Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Báo cáo kiến tập về nguyên vật liệu công ty tnhh Đức Nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (403.37 KB, 73 trang )

-1-
LỜI MỞ ĐẦU
Trong điều kiện nền kinh tế đất nước phát triển không ngừng, cùng với quá trình
đổi mới cơ chế quản lý, từ tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường
có sự điều tiết của Nhà Nước theo định hướng XHCN. Các Doanh nghiệp tiến hành
hoạt động sản xuất, kinh doanh với quy mô và đang đổi mới mạnh mẽ và hoàn thiện
để hòa nhập. Tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường, nhằm thỏa mãn nhu cầu thị
trường, nhu cầu của con người.
Hiện nay nhu cầu thiết yếu của cuộc sống không chỉ dừng lại mà càng lúc càng
phong phú và đa dạng, đã thúc đẩy ngành sản xuất vật chất phát triển với trình độ
chuyên môn hóa cao.
Như chúng ta đã biết trong bất kỳ lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh nào
đi nữa để đạt được lợi nhuận cao và an toàn trong kinh doanh thì công ty phải tiến
hành đồng bộ các biện pháp quản lý, trong đó hạch toán kế toán là công cụ quan
trọng và không thể thiếu để quản lý các hoạt động kinh tế, kiểm tra việc sử dụng,
quản lý tài sản, hàng hóa nhằm đảm bảo tính năng động, sáng tạo và tự chủ trong
sản xuất kinh doanh, tính toán và xác định hiệu quả của từng hoạt động sản xuất
kinh doanh làm cơ sở để vạch ra chiến lược kinh doanh.
Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của công tác kế toán, sau thời gian
thực tập tại công ty TNHH Đức Nhân đã giúp em hiểu sâu hơn công tác kế toán cả
về lý thuyết được trang bị ở trường và thực tiễn tại công ty. Bên cạnh đó được sự
giúp đỡ tận tình của các anh chị phòng kế toán và các thầy cô đã giúp em hoàn
thành báo cáo của mình.
Nội dung báo cáo thực tập tổng hợp gồm 3 phần cơ bản :
PHẦN 1 : Khái quát chung về công ty.
PHẦN 2 : Thực hành ghi sổ kế toán .
PHẦN 3 : Một số ý kiến về hình thức kế toán áp dụng tại công ty và các hình thức
kế toán còn lại

-2-
PHẦN 1


GIỚI THIỆU KHÁI CHUNG VỀ CƠNG TY TNHH ĐỨC NHÂN
1.1. Qúa trình hình thành và phát triển của cơng ty TNHH Đức Nhân
Cơng ty TNHH Đức Nhân là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, có trụ
sở, có con dấu riêng, hạch tốn độc lập, có tài khoản tại ngân hàng ngoại thương.
Cơng ty TNHH Đức Nhân thành lập ngày 16/5/03, cơng ty hình thành trên cơ sở bỏ
vốn ra thành lập cơng ty theo giấy phép kinh doanh số 3502000186 ngày 28/6/03
của sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bình Định.
+ Tên cơng ty : Cơng ty TNHH Đức Nhân
+ Tên giao dịch : : DUC NHAN COMPANY LIMITED
+ Trụ sở chính : Tổ 10 khu vực 7 phường Bùi Thị Xn thành phố Quy Nhơn
Điện thoại 056.3510387
Mã số thuế 4100460424
Tài khoản số: 0051000058484, mở tại Ngân hàng ngoại thương Quy Nhơn.
Ngành nghề kinh doanh: Chế biến lâm sản xuất khẩu và tiêu thụ nội địa
Email :
Website : : Www.ducnhan.com
+ Công ty TNHH Đức Nhân thành lập từ ngày 16/5/2003, hình thành trên cơ
sở bỏ vốn ra thành lập công ty. Công ty TNHH Đức Nhân được thành lập theo
giấy phép kinh doanh số 3502000186 ngày 28/6/2003 của Sở Kế hoạch và Đầu
tư tỉnh Bình Đònh cấp. Vốn điều lệ đăng ký lúc mới thành lập là 3 tỷ đồng. Nhưng
chỉ sau 7 năm thành lập thì vốn điều lệ của cơng ty tăng lên một cách đáng kể.
Chứng tỏ được sự kinh doanh của cơng ty đạt hiệu quả cao. Đánh dấu sự phát triển
và tạo chỗ đứng vững mạnh của cơng ty trên thị trường trong nước và nước ngồi.
Với số vốn chủ sở hữu hiện có của cơng ty vào năm 2009 là 40 tỷ đồng nên quy mơ
hiện tại của cơng ty thuộc loại doanh nghiệp có quy mơ lớn.
-3-
+ Công ty TNHH Đức Nhân hoạt động kinh doanh theo phương pháp tự
quản lý, tự bỏ vốn và tự chòu trách nhiệm với phần vốn của mình. Công ty luôn
đáp ứng đấy đủ yêu cầu mà nhà nước đề ra đối với loại hình Công ty TNHH
+ Về kết quả kinh doanh của cơng ty và đóng góp vào ngân sách của cơng ty

