BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA – VŨNG TÀU
KHOA KINH TẾ
BÁO CÁO THỰC TẬP
Đề tài:
Tình hình kinh doanhvề công ty cổ phần du lịch núi lớn,núi nhỏ và cáp treo
ở Vũng Tàu
GVHD : TH.S NGUYỄN.T.HỒNG HẠNH
NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 6
LỚP: CD11DN
KHÓA: 2011 – 2014
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, tháng 11 năm 2013
DANH SÁCH THÀNH VIÊN
1. PHAN THỊ KIM PHƯỢNG
2. NGUYỄN THỊ THẢO QUYÊN
LỜI CẢM ƠN
2
Có thể nói khoảng thời gian thực tập tại công ty cổ phần du lịch núi lớn, núi nhỏ
và cáp treo Vũng Tàu là giai đoạn đầu tiên chúng em được tiếp xúc thực tế về lĩnh vực
mình đang theo học: chuyên ngành quản trị kinh doanh. Từ đó mà chúng em có cơ hội
học hỏi thêm được nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tiễn, không chỉ giới
hạn ở phạm vi đề tài thực tập mà còn mở rộng ở nhiều lĩnh vực khác.
Thật sự, để có được những kiến thức cũng như kết quả thực tập của ngày hôm nay,
trước hết chúng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế trường
Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu đã truyền đạt cho chúng em những kiến thức nền tảng về
kinh tế, và đặc biệt là Th.s Ngô Thị Tuyết đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho chúng
em trong suốt quá trình làm báo cáo thực tập cơ sở. Bên cạnh đó, chúng em xin gửi lời
cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám Đốc và phòng kinh doanh công ty cổ phần du lịch núi
lớn, núi nhỏ và cáp treo Vũng Tàu đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để chúng
em có thể hoàn thành tốt kỳ thực tập cơ sở vừa qua.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng trong suốt quá trình thực tập và làm báo cáo,
chắc hẳn không thể tránh khỏi những thiếu sót do tầm nhìn và kiến thức của chúng em
còn hạn chế. Chính ví vậy, kính mong quý thầy cô và các anh chị ở công ty cổ phần
du lịch núi lớn, núi nhỏ và cáp treo Vũng Tàu góp ý và chỉ dẫn thêm để bài báo cáo
của chúng em được hoàn thiện hơn nữa. Mọi ý kiến, đóng góp xin gửi về địa chỉ
email: …. Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực tập
Phan Thị Kim Phượng và Nguyễn Thị Thảo Quyên
NHẬN XÉT
3
( Của Công ty thực tập )
£……….£
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
Xác nhận của công ty thực tập
NHẬN XÉT
4
( Của giảng viên hướng dẫn )
¥………¥
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
Th.s Ngô Thị Tuyết
MỤC LỤC
5
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH
NÚI LỚN,NÚI NHỎ VÀ CÁP TREO VŨNG TÀU……………………………
1.1 Giới thiệu khái quát về công ty……………………………………………
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển………………………………………………
1.1.2 Ngành nghề kinh doanh……………………………………………………
1.1.3 Danh sách các cổ đông………………………………………………………
1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty…………………………………………….
1.2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy…………………………………………………………
1.2.2 Chức năng của các phòng ban…………………………………………………
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DU
LỊCH NÚI LỚN, NÚI NHỎ VÀ CÁP TREO VŨNG TÀU………………………
1.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty…………………
1.1.1 Các nhân tố khách quan………………………………………………………
1.1.1.1 Nhân tố chính trị, pháp luật………………………………………………
1.1.1.2 Nhân tố văn hóa, xã hội…………………………………………………
1.1.1.3 Nhân tố kinh tế……………………………………………………………
1.1.2 Các nhân tố chủ quan……………………………………………………………
1.1.2.1 Khả năng cạnh tranh của công ty……………………………………………
1.1.2.1.1 Xây dựng các chương trình du lịch
6
1.1.2.1.2 Đầu tư tạo sự khác biệt trong chất lượng sản phẩm
1.1.2.2 Chính sách thu hút khách hàng của công ty…………………
1.1.2.2.1 Đầu tư và chăm sóc khách hàng
1.1.2.2.2 Áp dung chính sách giá linh hoạt
1.1.2.2.3 Đẩy mạnh hoạt động truyền thông
1.2 Tình hình kinh doanh của công ty…………………………………………………
1.2.1 Đánh giá kết quả kinh doanh của công ty……………………………………
1.2.1.1 Kết quả kinh doanh năm 2011
1.2.1.2 Kết quả kinh doanh năm 2012
1.2.2 Nhận xét chung
KẾT LUẬN
7
LỜI MỞ ĐẦU
Vũng Tàu nằm trên bán đảo cùng tên, là tỉnh lỵ của tỉnh BRVT. Là một thành
phố ven biển, có đường bờ biển dài 20km, Vũng Tàu trở thành thành phố du lịch nổi
tiếng với du khách trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, Vũng Tàu còn là vùng đất có
truyền thống lịch sử lâu đời với những di tích mang đậm dấu ấn của những thời kì lịch
sử. Vũng Tàu có những bãi tắm thật lý tưởng để du khách nghỉ mát và tắm biển.
