Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Ví dụ có thật hoặc giả định chứng minh hành vi chứa đầy đủ đặc điểm tham nhũng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.42 KB, 5 trang )

Đề bài
Hãy lấy 1 ví dụ có thật hoặc giả định chứng minh hành vi chứa đầy đủ đặc điểm
tham nhũng; Hành vi đó phải/sẽ bị xử lý thế nào? Nguyên nhân nào dẫn đến hành
vi đó?
Bài làm
Hứa Thị Phấn và đồng phạm phạm tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” và
“Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm
trọng” xảy ra tại Ngân hàng Đại Tín – TrustBank.
Bị cáo Hứa Thị Phấn giữ chức vụ cố vấn cao cấp, có nhiệm vụ tư vấn cho thường
trực HĐQT về công tác quản trị và hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh
của Ngân hàng Đại Tín (TrustBank), Hứa Thị Phấn cùng Công ty CP đầu tư phát
triển Phú Mỹ và 14 cá nhân có quan hệ gia đình và họ hàng, đứng tên giúp bà Phấn
(gọi tắt là nhóm Phú Mỹ), đã mua hơn 254,7 triệu cổ phần, tương đương 2.547 tỉ
đồng, chiếm 84,92 % vốn điều lệ Ngân hàng Đại Tín.
Lợi dụng việc là cổ đơng lớn, nắm quyền chi phối, thu tóm tồn bộ hoạt động của
HĐQT, ban điều hành và cán bộ nhân viên Ngân hàng Đại Tín và hai chi nhánh
Sài Gịn và Lam Giang, bị cáo Phấn đã chỉ đạo nhân viên ngân hàng thực hiện các
hành vi trái pháp luật để rút tiền, chiếm đoạt, sử dụng trái phép luật gây thiệt hại
cho Ngân hàng Đại Tín hàng ngàn tỉ đồng. Thơng qua các bị cáo khác, Phấn chỉ
đạo Công ty TrustAsset (thuộc Ngân hàng Đại Tín, khơng có chức năng thẩm định
giá) thẩm định giá, nâng khống giá trị căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch sở hữu của
bà Phấn lên 1.268 tỉ đồng, cao gấp 8 lần giá thị trường, rồi chỉ đạo việc mua bán
lịng vịng căn nhà, sau đó bán cho Ngân hàng Đại Tín, chiếm đoạt và gây thiệt hại
hơn 1.105 tỉ đồng. Ngồi ra, bà Phấn cịn bị truy tố về hành vi hạch toán thu chi
khống vi phạm các quy định của pháp luật.
Tổng số tiền bị cáo Hứa Thị Phấn chỉ đạo thu khống để sử dụng bất hợp pháp hơn
5.256 tỉ đồng. Số tiền này liên quan đến hồ sơ cho Công ty cổ phần đầu tư Phương
Trang vay nhưng bà Phấn đã không giải ngân đủ cho Công ty Phương Trang, đến
nay thất thốt, khơng thu hồi được.
* Đặc điểm tham nhũng:
1.



Chủ

thể

tham

nhũng



người



chức

vụ,

quyền

hạn


Đặc điểm của tham nhũng là chủ thể thực hiện hành vi phải là người có chức vụ,
quyền hạn. Người có chức vụ, quyền hạn bao gồm: cán bộ, cơng chức, viên chức;
sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị
thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên
môn - kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân; cán bộ lãnh đạo,
quản lý trong doanh nghiệp của Nhà nước; cán bộ lãnh đạo, quản lý là người đại