năm 2008, 2009 được thể hiện qua các bảng sau :
Bảng 2 : Kết quả hoạt động kinh doanh của Cơng ty
VT : ng Đ Đồ
STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009
4
Tổng doanh thu 57.601.672.557 58.192.520.515
5
Lợi nhuận trước thuế 213.743.390 814.693.855
6
Lợi nhuận sau thuế 118.852.457 708.913.438
Nguồn : Phòng tài chính- Kế tốn
Qua bảng số liệu trên ta thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty diễn
ra mạnh mẽ doanh thu hầu như tăng nhanh qua các năm 2008 và 2009, điều đó cho
thấy cơng ty ngày càng có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, đồng thời cũng thể
hiện sự nổ lực của cơng ty trong việc tìm ra những biện pháp và chính sách để nâng
cao kết quả sản xuất kinh doanh. Cũng có thể từ đó giúp cho cơng ty có thể mở rộng
sản xuất kinh doanh để đạt được lợi nhuận tối đa và đóng góp một phần nhỏ vào
ngân sách góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
-4-
Công ty TNHH Đức Nhân
Tổ 10-kv7-P.Bùi Thị Xuân-TP.QN
BẢNG 1 : TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHĨA VỤ VỚI NHÀ NƯỚC CẢ NĂM 2009
ĐVT : Đồng
Chỉ tiêu Mã số Nợ đầu kỳ Phải nộp Đã nộp Nợ cuối kỳ
I.thuế(10=11+12+ 19+20) 10 28.581.284 108.030.286 124.390.883 12.220.687
1.Thuế GTGT hàng bán nội địa 11 0 0 0 0
2.Thuế GTGT hàng xuất khẩu 12 0 0 0 0
3.Thuế TTĐB 13 0 0 0 0
4.Thuế nhập khẩu và xuất khẩu 14 0 0 0 0
5.Thuế TNDN 15 28.581.284 108.030.286 124.390.883 12.220.687

6.Thuế thu nhập cá nhân 16 0 0 0 0
7.Thuế tài nguyên 17 0 0 0 0
8.Thuế nhà đất 18 0 0 0 0
II.Các khoản phải nộp khác 19 0 3.000.000 3.000.000 0
3.Các khoản phải nộp khác 20 0 3.000.000 3.000.000 0
TỔNG CỘNG (21=10+19) 21 28.581.284 111.030.286 127.390.883 12.220.687
-5-
Chế độ kế toán công ty đang áp dụng :
A. Chính sách kế toán đang áp dụng :
+ Chế độ kế toán áp dụng : Kế toán doanh nghiệp có quy mô lớn nên áp dụng
theo QĐ 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006.
+ Niên độ kế toán : Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng
năm.
+ Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán : VĐN
+ Tỷ giá trong quy đổi ngoại tệ : Tỷ giá thực tế.
+ Phương pháp tính thuế GTGT : Theo phương pháp khấu trừ.
+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho : Kê khai thường xuyên.
+ Phương pháp kế toán hàng tồn kho : Giá gốc.
+ Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ : Bình quân gia quyền hàng
tháng.
+ Phuong pháp tính khấu hao : Phương pháp đường thẳng.
+ Hình thức sổ kế toán : Nhật ký chung.
B. Chế độ sổ sách :
Hiện nay công ty TNHH Đức Nhân đang áp dụng hình thức kế toán nhật ký
chung với hệ thống sổ sách phù hợp với công ty và quy định của nhà nước.
Theo hình thức nhật ký chung hiện nay công ty đang mở các sổ :
+ Sổ chi tiết.
+ Sổ nhật ký chung.
+ Sổ cái.
C. Chế độ chứng từ :

Hệ thống chứng từ công ty đang sử dụng tuân thủ theo QĐ 15/2006/QĐ
BTC.Bao gồm các chứng từ sau :
+ Phiếu thu –phiếu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng.
+ Chứng từ mua bán(xuất nhập khẩu) hàng hóa, vật tư.
+ Tổng hợp về chí phí sản xuất.
+ ………………………………
-6-
D. Chế độ báo cáo:
Các báo cáo mà công ty đang sử dụng :
+ Bảng cân đối kế toán.
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
+ Thuyết minh báo cáo tài chính.
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
E. Chế độ tài khoản : Công ty đang áp dụng hệ thống tài khoản do bộ tài chính
ban hành.
1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty TNHH Đức Nhân
1.2.1 Chức năng : Công ty TNHH Đức Nhân là một doanh nghiệp ngoài quốc
danh có đầy đủ tư cách pháp nhân, là một đơn vị kế toán chịu sự ràng buộc về nghĩa
vụ và quyền lợi của công ty là bàn, ghế, dù và trang trí nội thất đáp ứng nhu cầu của
thị trường. Hơn nữa ngoài mục đích xã hội là giải quyết việc làm cho công nhân
viên và thực hiện nghĩa vụ của mình đối với nhà nước, đảm bảo quyền lợi cho công
nhân viên, đảm bảo kinh ngạch năm sau cao hơn năm trước
1.2.2 Nhiệm vụ :
Sản xuất kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký, nghiên cứu nhu cầu thị
trường, đồng thời mở rộng nhà xưởng, đầu tư, cải tiến trang thiết bị máy móc, thiết
bị tiên tiến hiện đại để sản xuất mặt hàng có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, giá thành
hạ. Đáp ứng nhu cầu của khách hàng và nâng cao tính cạnh tranh hàng hóa của công
ty trên thương trường, đẩy mạnh sản xuất có hiệu quả.
Quản lý và sử dụng nguồn vốn phải được an toàn và phát triển, tiết kiệm trong
sản xuất kinh doanh. Phải thực hiện các báo cáo thống kê, báo cáo kế toán định kỳ

