Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Hoạt động quản trị rủi ro lãi suất thực trạng và giải pháp tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh quang trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 124 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

-------------

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT THỰC TRẠNG
VÀ GIẢI PHÁP TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
CHI NHÁNH QUANG TRUNG

Sinh viên thực hiện
Lớp
Khoá
Giáo viên hướng dẫn

: Lê Huyền Trang
: Nhật 3
: 43G – KT&KDQT
: ThS. Nguyễn Thị Hoàng Anh

Hà Nội – Tháng 06/2008


MỤC LỤC
MỤC LỤC .................................................................................................................................. i
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT ................................................................................... viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................................................... ix
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ................................................................................................ x
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1



CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ................................................................ 4
I.

RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI .................. 4

1. RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO ................................................................ 4
2. CÁC LOẠI RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI ..................................................................................... 7
2.1 RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ...............7
2.2 RỦI RO THANH KHOẢN VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH
KHOẢN ......................................................................................................8
2.3 RỦI RO LÃI SUẤT VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT..................9
2.4 RỦI RO HỐI ĐOÁI VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO HỐI ĐOÁI..................9
2.5 CÁC LOẠI RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO KHÁC ......................10
3. SỰ CẦN THIẾT CỦA HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG
CÁC NHTM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP TÀI CHÍNH QUỐC TẾ . 11
II. RỦI RO LÃI SUẤT VÀ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT CỦA CÁC
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI .................................................................................................... 12

1. RỦI RO LÃI SUẤT...................................................................................... 12
1.1 KHÁI NIỆM........................................................................................12
1.2 PHÂN LOẠI .......................................................................................12
1.2.1 RỦI RO VỀ LÃI SUẤT TÁI TÀI TRỢ: .....................................12
1.2.2 RỦI RO LÃI SUẤT TÁI ĐẦU TƢ: ............................................13
1.2.3 RỦI RO GIẢM GIÁ TRỊ TÀI SẢN: ...........................................14
1.3 NGUYÊN NHÂN GÂY RA RỦI RO LÃI SUẤT .............................14

-i-



1.3.1 SỰ KHÔNG CÂN XỨNG GIỮA CÁC KỲ HẠN CỦA TÀI SẢN
NỢ VÀ
TÀI SẢN CÓ.........................................................................................14
1.3.2 SỰ THAY ĐỔI CỦA LÃI SUẤT THỊ TRƢỜNG NGOÀI DỰ
KIẾN .....................................................................................................16
1.4 KHE HỞ NHẠY CẢM LÃI SUẤT - THƢỚC ĐO KHẢ NĂNG XẢY
RA RỦI RO LÃI SUẤT............................................................................18
2. QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT ................................................................. 19
2.1 TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RỦI RO .................................19
2.2 NHẬN BIẾT RỦI RO VÀ DỰ BÁO LÃI SUẤT ..............................20
2.3 LƢỢNG HĨA RỦI RO LÃI SUẤT ...................................................21
2.3.1 MƠ HÌNH KỲ HẠN ĐẾN HẠN .................................................23
2.4 CÁC NGHIỆP VỤ PHÒNG NGỪA RỦI RO LÃI SUẤT .................28
2.4.1 ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU KỲ HẠN BẢNG CÂN ĐỐI TÀI SẢN
...............................................................................................................28
2.4.1.1 PHÒNG NGỪA RỦI RO LÃI SUẤT BẰNG HỢP ĐỒNG
KỲ HẠN ...........................................................................................29
2.4.1.2 PHÒNG NGỪA RỦI RO LÃI SUẤT BẰNG HỢP ĐỒNG
TƢƠNG LAI .....................................................................................30
2.4.1.3 PHÒNG NGỪA RỦI RO LÃI SUẤT BẰNG HỢP ĐỒNG
HỐN ĐỔI .......................................................................................31
2.4.1.4 PHỊNG NGỪA RỦI RO LÃI SUẤT BẰNG HỢP ĐỒNG
QUYỀN CHỌN ................................................................................32
III. KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT CỦA CÁC NHTM TẠI MỘT SỐ
NƢỚC ............................................................................................................................................. 35

1. KINH NGHIỆM CỦA MỸ.......................................................................... 36
2. KINH NGHIỆM CỦA THÁI LAN............................................................. 37

3. KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC ..................................................... 38
4. BÀI HỌC TỪ KINH NGHIỆM CỦA CÁC NƢỚC ĐỐI VỚI VIỆT
NAM .................................................................................................................. 40

- ii -


CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT
TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
- CHI NHÁNH QUANG TRUNG ............................................................................. 43
I.

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

- CHI NHÁNH QUANG TRUNG ................................................................................................ 43

1. VÀI NÉT VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT
NAM .................................................................................................................. 43
2. GIỚI THIỆU CHUNG NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ & PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH QUANG TRUNG ..................................................................... 44
2.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ..............................44
2.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC ...........................................................................44
2.3 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG
ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH QUANG TRUNG ...............46
2.3.1 HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN ..............................................46
2.3.2 HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG VỐN .................................................48
2.3.3 HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ ............................................................49
2.3.4 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH .................................50
II. RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG ĐT&PT - CHI NHÁNH QUANG TRUNG ..... 51

1. ẢNH HƢỞNG CỦA SỰ BIẾN ĐỘNG LÃI SUẤT TỚI TÌNH HÌNH

KINH DOANH CỦA NHĐT&PT - CHI NHÁNH QUANG TRUNG ........ 51
2. ĐÁNH GIÁ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NHĐT&PT - CHI NHÁNH
QUANG TRUNG ............................................................................................. 54
2.1 LỰA CHỌN MƠ HÌNH ĐO LƢỜNG RỦI RO LÃI SUẤT ..............55
2.2 SỬ DỤNG MƠ HÌNH ĐỊNH GIÁ LẠI ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG
RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NHĐT&PT - CHI NHÁNH QUANG TRUNG
...................................................................................................................55
2.2.1 PHÂN LOẠI TÀI SẢN CÓ VÀ TÀI SẢN NỢ NHẠY CẢM VỚI
LÃI SUẤT .............................................................................................55
2.2.2 XÁC ĐỊNH CHÊNH LỆCH (GAP) GIỮA TSC VÀ TSN NHẠY
CẢM VỚI

- iii -


LÃI SUẤT .............................................................................................59
2.2.3 XÁC ĐỊNH BIẾN ĐỔI THU NHẬP RÒNG TỪ LÃI (RỦI RO
LÃI SUẤT) KHI LÃI SUẤT THỊ TRƢỜNG BIẾN ĐỘNG ...............61
III. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NHĐT&PT CHI NHÁNH
QUANG TRUNG ........................................................................................................................... 64

1. CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ LIÊN QUAN .................................................. 64
2. QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT ................................................................. 66
2.1 CÔNG TÁC TỔ CHỨC QUẢN LÝ RỦI RO LÃI SUẤT .................66
2.2 CÔNG TÁC DỰ BÁO, NHẬN BIẾT VÀ ĐO LƢỜNG RỦI RO LÃI
SUẤT ........................................................................................................68
2.3 CÁC BIỆN PHÁP ĐƢỢC SỬ DỤNG ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO
LÃI SUẤT .................................................................................................68
IV. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NHĐT&PT CHI NHÁNH
QUANG TRUNG ........................................................................................................................... 69


1. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC ............................................................................... 70
2. HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN ............................................................... 70
2.1 HẠN CHẾ ...........................................................................................70
2.2 NGUYÊN NHÂN ...............................................................................71
2.2.1 NGUYÊN NHÂN CHỦ QUAN ..................................................71
2.2.2 NGUYÊN NHÂN KHÁCH QUAN ............................................74
CHƢƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG
QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ VÀ PHÁT
TRIỂN
- CHI NHÁNH QUANG TRUNG ............................................................................. 78
I.

ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT CỦA

NHĐT&PT CHI NHÁNH QUANG TRUNG ............................................................................. 78

1. ĐỊNH HƢỚNG HOẠT ĐỘNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO KINH
DOANH CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM ............................. 78
2. ĐỊNH HƢỚNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KINH DOANH CỦA
NHĐT&PT

- iv -


VIỆT NAM ....................................................................................................... 79
2.1 ĐỊNH HƢỚNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHĐT&PT
VIỆT NAM ...............................................................................................79
2.2 ĐỊNH HƢỚNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHĐT&PT VIỆT NAM ...........................80

3. ĐỊNH HƢỚNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KINH DOANH CÙA
NHĐT&PT QUANG TRUNG ........................................................................ 81
3.1 ĐỊNH HƢỚNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHĐT&PT
QUANG TRUNG......................................................................................81
3.2 ĐỊNH HƢỚNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHĐT&PT QUANG TRUNG .................82
II. GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NHĐT&PT
- CHI NHÁNH QUANG TRUNG ................................................................................................ 82

1. NHÓM GIẢI PHÁP TỔ CHỨC QUẢN LÝ RỦI RO LÃI SUẤT .......... 84
1.1 HÌNH THÀNH CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RỦI RO LÃI SUẤT ......84
1.2 THIẾT LẬP MƠ HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ RỦI RO. .................86
2. NHĨM GIẢI PHÁP HỒN THÀNH ĐIỀU KIỆN ĐỂ LƢỢNG
HÓA RỦI RO LÃI SUẤT ............................................................................... 87
2.1 ÁP DỤNG CÁC MƠ HÌNH ĐỊNH LƢỢNG, ĐÁNH GIÁ RỦI RO
MỘT CÁCH
PHÙ HỢP ..................................................................................................87

-v-


2.2 CẢI TIẾN PHƢƠNG PHÁP THỐNG KÊ NHẰM CUNG CẤP
NHỮNG THÔNG TIN
CẦN THIẾT, TẠO ĐIỀU KIỆN CHO VIỆC ĐO LƢỜNG, GIÁM SÁT,
KIỂM SỐT VÀ
BÁO CÁO TÌNH HÌNH RỦI RO LÃI SUẤT.........................................87
2.3 THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP CẦN THIẾT NHẰM KHẮC PHỤC
NHỮNG HẠN CHẾ
CỦA MƠ HÌNH ĐỊNH GIÁ LẠI .............................................................88
3. NHĨM GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG

NGỪA RỦI RO LÃI SUẤT............................................................................. 89
3.1 VỀ VIỆC DUY TRÌ SỰ CÂN XỨNG VỀ KỲ HẠN GIỮA TSC VÀ
TSN ...........................................................................................................89
3.2 ÁP DỤNG CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT THẢ NỔI .............................89
3.3 VỀ VIỆC SỬ DỤNG CÁC HỢP ĐỒNG PHÁI SINH.......................90
4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHÁC ..................................................................... 91
4.1 NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐIỀU HÀNH CỦA BAN LÃNH ĐẠO
NGÂN HÀNG...........................................................................................91
4.2 ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC.....................................................92
4.3 HIỆN ĐẠI HỐ CƠNG NGHỆ NGÂN HÀNG. ...............................94
4.4 TĂNG CƢỜNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT, KIỂM
TOÁN NỘI BỘ .........................................................................................95
4.5 NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG THÔNG TIN VÀ CÁC BÁO CÁO
RỦI RO LÃI SUẤT ..................................................................................97
4.6 DUY TRÌ ĐỦ MỨC VỐN TỰ CĨ CẦN THIẾT THEO QUY ĐỊNH
VỀ TỶ LỆ AN TOÀN
VỐN TỐI THIỂU CỦA NHNN ...............................................................98
III. KIẾN NGHỊ ĐỂ THỰC HIỆN GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ
RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NHĐT&PT - CHI NHÁNH QUANG TRUNG ................................ 99

1. KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CHÍNH PHỦ......................................................... 99

- vi -


1.1 NHÀ NƢỚC CẦN XÂY DỰNG ĐỒNG BỘ KHUÔN KHỔ PHÁP
LÝ, ÁP DỤNG ĐẨY ĐỦ HƠN CÁC THIẾT CHẾ VÀ CHUẨN MỰC
QUỐC TẾ VỀ AN TOÀN TRONG KINH DOANH
TIỀN TỆ NGÂN HÀNG...........................................................................99
1.2 HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG TÀI CHÍNH,

TIỀN TỆ THEO CHIỀU SÂU ..................................................................99
1.3 NHÀ NƢỚC NÊN CĨ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH VÀ HỖ
TRỢ CÁC NHTM TRONG QUÁ TRÌNH HIỆN ĐẠI HĨA CƠNG
NGHỆ VÀ HẠ TẦNG THANH TỐN LIÊN NGÂN HÀNG .............100
2. KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM ........ 100
2.1 BAN HÀNH QUY CHẾ VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO
TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÁC NHTM ..................100
2.2 NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC CẦN QUAN TÂM THỰC HIỆN TỐT
VIỆC DỰ BÁO NHỮNG BIẾN ĐỘNG LÃI SUẤT THỊ TRƢỜNG,
CUNG CẤP THÔNG TIN CHO CÁC NHTM TRONG VIỆC ĐO
LƢỜNG RỦI RO LÃI SUẤT .................................................................101
2.3 XÂY DỰNG VÀ HỒN THIỆN CÁC QUY CHẾ CĨ LIÊN QUAN
ĐẾN THỰC HIỆN
NGHIỆP VỤ PHÁI SINH TẠI CÁC NHTM .........................................101
2.4 HOÀN THIỆN QUY CHẾ THANH TRA GIÁM SÁT VÀ NÂNG
CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG THANH TRA NHNN.................................................................102
3. KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM ..................................................................................................... 102
KẾT LUẬN...................................................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 105