Không dừng lại trước những ưu đãi mà thiên nhiên ban tặng. Khi nhắc đến Vũng Tàu
là chúng ta nghĩ đến những khu vui chơi giải trí với những trò chơi đầy mới lạ và thú
vị, phù hợp với mọi lứa tuổi, đó là khu du lịch Núi Lớn, Núi Nhỏ và cáp treo Vũng
Tàu. Cụ thể hơn trong thời gian thực tập tại công ty du lịch cáp treo Vũng Tàu, với sự
hướng dẫn và tận tình chỉ bảo từ phía công ty. Em đã có cơ hội tiếp cận và hiểu thêm
về hoạt động kinh doanh của công ty.nhờ đó giúp em hiểu rõ hơn về lĩnh vực mình
đang theo học.
Có thể nói trong những năm qua, cùng với xu hướng kinh tế thị trường nền kinh
tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ, vị thế của VN được nâng cao trên trường quốc tế.
Ngành du lịch đã trở thành ngành kinh tế dịch vụ chính thức đóng góp sự tăng trưởng
kinh tế của đất nước. Trong đó sự xuất hiện của nhiều công ty du lịch trong nước và
quốc tế đã đem lại tín hiệu tốt cho nền kinh tế này. Đặc biệt hàng năm thu hút hàng
triệu lượt khách du lịch đén với Vũng Tàu nói riêng và VN nói chung đã mang lại
nguồn thu ngoại tệ khổng lồ.
Trước xu thế phát triển mạnh của ngành “công nghiệp không khói” này thì đã có
nhiều nhà đầu tư nhiều doanh nghiệp chớp lấy cơ hội mở ra nhiều công ty, trung
tâm…. Dịch vụ du lịch.công ty cổ phần du lịch cáp treo Vũng Tàu tuy ra đời muộn
hơn, chịu sự cạnh tranh của nhiều công ty lớn,nhưng công ty cổ phần du lịch cáp treo
VT đã học hỏi những kinh nghiệm quý báu để có phương án điều chỉnh kịp thời và
hợp lý.nhờ vậy mà hiện nay công ty đã có vị thế khá cao trong lòng khách du lịch và
có chỗ đứng khá cao trong trường du lịch của VN cũng như khu vực. Với sự quan tâm
8
của nhà trường và khoa kinh tế trường đại học BRVT. Em đã chọn công ty cổ phần du
lịch cáp treo VT làm địa điểm thực tập cơ sở và đã mang lại nhiều kinh nghiệm cũng
như bài học quý giá sau quá trình thực tập tại công ty.
CHƯƠNG 1:
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH NÚI
LỚN NÚI NHỎ CÁP TREO VŨNG TÀU.
1.1 Giới thiệu khái quát về công ty
1.1.1 Lịch sử hình thành của công ty
Tên công ty
Tên công ty viết bằng tiếng việt: Công ty cổ phần du lịch núi lớn, núi nhỏ
và cáp treo Vũng Tàu.
Tên công ty viết bằng tiếng Anh:
Vũng Tàu CABLE TOURISM JOINT STOCK COMPANY.
Tên công ty viết tắt: VCCT
Chủ tịch hội đồng quản trị: Ông ĐẬU VĂN HÓA
Giám đốc công ty: Ông ĐẬU THẾ ANH
Địa chỉ
Trụ sở chính
Địa chỉ: 1A Trần Phú, P1, TP. Vũng Tàu
Điện thoai: 0643.856078
Fax: 0643.859620
Email: -
9
Văn phòng 2
Địa chỉ: 139 Đường 3/2, P11, Q10, TP. HCM
Điện thoai: 08.38398657
Fax: 08.38357594
Email: -
Website: www.captreovungtau.vn
Hotline: 0933.010.654
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CÔNG TY
Công ty cổ phần du lịch núi lớn, núi nhỏ cáp treo Vũng Tàu là một đơn vị
thành viên thuộc Công ty cổ phần xây dựng và phát triển đô thị tỉnh BR–
VT.
Công ty cổ phần du lịch núi lớn, núi nhỏ cáp treo Vũng Tàu chính thức thành lập và
đưa vào hoạt động ngày 02/01/2003.
