Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

chính sách đầu tư singapore

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (500.34 KB, 29 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
BỘ MÔN CHÍNH SÁCH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
********
BÀI TẬP LỚN
Đề tài : “Chính sách đầu tư quốc tế của Singapore qua các thời kì và
bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”.
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thúy Hồng
Sinh viên thực hiện: Vũ Thu Trang _ CQ534150
Phạm Hà Thu _ CQ533691
Nguyễn Hữu Quân _ CQ533154
Vũ Hoàng Tùng _ CQ534354
Phạm Hữu Phúc _ CQ532978
Lớp tín chỉ: Chính sách kinh tế đối ngoại (114)_2
HÀ NỘI - 2014

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU… …………………………………………………………….…………………… 1
A. TỔNG QUAN VỀ SINGAPORE……………………………………………… ………2
I. Lịch sử hình thành và phát triển……………………………………………….……2
II. Đặc điểm chung…………………………………………………………………… … 2
1. Điều kiện tự nhiên………………………………………………………………………….…2
2. Đặc điểm xã hội………………………………………………………………………… … 2
3. Giáo dục………………………………………………………………………………… … 3
4. Cơ sở hạ tầng……………………………………………………………………………….…3
5. Đặc điểm kinh tế………………………………………………………………………………3
B. CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ CỦA SINGAPORE…………… …… ……… 6
I. Khái niệm……………………………………………………………………………… 6
II. Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Singapore……………………….……….….7
1.giai đoạn 1965 – 1990……………………………………………………………….….7
2. giai đoạn 1991 đến nay……………………………………………………………….12
III. Chính sách đầu tư ra nước ngoài của Singapore giai đoạn từ 1991 đến nay….… … 14


C. KINH NGHIỆM TỪ SINGAPORE VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM……… … ….19
I. Kinh nghiệm thu hút đầu tư nước ngoài của Singapore……………………………… 19
II. Kinh nghiệm đầu tư ra nước ngoài của Singapore…………………………… ………20
III. Bài học thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho Việt Nam……………………….…….… 21
IV. Bài học đầu tư ra nước ngoài cho Việt Nam………………………………… ………23
KẾT LUẬN……………………………………………………………………………………26
LỜI MỞ ĐẦU
Bốn con rồng châu Á là điển hình cho sự phát triển mạnh mẽ của các nước phát triển trên
thế giới. Trong đó không thể không kể đến Singapore - một quốc gia nghèo về tài nguyên
nhưng không nghèo về kinh tế. Chiến lược phát triển kinh tế nhờ vào thương mại đã đưa
Singapore từ một “ vũng ao tù” trở thành một điểm sáng về kinh tế vô cùng hấp dẫn trên bản
đồ thế giới. Bên cạnh việc phát triển kinh tế nhanh, mạnh, Singapore còn chú trọng mục tiêu
phát triển bền vững, tạo ra một thể thống nhất cho mô hình phát triển kinh tế ở đất nước này.
Để đạt được những thành tựu kinh tế lớn đồng thời với phát triển bền vững, Singapore đã sử
dụng nhiều công cụ khác nhau, trong đó, chính sách và pháp luật đầu tư là công cụ hữu hiệu
bậc nhất. Singapore là một trong những quốc gia điển hình trên thế giới đã xây dựng hệ thống
chính sách đầu tư quốc tế, từ đó tận dụng những lợi ích to lớn mà chính sách này mang lại để
phát triển đất nước và nâng cao đời sống nhân dân.
Để nhìn nhận một cách cụ thể hơn về hoạt động đầu tư quốc tế của Singapore trong thời
gian qua, đồng thời góp phần bổ sung cơ sở lí luận và thực tiễ, đúc rút kinh nghiệm từ
Singapore để nâng cao hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam trước quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế, nhóm chúng tôi đã quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài : “Chính sách
đầu tư quốc tế của Singapore qua các thời kì và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”.
Page 4
NỘI DUNG
A. TỔNG QUAN VỀ SINGAPORE
I. Lịch sử hình thành và phát triển:
- Trước thế kỉ XIV Singapore là một hòn đảo nhỏ nằm ở eo biển Malacca liên tục bị hải tặc
quấy phá.
- Từ thế kỉ XV đến cuối thế kỉ XVI Singapore là thuộc địa của Bồ Đào Nha.

- Đầu thế kỉ XVII, Singapore bị người Hà Lan chiếm đóng.
- 1819, Singapore bị quân đội Anh xâm chiếm.
- 1824, Hà Lan giao quyền sở hữu Singapore của mình cho Anh.
- 1/4/1867, Singapore chính thức trở thành thuộc địa của hoàng gia Anh.
- 1942-1945, trong thế chiến thứ II, Singapore bị Nhật chiếm đóng.
- 16/9/1963, thoát khỏi sự kiểm soát của Anh, Singapore đã gia nhập Liên bang Mã Lai.
- 9/8/1965, do quan hệ căng thẳng với Liên bang Mã Lai, Singapore đã tách khỏi Liên
bang này và chính thức trở thành một nước độc lập.
- 9/8/1965, được lấy làm ngày quốc khánh của nước Cộng hòa Singapore.
II. Đặc điểm chung:
1. Điều kiện tự nhiên:
1.1 . Vị trí địa lý và diện tích lãnh thổ:
- Là một quốc đảo nhỏ với diện tích 692.7 km2 nằm ở Đông Nam châu Á, Bắc giáp
Malaysia, Đông giáp Indonesia.
- Singapore nằm cuối eo biển Malacca chiến lược nối liền giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ
Dương, là cầu nối giữa Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.
1.2. Khí hậu:
- Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm gió mùa.
- Các mùa không phân biệt rõ rệt và nhiệt độ khá ổn định, từ 22°C đến 34°C.
- Mưa nhiều, độ ẩm cao.
1.3. Địa hình và tài nguyên thiên nhiên:
- Địa hình thấp, có những cao nguyên nhấp nhô cùng các khu bảo tồn thiên nhiên hoang dã.
- Singapore hầu như không có tài nguyên, ngay cả nước ngọt cũng phải nhập khẩu.
- Diện tích đất nhỏ hẹp chỉ có 692,7 km2, đất canh tác rất ít.
2. Đặc điểm xã hội:
2.1. Dân s ố:
- Tổng số dân của nước này là 4.553.009 người (tính đến tháng 7 năm 2007) trong đó 76,8%
là người Hoa, 13,9% người Mã Lai, 7,9% người Ấn Độ, Pakistan và Sri Lanka; 1,4% người
gốc khác.
Page 5

- Vào năm 2010, 5,1 triệu người sinh sống tại Singapore, trong số đó 3,2 triệu (64%) mang
quốc tịch Singapore trong khi số còn lại (36%) là cư dân định cư hoặc người làm việc nước
ngoài.
- Khoảng 40 phần trăm dân số là người nước ngoài, đây là tỉ lệ cao thứ sáu trên thế giới.
Chính quyền mời gọi người làm việc ngoại quốc, mặc dù điều này đồng nghĩa với việc họ
sẽ giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc gia. Lao động nước ngoài chiếm đến
80% trong ngành công nghiệp xây dựng và 50% trong công nghiệp dịch vụ.
2.2 Tôn giáo: Là 1 quốc gia đa tôn giáo:
• Phật giáo: 42.5%
• Cơ đốc giáo: 14.6%
• Hồi giáo: 14.8%
• Đạo giáo: 8.5%
• Ấn Độ giáo: 4%
• Các tôn giáo khác: 0.6%
3. Giáo dục:
- Chính phủ Singapore đã coi giáo dục con người là nguồn tài nguyên vô giá nhất, là
nguồn lợi thế so sánh quan trọng nhất của đất nước và là điều kiện để đạt được tăng trưởng
bền vững nhất.
- Áp dụng chính sách bắt buộc và miễn phí 10 năm (t ừ 6 đến 16 tuổi).
- Chất lượng và cơ sở vật chất giáo dục của Singapore được các nước phát triển trên thế
giới công nhận.
- Chính sách thu hút người tài được áp dụng triệt để.
4. Cơ s ở hạ tầng:
- Chính phủ Singapore rất chú trọng đầu t ư cơ sở hạ tầng nhằm thu hút đầu tư nước ngoài.
- Hệ thống giao thông rất phát triển cả về đường th ủy, đường bộ và đường hàng không.
Chất lượng đường bộ của đảo quốc này được đánh giá là vào loại tốt nhất thế giới.
- Bưu chính viễn thông: Singapore là một trong số các quốc gia có mức kết nối nhiều nhất
thế giới. Gần 80% dân số sử dụng điện thoại di động và 50 % dân số sử dụng Internet.
- Hệ thống trường học, bệnh viện: có nhiều trường đại học đạt tiêu chuẩn quốc tế, bệnh
viện thì được trang bị trang thiết bị hiện đại,…

