Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

HỎI đáp về THUẾ THU NHẬP cá NHÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.75 KB, 3 trang )

HỎI ĐÁP VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
Câu 1
Hỏi: Cá nhân có thu nhập từ tiền lương tiền công đến mức độ nào phải đăng ký thuế thu nhập cá nhân (TNCN) ?
Đáp: Điểm 1, Mục I, Phần D Thông tư 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn
thi hành Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân quy định:
“Đối tượng phải đăng ký thuế:
Theo quy định tại Điều 21 của Luật Quản lý thuế; Điều 2 và Điều 8 của Luật Thuế thu nhập cá nhân, đối tượng phải đăng ký thuế thu nhập cá nhân bao gồm:
2. Cá nhân có thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân, bao gồm:
2.2. Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công.”
Như vậy, tất cả các cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công đều phải thực hiện việc đăng ký thuế TNCN.
Câu 2:
Hỏi: Nếu có mã số thuế bạn sẽ được hưởng các quyền lợi nào?
Đáp: - Được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc.
- Được giảm thuế nếu bị thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ hoặc bị bệnh hiểm nghèo.
- Được hoàn thuế TNCN nếu nộp thừa.
- Được cung cấp các dịch vụ về thuế nhanh chóng, thuận tiện.
Câu 3:
Hỏi: Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công được xác định như thế nào? Các khoản thu nhập trong trường hợp thu nhập thực nhận không bao gồm thuế thu nhập cá
nhân thì phải quy đổi như thế nào?
Đáp: Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công được xác định bằng tổng số tiền lương, tiền công, tiền thù lao, các khoản thu nhập khác có tính chất tiền lương, tiền
công mà đối tượng nộp thuế nhận được trong kỳ tính thuế trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp, các khoản tiền thưởng được trừ; khoản thu nhập được miễn thuế theo quy
định.
Các khoản thu nhập làm căn cứ xác định chịu thuế là thu nhập trước khi khấu trừ thuế TNCN (thu nhập trước thuế). Trường hợp thu nhập thực nhận không bao gồm thuế
TNCN (thu nhập sau thuế) thì phải quy đổi thành thu nhập trước thuế theo phụ lục số 01/PL-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 84/2008/TT-BTC.
Câu 4:
Hỏi: Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc có phải kê khai hàng năm không?
Đáp: Đối tượng nộp thuế chỉ phải nộp hồ sơ chứng minh cho một người phụ thuộc một lần trong suốt thời gian được tính giảm trừ kể cả trường hợp đối tượng nộp thuế
thay đổi nơi làm việc, thay đổi nơi kinh doanh.
Câu 5:
Hỏi: Cá nhân vừa có thu nhập từ kinh doanh, vừa có thu nhập từ tiền lương, tiền công thì việc đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc như thế nào?
Đáp: Đối tượng nộp thuế vừa có thu nhập từ kinh doanh, vừa có thu nhập từ tiền lương, tiền công thì việc tạm giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc vào loại thu nhập