- vii -

103


DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
ADB


Ngân hàng phát triển Châu á

AFD

Cơ quan phát triển Pháp

ALCO

Uỷ ban quản trị tài sản Có/tài sản Nợ

APRACA

Hiệp hội tín dụng Châu á Thái Bình Dƣơng

BIDV

Ngân hàng Đầu tƣ và phát triển Việt nam

BIS

Ngân hàng thanh toán quốc tế

BOT

Ngân hàng Trung ƣơng Thái Lan

CAR

Hệ số an toàn vốn


LIBOR

Lãi suất cho vay liên ngân hàng quốc tế London

NHĐT&PT

Ngân hàng Đầu tƣ và phát triển

NHNN

Ngân hàng Nhà nƣớc

NHTM

Ngân hàng thƣơng mại

NHTW

Ngân hàng Trung ƣơng

PBC

Ngân hàng Trung ƣơng Trung Quốc

ROA

Hệ số thu nhập trên tài sản

ROE


Hệ số thu nhập trên vốn cổ phần

SGD

Sở giao dịch

SIBOR

Lãi suất cho vay liên ngân hàng quốc tế Singapore

TCTD

Tổ chức tín dụng

TSC

Tài sản Có

TSN

Tài sản Nợ

TTQT

Thanh tốn quốc tế

USD

Đồng đơ la Mỹ


VND

Việt nam đồng

WB

Ngân hàng Thế giới

WTO

Tổ chức thƣơng mại thế giới

- viii -


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Tác động của rủi ro lãi suất tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng ............. 16
Bảng 2: Tình hình cho vay qua các năm ........................................................................ 48
Bảng 3: Kêt quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh 2005 - 2007 ............................. 50
Bảng 4: Chi nhánh phí trả lãi huy động vốn của NHĐT&PT
Chi nhánh Quang Trung ............................................................................... 52
Bảng 5: Thu nhập lãi từ hoạt động sử dụng vốn tại NHĐT&PT
Chi nhánh Quang Trung ............................................................................... 53
Bảng 6: Chênh lệch thu nhập lãi & chi phí lãi của NHĐT&PT Quang Trung .............. 53
Bảng 7: Bảng cân đối tài sản của NHĐT&PT - Chi nhánh Quang Trung ..................... 55
Bảng 8: Chênh lệch TSC và TSN nhạy cảm với lãi suất tại NHĐT&PT
Chi nhánh Quang Trung ............................................................................... 59
Bảng 9: Chênh lệch TSC và TSN nhạy cảm với lãi suất tại NHĐT&PT Quang
Trung
theo nội tệ và ngoại tệ .................................................................................. 60

Bảng 10: Mức độ biến động thu nhập ròng từ lãi của NHĐT&PT Quang Trung đối
với bộ phận tài sản nội tệ ............................................................................. 62
Bảng 11: Mức độ biến động thu nhập ròng từ lãi của NHĐT&PT Quang Trung đối
với bộ phận tài sản ngoại tệ.......................................................................... 63

- ix -


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Đồ thị thu nhập của hợp đồng quyền chọn ................................................... 34
Biểu đồ 2: Tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn huy động tại chi nhánh NHĐT&PT
Quang Trung giai đoạn 2005 - 2007 ............................................................ 47
Biểu đồ 3: Tốc độ tăng trƣởng thu dịch vụ ròng Chi nhánh Quang Trung
giai đoạn 2005 - 2007................................................................................... 49
Sơ đồ 1: Khái quát bộ máy tổ chức của Chi nhánh Quang Trung ................................ 45

-x-


LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại (NHTM) trong nền kinh tế
thị trƣờng luôn tiềm ẩn rủi ro, gây ảnh hƣởng khơng nhỏ đến kết quả kinh doanh và
uy tín của chính ngân hàng và có tính lây chuyền, ảnh hƣởng rất mạnh đến tồn bộ
kinh tế, chính trị, đời sống của một quốc gia. Vì vậy, để hoạt động ngân hàng phát
triển vững chắc, an toàn và hiệu quả, cần phải kiểm sốt và hạn chế đƣợc rủi ro
thơng qua công tác quản lý rủi ro trong kinh doanh ngân hàng.
Trong xu thế hội nhập tài chính khu vực và thế giới, đồng thời trong bối cảnh
Việt nam đã gia nhập WTO, hệ thống ngân hàng thƣơng mại (NHTM) Việt nam
phải đối mặt với nguy cơ cạnh tranh ngày càng khốc liệt do sự xâm nhập của các

TCTD nƣớc ngoài. Điều đó buộc các NHTM Việt nam nếu muốn tồn tại phải thiết
lập đƣợc cơ chế quản lý rủi ro kinh doanh hiệu quả, phù hợp với thông lệ quốc tế vì
đây là điều kiện quan trọng, quyết định sự thành công trong cạnh tranh của các
NHTM. Trên thực tế, quản lý rủi ro đã giành đƣợc sự quan tâm chú ý của các
NHTM Việt nam, tuy nhiên chƣa toàn diện. Hầu nhƣ các NHTM chỉ chú trọng tới
quản lý rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản mà chƣa đi sâu nghiên cứu biện pháp
quản lý các loại rủi ro đặc thù khác của NHTM nhƣ: rủi ro lãi suất, rủi ro hối đoái ...
Trong xu thế tự do hóa tài chính hiện nay, việc điều hành chính sách lãi suất
của NHNN đã có nhiều thay đổi: từ việc quy định khung lãi suất, trần lãi suất, áp
dụng lãi suất cơ bản, rồi áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận và gần đây nhất ngày
17/5/2008, NHNN đã quyết định áp dụng cơ chế lãi suất cơ bản làm cơ sở cho các
tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh. Xu thế này tất yếu dẫn tới những biến
động thƣờng xuyên của lãi suất do những yếu tố tác động đến cung cầu vốn trong
nền kinh tế. Nhƣ vậy các NHTM đang đứng trƣớc nguy cơ rủi ro lãi suất nhiều hơn
địi hỏi cần có sự quan tâm thích đáng của các nhà quản lý điều hành ngân hàng
nhằm đảm bảo duy trì sự an tồn trong hoạt động kinh doanh của các NHTM cũng
nhƣ sự ổn định của hệ thống tài chính quốc gia. Xuất phát từ thực tế đó, việc đi sâu