5. Đ ặc điểm kinh tế:
- Singapore có nền kinh tế thị trường tự do phát triển cao và rất thành công. Singapore
được hưởng một môi trường kinh tế mở cửa và không có tham nhũng, giá cả ổn đỉnh, và thu
nhập bình quân trên đầu người cao hơn so với hẩu hết các nước phát triển khác.
- Nền kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu, đặc biệt là các thiết bị điện tử tiêu dùng,
sản phẩm công nghệ thông tin, dược phẩm, và lĩnh vực dịch vụ tài chính.
Page 6
• Các ngành kinh tế trọng điểm
Công nghiệp: Các ngành công nghiệp chính: điện tử, hoá chất, dịch vụ tài chính, thiết
bị khoan dầu, lọc dầu, chế biến và sản xuất cao su, chế biến thực phẩm và đồ uống, sửa chữa
tàu, xây dựng giàn khoan ngoài khơi
Singapore có cơ sở hạ tầng và một số ngành công nghiệp phát triển cao hàng đầu Châu
Á và thế giới như: cảng biển, công nghiệp đóng và sửa chữa tàu, công nghiệp lọc dầu, chế
biến, điện tử và lắp ráp máy móc tinh vi.
Singapore đang trở thành nơi sản xuất và lắp ráp các sản phẩm tiên tiến nhất của thế
giới. Singapore muốn làm một điểm cân bằng giữa một Trung Quốc 1,3 tỷ dân và phần còn lại
của khu vực: với Ấn Độ (1,1 tỷ dân) và Đông Nam Á (600 triệu dân). Hơn 10% vật liệu bán
dẫn được sản xuất với nhãn hiệu Singapore. Nước này cũng phát triển được nền công nghiệp
hóa dầu, hay đầu tư mạnh vào nghiên cứu và phát triển (R&D). Cách trung tâm thành phố chỉ
chưa đầy nửa giờ là một khu khoa học công nghệ mới, được xây dựng từ vài năm gần đây,
trong đó phát triển các nghiên cứu công nghệ có khả năng mang lại nhiều lợi nhuận, như công
nghệ sinh học, trò chơi điện tử, hàng tiêu dùng đại chúng. Theo một chủ doanh nghiệp, mục
tiêu của Singapore không phải là dẫn đầu trong nghiên cứu phát triển (R&D), mà trở thành một
địa chỉ đáng tin cậy trong lĩnh vực này.
Dịch vụ: Bên cạnh một nền công nghiệp dựa vào công nghệ tiên tiến của thế giới,
Singapore không quên tận dụng một mặt mạnh khác, đó là lĩnh vực dịch vụ, lĩnh vực đóng góp
chủ yếu cho GDP của Singapore. Năm 2007, mức đóng góp này là 68,8%. Các ngành dịch vụ
thế mạnh của Singapore là vận tải (logistics) và thông tin liên lạc, tài chính, du lịch.
Thương mại: Thương mại là nhân tố quyết định của nền kinh tế Singapore, vì thế chính
sách thương mại của đảo quốc này có thể tóm lược trong hai yếu tố chính: Bảo toàn và mở rộng

thị trường, giảm thiểu các rào cản thương mại. Đảm bảo hoạt động của các quốc gia trong khuôn
khổ những qui định do Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đề ra.
Ngoài ra, chính sách thương mại của Singapore cũng phù hợp với một số thoả hiệp song
phương và đa phương đã được ký kết giữa Singapore với một hay nhiều nước khác như chương
trình Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Thoả ước thương mại tự do (FTAs), Thoả
ước công nhận hỗ tương (MRAs)
• Các chỉ số kinh tế:
Page 7
2009 2010 2011
GDP (ppp) 260,9 tỷ USD 298,7 tỷ USD 341,5 tỷ USD (đứng thứ 40 toàn cầu)
GDP (OER) 266,5 tỷ USD
Tăng trưởng GDP 0,8% 14,6 % 5,3% (đứng thứ 61 toàn cầu)
GDP theo đầu
người
51.400 USD/người 57.800 USD/người 59.900 USD/người (đứng thứ 5 toàn
cầu)
GDP theo ngành Nông nghiệp 0%; Công nghiệp 28,3%; Dịch vụ 71,7%
Tỷ lệ thất nghiệp 2,2% 1,9%
Tỷ lệ lạm phát 0,6 % 2,8% 4,6%
Mặt hàng nông
nghiệp
Rau quả, trứng, cá, hoa phong lan, cá cảnh
Các ngành công
nghiệp
Điện tử, hóa chất, thiết bị khoan dầu, lọc dầu, sản phẩm cao su và chế biến cao
su, thực phẩm chế biến và đồ uống, sữa chữa tàu, xây dựng, xây dựng khu đánh
bắt xa bờ, công nghệ sinh học, thầu khoán
Tăng trưởng công
nghiệp
3,4%

Tổng Kim ngạch
XNK
516,6 tỷ USD 668,7 tỷ USD 818,8 tỷ USD
(tăng 22,45%)
Kim ngạch xuất
khẩu
273,4 tỷ USD 358,3 tỷ USD 432,1 tỷ
(tăng 20,6%)
Mặt hàng chính Máy móc thiết bị, hàng hóa tiêu dùng, dược phẩm, hóa chất, nguyên liệu khai
khoáng
Bạn hàng XK
chính
Malaysia 11,9%; Hong Kong 11,7%; Trung Quốc 10,4%; Indonesia 9,4%; Mỹ
6,5%; Nhật Bản 4,7%; Hàn Quốc 4,1%.
Kim ngạch nhập
khẩu
243,2 tỷ USD 310,4 tỷ USD 386,7 tỷ USD
(tăng 24,58%)
Mặt hàng chính Máy móc thiết bị, nguyên liệu khai khoáng, hóa chất, thực phẩm, hàng tiêu dùng
Bạn hàng NK
chính
Malaysia 11,7%; Mỹ 11,5%; Trung quốc 10,8%; Nhật Bản 7,9%; Hàn quốc 5,8%;
Indonesia 5,4%.
• Biểu đồ Xuất khẩu và Nhập khẩu của Singapore qua các năm (tỷ USD)
Page 8
Nguồn: Singapore Department of Statistics
Về lâu dài, Chính phủ hy vọng sẽ thiết lập một lộ trình tăng trưởng mới tập trung vào nâng
cao năng suất. Singapore đã thu hút được đầu tư lớn vào sản xuất dược phẩm và công nghệ y tế
và sẽ tiếp tục nỗ lực để thiết lập Singapore là trung tâm tài chính và công nghệ cao của khu vực
Đông Nam Á.

B. CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ CỦA SINGGAPORE
I. Khái niệm:
Cho đến nay, mặc dù có không ít khái niệm khác nhau về đầu tư quốc tế, nhưng khái
niệm được nhiều người thừa nhận đó là:
"Đầu tư quốc tế là một hình thức di chuyển quốc tế về vốn, trong đó vốn được di chuyển từ
quốc gia này sang quốc gia khác để thực hiện một hoặc một số dự án đầu tư nhằm đem lại
lợi ích cho các bên tham gia".
Các hình thức đầu tư quốc tế
* Phân loại theo chủ thể cấp vốn và vay vốn: vốn đầu tư quốc tế có hai dòng chính: đầu tư
của tư nhân và Hỗ trợ phát triển chính thức của các chính phủ, các tổ chức quốc tế.
- Đầu tư của tư nhân: Đầu tư của tư nhân được thực hiện dưới ba hình thức:
+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài
+ Đầu tư gián tiếp
+ Tín dụng thương mại
- Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
* Phân loại theo tính chất trực tiếp hay không trực tiếp quản lý dự án đầu tư:
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI
- Đầu tư gián tiếp: bao gồm các kênh đầu tư còn lại, kể cả ODA
* Hoặc có thể chia đầu tư quốc tế thành 4 hình thức cơ bản:
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài
- Đầu tư gián tiếp nước ngoài
- Tín dụng thương mại
- Hỗ trợ phát triển chính thức ODA
II.CHÍNH SÁCH THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI CỦA SINGAPORE
Trong khi nhiều nước trong khu vực giàu có tài nguyên, con người… nhưng vài thập kỷ
nay vẫn luẩn quẩn trong vòng thu nhập trung bình, thì Singapore xây dựng nền kinh tế từ xuất
phát điểm thấp với nguồn tài nguyên gần như ở con số 0, nhưng hiện giờ GDP đầu người của
nước này đứng hàng đầu thế giới. Có được điều này là nhờ nguồn vốn FDI quy mô lớn, liên
tục chảy vào quốc đảo dù kinh tế thế giới khủng hoảng hay không.
1. G iai đoạn 1965 – 1990

