro đã nhận bảo hiểm cho doanh nghiệp
bảo hiểm khác.
Cụ thể,sau khi ký hợp đồng trực tiếp với bên mua BH, DNBH gốc có thể phải ký hợp
đồng tái BH,chuyển một phần trách nhiệm đã nhận BH và phí BH cho các doanh nghiệp
nhận tái bảo hiểm.Khi có tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm,doanh nghiệp nhận tái bảo
hiểm sẽ bồi thường lại cho DNBH gốc một phần tổn thất tương ứng với phần trách nhiệm
đã nhận.Do nhu cầu bảo hiểm đa dạng với những đối tượng bảo hiểm có giá trị lớn,thậm
chí không xác định trước được giá trị thiệt hại tối đa có thể,trong khi đó khả năng tài
chính của từng doanh nghiệp bảo hiểm dù mạnh đến mấy cũng bị khống chế ở mức độ
nhất định và khó co giãn trước nhu cầu rất khác nhau đó.Từng doanh nghiệp bảo hiểm
hoạt động đơn độc khó có thể đáp ứng được những gì vượt quá khả năng tài chính cho
phép.Do đó tái bảo hiểm và nhượng tái bảo hiểm là những nghiệp vụ không thể thiếu
trong kinh doanh bảo hiểm và các doanh nghiệp bảo hiểm phải phói hợp hoạt động để
thỏa mãn tối đa nhu cầu bảo hiểm của xã hội.
Hoạt động bảo hiểm ngày càng được phát triển mạnh mẽ và được triển khai rộng khắp
trên tất cả mọi lĩnh vực,ngay từng lĩnh vực lại có nhiều nghiệp vụ,sản phẩm BH khác
nhau.Đặc điểm chi phối này có tính chất quyết định đến toàn bộ công tác kế toán BH.Cụ
thể doanh thu,chi phí và xác định kết quả kinh doanh bảo hiểm phải hạch toán chi tiết
theo từng hoạt động:BH gốc,nhận tái BH,tái BH,trong từng hoạt động lại phải hạch toán
chi tiết theo từng nghiệp vụ,sản phẩm BH.
Thứ hai,Chu trình hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
Chu trình kinh doanh hoạt động kinh doanh bảo hiểm ngược với chu trình sản xuất thông
thường,trong đó doanh nghiệp BH bán “Lời cam kết”,phí bảo hiểm được thu trước và chi
bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm được thực hiện sau khi xảy ra sự kiện BH.Đặc điểm
14
này tạo ra một khối lượng tiền nhàn rỗi trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp
bảo hiểm từ khi thu phí cho đến khi trả tiền BH hoặc bồi thường BH.Do vậy doanh
nghiệp BH trở thành nhà đầu tư lớn,quan trọng của nền kinh tế quốc dân.
2.2.Đặc điểm chi phí,doanh thu và dự phòng nghiệp vụ.
2.2.1.Đặc điểm chi phí kinh doanh bảo hiểm.

