Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Báo cáo kiến tập tổng hợp tại công ty cổ phần thủy sản Bình Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (417.62 KB, 71 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Với xu thế phát triển của quá trình hội nhập trong khu vực và trên thế giới diễn ra ngày
càng nhanh, mạnh đã làm cho nền kinh tế thị trường mang tính chất cạnh tranh mạnh mẽ
Trong bối cảnh đó, các công ty được hình thành ở khắp mọi nơi trên đất nước đã tạo ra
nhiều chuyển biến quan trọng cho nền kinh tế nước nhà. Để hòa nhịp vào sự thay đổi nền
kinh tế thế giới, mục tiêu của các doanh nghiệp, các công ty là phải tạo được bước chuyển
rõ rệt về chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm.
Nhận thấy được những thế mạnh của ngành thủy sản công ty cổ phần thủy sản Bình Định
đã mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực thủy hản sản. Là một đơn vị thuộc thành phần kinh tế Nhà
nước và được cổ phần hóa. Sau những năm cổ phần hóa công ty đã có những nỗ lực đáng kể
thể hiện vai trò của mình đối với nền kinh tế tỉnh nhà nói chung và của bản thân công ty nói
riêng. Ban lãnh đạo công ty đã nỗ lực tìm kiếm những giải pháp tối ưu để nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh doanh nhằm khẳng định vị trí của mình trong nước và trên thế giới.
Với mục đích tìm hiểu, làm quen với tình hình thực tế của công ty đồng thời vận dụng
kiến thức cơ bản để nhận xét, đánh giá bộ máy kế toán cũng như việc ghi chép. Em đã chọn
công ty cổ phần thủy sản Bình Định làm điểm thực tế và viết báo cáo này. Ngoài lời mở đầu
và kết luận bản báo cáo này còn gồm 3 phần:
+ Phần 1: Khát quát chung về công ty cổ phần thủy sản Bình Định.
+ Phần 2: Thực hành về ghi sổ kế toán.
+ Phần 3: Một số ý kiến nhận xét về hình thức kế toán áp dụng tại công ty
CP thủy sản Bình Định.
Nguyên vật liệu là một trong yếu tố đầu vào quan trọng của quá trình chế biến thủy sản, làm
sao để có thể sử dụng nguyên vật liệu hiệu quả nhất là điều mà chủ công ty quan tâm nhất
Chính vì lý do đó, em đã chọn phần hành: Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ để đi sâu vào
việc phân tích, quá trình luân chuyển chứng từ cũng như tiến hành ghi sổ kế toán.
Để hoàn thành tốt báo cáo tổng hợp này đã được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của cán
bộ trong phòng kế toán- thống kê của công ty và đặc biệt là thầy Nguyễn Ngọc Tiến ở Khoa
Kinh tế & Kế toán trường đại học Quy Nhơn. Trong quá trình thực tập tại công ty cổ phần
thủy sản Bình Định, mặc dù đã cố gắng trong việc sưu tập, tham khảo tài liệu, tìm hiểu thực
tế công ty nhưng còn hạn hẹp về kiến thức bản thân, báo cáo này không thể tránh thiếu sót.
Vì vậy em rất mong sự đánh giá, đóng góp ý kiến chân thành của thầy cô trong khoa và cán


bộ công ty cổ phần thủy sản Bình Định để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Quy Nhơn, ngày 27 tháng 7 năm 2010
Sinh viên thực tập
Phạm Thị Nga
PHẦN 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN BÌNH ĐỊNH
1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần thủy sản Bình Định
1.1.1 Giới thiệu về công ty
Công ty cổ phần thủy sản Bình Định là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, hạch
toán độc lập, có mã số thuế, có tài khoản riêng tại kho bạc Nhà Nước và Ngân hàng ngoại
thương, có con dấu riêng mang tên công ty cổ phần thủy sản Bình Định.
Tên công ty: Công ty cổ phần thủy sản Bình Định
Tên giao dịch: Bình Định Fishery Joint Stock Company
Tên viết tắt: Bidifisco
Địa chỉ: 02D - Trần Hưng Đạo - Quy Nhơn – Bình Định
Điện thoại: (056)892039 – 892527
Fax: (056)892627 – 982355
Email:
Mã số thuế: 4100301209
Số TK: 0051000000991 Tại Ngân hàng Ngoại thương Quy Nhơn
Loại hình công ty: Cổ phần
Loại hình kinh doanh: Xuất khẩu
Vốn điều lệ: 15.000.000.000 (VNĐ)
Công suất nhà máy: 4200 tấn/năm
Công suất đông lạnh: 10 tấn/năm
Kho trữ lạnh có sức chứa: 300 tấn
Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất kinh doanh, kinh doanh thương mại, dịch vụ
Ngành nghề kinh doanh: Nuôi trồng, chế biến, mua bán, thủy sản xuất khẩu, đóng mới
và sữa chữa tàu thuyền, mua bán xăng dầu

1.1.2 Qúa trình hình thành và phát triển
Công ty cổ phần thủy sản Bình Định trước đây là một Doanh nghiệp Nhà nước. Theo
Nghị định số 44/1998/NĐ – CP của Chính phủ và Nghị quyết của tỉnh ủy – Uỷ ban Nhân
dân Tỉnh về chủ trương chuyển đổi thành hình thức sở hữu đối với Doanh nghiệp Nhà nước,
Công ty cổ phẩn thủy sản Bình Định đã được cổ phần hóa, tách riêng và hình thành nên 2
công ty cổ phần hoạt động theo luật công ty là: Công ty cổ phần thủy sản Bình Định và công
ty cổ phần thủy sản Hoài Nhơn. Công ty CP thủy sản Bình Định chính thức đi vào hoạt
động kể từ ngày 01/03/1999 sau Đại hội đồng cổ đông ngày 11/02/1999 theo giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh số 056954 do Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Bình Định cấp. Trước
đây, công ty CP thủy sản Bình Định có 4 đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc và 2 chi
nhánh kinh doanh là:
1. Nhà máy chế biến thủy sản XK An Hải, đóng tại phường Hải cảng, TP Quy Nhơn.
2. Xí nghiệp kinh doanh dịch vụ thủy sản Quy Nhơn, đóng tại phường Thị Nại, TP Quy
Nhơn.
3. Xí nghiệp chế biến thủy sản Tháp Đôi, đóng tại phường Đống Đa, TP Quy Nhơn.
4. Xí nghiệp kinh doanh dịch vụ thủy sản ĐêGi đóng tại thôn An Quy, xã Cát Hanh, huyện
Phù Cát.
5. Chi nhánh công ty CP thủy sản Bình Định, số 38 Lê Quang Kim Q8,TP HCM.
6. Các cửa hàng xăng dầu đóng tại 465 Đống Đa, TP Quy Nhơn
Tuy nhiên, các đơn vị trực thuộc công ty vì hoạt động không hiệu quả đã tập trung nguồn
lực kinh tế của mình để chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu. Do đó công ty đã thu hẹp
lại, hiện tại chỉ còn 2 đơn vị trực thuộc là:
1. Xí nghiệp kinh doanh dịch vụ thủy sản Quy Nhơn, đóng tại Phường Thị Nại, TP Quy
Nhơn.
2. Cửa hàng xăng dầu, đóng tại 465 Đống Đa- TP Quy Nhơn- Bình Định.
Công ty đã gặp không ít khó khăn trong những ngày đầu thành lập. Tuy nhiên với bề dày
lịch sử và với sự nỗ lực hết mình của cán bộ, CNV công ty cổ phần thủy sản Bình Định đã
thu được những kết quả nhất định. Sản phẩm của công ty đủ sức cạnh tranh trên thị trường
trong nước và vươn ra nước ngoài. Là 1 trong 43 DN thủy sản đạt danh hiệu “DN Xuất
khẩu uy tín” năm 2009. Ngoài ra công ty còn đạt các chứng chỉ như: HACCP, SGS, EU