và có nghĩa vụ nộp ngân sách cho nhà nước, chịu trách nhiệm về tính xác thực, tuân
thủ các quy định của thanh tra nhà nước. Thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp
đồng mua bán, hợp đồng đầu tư với các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp khác và
với nước ngoài.
Ưu tiên sử dụng lao động trong tỉnh, đảm bảo lợi ích cho người lao động và
quản lý cán bộ công nhân viên của công ty theo đúng chính sách chế độ của nhà
-7-
nước, không ngừng cải thiện điều kiện lao động và hiệu quả trong quản lý, làm tốt
công tác bảo vệ và an toàn lao động, trật tự xã hội và bảo vệ môi trường.
1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty:
– Công ty TNHH Đức Nhân có 4 công ty thành viên :
+ Công ty Đức Nhân Quy Nhơn
+ Công ty Đức Nhân Kom Tum
+ Công ty Đức Nhân Bình Dương
+ Công ty Đức Nhân Sài Gòn
4 công ty thành viên hạch toán độc lập
– Ngành nghề kinh doanh của công ty : Chế biến lâm sản. Công ty sản xuất theo
đơn đặt hàng. Vì vậy công ty sản xuất xen kẻ hay đồng thời nhiều chủng loại mặt
hàng khác nhau như bàn, ghế, cửa, giường….để ổn định sản xuất trong cả năm.
– Thi trường đầu vào : Từ khi thành lập đến nay công ty đã tạo lập được mối quan
hệ tốt và lâu dài với các nhà cung cấp đáng tin cậy ở trong tỉnh, trong nước và nước
ngoài như : Công ty TNHH TM Phước Nhật, Công ty Cổ Phần Việt Nam, Chang
zhou Hongxiang Texile co, LTD, Conter Fragrant co, LTD từ đó tạo điều kiện để ta
nhập khẩu nguyên liệu để phục vụ sản xuất vì nguyên liệu chính của công ty 70% là
nhập khẩu còn 30% là được cung cấp trong nước.
– Thị trường đầu ra của công ty : Công ty đã thiết lập được mối quan hệ tốt với một
lượng khách nước ngoài và trong nước.Công ty chủ yếu xuất khẩu ra nước ngoài
như: Nhật Bản, NaUy, Đam Mạch, Pháp, Bỉ, Đức, Hà Lan, Thị trường Bắc Mỹ,…
Những khách hàng lớn của công ty như :
+ Tập đoàn CORIMEX : Mỹ

+ Tập đoàn SCANOM-DENMARK : Vương quốc Đam Mạch
+ Tập đoàn COMI COMI-FRANCE : Cộng hòa Pháp
+……
– Mối quan hệ với các tổ chức tín dụng : Công ty đang duy trì và phát triển mối
-8-
quan hệ tốt, uy tín cao với các ngân hàng như : Ngân hàng ngoại thương, Ngân hàng
công thương, Ngân hàng đầu tư và phát triển. Từ đó có thể quyết các vấn đề tài
chính nhanh chóng và đảm bảo vốn cho hoạt dộng sản xuất kinh doanh.
– Vốn kinh doanh của công ty : Năm 2009 vốn kinh doanh tự có là 40 tỷ đồng. Vốn
vay ngắn hạn là 56.026.471.200 đồng. So với các năm mới thành lập thì vốn kinh
doanh tự có của công ty có sự tăng lên đáng kể. Chứng tỏ được công ty làm ăn ngày
càng hiệu quả. Quy mô kinh doanh ngày càng mở rộng.
– Đặc điểm của các nguồn lực chủ yếu :
+ Về lao động : Tổng số công nhân viên và người lao động có khoảng
450 người.lao động chủ yếu là của địa phương cung cấp.
+ Về tài sản cố định : Giá trị tài sản cố định cuối năm 2009 là
14.371.319.418 đồng.
1.4. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý tại DN
1.4.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh : Công ty sử dụng mô hình kế toán
tập trung
1.4.1.1. Quá trình sản xuất của công ty luôn được diễn ra theo một quy trình :
SƠ ĐỒ 1.4.1 : QUY TRÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY
Gỗ tròn
Nguyên liệu
Xẻ theo quy
cách sản
xuất
Kiểm tra chất
lượng sản phẩm
Luộc Gỗ