Tạo hóa đã ban tặng cho thành phố Vũng Tàu 2 ngọn nui thường gọi là Núi Lớn và
Núi Nhỏ, bờ biển Vũng Tàu có chiều dài 156km, trong đó có 80km có bãi biển đẹp
đước sử dụng làm bãi tắm. đây là khu du lịch nổi tiêng thuộc Đông Nam Bộ.
Hòa mình vào không khí chung của đất nước đưa ngành du lịch của đất nước vươn
tầm quốc tế khu du lịch Sinh Thái, Văn Hóa Hồ Mây-Núi lớn được khởi công xây
dựng vào năm 2003 đến tháng 02/2010 chính thức đưa vào hoạt động với tổng diện
tích 300000m2, cao hơn mặt nước biển 250m và rộng 7 triệu m2 nằm ngay trung tâm
thành phố Vũng Tàu.
Khu du lịch này được sở văn hóa và du lịch TPHCM tặng giấy khen vì đã có thành
tích đóng góp cho ngày hội du lịch TPHCM lần 7/2011. Đồng thời được binh chọn
một trong những khu du lịch sinh thái sạch nhất Việt Nam và có nhiều phong cảnh
đẹp tự nhiên
10
Được xây dựng và tọa lạc tại những khu đất có góc nhìn đẹp khung cảnh thiên nhiên
hữu tình với đầy đủ trang thiết bị tiện nghi. Đồng thời cũng là nơi quy tụ mọi hoạt
động của du khách như: du hành, tạm trú, tham quan, khám phá, tìm hiểu, trải nghiệm,
nghỉ ngơi, ứng với nhiều địa điểm, khu vui chơi, giải trí như: Khu Hòn Ngưu, xe
trượt, khu dã ngoại, Vườn hoa Bác Hồ, Thác nước Hồ Mây, tham quan vườn thú,
tượng đài Viba, sân khấu ca nhạc ngoài trời, các khu ăn uống ẩm thực, nghỉ
dưỡng sẽ mang cho Quý khách nhiều cảm xúc khác nhau lúc thì trầm tĩnh, uy
nghiêm, huyền bí, lúc thì náo nhiệt và mãnh liệt, lúc thì trầm trồ ngỡ ngàng phù hợp
với mọi lứa tuổi kết hợp với 500 đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp theo
tiêu chuẩn ngành du lịch sàn sẵn và tận tình phục vụ du khách.
Đến nay công ty đã dần đi vào hoạt động ổn định và ngày càng thu hút được nhiều
khách du lịch trong và ngoài nước.
1.1.2 Ngành nghề kinh doanh
• Hoạt động vui chơi giải trí khác chưa phân vào đâu (kinh doanh
dịch vụ cáp treo).
• Dịch vụ lưu trú ngắn hạn (kinh doanh dịch vụ khách sạn).
• Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động (kinh doanh
dịch vụ ăn uống đầy đủ, kinh doanh nhà hàng)
• Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ
sử dụng hoặc đi thuê ( kinh doanh nhà).
• Xây dựng công trình kĩ thuật dân dụng khác (xây dựng công trình
dân dụng, công nghiệp, thủy lợi).
• Xây dựng công trình đường sắt, đường bộ (xây dựng công trình giao
thông đường bộ).
• Lắp đặt hệ thống điện (xây dựng và lắp đặt công trình điện).
• Chuẩn bị mặt bằng (tạo mặt bằng xây dựng)
• Buôn bán vật liệu, thiết bị khác trong xây dựng (kinh doanh vật liệu
xây dựng)
• Buôn bán đồ uống trong các nhà hàng chuyên doanh (kinh doanh
rươu, bia, thức uống có cồn).
• Bán lẻ các sản phẩm thuốc lá thuốc lào trong các cửa hành chuyên
doanh (bán lẻ thuốc lá điếu sản xuất trong nước).
11
• Hoạt động kiến trúc và kĩ thuật có liên quan (thiết kế kiến trúc công
trình.)
1.1.3 Danh sách các cổ đông
Gồm 4 cổ đông chính:
• Công ty xây dựng và phát triển đô thị tỉnh BRVT (UDEC)
đăng ký góp vốn 30 tỷ đồng.
• Công ty TECAPRO đăng ký góp vốn 4 tỷ đồng.
• Công ty TNHH sản xuất thương mại Hương Phong (Công ty
Hương Phong). Trực thuộc tỉnh ủy BRVT đăng ký góp vốn
10 tỷ đồng.
• Công ty Thế Anh đăng ký góp vốn 50 tỷ đồng.
1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty
1.2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức
12
ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG
BAN KIỂM SOÁT
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
QUẢN TRỊ
GIÁM ĐỐC CÔNG TY
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
VĂN PHÒNG
CÔNG TY
PHÒNG TÀI CHÍNH
KỄ TOÁN
PHÒNG KỸ THUẬTPHÒNG KẾ HOẠCH
KINH DOANH
1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
Đại hội cổ đông
• Thông qua các báo cáo tài chính hàng năm.