Page 9
a. Mô hình chính sách: Khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển kinh tế, đặc biệt là
tập trung vào các ngành công nghiệp hướng ra xuất khẩu. Không vay nợ để đầu tư mà chủ yếu
tạo môi trường cho tư nhân nước ngoài trực tiếp bỏ vốn đầu tư.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp CB
Năm Tổng số tiền
( triệu USD )
Từ Mỹ Từ EEC Từ Nhật Bản
1970 995 313 406 68
1971 1576 501 616 108
1972 2283 840 863 137
1973 2659 992 912 237
1974 3054 1082 997 354
1975 4415 1370 1137 635
a. Biện pháp thực hiện:
 Thứ nhất, Singapore đã xác định rõ việc thu hút nguồn vốn FDI cần tập trung vào các
ngành mũi nhọn cần ưu tiên.
Là một cảng thương mại truyền thống, khi trở thành một quốc gia độc lập vào năm 1965,
Singapore đã bị tách biệt khỏi các vùng nội địa vì Indonesia áp dụng chính sách đối đầu, từ
chối nhập khẩu hàng hoá và Malaysia không muốn sử dụng Singapore làm trung gian cho các
hoạt động thương mại của mình nữa. Do đó, đối với Singapore một chiến lược thay thế nhập
khẩu gần như không thể thực hiện được và một cách tiếp cận hướng ngoại dựa trên FDI là tất
yếu.
Singapore không có các nguồn tài nguyên thiên nhiên và một giới kinh doanh giàu kinh
nghiệm và có đủ khả năng (dòng các nhà kinh doanh di cư từ Trung Quốc chủ yếu đã sang
Hồng Kông). Thêm nữa, việc các lực lượng quân sự Anh rút đi đã làm mất khoảng 20% đóng
góp cho nền kinh tế của Singapore. Singapore đã không có sự lựa chọn chính sách nào ngoài
chính sách công nghiệp hoá và do thiếu hụt các năng lực bản địa nên Singapore đã phải dựa
vào các tập đoàn xuyên quốc gia (TNC) để có được vốn, kỹ thuật và công nghệ tiên tiến.
- Chiến lược công nghiệp của Singapore đã được xây dựng dưới sự lãnh đạo đầy năng lực và

quyền lực của Thủ tướng Lý Quang Diệu (từ 1959 đến 1990) cũng như Bộ trưởng Kinh tế Goh
Keng Swee và một phần dựa vào công trình nghiên cứu của UNDP năm 1960 về tương lai của
Singapore, do Albert Winsemius (cố vấn kinh tế cho đến năm 1984) xây dựng. Winsemius đã
khuyến nghị thành lập Hội đồng Phát triển Kinh tế (EDB) chịu trách nhiệm về quá trình công
nghiệp hoá của Singapore với hình thức là cơ quan một cửa, lựa chọn tất cả các yêu cầu của
nhà đầu tư và định hướng vào sửa chữa tàu biển, gia công kim loại, hoá chất, thiết bị và linh
Page 10
kiện.
EDB là một cơ quan chính phủ độc lập đã được thành lập năm 1960 với ngân sách
khoảng 25 triệu USD (hơn 4% GDP), cao gấp hàng trăm lần ngân sách của cơ quan tiền nhiệm
là Hội đồng Xúc tiến Công nghiệp. Trong thời gian đầu, hình thức cơ quan một cửa đã có tác
dụng rất tốt trong việc thu hút FDI và EDB được tổ chức thành 4 Ban: Xúc tiến đầu tư; Tài
chính; Dịch vụ tư vấn dự án và tư vấn kỹ thuật; Tạo thuận lợi cho công nghiệp. EDB có một
hội đồng gồm các Công ty và một số cơ quan khác cũng như có hội đồng tư vấn quốc tế bao
gồm các nhà quản lý của nhữngCông ty nước ngoài lớn đóng tại Singapore và qua đó giữ mối
liên hệ với giới kinh doanh.
- EDB đã áp dụng cách tiếp cận theo cụm, tập trung vào những công ty thuộc các ngành điện
tử-bán dẫn, hoá dầu và công nghiệp chế biến. Cách tiếp cận theo cụm là một công cụ của chính
sách công nghiệp nhằm thu hút FDI đồng thời tăng cường các mối liên kết và các tác động lan
toả. Cách tiếp cận theo cụm nhằm xác định những hệ thống giá trị chiếm ưu thế cũng như phát
hiện các khoảng cách và tiềm năng. Từ đó giúp chính phủ có chính sách tránh được những
nguyên nhân cơ bản gây ra sự thất bại của thị trường và có thể hỗ trợ các dịch vụ hoặc chuẩn bị
kết cấu hạ tầng cho mục đích sử dụng chung. Năm 1994, EDB đã bắt đầu một Chương trình
Phát triển Cụm trị giá 1 tỷ đôla Singapore và gần đây đã tăng quy mô lên gấp 3 lần.
- Bên cạnh đó, tùy từng điều kiện cụ thể của mỗi thời kỳ, Singapore chủ trương thu hút FDI
vào các ngành thích hợp. Ban đầu, do cơ sở kinh tế ở điểm xuất phát thấp, Singapore chủ
trương sử dụng FDI vào các ngành tạo ra sản phẩm xuất khẩu, như: dệt may, lắp ráp các thiết
bị điện và phương tiện giao thông… Cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghiệp điện
tử và một số công nghệ tiên tiến khác, hướng sử dụng nguồn vốn đầu tư tập trung vào những
ngành, như: sản xuất máy vi tính, điện tử, hàng bán dân dụng, công nghiệp lọc dầu và kỹ thuật

khai thác mỏ…
- Định ra các ngành công nghiệp mũi nhọn ( công nghiệp tiên phong ) và đặt ra nhiều ưu đãi.
Kết quả là các công ty đa quốc gia đã tập trung vào các ngành công nghiệp tiên phong , để
được hưởng ưu đãi từ chính phủ Sing . Đây có thể coi là một trong những biện pháp khôn khéo
của chính phủ Sing, vừa tập trung được vốn vào các ngành vông nghiệp mũi nhọn theo đúng
mục tiêu ban đầu, vừa tránh được những va chạm, cạnh tranh giữa các nhà đầu tư trong nước
và nước ngoài do: các doanh nghiệp trong nước tập trung vào sản xuất và buôn bán các mặt
hàng tiêu thụ, các doanh nghiệp có đầu tư nước ngoài, các ngành công nghiệp mũi nhọn sản
xuất hướng ra xuất khẩu. Mỗi loại ngành có chế độ ưu đãi riêng về thuế: ( Pháp lệnh về các
ngành công nghiệp ưu tiên năm 1959 )
+ Đối với các xí nghiệp mũi nhọn: có mức đầu tư nước ngoài từ 1 triệu đô la Sngapore
sẽ được miễn thuế trong 5 năm, lãi cổ phần và thu nhập cũng được miễn thuế.
Page 11
+ Đối với các xí nghiệp hướng ra xuất khẩu có giá trị xuất khẩu trên 100.000 đô la
Singapore sẽ được miễn thuế 90% thuế số lợi nhuận tăng them. Lợi nhuận xuất khẩu cũng chỉ
chịu thuế 4% ( rất thấp so với mức 40% đối với các ngành không hướng xuất khẩu )
+ Các ngành vừa, mũi nhọn vừa hướng ra xuất khẩu được miến thuế 8 năm.
+ Các ngành vừa mũi nhọn vừa hướng ra xuất khẩu có vốn đầu tư trên 15 triệu đô la
Sing về tài sản cố định được miễn thuế 15 năm.
+ Đối với các xí nghiệp mở rộng có đầu tư trên 10 triệu đô la Sing cũng được miễn thuế
một phần.
+ Ngoài ra còn ưu đãi cho các xí nghiệp công nghiệp chế biến nguyên vật liệu cơ khí, xí
nghiệp vận tải biển, nhập kỹ thuật mới giúp cho quá trình sản xuất xuất khẩu.
+ Không đánh thuế nhập khẩu đối với các đầu vào sản xuất.
+ Những xí nghiệp đầu tư nước ngoài được nhập thiết bị và nguyên liệu không phải chịu
thuế hải quan, được tự do chuyển lợi nhuận về nước, trong quá trình kinh doanh nếu bị thua lỗ
có thể được bù đắp bằng cách kéo dài them thời hạn miễn thuế…
→ Singapore là nước đầu tiên và duy nhất trong số các nước mới CNH ngay từ đầu đã
dám ồ ạt đưa các công ty siêu quốc gia vào hoạt động trong nền kinh tế của mình.
 Thứ 2, chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực

→ tăng tính hấp dẫn cho môi trường đầu tư.
- Ngay từ khi bắt đầu hoạt động, EDB đã tích cực phát triển mặt bằng, thúc đẩy hoạt động
xúc tiến, đáp ứng các yêu cầu của thị trường Mục tiêu của EDB là thúc đẩy các ngành
công nghiệp ở Singapore (từ sau năm 1965 chủ yếu là đối với các Công ty nước ngoài) và
bắt đầu mở các văn phòng ở nước ngoài.
Nhằm hình thành các khu công nghiệp được chuẩn bị đầy đủ để giảm chi phí tìm kiếm
và giao dịch của nhà đầu tư, từ năm 1968 JTC đã được tách khỏi EDB và chịu trách nhiệm
chuẩn bị mặt bằng các khu công nghiệp. Bằng cách giải phóng và cho thuê mặt bằng công
nghiệp, JTC đã có khả năng đáp ứng tốt hơn các nhu cầu và mở rộng hoạt động trên toàn
quốc.
- Thủ tục cấp giấy phép đơn giản, thuận tiện, có những dự án xin cấp giấy phép rồi đi vào sản
xuất chỉ trong vòng vài tháng, có những dự án chỉ trong vòng 49 ngày đã có thể đi vào sản
xuất. Hiện tượng này được gọi là “kỳ tích 49 ngày” ở Singapore.
- Hầu hết hạ tầng giao thông do chính phủ đầu tư, không có hình thức đầu tư BOT. Chi phí
duy tu hàng năm được tính bằng 1% giá trị công trình do ngân sách cấp để duy tu sửa chữa
thường xuyên mạng lưới giao thông.
- Từ những năm 1972, Chính phủ Singapore đã quy hoạch chiến lược mạng lưới các trục giao
thông để hình thành bọ khung cứng cho hệ thống giao thông trong tương lai sau 40 năm và
Page 12
được phân kỳ đầu tư theo từng giai đoạn 5 năm, 10 năm, 15 năm. Sau 10 năm quy hoạch được
xem xét điều chỉnh một lần.
- Chú trọng đào tạo nâng cao nguồn nhân lực. Singapore có hệ thống giáo dục rất hoàn thiện
và rất chất lượng. Chú trọng đào tạo bậc đại học, đào tạo ngồn nhân lực chất lượng cao.
Trường đại học quốc gia Singapore thành lập năm 1980 và công nghệ Nangyang thành lập
1981 là hai trong ba trường đại học nỏi tiếng nhất của Singapore.
- Đặc biệt, Singapore đã xây dựng được hệ thống pháp luật hoàn thiện, nghiêm minh, công
bằng và hiệu quả. Tệ nạn tham nhũng được xét xử rất nghiêm, tất cả các doanh nghiệp không
kể trong nước, ngoài nước đều được đối xử như nhau, mọi người đều làm việc, tuân thủ theo
pháp luật. Bên cạnh đó, Nhà nước trả lương rất cao cho viên chức.
 Thứ ba, Chính phủ Singapore đã ban hành những chính sách khuyến khích các nhà tư

bản nước ngoài bỏ vốn vào đầu tư
- Một khuyến khích quan trọng là Pháp lệnh về các Ngành công nghiệp ưu tiên năm 1959.
Theo Pháp lệnh này, các Công ty được miễn (hoặc được giảm đáng kể) thuế Công ty (40%)
trong một thời kỳ cố định nếu phát triển các sản phẩm mới. Nhờ đó, tỷ trọng sản phẩm của
các Công ty được hưởng ưu tiên đã tăng từ 7% năm 1961 lên 69% năm 1996.
- Ngoài ra, còn có nhiều hình thức khuyến khích thuế khác, trong số đó có: khuyến khích mở
rộng kinh tế, cắt giảm thuế công ty cho những công ty được chấp thuận xuống còn 4%. Mức
vốn tối thiểu hoặc mức doanh thu tối thiểu để được chấp thuận đã được tăng lên nhanh chóng
vào năm 1970, khi Singapore xác định là cần khuyến khích nhiều hơn các công ty có hàm
lượng sử dụng vốn cao so với những công ty có hàm lượng sử dụng lao động cao.
- Singapore áp dụng chính sách ưu đãi rất đặc biệt, đó là: Khi kinh doanh có lợi nhuận, nhà
đầu tư nước ngoài được tự do chuyển lợi nhuận về nước; Nhà đầu tư có quyền cư trú nhập
cảnh (đặc quyền về nhập cảnh và nhập quốc tịch); Nhà đầu tư nào có số vốn ký thác tại
Singapore từ 250.000 Đô la Singapore trở lên và có dự án đầu tư thì gia đình họ được hưởng
quyền công dân Singapore.
Điều này đã được nhà nước Singapore quy định rất rõ trong rất nhiều văn bản pháp luật
như Chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài thông qua: Luật khuyến khích và phát triển
kinh tế 1967; Luật bổ sung 1970-1975; Luật thuế Thu nhập và những điều khoản bổ sung mới
vào cuối những năm 1970; Sang những năm 1980 các luật trên lại được bổ sung và nới rộng
nhiều điều kho.
→ Làm cho môi trường đầu tư Sing vừa minh bạch vừa hấp dẫn, thu hút nhiều các nhà đầu
tưnước ngoài đổ vốn vào.
 Thứ tư, chính phủ Singapore cho phép các nhà đầu tư thuê lao động nước ngoài.
Theo thời gian, đặc biệt là trong thời kỳ năm 1985-1986, tiền lương tăng lên và Singapore
nhận thấy chỉ có thể giữ vững nền kinh tế bằng cách nâng cấp FDI và nâng cao khả năng cạnh
Page 13
tranh của lực lượng lao động với những nước láng giềng có chi phí thấp.EDB đã tập trung vapf
những ngành có hàm lượng tri thứ cao để có thể trả tiền lương cao hơn.Để giải quyết viecj
thiếu lao động có kỹ thuật, các công ty được khuyến khích tuyển dụng lao động nước ngoài.
Gần đây, EDB đã bắt đầu thu hút các trường đại học nước ngoài. Chương trình khu vực hóa

của EDB khuyến khích các công ty xây dựng các cơ sở có hàm lượng kỹ năng cao tại
Singapore và chuyển sản xuất sử dụng nhều lao động và đất đai ra nước ngoài.
 Thứ 5, Chính sách miễn thuế bản quyền và thu nhập đối với các công ty đầu tư vào lĩnh
vực nghiên cứu.
Trong thời kỳ 1985-1986, là thời kỳ suy thoái đầu tiên của Singapore kể từ sau chiến tranh,
đã làm thay đổi các quan hệ lao động, và thúc đẩy việc hình thành các ké hoạch lien kết các
công ty Singapore với các TNC (Trans National Corporation – Công ty xuyên quốc gia).
Singapore chỉ có thể giải quyết tình trạng tiền lương gia tăng nếu các công ty bản địa phát triển
được năng lực (các nguồn lực kỹ thuật và con người) và chính phủ khuyến khích bằng cách tài
trợ nghiên cứu và phát triển (R&D) để nâng cao các TNC, thiết lập các cơ sở có kỹ năng cao
và các viện nghiên cứu chung ).
EDB đã nỗ lực nang cấp sản xuất trong nước bằng chương trình Nâng cấp Công nghiệp
Bản địa (LIUP) năm 1986.Theo chương trình này, các TNC được khuyến khích ký kết các hợp
đồng cung ứng dài hạn với các công ty bản địa. Các công ty bản địa đã được hưởng lợi nhiều
nhất trong ngành điện tử qua việc cung ứng các dịch vụ bảo hành, các linh kiện và thiết bị cho
các TNC sản xuất sản phảm bán dẫn. Những sáng kiến như LIUP cũng có tác dụng gắn kết FDI
nhiều hơn với nền kinh tế Singapore bằng các lợi ích chung và sự phụ thuộc lẫn nhau.