Code DL 57, Đồng thời hàng năm công ty còn đóng góp cho ngân sách Nhà nước hàng tỷ
đồng. Kết quả hoạt động SXKD và năng lực của công ty trong những năm gần đây được
phản ánh qua các các chỉ tiêu sau:
Bảng 1.1 Báo cáo kết quả hoạt động SXKD năng lực của công ty
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Tài sản CĐ VNĐ 5.491.127.632 5.079.873.648 4.499.863.310
Nguồn vốn VNĐ 50.936.592.124 73.603.309.345 91.944.954.547
Doanh thu VNĐ 273.734.189.950 330.973.633.289 341.827.978.802
Tổng LN trước thuế VNĐ 2.570.017.033 3.603.642.259 4.871.054.751
Thuế TNDN VNĐ 730.033.437 827.539.789 1.373.713.565
Tổng LN sau thuế VNĐ 1.839.983.596 3.167.939.823 3.497.341.186
(Nguồn: Phòng kế toán- thống kê)
Qua bảng báo cáo ta thấy các chỉ tiêu hầu như có xu hướng tăng qua các năm từ 2006-2009.
Tuy TSCĐ giảm nhưng không làm gia tăng nguồn vốn đã làm tổng LNST tăng lên rõ rệt.
Chứng tỏ hiệu quả SXKD của công ty ngày càng chuyển đổi theo hướng tích cực.
Bảng 1.2 Tổng kim ngạch XK của công ty
Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Lượng
(tấn)
Trị giá
(USD)
Lượng
(tấn)
Trị giá
(USD)
Lượng
(tấn)
Trị giá
(USD)

Tổng kim ngạch
XK
4.140,0 17.735.900 4.577,7 23.229.900 4.347,8 21.445.400
XK ủy thác 36,2 113.900 706,2 4.676.600 509,7 4.486.300
XK trực tiếp 4.103,8 17.622.000 3.871,5 18.553.300 3.838,1 16.959.100
(Nguồn: Phòng kế toán- thống kê)
Qua bảng trên ta thấy tổng kim ngạch XK của công ty tăng lên từ năm 2007-2009, đặc biệt
là XK trực tiếp. Từ đó có thể nói quá trình phấn đấu, nỗ lực không ngừng của công ty.
1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty CP thủy sản Bình Định
1.2.1 Chức năng của công ty
- Chế biến các mặt hàng đông lạnh XK như: Mực, cá đại dương, các loại hải sản.
- Kinh doanh XNK thủy sản, các loại vật tư nghề cá, kinh doanh chế biến gỗ các
loại.
- Kinh doanh vật tư, ngư lưới cụ, xăng dầu phục vụ đối lưu cho đánh bắt thủy sản.
- Đầu tư liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần theo quy định của PL với mục đích
phát
triển SXKD.
- Tự quyết định giá mua, giá bán vật tư, nguyên liệu, sản phẩm, dịch vụ.
- Tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức các đơn vị SXKD phù hợp với mục tiêu,
nhiệm vụ của công ty, phân chia điều chỉnh các nguồn lực giữa các đơn vị trực thuộc,
đảm bảo hiệu quả SXKD.
- Tuyển chọn, thuê mướn, bố trí sử dụng lao động, lựa chọn các hình thức trả
lương, thưởng. Quyết định mức lương trên cơ sở cống hiến và hiệu quả SXKD theo
các quyền khác của người sử dụng lao động quy định của Luật lao động & các quy
định khác của PL.
1.2.2 Nhiệm vụ của công ty
Nhiệm vụ đầu tiên của công ty đó là tiến hành tổ chức SXKD theo ngành nghề đã đăng
ký kinh doanh đúng quy định của Pháp luật, nộp thuế đúng quy định & kinh doanh có lãi.
Trên cơ sở ngành nghề đã đăng ký kinh doanh, công ty được phép kinh doanh:
 Nuôi trồng, chế biến, mua bán thủy sản.