• Mức cổ tức thanh toán hàng năm cho mỗi loại cổ phần phù hợp với Luật Doanh
nghiệp và các quyền gắn liền với loại cổ phần đó. Mức cổ tức này không cao
hơn mức mà Hội đồng quản trị đề nghị sau khi đã tham khảo ý kiến các cổ
đông tại Đại hội đồng cổ đông.
• Số lượng thành viên của Hội đồng quản trị.
• Bầu, bãi miễn và thay thế thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát;
• Tổng số tiền thù lao của các thành viên Hội đồng quản trị và Báo cáo tiền thù
lao của Hội đồng quản trị.
• Bổ sung và sửa đổi Điều lệ Công ty.
• Loại cổ phần và số lượng cổ phần mới sẽ được phát hành cho mỗi loại cổ phần,
và việc chuyển nhượng cổ phần của thành viên sáng lập trong vòng ba năm đầu
tiên kể từ ngày thành lập.
• Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập hoặc chuyển đổi Công ty.
• Tổ chức lại và giải thể (thanh lý) Công ty và chỉ định người thanh lý.
• Kiểm tra và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát gây
thiệt hại cho Công ty và các cổ đông của Công ty.
• Quyết định giao dịch bán tài sản Công ty hoặc Chi nhánh hoặc giao dịch mua
có giá trị từ 50% trở lên tổng giá trị tài sản của Công ty và các Chi nhánh của
Công ty được ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất.
13
Hôi đồng quản trị
• Quyết định kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh và ngân sách hàng năm.
• Xác định các mục tiêu hoạt động trên cơ sở các mục tiêu chiến lược được Đại
hội đồng cổ đông thông qua.
• Lựa chọn công ty kiểm toán.
• Quyết định cơ cấu tổ chức của Công ty.
• Giải quyết các khiếu nại của Công ty đối với cán bộ quản lý cũng như quyết
định lựa chọn đại diện của Công ty để giải quyết các vấn đề liên quan tới các
thủ tục pháp lý .
• Đề xuất các loại cổ phiếu có thể phát hành và tổng số cổ phiếu phát hành theo
từng loại.
• Quyết định giá chào bán trái phiếu, cổ phiếu và các chứng khoán chuyển đổi.
• Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc điều hành.
• Đề xuất mức cổ tức hàng năm và xác định mức cổ tức tạm thời; tổ chức việc
chi trả cổ tức.
• Đề xuất việc tái cơ cấu lại hoặc giải thể Công ty.
• Thành lập chi nhánh hoạc các văn phòng của công ty
Ban kiểm soát
• Ban kiểm soát có nhiệm vụ thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát hoặt động
của Công ty: Bao gồm kiểm soát tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý điều hành
14
hoạt động sản xuất kinh doanh trong ghi chép sổ kế toán, báo cáo tài chính và
kiến nghị khắc phục các sai phạm (nếu có).
• Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của Công ty, kiểm tra từng vấn đề cụ
thể liên quan đến vấn đề quản lý điều hành hoạt động của Công ty theo đúng
thẩm quyền.
• Thường xuyên thông báo với Hội đồng quản trị và người đại diện phần vốn nhà
nước tại Công ty về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tham khảo ý kiến
của Hội đồng quản trị trước khi trình báo cáo kết luận và kiến nghị lên Đại hội
đồng cổ đông.
• Báo cáo Đại hội đồng cổ đông chính xác trung thực hợp pháp của việc ghi chép
lưu trữ chứng từ và lập hồ sơ kế toán, báo cáo tài chính và các báo cáo khác
của Công ty, tính trung thực hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh
doanh của Công ty, báo cáo trước Đại hội đồng cổ đông những sự kiện bất
thường trong quản lý tài chính của Hội đồng quản trị và Giám đốc theo ý kiến
độc lập của mình, chịu trách nhiệm cá nhân về những đánh giá và kết luận của
mình.
• Kiến nghị biện pháp bổ sung sửa đổi cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý điều hành
hoạt động kinh doanh của Công ty.
Trong quá trình kiểm tra, giám sát các thành viên Ban kiểm soát không làm ảnh
hưởng đến công việc chung, không can thiệp những công việc ngoài phạm vi
trách nhiệm được giao.
• Ban kiểm soát và tất cả các cán bộ liên quan có trách nhiệm quản lý và sử dụng
đúng mục đích các chứng từ, tài liệu khi kiểm tra, giám sát. Chấp hành nghiêm
chỉnh quy chế bảo mật, không được tiết lộ kết quả kiểm tra, giám sát khi chưa
được Hội đồng quản trị cho phép. Kiểm soát viên phải chịu trách nhiệm trước
Hội đồng quản trị và Trưởng ban kiểm soát nếu có ý bỏ qua hoặc bao che
những hành vi, vi phạm về nghị quyết, quyết định, quy chế của Công ty và các
vi phạm khác.
