MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC 1
DANH MỤC CHỮ VIẾT 3
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU 4
LỜI MỞ ĐẦU 5
PHẦN 1:GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY 7
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 7
1.1.1. Tên, địa chỉ của Công ty 7
1.1.2. Thời điểm thành lập, các mốc quan trọng 7
1.1.3. Quy mô hiện tại của doanh nghiệp 8
1.1.4. Kết quả kinh doanh của Công ty 9
1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty 9
1.2.1. Chức năng 9
1.2.2. Nhiệm vụ 10
1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 10
1.3.1. Loai hình kinh doanh và các loại hàng hóa, dịch vụ chủ yếu 10
1.3.2. Thị trường đầu vào và đầu ra của Công ty 10
1.3.3. Vốn kinh doanh của doanh nghiệp 11
1.3.4 Đặc điểm của các nguồn lực chủ yếu của Công ty 11
1.4. Đặc điểm tổ chức SXKD và tổ chức quản lý tại Công ty 12
1.4.1. Đặc điểm tổ chức SXKD tại Công ty 12
1.4.2. Đặc điểm tổ chức quản lý 15
1.5. Đặc điểm tổ chức kế toán tại Công ty 17
1.5.1. Mô hình tổ chức kế toán tại Công ty 17
1.5.2. Bộ máy kế toán của Công ty 17
1.5.3. Hình thức sổ kế toán đang áp dụng tại Công ty 19
1
PHẦN 2: THỰC HÀNH VỀ GHI SỔ KẾ TOÁN 22
2.1. VẬN DỤNG CÁC HÌNH THỨC GHI SỔ TẠI CÔNG TY 22
2.1.1. Kế toán tiền mặt 22
2.1.2. Kế toán tiền gửi ngân hàng 29
2.1.3. Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ 34
2.1.4. Kế toán phải thu khách hàng 44
2.1.5. Kế toán doanh thu bán hàng 47
2.2. VẬN DỤNG CÁC HÌNH THỨC GHI SỔ KHÁC 50
2.2.1. Hình thức Nhật ký chung 50
2.2.2. Hình thức Nhật ký – Sổ cái 56
2.3 Bảng cân đối kế toán 58
PHẦN 3: MỘT SỐ Ý KIẾN NHẬN XÉT VỀ HÌNH THỨC KẾ TOÁN
ÁP DỤNG TẠI DOANH NGHIỆP VÀ CÁC HÌNH THỨC KẾ TOÁN
CÒN LẠI… 61
3.1. Nhận xét khái quát về công tác kế toán tại Công ty 61
3.2. Nhận xét khái quát về hình thức kế toán Công ty đang áp dụng. .62
3.3. Nhận xét đánh giá về các hình thức kế toán khác: 63
3.3.1. Hình thức kế toán: “ Nhật ký chung” 63
3.3.2. Hình thức kế toán: “ Nhật ký- Sổ cái” 63
2
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
KPCĐ Kinh phí công đoàn
CTY Công ty
CB- CNV Cán bộ công nhân viên
CP Cổ phần
KCS Kiểm tra chất lượng sản phẩm
NT Ngày tháng
SH Số hiệu
PC Phiếu chi
PT Phiếu thu
PNK Phiếu nhập kho
PXK Phiếu xuất kho
TK Tài khoản
STT Số thứ tự
TKĐU Tài khoản đối ứng
SXKD Sản xuất kinh doanh
SX Sản xuất
PX Phân xưởng
SC Sổ cái
3
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Trang
1. Danh mục bảng biểu:
Bảng 1.1: Kết quả SXKD của Công ty 9
Bảng 1.2: Tình hình lao động trong Công ty 11
Bảng 1.3: Tình hình sử dụng tài sản của Công ty 12
2. Danh mục sơ đồ:
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ biểu diễn quy trình sản xuất tôm đông lạnh 12
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ kết cấu sản xuất 14
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ kết cấu bộ máy quản lý công ty 15
Sơ đồ 1.4: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán Công ty 18
Sơ đồ 1.5: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ 20
Sơ đồ 1.6: Ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính 21
4
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đối với
công cuộc đổi mới, nền kinh tế nước ta đã có những chuyển biến khá vững
chắc, từ đó mở ra nhiều cơ hội song cũng không ít thách thức cho các doanh
nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp sản xuất. Điều này đòi hỏi các doanh
nghiệp phải không ngừng đổi mới, hoàn thiện công cụ quản lý kinh tế, đặc
biệt là công tác kế toán tài chính.