Ra Phôi Sấy GỗTinh Chế
Lắp Ráp Nhúng Dầu
Phun sơn
Đóng góiThành phẩmTiêu thụ
-9-
1.4.1.2.Nhiệm vụ của từng công đoạn :
+ Gỗ tròn : Là nguyên liệu chính trong quy trình sản xuất chế biến lâm sản.Gỗ
có nhiều kích thước khác nhau, được dự trữ bảo quản, đảm bảo chất lượng để phục
vụ sản xuất, gỗ chủ yếu trong công ty là : Bạch đàn, dầu chò.
+Xẻ theo quy cách sản xuất : Tùy theo kế hoạch sản xuất sản phẩm mà gỗ
được xẻ theo những kích thước khác nhau, theo đúng quy cách của từng sản phẩm.
+Luộc gỗ : Gỗ xẻ tạo thành phôi được đưa vào bể luộc gỗ.
+Sấy gỗ : Sấy theo phương pháp sấy nhiệt và sấy hơi nước.
+Ra phôi : Bao gồm chi tiết thẳng và chi tiết cong, sau đó được chuyển qua
công đoạn tinh chế.
+Tinh chế : Được thực hiện bởi giàn máy cưa đĩa, máy bào hai mặt, máy tạo
giữa chỉ, máy khoan tổ, máy đục,… qua khâu sản xuất và sau đó phải qua tinh chế
để phôi được tráng mịn.
+Lắp ráp : Được thực hiện bởi tổ lắp ráp từ những chi tiết rời rạc lắp lại thành
những sản phẩm.
+Nhúng dầu phun sơn : Sau khi được lắp ráp xong thì công nhân thực hiện
nhúng dầu phun sơn để sản phẩm có được màu sắc, độ bóng bền.
+Kiểm tra chất lượng sản phẩm : Do bộ phận KCS đảm nhận, nếu không đạt
thì phải làm lại, khâu này phải kiểm tra từ khâu sơ chế, tinh chế, và cho đến khi sản
phẩm hoàn thành.
+Đóng gói : Đây là khâu cuối cùng của quy trình công nghệ sản xuất, có sự
giám sát đại diện của khách hàng, sản phẩm hoàn thành được đóng gói bằng thùng
Carton.
+Thành phẩm : Sau khi sản phẩm được kiểm nghiệm phù hợp với yêu cầu kỹ
-10-

thuật đúng theo hàng mẫu của đơn đặt hàng quy định thì sản phẩm được nhập kho
để chờ tiêu thụ.
+ Tiêu thụ : Sau khi sản phẩm đã hoàn thành nhập kho căn cứ vào hợp đồng
đã ký để giao cho khách hàng.
1.4.2. Đặc điểm tổ chức quản lý tại công ty :
1.4.2.1. Tổ chức quản lý tại công ty là bộ phận chủ chốt và là sự sống của công ty.
Nó có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh.
-11-
SƠ ĐỒ 1.4.2: BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY TNHH ĐỨC NHÂN
Ghi chú :
Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
1.4.2.2 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận :
P. Giám đốc TC-XDCB
Tổ chức
nhân sự
Kho
nguyên liệu
KH-
SX
Quản đốc
sơ chế
K
C
S
Lò sấy,
bốc xếp
Kỹ thuật
chế biến
Quản đốc

nhà máy
Tổng giám đốc
Giám đốc sản xuất
Kế
toán
Xe
gỗ
Kho TPCơ khí cơ điệnCác chuyền sản xuất
Xe
nâng
-12-
- Tổng giám đốc : Là người có quyền hạn cao nhất trong công ty. Là người
trực tiếp chỉ đạo, quản lý và điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, chịu
trách nhiệm trước cơ quan nhà nước và tập thể cán bộ công nhân viên về kết quả
của hoạt động sản xuất trong công ty.
- Phó giám đốc tài chính-XDCB : Quản lý tài chính và công trình XDCB trong
công ty. Cùng bàn bạc với giám đốc sản xuất về các vấn đề liên quan giữa sản xuất-
tài chính, hổ trợ lẫn nhau trong công tác.
- Giám đốc sản xuất : Điều hành tổ chức sản xuất và yêu cầu của Tổng giám
đốc đưa ra, Giám đốc sản xuất đồng thời tham mưu với phó giám đốc tài chính-
XDCB giúp xây dựng kế hoạch sản xuất.
- Phòng kế hoạch : Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của ban giám đốc và có nhiệm vụ
lập kế hoạch sản xuất kinh doanh từng năm cho công ty. Căn cứ vào những nơi đặt
hàng và khâu tiêu thụ để tham mưu cho ban giám đốc và lập kế hoạch xây dựng với
mức tiêu hao vật tư, định mức lao động tiền lương cho sản phẩm hoàn thành. Thống
kê tổng hợp khối lượng nguyên vật liệu đưa vào sản xuất, tính toán chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm.
- Phòng tài chính- kế toán : Có nhiệm vụ tổ chức kế toán các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh hàng ngày, ngoài ra còn phải theo dõi về công tác tài chính, về tình hình
thu chi, xuất nhập của đơn vị một cách đầy đủ, chính xác kịp thời. Phòng kế toán