Chi phí trực tiếp kinh doanh BH:
-Chi phí bồi thường (trong BH phi nhân thọ) hoặc trả tiền BH (trong BH nhân thọ) khi
xảy ra sự kiện BH.Chi phí bồi thường có 2 loại:
Chi phí bồi thương gốc: là số tiền mà DNBH chi trả trực tiếp cho người được BH
hoặc người thụ hưởng BH khi xảy ra trách nhiệm thuộc phạm vi trách nhiệm của các hợp
đồng BH gốc.
Chi bồi thường nhận tái BH: là số tiền mà DNBH phải trả cho DN nhượng tái BH khi
xảy ra tổn thất thuộc trách nhiệm nhận tái.
-Chi hoa hồng: là khoản chi phí phát sinh trong quá trình khai thác giành dịch vụ BH mà
doanh nghiệp phải trả cho các trung gian BH hoặc DN nhượng tái BH khi nhận được dịch
vụ BH.Chi hoa hồng có 2 loại:
Chi hoa hồng BH gốc: là khoản tiền mà DNBH trả cho các đại lý,môi giới BH khi
các trung gian này mang lại các hợp đồng BH cho DNBH.
Chi hoa hồng nhận tái BH: là khoản tiền mà DNBH trả cho DN nhượng tái BH khi
DN này chuyển nhượng dịch vụ cho DNBH.
Khác với các hoạt động kinh doanh khác,chi hoa hồng được hạch toán vào chi phí trực
tiếp KDBH mà không hạch toán vào chi phí bán hàng.
-Dự phòng nghiệp vụ: là các khoản trích lập dự phòng nghiệp vụ theo quy định được tính
vào chi phí trực tiếp KDBH vào cuối năm tài chính.
-Chi phí giám định tổn thất: Là khoản tiền chi ra để thực hiện việc giám định các tổn thất
thuộc trách nhiệm BH.
- Chi đánh giá rủi ro của các đối tượng BH: Là các khoản chi cho công việc thu thập
thông tin, điều tra và thẩm định về đối tượng BH trước khi DNBH ký kết hợp đồng và
trong quá trình thực hiện hợp đồng BH.
15
- Chi đòi người thứ ba: Là khoản tiền mà DNBH chi ra để yêu cầu những người gây thiệt
hại cho đối tượng BH mà theo quy định DNBH được thế quyền NĐBH để đòi bồi
thường.
- Chi xử lý hàng bồi thường 100%: Là khoản chi cho việc bán, thanh lý những đối tượng
BH tổn thất toàn bộ đã được bồi thường và DNBH được quyền thu hồi .

- Chi đề phòng, hạn chế rủi ro, tổn thất: Là khoản chi cho việc tổ chức các biện pháp
phòng ngừa rủi ro và hạn chế tổn thất cho các đối tượng BH được DNBH bảo đảm theo
các hợp đồng.
- Các khoản chi phí khác.
Các khoản ghi giảm chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm:
Trong hoạt động KDBH gốc, khi xảy ra tai nạn, tổn thất, DNBH phải giám định, giải
quyết và chi trả bồi thường cho NĐBH theo hợp đồng, sau đó mới thu bồi thường phần
trách nhiệm của nhà nhận tái BH, thu đòi người thứ ba và thu hàng đã xử lý bồi thường
100%. Vì vậy, các khoản trên được ghi giảm chi phí để xác định chi bồi thường thuần của
hoạt động KDBH gốc.

2.2.2.Đặc điểm doanh thu và xác định kết quả kinh doanh.
Doanh thu hoạt động KDBH bao gồm các khoản:
- Doanh thu phí BH có 2 loại: Doanh thu phí BH gốc và phí nhận tái BH;
- Doanh thu về hoa hồng nhượng tái BH;
- Doanh thu từ các dịch vụ đại lý giám định tổn thất, đại lý xét giải quyết bồi thường và
yêu cầu người thứ 3 bồi hoàn, đại lý xử lý hàng bồi thường 100%.
Các khoản điều chỉnh giảm doanh thu hoạt động KDBH có 3 loại:
-Phí chuyển nhượng tái BH cho các DN nhận tái BH.
-Các khoản hoàn phí BH gốc, phí nhận tái BH, hoặc hoàn hoa hồng nhượng tái BH do
thay đổi hợp đồng.
- Các khoản giảm phí BH gốc, phí nhận tái BH, hoặc giảm hoa hồng nhượng tái BH do
không xảy ra tai nạn, tổn thất theo hợp đồng cam kết.
Doanh thu hoạt động tài chính: gồm các tiền lãi, cổ tức và lợi nhuậnđược chia và các
khoản khác liên quan đến hoạt động tài chính.
Đặc điểm về xác định kết quả kinh doanh: Do đặc thù của KDBH, DNBH chỉ xác định
kết quả kinh doanh vào cuối năm tài chính.
2.2.3 Đặc điểm dự phòng nghiệp vụ.
Dự phòng nghiệp vụ BH là một trong các yếu tố quan trọng nhất đối với sự tồn tại của
DNBH. Đó là khoản tiền mà DNBH bắt buộc phải trích lập nhằm mục đích thanh toán