diện phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp; người được giao thực hiện
nhiệm vụ, cơng vụ có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ đó (khoản
3. Điều 1, Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005).
=> Chủ thể tham nhũng ở đây là bà Hứa Thị Phấn giữ chức vụ cố vấn cao
cấp, có nhiệm vụ tư vấn cho thường trực HĐQT về công tác quản trị và hoạch
định chiến lược phát triển kinh doanh của Ngân hàng Đại Tín (TrustBank)
2. Chủ thể tham nhũng lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao
“Lợi dụng chức vụ, quyền hạn” để vụ lợi là đặc trưng thứ hai của tham nhũng. Khi
thực hiện hành vi tham nhũng, kẻ tham nhũng phải sử dụng “chức vụ, quyền hạn
của mình” như một phương tiện để mang lại lợi ích cho mình, cho gia đình mình
hoặc cho người khác. Đây là yếu tố cơ bản để xác định hành vi tham nhũng. Một
người có chức vụ, quyền hạn nhưng không lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó thì
khơng có hành vi tham nhũng. Tuy nhiên, khơng phải mọi hành vi của người có
chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó đều được coi là hành vi
tham nhũng. Ở đây có sự giao thoa giữa hành vi này với các hành vi tội phạm
khác, do vậy cần lưu ý khi phân biệt hành vi tham nhũng với các hành vi vi phạm
pháp luật khác.
=> Lợi dụng việc là cổ đông lớn, nắm quyền chi phối, thu tóm tồn bộ hoạt
động của HĐQT, ban điều hành và cán bộ nhân viên Ngân hàng Đại Tín và
hai chi nhánh Sài Gịn và Lam Giang, bị cáo Phấn đã chỉ đạo nhân viên ngân
hàng thực hiện các hành vi trái pháp luật để rút tiền, chiếm đoạt, sử dụng trái
phép luật gây thiệt hại cho Ngân hàng Đại Tín hàng ngàn tỉ đồng.
- Bà Phấn chỉ đạo Cơng ty TrustAsset (thuộc Ngân hàng Đại Tín, khơng có
chức năng thẩm định giá) thẩm định giá, nâng khống giá trị căn nhà số 5
Phạm Ngọc Thạch sở hữu của bà Phấn lên 1.268 tỉ đồng, cao gấp 8 lần giá thị
trường, rồi chỉ đạo việc mua bán lịng vịng căn nhà, sau đó bán cho Ngân
hàng Đại Tín, chiếm đoạt và gây thiệt hại hơn 1.105 tỉ đồng. Ngoài ra, bà


Phấn cịn bị truy tố về hành vi hạch tốn thu chi khống vi phạm các quy định

của pháp luật.
3. Mục đích của hành vi tham nhũng là vụ lợi
Hành vi tham nhũng là hành vi cố ý. Mục đích của hành vi tham nhũng là vụ lợi.
Nếu chủ thể thực hiện hành vi khơng cố ý thì hành vi đó khơng là hành vi tham
nhũng. Vụ lợi ở đây được hiểu là lợi ích vật chất hoặc lợi ích tinh thần mà người có
chức vụ, quyền hạn đã đạt được hoặc có thể đạt được thơng qua hành vi tham
nhũng. Như vậy, khi xử lý về hành vi tham nhũng, không bắt buộc chủ thể tham
nhũng phải đạt được lợi ích.
=> Mục đích tham nhũng của bà Hứa Thị Phấn là vì vụ lợi cụ thể là lợi ích vật
chất lên đến hàng ngàn tỷ đồng.
* Hành vi đó phải/sẽ bị xử lý:
- Ngày 31/5/2018, TAND TP.HCM đã xét xử sơ thẩm và tuyên phạt Hứa Thị Phấn
30 năm tù về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và tội cố ý làm trái quy
định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, buộc bị cáo phải
bồi
thường
thiệt
hại
trên
16.000
tỉ
đồng.
- Các bị cáo khác bị phạt từ 2 năm đến 28 năm tù, liên đới bồi thường số tiền thất
thoát
trong
vụ
án.
-Tháng 11/2018, TANDCC tại TP HCM xét xử phúc thẩm, đã bác toàn bộ kháng
cáo của Hứa Thị Phấn và một số bị cáo khác, giữ nguyên mức án sơ thẩm đối với
bị cáo Hứa Thị Phấn, tuyên phạt mức án 20 năm tù đối với hành vi Lạm dụng tín

nhiệm chiếm đoạt tài sản Theo khoản 4 Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm
đoạt tài sản Bộ luật Hình sự 2015, 20 năm tù cho hành vi cố ý làm trái quy định
của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng Theo khoản 3 Điều 165.
Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm
trọng, tổng hợp hình phạt là 30 năm tù (đã tổng hợp thêm hình phạt 17 năm tù ở vụ
án ở Oceanbank).
- Bị cáo Phấn phải bồi hoàn số tiền trên 16.000 tỷ đồng.
* Nguyên nhân dẫn đến hành vi đó:


- Thứ nhất, hệ thống chính sách và các văn bản pháp luật phức tạp, thiếu chặt chẽ,
đồng bộ.
Sự phức tạp, thiếu chặt chẽ, đồng bộ của hệ thống chính sách, pháp luật dẫn đến
tình trạng tùy tiện trong áp dụng. Đồng thời việc sửa đổi, bổ sung, thay đổi thường
xuyên các văn bản, chính sách làm cho người dân, đặc biệt là các doanh nghiệp
không kịp cập nhật, nắm bắt được các quyền và nghĩa vụ của họ. Bên cạnh đó, khi
pháp luật khơng được áp dụng và thực thi nhất quán, ví dụ cùng một yêu cầu giống
nhau nhưng q trình áp dụng pháp luật từ phía cơ quan quản lý nhà nước lại cho
ra những kết quả khác nhau thì người dân hoặc doanh nghiệp có thể phải tính đến
giải pháp chi trả những khoản chi phí khơng chính thức cho người có thẩm quyền.
Điều này tạo cơ hội cho những hành vi tùy tiện, nhũng nhiễu vì vụ lợi của những
người có chức vụ, quyền hạn trong q trình thực thi cơng vụ. Trong khi tâm lý
người dân hoặc doanh nghiệp lại sẵn sàng chi trả một khoản chi phí khơng chính
thức trong giao dịch với cơ quan nhà nước nhằm được giải quyết nhanh chóng hơn
các thủ tục.
- Thứ hai, thiếu công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn
vị.
Trong một môi trường hoạt động thiếu công khai, minh bạch, khi người có chức
vụ, quyền hạn khơng phải chịu sức ép từ suy nghĩ rằng mọi hành vi đều có thể bị
giám sát bởi những chủ thể khác, hoặc cho rằng nếu hành vi có bị phát giác cũng

khó có thể đánh giá được do thiếu thông tin hoặc thiếu rõ ràng trong những thơng
tin được cơng khai, họ thường có xu hướng lạm dụng quyền lực được giao vì mục
đích vụ lợi. Vì vậy, thiếu cơng khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ
chức, đơn vị chính là một trong những nguyên nhân tạo điều kiện thuận lợi cho
việc thực hiện các hành vi tham nhũng.
- Thứ ba, thiếu một môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các hoạt động kinh
doanh.
Trong một mơi trường kinh doanh cịn hiện tượng độc quyền trong cung cấp dịch
vụ, hàng hóa thì các doanh nghiệp thay vì nâng cao năng lực cạnh tranh một cách
lành mạnh sẽ tìm cách phát triển quan hệ với các cơ quan nhà nước, các đối tác
kinh doanh. Họ sẵn sàng chi trả các khoản chi phí khơng chính thức để giành được
các hợp đồng lớn hoặc trúng những gói thầu cung cấp hàng hóa thiết bị, đặc biệt
trong hoạt động mua sắm cơng. Sự thiếu hồn thiện của các quy định pháp luật về


đấu thầu, thiếu cơ chế kiểm soát xung đột lợi ích… đều là những điều kiện thúc
đẩy nguy cơ thực hiện các hành vi tham nhũng.
- Thứ tư, chế độ đãi ngộ chưa thỏa đáng cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức,
người lao động trong cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp.
Sự chênh lệch về tiền lương và chế độ đãi ngộ nói chung giữa khu vực nhà nước và
khu vực ngồi nhà nước, giữa chính những doanh nghiệp với nhau làm phát sinh
động cơ tham nhũng của cán bộ, cơng chức, viên chức trong các tình huống xung
đột lợi ích. Tiền lương và những lợi ích vật chất chính thức có được từ cơng việc
khơng đủ để đáp úng nhu cầu sinh hoạt của bản thân và gia đình, họ sẽ tìm cách
thực hiện những hành vi bất chính để trục lợi cá nhân do chính chức vụ, quyền hạn
của họ tạo ra.




×