Dưới góc độ quản lý kinh tế, công tác kế toán là một công cụ quản lý
quan trọng của doanh nghiệp. Nó quyết định sự tồn tại phát triển, hay suy
vong của doanh nghiệp. Việc hạch toán chính xác các khoản doanh thu, chi
phí sẽ giúp nhà quản lý có cái nhìn xác thực về hiện trạng hoạt động của
doanh nghiệp mình. Thông qua những thông tin mà kế toán cung cấp, nhà
quản lý doanh nghiệp có thể phân tích, đánh giá được tình hình sử dụng lao
động, vật tư, tiền vốn tình hình thực hiện chi phí, giá thành…, từ đó tìm ra các
giải pháp nhằm sử dụng hợp lý, tiết kiệm các yếu tố cấu thành sản phẩm trên
cơ sở không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng hiệu quả sản xuất
kinh doanh. Đó chính là biện pháp cơ bản nâng cao lợi nhuận và là điều kiện
cơ bản để tăng khả năng cạnh tranh và khả năng tích lũy cho doanh nghiệp.
Chính vì vậy, để cho công tác kế toán thực hiện đầy đủ chức năng của nó thì
doanh nghiệp cần phải quản lý và tạo điều kiện cho công tác kế toán hoạt
động có hiệu quả và phát triển phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp mình.
Nhận thức được điều đó, sau khoảng thời gian thực tập tại Công ty Cổ
phần Đông lạnh Quy Nhơn, nhận được sự giúp đỡ tận tình của cô Nguyễn Thị
Kim Tuyến, và các cô chú trong Công ty, em đã hoàn thành bản báo cáo này.
Báo cáo gồm 3 phần:
5
- Phần 1: Giới thiệu khái quát chung về Công ty Cổ phần Đông lạnh
Quy Nhơn.
- Phần 2: Thực hành về ghi sổ kế toán.
- Phần 3: Một số ý kiến nhận xét về hình thức kế toán áp dụng tại
doanh nghiệp và các hình thức kế toán còn lại.
Trong khoảng thời gian thực tập tại Công ty, với sự khó khăn của một
sinh viên chuyên ngành kế toán lần đầu tiên áp dụng những lý thuyết đã học
vào thục tế, bài viết của em không thể tránh khỏi những khiếm khuyết nhất
định. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến đóng góp bổ sung của Cô
giáo cũng như các cô chú trong Công ty để báo cáo của em được hoàn thiện
hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
6
PHẦN 1:
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG LẠNH QUY NHƠN
1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty CP Đông lạnh Quy
Nhơn
1.1.1. Tên, địa chỉ của Công ty
Tên Công ty : Công ty Cổ phần Đông lạnh Quy Nhơn
Tên giao dịch : Seaprodex Factory 16
Tên viết tắt : F16
Trụ sở chính :04 Phan Chu Trinh,TP Quy Nhơn, Bình Định
Điện thoại : 056.3893402
Fax : 056.3893200
Website :
1.1.2. Thời điểm thành lập, các mốc quan trọng
Sau năm 1975, khi đất nước hoàn toàn thống nhất, thực hiện chủ trương
phát triển kinh tế của đất nước nói chung và phát triển kinh tế miền Trung nói
riêng. Đặc biệt là phát triển kinh tế những vùng kinh tế mũi nhọn. Bình Định
là một tỉnh thuộc duyên hải miền Trung, có bờ biển dài 134 km với vùng lãnh
thổ hải 3600 km
2
, có nhiều vịnh ăn sâu vào đất liền tiếp giáp với cửa sông và
thông ra biển Đông hình thành những vùng nước lợ tập trung như: Đầm Đề
Gi, đầm Thị Nại,… rất thuận lợi cho việc nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản.
Nhận thấy rõ thế mạnh của tỉnh nhà, đồng thời để thể hiện chủ trương
phát triển kinh tế. Ngày 14 tháng 01 năm 1977, theo quyết định số 176/QĐ-
UB của UBND Tỉnh Nghĩa Bình thành lập “Xí nghiệp công tư hợp doanh
7
Đông lạnh Quy Nhơn” có vốn của Nhà nước và 77 cổ đông. Xí nghiệp công
tư hợp doanh được hoạt động trên cơ sở sản xuất cũ của Công ty Đông lạnh
Nhơn Hà – Quy Nhơn và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/04/1977. Đến
ngày 31/01/1986, theo quyết định số 333/QĐ-UB tỉnh Nghĩa Bình “Xí nghiệp
công tư hợp doanh Đông lạnh Quy Nhơn” được đổi tên thành “Xí nghiệp
Đông lạnh Quy Nhơn”.
