Phần 1: Qúa trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Ngoại thương
Hà Nội
I. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
1. Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng Ngoại thương Việt nam
Lịch sử 44 năm xây dựng, trưởng thành của Ngân hàng Ngoại thươngViệt
Nam là một chặng đường đầy gian nan thử thách nhưng cũng rất đỗi hào hùng và
gắn với từng thời kỳ lịch sử đấu tranh chống kẻ thù xâm lược và xây dựng đất
nước của dân tộc Việt Nam
Hoà mình trong dòng chảy của dân tộc, Ngân hàng ngoại thương Việt Nam đã
góp phần vào việc khôi phục, phục hồi kinh tế sau chiến tranh, thực hiện kế
hoạch năm năm lần thứ nhất (1957 – 1965); Thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược
xây dựng CNXH, chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ ở miền Bắc, chi viện
cho miền Nam, đấu tranh thống nhất đất nước (1965- 1975); Xây dựng và phát
triển kinh tế đất nước (1975-1989) và Thực hiện công cuộc đổi mới hoạt động
ngân hàng phục vụ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước (1990 – nay). Dù ở bất
cứ đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào, các thế hệ cán bộ nhân viên Vietcombank
cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình – là người lính xung kích của Đảng trên
mặt trận tài chính tiền tệ, phục vụ đầu tư phát triển của đất nước
Ngày 01 tháng 04 năm 1963, NHNT chính thức được thành lập theo Quyết
định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 10 năm 1962
trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương
(nay là NHNN). Theo Quyết định nói trên, NHNT đóng vai trò là ngân hàng
chuyên doanh đầu tiên và duy nhất của Việt Nam tại thời điểm đó hoạt động
trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và các
dịch vụ kinh tế đối ngoại khác (vận tải, bảo hiểm ), thanh toán quốc tế, kinh
doanh ngoại hối, quản lý vốn ngoại tệ gửi tại các ngân hàng nước ngoài, làm đại
lý cho Chính phủ trong các quan hệ thanh toán, vay nợ, viện trợ với các nước xã
hội chủ nghĩa (cũ) Ngoài ra, NHNT còn tham mưu cho Ban lãnh đạo NHNN về
các chính sách quản lý ngoại tệ, vàng bạc, quản lý quỹ ngoại tệ của Nhà nước và
về quan hệ với Ngân hàng Trung ương các nước, các Tổ chức tài chính tiền tệ
quốc tế.
1
Ngày 21 tháng 09 năm 1996, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ,
Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 286/QĐ-NH5 về việc thành lập lại
NHNT theo mô hình Tổng công ty 90, 91 được quy định tại Quyết định số
90/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ.
Trải qua gần 45 năm xây dựng và trưởng thành, tính đến thời điểm cuối năm
2006, NHNT đã phát triển lớn mạnh theo mô hình ngân hàng đa năng với 58 Chi
nhánh, 1 Sở Giao dịch, 87 Phòng Giao dịch và 4 Công ty con trực thuộc trên toàn
quốc; 2 Văn phòng đại diện và 1 Công ty con tại nước ngoài, với đội ngũ cán bộ
gần 6.500 người. Ngoài ra, NHNT còn tham gia góp vốn, liên doanh liên kết với
các đơn vị trong và ngoài nước trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau như
kinh doanh bảo hiểm, bất động sản, quỹ đầu tư Tổng tài sản của NHNT tại thời
điểm cuối năm 2006 lên tới xấp xỉ 170 nghìn tỷ VND (tương đương 10,4 tỷ
USD), tổng dư nợ đạt gần 68 nghìn tỷ VND (4,25 tỷ USD), vốn chủ sở hữu đạt
hơn 11.127 tỷ VND, đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8% theo chuẩn quốc tế.
Các mốc lịch sử và thành tựu
Ngày 30 tháng 10 năm 1962, NHNT được thành lập theo Quyết định số 115/CP
do Hội đồng Chính phủ ban hành trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối
trực thuộc Ngân hàng Trung ương (nay là NHNN).
Ngày 01 tháng 04 năm 1963, chính thức khai trương hoạt động NHNT như là
một ngân hàng đối ngoại độc quyền.
Năm 1978, NHNT thành lập Công ty Tài chính ở Hồng Kông – Vinafico Hong
Kong.
Ngày 14 tháng 11 năm 1990, NHNT chính thức chuyển từ một ngân hàng chuyên
doanh, độc quyền trong hoạt động kinh tế đối ngoại sang một NHTM NN hoạt
động đa năng theo Quyết định số 403-CT ngày 14 tháng 11 năm 1990 của Chủ
tịch Hội đồng Bộ trưởng.
Năm 1993, NHNT được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Hai.
Năm 1993, NHNT thành lập ngân hàng liên doanh với đối tác Hàn Quốc (First
Vina Bank) nay là ShinhanVina Bank.
2
Năm 1994, NHNT thành lập Công ty Thuê mua và Đầu tư trực thuộc NHNT nay
là Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản.
Năm 1995, NHNT được tạp chí Asia Money – tạp chí tiền tệ uy tín ở Châu Á
bình chọn là Ngân hàng hạng nhất tại Việt Nam năm 1995.
Ngày 21 tháng 09 năm 1996, Thống đốc NHNN ra Quyết định số 286/QĐ-NH5
về việc thành lập lại NHNT trên cơ sở Quyết định số 68/QĐ-NH5 ngày 27 tháng
3 năm 1993 của Thống đốc NHNN. Theo đó, NHNT được hoạt động theo mô
hình Tổng công ty 90, 91 quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07 tháng
03 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ với tên giao dịch quốc tế: Bank for
Foreign Trade of Viet Nam, tên viết tắt là Vietcombank.
Năm 1996, NHNT thành lập Văn phòng đại diện tại Paris – Cộng hòa Pháp, tại
Moscow – Cộng hòa liên bang Nga.
Năm 1996, NHNT khai trương Công ty liên doanh Vietcombank Tower 198 với
đối tác Singapore.
Năm 1997, NHNT thành lập Văn phòng đại diện tại Singapore.
Năm 1997, NHNT đăng ký nhãn hiệu kinh doanh độc quyền tại Cục sở hữu Công
Nghiệp, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường.
Năm 1998, NHNT thành lập Công ty cho thuê tài chính NHNT – VCB Leasing.
Năm 2002, NHNT thành lập Công ty TNHH Chứng khoán NHNT – VCBS.
Năm 2003, NHNT được Nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập hạng Ba.
Năm 2003, NHNT được tạp chí EUROMONEY bình chọn là ngân hàng tốt nhất
năm 2003 tại Việt Nam.
Năm 2003, sản phẩm thẻ Connect 24 của NHNT là sản phẩm ngân hàng duy nhất
được trao giải thưởng "Sao vàng Đất Việt".
Năm 2004: NHNT được tạp chí The Banker bình chọn là "Ngân hàng tốt nhất
Việt Nam" năm thứ 5 liên tiếp.
Năm 2005: NHNT được trao giải thưởng Sao Khuê 2005 – do Hiệp hội doanh
nghiệp phần mềm Việt Nam (VINASA) tổ chức dưới sự bảo trợ của Ban chỉ đạo
quốc gia về công nghệ thông tin và Bộ Bưu chính Viễn thông. NHNT là đơn vị
ngân hàng duy nhất được nhận giải thưởng này.