16
cho những trách nhiệm BH được xác định trước và phát sinh từ hợp đồng BH được giao
kết. Tính chất bắt buộc của việc trích lập dự phòng BH được bắt nguồn từ 2 phương diện:
kỹ thuật nghiệp vụ BH và luật pháp.
Từ phương diện kỹ thuật nghiệp vụ: Trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm (KDBH), năm
nghiệp vụ và năm tài chính về cơ bản không trùng nhau. Năm tài chính của DNBH
thường bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 mỗi năm dương lịch.Thời hạn
BH khác nhau tuỳ theo từng loại nghiệp vụ BH nên trách nhiệm của DNBH phát sinh
trong năm tài chính này nhưng lại giải quyết vào năm tài chính sau. Để thực hiện các cam
kết với bên mua BH là thanh toán các trách nhiệm được xác định trước và phát sinh từ
hợp đồng BH đã ký kết, DNBH phải trích lập các loại dự phòng nghiệp vụ.
Trên phương diện luật pháp: Luật pháp của các quốc gia đều phải bảo vệ tối đa quyền lợi
của NĐBH trước DNBH. Bởi vậy Nhà nước kiểm tra chặt chẽ khả năng thanh toán của
DNBH, tránh việc DNBH thu phí mà không thực hiện cam kết vào thời điểm cần thiết
đối với NĐBH. Ở các nước, luật pháp bắt buộc DNBH phải luôn dự trữ đầy đủ khoản phí
BH thu được để có khả năng thực hiện được các cam kết của mình. Phần phí giữ lại được
sử dụng để bồi thường cho những tổn thất xảy ra thuộc phạm vi của hợp đồng BH đã ký
kết. Ở nước ta, Luật Kinh doanh BH quy định tại Điều 77, Khoản 2: "DNBH được coi là
đủ khả năng thanh toán khi đã trích lập đầy đủ dự phòng nghiệp vụ ". Dự phòng nghiệp
vụ luôn là đối tượng kiểm tra, giám sát của Nhà nước đối với DNBH. Kiểm tra việc trích
lập đúng, đủ dự phòng nghiệp vụ sẽ cho thấy DNBH có tôn trọng các cam kết với NĐBH
hay không. Từ đó, bảo vệ quyền lợi của người tham gia BH và DNBH tập trung nguồn
vốn đầu tư dài hạn cho nền kinh tế.
Mỗi loại hình KDBH có các nghiệp vụ dự phòng khác nhau. Cụ thể là:
Trong KDBH phi nhân thọ: có 3 loại dự phòng chủ yếu
+Dự phòng phí chưa được huởng (gọi tắt là dự phòng phí): được sử dụng để bồi thường
cho trách nhiệm sẽ phát sinh trong thời gian còn hiệu lực của hợp đồng BH trong năm
tiếp theo. Cơ sở thiết lập của dự phòng phí là sự khác biệt giữa năm tài chính và thời gian
hiệu lực của hợp đồng BH.
Các DNBH khoá sổ kế toán vào cuối năm tài chính để xác định kết quả kinh doanh,

