Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Báo cáo kiến tập tổng hợp tại công ty tnhh Hoàng Hưng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.38 KB, 46 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
KHOA KINH TẾ & KẾ TOÁN

BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
CƠ SỞ THỰC TẬP: Công ty TNHH Hoàng Hưng
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Hồng Trinh
Lớp: Kế Toán C – K30
Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Mai Hương
QUY NHƠN, THÁNG 08 NĂM 2010
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIỂT TẮT 04
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU 05
LỜI MỞ ĐẦU 06
PHẦN 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY HOÀNG HƯNG
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 07
1.1.1. Tên, địa chỉ Công ty 07
1.1.2. Quá trình phát triển của Công ty 07
1.1.3. Quy mô và kết quả kinh doanh đóng góp vào ngân sách nhà nuớc 08
1.1.3.1. Quy mô của Công ty 08
1.1.3.2. Kết quả kinh doanh đóng vào ngân sách nhà nước 08
1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty 09
1.2.1. Chức năng 09
1.2.2. Nhiệm vụ 09
1.3. Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh của Công ty 09
1.3.1. Loại hinh kinh doanh và các loại hàng chủ yếu, thị trường đầu vào, đầu ra
của Công ty 09
1.3.2. Vốn kinh doanh của Công ty 10
1.3.3. Các nguồn lực chủ yếu của Công ty 11
1.4. Đặc điểm tổ chức kinh doanh và tổ chức quản lý tại Công ty Hoàng Hưng. .11
1.4.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh 11
1.4.1.1. Quy trình công nghệ sản xuất 11


1.4.1.2. Cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh 13
1.4.2. Đặc điểm tổ chức quản lý 14
1.5. Đặc điểm tổ chức kế toán 15
2
1.5.1. Mô hình tổ chức kế toán tại Công ty 15
1.5.2. Bộ máy kế toán của Công ty 15
1.5.3. Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty 16
PHẦN 2: THỰC HÀNH VỀ GHI SỔ KẾ TOÁN
2.1. Vận dụng hình thức kế toán CTGS tại Công ty 19
2.1.1. Hạch toán tiền mặt 19
2.1.1.1. Giới thiệu chung 19
2.1.1.2. Các chứng từ và sổ kế toán sử dụng 19
2.1.1.3. Hình thức ghi sổ 19
2.1.2. Hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ 31
2.1.2.1. Giới thiệu chung 31
2.1.2.2. Các chứng từ và sổ kế toán sử dụng 32
2.1.3. Hạch toán tiền lương 32
2.1.3.1. Giới thiệu chung 32
2.1.3.2. Các chứng từ và sổ kế toán sử dụng 32
2.2. Vận dụng các hình thức kế toán còn lại tại Công ty 33
2.2.1. Hình thức Nhật ký chung 33
2.2.1.1. Tổng quan về hình thức Nhật ký chung 33
2.2.1.2. Thực hành ghi sổ 34
2.2.2. Hình thức Nhật ký – Sổ Cái 37
2.2.2.1. Tổng quan về hình thức Nhật ký – Sổ Cái 37
2.2.2.2. Thực hành ghi sổ 38
PHẦN 3: MỘT SỐ Ý KIẾN NHẬN XÉT VỀ HÌNH THỨC KẾ TOÁN ÁP DỤNG
TẠI CÔNG TY HOÀNG HƯNG VÀ CÁC HÌNH THỨC KẾ TOÁN CÒN LẠI
3.1. Những đánh giá khái quát về công tác kế toán của Công ty Hoàng Hưng 41
3.2. Nhận xét về hình thức kế toán Công ty áp dụng và các hình thức còn lại 42

KẾT LUẬN 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO 46
3
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
BCTC Báo cáo tài chính
BĐ Bình Định
BHXH Bảo hiểm xã hội
BTC Bộ tài chính
CCDC Công cụ dụng cụ
CTGS Chứng từ ghi sổ
KCN Khu công nghiệp
NKC Nhật ký chung
NVL Nguyên vật liệu
QĐ Quyết định
QN Quy Nhơn
SH Số hiệu
SL Số lượng
SXKD Sản xuất kinh doanh
TGNH Tiền gửi ngân hàng
TK Tài khoản
TKĐƯ Tài khoản đối ứng
TM Tiền mặt
TP Thành phố
TS Tài sản
TSCĐ Tài sản cố định
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIẾU
1. Danh mục bảng biểu:
4
Bảng 1.1: Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty 08