15
Giám đốc công ty
• Quyết định về tất cả các hoạt động hằng ngày của công ty.
• Tổ chức thực hiện các quyết định của hội đồng quản trị.
• Tổ chức hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty.
• Kiến ghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty.
• Quyết định lương và phụ cấp đối với người lao động trong công ty.
Phó giám đốc
• Giúp việc cho Giám đốc trong quản lý điều hành các hoạt động của công ty
theo sự phân công của Giám đốc.
• Chủ động và tích cực triển khai, thực hiện nhiệm vụ được phân công và chịu
trách nhiệm trước Giám đốc về hiệu quả các hoạt động.
Phòng kế hoạch kinh doanh
Phòng Kế hoạch - Kinh doanh có chức năng tham mưu, giúp việc cho Tổng Giám đốc
Công ty trong việc quản lý, điều hành công việc thuộc các lĩnh vực kế hoạch, kinh
doanh, tiếp thị, quảng cáo và ứng dụng công nghệ thông tin.
+/ Công tác kế hoạch:
• Xây dựng chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty trong từng
giai đoạn.
16
• Tham mưu xây dựng kế hoạch đầu tư và thực hiện lập các dự án đầu tư;
• Chủ trì lập kế hoạch SXKD của Công ty trong từng tháng, quý, năm và kế
hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn theo yêu cầu của lãnh đạo Công ty.
• Thống kê, tổng hợp tình hình thực hiện các công việc sản xuất kinh doanh của
Công ty và các công tác khác được phân công theo quy định.
• Hướng dẫn cho các đơn vị trực thuộc xây dựng kế hoạch năm của mỗi đơn vị.
Tổng hợp các số liệu và lấy ý kiến của các phòng nghiệp vụ, các đơn vị thành
viên để lập kế hoạch của Công ty.
• Phân tích đánh giá kết quả việc thực hiện kế hoạch tháng, quý, năm. Trên cơ sở
đó dự thảo báo cáo tổng kết kế hoạch quý, năm, rút ra những mặt mạnh, yếu,
tìm nguyên nhân để phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm.
+/ Công tác lập dự toán:
• Chủ trì lập dự toán công trình, dự toán mua sắm vật tư thiết bị và trình cấp có
thẩm quyền phê duyệt.
• Soát xét hồ sơ Tham mưu cho Giám đốc thẩm duyệt về dự toán, thanh quyết
toán khối lượng thực hiện hoạt động công ích, sản xuất- thương mại - dịch vụ,
các dự án đầu tư xây dựng công trình, mua sắm thiết bị, khắc phục bão lụt để
trình cấp có thẩm quyền duyệt.
+/ Công tác hợp đồng:
• Chủ trì soạn thảo và quản lý các hợp đồng kinh tế, phối hợp cùng các phòng
nghiệp vụ kiểm tra theo dõi các công tác liên quan đến việc thực hiện các hợp
đồng kinh tế.
• Tham mưu về hợp đồng kinh tế đối với công trình và nguồn vốn do Công ty
làm Chủ đầu tư và Hợp đồng xây dựng, mua sắm phương tiện, thiết bị, vật tư
nhiên liệu, hợp đồng sửa chữa phương tiện thiết bị và những hợp đồng trên các
17
lĩnh vực khác theo quy định hiện hành. Phối hợp cùng các phòng ban thực hiện
công tác nghiệm thu, thanh toán, quyết toán.
• Chủ trì trong công tác các định mức, quy chế khoán.
+/ Công tác đấu thầu:
• Chủ trì tham mưu và thực hiện việc tìm kiếm việc làm, tham gia đấu thầu các
dự án nhằm tạo doanh thu và lợi nhuận cho công ty.
• Chủ trì tham mưu trình tự thủ tục đầu tư - xây dựng, đấu thầu - giao thầu - giao
khoán.
• Lập và soát xét hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu phần chỉ dẫn đối với nhà thầu,
tham mưu tổ chức đấu thầu theo quy định;
• Tham gia vào tổ chuyên gia giúp việc đấu thầu; tham mưu cho Giám đốc giải
quyết mọi thủ tục có liên quan từ khâu chuẩn bị đến khâu kết thúc đấu thầu.
• Thực hiện các nhiệm vụ khác khi Lãnh đạo yêu cầu.
Phòng kỹ thuật
+/ Công tác Kinh tế - Kế hoạch:
• Lập kế hoạch, theo dõi, kiểm tra và báo cáo tình hình thực hiện sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp định kỳ hàng tháng, quý, năm và đột xuất theo yêu cầu
của Lãnh đạo Công ty.