tài chính phải theo dõi cụ thể giá trị TSCĐ, giá trị NVL chưa dùng, theo dõi sản
phẩm đã nhập kho phản ánh các nghiệp vụ tăng, giảm. Đồng thời theo dõi các
khoản phải trả, phải thanh toán nội bộ, tập hợp chi phí để tính giá thành sản phẩm
sau mỗi kỳ sản xuất.
- Phòng tổ chức nhân sự : Thực hiện xét tuyển, bổ sung lao động, quản lý lao
động toàn công ty, tổ chức thực hiện nâng cao tay nghề, an toàn lao động, kiểm tra
thực hiện và duy trì nội qưy và quy chế của cán bộ công nhân viên toàn công ty.
- Phòng điều hành sản xuất :
+ Quản đốc nhà máy : Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của ban giám đốc sản xuất
hoặc tổng giám đốc triển khai xây dựng kế hoạch sản xuất tổ chức, điều động cán
bộ công nhân viên và đảm bảo đúng kế hoạch giao hàng và chất lượng sản phẩm.
-13-
Quản lý điều hành, bám sát chỉ đạo toàn bộ dây chuyền công nghệ sản xuất, theo
dõi kiểm tra, đôn đốc và xử lý ngay các chi tiết hư hỏng và mọi tình huống trong
sản xuất.
+ Cán bộ kỹ thuật chế biến : Quản lý công tác kỹ thuật đảm bảo đúng theo
yêu cầu từ hàng mẫu đến hàng xuất xưởng.Chịu trách nhiệm chi tiết sản phẩm trên
dây chuyền từng công đoạn, chịu trách nhiệm chính về chất lượng sản phẩm, canh
chỉnh máy, hướng dẫn công nhân thao tác trên các chi tiết, sản phẩm trên dây
chuyền từng khâu, từng công đoạn. Làm hàng mẫu, làm các chi tiết mẫu đối chứng,
căn cứ các mẫu chi tiết đối chứng để kiểm tra xử lý.
+ Phòng KCS : Luôn luôn bám sát khu vực phân công, chịu trách nhiệm theo
dõi kiểm tra chất lượng chi tiết sản phẩm trên dây chuyền, phân công kiểm tra KCS
ở tất cả khu vực nhất là bộ phận đầu. Chịu trách nhiệm về mọi mặt chất lượng sản
phẩm trước lãnh đạo công ty.
+Cán bộ cơ điện – xe nâng : Luôn luôn bám sát và sẵn sang phục vụ các yêu cầu
sản xuất, chịu trách nhiệm lắp đặt sữa chữa thay thế, bảo trì máy móc và hệ thống
điện trong nhà máy đảm bảo được an toàn, sẵn sang phục vụ kịp thời các sự cố với
thời gian sớm nhất để tránh tình trạng dùng chuyền sản xuất.
+Cán bộ phụ trách khu vực cưa CD, lò sấy, kho nguyên liệu : Gỗ xẻ phải đảm

bảo đúng kỹ thuật, quy cách theo yêu cầu, các lô gỗ khi ra lò phải lập biên bản kiểm
nghiệm đánh giá sản lượng và chất lượng. Báo cáo hàng ngày về tình hình nhập-
xuất- tồn tiến độ xẻ, sấy gỗ cho quản đốc phân xưởng và phòng kế hoạch để cân đối
kế hoạch sản xuất.
+ Các chuyền trưởng sản xuất : Nhận và tổ chức phân công cho từng cá nhân,
nhóm công nhân trong dây chuyền sản xuất thực hiện hoàn thành kế hoạch sản xuất
của công ty giao, chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, quy cách kỹ thuật, kế
hoạch sản xuất và tài sản máy móc của chuyền. Quản lý đôn đốc công nhân thực
hiện đúng nội quy an toàn lao động, nội quy công ty, bình bầu hệ số lương, tổng
hợp công và cá nhân khen thưởng hàng tháng gửi về phòng tổ chức hành chính
nhân sự theo đúng thời gian quy định.
-14-
1.5. Đặc điểm tổ chức kế toán của công ty :
1.5.1 Mô hình tổ chức kế toán tại công ty :
SƠ ĐỒ 1.5.1 :TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN TRÊN MÁY VI TÍNH
Ghi chú: Nhập hàng ngày
In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm
Đối chiếu, kiểm tra
+ Hằng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ
kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản
ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng biểu được
thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán.
Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ
kế toán tổng hợp( Sổ cái hoặc NKC ) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan
+ Cuối tháng( hoặc bất kỳ thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao
tác khóa sổ( cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp
và số liệu chi tiết đựợc thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực
Phần mền
kế toán
KTSYS