-1-


nghiên cứu về rủi ro lãi suất nhằm tìm kiếm các giải pháp quản lý phù hợp là rất cần
thiết và quan trọng với mỗi ngân hàng.
Với những suy nghĩ trên, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài " Hoạt động quản trị
rủi ro lãi suất - Thực trạng và giải pháp tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển chi
nhánh Quang Trung" cho khóa luận tốt nghiệp của mình với mong muốn thể hiện
một số quan điểm về vấn đề này đối với những ngƣời quan tâm.
Mục đích nghiên cứu đề tài
Khóa luận nghiên cứu lý luận cơ bản về rủi ro lãi suất và hoạt động quản trị
rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thƣơng mại. Trên cơ

sở thực trạng hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Đầu tƣ và phát triển
Việt nam - Chi nhánh Quang Trung, khóa luận phân tích, đánh giá những kết quả,
hạn chế của cơng tác phịng ngừa rủi ro, tìm ra ngun nhân làm hạn chế cơng tác
phịng ngừa rủi ro lãi suất; từ đó nhằm đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả quản
trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng Đầu tƣ và phát triển chi
nhánh Quang Trung.
Đối tƣợng và pham vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: Hoạt động quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh
doanh tại Ngân hàng Đầu tƣ và phát triển - Chi nhánh Quang Trung.
Phạm vi nghiên cứu: Tập trung vào nghiên cứu những vấn đề liên quan đến
hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng Đầu tƣ và phát triển - Chi nhánh
Quang Trung, thời gian từ năm 2005 đến năm 2007.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục tiêu, khóa luận đã sử dụng phƣơng pháp duy vật biện chứng,
duy vật lịch sử, kết hợp với phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp tƣ duy logic, phân
tích kinh tế, tổng hợp, so sánh số liệu, khái quát hoá vấn đề ... để đạt mục tiêu của
khóa luận.

-2-


Kết cấu khóa luận
Ngồi lời mở đầu và kết luận, khóa luận đƣợc chia thành 3 chƣơng:
Chương I

Tổng quan về hoạt động quản trị rủi ro lãi suất của các Ngân hàng
thương mại

Chương II


Thực trạng quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển
Việt nam - Chi nhánh Quang Trung

Chương III Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại
Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt nam - Chi nhánh Quang Trung

-3-


CHƢƠNG I
TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT CỦA
CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
I. RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI
1. Rủi ro và quản trị rủi ro
Trong cuộc sống hàng ngày cũng nhƣ trong các hoạt động kinh tế, con ngƣời
luôn phải đối mặt với các rủi ro. Rủi ro là điều khơng thể tránh khỏi và con ngƣời
chỉ cịn cách chấp nhận rủi ro. Có khá nhiều quan điểm khác nhau về rủi ro và các
quan niệm này khơng hồn toàn thống nhất với nhau.
Một trong những quan điểm đầu tiên đƣợc ra bởi Allan H.Willett1 . Ông cho
rằng “rủi ro là sự không chắc chắn về tổn thất” và quan điểm này đƣợc nhiều các
học giả nhƣ Hardy, Blanchard. Crobough và Redding, Kulp, Anghell2 ủng hộ.
Trong khi đó, một số học giả nhƣ Jonh Haynes3, Irving Pfeffer4 lại cho rằng
“rủi ro là khả năng xảy ra tổn thất”. Quan điểm này sau đó cũng đƣợc sử dụng
trong khá nhiều tài liệu về rủi ro5.
Khác với các học giả trên, trong “Risk Management in banking‖, Joel Bessis6
lại cho rằng “Rủi ro là những điều không chắc chắn dẫn đến sự biến đổi bất lợi về

Willett.Alan.H, (1951), ―The Economic Theory of Risk and Insurance”, Philadelphia: University of
Pennsylvania Press.

2
Tham khảo C. O. Hardy, Risk and Risk Bearing (Chicago: The University of Chicago Press); Albert H.
Mowbray and Ralph H. Blanchard, Insurance (5th ed.; New York: McGraw-Hill Book Company, Inc.); Clyde
J. Crobough and Amos E. Redding, Casualty Insurance (New York: Prentice-Hall, Inc.); C. A. Kulp,
Casualty Insurance (New York: The Ronald Press Company); Frank Joseph Angell, Insurance, Principles
and Practices (New York: The Ronald Press Company).
3
John Haynes, (1895),“Risk as an Economic Factor”, The Quarterly Journal of Economics, IX No. 4
4
Pfeffer.Irving (1956), “Insurance and Economic Theor”, Homewood, Illinois: Richard D. Irwin, Inc.
5
Xem J. Edward Hedges and Walter Williams, Practical Fire and Casualty Insurance (Cincinnati: The
National Underwriter Company); Albert H. Mowbray, Insurance (1st ed.; New York: McGraw-Hill Book
Company, Inc.); Insurance Department, Chamber of Commerce of the United States, Dictionary of Insurance
Terms.
6
Joel Besis, (2001), “Risk management in banking‖, John Wiley & Sons Ltd, Baffins Lane, Chichester, West
Sussex, PO19 1UD, England.
1

-4-


lợi nhuận hay dẫn đến thua lỗ” hay nhƣ Peter S.Rose7 quan niệm “rủi ro là mức độ
không chắc chắn liên quan tới một vài sự kiện”. Theo đó, khơng phải cứ rủi ro là
thua lỗ là tổn thất mà chỉ phát sinh khi có sự khơng chắc chắn về những điều xảy ra,
và khi xác suất là 0 hoặc là 1 thì khơng có rủi ro.
Đặc biệt, Frank H.Knight8 lại có một quan điểm hồn tồn khác về rủi ro khi
coi “rủi ro là sự khơng chắc chắn có thể đo lường được”. Trong cuốn từ điển Kinh
tế học hiện đại9 do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia phát hành, rủi ro cũng đƣợc

định nghĩa khá giống với quan điểm trên "“Rủi ro là hồn cảnh trong đó có một sự
kiện xảy ra với một số xác suất nhất định hoặc trong trường hợp quy mô của sự kiện
đã có một phân phối xác suất”.
Ở Việt nam, PGS.TS Đoàn Thị Hồng Vân trong cuốn Quản trị rủi ro và
khủng hoảng10 cho rằng “rủi ro là những tác hại bất thường xảy ra mà các hệ thống
không thể lường trước nhưng phải chấp nhận để xử lý”
Phân tích các định nghĩa cho thấy, tuy có sự khác biệt nhƣng các định nghĩa
này đều đề cập tới hai thuộc tính cơ bản của rủi ro, đó là:
 Kết quả khơng thể xác định chắc chắn: một khi tồn tại rủi ro trong một sự
kiện hay hành động, sẽ phải có ít nhất hai kết quả có khả năng xảy ra. Nếu một sự
kiện hay hành động mà kết quả của nó đƣợc biết chắc chắn thì sẽ khơng thể có rủi
ro gắn với sự kiện hay hành động đó. Chẳng hạn việc đầu tƣ vào các tài sản hữu
hình nhƣ máy móc, thiết bị ... sẽ phải đối mặt với những tổn thất do hao mịn hữu
hình và vơ hình gây ra. Kết quả này ngƣời đầu tƣ hoàn toàn biết trƣớc nên việc phải
gánh chịu những tổn thất nói trên không đƣợc coi là rủi ro. Nhƣ vậy, rủi ro chỉ phát
sinh khi có sự khơng chắc chắn xảy ra, theo đó nếu xác suất là 0 hoặc 1 thì sẽ khơng
có rủi ro.