• Phối hợp với phòng Tài chính kế toán Công ty xây dựng nhu cầu và kế hoạch
vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
• Quản lý khối lượng, kỹ thuật, chất lượng tiến độ.
• Bảo hộ an toàn lao động,vệ sinh môi trường.
• Quyết định mức, đơn giá, dự toán.
• Quản lý thiết bị cơ giới.
• Liên doanh liên kết phát triển công ty.
18
+/Công tác Vật tư và các công tác khác:
• Lập kế hoạch vật tư, thiết bị, công cụ lao động theo kế hoạch hàng năm, để chủ
động đáp ứng đầy đủ, kịp thời cho hoạt động sản xuất của Công ty.
• Thực hiện việc quản lý vật tư của Công ty theo đúng quy chế. Có trách nhiệm
kiểm tra tình hình sử dụng vật tư ở tất cả các bộ phận trong Công ty, đảm bảo
tiết kiệm và hiệu quả.
• Thực hiện chế độ báo cáo, quyết toán vật tư, nguyên nhiên liệu theo quy định
của của Công ty.
• Ban hành các biểu mẫu, sổ sách phục vụ việc quản lý vật tư.
• Làm thường trực Hội đồng thẩm định giá của Công ty.
• Trực tiếp thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng.
• Thực hiện các nhiệm vụ khác về lĩnh vực kế hoạch kỹ thuật theo sự phân cấp,
giao quyền của Giám đốc.
Văn phòng công ty
• Quản lý và hướng dẫn các phòng ban cơ quan Công ty về công tác văn thư, lưu
trữ; tổ chức thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ của Cơ quan Công
ty theo quy định của pháp luật.
• Kiểm tra thể thức và thủ tục hành chính trong việc ban hành các văn bản của
Công ty.
• Tổ chức và phục vụ các cuộc họp, làm việc, tiếp khách của Lãnh đạo Công ty;
thông báo ý kiến kết luận tại các hội nghị, cuộc họp giao ban, làm việc của
Giám đốc.
• Tham mưu cho Lãnh đạo về công tác tổ chức nhân sự của Công ty.
• Tham mưu cho Lãnh đạo Công ty trong việc thực hiện các chế độ, chính sách
(nâng lương, nâng bậc, tiền lương, tiền thưởng, thu nhập, giải quyết các chế độ
BHXH…) với người lao động, kế hoạch trang bị BHLĐ cho người lao động.
• Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và sức khỏe cho CBCNV.
• Hướng dẫn công tác thi đua, làm thường trực hội đồng: Thi đua, khen thưởng,
kỷ luật, nâng lương, nâng bậc. Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê theo Quy
định.
19
• Hướng dẫn và tổ chức thực hiện nội quy bảo vệ an ninh trật tự cho toàn thể
CBCNV. Phối hợp với cơ quan Công an, quân sự địa phương để thực hiện tốt
công tác này.
• Tổ chức, kiểm tra, đôn đốc thực hiện công tác bảo vệ tài sản của Công ty. Quản
lý, lập và thực hiện các phương án bảo vệ các mục tiêu quan trọng, các công
trình trọng điểm trong toàn bộ khu vực Công ty quản lý.
• Phối hợp với các Cơ quan chính quyền tại địa phương để thực hiện việc quản lý
nhân, hộ khẩu trong Công ty theo Quy định hiện hành của Nhà nước và hoạt
động khác tại địa phương.
Phòng tài chính kế toán
• Lập kế hoạch thu, chi tài chính hàng năm của Công ty tham mưu cho Giám đốc
trình HĐTV phê duyệt để làm cơ sở thực hiện.
• Chủ trì thực hiện nhiệm vụ thu và chi, kiểm tra việc chi tiêu các khoản tiền
vốn, sử dụng vật tư, theo dõi đối chiếu công nợ.
• Xây dựng kế hoạch quản lý, khai thác và phát triển vốn của Tổng công ty giao
cho Công ty, chủ trì tham mưu trong việc tạo nguồn vốn, quản lý, phân bổ, điều
chuyển vốn và hoàn trả vốn vay, lãi vay trong toàn Công ty;
• Tham mưu giúp Giám đốc phân bổ chỉ tiêu kế hoạch tài chính cho các đơn vị
trực thuộc;
• Triển khai công tác nghiệp vụ kế toán tài vụ trong toàn Công ty;
• Thực hiện quyết toán quý, 6 tháng, năm đúng tiến độ và tham gia cùng với
phòng nghiệp vụ của công ty để hoạch toán lỗ, lãi cho từng đơn vị trực thuộc,
giúp cho ban giám đốc Công ty nắm chắc nguồn vốn, lợi nhuận.