3
Năm 2005: NHNT chi nhánh Đồng Nai vinh dự là chi nhánh đầu tiên của hệ
thống NHNT được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu cao quý "Anh hùng lao
động" vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong thời kỳ đổi mới từ năm 1995-
2004, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Năm 2005, NHNT góp vốn thành lập Công ty liên doanh quản lý Quỹ đầu tư
Chứng khoán – VCBF.
Năm 2006: Tổng Giám đốc NHNT nhận giải thưởng "Nhà lãnh đạo ngân hàng
châu Á tiêu biểu".
Năm 2006: NHNT vinh dự là 1 trong 4 đơn vị được trao danh hiệu "Điển hình
sáng tạo" trong Hội nghị quốc gia về thúc đẩy sáng tạo cho Việt Nam.
Năm 2006: Tổng Giám đốc NHNT được bầu giữ chức Phó Chủ tịch Hiệp hội
Ngân hàng Châu Á.
Năm 2007, NHNT được trao tặng giải thưởng Thương hiệu mạnh Việt Nam 2006
do Thời báo Kinh tế và Cục xúc tiến Bộ Thương mại tổ chức. Đặc biệt thương
hiệu Vietcombank lọt vào Top Ten (mười thương hiệu mạnh nhất) trong số 98
thương hiệu đạt giải. Đây là lần thứ 3 liên tiếp Vietcombank được trao tặng giải
thưởng này.
Năm 2007, NHNT được bầu chọn là "Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối cho
doanh nghiệp tốt nhất năm 2007" do tạp chí Asia Money bình chọn.
Bên cạnh vị thế vững chắc trong lĩnh vực ngân hàng bán buôn với nhiều
khách hàng truyền thống là các tổng công ty và doanh nghiệp lớn,Vietcombank
đã xây dựng thành công nền tảng phân phối rộng và đa dạng, tạo đà cho việc mở
rộng hoạt động ngân hàng bán lẻ và phục vụ doanh nghiệp vừa và nhỏ với các
sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại và chất lượng cao. Ngân hàng còn đầu tư
vào nhiều lĩnh vực khác như chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư, bảo hiểm nhân
thọ, kinh doanh bất động sản, phát triển cơ sở hạ tầng v.v thông qua các công ty
con và công ty liên doanh. Vietcombank đã tập trung áp dụng phương thức quản
trị ngân hàng hiện đại, mở rộng và nâng cấp mạng lưới chi nhánh và phòng giao
dịch. Cho đến nay, mạng lưới của Vietcombank đã vươn rộng ra nhiều địa bàn và
lĩnh vực, bao gồm: 01 Sở giao dịch, 58 chi nhánh và 87 Phòng giao dịch trên
toàn quốc; Công ty con ở trong nước (Công ty Cho thuê Tài chính Vietcombank -
4
VCB Leasing, Công ty TNHH Chứng khoán Vietcombank –VCBS, Công ty
Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản Vietcombank - VCB AMC, Công ty TNHH
Cao ốc Vietcombank 198 -VCB Tower, 1 Công ty con ở nước ngoài: Công ty Tài
chính Việt Nam – Vinafico Hongkong, 2 Văn phòng đại diện tại Singapore và
Paris, 3 Công ty liên doanh (Công ty Quản lý Quỹ Vietcombank – VCBF, Ngân
hàng Liên doanh ShinhanVina, Công ty Liên doanh TNHH Vietcombank –
Bonday - Bến Thành)
Hoạt động của Vietcombank còn được hỗ trợ bởi mạng lưới giao dịch
quốc tế lớn nhất trong số các ngân hàng Việt Nam với trên 1.300 ngân hàng đại
lý tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ. Bên cạnh các hoạt động kinh doanh,
Vietcombank còn tích cực tham gia các hiệp hội ngành nghề như Hiệp hội Ngân
hàng Châu Á, Asean Pacific Banker’s Club và là một trong những thành viên đầu
tiên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam.
Năm 2008, sẽ mở ra một chương mới trong lịch sử hoạt động của
Vietcombank với việc chuyển đổi hoạt động sang cơ chế cổ phần. Những thay
đổi về quản trị ngân hàng hiện đại theo thông lệ quốc tế, mở rộng loại hình kinh
doanh, phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, đầu tư vào công
nghệ sẽ góp phần trong việc Vietcombank thực hiện mục tiêu trở thành một trong
những tập đoàn tài chính đa năng hàng đầu trong khu vực trong giai đoạn năm
2015 – 2020.
Với thế mạnh hàng đầu trong thanh toán quốc tế và mạng lưới ngân hàng đại
lý rộng khắp toàn cầu, mặc dù phải đương đầu với sức ép cạnh tranh ngày càng
gia tăng từ các ngân hàng thương mại khác, Vietcombank tiếp tục duy trì vị trí số
1 vững chắc trong thanh toán xuất nhập khẩu với doanh số 22,8 tỷ USD, tăng
8,6% so với năm 2005, chiếm 27% thị phần cả nước. Đặc biệt, doanh số thanh
toán hàng xuất khẩu đạt 12,7 tỷ USD, tăng 35% so với năm trước, cao hơn nhiều
mức tăng kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước là 22% và chiếm tới 32% thị
phần xuất khẩu cả nước. Doanh số thanh toán hàng nhập khẩu năm 2006 ở mức
10,1 tỷ USD, giảm 8,2% so với năm 2005 và chiếm 22,8% thị phần nhập khẩu cả
nước.
5
Hoạt động thanh toán liên ngân hàng đã có thay đổi đặc biệt với việc
Vietcombank trở thành trung tâm xử lý giao dịch thanh toán điện tử của toàn hệ
thống các ngân hàng thông qua sản phẩm chủ đạo VCB-MONEY
Giữ vững vị thế là ngân hàng đứng đầu trong hoạt động kinh doanh thẻ,
Vietcombank liên tục tăng trưởng về số lượng thẻ phát hành và doanh số thanh
toán thẻ. Thẻ quốc tế phát hành có doanh số sử dụng thẻ tăng 36,5% so với năm
2005. Trong đó, thẻ ghi nợ quốc tế – Vietcombank MTV sau 9 tháng phát hành
(từ tháng 03/2006) đã đạt 11.576 thẻ. Tổng số thẻ Vietcombank Connect 24 lên
tới 1,5 triệu thẻ.
Với gần 20 triệu đô la đầu tư cho công nghệ thông tin hàng năm và khoảng
200 cán bộ IT/quản lý các đề án công nghệ hiện đại, Vietcombank luôn đảm bảo
nền tảng công nghệ thông tin giữ vai trò cốt lõi trong quá trình chuyển đổi mô
thức quản trị kinh doanh, phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiên tiến và nâng
cao chất lượng của các sản phẩm hiện có. Trong những năm qua các khách hàng
của Vietcombank đã chứng kiến sự phát triển toàn diện trong hoạt động kinh
doanh của Vietcombank mà trong đó sự phát triển công nghệ tin học và các hình
thức thanh toán điện tử là một nhân tố quan trọng góp phần không nhỏ vào
những thành tựu chung này. Trong những năm tới, Vietcombank sẽ tiếp tục đầu
tư hợp lý vào lĩnh vực công nghệ thông tin nhằm cung ứng các sản phẩm dịch vụ
hiện đại để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, khẳng định vai trò
tiên phong trong đẩy mạnh và phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam.