Sổ kế toán
-Sổ tổng hợp
- Sổ chi tiết
- Báo cáo tài chính
- Báo cáo kế toán quản trị
Chứng từ kế toán
Bảng tổng hợp
chứng từ kế
toán cùng loại
Máy vi tính
-15-
theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu
số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính theo quy định sau khi đã in ra giấy.
Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định. Cuối tháng, cuối
năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy đóng thành quyển và
thực hiện thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay.
1.5.2. Bộ máy kế toán của doanh nghiệp :
SƠ ĐỒ 1.5.2 : TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
Ghi chú: Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
Chức năng và nhiệm vụ của mỗi phần hành của bộ máy kế toán như sau :
+ Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp : Là người trực tiếp phân công chỉ
đạo công việc cho tất cả nhân viên kế toán, kiểm tra và giám sát bộ máy kế toán của
công ty, tổ chức thực hiện hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp và hạch toán
đúng quy định của nhà nước. Tham mưu cho lãnh đạo về công tác quản lý tài chính,
sử dụng hiệu quả tiền vốn. Tổng hợp số liệu từ các kế toán viên, in các bản báo cáo
tài chính và tổ chức bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán theo đúng quy định pháp luật.
+ Kế toán nguyên vật liệu : Theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan
đến nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, theo dõi tình hình Nhập – Xuất – Tồn của
NVL, CCDC.

+ Kế toán tiền lương, TSCĐ : Theo dõi tiền lương, tính lương và các khoản
trích theo lương, BHXH, BHYT, theo dõi tình hình biến động TSCĐ, phân bổ khấu
hao TSCĐ trong công ty.
+ Kế toán công nợ, thanh toán : Theo dõi tình hình thanh toán công nợ trong
Kế toán tưởng, kiêm
kế toán tổng hợp
Kế toán công
nợ, thanh toán
Kế toán tiền
lương, TSCĐ
Kế toán nguyên
vật liệu
u
Thủ quỷ
-16-
và ngoài công ty, theo dõi các khoản tiền gởi ngân hàng, các khoản vay ngân hàng,
bổ sung các nợ vay đến hạn trả để báo cáo cho kế toán trưởng có phương pháp chi
trả.
+ Thủ quỹ : Làm nghiệp vụ thu chi tền mặt. Quản lý tiền quỹ. Bảo quản các
con dấu, phiếu chi, chứng từ có liên quan.
1.5.3. Hình thức kế toán mà công ty áp dụng :
SƠ ĐỒ 1.5.3 : HẠCH TOÁN TRÊN SỔ CỦA CÔNG TY
theo hình thức nhật ký chung
Ghi chú:
Chứng từ gốc
Sổ quỹ
Sổ (thẻ) chi
tiết
Nhật ký chung
Sổ cái

Bảng cân đối
số phát sinh
Các Báo cáo tài
chính cuối kỳ
Bảng tổng
hợp chi
tiết
Sổ nhật ký
ĐB(Nhật ký
chuyên
dùng)
-17-
: Ghi hàng ngày.
: Ghi cuối kỳ.
: Quan hệ đối chiếu.
: Ghi chép định kì
Đặc trưng của hình thức kế toán “ Nhật ký chung” : Là tất cả các nghiệp
vụ kinh tế tài chính phát sinh đều được ghi vào sổ nhật ký chung theo trình tự thời
gian và nội dung.
Hình thức này bao gồm các sổ chủ yếu sau :
+ Sổ Nhật ký chung
+ Sổ Cái
+ Các sổ, thẻ kế toán chi tiết

Quy trình hạch toán :
+ Hằng ngày dựa vào chứng từ gốc kế toán ghi các sổ như : sổ quỹ, sổ chi
tiết, sổ nhật ký chung. Từ sổ nhật ký chung ta ghi sổ cái.
+ Cuối kỳ dựa vào sổ chi tiết ta lập bảng tổng hợp chi tiết. Đồng thời dựa
vào sổ cái ta lập bảng cân đối số phát sinh. Sau cùng dựa vào sổ cái, bảng tổng hợp
chi tiết, bảng cân đối số phát sinh ta lập các báo cáo tài chính cuối kỳ.

+ Giữa sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết có quan hệ đối chiếu với nhau.
-18-
PHẦN 2
THỰC HÀNH VỀ GHI SỔ KẾ TOÁN
2.1. Giới thiệu bộ máy kế toán :
Tương tự như sơ đồ 1.5.2
2.2. Khái quát về công tác kế toán tại các phần hành :
2.2.1. Phần hành kế toán nguyên vật liệu :
2.2.1.1. Đặc điểm Nguyên vật liệu:
Tham gia vào một chu kỳ sản xuất, thay đổi hình dáng ban đầu sau quá trình
sử dụng và chuyển toàn bộ giá trị vào giá trị của sản phẩm được sản xuất ra.
Nhiệm vụ của kế toán Nguyên vật liệu :
Quản lý chặt chẽ tình hình cung cấp, bảo quản, dự trữ và sử dụng vật liệu
hợp lý đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty, kế toán cần thực hiện tốt các nhiệm vụ :
- Phản ánh đầy đủ, kịp thời số hiện có và tình hình biến động của các loại vật
tư cả về giá trị và hiện vật, tính toán chính xác giá gốc( hoặc giá thành thực tế) của
từng loại, từng thứ vật tư Nhập-Xuất-Tồn kho, đảm bảo cung cấp đầy đủ các thông
tin phục vụ cho yêu cầu quản lý vật tư của Doanh nghiệp.
-Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện kế hoạch mua, dự trữ và sử dụng từng
loại vật tư đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp.
Phân loại Nguyên vật liệu:
Căn cứ vào yêu cầu quản lý Nguyên vật liệu bao gồm :
+Nguyên vật liệu chính : Đặc điểm chủ yếu của Nguyên vật liệu chính là khi
tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ cấu thành nên thực thể sản phẩm,
toàn bộ giá trị Nguyên vật liệu được chuyển vào giá trị sản phẩm mới.
-19-
+Vật liệu phụ: Là các loại vật liệu được sử dụng trong sản xuất để làm tăng
chất lượng sản phẩm hoặc phục vụ cho công việc quản lý sản xuất, bao gói sản
phẩm…Các loại vật liệu này không cấu thành nên thực thể sản phẩm.