20
• Trực tiếp thực hiện các chế độ, chính sách tài chính, kế toán, thống kê, công tác
quản lý thu chi tài chính của cơ quan Văn phòng Công ty, thực hiện thanh toán
tiền lương và các chế độ khác cho Cán bộ công nhân viên (CBCNV) khối Văn
phòng theo phê duyệt của Giám đốc.
• Lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế theo quy định chế độ tài chính hiện hành
của Nhà nước phản ánh trung thực kết quả hoạt động của Công ty.
• Phân tích tình hình tài chính, cân đối nguồn vốn, công nợ trong Công ty và báo
cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Giám đốc.
• Chủ trì xây dựng, soạn thảo các văn bản có liên quan đến công tác tài chính, kế
toán, các quy định về quản lý chi tiêu tài chính trình Giám đốc ban hành hoặc
đề xuất với Lãnh đạo Công ty trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
• Chủ trì làm việc với các cơ quan thuế, kiểm toán, thanh tra tài chính.
• Lập hồ sơ vay vốn trung hạn, ngắn hạn Ngân hàng, lập kế hoạch và quy định
huy động vốn từ các nguồn khác phục vụ cho hoạt động công ích và SX-TM-
DV. Chủ trì trong công tác giao dịch với các tổ chức tài chính có liên quan.
• Chủ trì hướng dẫn công tác hạch toán nghiệp vụ kế toán tài chính trong toàn
Công ty theo quy định của pháp luật hiện hành, kiểm tra việc thực hiện chế độ
hạch toán kế toán, quản lý tài chính và các chế độ chính sách khác liên quan
đến công tác tài chính, kế toán của các đơn vị trực thuộc. Tổ chức bồi dưỡng
nghiệp vụ cho hệ công tác kế toán và hướng dẫn các đơn vị thực hiện nghiêm
chỉnh các quy định của cấp trên về công tác tài chính kế toán.
• Kiểm tra định kỳ về công tác kế toán, thực hiện chế độ chính sách, kỷ luật thu
chi tài chính, kế toán vốn và các loại tài sản khác trong toàn công ty nhằm thực
hiện đúng các chế độ chính sách của Nhà nước đã quy định. Tham gia kiểm tra
quyết toán năm của các đơn vị trực thuộc.
21
• Tham gia soạn thảo, thẩm định hồ sơ, theo dõi, kiểm tra tiến độ giải ngân,
thanh quyết toán đối với các hợp đồng kinh tế trong Công ty cũng như nguồn
vốn đầu tư cho các dự án, các công trình do Công ty làm chủ đầu tư và thực
hiện.
• Chủ trì phối hợp các phòng ban thực hiện công tác nghiệm thu thanh quyết toán
theo đúng quy định.
• Là đầu mối phối hợp với các phòng, ban tham mưu, đơn vị thành viên trong
việc mua sắm, thanh lý, nhượng bán tài sản của Công ty.
• Tham gia tổ chuyên gia giúp việc đấu thầu.
• Thực hiện các nhiệm vụ khác khi Lãnh đạo yêu cầu.
22
CHƯƠNG 2:
TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH NÚI LỚN,
NÚI NHỎ VÀ CÁP TREO VŨNG TÀU
1.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty
1.1.1 Các nhân tố khách quan
1.1.1.1 Nhân tố Chính Trị, Pháp Luật
Ngày nay du lịch đã và đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam.
Chính vì vậy mà nước ta đang dần hoàn thiện những chính sách về du lịch để góp
phần thúc đẩy ngành này phát triển và đồng thời đưa nền kinh tế nước nhà đi lên.
Việt Nam là một quốc gia có nền chính trị khá ổn định trên thế giới,vì vậy mà
nhiều khách du lịch nước ngoài đã chọn Việt Nam là điểm đến cho những kỳ nghỉ hay
những chuyến tham quan. Tuy nhiên nước ta còn nhiều chính sách vẫn khá khắt khe
đối với du khách như chính sách tăng giá lệ phí Visa từ ngày 1/1/2013…
Công ty cổ phần du lịch núi lớn, núi nhỏ và cáp treo Vũng Tàu là một công ty hoạt
động trong ngành du lịch. Do đó các chính sách về du lịch cũng ảnh hưởng rất nhiều
đến sự phát triển của công ty. Trong những năm gần đây tuy lượng khách du lịch đến
với Vũng Tàu có tăng nhưng số lượng du khách nước ngoài lại không tăng, một phần
cũng là do chính sách của nước ta. Vì vậy, nước ta cần nới rộng các chính sách đối với
du khách nước ngoài để thu hút họ đến với Việt Nam cũng như góp phần tạo điều kiện
để các công ty du lịch hoạt động kinh doanh hiệu quả.