Ngân hàng Ngoại thương đã tập trung áp dụng phương
thức quản trị ngân hàng hiện đại, mở rộng và nâng cấp
mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch. Cho đến nay,
mạng lưới của Ngân hàng Ngoại thương đã vươn rộng ra
nhiều địa bàn và lĩnh vực, bao gồm:
01 Sở giao dịch, 58 chi nhánh và 87 Phòng giao dịch trên toàn quốc;
4 Công ty con ở trong nước:
Công ty Cho thuê Tài chính Vietcombank (VCB Leasing)
Công ty TNHH Chứng khoán Vietcombank (VCBS)
Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản Vietcombank (VCB AMC)
6
Công ty TNHH Cao ốc Vietcombank 198 (VCB Tower)
1 Công ty con ở nước ngoài: Công ty Tài chính Việt Nam – Vinafico Hongkong
2 Văn phòng đại diện tại Singapore và Paris
3 Công ty liên doanh:
Công ty Quản lý Quỹ Vietcombank (VCBF)
Ngân hàng Liên doanh ShinhanVina
Công ty Liên doanh TNHH Vietcombank – Bonday - Bến Thành
Hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương còn được hỗ trợ bởi mạng lưới giao dịch
quốc tế lớn nhất trong
số các ngân hàng Việt Nam với trên 1300 ngân hàng đại lý tại hơn 90 quốc gia và
vùng lãnh thổ. Bên cạnh
các hoạt động kinh doanh, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam còn tích cực tham
gia các hiệp hội ngành
nghề như Hiệp hội Ngân hàng Châu Á, Asean Pacific Banker’s Club và là một
trong những thành viên đầu
tiên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam.
Năm 2007 sẽ mở ra một chương mới trong lịch sử hoạt động của Ngân hàng với
việc cổ phần hoá Ngân
hàng Ngoại thương Việt Nam. Những thay đổi về quản trị ngân hàng hiện đại
theo thông lệ quốc tế, mở
rộng loại hình kinh doanh, phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại,
đầu tư vào công nghệ sẽ
góp phần trong việc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam thực hiện mục tiêu trở
thành một trong những
tập đoàn tài chính đa năng hàng đầu trong khu vực trong giai đoạn năm 2015 –
2020
2. Sự ra đời của Ngân hàng ngoại thương Việt Nam-chi nhánh Hà nội (Ngân
hàng ngoại thương Hà nội)
2.1 Lịch sử hình thanh và phát triển của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
Thành lập ngày 01/03/1985, được xếp hạng là doanh nghiệp loại 1 và là chi
nhánh hàng dầu trong hệ thống ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
7
Hơn 20 năm phát triển vá trưởng thành,ngân hàng Ngoại thương Hà nội đã
khẳng định vị thế quan trọngtrong hoạt động kinh tế đối ngoại của Thủ đô,cung
cấp các dịch vụ ngân hàng tài chính da dạng và hiện đại dến mọi tổ chức kinh
tế ,cá nhân và các tổ chức tín dụng.
Cùng với các hoạt động đạt kết quả cao trong chuyên môn vè huy động tiền
gửi,tín dụng,thanh toán xuất nhập khẩu,mua bán ngoại tệ…Ngân hàng Ngoại
thương HN và hệ thống Vietcombank tích cực tham gia các chương trình văn
hóa-xã hội- chính trị của Thành phố và đất nước như tài trợ Hộ nghị thượng dỉnh
APEC,Hội nghị Quốc tế về kinh tế đối ngoại,Liên doanh thiếu nhi các dân tộc
toàn quố.Ủng hộ đồng bào gặp thiên tai,Hiến máu nhân đạo,chươnh trình Gámhơ
Black box…
Với 10 điểm giao dịch và trụ sở chính tại 334 BÀ TRIỆU.Ngân hàng Ngoại
thương Hà nội luôn luôn là địa chỉ tin cậy nhất cho lựa chọn tài chính của khách
hàng ,đã vinh dự đón nhận huy chương Lao động hạng Ba,bằng khen của thủ
tướng chính phủ,Ngân hàng tốt nhất Việt Nam nhiều năm liền…
Năm 1994 Đại hội Đảng bộ thành phố Hà nội ra nghị quyết Hà nội phải có
ngân hàng dể phục vụ kinh tế đối ngoại của thủ dô.Đây là thời kỳ chuẩn bị cho
công cuộc đổi mớitoàn diện nền kinh tế…Ngân hàng Ngoại thương Hà nội dã ra
dời trong sứ mệnh lịch sử và sứ mệnh như thế.Qua hơn 20 năm hoạt động,Ngân
hàng Ngoại thương Hà nội đã trở thành dối tác tin cậy cho các khách hàng cá
nhân, doanh nghiệp và các định chế tài chính trên địa bàn Thủ đô.Điều này được
thể hiện qua các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động của ngân hàng và các danh
hiệu mà các tổ chức uy tín trong giới tài chính như The Banker,The Economist,
MasterCard,Visa…trao tặng.
Với công nghệ hiện đại và đội ngũ nhân viên trẻ,năng động chuyên dộng
chuyên nghiệp,thân thiện,Vietcombank Hà nội mong muốn cung cấp các dịch vụ
ngân hàng-tài chính tốt nhất đến khách hàng.
Cùng với hệ thống Ngân hàng Ngoại thương Việt nam hướng tới trở thành tập
đoàn tài chính đa năng trong khu vực và trên Thế giới bằng việc ứng dụng công
nghệ hiện đại,áp dụng các mô thức quản trị theo thông lệ quốc tế,mở rộng các
8
điểm giao dịch…Vietcombank Hà nội sẽ đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách
hàng.
Mục tiêu phía trước còn nhiều khó khăn và thách thức, nhưng với sự quan
tâm của lãnh đạo Thành Phố Hà Nội, lãnh đạo Ngân hàng Ngoại Thương Việt
Nam…Vietcombank Hà Nội sẽ vượt qua những thử thách cam go để thực hiện sứ
mệnh của mình.
2.2 các nhiệm vụ của ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
Với mục tiêu trở thành một tập đoàn tài chính hàng đầu Việt Nam và trở thành
ngân hàng tầm cỡ quốc tế ở khu vực trong thập kỷ tới, hoạt động đa năng, kết
hợp với điều kiện kinh tế thị trường, thực hiện tốt phương châm “Luôn mang đến
cho khách hàng sự thành đạt” trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam nói chung và
hệ thống Ngân hàng Việt Nam nói riêng đang trong quá trình hội nhập, Ngân
hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam đã xây dựng cho mình một
chiến lược phát triển từ nay đến 2010 với những nội dung chính như sau:
Nâng cao năng lực, nâng cao sức cạnh tranh bằng việc phấn đấu nâng
chỉ số CAR đạt 10-12% và các chỉ số tài chính quan trọng khác theo chuẩn quốc
tế, phấn đấu đạt mức xếp hạng “AA” theo chuẩn mực của các tổ chức xếp hạng
quốc tế.
Hoàn thành quá trình tái cơ cấu ngân hàng để có một mô hình tổ chức
hiện đại, khoa học, phù hợp với mục tiêu và bảo đảm hiệu quả kinh doanh, kiểm
soát được rủi ro, có khả năng cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đa dạng,
tổng hợp, đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của nền kinh tế thị trường và nhu
cầu của khách hàng thuộc mọi thành phần.