Để đảm bảo sự linh hoạt và phù hợp với sự đổi mới kinh tế, ngày
16/01/1992 theo quyết định số 388/QĐ-CP của chính phủ về việc chuyển đổi
“ Xí nghiệp Đông lạnh Quy Nhơn” thành một doanh nghiệp nhà nước sau khi
đã hoàn trả vốn cho 77 cổ đông của Công ty Nhơn Hà.
Để nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, việc cổ phần hóa các
doanh nghiệp nhà nước cần được xúc tiến nhanh để nâng cao năng lực cạnh
tranh, nâng cao năng suất lao động, tăng cường khả năng hoạt động sản xuất
kinh doanh và gắn bó trách nhiệm, quyền lợi của CBCNV với Công ty. Vì
vậy, ngày 24/04/2003 theo quyết định số 83/2003/QĐ-UB của UBND tỉnh
Bình Định về chuyển đổi “ Xí nghiệp Đông lạnh Quy Nhơn’ thành “Công ty
Cổ phần Đông lạnh Quy Nhơn”.
Sau hơn 30 năm hoạt động, Công ty đã có sự phát triển vượt bậc và
ngày càng phát huy được tiềm năng của mình. Tạo tiền đề khá tốt cho sự phát
triển lâu dài và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày một cao hơn.
Công ty đã xác định cho mình những mặt hàng kinh doanh chính: hàng thủy
hải sản tươi sống, hải sản đông lạnh tiêu thụ thị trường nội địa và xuất khẩu.
1.1.3. Quy mô hiện tại của doanh nghiệp
Khi bắt đầu cổ phần hóa, Công ty chỉ có vốn cổ phần là: 2.100.000.000
đồng, tương ứng với 210.000 cổ phần với mệnh giá: 10.000 đồng/ cổ phần.
Sau gần 10 năm hoạt động sản xuất kinh doanh đến ngày 31/12/2009,
8
tổng nguồn vốn của Công ty đạt : 33.745.228.850 đồng, trong đó:
- Vốn chủ sở hữu là : 13.983.573.157 đồng
- Vốn vay : 19.761.655.693 đồng
Ngoài ra, số lượng và trình độ của người lao động trong Công ty cũng
tăng lên hàng năm. Năm 2008 là 317 lao động, đến 2009 là 439 lao động.
Trong đó, lao động có trình độ đại học tăng 4 người, cao đẳng tăng 14 người,
trung cấp tăng 22 người, lao động phổ thông tăng 82 người.
Qua một số chỉ tiêu trên ta nhận thấy rằng: Công ty Cổ phần Đông lạnh
Quy Nhơn là một doanh nghiệp có quy mô vừa. Sau gần 10 năm cổ phần hóa
thì quy mô của Công ty đã được mở rộng thêm rất nhiều.
1.1.4. Kết quả kinh doanh của Công ty, đóng góp vào ngân sách của
doanh nghiệp qua các năm
Bảng 1.1. Kết quả SXKD của Công ty
STT Chỉ tiêu Năm
2007 2008 2009
1 Doanh thu 102.670.698.024 97.240.779.445 113.656.917.806
2 Lợi nhuận 1.780.503.620 -572.721.997 2.768.259.566
(Phòng Tài chính – Kế toán)
1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty
1.2.1 Chức năng
- Tổ chức bộ máy quản lý phù hợp với mục tiêu chiến lược, nhiệm vụ
của Công ty. Phân bổ và điều chỉnh nguồn lực để đảm bảo kết quả hoat động
sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất.
- Tự quyết định giá mua, giá bán vật tư, nguyên vật liệu sản phẩm và
dịch vụ.
9
- Đầu tư liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần theo quy định của pháp
luật với mục đích phát triển sản xuất kinh doanh.
- Tuyển chọn, thuê mướn, bố trí sử dụng lao động, lựa chọn hình thức
trả lương cho cán bộ công nhân viên trong Công ty cho phù hợp.
1.2.2. Nhiệm vụ
- Thực hiện tuân thủ pháp luật cũng như các nghĩa vụ của nhà nước.
- Thực hiện nghiêm chỉnh bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh quốc
phòng, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.
- Phải điều tra nghiên cứu thị trường nhằm sản xuất sản phẩm mới. thỏa
mãn các nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
- Phải chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh của mình.
- Phải bảo tồn nguồn vốn nhằm tăng hiệu quả cho hoạt động sản xuất
kinh doanh cũng như đảm bảo an toàn, lợi ích cho toàn bộ CB-CNV và lao
động của Công ty.