 Mua bán gỗ.
 Đóng mới và sữa chữa tàu thuyền.
 Mua bán xăng dầu, mua bán thiết bị, vật tư, hàng hóa phục vụ nghề cá.
 Dịch vụ ăn uống, giải khát.
 Thực hiện tốt các hợp đồng đã ký kết theo đúng thời gian, tiến độ và yêu cầu chất
lượng, đảm bảo uy tín với khách hàng.
 Mua bán thiết bị, vật tư, hàng hóa phục vụ nghề cá.
 Khai thác triệt để & sử dụng có hiệu quả mọi thế mạnh của địa phương, chủ yếu là
nguồn nguyên liệu thủy hải sản.
 Luôn huy động, bảo toàn và phát triển vốn của công ty ngày càng cao, đủ sức mạnh
cạnh tranh lành mạnh với các doanh nghiệp khác trong quá trình SXKD.
 Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ công nhân viên chức, thực hiện phân
phối lao động, luôn thực hiện đúng quy định của Luật lao động.
1.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty CP thủy sản Bình Định
1.3.1 Loại hình kinh doanh của công ty
Hiện nay công ty chủ yếu kinh doanh chế biến thủy hải sản để xuất khẩu & tiêu thụ nội địa.
Nhóm hải sản đông lạnh chủ yếu được tiêu thụ ở thị trường nước ngoài bao gồm có các mặt
hàng chính như: cá, tôm đông lạnh….Nguồn này chiếm 70% tổng DT của toàn công ty.
Nước mắm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước chiếm 5% tổng DT toàn công ty.
Ngoài ra công ty còn hoạt động SXKD ở một số lĩnh vực khác như: mua bán hàng, vật hậu
cần nghề cá, mua bán xăng dầu, đóng mới và sữa chữa tàu thuyền.
1.3.2 Thị trường đầu vào của công ty
 Nguồn nguyên liệu chủ yếu của công ty là các loại thủy sản tươi sống do ngư dân
đánh bắt: Nguồn cung cấp này phân tán, nhỏ lẻ, không ổn định, không đồng nhất.
 Ngoài ra để đảm bảo cho kế hoạch sản xuất diễn ra một cách thường xuyên, liên tục
công ty đã tiến hành NK hàng đông lạnh nguyên liệu từ: Nhật Bản, Malaixia, …
1.3.3 Thị trường đầu ra của công ty
Sản phẩm của công ty CP thủy sản Bình Định chủ yếu dùng để XK ra thị trường thế giới
(chiếm khoảng 99% doanh thu) nên khách hàng chủ yếu của công ty là:
• Đối với hàng XK: Trước đây các mặt hàng sản xuất ra thường được xuất sang các

nước châu Á như Đài Loan, Nhật Bản Nhưng trong những năm gần đây thị trường
châu Á bị thu hẹp thì công ty đã mở rộng sang các thị trường mới như: Hà Lan, Mỹ
• Đối với hàng nội địa: Rất ít chiếm khoảng 1% tổng doanh thu trong kỳ của công ty,
chủ yếu bán ở các thị trường như: Khánh Hòa, Đà Nẵng, TP HCM
1.3.4 Đặc điểm vốn KD của công ty CP thủy sản Bình Định
Bảng 1.3 Đặc điểm về vốn KD của công ty
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Nợ phải trả VND 33.991.108.149 56.630.048.372 75.754.620.707
Vốn chủ sở hữu VND 16.945.483.975 16.973.260.973 16.190.330.840
Tổng nguồn vốn VND 50.936.592.124 73.603.309.345 91.944.951.547
(Nguồn: Phòng kế toán- thống kê)
Dựa vào bảng trên ta thấy rằng vốn KD của công ty tăng lên, trong đó chủ yếu là do NPT.
Vốn KD của công ty hầu hết dựa vào việc huy động nguồn bên ngoài. Như vậy khi gặp điều
kiện thuận lợi thì công ty có cơ hội phát triển.
1.3.5 Đặc điểm về nguồn lao động của công ty CP thủy sản Bình Định
Bảng 1.4 Đặc điểm về nguồn lao động của công ty
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Tổng số lao động 352 352 475
Lao động chính 307 290 391
Lao động phụ trợ 20 40 60
Lao động quản lý 25 22 24
(Nguồn: Phòng kế toán- thống kê)
Số lao động của công ty ngày càng tăng đặc biệt là lao động chính, là lao động chủ yếu tạo
ra kết quả của công ty. Đây là cơ cấu lao động phù hợp với quy mô, ngành nghề kinh doanh.
1.3.6 Đặc điểm về TSCĐ của công ty CP thủy sản Bình Định
TSCĐ là một trong những yếu tố đầu vào không thể thiếu trong quá trình sản xuất của công
ty, nó góp phần thúc đẩy năng suất lao động tăng, do đó TSCĐ có ảnh hưởng tới hiệu năng
sản xuất. Như vậy TSCĐ của công ty qua các năm tăng lên điều này chứng tỏ ban lãnh đạo
công ty ngày càng quan tâm và đầu tư vào việc mua sắm, xây dựng TSCĐ.
Bảng 1.5 Đặc điểm về TSCĐ của công ty

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Nhà cửa, vật kiến trúc 4.893.261.953 5.254.967.341 5.254.967.341
Máy móc, thiết bị 7.009.249.677 7.741.404.632 7.818.625.795
Phương tiện vận tải 1.107.760.465 1.087.584.465 1.087.584.465
Thiết bị, dụng cụ quản lý 193.507.916 212.171.030 249.113.887
TSCĐ khác 101.140.572 101.140.572 121.140.572
Tổng TSCĐ 13.304.920.583 14.397.268.040 14.531.432.060
Gía trị hao mòn lũy kế (7.813.792.951) (9.317.394.392) (10.031.562.750)
Gía trị còn lại 5.491.127.632 5.079.873.648 4.881.260.598
(Nguồn: Phòng kế toán- thống kê)
1.4 Đặc điểm, tổ chức sản xuất kinh doanh & quản lý tại công ty CP TS Bình Định
1.4.1 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty
Căn cứ vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh của mình để thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất
công ty đã lựa chọn một quy trình sản xuất phù hợp với những tính chất, đặc trưng của các
loại sản phẩm. Quy trình chế biến các loại sản phẩm đông lạnh của công ty được bố trí trên
cùng một nơi sản xuất, dùng chung dụng cụ & MMTB phục vụ sản xuất.
Sơ đồ 1.1 Quy trình công nghệ chế biến sản phẩm hàng đông lạnh XK
Tiếp nhận nguyên liệu Rửa


Nhiệm vụ của từng công đoạn:
 Tiếp nhận nguyên liệu: Nguyên liệu được đem về từ các điểm thu mua trong nước,
được chuyển trên xe tải lạnh để đảm bảo chất lượng nguyên liệu còn tươi.
 Lấy nội tạng: Dùng dao xẻ một đường từ hậu môn đến vây ức, dùng tay bỏ hết nội
tạng, rửa sạch bằng nước đá lạnh có pha Clorin 50ppm.
 Bảo quản: Nguyên liệu chưa được chế biến ngay mà được bảo quản trong các thùng
cách nhiệt bằng phương pháp muối gia kho theo tỉ lệ cá/đá:1/1
 Fillet: Vuốt sạch nước & đá, xẻ một đường dọc theo xương vây lưng từ mang lên
đình đầu đến cuối, sau đó dùng mũi dao rạch sâu một đường từ vây ức cứa qua mang
lên