• Trực tiếp làm chủ dự án (TCNT I, II & III), quản lý và cho vay tiếp
toàn bộ số vốn vay từ tổ chức quốc tế, các đối tác nước ngoài tới các định chế tài
chính (PFI), các tổ chức vi mô
• Thực hiện các nghiệp vụ Ngân hàng thương mại theo Luật các tổ chức
tín dụng, theo điều lệ và quy định của Vietcombank
9
• Thực hiện dịch vụ Ngân hàng Đại lý, quản lý vốn đầu tư cho các dự án
và các nghiệp vụ khác theo ủy nhiệm của Tổng giám đốc Vietcombank
II. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
Bộ máy tổ chức của ngân hàng
HỆ THỐNG TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI
BAN GIÁM ĐỐC
1. Phòng Kiểm soát nội bộ
2. Phòng Tín dụng tổng hợp
3. Phòng Thanh toán Xuất nhập khẩu
4. Phòng Kinh doanh dịch vụ
5. Phòng Thẻ
6. Phòng Ngân qũy
7. Phòng Kế toán tài chính
8. Phòng Tin học
9. Phòng Hành chính nhân sự
10. Chi nhánh cấp 2 - Thành Công Phòng Tín dụng - Thanh toán
Phòng Kế toán - Dịch vụ
Phòng Hành chính - Ngân quỹ
11. Chi nhánh cấp 2 - Cầu Giấy Phòng Tín dụng - Thanh toán
Phòng Kế toán - Dịch vụ
Phòng Hành chính - Ngân quỹ
12. Chi nhánh cấp 2 - Chương Dương Phòng Tín dụng - Thanh toán
Phòng Kế toán - Dịch vụ
Phòng Hành chính - Ngân quỹ
13. Chi nhánh cấp 2 - Ba Đình Phòng Tín dụng - Thanh toán
Phòng Kế toán - Dịch vụ
Phòng Hành chính - Ngân quỹ
10
14. Phòng giao dịch số 1 - Hàng Bài
15. Phòng giao dịch số 2 - Trần Bình
Trọng
16. Phòng giao dịch số 3 - Hàng Đồng
17. Quầy giao dịch Nội Bài
III. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
1. Dịch vụ Ngân hàng
2. Mua bán ngoại tệ
3. Huy động vốn
4. Tín dụng
5. tài trợ Thương mại
6. Bảo lãnh
7. Dịch vụ ngân hàng hiện đại
8. Thẻ tín dụng-Thẻ ghi nợ trong nướcvà quốc tế
9. Dịch vụ ngân quỹ
10. Liên kết sản phẩm
11
Phần 2. Thực trạng tình hình hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương
Hà Nội
I. Thực trạng tình hình hoạt động
1. Dịch vụ ngân hàng:
• Dịch vụ Tài khoản (Tài khoản cá nhân, Tài khoản doanh nghiệp,Trả lương
tự động…)
• Tiết kiệm và đầu tư
• Chuyển và nhận tiền
• Dịch vụ cho vay cá nhân,hộ gia đình
• Thu đổi ngoại tệ,Séc du lịch
• Doanh nghiệp phát hành trái phiếu
• Nhờ thu Séc nội địa và quốc tệ
Ngân hàng Ngoại thương đã liên minh với các NH cổ phần để phát triển mạng lưới
ngân hàng đại lý, mạng lưới dịch vụ thẻ và thúc đẩy hợp tác dịch vụ thẻ giữa ngân
hàng và doanh nghiệp với các chương trình hợp tác như thanh toán cước điện thoại,
Internet, phí bảo hiểm…
Với mạng lưới ATM và các đơn vị chấp nhận thẻ rộng khắp trên toàn quốc, số
lượng thẻ do VCB phát hành ngày càng tăng. Số lượng thẻ ATM phát hành mới
trong năm 2007 của VCBHN đạt 27.155 thẻ, nâng tổng số thẻ ATM của Chi
nhánh lên 73.029 thẻ. Tổng số thẻ debit năm 2007 đạt 31.629 thẻ, vượt 63% kế
hoạch năm 2007.
Số lượng phát hành thẻ tín dụng mới đạt 728 thẻ, nâng tổng số thẻ tín dụng của Chi
nhánh đạt 3.254 thẻ. Thẻ ghi nợ quốc tế MTV phát hành mới trong năm 2007 đạt
2.317 thẻ, nâng tổng số thẻ MTV lên 3.599 thẻ. Thẻ ghi nợ visa đạt 1.399 thẻ, thẻ
ghi nợ SGH24 đạt 758 thẻ.
Sau khi chuyển một số máy ATM cho các Chi nhánh cấp 2 nâng cấp trực thuộc
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Chi nhánh NHNT Hà Nội hiện có 34 máy
ATM, 86 đơn vị chấp nhận thẻ.
Với chính sách đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ ngân hàng và từng bước đưa
các sản phẩm ngân hàng hiện đại vào tiếp cận cuộc sống, Ban Giám đốc Chi
nhánh đã tạo điều kiện cho công tác khuếch trương các tiện ích dịch vụ ngân
12
hàng, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng nhằm thu hút được đông đảo
khách hàng Thủ đô và các tỉnh lân cận đến sử dụng các dịch vụ của ngân hàng
Ngoại thương. Công tác dịch vụ ngân hàng phát triển là một trong những yếu tố
quan trọng tác động đến tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của Chi nhánh.
Không ngừng mở rộng dịch vụ và nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm nâng cao
doanh thu từ dịch vụ là mục tiêu được Chi nhánh đặt lên hàng đầu.
- Số lượng tài khoản cá nhân mở mới đạt: 29.291 tài khoản, nâng tổng số tài khoản
cá nhân mở tại Chi nhánh là 72.653 tài khoản, đạt 120% kế hoạch của năm 2007.
- Chuyển tiền trong nước đạt 322,6 tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2006.
- Chuyển tiền nước ngoài đi đạt 1,3 triệu USD.
- Chi trả kiều hối đạt 61,7 triệu USD, tăng 5% so với năm 2006. Trong đó,
chuyển tiền qua hệ thống Money Gram đạt hơn 300.000 USD. Mặ dù con số này
chưa cao so với lượng tiền nước ngoài chuyển đến qua tài khoản hoặc CMT…
tuy nhiên sự mở rộng dịch vụ chuyển tiền sẽ góp phần nâng cao thương hiệu cho
Vietcombank.
- Doanh số bán ngoại tệ tài các bàn thu đổi đạt 6,4 triệu USD, tăng 201% so với
năm 2006.
Với nỗ lực của các cán bộ, Chi nhánh hiện có 40 đơn vị đăng ký tham gia sử
dụng dịch vụ ngân hàng điện tử VCB Money và 450 đơn vị, 3.000 lượt đăng ký
truy vấn thông tin qua Internet i-b@nking, sử dụng dịch vụ sms-banking
2.Mua bán ngoại tệ
Năm 2006 :Doanh số mua bán ngoại tệ của Chi nhánh trong năm
2006 đạt 896 triệu USD, tăng 4% so với năm 2006. Ngoại tệ mua được phần lớn
từ nguồn các Tổ chức kinh tế đáp ứng cho nhu cầu thanh toán nhập khẩu tại Chi
nhánh.
Doanh số mua vào: 448,7 triệu USD
Doanh số bán ra : 447,3 triệu USD
Trong năm 2006, lượng ngoại tệ bán cho VCBTW tăng 88% so với cùng kỳ năm
trước. Chi nhánh đã giảm lệ thuộc tối đa vào nguồn mua từ Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam, góp phần hỗ trợ cho nguồn ngoại tệ của hệ thống. Lãi kinh
13
doanh ngoại tệ trong năm 2006 đạt gần 8 tỷ đồng, tăng 17% so với năm 2005.