1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
1.3.1. Loại hình kinh doanh và các loại hàng hóa, dịch vụ chủ yếu mà
Công ty đang kinh doanh
1.3.2. Thị trường đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp
a. Thị trường đầu vào
Nguyên vật liệu có tính mùa vụ nên Công ty gặp không ít khó khăn.
Bên cạnh nguyên liệu tại địa phương Công ty đã mua nguyên liệu tại các tỉnh
khác như: Phú Yên, Quảng Ngãi bằng cách niêm yết (thông báo) giá, để nhà
cung cấp biết trước giá.
10
b. Thị trường đầu ra
Công ty CP Đông lạnh Quy Nhơn chủ yếu sản xuất sản phẩm theo hợp
đồng của từng đơn hàng đã ký kết với khách hàng nước ngoài đối với hàng
đông lạnh và có quan hệ với Công ty CP sữa Việt Nam ( Vinamilk), đối với
hàng tiêu thụ nội địa: ruốc tôm, ruốc thịt.
1.3.3. Vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Trước đây khi Công ty mới thành lập, chưa có vốn nhiều, lại trong thời
kỳ bao cấp nên Công ty rất cần vốn của ngân sách Nhà nước cấp để sản xuất
kinh doanh. Nhưng khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường, Công ty đã
tự hạch toán riêng và sản xuất có lãi cao. Nên đến những năm gần đây, đặc
biệt là năm 2004 khi Công ty tiến hành cổ phần hóa toàn bộ vốn của Nhà
nước, Công ty hoạt động chủ yếu bằng nguồn vốn tự có và một số vốn vay
(khi vụ mùa đến). Vốn điều lệ của Công ty là 9,185 tỷ đồng.
1.3.4. Đặc điểm của các nguồn lực chủ yếu của Công ty
a. Đặc điểm về lao động
Tổng số lao động của Công ty là 312 người và được sắp xếp như sau:
Bảng 1.2. Tình hình lao động trong Công ty
Chỉ tiêu Lao động trực tiếp Trình độ Lao động gián tiếp
Bậc 2/7 105 Đại học 10
Bậc 3/7 96 Cao đẳng 6
Bậc 4/7 87 Trung cấp 8
Tổng cộng 288 Tổng cộng 24
(Nguồn:Phòng TC-
KT)
11
b. Đặc điểm về tài sản cố định:
Khi mới thành lập, Công ty đã gặp không ít khó khăn khi máy móc
thiết bị cũ kỹ công nhân không có tay nghề chuyên môn. Công ty đã cố gắng
sản xuất, vừa tổ chức thu mua, vừa đào tạo công nhân, vừa đổi mới máy móc
thiết bị, cho đến nay hệ thống máy móc thiết bị ở Công ty hiện tại hơn, cụ thể
là: Công ty đưa dây chuyền công nghệ sản xuất thủy sản hàng đông rời (dây
chuyền IOF) đạt chất lượng Châu Âu ( vào tháng 9/1998) đi vào hoạt động.
Bảng 1.3. Tình hình sử dụng tài sản của Công ty vào năm 2009:
Chỉ tiêu Nguyên giá
Khấu hao lũy
kế
Giá trị còn
lại
1. Nhà cửa vật kiến trúc 4.264.396.724 2.551.256.825 1.713.139.899
2. Máy móc thiết bị động
lực
10.192.972.178 7.488.479.652 324.241.371
3. Phương tiện vận tải
truyền dẫn
3.812.720.996 3.488.479.652 324.241.371
Tổng 18.270.089.897 13.162.355.81
1
5.107.734.086
(Nguồn: Phòng Kế hoạch)
1.4. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý tại Cty
1.4.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh tại Công ty
a. Quy trình sản xuất sản phẩm
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ biểu diễn quy trình sản xuất tôm đông lạnh
a.
(Nguồn: Phòng kỹ thuật KCS)
12
Mua &
tiếp
nhận
nguyên
liệu
Xử lý
chế
biến
Phân
cở, rửa,
xếp
khuôn
Cấp
đông,
đóng
gói
Bảo
quản
trong
kho
lạnh
Tiêu
thụ
+ Mua và tiếp nhận nguyên liệu:
Căn cứ vào bảng giá mua nguyên vật liệu giữa Công ty và các nhà cung
cấp như: tôm, mực, cá…,sau khi kiểm tra chất lượng thì tiến hành phân loại,
phân cỡ, bộ phận thu mua cân số lượng, nguyên vật liệu được đưa vào xưởng,
bộ phận tiếp nhận của phân xưởng cần kiểm tra lại, và nhập vào các thùng
chứa cách nhiệt có bảo quản bằng đá lạnh.