Bảng 1.2: Nguồn vốn kinh doanh của Công ty 10
Bảng 1.3: Khái quát tình hình lao động và TSCĐ của Công ty 11
2. Danh mục sơ đồ:
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất 12
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức sản xuất của Công ty 13
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ tổ chức quản lý 14
Sơ đồ 1.4: Sơ đồ tổ chức kế toán 16
Sơ đồ 1.5: Sơ đồ hình thức kế toán CTGS 17
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ quy trình ghi sổ các nghiệp vụ liên quan đến TM 20
Sơ đồ 2.2: Trình tự hạch toán vật tư 32
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ hình thức kế toán Nhật ký chung 33
Sơ đồ 2.4: Sơ đồ hình thức kế toán Nhật ký – Sổ Cái 37
LỜI MỞ ĐẦU
Khoa học ngày càng phát triển, giúp con người ngày càng thỏa mãn nhu cầu hàng
ngày của mình thông qua việc sản xuất ra nhiều của cải vật chất cho xã hội. Tuy nhiên,
việc sản xuất kinh doanh thì ngày càng khó khăn, chính điều này đã thúc đẩy các Công
5
ty không ngừng nâng cao năng lực của mình trên nhiều phương diện như việc đổi mới
khoa học kỹ thuật, lao động, tìm kiếm thị trường mới… trong đó thì việc làm thế nào
để gia tăng lợi nhuận là điều thiết yếu.
Để phát triển nền kinh tế ở bất cứ giai đoạn nào thì kế toán vẫn là một công cụ
quan trọng để quản lý nền kinh tế.
Nhận thức được vai trò quan trọng của công tác kế toán nên qua đợt thực tập này
em đã tìm hiểu tại Công ty TNHH Hoàng Hưng nhằm tạo ra một bước tiếp cận thực tế
về doanh nghiệp sản xuất.
Được sự giúp đỡ tận tình của phòng kế toán ở Công ty và TS. Nguyễn Thị Mai
Hương em đã hoàn thành bài báo cáo thực tập tổng hợp.
Nội dung gồm ba phần:
Phần 1: Giới thiệu khái quát chung về Công ty TNHH Hoàng Hưng
Phần 2: Thực hành về ghi sổ kế toán

Phần 3: Một số ý kiến nhận xét về hình thức kế toán áp dụng tại Công ty
TNHH Hoàng Hưng và các hình thức kế toán còn lại
Với thời gian và lượng kiến thức còn hạn chế cho nên bài báo cáo của em không
tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và
quý cơ quan để báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
PHẦN 1
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY
TNHH HOÀNG HƯNG
1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
1.1.1. Tên, địa chỉ Công ty
6
Tên: Công ty TNHH Hoàng Hưng
Địa chỉ: Lô A14, KCN Phú Tài, Phuờng Trần Quang Diệu, TP Quy Nhơn, Tỉnh
Bình Định
Điện thoại: (056)3741109 Fax: (056) 3641171
Email:
Tên giao dịch: HOANG HUNG CO, LTD
1.1.2. Quá trình phát triển của Công ty
Khi mới thành lập năm 2003, do chưa hoà nhập vào môi truờng kinh tế mới nên
Công ty đã gặp không ít khó khăn. Nhưng qua vài năm hoạt động, với đội ngũ nhân
viên trẻ, năng động nhiệt huyết, với đầu óc sáng tạo toàn thể cán bộ công nhân viên
Công ty đã từng buớc hoà nhập mình vào thị trường, từng buớc đi lên và ngày càng
truởng thành hơn.
Là Công ty với 100% sản phẩm xuất khẩu nên vấn đề tiêu thụ sản phẩm đuợc Công
ty hết sức quan tâm. Qua thực tế hoạt động Công ty nhận thấy ngành chế biến gỗ từng
buớc có uy tín và phát triển mạnh trên thị trường. Đứng truớc thời cơ phát triển của
ngành gỗ kết hợp với những thuận lợi sẵn có của nguồn cung, vị trí địa lý. Công ty
không ngừng đổi mới cơ cấu tổ chức hoạt động SXKD, mở rộng qui mô sản xuất cả
chiều rộng lẫn chiều sâu: mở rộng thêm, đầu tư máy móc thiết bị, nâng cao trình độ cán
bộ quản lý, cải tiến mẫu mã sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng và thị hiếu của