Công tác kinh doanh ngoại tệ của Chi nhánh luôn nghiêm chỉnh thực hiện đúng
chế độ Quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước.
Năm 2007 :Doanh số mua bán ngoại tệ của Vietcombank Hà nội
năm 2007 đạt 725 triệu USD,tăng 3% so với năm 2006. Lãi kinh doanh ngoại tệ
trong năm 2007 đạt gần 6 tỷ đồng.
Các lĩnh vực mua bán ngoai tệ gồm:
• Mua bán ngoại tệ giao ngay
• Mua bán ngoại tệ kỳ hạn
• Hoán đổi tiền tệ, lãi suất
• Hợp đồng quền chọn
• Các sản phẩm phái sinh khác
Năm 2008 :Doanh số mua bán ngoại tệ của VCB HN năm 2008 đạt 828
triệu USD, tăng 14,2% so với năm 2007. Ngoại tệ mua được phần lớn từ nguồn
các Tổ chức kinh tế đáp ứng cho nhu cầu thanh toán nhập khẩu và trả nợ tại Chi
nhánh.
Doanh số mua vào đạt khoảng: 423 triệu USD
Doanh số bán ra đạt khoảng: 405 triệu USD
Trong năm 2008, do chủ động được phần lớn lượng ngoại tệ mua được từ
khách hàng, VCB HN giảm lệ thuộc tối đa vào nguồn mua từ NHTMCPNT VN,
góp phần hỗ trợ cho nguồn ngoại tệ của hệ thống. Lãi kinh doanh ngoại tệ năm
2008 đạt 16,7 tỷ đồng, gấp 2,8 lần so với năm 2007.
Kết quả kinh doanh năm 2008: Lợi nhuận đạt 102 tỷ đồng, vượt 38,6% so với
kế hoạch VCBTW giao cho Chi nhánh đầu năm 2008 là 73,6 tỷ đồng
3. Huy động Vốn:
Năm 2006:
Công tác huy động vốn của Chi nhánh trong năm 2006 đã duy trì kết quả tốt.
Phát huy thế mạnh của Vietcombank và với các phương pháp huy động hiệu quả,
thực hiện thành công việc đưa các sản phẩm mới về huy động vào thị trường theo
chủ trương của Ngân hàng Ngoại thương Việt nam, tổng nguồn vốn của Chi nhánh
14
năm 2006 đạt 10.830 tỷ đồng, tăng 31% so với năm 2005 và vượt 12% kế hoạch
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam giao cả năm 2006 cho Chi nhánh. Trong đó
nguồn vốn huy động đạt 9.673 tỷ, tăng 31% so với cuối năm 2005.
• Phân theo loại tiền huy động: Huy động USD và VND có tỷ trọng
dao động từ 49% - 51% trên tổng nguồn vốn trong những năm gần đây.
- Huy động VND đạt 5.584 tỷ đồng, tăng 37% so với cùng kỳ năm trước,
chiếm 51,6% tổng vốn huy động.
- Huy động ngoại tệ đạt 5.246 tỷ quy đồng, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước,
chiếm 48,4% tổng nguồn vốn huy động.
• Phân loại theo đối tượng huy động:
- Huy động từ các tổ chức kinh tế đạt 2.415 tỷ đồng, tăng 51% so với năm 2005 và
chiếm 25% tổng nguồn vốn huy động, thay cho tỷ trọng 19%-23% cùng kỳ các năm
trước.
- Huy động từ dân cư đạt 7.257 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2005 và
chiếm 75% tổng nguồn vốn huy động.
Công tác quản lý & sử dụng vốn của Chi nhánh tiếp tục được thực hiện theo
phương châm hiệu quả và an toàn, đảm bảo cân đối giữa khả năng sinh lời và khả
năng thanh khoản cho đồng vốn của ngân hàng.
Tổng mức sử dụng vốn sinh lời chiếm 98,7% tổng nguồn vốn. Trong đó, đầu tư
tín dụng chiếm 44%, phần còn lại thực hiện điều chuyển vốn nội bộ, tăng năng
lực nguồn vốn cho toàn hệ thống, đáp ứng nhu cầu cung ứng vốn lưu động và
vốn cho các dự án sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng cơ bản.
Năm 2007
Công tác huy động vốn của Chi nhánh trong năm 2007 đã duy trì kết quả tốt.
Phát huy thế mạnh về uy tín, thương hiệu gần 45 năm của Vietcombank và với các
phương pháp huy động hiệu quả, thực hiện thành công việc đưa các sản phẩm mới
về huy động vào thị trường theo chủ trương của Ngân hàng Ngoại thương Việt
nam, tổng nguồn vốn của Chi nhánh tính đến 31/12/2007 đạt 7.088 tỷ đồng, tăng
5% so với năm 2006, trong đó nguồn vốn huy động đạt 6.270 tỷ, tăng 12% so với
15
cuối năm 2006, đạt kế hoạch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam giao cho Chi
nhánh.
- Huy động VNĐ đạt 3.433 tỷ đồng, chiếm 54,7% tổng nguồn vốn huy động.
- Huy động ngoại tệ đạt 2.837 tỷ quy đồng, chiếm 45,3% tổng nguồn vốn huy
động.
Cơ cấu nguồn vốn huy động giữa tiền đồng và ngoại tệ đang có sự chuyển
dịch theo hướng vốn huy động ngoại tệ giảm dần, đây cũng là xu hướng chung
của các ngân hàng thương mại trong thời gian gần đây. Sở dĩ có sự chuyển dịch
đó, một phần là do việc cắt giảm lãi suất cơ bản USD của Cục dự trữ Liên bang
Mỹ (Fed) trong tháng 9/2007 từ 5,25% xuống còn 4,75% và 4,25% vào tháng
12/2007 đã khiến lãi suất huy động USD của các ngân hàng thương mại trong
nước giảm theo. Mặt khác là do xu hướng cạnh tranh về huy động vốn giữa các
ngân hàng, đặc biệt là sự xuất hiện ngày càng nhiều các ngân hàng thương mại cổ
phần mới.
- Huy động từ Tổ chức kinh tế đạt : 2.134 tỷ đồng, chiếm 34% nguồn vốn huy
đông.
- Huy động từ dân cư đạt : 4.136 tỷ đồng, chiếm 66% nguồn vốn huy động.
Năm 2008 :Trước yêu cầu phải tăng cường huy động vốn của
NHTMCPNT Việt Nam, với các chính sách thoả thuận lãi suất linh hoạt phù hợp
với diễn biến thị trường, lượng vốn huy động tiết kiệm của VCBHN đạt được kết
quả khá tốt nhất là trong bối cảnh nền kinh tế trong năm 2008 gặp nhiều khó
khăn, bất ổn. Tính đến 31/12/2008, tổng nguồn vốn của VCBHN đạt 7.553 tỷ
đồng, tăng 7% so với năm 2007. Trong đó, nguồn vốn huy động từ dân cư và tổ
chức kinh tế đạt 7.175 tỷ đồng, tăng 14,4% so với năm 2007 (mức tăng trưởng kế
hoạch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam giao cho Chi nhánh từ đầu năm
2008 là 19%, mức tăng trưởng huy động vốn của VCB đã được HĐQT điều
chỉnh là 0%).
• Huy động VNĐ đạt 3.919 tỷ đồng, chiếm 54,6% tổng nguồn vốn
huy động.
• Huy động ngoại tệ đạt 3.256 tỷ quy đồng, chiếm 45,4% tổng nguồn
vốn HĐ
16
Tính đến 31/12/2008, thị phần huy động VNĐ, USD, quy VNĐ chiếm tương ứng
là 1,13% - 2,28% - 1,48% trên địa bàn.