+Nhiên liệu: Là những thứ có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản
xuất kinh doanh, phục vụ cho công nghệ sản xuất, phương tiện vận tải, công tác
quản lý…Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể lõng, thể rắn hay thể khí.
+Phụ tùng thay thế: Là những vật tư dùng để thay thế, sữa chữa máy móc, thiết
bị, phương tiện vận tải, công cụ, dụng cụ…
+Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: Là những vật tư được sử dụng cho công
việc Xây dựng cơ bản, đối với thiết bị Xây dựng cơ bản bao gồm cả thiết bị cần lắp
và thiết bị không cần lắp, công cụ, khí cụ và vật kết cấu dùng để lắp đặt cho công
trình xây dựng cơ bản.
+Vật liệu khác: Là các loại vật liệu không được xếp vào các loại trên, các loại
vật liệu này do quá trình sản xuất loại ra, như các loại phế liệu, vật liệu thu hồi do
thanh lý Tài sản cố định .
Tính giá nguyên vật liệu nhập kho :
Đối với nguyên vật liệu nhập kho được đánh giá theo từng loại, từng
nguồn nhập :
 Nếu doanh nghiệp hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ được
tính theo công thức :
Giá trị
thực tế
nhập kho
=
Giá mua ghi
trên hóa đơn
(chưa có
thuế)
+
Các loại thuế
không hoàn lại
+
Chi phí

thu mua
(chưa có
thuê)
-
Các khoản giảm
giá, chiết khấu
thương mại
(nếu có)
 Nếu doanh nghiệp hạch toán thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp :
Cũng tính theo công thức trên, nguyên giá mua ghi trên hóa đơn và chi phí
thu mua bao gồm cả thuế.
 Đối với nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ tự chế biến.
-20-
Giá trị thực tế
nhập kho
= Giá thực tế xuất chế biến + Chi phí chế biến
 Đối với nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ thuê ngoài gia công
Giá trị thực
tế nhập kho
=
Giá thực tế xuất
thuê ngoài gia
công
+
Chi phí gia
công
+
Chi phí vận
chuyển
 Đối với nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ nhận góp vốn liên doanh.

Giá trị thực tế
nhập kho
= Giá thõa thuận +
Chi phí liên quan (nếu
có)
Tính giá nguyên vật liệu xuất kho :
Mỗi doanh nghiệp có một cách tính khác nhau tùy theo đặc điểm hoạt động,
yêu cầu quản lý và trình độ, nghiệp vụ của cán bộ kế toán lựa chọn phương pháp
hạch toán nguyên vật liệu xuất kho là bình quân gia quyền hàng tháng.công thức
tính như sau:
 Phưong pháp bình quân gia quyền :
Giá trị thực tế
xuất kho
=
Số lượng thực tế xuất
kho
* Đơn giá bình quân
Trong đó giá bình quân có thể được tính theo một trong ba cách sau :
Cách 1: Bình quân cuối kỳ dự trữ
Đơn giá
bình quân
=
Giá trị thực tế tồn đầu kỳ + Giá trị thực tế nhập trong kỳ
Số lượng thực tế tồn đầu kỳ+ số lượng thực tế nhập trong kỳ
Cách 2: Giá đơn vị bình quân cuối kỳ trước.
Giá đơn vị bình
quân
=
Giá trị thực tế tồn đầu kỳ (hoặc cuối kỳ trước)
Số lượng thực tế tồn đầu kỳ (hoặc cuối kỳ trước)

Cách 3: Giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập
Giá đơn vị = Giá trị thực tế tồn kho sau mỗi lần nhập
-21-
bình quân Số lượng thực tế tồn kho sau mỗi lần nhập
2.2.1.2. Chứng từ sử dụng :
+ Biên bản kiểm nghiệm NVL
+ Phiếu nhập kho NVL
+ Giấy đề nghị xuất NVL dùng cho sản xuất
+ Phiếu xuất kho NVL
+ Thẻ kho
+ Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn NVL
2.2.1.3. Tài khoản sử dụng :
+ TK 152 – Nguyên vật liệu.
+ TK 151 – Hàng mua đang đi đường.
+ TK 154 – Chi phí sản xuất dở dang.
+ TK 111 – Tiền mặt.
+ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng.
+ TK 331 – Phải trả người bán.
+ TK 1388 – Nguyên vật liệu thừa không rõ nguyên nhân.
+ TK 3388 – Nguyên vật liệu thiếu không rõ nguyên nhân.
+ TK 621 – Xuất nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm.
+ Ngoài ra còn sử dụng các TK 627, TK 642, TK 811, TK 515 ………
2.2.1.4. Sổ sách kế toán :
+ Sổ chi tiết : sổ chi tiết TK 152 .
+ Sổ tổng hợp : Sổ nhật ký chung, Sổ cái TK 152.
2.2.1.5. Quy trình luân chuyển chứng từ :
Mô tả quy trình hoạch toán :
-22-
Tùy thuộc vào đặc điểm hoạt động của công ty mà kế toán NVL đang áp dụng
phương pháp kế toán chi tiết vật liệu : phương pháp thẻ song song