Peter S.Rose,(2005), ”Commercial bank management‖, Richard D.Irwin, ATimes Mirror Higher Education
Group, Inc
8
Frank.H.Knight, “Risk”, Uncertaity and profit, Boston and NewYork, trang 233.
9
David W. Pearce, “Từ điển Kinh tế học hiện đại”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10
PGS.TS Đoàn Thị Hồng Vân, (2005), ―Quản trị rủi ro và khủng hoảng”, NXB Lao động xã hội.
7

-5-



 Kết quả không mong muốn: trong các kết quả có thể xảy ra, ít nhất có một
kết quả là không mong muốn. Kết quả không mong muốn thƣờng đƣợc hiểu là một
tổn thất hay thiệt hại về của cải hoặc con ngƣời.
Trong lĩnh vực bảo hiểm, tài chính, ngân hàng ... việc nắm bắt và đo lƣờng
rủi ro hay nói cách khác là hoạt động quản trị rủi ro đóng vai trị rất quan trọng
trong hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
Vậy hoạt động quản trị rủi ro là gì?
Cho đến nay chƣa có khái niệm thống nhất về quản trị rủi ro. Có nhiều
trƣờng phái nghiên cứu về rủi ro và quản trị rủi ro đƣa ra những khái niệm về quản
trị rủi ro rất khác nhau, thậm chí mâu thuẫn trái ngƣợc nhau.
Có những tác giả cho rằng quản trị rủi ro đồng nghĩa với mua bảo hiểm. Hay
quản trị rủi ro chỉ quản trị những rủi ro thuần tuý, những rủi ro có thể phân tán,
những “ rủi ro có thể mua bảo hiểm”.
Ngƣợc lại, trƣờng phái mới cho rằng cần quản trị tất cả mọi loại rủi ro của tổ
chức một cách toàn diện. Tán đồng quan điểm “quản trị rủi ro toàn diện” của
H.Fleix Klorman11, PGS.TS Đoàn Thị Hồng Vân cho rằng: ”Quản trị rủi ro là quá
trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, tồn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng,
kiểm sốt, phịng ngừa và giảm thiểu tổn thất, mất mát và những ảnh hưởng bất lợi
của rủi ro”12
Trong kinh doanh ngân hàng, việc đƣơng đầu với rủi ro là điều không thể
tránh khỏi đƣợc. Việc thừa nhận một tỷ lệ rủi ro tự nhiên trong hoạt động kinh
doanh ngân hàng là yêu cầu khách quan hợp lý. Vấn đề là làm thế nào để hạn chế
rủi ro này ở một tỷ lệ thấp nhất có thể chấp nhận đƣợc. Hiện nay, một chƣơng trình
quản tri rủi ro hồn thiện bao gồm 4 yếu tố: xác định hạn mức hạn mức rủi ro (đƣa
ra mức rủi ro chấp nhận đƣợc), đánh giá rủi ro, theo dõi tổng thể rủi ro và quá trình
quản trị rủi ro. Quy trình đánh giá rủi ro cũng bao gồm 4 yếu tố: nhận biết rủi ro,
định lƣợng rủi ro, theo dõi rủi ro và kiểm sốt rủi ro. Việc thực hiện quy trình quản
trị rủi ro một cách hợp lý và hiệu quả sẽ giúp các doanh nghiệp có thể giữ rủi ro ở
11

12

Kloman, H.F, (1992), "Rethinking risk management", The Geneva Papers on Risk and Insurance.
PGS.TS Đoàn Thị Hồng Vân, (2005), ―Quản trị rủi ro và khủng hoảng”, NXB Lao động xã hội.

-6-


mức có thể chấp nhận đƣợc trong nỗ lực để có đƣợc lợi nhuận, trên cơ sở sẵn sàng
chịu đựng rủi ro và sức mạnh tài chính của ngân hàng.
2. Các loại rủi ro và quản trị rủi ro trong Ngân hàng thƣơng mại
Các NHTM không chỉ làm cầu nối trung gian tài chính thực hiện hoạt động
kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng mà còn là trung tâm biến đổi và tiếp nhận
rủi ro trong nền kinh tế. Chính vì vậy, các NHTM ln phải đối đầu với mọi loại rủi
ro trong hầu hết các hoạt động kinh doanh của mình nhƣ: rủi ro tín dụng, rủi ro
thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro hối đoái, rủi ro hoạt động ... và nhiều loại rủi ro
khác nữa. Mỗi loại rủi ro đều có những đặc điểm riêng, quản trị mỗi loại rủi ro đó
cũng cần phải áp dụng những phƣơng pháp riêng. Vì vậy, muốn nâng cao năng lực
quản trị rủi ro đó của các NHTM Việt nam cần phải nhận thức một cách đầy đủ và
sâu sắc bản chất của mỗi loại rủi ro, những biện pháp chủ yếu cần áp dụng để phòng
ngừa, hạn chế rủi ro và giảm thấp những tổn thất và thiệt hại do rủi ro gây ra.
2.1 Rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng
A.Saunders và H.Lange13 đã định nghĩa: “Rủi ro tín dụng là khoản lỗ tiềm
tàng khi ngân hàng cấp tín dụng cho một khách hàng, nghĩa là khả năng các luồng
thu nhập dự định mang lại từ khoản cho vay của ngân hàng không thể thực hiện
được đầy đủ cả về số lượng và thời hạn”. Nhƣ vậy, rủi ro tín dụng là những thiệt hai
kinh tế mà ngân hàng thƣơng mại phải gánh chịu do khách hàng vay vốn sai hẹn
trong thực hiện nghĩa vụ trả nợ vốn gốc và nợ lãi hoặc khơng hồn trả đƣợc nợ vay
của ngân hàng do các nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan.
Rủi ro tín dụng bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trƣớc tiên, rủi ro

trong hoạt động tín dụng phát sinh từ phía hai bên tham gia tín dụng là ngân hàng
cho vay và ngƣời đi vay nhƣ: đánh giá sai năng lực tài chính và sản xuất kinh doanh
của ngƣời cho vay; khơng chú trọng đến chất lƣợng và an tồn vốn vay, trình độ của
đội ngũ cán bộ tín dụng cịn non kém; các khách hàng sử dụng vốn vay không hiệu
quả , sai mục đích, khơng có thiện chí trả nợ; tình hình tài chính doanh nghiệp yếu
kém, thiếu minh bạch ... . Ngồi ra, rủi ro cịn phát sinh do sự biến động của môi
13

H. Lange & Marcia Millon Cornett A. Saunders , (2005), “A Risk Management Approach”, McGraw Hill

Publishers.