+ Xử lý chế biến:
Trước khi đưa nguyên liệu từ thùng bảo quản vào chế biến phải được
xử lý bằng Clorin.
- Tôm nguyên con: lựa chất lượng tốt, không long đầu, không đen hay
vàng đầu, không giãn đốt.
- Tôm vỏ bỏ đầu (HLSO) lặt bỏ đầu, rút tim, phân loại chất lượng tùy
theo yêu cầu đặt hàng của khách.
- Tôm thịt: lặt bỏ đầu, bóc vỏ, rút tim.
Trong quá trình tiếp nhận nguyên liệu đến chế biến thì xưởng sản xuất
và bộ phận KCS phải sử dụng các loại thuốc sử lý tùy theo chất lượng của
nguyên liệu như: NaCl, thuốc sát trùng, thuốc ngâm tôm
+ Phân cỡ, rửa, xếp khuôn:
Do đặc tính của từng loại sản phẩm, kích cỡ sản phẩm được phân thành
nhiều loại khác nhau tùy vào chất lượng, tùy size lớn nhỏ mà phân loại. Sau
đó rửa sạch bằng nước đá có nhiệt độ 5
0
C, pha Clorin 5% hoặc ngâm thuốc
tùy theo yêu cầu của khách hàng. Bộ phận lên khuôn vớt ra sau khi rửa rồi để
vào nước, cân và phân loại theo từng loại sản phẩm, trọng lượng tịnh tùy theo
13
yêu cầu của khách hàng. Bộ phận xếp vào khuôn khay tiếp nhận và xếp vào
khay theo kỹ thuật và đưa vào khu cấp đông.
+ Cấp đông, đóng gói:
Bộ phận cấp đông tiếp nhận sản phẩm được chuyển đến, đổ nước đá
lạnh 5
0
C vào khay, tùy loại sản phẩm mà cho nước nhiều hay ít, đưa vào tủ
đông. Sau khi chạy đông đến nhiệt độ -40
0
C đến -38
0
C, thời gian chạy tủ đông
tại Công ty là 2h đến 3h, tùy loại sản phẩm. Khi đến nhiệt độ cho phép của
một mẻ đông thì đưa ra mạ băng, tách block sản phẩm ra khỏi khuôn và đóng
gói rồi đưa ngay vào kho lạnh bảo quản.
+ Bảo quản:
Sản phẩm được bảo quản trong kho lạnh luôn đảm bảo nhiệt độ -18
0
C
suốt thời gian hàng tồn kho.
+ Xuất kho tiêu thụ:
Sau khi sản xuất chế biến đủ số lượng cho từng đơn đặt hàng và thời
hạn của từng hợp đồng thì xuất kho giao cho khách hàng và được vận chuyển
bằng xe có thùng lạnh.
b. + Sơ đồ tổ chức sản xuất:
14
Sơ đồ 1.2. Sơ đồ kết cấu sản xuất
+ Chức năng của các bộ phận:
- Phân xưởng sản xuất chính: bao gồm các bộ phận trong dây chuyền
sản xuất theo quy trình công nghệ chế biến sản phẩm chính dưới sự quản lý
của quản đốc và các phó quản đốc cùng sự giám sát theo dõi của phòng kỹ
thuật KCS.
- Phân xưởng sản xuất phụ: bao gồm bộ phận cơ điện và bộ phận vận
hành máy, sản xuất đá lạnh.
+ Bộ phận cơ điện: bao gồm tổ sữa chữa và tổ vận tải có nhiệm vụ tu
bổ, sữa chữa và thay thế tất cả các phương tiện, dụng cụ phục vụ chế biến, các
trang thiết vị máy móc của hệ thống lạnh…
Công ty CP Đông lạnh Quy Nhơn
Phân xưởng SX chính
Phân xưởng SX phụ…
ttrợtrợ
Phân xưởng SX
BP thu
mua
nguyên
liệu
Tổ vận
tải
Tổ sửa
chữa
Tổ SX
đá lạnh
Tổ vận
hành,
HT
kho
BP tiếp
nhận
nguyên
liệu
BP chế
biến
BP
phân
cỡ
BP
định
mức
thống
kê
BP cấp
đông
BP vận
hành
SX đá
lạnh
PX cơ
điện
15
+ Bộ phận vận hành và sản xuất đá lạnh bao gồm: tổ vận hành sẽ theo
dõi toàn bộ hệ thống máy móc thiết bị và hệ thống kho lạnh luôn đảm bảo ở
nhiệt độ theo yêu cầu.