Huy động vốn được thực hiện dưới các hình thức:
• Tiết kiệm lãi định kỳ
• Tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức cá nhân
• Chứng chỉ tiền gửi ngoại tệ
• Các loại kỳ phiếu,trái phiếu
• Tiền gửi thanh toán
4. Tín dụng:
Năm 2006:Công tác Tín dụng của Chi nhánh trong năm
2006 tiếp tục thực hiện với phương châm “Hiệu quả & an toàn”. Với nỗ lực của
các cán bộ Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội, tính đến 31/12/2006, dư nợ tín
dụng của Chi nhánh đạt 4.274 tỷ đồng, tăng 21,5% so với cuối năm 2005, vượt
kế hoạch TW giao cho Chi nhánh năm 2006. Số lượng khách hàng là các doanh
nghiệp có vay vốn tại Chi nhánh hiện là 275 khách hàng
- Thực hiện Quy trình tín dụng mới theo Quyết định 90/QĐ.NHNT.QLTD ngày
26/05/2006 của Ngân hàng Ngoại thương Việt nam áp dụng đối với khách hàng là
doanh nghiệp, Phòng Quản lý rủi ro tín dụng đã từng bước góp phần nâng cao chất
lượng tín dụng, tạo đà phát triển bền vững cho Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội,
góp phần làm cho hoạt động cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp của
Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội tiếp cận với tập quán quốc tế về quản lý trong hoạt
động ngân hàng.
Để mở rộng quan hệ khách hàng và đẩy mạnh công tác tín dụng, đội ngũ cán bộ
VCBHN đã chủ động tìm kiếm các khách hàng tiềm năng, các dự án, các phương
án sản xuất kinh doanh khả thi, tạo điều kiện hỗ trợ kịp thời nhu cầu vốn cho
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Ngân hàng Ngoại
thương Hà Nội luôn quan tâm duy trì và củng cố đội ngũ khách hàng truyền
thống. Phong cách giao dịch của cán bộ tín dụng và chất lượng các sản phẩm tín
dụng của Chi nhánh đã tạo niềm tin và uy tín đối với các khách hàng, tạo điều
kiện cùng khách hàng kinh doanh hiệu quả.
17
Bên cạnh đội ngũ khách hàng truyền thống về xuất nhập khẩu, Chi nhánh đang mở
rộng thêm loại hình cho vay tiêu dùng với nhiều hình thức cho vay ưu đãi, hấp dẫn.
Tính đến 31/12/2006, dư nợ tại bộ phận tín dụng thể nhân đạt 151 tỷ đồng. Nhìn
chung, các khoản vay cá nhân có chất lượng tốt, đảm bảo khả năng trả nợ ngân
hàng.
Quan điểm mở rộng tín dụng đi kèm nâng cao chất lượng tín dụng của Chi nhánh
luôn được quán triệt. Tuy nhiên, do tình hình khó khăn chung, đặc biệt là các
doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng cơ bản và cầu đường do thanh quyết toán
chậm nên trả nợ ngân hàng chưa đúng hạn. Đến 31/12/2006, dư nợ quá hạn là
105 tỷ đồng chiếm 2,46% tổng dư nợ.
Nợ quá hạn chủ yếu tập trung tại một số công ty cầu và một số doanh nghiệp
xuất khẩu khá nhạy cảm trước những biến động của thị trường. Chi nhánh đã rất
quan tâm, đốc thúc đơn vị trong việc chi trả gốc và lãi vay. Chi nhánh hiện đã
thành lập Tổ xử lý nợ xấu tại Chi nhánh cấp 1 và các Chi nhánh cấp 2, quyết tâm
và triệt để trong công tác xử lý nợ xấu.
Năm 2007:
Công tác Tín dụng của Chi nhánh trong năm 2007 tiếp tục thực hiện với phương
châm “Hiệu quả & an toàn”. Với nỗ lực của các cán bộ Ngân hàng Ngoại thương
Hà Nội, dư nợ tính đến 31/12/2007 đạt 2.553 tỷ đồng, tăng 6% so với cuối năm
2006, đạt 88% kế hoạch năm 2007, chiếm 1,49% thị phần trên địa bàn Hà Nội.
Số lượng khách hàng là các doanh nghiệp có vay vốn tại Chi nhánh hiện là 133 khách
hàng. Đến 31/12/2007, dư nợ quá hạn chiếm 0,78% tổng dư nợ.
- Cho vay trung dài hạn : chiếm 22,3% tổng dư nợ
- Cho vay ngắn hạn : chiếm 77,7% tổng dư nợ
Bên cạnh đội ngũ khách hàng truyền thống về xuất nhập khẩu, mở các chương trình
hỗ trợ về vốn cho khách hàng vừa và nhỏ để phát triển kinh doanh, Chi nhánh
đang mở rộng thêm loại hình cho vay thể nhân với nhiều hình thức cho vay ưu đãi,
hấp dẫn: mua ôtô mới, sửa chữa nhà, phát triển kinh tế tư nhân - gia đình, du học,
mua biệt thự tại khu biệt thự, đầu tư xây dựng văn phòng… Đến 31/12/2007, dư
18
nợ tại bộ phận tín dụng thể nhân đạt 145 tỷ đồng, chiếm 5,7% tổng dư nợ. Nhìn
chung, các khoản vay cá nhân có chất lượng tốt, đảm bảo khả năng trả nợ ngân
hàng
Hoạt động tín dụng được thực hiện dưới các hình thức:
• Cho vay vốn lưu động: Khách hàng có thể lựa chọn theo từng lần
hoặc vay theo hạn mức tín dụng
• Cho vay dự án đầu tư để đổi mới công nghệ,đáp ứng nhu cầutái sản
cố định hoặc bất động sản của khách hàng
• Cho vay chiết khấu bộ chứng từ
.
Năm 2008:Trong bối cảnh chung của nền kinh tế, hoạt động
kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Nội đã đạt được
kết quả tốt. Công tác Tín dụng của Chi nhánh trong năm 2008 bị tác động và phụ
thuộc rất nhiều từ những biến động trên thị trường tiền tệ và những quyết sách
mới về kiềm chế lạm phát của NHNN. Trong đó có lộ trình cắt giảm dư nợ được
chỉ đạo từ NHNN Việt nam và NHTMCPNT Việt Nam, VCBHN vẫn tiếp tục
duy trì mục tiêu trong công tác cho vay theo phương châm “Hiệu quả & an toàn”.
Tổng dư nợ của Chi nhánh tính đến 31/12/2008 đạt 2.524 tỷ đồng, bằng 98,9% so
với năm 2007, vượt 3% so với kế hoạch 2.450 tỷ đồng đồng mà NHNT Việt Nam
đã điều được chỉnh ngày 05/11/2008. Bám sát định hướng của NHNT Việt Nam
về nâng cao chất lượng và phát triển thị trường mới, tín dụng, cụ thể là mở rộng
hoạt động tín dụng bán lẻ, cho vay các Doanh nghiệp nhỏ và vừa, NHTMCP NT
Hà Nội đã tích cực triển khai, với các kết quả cụ thể dưới đây:
- Dư nợ nhóm khách hàng SMEs đạt 1200 tỷ đồng, chiếm 47,5% tổng
dư nợ.
- Dư nợ nhóm khách hàng thể nhân đạt 181,4 tỷ đồng, chiếm 7,2% tổng
dư nợ.