đỉnh đầu tiếp giáp với phần mổ trước. Dùng tay căn mặt cắt và fillet hết phần thịt còn
dính, sau đó tách rời miếng cá. Lật ngược thân cá và thực hiện đối với phần còn lại.
 Nhổ xương: Nhổ bằng nhíp & dùng tay kiểm tra lại.
Lấy nội tạng
Xếp khuôn
Bảo quản
Chờ đông
Fillet
Cấp đông
Nhổ xương
Tách khuôn, mạ băng
Định hình
Bao gói, đóng thùng
Phân loại, cỡ
Bảo quản thành phẩm
Cân lượng
Xuất hàng
 Định hình: Dùng dao cắt bỏ hết phần thịt xanh, thịt bầm, gân, máu, các vết cắt thẳng,
nhẵn có hình phù hợp với yêu cầu của khách hàng.
 Phân loại, cỡ: Sau khi kết thúc công đoạn sơ chế bán thành phẩm được kiểm tra quy
cách & phân cỡ, đánh thẻ cỡ, loại những miếng thịt fillet.
 Cân lượng: Kiểm tra độ ráo nước của bán thành phẩm đưa vào khay, đưa lên cân
lượng.
 Rửa: Yêu cầu nhẹ nhàng, làm sạch máu phụ phẩm sau đó đặt lên mặt nghiêng góc
15
0
C, dùng khăn sạch để lau ráo nước.
 Xếp khuôn: Bán thành phẩm đã ráo nước mới xếp khuôn, các lớp PE phải phủ kín
lên bề mặt bán thành phẩm.
 Chờ đông: Phải hạ nhiệt độ kho xuống còn 0

0
C mới đưa bán thành phẩm vào.
 Cấp đông: Khi đủ số lượng phải nhanh chóng đưa hàng vào tủ tiến hành cấp đông.
 Tách khuôn, mạ băng: Kết thúc quá trình cấp đông, đưa sản phẩm ra khỏi khuôn,
sản phẩm được mạ băng mỏng trên bề mặt nhằm hạn chế sự mất nước & chảy lạnh
trong quá trình bảo quản đông lạnh.
 Bao gói, đóng thùng: Sản phẩm đã mạ băng cho vào túi PE và đóng thùng Carton.
 Bảo quản thành phẩm: Sản phẩm được bảo quản trong kho lạnh trong thời gian
không quá 12 tháng.
 Xuất hàng: Sản phẩm được phân phối & vận chuyển bằng xe lạnh hoặc Container
lạnh.
Sơ đồ tổ chức sản xuất tại nhà máy chế biến thủy sản An Hải được áp dụng qua sơ đồ
sau:

Sơ đồ 1.2 Tổ chức sản xuất tại nhà máy chế biến thủy sản XK An Hải
Nhà máy chế biến thủy sản XK An Hải
Phân xưởng sản xuất chính
( Phân xưởng chế biến)
Phân xưởng sản xuất phụ
(Phân xưởng điện)
Tiếp
nhận
nguyên
liệu
Chế
biến
Phân
cỡ
Cấp
đông

Đóng
gói,
bảo
quản
Phục
vụ sản
xuất
Sản
phẩm
phụ
1.4.2 Đặc điểm tổ chức công tác quản lý của công ty CP thủy sản Bình Định
Sơ đồ 1.3 Bộ máy quản lý của công ty


`
Ghi chú: Quan hệ trực tuyến Quan hệ kiểm tra, kiểm soát
Quan hệ chức năng
Công ty CP thủy sản Bình Định có cơ cấu quản lý theo kiểu mô hình trực tuyến – tham
mưu, là kiểu cơ cấu có nhiều ưu điểm. Một mặt vừa đảm bảo cho người lãnh đạo toàn quyền
quản lý & quyết định trước các vấn đề đặt ra của công ty mình, mặt khác lại phát huy
chuyên môn của đơn vị trực thuộc, các phòng ban chuyên môn. Với cơ cấu tổ chức này, Chủ
tịch Hội đồng quản trị quản lý công ty thông qua Giám đốc công ty, Giám đốc được tham
mưu của các phòng ban chức năng như: Phòng Kinh tế - kế hoạch, Phòng Kế toán- thống
HỘI ĐỔNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
BAN KIỂM SOÁT
PHÒNG TỔ CHỨC
HÀNH CHÍNH
PHÒNG KINH TÊ-

KẾ HOẠCH
PHÒNG KẾ TOÁN
- THỐNG KÊ
XÍ NGHIỆP THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ
THỦY SẢN QUY NHƠN
CỬA HÀNG
XĂNG DẦU
kê…Các phòng ban giúp cho Giám đốc công ty tìm ra giải pháp tối ưu đối với toàn bộ hoạt
động SXKD của công ty.
Chức năng nhiệm vụ của bộ máy quản lý công ty CP thủy sản Bình Định
Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, có nhiệm vụ quyết định
tổ chức bộ máy quản lý của công ty, phương hướng đầu tư & SXKD.
Hội đồng quản trị: Là cơ quan cao nhất của công ty, có toàn quyền nhân danh công ty quyết
định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty phù hợp với luật pháp.
Ban kiểm soát: Là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi HĐKD, quản trị điều hành
của công ty.
Giám đốc: Là người đại diện pháp nhân của công ty trong mọi giao dịch & điều hành mọi
hoạt động SXKD của công ty.
Phòng tổ chức - hành chính: Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc, có nhiệm vụ tổ chức,
lưu trữ hồ sơ, theo dõi thực hiện các văn bản & thực hiện công tác, quản lý về lao động.
Phòng kinh tế - kế hoạch: Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc, có nhiệm vụ lập kế
hoạch SX, cung ứng vật tư, theo dõi cấp phát vật tư, tổ chức điều động sản xuất nhằm thực
hiện các hợp đồng kinh tế đã ký.
Phòng kế toán - thống kê: Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc, có nhiệm vụ theo dõi,
tham mưu về toàn bộ công tác tài chính của công ty, thu nhập, xử lý, tổng hợp thông tin tài
chính kịp thời chính xác, chấp hành đúng chế độ, nguyên tắc quản lý tài chính. Trên cơ sở
đó lập BCTC, cung cấp các thông tin kế toán tài chính cho Hội đồng cổ đông, Hội đồng
quản trị, Giám đốc.
Các đơn vị trực thuộc:
+ Xí nghiệp chế biến thủy sản XK An Hải: SXKD hàng thủy sản đông lạnh.