nguời tiêu dùng. Vì vậy, đến nay sản phẩm của Công ty đã đứng vững trên thị trường,
có khả năng cạnh tranh với những Công ty khác, sản phẩm của Công ty xuất khẩu chủ
yếu qua các nuớc: Pháp, Anh, Đức, Ý…
1.1.3. Quy mô và kết quả kinh doanh đóng góp vào ngân sách nhà nuớc
1.3.1.1. Quy mô của Công ty
Công ty TNHH Hoàng Hưng thuộc loại hình Công ty có quy mô lớn với vốn điều
lệ đăng ký là 15 tỷ đồng cùng với lượng lao động hàng năm là trên 300 lao động
1.3.1.2. Kết quả kinh doanh đóng góp vào ngân sách nhà nước
Bảng 1.1: Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty
7
(ĐVT: Đồng)
Số
TT
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009
Chênh lệch
Số tiền %
1 Doanh thu 51.288.742.190 69.144.999.251 17.856.257.061 34,82
2 Lợi nhuận 307.732.453 484.014.995 176.282.542 57,28
( Nguồn: Phòng kế toán tài chính)
Qua bảng số liệu trên cho thấy những kết quả đạt đuợc tuy chưa cao lắm, nhưng
đây đã cho thấy một sự cố gắng và thành tích đáng khích lệ của Công ty, giúp Công ty
có thể tin tưởng vào hiệu quả hoạt động của mình trong tương lai. Nó phản ánh hiệu
quả SXKD của Công ty được nâng cao, doanh thu, lợi nhuận, … năm sau đều tăng hơn
năm trước, đây là một biểu hiện tốt của Công ty.
Doanh thu tiêu thụ năm sau tăng hơn năm trước 17.856.257.061 đồng tỷ lệ tương
ứng chiếm 34.82% thể hiện xu hướng phát triển đi lên trong những năm vừa qua,
không những Công ty có nhiều cố gắng trong việc đào tạo cán bộ chủ chốt, công nhân
có tay nghề mà còn cho ra những sản phẩm đẹp. Đặc biệt trong năm 2009 Công ty có
thêm đơn đặt hàng số lượng tiêu thụ lớn dẫn đến doanh thu cũng được tăng cao.
Lợi nhuận ròng năm 2009 cũng tăng khá cao 176.282.542 đồng tỷ lệ tương ứng

chiếm 57.28% với số lượng tiêu thụ tăng lên cộng thêm việc quản lý tốt các yếu tố chi
phí đã làm cho lợi nhuận của Công ty tăng lên, lợi nhuận tăng lên chứng tỏ hiệu quả
của Công ty cao, khả năng tái đầu tư cho sản xuất cũng tăng lên. Đây là biểu hiện tích
cực cụ thể cố gắng của Công ty trong hoạt động SXKD.
1.2.CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY
1.2.1. Chức năng
Công ty TNHH Hoàng Hưng là một doanh nghiệp tư nhân, có đầy đủ tư cách pháp
nhân, có con dấu riêng.
Là một doanh nghiệp chuyên sản xuất chế biến gỗ tiêu thụ nội địa và xuất khẩu,
hàng hoá đa dạng về chủng loại, mẫu mã phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người
tiêu dùng trong và ngoài nước.
1.2.2. Nhiệm vụ
8
Công ty Hoàng Hưng luôn có nhiệm vụ định hướng cho việc phát triển lâu dài một
cách bền vững nhằm đáp ứng ngày càng cao về hàng xuất khẩu. Đồng thời, qua đó thực
hiện các phương án áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; hợp lý hoá sản
xuất và quy mô công nghệ tiên tiến; mạnh dạn áp dụng những kinh nghiệm, thành tựu
khoa học kỹ thuật vào thực tiễn cuả Công ty để ngày càng phát triển, góp phần nâng
cao hiệu quả kinh doanh, tăng nguồn thu cho Ngân sách, đồng thời giải quyết việc làm
và tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống cho công nhân.
1.3. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
1.3.1. Loại hình kinh doanh và các loại hàng hóa chủ yếu, thị trường đầu vào, đầu
ra của Công ty
- Loại hình kinh doanh của Công ty là sản xuất. Với ngành nghề là chế biến gỗ
và các loại lâm sản khác, Công ty Hoàng Hưng chủ yếu sản xuất và kinh doanh các loại
hàng hoá được chế biến từ gỗ như: bàn, ghế, giường, tủ, gia công dịch vụ, xẻ gỗ. Đặc
biệt là các loại bàn ghế xuất khẩu chiếm phần lớn doanh thu của Công ty. Ngoài ra,
Công ty còn tận dụng thời gian nhàn rỗi khi chờ đơn đặt hàng đã nhận hợp đồng gia
công cho một số cơ sở sản xuất để tăng thu nhập. Các nhãn hiệu hàng hoá được thị
trường nước ngoài tín dụng là: ghế 5 bậc, bàn, ghế Tennic, bàn Oval, ghế Monaco có