nhưng các hợp đồng BH được ký kết ở mọi thời điểm trong năm. Ở thời điểm cuối năm
tài chính sẽ có nhiều hợp đồng BH mà hiệu lực kéo dài sang năm tài chính sau. Như vậy,
DNBH phải trích lại một phần phí BH tương ứng với thời gian hiệu lực còn lại của các
hợp đồng BH để đảm bảo chi trả cho những rủi ro và chi phí liên quan có thể phát sinh từ
những hợp đồng này.
+ Dự phòng bồi thường cho khiếu nại chưa giải quyết (gọi tắt là dự phòng bồi thường):
Được sử dụng để bồi thường cho các tổn thất đã phát sinh thuộc trách nhiệm BH chưa
khiếu nại hoặc đã khiếu nại nhưng đến cuối năm tài chính chưa được giải quyết.Việc
17
trích lập dự phòng bồi thường là xuất phát từ sự khác biệt về thời điểm xảy ra tổn thất và
thời điểm bồi thường và tính không chắc chắn trong việc khai báo tổn thất, phân chia
trách nhiệm và mức độ thiệt hại. Mặt khác, do thu tiền trước khi bồi thường và trả tiền
BH nên DNBH phải luôn duy trì khoản dự phòng để thực hiện các cam kết với người
tham gia BH vào bất kỳ thời điểm nào. Vì mục đích bồi thường vào bất cứ thời điểm nào
cho những tổn thất chưa xảy ra khi hợp đồng đang có hiệu lực, DNBH phải trích lập các
loại dự phòng nghiệp vụ.
Trong KDBH phi nhân thọ, có nhiều tổn thất xảy ra nhưng chưa được bồi thường ngay
trong năm tài chính, thời gian giải quyết bồi thường có thể kéo dài nhiều năm, đặc biệt là
BH trách nhiệm dân sự có tổn thất phức tạp kéo theo sự kiện tụng đòi hỏi DNBH phải lập
dự phòng để đảm bảo cho những tổn thất phải bồi thường.
+ Dự phòng bồi thường cho các dao động lớn về tổn thất: Được sử dụng để bồi thường
khi có dao động lớn về tổn thất hoặc tổn thất lớn xảy ra mà tổng phí BH giữ lại trong năm
tài chính sau khi đã trích lập dự phòng phí chưa được hưởng và dự phòng bồi thường cho
khiếu nại chưa giải quyết không đủ để chi trả tiền bồi thường đối với phần trách nhiệm
giữ lại của DNBH.
Chương 2: Giới thiệu chung về công ty Bảo hiểm hàng không và chi nhánh
Nghệ An.
1.Giới thiệu chung về tổng công ty bảo hiểm hàng không.
1.1.Chức năng hoạt động.
Công ty cổ phần bảo hiểm hàng không ( tên viết tắt là VNI) được thành lập năm 2008 với

góp vốn của 5 cổ đông lớn gồm Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines),
Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam, Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam, Tổng công ty
xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội, Tổng công ty Xuất nhập khẩu Nam Việt.VNI cung cấp
tất cả các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ hiện có trên thị trường bao gồm: bảo hiểm
hàng không, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm kỹ thuật, bảo hiểm trách nhiệm, . VNI phục vụ
mọi đối tượng khách hàng thuộc các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, bao gồm
các dự án đầu tư, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các
hiệp hội, tổ chức và các khách hàng cá nhân.
Các loại hình dich vụ bảo hiểm chính:
18
Bảo hiểm hàng không (BH mất khả năng sử dụng của máy bay,BH trách nhiệm với
rủi ro chiến tranh,BH tai nạn nhân viên tổ bay, )
Bảo hiểm tài sản (BH công trình dân dụng hoàn thành,BH tiền,BH mọi rủi ro tài
sản…)
Bảo hiểm kỹ thuật (BH mọi rủi ro trong xây dựng,BH mọi rủi ro trong lắp đặt…)
Bảo hiểm tàu thuyền (BH tàu biển,BH tàu cá,…)
Bảo hiểm hàng hóa (BH vận chuyển hàng hóa,xuất khẩu… )
Bảo hiểm xe cơ giới (BH ô tô,BH xe máy )
Bảo hiểm con người (BH toàn diện hoc sinh,BH du lich trong nước và quốc tế, )
Bảo hiểm trách nhiệm (BH trách nhiệm nghề nghiệp,BH trách nhiệm sản phẩm, )
Bảo hiểm năng lượng (BH mọi rủi ro sà lan khoan/giàn khoan di động,…)