Đầu tư R&D của Singapore so với một số nước tính trên % GDP theo thống kê năm 2005
Page 14
của Bộ Công thương Singapore.
c. Kết quả :
Trong bốn thập kỷ qua, tăng trưởng GDP bình quân của Singapore đã đạt 10%. Tỉ lệ FDI
so với GDP đã tăng từ 5,3% năm 1965 lên 98,4% những năm gần đây, đạt mức cao nhất ở khu
vực Đông Nam Á và hàng đầu thế giới. Tỉ trọng của FDI trong các ngành phi chế biến đã tăng
từ 46,7% năm 1980 lên 63,4% năm 1997. Trong các năm 1997-1998, các Cty nước ngoài đã
tuyển dụng 50,5% số lao động trong ngành chế biến, 29,1% lao động trong lĩnh vực thương
mại và 25,7% lao động trong lĩnh vực tài chính. Một cơ cấu hợp lý tạo ra sự ổn định phát triển
kinh tế.
b. Giai đoạn 1990 đến nay:

- Từ năm 1991 đến nay, Singapore tiếp tục thực hiện những chính sách Ưu đãi thuế cho
các trái phiếu, luật bảo mật thông tin ngân hàng; luật ủy thác cho phép nhà đầu tư nước ngoài
được lựa chọn người thừa hưởng tài sản sau khi họ qua đời ( nhằm thu hút khách hàng Trung
Đông ); người nước ngoài có thể định cư mãi mãi ở Singapore miễn là họ có tài sản 13 triệu
đô la Mỹ, với ít nhất 3,1 triệu đô la nằm tại một định chế tài chính ở đây.
- Singapore giờ đây đã được Ngân hàng thế giới (WB) xếp vào danh mục địa điểm làm ăn
kinh doanh dễ dàng nhất với một hải cảng container lớn thức hai thế giới và có tỷ phủ cao
nhất thế giới. Nhiều người cho rằng Singapore chính là nơi tạo cho họ nhiều cơ hội thăng tiến.
Chính phủ nước này đã hành động khôn ngoan khi đầu tư vào các công ty nước ngoài và phát
triển ngành công nghệ cao như điện tử và dược phẩm. Sau khi mời gọi được các nhà sản xuất
dược phẩm như Pfizer Inc và Novartis AG, Singapore đã đầu tư hơn 400 triệu USD vào trung
tâm nghiên cứu y sinh học, cắt giảm 9% mức thuế doanh nghiệp xuống chỉ còn 17% so với
25% mà các công ty ở Malaysia phải gánh chịu.
- Sự phát triển của Singapore dựa trên sự lãnh đạo quyết đoán, chiến lược ưu tiên công
nghiệp, chính sách FDI cố kết và lợi nhuận, sự nâng cấp công nghiệp liên tục đồng thời chấp
nhận rủi ro, chứ không dựa vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào hay sự gần kề địa lý
với các thị trường kinh tế lớn. Do đó, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn không ngừng rót vốn vào
thị trường này.
Page 15
Nguồn: Singapore Department of Statistics
FOREIGN DIRECT INVESTMENT IN SINGAPORE BY COUNTRY/REGION, 2008-2012
Millions of S$
Country/Region 2008 2009 2010 2011 2012
p
Total 509,636.1 574,927.0 626,558.3 673,751.5 732,099.7
Asia 119,863.8 145,770.7 152,746.5 162,252.2 179,561.5
Brunei Darussalam 297.0 317.9 292.5 340.3 350.8
Cambodia 1.5 0.9 6.9 22.8 22.6
China 4,423.5 9,725.7 14,028.7 14,373.0 14,248.6
Page 16

Hong Kong 11,932.9 18,145.8 19,066.2 22,998.6 27,460.4
India 16,861.4 21,954.8 24,450.1 23,342.3 20,038.4
Indonesia 2,960.3 3,894.0 1,482.8 1,572.1 2,349.1
Israel 5,060.8 4,992.5 4,710.9 4,746.8 4,654.2
Japan 50,081.1 50,391.5 53,577.4 53,147.4 57,844.6
Korea, Republic of 3,247.9 2,906.3 3,057.4 3,973.4 3,147.1
Lao People's Democratic
Republic
1.6 5.7 2.5 8.8 9.2
Malaysia 12,585.1 15,864.6 14,437.1 18,757.7 26,558.0
Myanmar 94.7 18.9 45.0 32.0 28.2
Philippines 1,101.0 1,080.3 1,353.1 1,747.5 1,612.8
Taiwan 6,553.2 6,169.4 5,735.4 7,119.0 7,552.8
Thailand 1,814.3 2,076.0 5,357.9 3,999.5 4,572.6
Vietnam 28.9 28.2 59.6 60.6 74.2
Europe 203,608.1 222,327.2 231,160.7 254,454.8 251,594.4
Denmark 3,098.6 3,905.0 8,241.7 8,902.5 9,889.7
France 9,507.2 8,103.7 8,064.9 10,561.1 11,974.6
Germany 11,221.5 11,136.4 13,947.0 13,639.9 14,527.6
Ireland 3,286.1 3,092.1 5,055.2 7,106.1 7,628.1
Luxembourg 7,850.3 18,662.1 19,968.3 23,793.8 21,754.3
Netherlands 61,001.4 61,511.7 60,563.1 66,192.0 63,567.6
Norway 21,267.0 23,134.0 22,075.9 21,991.5 22,157.9
Switzerland 23,504.9 26,851.5 27,047.8 28,901.8 31,503.7
United Kingdom 47,541.4 49,499.4 49,348.0 55,745.5 48,577.9
North America 55,999.5 61,684.3 70,453.4 82,652.3 111,570.3
United States 52,977.4 58,802.3 67,035.8 78,984.4 107,464.9
Canada 3,022.1 2,882.1 3,417.5 3,668.0 4,105.4
Oceania 7,779.9 9,518.5 12,279.8 13,617.3 14,925.3
Australia 4,117.5 5,999.6 7,978.8 9,047.1 9,997.2

New Zealand 1,902.6 2,109.6 2,503.4 3,081.7 2,989.4
South and Central America
and the Caribbean
109,073.4 122,051.0 144,509.3 146,539.8 159,147.5
British Virgin Islands 38,754.3 39,677.5 50,220.0 53,029.2 57,225.4
Cayman Islands 29,406.8 36,488.0 44,217.0 47,131.8 45,722.7
Bahamas 14,908.9 18,472.2 20,550.6 21,947.1 20,789.5
Bermuda 22,812.6 24,305.1 25,327.5 19,714.0 30,361.5
Africa 12,314.0 12,754.2 15,396.4 14,216.3 15,145.6
Mauritius 10,489.5 10,690.2 13,061.4 12,562.0 13,605.9
ASEAN 18,884.3 23,286.6 23,037.4 26,541.3 35,577.6
European Union (EU-28) 153,157.5 167,102.7 176,113.6 195,277.3 189,364.4
Nguồn: Singapore Department of Statistics
30 December 2013
III. CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI CỦA SINGAPORE GIAI ĐOẠN TỪ 1991
ĐẾN NAY
Cùng với nỗ lực thu hút đầu tư từ nước ngoài, xét thấy Singapore là 1 thị trường rất nhỏ,
các doanh nghiệp Singapore đã phải tìm cách vươn ra thế giới với mục đích dựa vào thế giới
để thúc đẩy nền kinh tế trong nước và quả thật Singapore đã rất thành công trong thời gian vừa
qua.
Page 17
FDI ra nước ngoài của Singapore đã tăng lên nhanh chóng trong vài thập kỷ qua, một sự
phát triển mạnh mẽ góp phần hội nhập sâu hơn của nền kinh tế này với thế giới, đặc biệt là Tây
Âu và Hoa Kỳ hay các thị trường của các nước nhỏ láng giềng, chi phí thấp về lao động và đất.
a. Mô hình chính sách : Khuyến khích đầu tư trong nước và đầu tư ra nước ngoài.Nam1 1991,
Chính phủ đã đưa ra báo cáo “ Chiến lược kinh tế “ nhấn mạnh tính cấp thiết của đầu tư ra
nước ngoài.
b. Các biện pháp thực hiện :
- Hỗ trợ vốn thông qua vốn tín dụng ưu đãi: chính phủ sẽ cung cấp một phần tài chính đầu tư
ra nước ngoài, mặt khác giúp các công ty này phát hành cổ phiếu trên thị trường để huy động