+ Cơ sở xăng dầu: Chuyên mua, bán xăng dầu phục vụ cho các tàu thuyền đánh cá của
ngư dân.
1.5 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của công ty CP thủy sản Bình Định
1.5.1 Mô hình tổ chức kế toán tại công ty CP thủy sản Bình Định
Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình hỗn hợp: hình thức tập trung - phân tán.
1.5.2 Bộ máy kế toán của công ty CP thủy sản Bình Định
Sơ đồ 1.4 Bộ máy kế toán của công ty CP thủy sản Bình Định
Ghi chú: Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng
Chức trách nhiệm vụ của các cán bộ nhân viên, kế toán trong bộ máy kế toán của công
ty CP thủy sản Bình Định.
♦ Kế toán trưởng: Phụ trách chung, phân công, chỉ đạo công việc cho tất cả nhân viên
kế toán, theo dõi toàn bộ hoạt động kế toán của công ty
♦ Kế toán 1: Kế toán vốn bằng tiền, tổ chức ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu liên
quan tới tiền mặt, tiền gửi ngân hàng.
♦ Kế toán 2: Kế toán tổng hợp kiêm giá thành kế toán TSCĐ, chịu trách nhiệm hạch
toán tổng hợp các đối tượng kế toán, theo dõi tình hình biến động của TSCĐ, tập hợp
chi phí và tính giá thành.
♦ Kế toán 3: Kế toán thanh toán, tiêu thụ theo dõi thanh toán với khách hàng, người
bán, mở sổ chi tiết theo dõi doanh thu của từng mặt hàng.
♦ Kế toán 4: Kế toán lao động tiền lương. Theo dõi tình hình thanh toán lương, thưởng
cho cán bộ CVN & các khoản trích theo lương.
♦ Kế toán 5: Kế toán thuế, công nợ, ghi chép, kê khai, quyết toán thuế với cơ quan
thuế.
Kế toán trưởng
Kế
toán 1
Kế
toán 2
Kế
toán 3

Kế
toán 4
Kế
toán 5
Kế
toán 6
Thủ
quỹ
Kế toán xí nghiệp
Quy Nhơn
Kế toán cửa
hàng xăng dầu
♦ Kế toán 6: Kế toán NVL, CCDC. Theo dõi tình hình biến động nguyên vật liệu,
công cụ dụng cụ
♦ Thủ quỹ: Thu chi các khoản tiền theo đúng quy định của Nhà nước & của đơn vị.
♦ Kế toán các đơn vị trực thuộc: Tổ chức hạch toán ban đầu, tập hợp chứng từ, hạch
toán chi tiết & tổng hợp của đơn vị mình, lập báo cáo HĐKD hàng tháng của đơn vị.
1.5.3 Quy trình & mô hình luân chuyển chứng từ tại công ty CP thủy sản Bình Định.
Sơ đồ 1.5 Quy trình ghi sổ kế toán tại công ty CP thủy sản Bình Định.
Ghi chú: Ghi hàng ngày Đối chiếu, kiểm tra
Ghi đầu kỳ Ghi cuối kỳ
Xuất phát từ khối lượng công việc, theo tình hình thực tế, công ty áp dụng hình thức kế
toán Chứng từ ghi sổ.
Hình thức chứng từ ghi sổ phù hợp với quy mô hoạt động của công ty. Kết cấu sổ đơn giản
nên phù hợp với kế toán thủ công & kế toán máy. Căn cứ trực tiếp để ghi vào sổ Cái là các
chứng từ ghi sổ. Chứng từ ghi sổ là do kế toán lập trên cơ sở các chứng từ gốc hoặc bảng
Chứng từ kế toán
Bảng tổng hợp chứng
từ kế toán cùng loại
Sổ, thẻ kế toán

chi tiết
SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG
TỪ GHI SỔ
Chứng từ ghi sổ
SỔ CÁI
Bảng cân đối
phát sinh
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Bảng tổng hợp
chi tiết
tổng hợp các chứng từ kế toán cùng loại. Chứng từ ghi sổ phải kèm theo chứng từ gốc đồng
thời phải có chữ ký của kế toán trưởng trước khi ghi sổ kế toán.
Số liệu trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ phải được kiểm tra đối chiếu với bảng cân đối số
phát sinh.
Sổ Cái dùng để theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo nội dung kinh tế và được mở
cho TK tổng hợp. Căn cứ để ghi vào sổ Cái là các chứng từ ghi sổ sau khi đã được đăng ký
chứng từ ghi sổ. Số liệu trên sổ Cái sẽ được đối chiếu với sổ đăng ký chứng từ ghi sổ & sổ
kế toán chi tiết. Từ số liệu của sổ Cái kế toán sẽ lập Báo cáo tài chính.
Trình tự ghi sổ:
Hàng ngày căn cứ vào chứng từ kế toán sau khi kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp và Bảng tổng
hợp chứng từ kế toán cùng loại để lập chứng từ ghi sổ.
Kế toán căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để vào Sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ.
Các chứng từ gốc sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào các sổ, thẻ
kế toán chi tiết. Cuối tháng, kế toán căn cứ vào các sổ, thẻ chi tiết để lên Bảng tổng hợp chi
tiết. Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào Sổ Cái các tài khoản tương ứng, sau đó từ Sổ
Cái lên Bảng cân đối phát sinh. Kế toán phải đối chiếu số liệu giữa Sổ đăng ký chứng từ ghi
sổ với Bảng cân đối số phát sinh, đối chiếu giữa Bảng tổng hợp chi tiết với Sổ Cái. Sau khi
đối chiếu khớp đúng tất cả các số liệu, kế toán tổng hợp tiến hành lập Báo cáo tài chính theo
quy định của Nhà nước.
Các loại sổ kế toán công ty sử dụng:

Sổ tổng hợp gồm: Chứng từ ghi sổ, Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, Sổ Cái.
Sổ chi tiết gồm: Sổ tiền mặt, Sổ chi tiết TGNH, Sổ chi tiết tiền vay ngân hàng, Sổ chi tiết
vật tư, thành phẩm, Thẻ kho, Sổ chi tiết công nợ phải thu, Sổ chi tiết công nợ phải trả, Sổ
tạm ứng, Sổ chi tiết các khoản phải thu, phải trả công nợ nội bộ….

PHẦN 2
THỰC HÀNH VỀ GHI SỔ KẾ TOÁN
2.1 Giới thiệu bộ máy kế toán.