1.2.Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động của tổng công ty VNI
1.2.1.Cơ cấu tổ chức.
19
1.2.2.Mạng lưới hoạt động:
Hệ thống chi nhánh của VNI
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 16, Tòa nhà VietTower, Số 1 Thái Hà, Hà Nội
Chi nhánh Hải Phòng

Giám đốc: Lương Quang Tiến
Địa chỉ: Số 65, Nguyễn Trãi, Q Ngô Quyền TP Hải Phòng.
Chi nhánh Hà Nội
Giám đốc: Nguyễn Xuân Hoàng
20
Địa chỉ: Tầng 5, Tòa nhà 349, Hoàng Quốc Việt, Hà Nội
Chi nhánh Nghệ An
Giám đốc: Võ Tuấn Thành
Địa chỉ: Số 134A Lê Hồng Phong, TP Vinh, Nghệ An
Chi nhánh Đà Nẵng
Giám đốc: Lê Hữu Phước
Địa chỉ: Tầng 5 , Tòa nhà Danabook, 76 Bạch Đằng, TP Đà Nẵng
Chi nhánh Hồ Chí Minh
Giám đốc: Nguyễn Thế Uyên
Địa chỉ: Lầu 6, Tòa nhà GMA, Số 306/7 Nguyễn Văn Trỗi, Tân Bình, TP Hồ Chí Minh
VPKV1
Địa chỉ: Tầng 3- Số 335 Đường Trường Chinh, Hà Nội.
2.Hiện trạng tổ chức của chi nhánh Nghệ An
2.1.Phạm vi hoạt động.
Chi nhánh Nghệ An phụ trách các hoạt động bảo hiểm của các tỉnh: Thanh Hóa,Nghệ
An,Hà Tĩnh,Quảng Bình và Huế.
2.2.Các loai hình bảo hiểm chủ yếu.
Tham gia tất cả các loại hình dịch vụ bảo hiểm của công ty nhưng các nghiệp vụ bảo
hiểm chủ yếu là: Bảo hiểm xe cơ giới,bảo hiểm con người và bảo hiểm kỹ thuật.

2.3.Hiện trạng tổ chức các phòng ban.
2.3.1.Phòng kế toán.
21
Thực hiện các nghiệp vụ về tài chính kế toán,báo cáo thuế,chi trả tiền hoa hồng cho nhân
viên hoặc đại lý,thanh toán tiền bồi thường bảo hiểm cho khách hàng,chi trả lương

2.3.2.Phòng phi hàng hải.
Thuộc khối khai thác và kinh doanh hoạt động bảo hiểm phi hàng hải như: bảo hiểm học
sinh sinh viên,bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm,bảo hiểm trộm cắp Đưa ra các chiến
lược kinh doanh,chịu trách nhiệm về doanh thu và quản lý ấn chỉ bảo hiểm và đại lý
thuộc nghiệp vụ bảo hiểm phi hàng hải.
2.3.3.Phòng tài sản kỹ thuật-hàng hải.
Thuộc khối khai thác và kinh doanh bao hiểm hàng hải như: bảo hiểm vận chuyển hàng
hóa,bảo hiểm tàu biển,bảo hiểm đóng tàu,bảo hiểm trách nhiệm vận chuyển tổng hợp…
Đưa ra các chiến lược kinh doanh,chịu trách nhiệm về doanh thu và quản lý ấn chỉ bảo
hiểm và đại lý thuộc nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải.
2.3.4.Phòng giám định bồi thường.
Chịu trách nhiệm tổ chức giám định tai nạn tổn thất từ khách hàng.Tiếp nhận,xử lý tính
toán hồ sơ bồi thường theo quy định bồi thường của nhà nước và công ty ban hành.