thêm vốn, với các xí nghiệp vừa và nhỏ được tài trợ thông qua Quỹ hỗ trợ đầu tư ra nước
ngoài.
- Miễn giảm thuế thu nhập công ty cho các công ty đầu tư ra nước ngoài: chính phủ quy định
tất cả các xi nghiệp đầu tư ra nước ngoài mà có được lợi nhuận đều có thể xin miễn thuế, kể
các các xí nghiệp đầu tư vào các nước chưa có Hiệp định bảo hộ với Singapore vẫn được miễn
thuế.
- Thành lập Câu lạc bộ đầu tư ra nước ngoài: hiện nay Singapore đã có 48 CLB đầu tư hải
ngoại cung cấp thông tin về các nước và khu vực có đầu tư của Singapore, tìm kiếm đối tác
mới, tư vấn đầu tư, chia sẻ kinh nghiệm, mở lớp đào tạo, huấn luyện phục vụ cho việc
ĐTRNN. Tháng 1/1993, Singapore còn lập Ủy ban xúc tiến đầu tư ra nước ngoài. Nhiệm vụ
của Ủy ban này là đánh giá khả năng đầu tư của các xí nghiệp và đệ trình lên chính phủ những
kiến nghị có tính khả thi
- Chuyển hướng và đa dạng hóa thị trường đầu tư: Ban đầu chú trọng đầu tư vào Trung Quốc
và các nước ASEAN khác, sau đó mở rộng đầu tư sang các nước khác trên thế giới.
c. Phân loại các hình thức đầu tư trực tiếp của Singapore :
c.1. Phân chia theo lĩnh vực đầu tư:
Hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Singapore chủ yếu tập trung vào dịch vụ tài chính
và bảo hiểm (49,5% hay 177,9 tỷ USD) và ngành sản xuất (23,4% hay 84,1 tỷ USD), các hoạt
động liên quan đến bất động sản (5,6%), bán buôn và bán lẻ (5,5%), và hoạt động trong lĩnh
vực công nghệ thông tin (4,7%).
2008(tỉ $) 2009 (tỉ $) 2009 (%)
Tổng 317.4 359.3 100
Dịch vụ tài chính và bảo hiểm 156.2 177.9 49.5
Sản xuất 77.2 84.1 23.4
Hoạt động bất động sản 17.4 20.2 5.6
Page 18
Bán buôn và bán lẻ 17.4 19.6 5.5
Công nghệ thông tin 14.7 17.0 4.7
Giao thông vận tải 11.0 9.6 2.7
Nguồn: Singapore Department of Statistics

Trong những năm gần đây ( 2011 – 2012) , sự phân loại các khu vực đầu tư nước ngoài của
Singapore nhìn chung là không thay đổi.Đầu tư vào tài chính và dịch vụ bảo hiểm ,bao gồm cả
công ty cổ phần đầu tư , ước tính khoảng 208.2 tỉ tương đương 46.4% tổng đầu tư ra nước ngoài.
Đầu tư cho sản xuất là 93.7tỉ tương đương 20.9% và đầu tư bất động sản là 44 tỉ tương đương
9.8% đang là những thành phần quan trọng khác của việc đầu tư ra nước ngoài của Singapore.

Nguồn: Singapore Department of Statistics
c.2. Phân chia theo khu vực đầu tư:
Châu Á là điểm đến lớn nhất của đầu tư trực tiếp từ Singapore tính đến thời điểm cuối
năm 2009, chiếm 52,8% hay 189,8 tỷ USD của tổng đầu tư nước ngoài của Singapore. Châu
Âu (16,5%) còn Nam và Trung Mỹ và Caribe chiếm 15.1%.
Châu Á: Chứng khoán của Singapore vào đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Châu Á tăng 9,7% lên
tới 189,8 tỷ USD vào cuối năm 2009. Trung Quốc (58,1 tỷ USD), Malaysia (28,7 tỷ USD) và
Indonesia (26,3 tỷ USD) là các điểm đến quan trọng của các nhà đầu tư Singapore.
Page 19
Singapore đầu tư trực tiếp vào Trung Quốc tăng từ 53,9 tỷ USD vào cuối năm 2008 đến
58,1 tỷ USD vào cuối năm 2009. Khoảng 55,6% khoản đầu tư của Singapore vào Trung Quốc
là ở lĩnh vực sản xuất, trong khi khoảng 18,4% trong lĩnh vực bất động sản. Ở Trung Quốc,
Singapore đã đầu tư hàng tỷ USD để kinh doanh với những dự án khổng lồ như xây dựng các
khu công nghiệp ở Tô Châu, Sơn Đông, Tứ Xuyên. Trong đó ở Thượng Hải, Singapore đã liên
kết với các nhà đầu tư Nhật Bản và Hàn Quốc xây dựng nhà ở tại khu phố Đông, là dự án đầu
tư lớn nhất của Singapore ở nước ngoài. Hiện tại, Trung Quốc cũng là nơi mà Singapore bỏ
tiền đầu tư ở nước ngoài nhiều nhất với tổng kim ngạch đến 50 tỷ SGD tính đến cuối năm
2009.
Cũng có một dòng lớn vốn đầu tư trực tiếp từ Singapore đến Hongkong (21,5 tỷ USD)
và Thái Lan (19,5 tỷ USD)
Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Singapore vào Malaysia chủ yếu là vào lĩnh vực tài
chinh dịch vụ (54,5%) và sản xuất (30,1%). Mặc dù bất đồng chính trị đôi khi xảy ra giữa
Singapore và Malaysia,các nhà đầu tư Singapore, bao gồm cả các công ty liên kết của chính
phủ, vẫn có những hoạt động đầu tư trong ngành phi chính trị nhạy cảm của nền kinh tế

Malaysia.
Sản xuất (37,3%) và dịch vụ tài chính (20,9%) là các lĩnh vực chiếm số lượng lớn vốn
đầu tư trực tiếp của Singapore vào Indonesia
Singapore cũng có những dự án đầu tư lớn tại Ấn Độ, các quan chức Singapore coi Ấn
Độ như là một địa điểm đầu tư ngày càng quan trọng (Thủ tướng Singapore Goh Chok Tong đã
đến thăm Ấn Độ vào tháng 4/2003, công bố bắt đầu cuộc đàm phán về một thỏa thuận thương
mại tự do song phương). Năm 1995, Singapore và Ấn Độ đã kí Hiệp định xây dựng tại ngoại ô
thành phố Bancara 1 khu kinh tế cao cấp quốc tế với số lượng hàng năm khoảng 600 triệu
USD. Bên cạnh đó, Singapore còn nhiều dự án đầu tư khá lớn, xây dựng khách sạn, nhà hàng,
nâng cấp sân bay và các hang hàng không nội địa của Ấn Độ. Cơ quan thương mại hàng đầu
của Ấn Độ (FICCI) trong một bản báo cáo gần đây nhất cho biết đầu tư nước ngoài trực tiếp
(FDI) của Singapore vào Ấn Độ năm 2008 tăng 11,69 tỷ RM (=Ringgit Malaysia,=3,3 tỷ
USD), cao hơn nhiều với mức 1 tỷ RM vào năm 2005.
Châu Âu : Chứng khoán của Singapore đầu tư trực tiếp vào Châu Âu đứng ở mức 59.2 tỷ USD
vào cuối năm 2009, so với 45,5 tỷ USD một năm trước đó
Anh (41,9 tỷ USD), Thụy Sĩ (4.8 tỷ USD) và Hà Lan (4,6 tỷ USD) là những điểm đến đầu tư
trực tiếp chủ yếu của Singapore ở Châu Âu
Các khu vực khác:
Úc thu hút 23,9 tỷ USD đầu tư trực tiếp của Singapore tính đến cuối năm 2009, so với
11,8 tỷ năm 2008, chủ yếu vào dịch vụ tài chính (11,5 tỷ USD), thông tin liên lạc (5,7 tỷ USD).
Đầu tư trực tiếp của Singapore vào Mỹ tính đến cuối năm 2009 là 12 tỷ, chủ yếu vào lĩnh vực
sản xuất (6,8 tỷ USD) và dịch vụ tài chính (3 tỷ USD)
Page 20
Trong những năm gần đây, Đẩu tư theo lãnh thổ của Singapore không có sự thay đổi
đáng kể so với các năm trước. Châu Á tiếp tục là thị trường đầu tư ưa thích của các nhà đầu tư
đến từ Singapore.Tính đến cuối năm 2011,tổng số vốn đầu tư trực tiếp vào các nước châu Á
ước tính đạt 58% tổng số đầu tư ra nước ngoài, đứng ngay sau là Châu Âu ,Nam vàTrung Mĩ
và vùng Ca-ri-be lần lượt là 13.8 và 12.7 %.
SINGAPORE'S DIRECT INVESTMENT ABROAD BY COUNTRY/REGION, 2008-2012
Millions of S$