- Dư nợ bảo lãnh đạt 152,6 tỷ đồng, tăng 35,5% so với cuối năm 2007,
đạt 89,8% kế hoạch về dư nợ bảo lãnh VCBTW giao cho Chi nhánh.
- Dư nợ ngắn hạn chiếm 73,3% tổng dư nợ
19
- Dư nợ trung dài hạn chiếm 26,6% tổng dư nợ
- Dư nợ VNĐ chiếm 70% tổng dư nợ
- Dư nợ ngoại tệ quy USD chiếm 30% tổng dư nợ
Chi nhánh luôn chủ trương đặt chất lượng tín dụng lên hàng đầu, tăng cường
công tác quản trị rủi ro nhằm đảm bảo tính an toàn và bền vững trong hoạt động
tín dụng.
Một trong các nhiệm vụ chủ yếu trong công tác tín dụng năm 2008 là VCBHN đã tổ
chức tập trung giải quyết nợ cũ, nợ tồn đọng, giảm nợ xấu, nợ quá hạn. Kiểm soát kỹ
tình hình kinh doanh của khách hàng vay vốn trong bối cảnh một số doanh nghiệp
xuất khẩu nhạy cảm trước những biến động của thị trường, có dấu hiệu sử dụng vốn
chưa đúng mục đích. Chi nhánh đã rất tích cực trong việc đôn đốc bàn bạc cùng đơn
vị để thu nợ. Nợ xấu đến 31/12/2008 chỉ còn ở mức 39 tỷ đồng, chiếm 1,5% tổng dư
nợ trong khi giai đoạn giữa năm 2008 tỷ lệ nợ xấu tới gần 15%.
5. Tài trợ thương mại:
Từ đầu năm 2007 đến nay, hoạt động xuất nhập khẩu có những thách thức mới
do môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, các quy định rào cản về xuất khẩu
ngày càng chặt chẽ, giá một số vật tư và dịch vụ đầu vào tăng làm hạn chế sức
cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, tại VCBHN, doanh
số thanh toán XNK vẫn đạt cao, có chất lượng tốt với tổng doanh số xuất nhập
khẩu đạt 435 triệu USD.
- Nhập khẩu đạt 246 triệu USD, vượt 8% kế hoạch đặt ra cho năm 2007, chủ yếu
là các mặt hàng nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc.
- Xuất khẩu đạt 189 triệu USD, vượt 69% kế hoạch đặt ra từ đầu năm, chủ yếu là
các sản phẩm nông, lâm sản.
Tổng doanh số xuất nhập khẩu đạt 435 triệu USD.Nhập khẩu đạt 246 triệu
USD, với các mặt hàng chủ yếu là nguyên liệu máy móc.Xuất nhập khẩu đạt 189
triệu USD, với các sản phẩm chính là nông-lâm sản.
• Dịch vụ thông báo và thông báo sửa đổi LC
• Dịch vụ xác nhận LC
20
• Dịch vụ nhận bộ chứng từ gửi đi thanh toán theo LC,nhờ thu
• Dịch vụ thanh toán tiền hàng xuất khẩu
• Dịch vụ chiết khấu try đòi
• Dịch vụ chiết khấu miễn tru đòi
• Dịch vụ chuyển nhượng LC
• Dịch vụ phát hành LC
• Dịch vụ thanh toán LC
• Ký hậu vận đơn/ ủy quyền nhận hàng theo LC,nhờ thu
• Bảo lãnh nhận hàng
• Thông báo và thanh toán nhờ thu
6. Bảo lãnh:
Dư nợ bảo lãnh đến 31/12/2007 đạt 113 tỷ đồng
• Bảo lãnh vay vốn
• Bảo lãnh thanh toán/Thư tín dụng dự phòng
• Bảo lãnh dự thầu
• Bảo lãnh thực hiện hợp đồng
• Bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm
• Bảo lãnh thanh toán tiền ứng trước
• Bảo lãnh khoản tiền giữ lại
• Bảo lãnh đối ứng
• Xác nhận bảo lãnh
7. Dịch vụ ngân hàng hiện đại:
Dịch vụ ngân hàng điện tử VCBMoney giúp khách hàng thực hiện các giao
dịch khách hàng ngay tại trụ sở làm việc của mình thông qua đường truyền điện
thoại. Dịch vụ ngân hàng trực tuyến I-b@nking giúp khách hàng truy vấn thông
tin tài khoản và tín dụng qua đường truyền internet.
Dịch vụ ngân hàng qua điện thoại di động SMS Banking: Tra cứu thông tin
về tỷ giá,lãi suất,các điểm đặt ATM, thông tin tài khoản …bằng cách nhắn tin tới
số 8170
21
Dịch vụ thẻ hệ thống máy ATM của Vietcombank mang đến khách hàng các
giải pháp tài chính thông minh,các giao dịch tiện lợi,và những giá trị không thể
tính được bằng tiền …
Thẻ tín dụng gồm:
• VisCrad, MasterCard
• American Express, JCB
• Diners Culb…
Thẻ ghi nợ trong nước và quốc tế gồm:
• Vietcombank Connect 24
• Vietcombank MTV MasterCard
• Vietcombank Visa Debit
• Vietcombank SG24…
8. Dịch vụ ngân quỹ:
Dịch vụ ngân quỹ gồm:
• Kiểm đếm ngoại tệ/ VNĐ
• Thu chi tiền mặt tại địa điểm yêu cầu
• Nhờ thu séc du lịch/séc thương mại
• Nhờ thu ngoại tệ/ VNĐ không đủ tiêu chuẩn lưu hành
Lượng giao dịch thu chi tiền mặt ngoai tệ và VNĐ năm 2007:
• Tổng thu chi VNĐ đạt 28.457 tỷ đồng , tăng 33% so với kế hoặch
năm 2007
• Thu chi ngoại tệ quy ra USD đạt 490,56 triệu USD,tăng 32% so với
kế hoạch năm 2007
Công tác ngân quỹ luôn đảm bảo an toàn, chi đủ, đúng chất lượng , uy tín cao
Luôn sẵn sàng đối với mọi yêu cầu rút gửi tiền mặt ngoại tệ/VNĐ
9. Liên kết sản phẩm:
Cho vay nhu cầu tiêu dùng cá nhân mua nhà ô tô,du học…
Thanh toán hóa đơn điện nước, điện thoại,bảo hiểm …qua máy rút tiển tự
động ATM
Đại lý cho các công ty bảo hiểm lớn như BẢO VIỆT, AIA, Prudential…
22
II. Đánh giá chung về tình hình hoạt động Ngân hàng Ngoại thương Hà nội
1. Tổng quan tình hình kinh tế xã hội năm 2008 trên địa bàn
Với những thắng lợi kinh tế được cho là cao nhất trong 10 năm trở lại đây, năm
2007 đã đưa ra những mục tiêu rất cao cho năm 2008 như: tăng trưởng GDP từ
8,5-9%, lạm phát ở mức 11-12%. Tuy nhiên, do tình hình kinh tế xã hội thực tế
năm 2008 của nước ta chịu tác động lớn từ những bất ổn của kinh tế thế giới, đặc
biệt khủng hoảng tài chính kéo theo sự suy giảm của nhiều nền kinh tế; thiên tai,
dịch bệnh trong nước liên tiếp xảy ra gây thiệt hại nhiều cho sản xuất và đời sống
dân cư, có thể thấy rõ mục tiêu trên khó mà thực hiện được: GDP năm 2008 tăng
trưởng 6,23% so với cùng kỳ năm 2007, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2008 đạt
21,47%, tăng 22,97% so với cùng kỳ năm 2007.