tay vịn, bàn Winchester, bàn Monaco 150*85, ghế Window Folding Arm, bàn Toledo,
bàn Oval, giường tắm nắng…
- Do nguồn nguyên liệu chủ yếu là gỗ, nguồn nguyên liệu này ngày càng bị hạn
chế do chính sách cấm khai thác của nhà nước ta. Vì thế, gỗ được mua từ những nước
như Lào, Indonesia, Malaysia, New Zealand, Đức… với số lượng lớn để có thể đủ cho
một mùa sản xuất.
Sản phẩm của Công ty một phần được tiêu thụ trong nước thông qua các hợp đồng
của tổ chức đơn vị, các cá nhân thầu xây dựng, nhà hàng, khách sạn, trường học…, còn
phần lớn là xuất khẩu sang các nước Pháp, Đức, Anh, Thụy Điển.
Hiện nay Công ty đang dần dần gia tăng thị phần trong thị trường nội địa. Mặc dù
thị trường xuất khẩu đem lại phần lớn doanh thu cho Công ty. Song đây là một thị
9
trường khó tính và không ổn định, số lượng tiêu thụ phụ thuộc vào điưn đặt hàng. Điều
này chứng tỏ thị trường nội địa là thị trường tiềm năng rộng lớn, Công ty có xu hướng
mở rộng thị trường nội địa và sang các thị trường trong khu vực.
Trong quá trình hình thành và phát triển, Công ty Hoàng Hưng cũng như các
doanh nghiệp chế biến gỗ nằm trên dịa bàn tỉnh Bình Định nói riêng và cả nước nói
chung còn gặp rất nhiều khó khăn, đó là sự cạnh tranh khắc nghiệt, rừng tự nhiên ngày
càng bị cạn kiệt nên phải nhập khẩu nguyên liệu với giá cả ngày càng cao, các chi phí
ngày càng tăng trong khi giá cả có xu thế hạ. Chính vì vậy, Công ty đã từng bước đổi
mới công nghệ, nâng cao cơ sở hạ tầng, nâng cao trình độ lao động và phương thức tổ
chức quản lý kinh doanh đạt hiệu quả cao.
1.3.2. Vốn kinh doanh của Công ty
Bảng 1.2: Nguồn vốn kinh doanh của Công ty
(ĐVT:
Đồng)
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009
Chênh lệch
Số tiền %
Vốn 20.000.000.000 32.000.000.000 12.000.000.000 60,00

Tổng số vốn năm 2009 bỏ ra tăng 10.250.200.180 đồng so với năm 2008 tỷ lệ
tương ứng là 56.75% việc này đã nói lên trong năm qua Công ty đã mở rộng qui mô
sản xuất, đổi mới trang thiết bị để phù hợp vời người lao động và đáp ứng nhu cầu thị
trường. Điều này cho thấy Công ty hoạt động dựa trên 2 nguồn vốn chính là vốn tự có
và vốn đi vay
1.3.3. Các nguồn lực chủ yếu của Công ty (lao động, TSCĐ)
Bảng 1.3: Khái quát tình hình lao động và TSCĐ của Công ty
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009
Chênh lệch
Số tiền %
Lao động (người) 538 685 147 27,32
Tài sản cố định (đồng) 18.062.509.492 28.312.709.672 10.250.200.180 56,75
( Nguồn: Phòng kế toán tài chính)
10
Tổ cung Phân xưởng xẻ Luộc sấy Tinh chế
Hoàn thiện đóng góiNhập kho thành phẩm
Nguồn lao động cũng tăng 147 người tỷ lệ 27.32% cho thấy từ lúc mới thành lập thì
số người lao động luôn tăng. Đặc biệt trong những năm gần đây với qui mô sản xuất
ngày càng mở rộng, Công ty đào tạo cán bộ lao động có tay nghề, có kinh nghiệm làm
việc cho người lao động góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng thu nhập cho người
lao động.
TSCĐ qua các năm tăng lên rõ rệt: năm 2008 so với năm 2009 tăng 1.467.743.835
dồng, tỷ lệ tướng là 8,84%. Cho thấy Công ty quan tâm đến việc mua sắm máy móc,
thiết bị và TSCĐ trong bước đầu cải tiến kỹ thuật, tăng hiệu quả hoạt động SXKD của
Công ty.
1.4. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÍ TẠI
CÔNG TY HOÀNG HƯNG
1.4.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh
1.4.1.1. Quy trình công nghệ sản xuất
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất

* Nội dung cơ bản của các bước công việc:
+ Tổ cung ứng: có nhiệm vụ quản lý, dự trữ nguyên vật liệu, cung ứng cho phân
xưởng xẻ và bộ phận ngâm – tẩm – luộc.
+ Phân xuởng xẻ: Gỗ tròn đuợc mua về đưa vào máy cưa vòng xẻ theo kích
thước.
+ Luộc, sấy: Gỗ dầu khi xẻ được đưa vào luộc ( loại gỗ có dầu ), sau đó đưa vào
lò để sấy nhiệt trong thời gian từ 10 đến 25 ngày, tuỳ từng loại gỗ, quy cách dày hay
11
Bộ phận sản xuất
Bộ phận phục vụ Bộ phận sản xuất chính
mỏng mà thời gian sấy dài hay ngắn, chỉ một sơ suất kỹ thuật nhỏ có thể sấy các khối
gỗ quá khô dẫn đến việc nứt nẻ, sản phẩm bị hỏng, không đạt yêu cầu. Cắt phôi các
khối gỗ sau khi luộc và sấy khô được đưa vào cắt phôi chi tiết thành những khối gỗ
nhỏ phù hợp với quy cách, mẫu thiết kế của sản phẩm
+ Tinh chế: Bao gồm các công đoạn: bào 4 mặt  phay  cắt mộng  xoi
rãnh… qua máy tinh chế, phôi sẽ được bào láng, phay tròn, phay chỉ, đục lỗ mộng
vuông, xoi rãnh… để tạo ra các chi tiết sản phẩm hoàn chỉnh, tuỳ từng loại sản phẩm
mà phôi chi tiết qua từng máy nào.
+ Hoàn thiện đóng gói: Gồm các bước: đánh bóng, chà nhám, nhúng dầu nhập
kho hoặc đóng thùng coston, bốc lên container xuất thẳng. Công đoạn này chủ yếu sử
dụng công nhân mộc thủ công, thợ mộc của tổ lắp ráp sẽ dùng bào tay sửa lại những
chỗ trong quá trình qua các máy tinh chế chưa hàon hảo, sau đó lắp ráp các chi tiết sản
phẩm thành sản phẩm hoàn chỉnh, làm nguội các sản phẩm nhúng dầu bóng.
+ Nhập kho thành phẩm: Những sản phẩm sau khi đã hoàn thành sẽ được nhập
kho, sắp xếp theo tuần tự để thuận tiện cho việc sản xuất của Công ty
1.4.1.2. Cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức sản xuất của Công ty
Tổ Tổ Tổ Tổ Tổ Tổ Tổ Tổ Tổ Tổ làm
12
Ban giám đốc

bốc kỹ thống thô lò cắt tinh nguội ráp đẹp
xếp thuật kê xẻ sấy phôi chế nhúng
KCS dầu
Trong phân xưởng bao gồm nhiều tổ sản xuất, mỗi tổ có một chức năng, nhiệm vụ
khác nhau và chia thành bộ phận chính với các nhiệm vụ sau:
- Bộ phận phục vụ sản xuất :
+ Tổ bốc xếp: Vận chuyển nguyên vật liệu đến nơi làm việc bốc xếp thành phẩm
nhập kho, xuất, dọn dẹp nhà xưởng.
+ Tổ kỹ thuật: Hướng dẫn, kiểm tra các tiêu chuẩn kỹ thuật chất lượng sản phẩm.
+ Tổ thống kê: Thống kê các chi tiết sản phẩm hoàn thành hoặc dở dang nằm ở
các công đoạn.
- Bộ phận sản xuất chính:
+ Tổ thợ xẻ: Xẻ gỗ tròn thành tấm hoặc sún.
+ Tổ lò sấy: Công đoạn này là quá trình phục vụ cho phân xưởng chế biến sản
phẩm này. Do đó cần thực hiện tốt các quy định.
+ Tổ cắt phôi: Cắt phôi tấm thành phôi chi tiết.
+ Tổ tinh chế: Đối với những chi tiết cong thì phôi sẽ được đưa qua máy lươn sau
đó theo dây chuyền những chi tiết cong như phay, đục, mộng… để lắp ráp.
+ Tổ nguội: Sản phẩm hoàn thành đua qua tổ chà nhám để làm ạch bộ mặt bề mặt
sản phẩm
+ Tổ mộc ráp: Làm mộc ráp các chi tiết sản phẩm hoàn chỉnh.
+ Tổ làm đẹp, nhúng đầu: Sản phẩm sau khi lắp ráp hoàn chỉnh sẽ được làm thủ
công, sau đó nhúng dầu.
1.4.2. Đặc điểm tổ chức quản lý
 Sơ đồ 1.3: Sơ đồ tổ chức quản lý của Công ty
13
Giám đốc
Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
 Chức năng, nhiệm vụ:

- Giám đốc: Là người chỉ huy cao nhất, quyết định toàn bộ công việc SXKD, là
người đại diện pháp nhân của doanh nghiệp , chịu trách nhiệm trước cơ quan cấp trên
về kết quả hoạt động của cơ quan.
- Phó giám đốc: Giúp giám đốc điều hành Công ty theo sự phân công và uỷ
quyền của giám đốc về mọi hoạt động SXKD, chịu trách nhiệm trước giám đốc về
nhiệm vụ được giám đốc phân công và uỷ quyền.
- Phòng kế hoạch: chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Phó giám đốc, có nhiệm vụ
khai thác nguồn hàng, lập kế hoạch sản xuất tiêu thụ hàng hoá nhằm đáp ứng nhu cầu
thị trường, tham mưu cho Giám đốc trong quá trình ký kết hợp đồng kinh tế, mở rộng
mạng lưới kinh doanh xây dựng các định mức cho sản phẩm hoàn thành.
- Phòng kế toán tài chính: có nhiệm vụ tham mưu giúp Giám đốc chỉ đạo tổ
chức thực hiện công tác kế toán, đảm bảo thực hiện đầy đủ chính xác, kịp thời các quy
định tài chính – kế toán của nhà nước ban hành quản lý.
14
Phó giám đốc
Phòng
Kế hoạch
Bộ phận sản xuất
Phòng
Kế toán
Phòng lao động
– tiền lương
Phòng
Hành chính
- Phòng lao động – tiền lương: chịu trách nhiệm về mặt nhân sự, về mặt tuyển
dụng lao động, hợp đồng lao động, tổ chức nâng cao bậc thợ. Hàng tháng căn cứ vào
khối lượng, chất lượng sản phẩm đã hoàn thành, tính toán thanh toán tiền lương cho
các tổ chức sản xuất đầy đủ kịp thời.
- Phòng hành chính: có nhiệm vụ tổ chức, bố trí các cuộc họp, hội nghị, đảm
bảo công tác an ninh trật tự, theo dõi, đôn đốc và giám sát công tác an toàn lao động,

vệ sinh môi trường, phòng cháy, chữa cháy trong toàn Công ty. Tổ chức hoạt động xã
hội đồng thời giải quyết các công việc văn thư, bảo mật, lễ tân.
1.5. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC KẾ TOÁN
1.5.1. Mô hình tổ chức kế toán tại Công ty
Căn cứ vào đặc điểm SXKD, căn cứ vào yêu cầu quản lý, kế toán của Công ty
phụ thuộc vào cấp trên nên bộ máy kế toán gọn nhẹ theo mô hình tập trung gồm: 01 kế
toán trưởng, 01 kế toán thanh toán và TSCĐ, 01 thủ quỹ và 02 kế toán xưởng ( nguyên
vật liệu ).
1.5.2. Bộ máy kế toán của Công ty
Sơ đồ 1.4: Sơ đồ tổ chức kế toán
 Chức năng, nhiệm vụ của từng kế toán nghiệp vụ:
Kế toán trưởng: là người tổ chức kế toán có nhiệm vụ, điều hành mọi hoạt động
của phòng kế toán và phòng thống kê tại Công ty. Ngoài ra, kế toán trưởng còn kiêm
nhiệm kế toán tổng hợp các chi phí sản xuất, phân bổ chi phí cần phân bổ vào giá
thành, lập bảng cân đối kế toán, có trách nhiệm lập bảng quyết toán SXKD của Công
ty, trực tiếp giải trình báo cáo quyết toán với Công ty.
15
Kế toán trưởng
Kế toán thanh toán và TSCĐ Thủ quỹ Kế toán xưởng
Kế toán thanh toán và TSCĐ: theo dõi việc thanh toán của Công ty với các khoản
tiền lương, thưởng, theo dõi công nợ với các đối tác bên ngoài. Đồng thời, theo dõi tình
hình biến động và khấu hao TSCĐ.
Thủ quỹ: là người nắm giữ toàn bộ TM của Công ty, có nhiệm vụ thu, chi TM theo
lệnh của Giám đốc và kế toán trưởng, bảo quản TM và ghi chép sổ quỹ.
Kế toán xưởng: theo dõi tình hình NVL, CCDC để sản xuất, tập hợp tất cả những
chứng từ có liên quan gửi lên phòng kế toán tổng hợp.
1.5.3. Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty
Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty TNHH Hoàng Hưng là hình thức CTGS
Sơ đồ 1.5: Sơ đồ hình thức kế toán CTGS
16

Chứng từ gốc
Bảng tổng hợp chứng
từ gốc
Sổ Quỹ
Sổ (thẻ) kế
toán chi tiết
Chứng từ ghi sổSổ đăng ký CTGS
Sổ Cái Bảng tổng hợp
chi tiết
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Kiểm tra đối chiếu
Ghi cuối tháng
 Trình tự ghi sổ:
Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gôc, kế
toán lập CTGS. Căn cứ vào CTGS để ghi vào sổ đăng ký CTGS, sau đó được dùng để
ghi vào Sổ Cái. Các chứng từ gốc sau khi làm căn cứ lập CTGS được dùng để ghi vào
Sổ quỹ, thẻ kế toán chi tiết.
Cuối tháng, phải khoá sổ tính ra tổng số tiền các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát
sinh trong tháng trên Sổ đăng ký CTGS, tính ra tổng số nợ, tổng phát sinh có và số dư
của từng TK trên sổ cái. Căn cứ vào Sổ Cái lập bảng cân đối số phát sinh.
Sau khi đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết được
dùng để lập BCTC
 Hệ thống TK sử dụng ở Công ty: ( Theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày
20/03/2006 của Bộ trưởng BTC )
 Hệ thống báo cáo kế toán tài chính
- Bảng cân đối kế toán: là phương pháp kế toán đồng thời là một báo cáo kế toán
phản ánh một cách tổng quát tình hình TS của Công ty tại một thời điểm nhất định theo
hai phân loại tình hình TS dưới hình thức tiền tệ.