Country/Region 2008 2009 2010 2011 2012
p
Total
312,381.5 372,253.0 429,363.5 446,816.9 459,687.1
Asia 176,104.1 203,245.8 229,621.7 258,661.2 261,092.6
Brunei Darussalam 160.0 202.0 177.7 151.8 148.3
Cambodia 268.3 271.9 271.5 231.1 256.5
China 54,475.6 62,244.7 72,434.3 85,191.3 91,220.5
Hong Kong 20,054.4 23,425.2 25,008.0 38,532.4 38,784.2
India 6,740.9 9,545.2 10,630.8 10,601.9 9,354.2
Indonesia 22,327.1 28,161.8 31,343.1 34,836.4 36,577.7
Japan 8,039.7 9,388.8 13,566.9 13,482.0 9,145.2
Korea, Republic of 2,530.8 2,786.0 3,221.4 3,360.9 3,455.2
Lao, People's
Democratic Republic
212.3 226.3 222.7 225.2 181.2
Malaysia 24,398.1 26,494.8 29,684.5 30,864.5 32,019.8
Myanmar 1,241.9 2,213.1 5,662.3 4,350.1 3,736.5
Philippines 4,291.7 4,978.4 5,235.8 5,394.7 4,927.0
Taiwan 5,941.9 5,999.2 5,840.1 5,901.6 6,230.1
Thailand 19,205.9 20,433.2 19,981.4 19,588.5 18,704.0
Vietnam 2,837.0 3,131.3 2,731.4 2,959.8 3,232.7

Europe 37,218.4 51,121.3 63,133.5 62,230.8 69,071.0
Germany 593.3 998.1 1,715.6 1,678.9 1,577.2
Netherlands 4,317.4 4,972.4 7,501.9 7,418.6 6,165.4
Norway 1,734.2 1,961.4 2,125.5 2,684.1 3,288.8
Switzerland 4,752.6 4,738.3 4,433.3 3,356.9 3,639.4
United Kingdom 19,925.0 32,492.4 39,502.4 37,197.1 43,714.0


North America 11,988.0 14,264.7 14,677.4 8,426.3 9,989.3
United States 11,735.7 13,134.5 14,151.3 7,628.4 9,057.0
Canada 252.3 1,130.2 526.1 797.9 932.3

Oceania 21,174.4 26,370.9 36,916.5 39,262.9 41,111.9
Australia 18,121.6 23,106.6 33,322.6 35,389.4 37,811.0
New Zealand 924.0 1,119.4 1,265.5 1,505.3 1,424.5

South and
Central
America and
the Caribbean
52,779.1 58,800.6 59,119.3 57,253.8 58,343.3
British Virgin Islands 30,901.4 35,409.7 36,045.0 32,671.7 31,765.7
Bermuda 9,615.5 9,193.3 9,076.3 9,985.1 9,459.4
Cayman Islands 9,254.4 9,699.7 9,736.2 10,238.4 11,195.0
Mexico 1,026.0 1,161.2 1,079.4 946.5 1,099.2
Africa 13,117.4 18,449.8 25,895.0 20,981.9 20,078.4
Page 21
Mauritius 11,331.1 16,633.6 23,782.6 18,469.5 16,916.4


ASEAN 74,942.5 86,112.9 95,310.4 98,602.1 99,783.6
European Union (EU-
28)
30,186.0 43,752.5 54,975.8 54,338.4 60,294.4
Nguồn: Singapore Department of Statistics
30 December 2013
C. KINH NGHIỆM TỪ SINGAPORE VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
I. Kinh nghiệm thu hút đầu tư nước ngoài của Singapore:

Singapore là một quốc gia hùng cường và là nơi có nền văn minh đô thị cao nhất thế giới
(100% dân số Singapore ngày nay là cư dân đô thị). Với những đặc điểm về tự nhiên không
mấy thuận lợi, để đạt được những thành tựu như ngày hôm nay, Singapore đã phải trải qua quá
trình biến đổi mạnh mẽ với những bước đi phù hợp. Những bài học kinh nghiệm của Singapore
trong quá trình phát triển đó là vô cùng đáng quý, chúng ta cần phải biết tiếp thu và Singapore
ngày nay trở thành một trong những nước có nền kinh tế áp dụng cho phù hợp trong điều kiện
hiện nay.
Nhìn lại những chính sách mà Singapore đã thực hiện để thu hút FDI, có thể rút ra một số
bí quyết sau:
Thứ nhất, Singapore đã xác định rõ việc thu hút nguồn vốn FDI tập trung vào ba lĩnh vực
cần ưu tiên là: ngành sản xuất mới, xây dựng và xuất khẩu. Bên cạnh đó, tùy từng điều kiện
cụ thể của mỗi thời kỳ, Singapore chủ trương thu hút FDI vào các ngành thích hợp. Ban
đầu, do cơ sở kinh tế ở điểm xuất phát thấp, Singapore chủ trương sử dụng FDI vào các
ngành tạo ra sản phẩm xuất khẩu, như: dệt may, lắp ráp các thiết bị điện và phương tiện giao
thông… Cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghiệp điện tử và một số công nghệ
tiên tiến khác, hướng sử dụng nguồn vốn đầu tư tập trung vào những ngành, như: sản xuất
máy vi tính, điện tử, hàng bán dân dụng, công nghiệp lọc dầu và kỹ thuật khai thác mỏ…
Để khai thác ưu thế về vị trí địa lý, cũng như khắc phục sự thiếu hụt về tài nguyên thiên
nhiên, phù hợp với trình độ phát triển cao của nền kinh tế, thu hút FDI còn hướng vào việc
tạo ra một hệ thống các ngành dịch vụ thúc đẩy đầu tư quốc tế.
Thứ hai, Chính phủ Singapore đã tạo nên một môi trường kinh doanh ổn định, hấp dẫn cho
các nhà đầu tư nước ngoài. Chính phủ đã công khai khẳng định, không quốc hữu hoá các
doanh nghiệp nước ngoài. Bên cạnh đó, Singapore cũng rất chú trọng xây dựng kết cấu hạ
tầng, phục vụ cho hoạt động sản xuất. Thủ tục cấp giấy phép đơn giản, thuận tiện, có những
dự án xin cấp giấy phép rồi đi vào sản xuất chỉ trong vòng vài tháng, có những dự án chỉ
Page 22
trong vòng 49 ngày đã có thể đi vào sản xuất. Hiện tượng này được gọi là “kỳ tích 49 ngày”
ở Singapore.
Đặc biệt, Singapore đã xây dựng được hệ thống pháp luật hoàn thiện, nghiêm minh, công
bằng và hiệu quả. Tệ nạn tham nhũng được xét xử rất nghiêm, tất cả các doanh nghiệp

không kể trong nước, ngoài nước đều được đối xử như nhau, mọi người đều làm việc, tuân
thủ theo pháp luật. Bên cạnh đó, Nhà nước trả lương rất cao cho viên chức. Hàng tháng họ
phải trích lại một phần lương coi như là một khoản tiền tiết kiệm khi về hưu, nếu trong quá
trình công tác mà phạm tội tham ô thì sẽ bị cắt khoản tích lũy này và cách chức. Họ không
những mất số tiền do mình tích cóp nhiều năm, mà có thể phải chịu hình phạt tù. Nhiều
người gọi đây là quỹ dưỡng liêm cho quan chức.
Thứ ba, Chính phủ Singapore đã ban hành những chính sách khuyến khích các nhà tư bản
nước ngoài bỏ vốn vào đầu tư. Singapore áp dụng chính sách ưu đãi rất đặc biệt, đó là: Khi
kinh doanh có lợi nhuận, nhà đầu tư nước ngoài được tự do chuyển lợi nhuận về nước; Nhà
đầu tư có quyền cư trú nhập cảnh (đặc quyền về nhập cảnh và nhập quốc tịch); Nhà đầu tư
nào có số vốn ký thác tại Singapore từ 250.000 Đô la Singapore trở lên và có dự án đầu tư
thì gia đình họ được hưởng quyền công dân Singapore.
II. Kinh nghiệm đầu tư ra nước ngoài của Singapore:
- Là một trong hai mươi quốc gia nhỏ nhất thế giới nên nếu các doanh nghiệp chỉ hoạt động
trong nước thì khó có điều kiện phát triển vì thị trường nhỏ hẹp, nguồn tài nguyên khoáng sản
khan hiếm… Do đó, 60% doanh nghiệp của Singapore có khuynh hướng đầu tư ra nước ngoài
hoặc hướng tới hoạt động xuất khẩu. Nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh cho các doanh
nghiệp khi đầu tư ra nước ngoài hoặc tham gia vào thị trường xuất khẩu, Nhà nước đã hỗ trợ
kinh phí hình thành quỹ đào tạo nhằm nâng cao năng lực cho các giám đốc, nhà quản lý để họ
có kiến thức sâu rộng khi tham gia kinh doanh tại các thị trường trọng điểm như: Trung Quốc,
Ấn Độ, Việt Nam, Nga… Trường Đại học Công nghệ Nanyang là một trong những cơ sở được
Nhà nước đặt hàng và đã thực hiện tốt chương trình đào tạo này. Nhiều doanh nghiệp đã được
hưởng lợi từ các chương trình đào tạo của Chính phủ, họ chỉ phải đóng một phần nhỏ tiền học
phí còn phần lớn được Nhà nước hỗ trợ nhưng lại được tiếp thu những kiến thức kinh tế mới
nhất, những kinh nghiệm quản trị kinh doanh tốt nhất từ các giáo sư, chuyên gia kinh tế, các
nhà kinh doanh thành đạt.
- Cung cấp thông tin cho doanh nghiệp cũng là một kênh hỗ trợ quan trọng của Chính phủ.
Tổ chức Phát triển doanh nghiệp (IE) trực thuộc Bộ Công Thương Singapore có trên ba mươi
văn phòng ở nhiều nước trên thế giới; riêng ở Việt Nam có 2 văn phòng tại Hà Nội và thành
phố Hồ Chí Minh. Các văn phòng này có trách nhiệm tập hợp và cung cấp các thông tin thị