1.1.1.2 Nhân tố Văn Hóa, Xã Hội
23
Trình độ văn hoá cao tạo điều kiên cho việc phát triển du lịch. Phần lớn những
người tham gia vào cuộc hành trình du lịch là những người có trình độ văn hoá nhất
định, nhất là những người đi du lịch nước ngoài. Bởi vì họ có sở thích(nhu cầu) đối
với việc tìm hiểu các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, bản sắc văn hoá dân tộc hay
nói đúng hơn tài nguyên, điểm du lịch tác động đến họ theo một quá trình: thông tin,
tiếp xúc, nhận thức, đánh giá. Phải có trình độ văn hoá thì mới hiểu hết giá trị của
chuyến tham quan du lịch .Trong các nước mà nhân dân có trình độ văn hoá cao thì số
người đi du lịch ra ngoài tăng lên không ngừng với cường độ cao. Bên cạnh độ, trình
độ của người dân nước sở tại, nơi đón khách cũng phải chú ý. Trình độ văn hóa thấp
ảnh hưởng đến phát triển du lịch như: Ăn xin, cướp giật, ép khách mua hàng….
Ở Việt Nam hiện nay nạn chèo kéo khách đang nổi lên như một vấn nạn của xã
hội nói chung và của ngành du lịch nói riêng. Chính điều này đã ảnh hưởng rất lớn
đến tâm lý của du khách khi đến với nước ta. Về phía Công ty thì vấn đề này đã làm
giảm đi đáng kể lượng du khách tham quan trong những năm gần đây. Vì vậy mà,
nhân tố văn hóa – xã hội cũng là một trong những nhân tố tác động không nhỏ đến
hiệu quả kinh doanh của công ty du lịch núi lớn, núi nhỏ và cáp treo Vũng Tàu cũng
như những công ty du lịch khác.
1.1.1.3 Nhân tố Kinh Tế
Một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến sự phát sinh và phát triển
du lịch là điều kiện kinh tế chung. Nền kinh tế chung phát triển là tiền đê cho sự ra đời
và phát triển của ngành kinh tế du lịch. Theo ý kiến của các chuyên gia kinh tế thuộc
Hội đồng Kinh tế và Xã hội của Liên Hợp Quốc, một đất nước có thể phát triển du
lịch một cách vững chắc nếu nước đó tự sản xuất được phần lớn số của cải vật chất
cần thiết cho du lịch.
24
Như chúng ta đã biết, du lịch là ngành dịch vụ, nhận nhiệm vụ “chuyển tải” sản
phẩm, hàng hóa, dịch vụ của các ngành kinh tế khác để cung cấp cho du khách nhằm
tìm kiếm lợi nhuận. Vì vậy điều kiện kiện kinh tế đóng vai trò góp phần cung cấp
các hàng hóa, dịch vụ cho du lịch. Khi khách tới Vũng Tàu không có nghĩa là chỉ tới
để nghỉ dưỡng và tắm biển, bên cạnh hoạt động đó du khach còn có cơ hội và mong
muốn thưởng thức hải sản. Vậy ngành kinh tế biển (đánh bắt cá) đóng vai trò cung cấp
nguồn lợi thủy sản cho các nhà hàng tại Vũng Tàu phuc vụ nhu cầu ăn uống và mua
về là quà của du khách.
Đối với Công ty du lịch núi lớn, núi nhỏ và cáp treo Vũng Tàu thì sự phát triển
của nhân tố kinh tế cũng là một đòn bẩy để đưa công ty ngày càng phát triển.
1.1.2 Các nhân tố chủ quan
1.1.2.1 Khả năng cạnh tranh của công ty
1.1.2.1.1 Xây dựng các chương trình du lịch
Một yêu cầu đối với các chương trình du lịch đó là phải có sự thay đổi để tạo sức
hấp dẫn với du khách, đổi mới chương trình du lịch sẽ tránh cho khách hàng sự nhàm
chán đồng thời làm tăng ưu thế của công ty. Trong những năm gần đây, công ty đã
thường xuyên tổ chức khảo sát với việc tìm hiểu nhu cầu của khách để từ đó xây dựng
thêm một số chương trình mới hấp dẫn hơn. Những chương trình du lịch này đặc biệt
chú ý tới yếu tố độc đáo, khác biệt để tạo nên những sản phẩm du lịch đặc trưng, phân
biệt với các chương trình du lịch của các công ty khác. Tóm lại, các chương trình du
lịch của công ty trong thời gian này được xây dựng trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa các
điểm tham quan với sự đa dạng hóa các loại hình, độ dài ngắn của chương trình được
bố trí hợp lý với từng thị trường khách, các chương trình mới được xây dựng cũng với
các chương trình đã có phù hợp với từng đối tượng, nhóm khách.
1.1.2.1.2 Đầu tư tạo sự khác biệt trong chất lượng sản phẩm
25