Tình hình kinh tế-xã hội của Thủ đô trong năm 2008 gặp nhiều khó khăn, chịu
ảnh hưởng từ những diễn biến bất lợi về kinh tế vĩ mô và thị trường tài chính tiền tệ
trong nước. Tổng sản phẩm nội địa (GDP) trên địa bàn Hà Nội năm 2008 đạt
11,2%, trong khi mục tiêu tăng trưởng kinh tế đặt ra cho Hà Nội năm 2008 từ
12,5-13%. Tuy nhiên trong bối cảnh khó khăn chung, hoạt động ngân hàng và thị
trường tiền tệ vẫn ổn định, thể hiện ở số vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng cuối
năm đang dư thừa ở mức khá lớn khoảng 50.000 tỷ đồng (Theo Vụ CSSTT,
25.10.2008). Hoạt động ngân hàng trên địa bàn Hà Nội năm 2008 vẫn phát triển
khá ổn định, các chỉ tiêu đều ở mức cao so với toàn quốc và cuối năm 2007.
Thuận lợi, khó khăn trong môi trường hoạt động kinh doanh
• Thuận lợi:
NHNT Việt Nam đã chính thức trở thành NHTM cổ phần từ 02/06/2008,
nền tảng cơ chế quản trị và điều hành ngân hàng có sự thay đổi. Thực tế là một số
chủ trương biện pháp tổ chức chỉ đạo trong kinh doanh từ NHNT VN đã có sự
chuyển biến. Thương hiệu và vị thế VCB tiếp tục phát huy tác dụng. Các chính sách
điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ và NHNN nhạy bén hơn, tác động rất mạnh
đến thị trường và hoạt động kinh doanh của các NHTM. Các doanh nghiệp, khách
23
hàng của VCB có cơ sở kinh doanh vững chắc cũng chịu tác động của khủng hoảng,
suy giảm nhưng chưa bị rủi ro lớn hoặc đổ vỡ. Công nghệ của VCB tiếp tục được
phát huy trên nền tảng đã được xây dựng từ trước, một số dịch vụ mới được đưa ra
có tác dụng .
Tiếp tục phát huy các thế mạnh về công nghệ và uy tín của Ngân hàng Ngoại
thương trên địa bàn, VCB Hà Nội cũng có sự thay đổi về quản lý, điều hành kinh
doanh và việc áp dụng một số biện pháp điều hành kinh doanh, đa dạng hóa các
hình thức, các công cụ huy động vốn từ NHTMCP Ngoại thương VN như: tiết kiệm
lĩnh lãi định kỳ, CCTG, phát triển các sản phẩm ngân hàng hiện đại, tích hợp nhiều
tiện ích, mở rộng màng lưới giao dịch, áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt hấp dẫn,
kết hợp các nghiệp vụ phái sinh… để cung cấp các sản phẩm huy động vốn ngày
càng đa dạng và hiện đại hơn đến khách hàng là những nhân tố giúp hoạt động kinh
doanh của VCB tiếp tục ổn định và phát triển.
• Khó khăn:
Kinh tế trong nước bị lạm phát cao, khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã tác
động mạnh mẽ vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như hoạt động
của các NHTM. Cạnh tranh giữa các NHTM khá gay gắt trước tình hình thanh
khoản khó khăn hồi đầu năm, biến động tỷ giá phức tạp và thị trường chứng khoán
sụt giảm, thị trường bất động sản đóng băng, thị trường nguyên liệu diễn biến phức
tạp. Tâm lý cán bộ CNV quan ngại trước các chính sách thay đổi, trông chờ vào
thu nhập mới, cổ phiếu sụt giá, sản phẩm dịch vụ đơn điệu
Tuy nhiên, trong bối cảnh cạnh tranh sôi động, các ngân hàng vẫn cung cấp rất
nhiều các cách thức linh động mới mẻ, sản phẩm và dịch vụ khá đa dạng, phong
phú, thu hút được số lượng lớn khách hàng. Đó là nét sáng tạo, đột phá của các ngân
hàng bạn mà VCB cần học tập và phát huy. VCB duy trì được kết quả tốt chủ yếu
do uy tín, thương hiệu Vietcombank được tạo dựng hơn 45 năm qua. Các sản phẩm
huy động vốn so với các ngân hàng bạn nhìn chung không mới mẻ, lãi suất chưa
hấp dẫn, các sản phẩm đơn lẻ, không mang tính chất ‘gối vụ’: khi sản phẩm này đến
hạn, khách hàng không có sản phẩm khác để lựa chọn thay thế.
• Các giải pháp đã áp dụng:
24
Trong thời gian qua, Chi nhánh Hà Nội đã tích cực triển khai phát triển dịch vụ
ngân hàng bán lẻ, thu hút thêm khách hàng trong mảng hoạt động này: tạo không
gian giao dịch đồng bộ, mang hình ảnh chung cho các Phòng giao dịch, phát triển
các sản phẩm của Vietcombank, nghiên cứu đề xuất các sản phẩm mới, thực hiện
các chính sách chăm sóc khách hàng (tặng quà sinh nhật khách hàng VIP, khuyến
mại khách hàng nhân dịp khai trương các PGD, tặng quà khách hàng thân thiết
nhân dịp Hội nghị khách hàng, giao lưu với các khách hàng…), đổi mới phong
cách giao dịch hướng tới khách hàng, tạo không khí giao dịch thân thiện như :
luyện kỹ năng nhớ khách hàng, tư vấn thay vì thụ động làm theo yêu cầu của
khách, giao mỗi giao dịch viên tạo dựng 10 khách hàng thân thiết… Tuy nhiên,
các sản phẩm của Vietcombank chưa đủ hấp dẫn về ‘chất’ để thu hút khách hàng
nên công tác marketing và khuếch trương dù cố gắng cũng chưa đủ mạnh để thu
hút khách hàng, phát huy được hết lợi thế thương hiệu Vietcombank.
Chi nhánh đã và sẽ từng bước áp dụng mô hình quản lý và tổ chức giao dịch
trong khối Ngân hàng bán lẻ theo chuẩn mực của một ngân hàng thương mại hiện
đại.
Một trong những nguyên nhân quan trọng trực tiếp của việc giảm sút lượng
vốn huy động là do sự biến động ngoại tệ rất phức tạp trên thị trường trong năm
qua. Hơn nữa, do tình hình kinh tế Việt Nam năm 2008 gặp nhiều khó khăn, bất
ổn, diễn biến trên thị trường tiền tệ khó lường…nên khách hàng hiện tại chủ yếu
lựa chọn kênh gửi tiết kiệm ngân hàng làm giải pháp tạm thời trong ngắn hạn chờ
khi thị trường nhà đất, chứng khoán, ngoại tệ và vàng có các dấu hiệu “sáng sủa”
hơn sẽ chuyển sang đầu tư. Chính vì vậy, việc huy động nguồn tiền gửi này thường
không ổn định và sẽ tiếp tục biến động theo diễn biến khó dự đoán.
Với các chính sách thoả thuận lãi suất linh hoạt phù hợp với diễn biến thị
trường nên lượng vốn huy động tiết kiệm tại VCBHN mặc dù có giảm song không
giảm mạnh như những tháng đầu năm.
2. Đánh giá các mặt hoạt động trong năm 2008
2.1. Huy động vốn :
25