nào là do đối tượng nộp thuế lựa chọn và đăng ký theo quy định.
Trường hợp có nhiều người phụ thuộc nhưng kê khai tạm giảm trừ không hết vào một loại thu nhập thì được tạm giảm trừ vào cả hai loại thu nhập.
Câu 6:
Hỏi: Những loại thu nhập nào được áp dụng biểu thuế toàn phần?
Đáp: Theo điều 23 Luật thuế TNCN thì:
1/ Biểu thuế toàn phần áp dụng đối với thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản, trúng thưởng, tiền bản
quyền, nhượng quyền thương mại, nhận thừa kế, quà tặng là thu nhập chịu thuế quy định tại các điều 12, 13, 14, 15, 16, 17 và 18 của Luật.
2/ Biểu thuế toàn phần được quy định như sau:
Thu nhập tính thuế Thuế suất (%)
a) Thu nhập từ đầu tư vốn 5
b) Thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại 5
c) Thu nhập từ trúng thưởng 10
d) Thu nhập từ thừa kế, quà tặng 10
đ) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn quy định tại khoản 1 Điều 13 của Luật này
Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật này
20
0,1
e) Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này
Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản quy định tại khoản 2 Điều 14 của Luật này
25
2
3/ Thuế suất đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp, chuyển nhượng chứng khoán được quy định tại Điều 17 Nghị định
100/2008/NĐ-CP và Điểm 2.1.2, Khoản 2, Mục II, Phần B Thông tư 84/2008/TT-BTC thì:
- Thuế suất đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp là 20% trên thu nhập tính thuế của mỗi lần chuyển nhượng.
- Thuế suất đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán là 20% trên thu nhập tính thuế cả năm chỉ áp dụng đối với trường
hợp đối tượng nộp thuế đã thực hiện đúng quy định của pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ, xác định được thu nhập tính
thuế quy định tại Điều 16 Nghị định này và đăng ký thực hiện ổn định với cơ quan thuế từ tháng 12 của năm trước (riêng năm
2009 thì đăng ký trước ngày 31/3/2009).
Đối với các trường hợp khác ngoài trường hợp trên, áp dụng thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần.
Câu 7:

Hỏi: Khai thuế và quyết toán thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công
trong trường hợp năm dương lịch đầu tiên là dưới 183 ngày, nhưng tính trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại
Việt Nam là trên 183 ngày được thực hiện như thế nào?
Đáp: Khai thuế đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ tiền lương, tiền công trong trường hợp số ngày
có mặt tại Việt Nam tính trong năm dương lịch đầu tiên là dưới 183 ngày, nhưng tính trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên
có mặt tại Việt Nam là từ 183 ngày trở lên.
- Năm tính thuế thứ nhất: khai và nộp hồ sơ quyết toán thuế chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày tính đủ 12 tháng liên
tục.
- Năm tính thuế thứ hai: khai và nộp hồ sơ quyết toán thuế chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch.
Số thuế phải nộp trong năm thứ 2 sẽ được trừ cho phần thuế đã nộp trong năm tính thuế thứ nhất tương ứng thời gian trùng
với năm tính thuế thứ 2.
Số thuế tính trùng được trừ vào năm tính thuế thứ 2 được xác định như sau:
Số thuế phải nộp trong năm tính
Ví dụ: Ông A đến Việt Nam làm việc ngày 01/5/2009 ( là ngày ghi trên hộ chiếu của ông A) và có thu nhập chịu thuế phát sinh
tại Việt Nam.
Giả sử từ 01/5/2009 đến 31/12/2009, ông A có mặt tại Việt Nam là 60 ngày; từ ngày 01/01/2010 đến 30/04/2010, ông A có mặt
tại Việt Nam 30 ngày. Như vậy, trong năm 2009 ông A không đủ thời gian có mặt tại Việt Nam để được xác định là cá nhân cư
trú ( 160 ngày nhỏ hơn 183 ngày). Tuy nhiên nếu tính trong 12 tháng liên tục ( từ ngày 01/5/2009 đến ngày 30/4/2010) ông A có
mặt tại Việt Nam tổng cộng là 190 ngày 9 ( 160 ngày cộng với 30 ngày), do đó ông A vẫn được xác định là cá nhân cư trú.
Năm tính thuế thứ nhất của ông A được xác định từ ngày 01/5/2009 đến hết ngày 30/4/2010, ông A phải nộp hồ sơ quyết toán
thuế chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày 30/4/2010.
Năm tính thuế thứ 2 của ông A đươc xác định từ ngày 01/01/2010 đến hết ngày 31/12/2010; ông A phải nộp hồ sơ quyết toán
thuế chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày 31/12/2010.
Số thuế phải nộp trong năm thứ 2 của ông A được trừ phần thuế đã nộp trong năm thứ nhất tương ứng với thời gian trùng với
năm tính thuế thứ 2 cụ thể là các tháng 1,2,3,4.
Số thuế tính trùng của năm 2009 được trừ vào năm tính thuế thứ 2010 của ông A được xác định như sau:

×