Chương 3: Phân tích chu trình chi phí bảo hiểm.
1.Quyết định và nhu cầu thông tin.
22
Chu trình chi phí chính trong doanh nghiệp bảo hiểm chính là chu trình bồi thường bảo
hiểm,ngoài ra có chi phí chi hoa hồng cho các đại lý,chi phí giám định tổn thất
Nhu cầu thông tin:
-Thời gian trả lời yêu cầu khách hàng.
-Thời gian hoàn tất một qua trình bồi thường.
-Mức độ thỏa mãn của khách hàng hay khách hàng có khiếu nại.
-Doanh thu,chi phí theo từng nghiệp vụ phát sinh.
-Khoản thiệt hại từ những vụ gian lận bồi thường.
-Thông tin cần thiết để lập báo cáo tài chính.
-Kiểm soát sự lưu thông tiền tệ.
Quyết định về chiến lược xây dựng kinh doanh hợp lý,dự toán về nhu cầu tiền,

2.Các hoạt động chính trong chu trình bồi thường bảo hiểm.
2.1.Tiếp nhận thông tin tổn thất.
Tiếp nhận thông tin tổn thất từ khách hàng.Hướng dẫn khách hàng xử lý ngay một hay
nhiều công việc như sau:
• Thông báo cho cơ quan chức năng (Công an, chính quyền địa phương, ) về thiệt
hại/tai nạn/tổn thất.
• Nhanh chóng cứu hộ đưa người bị nạn đi cấp cứu (nếu có)
• Bảo vệ hiện trường, bảo vệ tài sản, hạn chế các thiệt hại phát sinh thêm sau tổn
thất.
• Gửi thông báo tổn thất và yêu cầu bồi thường bằng văn bản cho Công ty bảo hiểm.
Thống nhất với NĐBH (người được bảo hiểm) hoặc đại diện hợp pháp của NĐBH về
thời gian, địa điểm giám định.

2.2.Giám định hiện trường,hướng dẫn và thu thập hồ sơ.
23
Hướng dẫn quy trình giải quyết cho khách hàng.Hướng dẫn khách hàng cung cấp các hồ
sơ cần thiết như:
• Thông báo tổn thất và yêu cầu bồi thường.
• Tờ khai có xác định của Công an hoặc chính quyền địa phương nơi xảy ra tổn thất.
• Bản phô tô Giấy chứng nhận Bảo hiểm.
• Bản phô tô Hợp đồng bảo hiểm.
• Các hồ sơ, hóa đơn chứng từ tính toán, thanh toán, khắc phục thiệt hại.
Các hồ sơ chứng từ khác (nếu cần).
2.3.Kiểm tra,tính toán bồi thường.
Căn cứ vào diễn biến, nguyên nhân tổn thất, các hồ sơ tài liệu thu thập được, điều khoản
điều kiện để xác định phạm vi bảo hiểm, tính toán thiệt hại.Thông báo cho NĐBH tiến
hành khắc phục thiệt hại và hoàn thiện hồ sơ.
2.4.Kết thúc,đóng hồ sơ,thanh toán tiền bồi thường bảo hiểm.
Sau khi số tiền bồi thường được phê duyệt, gửi công văn thông báo bồi thường cho khách
hàng.Sau khi nhận được công văn của khách hàng chấp nhận phương án bồi thường và

cam kết không có bất cứ khiếu nại nào sau khi nhận được số tiền bồi thường, tiến hàng
thanh toán bồi thường cho khách hàng.
24
3.Sơ đồ dòng dữ liệu(DFD_0) của chu trình bồi thường bảo hiểm.
4.Các chứng từ và báo cáo liên quan.
4.1.Mô tả các chứng từ liên quan.
Hồ sơ yêu cầu bảo hiểm đầy đủ thường có những loại giấy tờ sau:
-Thư yêu cầu bồi thường bao gồm cả tờ khai bồi thường đầy đủ.
-Hồ sơ liên quan đến đối tượng được bảo hiểm bao gồm cả giấy chứng nhận bảo hiểm.
25

×