1.4.2. Đặc điểm tổ chức quản lý
a. Sơ đồ tổ chức quản lý
Sơ đồ 1.3. Sơ đồ kết cấu bộ máy quản lý Công ty
b. Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý
- Đại hội đồng cổ đông: đứng đầu một Công ty Cổ phần là đại hội
đồng cổ đông, tất cả các cổ đông có quyền kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động
của Công ty. Đại hội đồng cổ đông sẽ quyết định cao nhất mọi kế hoạch,
phương án kinh doanh, đầu tư, trích lập các quỹ…
- Hội đồng quản trị: có Chủ tịch, phó chủ tịch và các thành viên. Hội
đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu ra chịu trách nhiệm cao nhất việc
thực thi nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông cũng như mọi sự thành bại
trong sản xuất kinh doanh của Công ty mà đứng đầu là Chủ tịch Hội đồng
quản trị.
16
Hội đồng quản trị Ban kiểm soát
Ban Giám đốc
PX SX
chế
biến
PX SX
phụ trợ
Phòng
kỹ thuật
KCS
Phòng
TC-HC
Phòng
kinh
doanh
Phòng
kế toán
Đại hội đồng cổ đông
- Ban kiểm soát: có kiểm soát viên trưởng và các thành viên. Kiểm
soát viên trưởng do ban kiểm soát bầu ra.
- Giám đốc Công ty: là người được Hội đồng quản trị ủy nhiệm quản
lý và điều hành trực tiếp các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, chịu
trách nhiệm trước pháp luật với những việc làm của mình khi Hội đồng quản
trị giao quyền quyết định, cũng như sự phát triển hay thất bại trong kinh
doanh trước Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông.
- Phó Giám đốc điều hành: là người chịu trách nhiệm sau Giám đốc
trong sự điều hành trực tiếp các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty,
có trách nhiệm mọi hoạt động của Công ty khi Giám đốc đi vắng, bàn bạc và
đề xuất mọi phương án, giá cả với Giám đốc để đưa ra quyết định tốt nhất có
lợi cho Công ty.
- Phòng tài chính kế toán: tổ chức thanh toán đúng theo quy định,
kiểm soát, kiểm tra mọi giá thành của nguyên liệu, vật tư…sản phẩm bán,
tổng và cân đối kế toán thật chính xác nhằm giúp cho ban lãnh đạo Công ty có
những thông tin và đánh giá chính xác trong hiệu quả kinh doanh.
- Phòng kinh doanh: chịu trách nhiệm tiếp nhận và phản hồi những
thông tin về các sản phẩm sản xuất từ ban Giám đốc cũng như từ khách hàng
như: giá cả, mẫu mã, kiểu dáng, giao nhận, các thủ tục xuất nhập khẩu…
- Phòng tổ chức hành chính: Thực hiện chuyên môn quản lý nhân sự,
tổ chức các đợt tuyển dụng lao động, đào tạo nghề cho công nhân, lao động
và tiền lương cũng như các chế độ bảo hiểm và trợ cấp.
- Phòng kỹ thuật KCS: nhiệm vụ chính của phòng là quản lý chất
lượng sản phẩm, đề ra các quy trình công nghệ sản xuất chế biến…
- Phân xưởng sản xuất: có phân xưởng sản xuất chính: hàng đông và
hàng khô và phân xưởng sản xuất phụ trợ như ở phần kết cấu sản xuất.
17
1.5. Đặc điểm tổ chức kế toán của Công ty
1.5.1. Mô hình tổ chức kế toán tại Công ty
Công ty Cổ phần Đông lạnh Quy nhơn tổ chức bộ máy kế toán theo mô
hình tập trung. Mọi công việc kế toán được tập trung và giải quyết tại phòng
tài vụ. Các kế toán viên chịu trách nhiệm dưới sự lãnh đạo, quản lý và giám
sát trực tiếp của kế toán trưởng.
1.5.2. Bộ máy kế toán của Công ty
a. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán
Sơ đồ 1.4. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán Công ty
Chú thích
Quan hệ chức năng
Quan hệ trực tuyến
b. Chức năng, nhiệm vụ của các phần hành kế toán
- Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ tổ chức và điều hành công tác kế toán
tại Công ty. Trực tiếp phân công , chỉ đạo công việc cho tất cả nhân viên kế
toán. Kiểm tra giám sát hoạt động bộ máy kế toán tại Công ty.