trường; Phối hợp tổ chức cho các đoàn doanh nghiệp trong nước đi các nước khảo sát, tìm
kiếm đối tác; Hỗ trợ tổ chức các hội nghị, hội thảo ở nước ngoài; Tăng cường hợp tác, quan hệ
với các nước để họ hiểu hơn về Singapore… Thông qua các văn phòng này các doanh nghiệp
Page 23
trong nước có được những thông tin cần thiết về môi trường kinh doanh ở các nước trước khi
đi đến lựa chọn quyết định đầu tư. Đồng thời, các doanh nghiệp nước ngoài cũng dễ dàng nắm
được các thủ tục, biết rõ các yêu cầu, những thuận lợi khó khăn khi xin phép đầu tư vào
Singapore. Ngay từ giữa năm 2007, Bộ Công Thương Singapore cũng đã có cổng thông tin
điện tử giải đáp các vướng mắc của doanh nghiệp; Các giám đốc có thể hỏi đáp trực tuyến với
các chuyên gia kinh tế hàng đầu về kinh nghiệm và thông lệ kinh doanh quốc tế. Đây cũng là
nơi tập hợp, lưu giữ hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ cho các doanh nghiệp nghiên cứu phát
triển thị trường.
- Các cơ quan quản lý Nhà nước còn xuất bản một số tờ tạp chí dành riêng cho giới doanh
nghiệp để phổ biến những chủ trương, chính sách mới của Chính phủ có liên quan đến doanh
nghiệp; Thông tin về những biến động của thị trường trong nước và quốc tế; Hướng dẫn các
doanh nhân xây dựng chiến lược kinh doanh, xây dựng thương hiệu… Đây cũng là diễn đàn để
các doanh nghiệp trao đổi quan điểm của mình về những thuận lợi hoặc lực cản từ cơ chế quản
lý của Nhà nước, chia sẻ kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp, thông tin về đổi mới công nghệ,
kỹ thuật sản xuất… Ngoài ra các tổ chức này còn in các tờ gấp giới thiệu chi tiết về địa chỉ các
văn phòng, các dịch vụ thông tin, các chương trình đào tạo, hỗ trợ… để các doanh nghiệp trong
và ngoài nước lựa chọn.
- Vấn đề đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp cũng được Chính phủ quan tâm nhiều. Cơ
quan quản lý các cấp hàng năm đều thực hiện rà soát các văn bản pháp quy xem còn phù hợp
với tình hình thực tế không; Kiến nghị kịp thời cấp có thẩm quyền thay thế, sửa đổi các văn
bản lạc hậu, không có tác dụng khuyến khích các doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh.
Cuối mỗi năm Chính phủ đều mời các doanh nghiệp đến gặp gỡ và lắng nghe ý kiến đóng góp
của họ; đồng thời tổ chức cho các doanh nghiệp chấm điểm cho các cơ quan thuộc Chính phủ
để đánh giá chất lượng phục vụ doanh nghiệp của các cơ quan này. Những cơ quan hỗ trợ
doanh nghiệp có điểm đánh giá thấp đều phải rà soát lại cung cách làm việc, cải tiến lề lối
tránh gây phiền hà. Các cơ quan có điểm đánh giá cao được Chính phủ biểu dương, khen

thưởng kịp thời.
III. Bài học thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho Việt Nam:
Singapore là 1 nước đã rất chú trọng trong công tác xúc tiến thương mại nhằm mở rộng và
đa dạng hóa thị trường, đưa các công ty của Singapore đến các thị trường chưa được khai phá.
Việt Nam cần nắm chắc bài học này để có thể tận dụng các lợi thế nhằm phục vụ cho quá trình
CNH-HĐH hiện nay. Trước mắt, cần mở rộng quan hệ thương mại với các thị trường lớn Mỹ,
Châu Âu, Nhật, Trung Quốc… Đây chính là những thị trường tiêu thụ được những mặt hàng
xuất khẩu và đem đến những lợi ích căn bản như nguồn vốn ODA, FDI hay chuyển giao công
nghệ,…Bên cạnh đó cũng cần quan tâm phát triển các thị trường tiềm năng nhằm mục đích “đa
dạng hóa” thị trường, nhưng cũng cần phân định rõ những thị trường có lợi cho làm ăn ổn định
Page 24
lâu dài. Để có được những điều đó cũng cần xây dựng nhưng chính sách, cơ chế hợp lý, thông
thoáng nhằm thu hút các nguồn vốn và khuyến khích, trợ giúp cho các doanh nghiệp, …
Từ những bí quyết của Singapore như đã nêu ở trên, để đẩy mạnh việc thu hút FDI, theo
nghiên cứu của chúng tôi, Việt Nam cần thực hiện những giải pháp sau:
Một là, tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách liên
quan đến đầu tư, kinh doanh. Sửa đổi ngay các nội dung không còn phù hợp, không đồng
bộ, thiếu nhất quán, còn bất cập, chưa rõ, bổ sung các nội dung còn thiếu. Đặc biệt, chính
sách thu hút và ưu đãi đầu tư phải được xây dựng theo hướng thuận lợi và có tính cạnh tranh
hơn so với các nước trong khu vực, nhất là môi trường đầu tư phải ổn định, có tính tiên
lượng và minh bạch.
Hai là, công bố rộng rãi các quy hoạch đã được phê duyệt, tạo điều kiện thuận lợi cho các
nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận thông tin về quy hoạch để xây dựng kế hoạch đầu tư. Tập
trung hoàn thiện thể chế về quy hoạch nhằm nâng cao chất lượng của các quy hoạch khi phê
duyệt và tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước đối với công tác quy hoạch phục vụ đầu tư
phát triển. Tăng cường gắn kết giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội theo hướng ưu tiên quỹ đất để thực hiện dự án có trong quy hoạch đã
được phê duyệt.
Ba là, đẩy mạnh thu hút đầu tư vào kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; lựa chọn các dự án tiềm
năng hấp dẫn, có tính khả thi cao theo các lĩnh vực ưu tiên để đưa vào danh mục dự án đối

tác công - tư (PPP), bố trí nguồn vốn ngân sách để đầu tư đối ứng cho các dự án PPP kêu
gọi nhà đầu tư nước ngoài. Đồng thời, có chính sách ưu đãi đủ sức hấp dẫn đối với một số
dự án hạ tầng kinh tế - xã hội có quy mô lớn, có tính lan tỏa cao và tác động tích cực đến sự
phát triển chung của đất nước.
Bốn là, tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ theo hướng tập trung vào một số ngành, sản
phẩm trọng điểm. Đặc biệt, cụ thể hóa các tiêu chí xác định ngành, sản phẩm được hưởng
ưu đãi theo diện công nghiệp hỗ trợ, nâng mức ưu đãi đủ sức hấp dẫn các nhà đầu tư trong
lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Trong đó, đặc biệt ưu đãi cao hơn cho các doanh nghiệp đầu tư
theo chuỗi dự án sản xuất sản phẩm lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ so với các dự án đơn lẻ.
Năm là, bên cạnh việc xúc tiến thu hút vốn FDI mới, cần tăng cường hỗ trợ, ưu đãi tài chính
cho các nhà đầu tư đang hoạt động có hiệu quả tại Việt Nam. Cụ thể là:
- Thông qua việc áp dụng hệ thống giá cả đối với các nhà đầu tư nước ngoài và các doanh
nghiệp trong nước thống nhất theo cơ chế “một giá”, như: giá điện, nước, vận tải, bưu
điện…
- Đổi mới chế độ quy định cho doanh nghiệp lập báo cáo thuế, báo cáo tài chính theo
hướng minh bạch, đơn giản, tiết kiệm thời gian và chi phí của doanh nghiệp, như: nộp qua
Page 25

×