-7-


trƣờng kinh tế trong và ngồi nƣớc; q trình hội nhập, tự do hóa tài chính; mơi
trƣờng pháp lý chƣa hồn thiện; hệ thống thơng tin và các tiêu chuẩn tín dụng cịn
nhiều bất cập v.v ...
Tóm lại, rủi ro tín dụng có thể bắt nguồn từ rất nhiều ngun nhân chủ quan
và khách quan. Vì vậy, các NHTM phải có chính sách quản trị rủi ro hợp lý và hiệu
quả. Để đạt đƣợc điều này, các nhà quản trị ngân hàng cần vận dụng một cách hiệu
quả các mô hình lƣợng hóa rủi ro tín dụng nhƣ: mơ hình chất lƣợng, mơ hình
Moody’s và Standard & Poor’s, mơ hình điểm số Z và mơ hình điểm số tín dụng
tiêu dùng. Các mơ hình này nhƣ là các cơng cụ hỗ trợ đắc lực cho các nhà quản trị
ngân hàng có những quyết định đúng đắn trƣớc khi cấp tín dụng. Bên cạnh đó, các
ngân hàng cũng phải có các biện pháp hỗ trợ nhƣ xây dựng cho mình các chính sách
tín dụng phù hợp; xây dựng các mối quan hệ dài lâu gắn bó với khách hàng; sử
dụng các công cụ bảo đảm tiền vay; mua bảo hiểm cho các khoản tín dụng; thiết lập
quỹ dự phịng đối với các khoản nợ q hạn, nợ khó địi; nâng cao chất lƣợng cơng
tác kiểm tốn nội bộ đối với các hoạt động tín dụng; tham gia trung tâm thơng tin

tín dụng; dự đốn yếu tố mơi trƣờng kinh tế xã hội ảnh hƣởng đến hoạt động sản
xuất kinh doanh ...
2.2 Rủi ro thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản
Rủi ro thanh khoản là khả năng ngân hàng không có đƣợc đủ vốn khả dụng
(cung thanh khoản) với chi phí hợp lý vào đúng thời điểm mà ngân hàng cần để đáp
ứng cầu thanh khoản. Nguyên nhân gây ra rủi ro thanh khoản là sự không cân xứng
về kỳ hạn của tài sản Có và tài sản Nợ của NHTM, sự nhạy cảm của tài sản chính
với những thay đổi của lãi suất và ngân hàng luôn phải đáp ứng nhu cầu thanh
khoản một cách hoàn hảo.
Quản trị rủi ro thanh khoản bao gồm 4 nội dung chính: tổ chức quản trị rủi ro
thanh khoản, nhận biết rủi ro thanh khoản, đo lƣờng rủi ro thanh khoản, đề ra biện
pháp quản trị rủi ro thanh khoản.Việc phòng ngừa rủi ro thanh khoản cớ thể thông
qua 3 biện pháp cụ thể là quản trị tài sản Có, quản trị tài sản Nợ, quản trị thanh
khoản kết hợp. Quản trị tài sản Nợ và việc đa dạng hóa nguồn vốn, tăng cƣờng các
nguồn vốn dài hạn. Trong khi đó, đối với tài sản Có, các nhà quản trị ngân hàng cần
-8-


xác định nhu cầu thanh khoản và có phƣơng án quản lý q đảm bảo thanh tốn.
Ngồi ra, các NHTM cần phải chú trọng và đảm bảo các quy tắc của BIS14 nhằm
xây dựng cho mình một chƣơng trình quản trị rủi ro thanh khoản hiệu quả và phù
hợp với thông lệ, tiêu chuẩn quốc tế.
2.3 Rủi ro lãi suất và quản trị rủi ro lãi suất
Lãi suất là giá cả của phần lớn các sản phẩm của ngân hàng nên nó có thể tác
động trực tiếp đến tài sản Có và tài sản Nợ của ngân hàng. Mọi sự thay đổi của lãi
suất đều có thể tác động đến việc tăng hay giảm chi phí và thu nhập của ngân hàng.
Vì vậy, rủi ro lãi suất là nguy cơ biến động thu nhập và giá trị ròng của ngân hàng
khi lãi suất thị trƣờng có sự biến động. Các nguyên nhân gây ra rủi ro lãi suất là sự
biến động lãi suất thị trƣờng trái với dự kiến và sự không cân xứng về kỳ hạn của
tài sản Nợ và tài sản Có.

Với sự biến động lớn của lãi suất trong những năm gần đây thì việc quản trị
rủi ro lãi suất ngày càng trở nên quan trọng. Để ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro do
biến động của lãi suất, các ngân hàng cần phải tăng cƣờng áp dụng các phƣơng
pháp hiện đại để đo lƣờng, đánh giá ảnh hƣởng của rủi ro lãi suất đến hoạt động
kinh doanh. Việc đo lƣờng mức độ rủi ro lãi suất có thể thơng qua các mơ hình kỳ
hạn, mơ hình định giá lại và mơ hình thời lƣợng. Ngồi ra, ngân hàng cần phải có
các biện pháp phịng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất nhƣ sử dụng hợp đồng phái sinh
nhƣ hợp đồng lãi suất kỳ hạn, hợp đồng lãi suất tƣơng lai, hợp đồng quyền chọn lãi
suất, hợp đồng hoán đổi lãi suất; điều chỉnh cơ cấu kỳ hạn Bảng cân đối tài sản, áp
dụng chính sách lãi suất thả nổi ...
2.4 Rủi ro hối đoái và quản trị rủi ro hối đoái
Trên thị trƣờng ngoại hối nói riêng và thị trƣờng tiền tệ nói chung, các
NHTM ln đóng vai trị là nhà tạo lập thị trƣờng, nhà môi giới, nhà chấp nhận giá,
nhà đầu cơ và nhà bảo hiểm rủi ro ngoại hối. Do đó, trong cơ cấu tài sản Có và tài
sản Nợ của nhiều ngân hàng thì ngoại tệ chiếm một tỷ trọng đáng kể. Khi tỷ giá hối
đoái trên thị trƣờng thay đổi thì giá trị tài sản Có và tài sản Nợ cũng sẽ thay đổi,

14

Các nguyên tắc về tính thanh khoản của ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS)