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: là BCTC phản ánh tóm tắt các khoản
phải thu, chi phí và kết quả kinh doanh của Công ty cho một thòi kỳ nhất định, bao
gồm kết quả hoạt động SXKD và các hoạt động khác.
17
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: là BCTC tổng hợp, phản ánh việc hình thành và sử
dụng là lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của Công ty
- Thuyết minh BCTC: là báo cáo nhằm thuyết minh và giải trình bằng lời, bằng số
liệu một số chỉ tiêu kinh tế tài chính chưa được thể hiện trên các BCTC ở trên. Bảng
thuyết minh này cung cấp thông tin bổ sung cần thiết cho việc đánh giá kết quả kinh
doanh của Công ty trong năm báo cáo được chính xác.
PHẦN 2
THỰC HÀNH VỀ GHI SỔ KẾ TOÁN
2.1. VẬN DỤNG HÌNH THỨC KẾ TOÁN CTGS TẠI CÔNG TY
2.1.1. Hạch toán tiền mặt
2.1.1.1. Giới thiệu chung
- TM là số vốn bằng tiền do thủ quỹ bảo quản tại quỹ của Công ty. Tại quỹ có một
lượng TM nhất định để phục vụ cho hoạt động SXKD hàng ngày của mình. Số tiền
thường xuyên tồn quỹ phải được tính toán định mức hợp lý. Mọi khoản thu, chi bảo
quản TM đều do thủ quỹ chịu trách nhiệm thực hiện.
18
- Tại Công ty TNHH Hoàng Hưng, khi có các nghiệp vụ liên quan đến TM thì kế
toán căn cứ vào các chứng từ gốc để tiến hành ghi sổ.
2.1.1.2. Các chứng từ và sổ kế toán sử dụng
- Chứng từ sử dụng: phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, giấy đề nghị thanh
toán, giấy thanh toán tiền tạm ứng…
- Sổ sách kế toán sử dụng : Sổ quỹ TM, sổ kế toán chi tiết, các sổ kế toán tổng hợp
(sổ Cái TK 111).
2.1.1.3. Hình thức ghi sổ
a) Sơ đồ quy trình ghi sổ
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ quy trình ghi sổ các nghiệp vụ liên quan dến TM


19
Chứng từ gốc:
Phiếu thu,phiếu
chi,…
Sổ Quỹ TM
Sổ (thẻ) kế
toán chi tiết
Chứng từ ghi sổSổ đăng ký CTGS
Sổ Cái TK 111 Bảng tổng hợp
chi tiết
Báo cáo tài chính
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi chép định kỳ
Kiểm tra đối chiếu
Ghi cuối tháng
b) Thực hành ghi sổ
 CHỨNG TỪ GỐC:
- Phiếu chi
Ví dụ 1: Ngày 08/12/2009 trả tiền mua CCDC cho Công ty TNHH Đại Hữu theo QĐ
số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC. Phiếu chi số 15/12 như
sau:
Đơn vị: Công ty TNHH Hoàng Hưng Mẫu số: 02 - TT
Địa chỉ: Lô A14-KCN Phú Tài-QN-BĐ (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng
BTC)

PHIẾU CHI Quyển số: 12/2009
Ngày 08 tháng 12 năm 2009
Số: 15/12

Nợ: TK 331111
20
Bảng cân đối số phát sinh
Có: TK 111
Họ và tên người nhận tiền: Lê Văn Nghĩa
Địa chỉ: Công ty TNHH Đại Hữu
Lý do chi: Trả tiền mua CCDC
Số tiền: 858.000 đ ( Viết bằng chữ ) Tám trăm năm mươi tám nghìn đồng
Kèm theo 01 chứng từ gốc

Ngày 08 tháng 12 năm 2009
Người lập phiếu Kế toán trưởng Giám đốc
(ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên, đóng dấu)
Người nhận tiền Thủ quỹ
(ký, họ tên) (ký, họ tên)
- Phiếu thu
Ví dụ 2: Ngày 11/12/2009, rút TGNH về nhập quỹ TM để thanh toán tiền phí HQ
hang xuất. Phiếu thu số H692.0050 như sau:
Đơn vị: Công ty TNHH Hoàng Hưng Mẫu số:01 – TT
Địa chỉ: Lô A14-KCN Phú Tài-QN-BĐ (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng
BTC)
PHIẾU THU Quyển số: 12/2009
Ngày 11 tháng 12 năm 2009
Số: H692.0050
21
Nợ: TK 111
Có: TK 1121
Họ và tên người nộp tiền: Trần Thị Thu Hà
Địa chỉ: Phòng kế toán