2.2 Khái quát về công tác kế toán tại các phần hành
2.2.1 Kế toán vốn bằng tiền (Kế toán 1)
2.2.1.1 Đặc điểm phần hành
Kế toán vốn bằng tiền quản lý các chứng từ thu, chi, tồn, đồng thời ghi chép các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh hàng ngày có liên quan đến tiền. Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kế
toán sử dụng đơn vị thống nhất là “đồng”, những nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ được
theo dõi chi tiết & được quy đổi về VNĐ để ghi sổ theo tỷ giá mua bán thực tế bình quân
trên thị trường. Theo hình thức tồn tại gồm: Vốn bằng tiền gọi là tiền mặt và TGNH.
2.2.1.2 Chứng từ sử dụng
 Đối với tiền mặt: Phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị thanh toán,….
 Đối với tiền gửi ngân hàng: Giấy báo Nợ, giấy báo Có, ủy nhiệm chi,…
2.2.1.3 Tài khoản sử dụng
TK 111: “Tiền mặt”. Các TK chi tiết gồm: 1111,1112.
TK 112 : “Tiền gửi ngân hàng” . Các TK chi tiết gồm: 1121,1122.
2.2.1.4 Sổ sách kế toán
 Đối với tiền mặt:
- Sổ chi tiết: Sổ quỹ, sổ chi tiết tiền mặt.
- Sổ tổng hợp: + Chứng từ ghi sổ: Chứng từ ghi sổ TK 111, sổ đăng ký chứng
từ ghi sổ.
Kế
toán 1

Kế
toán 2
Kế
toán 3
Kế
toán 4
Kế
toán 5
Kế
toán 6
Thủ
quỹ
Kế toán xí nghiệp
Quy Nhơn
Kế toán cửa
hàng xăng dầu
Kế toán trưởng
 Đối với tiền gửi ngân hàng:
- Sổ chi tiết: Sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng
- Sổ tổng hợp: + Chứng từ ghi sổ: Chứng từ ghi sổ TK 112, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ,
sổ Cái TK 112
2.2.1.5 Quy trình luân chuyển chứng từ
Chương trình luân chuyển chứng từ phiếu chi tiền mặt

Chương trình luân chuyển chứng từ của phiếu thu tiền mặt
Chương trình luân chuyển chứng từ của tiền gửi ngân hàng
Đề nghị được chi tiền
(Người nhận tiền)
Ký duyệt chi của thủ trưởng
(giám đốc hoặc người được

ủy quyền)
Ký duyệt chi của kế
toán trưởng đơn vị
(kế toán trưởng ký)
Viết phiếu chi tiền mặt
(kế toán tiền mặt ghi
theo chứng từ gốc)
Ký duyệt phiếu chi tiền mặt
(kế toán trưởngthủ trưởng)
Chi tiền và ghi sổ kế toán
(thủ quỹ chi tiền theo PC)
Ghi vào sổ kế toán
(kế toán tiền mặt ghi theo
phiếu chi)
Bảo quản lưu trữ chứng từ
(kế toán tiền mặt lưu theo
chứng từ chi)
Giấy đề xuất
chuyển trả tiền
Viết giấy ủy
nhiệm chi
Ký duyệt ủy
nhiệm chi
Đề nghị được nộp tiền
(Người nộp tiền)
Viết phiếu thu
tiền mặt
(kế toán tiền mặt ghi)
Ký duyệt phiếu thu tiền mặt
(từ kế toán trưởngthủ

trưởng)
Thu tiền và ghi
sổ kế toán
(thủ quỹ kiểm nhận tiền)
Ghi vào sổ kế toán
(kế toán tiền mặt ghi
theo phiếu thu)
Bảo quản lưu trữ chứng
từ (kế toán tiền
mặt lưu theo
chứng từ thu)
Giữ lại liên
2 ở công ty
2.2.1.6 Ghi sổ kế toán
Qúa trình ghi sổ kế toán của tiền mặt
Phiếu thu do kế toán lập thành 3 liên ghi đầy đủ các nội dung trên phiếu & ký vào Phiếu thu,
sau đó chuyển cho Kế toán trưởng, Giám đốc xem xét và Giám đốc ký duyệt. Tiếp đó
chuyển cho Thủ quỹ làm thủ tục nhập quỹ. Sau khi đã nhận đủ số tiền, thủ quỹ ghi số tiền
thực tế nhập quỹ (bằng chữ) vào Phiếu thu trước khi ký & ghi rõ họ, tên.
Thủ quỹ giữ lại 1 liên để ghi sổ, 1 liên giao cho người nộp tiền, 1 liên lưu nơi lập phiếu.
Cuối ngày toàn bộ Phiếu thu kèm theo chứng từ gốc chuyển cho kế toán để ghi Sổ kế toán.
Phiếu chi được lập thành 3 liên và khi có đầy đủ chữ ký thì tiền mới được xuất quỹ.
Liên 1 lưu ở nơi lập phiếu, liên 2 thủ quỹ dùng để ghi sổ quỹ và chuyển cho Kế toán cùng
với chứng từ gốc để vào sổ kế toán, liên 3 giao cho người nhận tiền.
Sau khi đã có đủ Phiếu thu, Phiếu chi thì tiến hành ghi vào Sổ quỹ, Sổ chi tiết, Chứng từ ghi
sổ, Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ & lên Sổ Cái.
Phiếu thu, phiếu chi
Sổ chi tiết tiền
mặt 1111
CHỨNG TỪ

GHI SỔ
SỔ CÁI
111
SỔ ĐĂNG KÝ
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Ghi sổ kế toán
TK 1121
Nhận giấy
báo Nợ
Giao liên 1 cho
ngân hàng
Qúa trình ghi sổ kế toán của tiền gửi ngân hàng

2.2.1.7 Sơ đồ hạch toán tổng hợp về tiền mặt, TGNH
Sơ đồ 2.2.1 Kế toán thu, chi tiền mặt, TGNH
TK 511,512 TK 111,112 TK 152,153
DTBH ( chưa thuế GTGT) Chi mua sắm vật tư,TSCĐ
(giá chưa thuế GTGT)
TK 515,711 TK 133
Thu HĐTC & HĐ khác Thuế GTGT đầu vào
(chưa thuế GTGT)
TK 3331 TK 311,331
Thuế GTGT đầu ra phải nộp Chi thanh toán

