CHƯƠNG VI
MBA LÊ THÀNH HƯNG
ĐẠI HỌC KHXH & NV
KHOA KINH TẾ & KHOA ĐỊA LÝ
ĐẠI CƯƠNG VÀ KHÁI NIỆM
VỀ BỐ TRÍ NHÂN SỰ
- Nguồn nhân lực (Human resource) là một tài
nguyên quý hiếm. Vấn đề quản trị nguồn nhân lực
(human resource management) hoặc bố trí nhân sự
(staffing) ngày càng được các nhà quản trị quan
tâm nghiên cứu và phân tích, xem đây là một chức
năng cốt lõi và quan trọng của một tiến trình quản
trị.
- Bố trí nhân sự bao gồm công tác tuyển mộ, sắp
xếp, đào tạo và điều động con người trong bộ máy
tổ chức.
Vậy nguồn nhân lực
là gì?
Nguồn nhân lực được
hiểu theo nghĩa bao
gồm kinh nghiệm, kỹ
năng, trình độ đào tạo
và những sự tận tâm,
nỗ lực hay bất cứ đặc
điểm nào khác tạo giá
trị gia tăng và năng
lực cạnh tranh cho tổ
chức của những người
lao động.
Mô tả nguồn nhân lực:
+ Quy mô và cơ cấu theo các đặc tính
nhận diện nguồn nhân lực (giới tính,
trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngành
nghề,…)
+ Các mô tả về các đặc điểm sự tận
tâm, nỗ lực, khả năng thích nghi, sáng
tạo,…
HỆ THỐNG CÁC QUAN ĐIỂM
VỀ NGUỒN NHÂN LỰC:
KHÁI NIỆM VỀ BỐ TRÍ NHÂN SỰ
- Bố trí nhân sự là tiến trình
tìm người thích hợp để giao
phó một chức vụ hay một
cương vị đang trống, hoặc
đang cân được thay thế.
- Bố trí nhân sự là đặt đúng
người vào đúng chỗ và đúng
lúc.
TIẾN TRÌNH BỐ TRÍ NHÂN SỰ
Thử việc
và
định
hướng
Tổ
chức
tuyển
dụng
Chọn
nhân
sự
Điều
động
nhân
sự
Lậpkế
họach
bố trí
nhân sự
Giải
quyết
thôi
việc
Đào tạo
và phát
triển
nhân sự
Đánh
giá
công
việc
Bước 1 Bước 2 Bước 3 Bước 4
Bước 5 Bước 6 Bước 7 Bước 8
LẬP KẾ HOẠCH BỐ TRÍ NHÂN SỰ
- Thời gian thực hiện kế hoạch từ 6 tháng - 5
năm.
- Yêu cầu nhân sự dựa trên: Nội vi tổ chức và
Ngoại vi tổ chức
- Yêu cầu nhân sự là điều không dễ xác định, tổ
chức cần người nên phải thuê người.
- Phân tích thành các kế hoạch con.
- Dự báo và kiểm soát nguồn nhân lực.
TỔ CHỨC TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ
- Giai đọan 1: Xác định nhu
cầu nhân lực của doanh nghiệp
- Giai đoạn 2: Tiến hành phân
tích, mô tả nội dung công tác
của các chức vụ và xác định
các tiêu chuẩn của các chức
danh.
- Giai đoạn 3: Thu thập ứng
viên muốn đảm bảo chức vụ.
a. Xác định nhu cầu nhân lực
- Nhu cầu về số lượng
- Nhu cầu về chất lượng.
- Đặc điểm của ứng viên
mà xí nghiệp cần có
a. Xác định nhu cầu nhân lực
- Phân tích các yếu tố nội tại của doanh nghiệp:
kế họach kinh doanh, chiến lược phát triển, sự
thay đổi và biến động tự nhiên trong lực lượng
hiện có.
- Phân tích các yếu tố liên quan đến lao động
ngoài xí nghiệp như: triển vọng tăng trưởng hay
suy thoái kinh tế, sự tăng hay giảm số lượng cung
lao động trên thị trường, luật lệ và quy định của
chính quyền về lao động.
Trên cơ sở phân tích công việc,
tiến hành mô tả công việc sẽ cần
người đảm nhận, xây dựng thành
bảng mô tả công việc.
b. Phân tích, mô tả công việc của các chức vụ và
xác định tiêu chuẩn của các chức danh công
việc.
Bảng mô tả công việc là bảng ghi chép
các nhiệm vụ, các hoạt động thường
xuyên cũng như các hoạt động không
thường xuyên của một chức danh.
Chức danh là tên gọi các chức trách
trong bộ máy tổ chức của xí nghiệp từ
giám đốc đến công nhân sản xuất.
Từ những bảng mô tả công việc
mà mỗi chức danh trong xí nghiệp
phải làm, nhà quản trị sẽ xác định
được những tiêu chuẩn cần phải
có đối với người đảm nhận chức
danh đó.
- Phải tốt nghiệp đại học
quản trị kinh doanh
- Có ít nhất 5 năm kinh
nghiệm bán hàng
- Có ít nhất 2 năm kinh
nghiệm chỉ huy
- Cương quyết và hoà nhã
với mọi người…
Ví dụ: Tiêu chuẩn của chức danh
giám đốc tiếp thị của công ty có thể là:
c. Thu thập ứng viên:
Có thể tuyển từ các nhân
viên đang làm việc trong
tổ chức. Ưu điểm là nắm
rất chắc ứng viên, làm
gia tăng lòng trung
thành của nhân viên đối
với tổ chức. Nhược điểm
là không đưa được
những nhân tố mới vào
công ty, xí nghiệp
Có thể tuyển dụng từ bên ngoài
thông qua quảng cảo trên báo chí,
phương tiện truyền thông đại
chúng, hoặc thông qua nhân viên
đang làm việc cho xí nghiệp giới
thiệu, hoặc nhờ các cơ quan dịch
vụ lao động, trung tâm dạy nghề
giới thiệu, hoặc tuyển mộ từ các
trường trung cấp, đại học…
c. Thu thập ứng viên:
TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TỐT NHẤT
THEO YÊU CẦU CÔNG VIỆC
- Xem xét hồ sơ xin việc
- Phỏng vấn sáng lọc.
- Trắc nghiệm
- Điều tra nghiên cứu quá trình và năng lực của
ứng viên
- Phỏng vấn chuyên sâu
- Khảo sát thể lực và ngoại hình
- Giao việc
THỬ VIỆC VÀ ĐỊNH HƯỚNG
- Tìm hiểu các thông tin tổng hợp
- Hiểu khái quát lai lịch, mục đích, quá trình phát
triển.
- Nắm về chính sách, đường lối và lĩnh vực kinh
doanh
- Tìm hiểu luật lệ nội quy và quyền lợi.