- Kế toán phó- kế toán tổng hợp: Nhiệm vụ của kế toán phó là hạch
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
Kế
toán
NVL
Kế
toán
bán
hàng
Kế toán
BHXH,
BHYT,
KPCĐ, TSCĐ
Kế toán
tiền mặt,
ngân
hàng
Thủ
quỹ
18
toán và tính giá thành sản phẩm, tổng hợp và đối chiếu toàn bộ số phát sinh ở
các sổ chi tiết của kế toán viên, lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ kế toán trình
lên kế toán trưởng phê duyệt.
- Kế toán nguyên vật liệu: tập hợp các chúng từ gốc về nguyên vật
liệu lên sổ chi tiết, theo dõi số lượng, đơn giá nhập kho và tình hình nhập xuất
tồn nguyên vật liệu trong kỳ.
- Kế toán BHXH, BHYT, KPCĐ, TSCĐ: có trách nhiệm trích bảo
hiểm và KPCĐ theo quy định, tính và trích khấu hao TSCĐ….
- Kế toán bán hàng: có nhiệm vụ xuất hóa đơn và lập bảng tổng hợp
hàng bán trong kỳ đối với từng khách hàng.
- Kế toán tiền mặt và tiền gửi ngân hàng: theo dõi tình hình thu chi
và gửi ngân hàng phản ánh số dư kịp thời lên tài khoản nhằn giúp cho nhà
quản lý có biện pháp kịp thời trong vấn đề thu chi.
- Thủ quỹ: có nhiệm vụ thu chi tiền theo chứng từ hợp lệ, hằng ngày
lập báo cáo quỹ tiền mặt, tình hình thu chi trong ngày.
1.5.3. Hình thức sổ kế toán đang áp dụng tại Công ty:
a. Hình thức ghi sổ:
Công ty CP Đông lạnh Quy Nhơn đã sử dụng hình thức kế toán chứng
từ ghi sổ.
Hằng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng
từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán
lập chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng ký chứng
từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào sổ cái. Các chứng từ kế toán sau khi
làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết
có liên quan.
19
Cuối tháng phải khóa sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế,
tài chính phát sinh trong tháng trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, tính ra tổng số
phát sinh Nợ, tổng số phát sinh Có và số dư của từng tài khoản trên sổ cái.
Căn cứ vào sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh.
Sau khi đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp
chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính.
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ
Sơ đồ 1.5. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ
Ghi chú:
: Ghi chép hàng ngày
: Ghi chép cuối kỳ
Chứng từ gốc
Sổ quỷ Bảng tổng hợp
chứng từ kế toán
cùng loại
Sổ (thẻ) chi
tiết
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Sổ đăng ký
CTGS
Sổ Cái
Bảng tổng hợp
chi tiết
Bảng cân đối số
phát sinh
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
20
: Quan hệ đối chiếu
c. Hình thức kế toán máy:
Hằng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp
chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ,
xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính
theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán. Phần mềm sẽ
được tự động nhập vào các sổ kế toán tổng hợp và các sổ, thẻ kế toán chi tiết
có liên quan.
Cuối tháng hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào, kế toán thực hiện
thao tác khóa sổ và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp
với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung
thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra,
đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy.
Quy trình sử dụng hình thức kế toán máy:
Sơ đồ 1.6. Ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính
Ghi chú:
Nhập số liệu hàng ngày
CHỨNG TỪ
KẾ TOÁN
PHẦN MỀM
KẾ TOÁN
SỔ KẾ TOÁN
- Sổ tổng hợp
- Sổ chi tiết
MÁY VI TÍNH
BẢNG TỔNG HỢP
CHỨNG TỪ KẾ
TOÁN CÙNG LOẠI
- Báo cáo tài chính
- Báo cáo kế toán
quản trị
21
In số, báo cáo cuối tháng, cuối năm
Đối chiếu, kiểm tra
PHẦN 2:
THỰC HÀNH VỀ GHI SỔ KẾ TOÁN
2.1. VẬN DỤNG CÁC HÌNH THỨC GHI SỔ TẠI CÔNG TY
2.1.1. KẾ TOÁN TIỀN MẶT:
2.1.1.1 Nội dung:
Công ty CP Đông lạnh Quy Nhơn, các nghiệp vụ liên quan đến tiền
mặt, diễn ra thường xuyên…Căn cứ vào các chứng từ gốc, kế toán nhập vào
máy, máy tính sẽ tự động kết chuyển số liệu vào các sổ sách có liên quan. Các
TK tiền mặt, được cập nhật số dư hàng ngày sau đó.