TK 131,136,141 TK 1111,1121
Thu khác Nộp tiền vào TK hoặc rút
tiền gửi về nhập quỹ
2.2.2 Kế toán TSCĐ, chi phí giá thành tại công ty CP thủy sản Bình Định (Kế toán 2)
2.2.2.1 Đặc điểm phần hành
Sổ chi tiết tiền gửi

ngân hàng 1121
CHỨNG TỪ
GHI SỔ 112
SỔ CÁI
TK 112
SỔ ĐĂNG KÝ
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Giấy báo Nợ, giấy
báo Có
a. Đặc điểm TSCĐ
Một trong những nguồn lực kinh tế quan trọng của công ty CP thủy sản Bình Định là TSCĐ
Đây là bộ phận chủ yếu, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số TSDH, phản ánh các nguồn
lực kinh tế có giá trị ban đầu lớn & thời gian sử dụng dài. TSCĐ phải thỏa mãn 4 điều kiện:
 Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó.
 Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy.
 Thời gian sử dụng ước tính trên một năm.
 Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành.
Đặc điểm cơ bản nhất của TSCĐ là tham gia nhiều chu kỳ kinh doanh. Khi tham gia vào
sản xuất. TSCĐ bị hao mòn dần & giá trị của nó chuyển vào chi phí kinh doanh. Khác với
đối tượng lao động, TSCĐ giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu cho đến lúc hư hỏng.
Phương pháp khấu hao TSCĐ, kế toán áp dụng phương pháp khấu hao theo phương pháp
đường thẳng. Tỷ lệ khấu hao áp dụng theo quyết định số 206/2003/QĐ/BTC ngày
12/12/2003/ BTC.
Tên TSCĐ Năm sử dụng
+ Nhà cửa vật kiến trúc 06 – 20 năm
+ Máy móc thiết bị 03 – 12 năm
+ Phương tiện vận tải 06 – 08 năm
+ Thiết bị dụng cụ quản lý 03 năm
+ TSCĐ khác 04 – 10 năm


Nguyên giá TSCĐ được xác định như sau:
Nguyên Gía mua Chi phí Thuế Các khoản
giá = ghi trên + thu + nhập - khoản
TSCĐ hóa đơn mua khẩu giảm trừ
Nguyên tắc kế toán TSCĐ.
- Đánh giá theo nguyên giá & giá trị còn lại của TSCĐ.
- Kế toán phải phản ánh trên 3 chỉ tiêu:
+ Nguyên giá.
+ Gía trị hao mòn lũy kế
+ Gía trị còn lại của TSCĐ.
Gía trị còn lại = Nguyên giá TSCĐ - Gía trị hao mòn
Xác định thời gian sử dụng của TSCĐ
Thời gian sử dụng = Gía trị hợp lý của TSCĐ × Thời gian sử dụng của
của TSCĐ giá bán của TSCĐ mới cùng loại TSCĐ mới cùng loại
Phương pháp khấu hao TSCĐ, kế toán áp dụng phương pháp khấu hao theo phương pháp
đường thẳng. Tỷ lệ khấu hao áp dụng theo phụ lục, quyết định số 206/2003/QĐ/BTC ngày
12/12/2003/QĐ-BTC.
Mức khấu hao trung bình Nguyên giá của TSCĐ
hằng năm của TSCĐ = Thời gian sử dụng
b. Đặc điểm CP, giá thành
Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống
& lao động vật hóa mà công ty bỏ ra liên quan đến hoạt động SXKD trong 1 thời gian nhất
định. Công ty căn cứ vào ý nghĩa của chi phí để phân chia chi phí thành 3 loại sau:
 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm: Gía trị NVL liên quan trực tiếp đến
việc sản xuất sản phẩm, chế tạo sản phẩm như: cá, mực…
 Chi phí NCTT: Bao gồm toàn bộ tiền lương, tiền công & các khoản phụ cấp mang
tính chất lương trả cho CNTT sản xuất, các khoản trích quỹ theo tỷ lệ quy định.
 Chi phí SXC: Bao gồm chi phí còn lại phát sinh trong phạm vi phân xưởng, bộ phận
sản xuất sau khi đã loại trừ chi phí NVL, NCTT như: Khấu hao máy móc, thiết bị,…
Gía thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống

& lao động vật hóa có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm đã hoàn thành. Tổng giá
thành sản phẩm của công ty được xác định theo công thức sau:
Tổng Gía trị Tổng giá trị Gía trị
giá thành = SPDD + NVL, NCTT - SPDD
sản phẩm đầu kỳ SXC PS cuối kỳ
2.2.2.2 Chứng từ sử dụng
Đối với TSCĐ: Hóa đơn GTGT, biên bản đánh giá lại TSCĐ (trường hợp đánh giá tăng),
biên bản giao nhận TSCĐ, thẻ TSCĐ, phiếu chi và các chứng từ khác có liên quan. Khi
TSCĐ tăng công ty lập thành hội đồng giao nhận TSCĐ và lập “Biên bản giao nhận TSCĐ”.
Đối với TSCĐ giảm được phản ánh qua các chứng từ: Hóa đơn GTGT, biên bản thanh lý
TSCĐ, thẻ TSCĐ và các chứng từ khác có liên quan.
Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Giấy đề nghị nhận nguyên vật liệu, phiếu xuất
kho.
Đối với chi phí nhân công trực tiếp: Bảng chấm công, bảng lương sản phẩm, bảng thanh
toán tiền lương, bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương.
Đối với chi phí sản xuất chung: Giấy đề nghị xuất kho, phiếu xuất kho, bảng chấm công,
bảng thanh toán tiền lương, bảng phân bổ khấu hao TSCĐ, giấy đề nghị thanh toán.
Trong tháng các chứng từ trên được kế toán phần hành sử dụng ghi sổ và đến cuối tháng tất
cả các chứng từ trên sẽ được kế toán phần hành tập hợp về kế toán chi phí, giá thành để tiến
hành tập hợp kết chuyển chi phí & giá thành sản phẩm.
2.2.2.3 Tài khoản sử dụng
TK 211: “Tài sản cố định hữu hình” TK 622: “Chi phí nhân công trực tiếp”
TK 213: “Tài sản cố định vô hình” TK 627: “Chi phí sản xuất chung”
TK 214: “Hao mòn tài sản cố định” TK 641: “Chi phí bán hàng”
TK 621: “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” TK 642: “Chi phí quản lý doanh nghiệp”
2.2.2.4 Sổ sách kế toán
 Đối với TSCĐ: + Sổ chi tiết: Thẻ TSCĐ, Sổ TSCĐ
+ Sổ tổng hợp: - Chứng từ ghi sổ: Chứng từ ghi sổ TK 211, sổ
đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ Cái 211.
 Đối với chi phí, giá thành: + Sổ chi tiết: Kế toán sẽ mở sổ chi tiết trên các