Lý do nộp: Rút TGNH về nhập quỹ
Số tiền: 20.000.000 đ ( Viết bằng chữ ) Hai mươi triệu đồng
Kèm theo 01 chứng từ gốc

Ngày 11 tháng 12 năm 2009
Người lập phiếu Kế toán trưởng Giám đốc
(ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên, đóng dấu)
Người nhận tiền Thủ quỹ
(ký, họ tên) (ký, họ tên)
- Giấy đề nghị thanh toán
Ví dụ 3: Thanh toán tiền phí HQ hàng xuất với nhân viên Công ty theo giấy đề nghị
thanh toán ngày 11/12/2009, như sau:
Đơn vị: Công ty TNHH Hoàng Hưng Mẫu số:04 – TT
Địa chỉ: Lô A14-KCN Phú Tài-QN-BĐ (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-
BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng
BTC)
22
GIẤY ĐỀ NGHỊ THANH TOÁN
Ngày 11 tháng 12 năm 2009
Kính gửi: Giám đốc Công ty TNHH Hoàng Hưng
Họ và tên người đề nghị thanh toán: Lê Thị Thảo
Địa chỉ: Phòng kế toán
Nội dung thanh toán: Thanh toán tiền phí hải quan hàng xuất
Số tiền: 20.000 đ ( Viết bằng chữ ) Hai mươi nghìn đồng
Kèm theo 01 chứng từ gốc

Người đề nghị thanh toán Kế toán trưởng Giám đốc
(ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên, đóng dấu)
- Giấy thanh toán tiền tạm ứng:

Ví dụ 4: Ngày 24/12/2009 thanh toán tiền tạm ứng cho nhân viên Nguyễn Huy Toàn
phòng hành chính, giấy thanh toán số 121. Số tiền ứng trước chưa chi hết 0. Cụ thể như
sau:
Đơn vị: Công ty TNHH Hoàng Hưng Mẫu số:05 – TT
Địa chỉ: Lô A14-KCN Phú Tài-QN-BĐ (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng
BTC)
23
GIẤY THANH TOÁN TIỀN TẠM ỨNG
Ngày 24 tháng 12 năm 2009
Số: 121/TTTƯ
Nợ: TK 141
Có: TK 111
Họ tên người thanh toán: Nguyễn Huy Toàn
Địa chỉ: Phòng hành chính
Số tiền tạm ứng được thanh toán theo bảng dưới đây:
Diễn giải Số tiền
I. Số tiền tạm ứng
1. Số tiền tạm ứng đợt trước chưa chi hết
2. Số tạm ứng kỳ này
Phiếu chi số 144 ngày 24 tháng 12
năm 2009
II. Số tiền đã chi
III. Chênh lệch
1. Số tạm ứng không chi hết
2. Chi quá số tạm ứng
10.500.000 đ
0 đ
10.500.000 đ
10.500.000 đ

6.000.000 đ
4.500.000 đ
4.500.000 đ
0 đ
Giám đốc Kế toán trưởng Kế toán thanh toán Người thanh toán
(ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên)
 CHỨNG TỪ GHI SỔ: Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc như trên kế toán
tiến hành lập các CTGS như sau:
Công ty TNHH Hoàng Hưng
Lô A14-KCN Phú Tài-Quy Nhơn-Bình Định
CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 12 ( Ghi Nợ TK 111)
24
Ngày 31 tháng 12 năm 2009
ĐVT: Đồng
Chứng từ
TRÍCH YẾU
SH TKĐƯ
Số tiền
SH NT Nợ Có
PTG229.0021 03/12 Rút TGNH nhập quỹ 111 1121 700.000.000
PTI873.0011 05/12 Rút TGNH nhập quỹ 111 1121 100.000.000
PTI251.0034 09/12 Vay ngắn hạn nhập quỹ 111 3111 160.000.000
… … … … … …
PTH692.0050 11/12 Rút TGNH nhập quỹ 111 1121 20.000.000
PTI251.0125 30/12 Vay ngắn hạn nhập quỹ 111 3111 310.000.000
… … … … … …
Cộng phát sinh 5.110.000.000
Kèm theo bộ chứng từ gốc
Ngày 31 tháng 12 năm 2009
Người lập Kế toán trưởng Giám đốc

(ký,họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên, đóng dấu)
Công ty TNHH Hoàng Hưng
Lô A14-KCN Phú Tài-Quy Nhơn-Bình Định
CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 13 ( Ghi Có TK 111 )
Ngày 31 tháng 12 năm 2009
ĐVT: Đồng
Chứng từ
TRÍCH YẾU
SH TKĐƯ
Số tiền
SH NT Nợ Có
PC144 01/12 Trả tiền vật tư 331111 111 52.556.850
25

×