Phương pháp thẻ song song.
Khái niệm :
Đây là phương pháp hạch toán chi tiết nguyên vật liệu và công cụ dụng mà ở
kho thủ kho sẽ theo dõi nguyên vật liệu và công cụ, dụng cụ về mặt số lượng trên
thẻ kho, bộ phận kế toán theo dõi vật liêu, công cụ, dụng cụ vền mặt số lượng và giá
trị trên sổ thẻ kế toán chi tiết vật liệu, công cụ, dụng cụ.
Trình tự ghi chép:
- Ở kho : Hàng ngày căn cứ vào chứng từ Nhập – Xuất kho, thủ kho ghi số
lượng thực nhập, thực xuất vào các thể kho, mỗi chứng từ ghi vào thẻ kho một
dòng. Sau khi đã kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ, cuối ngày tính ra số
tồn kho ghi vào thẻ kho. Cuối kỳ thủ kho chuyển toàn bộ chứng từ nhập, xuất kho
về phòng kế toán.
- Ở phòng kế toán : Hàng ngày hoặc định kỳ, sau khi nhận chứng từ tại kho, kế
toán tiến hành kiểm tra, ghi giá và phản ánh vào các sổ chi tiết cả về mặt số lượng
và giá trị. Cuối tháng, kế toán đối chiếu số liệu tồn kho theo chi tiết từng loại trên
các sổ chi tiết với số liệu tồn kho trên thẻ kho và số lượng kiểm kê thực tế. Nếu có
chêch lệch phải được xử lý kịp thời. Sau khi đã đối chiếu và đảm bảo số liệu đã
khớp đúng, kế toán tiến hành lập bảng tổng hợp chi tiết Nhập – xuất – Tồn kho vật
tư. Số liệu trên bảng tổng hợp chi tiết Nhập – xuất – Tồn nguyên vật liệu, công cụ,
dụng cụ được dùng để đối chiếu số liệu tên tài khoản 152 “Nguyên vật liệu”, trong
sổ cái.
Sơ đồ 2.2.1.5 : kế toán chi tiết theo phương pháp thẻ song song.
-23-
Ghi chú: Ghi hàng ngày hoặc định kỳ
Đối chiếu, kiểm tra
Ghi vào cuối kỳ
2.2.1.6. Quy trình ghi sổ kế toán :
Sơ đồ 2.2.1.6. Quy trình ghi sổ kế toán đối với NVL
Thẻ
kho

Chứng từ Xuất
Sổ kế toán
chi tiết
Bảng tổng hợp
Nhập–xuất–Tồn
Chứng từ nhập
Kế toán
tổng hợp
-24-
Ghi chú:
: Ghi hàng ngày.
: Ghi cuối kỳ.
: Quan hệ đối chiếu.
:Ghi chép định kì
2.2.1.7. Khái quát sơ đồ hạch toán đối với kế toán NVL :
Sơ đồ 2.2.1.7 hạch toán nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường
xuyên:
Chứng từ gốc : phiếu
nhập kho,phiếu xuất kho,
………
Sổ (thẻ) chi
tiết : TK 152
Nhật ký chung
Sổ cái TK 152
Bảng cân đối
số phát sinh
Các Báo cáo tài
chính cuối kỳ
Bảng tổng
hợp nhập

xuất TK
152
-25-
TK111 TK152 TK621
Nhập kho NVL trả bằng tiền
Mặt
Xuất kho NVL trực
Tiếp sản xuất
TK627
Nhập kho NVL trả bằng
Chuyển khoản
Xuất kho NVL sử dụng
Sản xuất chung
TK331 TK641,642
Nhập kho NVL chưa trả
Người bán
Xuất sử dụng BP bán hàng,
BP quản lý
TK141
TK241
Nhập kho NVL tạm ứng Xuất sử dụng bộ phận sữa
Chữa lớn tài sản
TK338 TK138
NVL thừa không rõ nguyên nhân NVL thiếu không rõ
nguyên nhân
2.2.2 Phần hành kế toán TSCĐ :
2.2.2.1. Đặc điểm TSCĐ, nhiệm vụ, phân loại , giá trị ghi sổ :
+ Đặc điểm TSCĐ : Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và
giữ nguyên hình thái vật chất từ lúc đưa vào sử dụng đến lúc hư hỏng. Khi tham gia
vào quá trình sản xuất kinh doanh, TSCĐ bị hao mòn dần và giá trị hao mòn này

được chuyển dịch từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.

×