2.1.1.2. Chứng từ sử dụng: bao gồm phiếu thu, phiếu chi, giấy báo Nợ, giấy
báo Có…
2.1.1.3. Quy trình luân chuyển chứng từ:
Từ các chứng từ gốc như là các phiếu chi, phiếu thu, các giấy báo có, báo
nợ…. Kế toán tiến hành lập chứng từ ghi sổ. Đồng thời căn cứ vào các chứng
từ gốc kế toán tiền mặt vào các sổ chi tiết tiền mặt và sổ quỹ tiền mặt. Đến
cuối 6 tháng đầu năm và 6 tháng cuối năm từ các chứng từ ghi sổ đã lập kế
toán vốn bằng tiền tiến hành vào sổ cái các TK 111, từ đó vào bảng cân đối
phát sinh và lập báo cáo tài chính.
2.1.1.4. Thực hành ghi sổ:
Sau đây sẽ đi vào một số nghiệp vụ cơ bản của Công ty Cổ phần Đông
lạnh Quy Nhơn.
22
Xuất phát từ những chứng từ như: hóa đơn mua bán hàng hóa, phiếu
thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng,…., kế toán tiến hành viết phiếu thu,
phiếu chi tiền mặt để làm cở sở vào các sổ theo dõi.
Sau đây là một số mẫu chứng từ:
Mẫu chứng từ số 01
23
CTY CỔ PHẦN ĐÔNG LẠNH QUY NHƠN
04 Phan Chu Trinh – TP Quy Nhơn Số: 061
HÓA ĐƠN MUA HÀNG
Họ tên người bán : Nguyễn Văn A
Địa chỉ: Công ty CP Đông lạnh Quy Nhơn
STT Tên nguyên
liệu
Đơn vị
tính
Số lượng Đơn giá Thành tiền
01 Tôm thẻ Kg 890 12.360 11.000.400
02 Tôm sú Kg 1580 59.500 94.010.000
TỔNG CỘNG 105.010.400
Tiền(viết bằng chữ): Một trăm lẻ năm triệu không trăm mười nghìn
bốn trăm đồng chẵn.
Ngày 09 tháng 02 năm 2010
Người bán Thủ quỹ Người viết hóa đơn
(Ký, ghi rõ họ tên ) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
Mẫu chứng từ số 02
24
CTY CỔ PHẦN ĐÔNG LẠNH QUY NHƠN Số phiếu: 210
04 Phan Chu Trinh – TP Quy Nhơn Nợ TK 621
Có TK 1111
PHIẾU CHI TIỀN MẶT
Ngày 09 tháng 02 năm 2010
Họ và tên người nhận tiền : Nguyễn Văn A
Địa chỉ : Công ty CP Đông lạnh Quy Nhơn
Lý do chi : Mua nguyên liệu tôm
Số tiền :105.010.400 đồng
Viết bằng chữ : Một trăm linh năm triệu không trăm
mười nghìn bốn trăm đồng.
Kèm theo 01 chứng từ gốc.
Ngày 09 tháng 02 năm 2010
Giám đốc Kế toán Người nhận Người lập Thủ quỹ
Trưởng tiền phiếu
Mẫu chứng từ số 03
Vì đặc điểm của nguyên liệu rất dễ mau hư nên khi mua nguyên liệu tôm
thì đưa trực tiếp vào sản xuất luôn chứ không nhập kho nguyên vật liệu.
Ngoại trừ xăng dầu ra, còn tất cả các nguyên liệu không theo dõi trên tài
25
CTY CỔ PHẦN ĐÔNG LẠNH QUY NHƠN Số phiếu: 021
04 Phan Chu Trinh – TP Quy Nhơn Nợ TK 1111
Có TK 131
PHIẾU THU TIỀN MẶT
Ngày 07 tháng 02 năm 2010
Họ và tên người nhận tiền : Nguyễn Văn B
Địa chỉ : 23 Phạm Xuân Hòa - TP Tuy Hòa
Lý do nộp tiền : Thu tiền còn nợ từ bán hàng đông lạnh
Số tiền : 200.000.000 đồng
Viết bằng chữ : Hai trăm triệu đồng chẵn.
Kèm theo 01 chứng từ gốc.
Ngày 07 tháng 02 năm 2010
Giám đốc Kế toán Người nhận Người lập Thủ quỹ
Trưởng tiền phiếu