tài khoản 621, 622, 627,154, thẻ tính giá thành SPDV.
+ Sổ tổng hợp: Sổ chi phí, giá thành SPDV.
2.2.2.5 Quy trình luân chuyển chứng từ
Đối với TSCĐ
Chủ sở hữu
TSCĐ ra quyết
định tăng, giảm
TSCĐ
Hội đồng giao
nhận TSCĐ
lập biên bản
giao nhận
Kế toán
lập
thẻ
TSCĐ
Kế toán
TSCĐ tổ chức
ghi sổ
kế toán
Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Khi phân xưởng có nhu cầu về nguyên vật liệu để thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh
quản đốc phân xưởng sẽ viết “Giấy đề nghị nhận nguyên liệu” làm 2 liên. Sau khi viết giấy
xong quản đốc phân xưởng sẽ chuyển giấy này cho ban giám đốc và kế toán trưởng ký
duyệt. Liên 1 lưu lại phòng kỹ thuật để theo dõi tình hình cung ứng vật tư cho phân xưởng,
liên 2 chuyển về phòng kế toán để xử lý yêu cầu. Căn cứ vào “ Giấy đề nghị nhận nguyên
liệu” kế toán sẽ viết “Phiếu xuất kho” làm 3 liên. Sau khi các liên được Giám đốc và Kế
toán trưởng ký duyệt thì: Liên 1 được kế toán vật tư lưu cùng với “ Giấy đề nghị nhận
nguyên liệu” để theo dõi tình hình nhập xuất tồn vật tư, là căn cứ để ghi sổ chi tiết vật tư.
Liên 2 và liên 3 được chuyển xuống kho để thủ kho tiến hành xuất kho vật tư giao cho phân

xưởng đồng thời ghi vào thẻ kho. Sau đó liên 3 được lưu tại phòng kỹ thuật để theo dõi tình
hình sử dụng vật tư của từng đơn hàng. Liên 2 được lưu tại bộ phận nhận nguyên liệu.
Sau đó Kế toán trưởng chuyển phiếu xuất kho liên 2 cho Kế toán phân xưởng ghi sổ chi tiết
chi phí và bảng tổng hợp chi phí, đồng thời lưu phiếu xuất kho lại.
Đối với chi phí nhân công trực tiếp
Hằng ngày quản đốc phân xưởng sử dụng bàng chấm công để theo dõi ngày công lao động
của công nhân trực tiếp sản xuất theo từng phân xưởng, từng tổ sản xuất. Khi hoàn thành
đơn hàng, nhân viên phân xưởng lập phiếu nghiệm thu sản phẩm, từ đó tính chi phí tiền
lương NCTT cho từng đơn hàng căn cứ vào bảng lương sản phẩm, đồng thời tính đơn giá
lương cho CNTT, sau đó chuyển bảng chấm công kèm theo đơn giá và bảng lương sản
phẩm về phòng kế toán. Tại đây kế toán tiền lương căn cứ vào bảng chấm công và đơn giá
lương theo ngày công để lập bảng thanh toán tiền lương, sau đó chuyển cho Kế toán trưởng
xem xét, ký duyệt, đồng thời lưu bảng chấm công lại. Kế toán trưởng căn cứ vào bảng thanh
toán tiền lương lập bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương sau khi đối chiếu
số liệu với bảng lương sản phẩm, Kế toán trưởng lập bảng chứng từ ghi sổ và ghi vào sổ
Tổ chức lưu và bảo quản
đăng ký chứng từ ghi sổ. Sau đó Kế toán trưởng chuyển bảng thanh toán tiền lương và bảng
phân bổ lương và trích nộp BHXH cho kế toán lao động tiền lương ghi sổ chi tiết 334,338
và lưu lại bảng thanh toán tiền lương để làm căn cứ trả lương về sau. Kế toán chi phí tiến
hành lập sổ chi phí sản xuất kinh doanh đối với chi phí nhân công trực tiếp.
Đối với chi phí sản xuất chung
Qúa trình luân chuyển của nguyên vật liệu phụ, vật tư, ccdc: Giống quá trình luân chuyển
chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Qúa trình luân chuyển của các chi phí: điện thoại, chi phí sữa chữa máy móc thiết bị….
Khi nhận được hóa đơn, kế toán thanh toán sẽ lập giấy đề nghị thanh toán kèm theo toàn bộ
hóa đơn chuyển cho Kế toán trưởng và Giám đốc ký duyệt. giấy đề nghị thanh toán được xét
duyệt là căn cứ để kế toán thanh toán lập phiếu chi làm 3 liên. Sau khi lập xong 3 liên phiếu
chi được Kế toán trưởng, Giám đốc ký duyệt sẽ chuyển cho Thủ quỹ tiến hành xuất quỹ
đồng thời ghi vào sổ quỹ. Liên 1 chuyển cho kế toán trưởng làm căn cứ ghi sổ sau đó
chuyển cho kế toán thanh toán ghi sổ chi tiết tiền mặt và lưu tại đây.

2.2.2.6 Ghi sổ kế toán
Đối với TSCĐ
Đối với chi phí, giá thành
Hóa đơn GTGT,
biên bản nghiệm thu
thanh lý
CHỨNG TỪ
GHI SỔ 211,214
SỔ CÁI 211, 214
SỔ ĐĂNG KÝ
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Bảng tổng hợp
chứng từ
Chứng từ liên quan tới NVL, CCDC xuất kho sản
xuất, bộ phận sản xuất, hóa đơn dịch vụ mua ngoài
2.2.2.7 Sơ đồ hạch toán tổng hợp

Sơ đồ 2.2.2 Kế toán TSCĐ
TK 111,112,331,341 TK 211, 213 TK 214

TK 711 Mua TSCĐ Thanh lý
TK 133 nhượng bán TSCĐ TK 811
Gía nhượng
TK 333 bán
TK 241
Tập hợp CP đưa vào
đầu tư XDCB sd
TK 411 TK 414 ,441
Kết chuyển nguồn


Sơ đồ 2.2.3 Hạch toán về chi phí NVL trực tiếp.
TK 152 TK 621 TK 154
Gía trị vật liệu xuất kho Kết chuyển chi phí
NVL trực tiếp
Gía trị
thực tế
vật liệu
sử dụng
trực
tiếp chế
tạo sản
phẩm,
dịch
vụ
Sổ chi phí SXKD, thẻ
tính giá thành sản phẩm
CHỨNG TỪ
GHI SỔ
621,622,627,154
SỔ ĐĂNG KÝ
CHỨNG TỪ GHI SỔ
SỔ CÁI 621, 622,
627,154
Kết chuyển sang bên
Nợ TK 154

×