-9-


ngân hàng sẽ phải đối mặt với nguy cơ rủi ro hối đoái. Nhƣ vậy, rủi ro hối đoái phát
sinh khi có sự chênh lệch về kỳ hạn, về loại tiền tệ của các khoản ngoại hối nắm giữ,
và vì thế làm cho Ngân hàng có thể phải gánh chịu thua lỗ khi tỷ giá ngoại hối biến
động.
Có thể thấy, một trong những nguyên nhân gây ra rủi ro ngoại hối đó là sự
khơng cân xứng giữa tài sản Có và tài sản Nợ đối với từng loại ngoại tệ. Sự không

cân xứng đƣợc biểu thị dƣới hai trạng thái gọi là Trạng thái đoản (Short Position)
hay trạng thái dƣ bán ngoại tệ và Trạng thái trƣờng (Long Position) hay trạng thái
dƣ mua ngoại tệ. ở trạng thái đoản (trƣờng hợp một ngoại tệ có nguồn ra lớn hơn
nguồn vào) nếu ngoại tệ tăng giá ngân hàng sẽ bị lỗ và ở trạng thái trƣờng (trƣờng
hợp một ngoại tệ có nguồn vào lớn hơn nguồn ra) thì ngƣợc lại tức là nếu ngoại tệ
tăng giá thì ngân hàng sẽ có lãi. Tuy nhiên, khi sự không cân xứng này đƣợc khắc
phục thì rủi ro ngoại hối có thể đƣợc phịng ngừa hay không? Cần lƣu ý rằng, trạng
thái cân xứng giữa tài sản Có và tài sản Nợ đối với từng loại ngoại tệ cũng chỉ loại
trừ đƣợc rủi ro tỷ giá, còn rủi ro lãi suất ngoại tệ vẫn phát sinh nếu các kỳ hạn của
tài sản Có và tài sản Nợ bằng ngoại tệ không cân xứng nhau.
Để loại trừ và giảm bớt rủi ro hối đoái, các ngân hàng phải thực hiện các biện
pháp quản lý rủi ro hối đoái bao gồm: đánh giá mức độ của rủi ro hối đoái và đƣa ra
các biện pháp quản lý rủi ro hối đoái trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Để
đo lƣờng rủi ro hối đoái, ta cần xác định trạng thái ròng nội bảng và ngoại bảng đối
với từng loại ngoại tệ để lƣợng hóa đƣợc quy mô tiềm ẩn rủi ro ngoại hối đồng thời
cần nhận biết rõ các nhân tố gây biến động đén tỷ giá và mức độ gây biến động của
các nhân tố này. Thông qua việc đánh giá mức độ rủi ro hối đoái, các nhà quản trị
ngân hàng đƣa ra các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro hối đoái nhƣ: sử dụng
các hợp đồng kỳ hạn tiền tệ, các hợp đồng tƣơng lai tiền tệ, hợp đồng quyền chọn
tiền tệ, hợp đồng hoán đổi tiền tệ, quản lý bằng công cụ hạn mức, tạo lập và sử dụng
quỹ dự phịng, đa dạng hóa các loạt ngoại tệ trong kinh doanh ...
2.5 Các loại rủi ro và quản trị rủi ro khác
Ngồi các loại rủi ro nói trên, hoạt động kinh doanh của các ngân hàng còn
tồn tại rất nhiều những rủi ro khác bao gồm:
- 10 -


 Rủi ro hoạt động: bao gồm các rủi ro có thể phát sinh do cách thức điều hành,
quản lý của một ngân hàng nhƣ tham ô, năng lực quản lý kém, khơng có phƣơng án
phịng, chống hạn chế thiệt hại khi rủi ro xảy ra.

 Rủi ro công nghệ: là loại rủi ro phát sinh khi khoản đầu tƣ phát triển công
nghệ không tạo ra khoản tiết kiệm chi phí dự kiến khi mở rộng quy mơ hoạt động.
 Rủi ro thị trƣờng: Là loại rủi ro tổn thất tài sản, xảy ra khi có sự thay đổi của
các điều kiện thị trƣờng hay những biến động của thị trƣờng làm ảnh hƣởng đến lãi
suất, tỷ giá ngoại hối, giá chứng khoán mà ngân hàng đầu tƣ ...
 Các loại rủi ro khác là rủi ro pháp lý, rủi ro uy tín ...
Đối với những loại rủi ro này, biện pháp cơ bản để quản lý là phải tăng
cƣờng khả năng chống đỡ rủi ro của mỗi ngân hàng. Khả năng chống đỡ rủi ro thể
hiện năng lực chịu đựng rủi ro ở mức độ nhất định của ngân hàng trong hoạt động
kinh doanh. Để duy trì và phát triển khả năng này, mỗi ngân hàng trƣớc hết cần phải
nâng cấp hệ thống thông tin khách hàng, hệ thống phòng ngừa rủi ro để hoạt động
hiệu quả hơn; nâng cao các công tác tuyển chọn và đào tạo cán bộ; học tập các
NHTM nƣớc ngồi trong cơng tác quản trị rủi ro; tiến tới sử dụng hệ thóng quản trị
ngân hàng hiện đại phù hợp với thông lệ quốc tế ...
3. Sự cần thiết của hoạt động quản trị rủi ro trong các NHTM trong bối
cảnh hội nhập tài chính quốc tế
Hoạt động kinh doanh của NHTM trong nền kinh tế thị trƣờng luôn tiềm ẩn
rủi ro, gây ảnh hƣởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh và uy tín của chính ngân
hàng và có tính lây chuyền, ảnh hƣởng rất mạnh đến tồn bộ đời sống, kinh tế,
chính trị của một quốc gia. Vì vậy, để hoạt động ngân hàng phát triển vững chắc, an
toàn và hiệu quả, cần phải kiểm soát và hạn chế đƣợc rủi ro thông qua công tác
quản lý rủi ro trong kinh doanh ngân hàng.
Việc thực hiện tốt công tác quản trị rủi ro cho phép nhận dạng các ngân hàng,
tổ chức tín dụng và các lĩnh vực có vấn đề hoặc có khả năng nảy sinh vấn đề để xử
lý kịp thời và đúng lúc các rủi ro phát sinh ... Bên cạnh đó quản trị rủi ro cịn có vai
trị:

- 11 -



 Góp phần bình ổn hoạt động của tồn bộ hệ thống ngân hàng: các
NHTM không chỉ cung cấp dịch vụ cho các khách hàng cá nhân hay các doanh
nghiệp mà còn thực hiện nhiều giao dịch khác với các ngân hàng khác. Điều đó tạo
nên tính lan truyền trong hệ thống ngân hàng. Vì vậy, khi một ngân hàng có hoạt
động quản trị rủi ro tốt sẽ có một tác động tích cực tới sự bình ổn của tồn bộ hệ
thống ngân hàng.
 Nâng cao hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng: đây là hiệu quả rõ
ràng và trực tiếp nhất mà hoạt động quản trị rủi ro mang lại. Một khi có một mơ
hình quản trị hiệu quả thì sẽ duy trì rủi ro ở một tỷ lệ thấp nhất có thể góp phần
giảm thiểu chi phí, tăng cao lợi nhuận, đẩy mạnh thƣơng hiệu ...
 Nâng cao năng lực cạnh tranh và uy tín của ngân hàng: quản trị rủi ro
hiệu quả sẽ giúp cho ngân hàng giảm thiểu đƣợc chi phí, thiệt hại phát sinh thêm,
nâng cao chất lƣợng dịch vụ tạo lợi thế cạnh tranh về giá và chất lƣợng sản phẩm.
Hơn thế nữa, để có một chiến lƣợc quản trị rủi ro tốt, địi hỏi ngân hàng phải có một
chính sách tài chính minh bạch, đội ngũ cán bộ và nhà quản trị chun nghiệp. Điều
đó góp phần nâng cao uy tín,tăng sự tin tƣởng của khách hàng, mở rộng hoạt động
kinh doanh của ngân hàng.
II. RỦI RO LÃI SUẤT VÀ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI
SUẤT CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1. Rủi ro lãi suất
1.1 Khái niệm
Lãi suất là giá cả của các khoản cho vay, tiền gửi của ngân hàng. Nhƣ nhiều
giá cả của các hàng hóa khác, lãi suất thƣờng xuyên biến động và có thể tạo ra thu
nhập hoặc gây tổn thất cho ngân hàng. Nhƣ phần trên đã đƣợc đề cập tới, rủi ro lãi
suất là rủi ro do sự biến động của lãi suất gây nên làm thay đổi tiền lãi và thu nhập
của ngân hàng. Hay nói cách khác, rủi ro lãi suất có thể hiểu là "rủi ro đối với thu
nhập lãi thuần do những thay đổi bất lợi của lãi suất".
1.2 Phân loại
Rủi ro lãi suất có thể đƣợc phân loại thành:
1.2.1 Rủi ro về lãi suất tái tài trợ:

- 12 -


Ta có thể phân tích về loại rủi ro này thơng qua một ví dụ sau:
Giả sử, ngân hàng đang có nhu cầu cho vay một khoản tiền có lãi suất cố
định 10% và kỳ hạn là 2 năm. Ngân hàng tìm kiếm nguồn vay trên thị trƣờng bằng
một cách huy động một khoản tiền tƣơng tự lãi suất 9% có kỳ hạn 1 năm. Ta có thể
biểu diễn bằng sơ đồ trƣờng hợp trên nhƣ sau:
0
0

Tài sản Nợ

1
Tài sản Có

1

Sau năm thứ nhất, bằng cách vay ngắn hạn 1 năm và cho vay dài hạn 2 năm,
ngân hàng thu đƣợc lợi nhuận từ chênh lệch lãi suất là 10% - 9% = 1%. Vào thời
điểm này, ngân hàng phải đi vay một khoản khác để hoàn trả vốn đi vay có kỳ hạn
1 năm. Cách tài trợ nhƣ trên đƣợc gọi là tái tài trợ: là tình trạng trong đó kì hạn của
tài sản (khoản cho vay) dài hơn kỳ hạn của nguồn tiền (khoản đi vay). Nhƣ vậy, nếu
lãi suất thị trƣờng năm thứ 2 không đổi, ngân hàng có thể thu đƣợc mức lợi nhuận
năm 2 bằng với năm 1 là 1%. Tuy nhiên, trên thực tế lãi suất trị trƣờng biến đổi liên
tục cho nên ngân hàng luôn đứng trƣớc rủi ro về sự thay đổi lãi suất. Giả sử, sang
năm thứ hai, ngân hàng chỉ có thể huy động vốn với mức lãi suất hiện hành là 11%
thì lợi nhuận mà ngân hàng thu đƣợc là 1 con số âm, tức là ngân hàng sẽ chịu thua
lỗ 10% - 11% = - 1%và lợi nhuận của cả hai năm sẽ bằng 0. Thậm chí, nếu lãi suất
thị trƣờng năm 2 lớn hơn 11% ngân hàng còn chịu lỗ cả 2 năm. Kết quả là, trong

mọi trƣờng hợp nếu ngân hàng duy trì tài sản Có có kỳ hạn dài hơn so với tài sản
Nợ thì ngân hàng luôn đứng trƣớc rủi ro về lãi suất trong việc tái tài trợ đối với tài
sản Nợ. Rủi ro sẽ trở thành hiện thực nếu lãi suất huy động vốn bổ sung trong
những năm tiếp theo lớn hơn mức lãi suất đầu tƣ tín dụng dài hạn.
1.2.2 Rủi ro lãi suất tái đầu tƣ:
Cũng xét một ví dụ tƣơng tự nhƣ trên nhƣng kỳ hạn của vốn huy động là 2
năm, còn kỳ hạn của khoản cho vay là 1 năm. Ta có sơ đồ sau:

- 13 -


0

1

2

Tài sản Nợ
0

Tài sản Có

1

Tƣơng tự nhƣ trƣờng hợp trên, sau năm 1 ngân hàng thu đƣợc lợi nhuận là
1%. Vì tài sản chỉ có kỳ hạn 1 năm, nên sau năm 1 ngân hàng có một khoản tiền
nhàn rỗi, lúc này ngân hàng tiếp tục cho vay với lãi suất thì trƣờng. Cách đầu tƣ nhƣ
trên gọi là tái đầu tƣ: là tình trạng trong đó kỳ hạn của tài sản ngắn hơn kỳ hạn của
nguồn tiền. Sang năm thứ 2, nếu lãi suất tái đầu tƣ của thị trƣờng giảm xuống cịn
8% thì chênh lệch lãi suất là 8% - 9% = 1%, tức là ngân hàng chịu lỗ. Sau hai năm,

lợi nhuận của ngân hàng bằng 0. Kết quả là, ngân hàng gặp phải rủi ro về lãi suất tái
đầu tƣ trong trƣờng hợp kỳ hạn của tài sản Có ngẵn hơn kỳ hạn của tài sản Nợ.
1.2.3 Rủi ro giảm giá trị tài sản:
Nhƣ chúng ta đã biết, giá trị thị trƣờng của tài sản Có hay tài sản Nợ là dựa
trên khái niệm giá trị hiện tại của tiền tệ. Do đó, nếu lãi suất thị trƣờng tăng lên thì
mức chiết khấu giá trị tài sản cũng tăng lên, và do đó giá trị hiện tại của tài sản Có
và tài sản Nợ giảm xuống. Ngƣợc lại, nếu lãi suất thị trƣờng giảm thì giá trị của tài
sản Có và tài sản Nợ sẽ tăng lên. Do đó, nếu kỳ hạn của tài sản Có và tài sản Nợ
khơng cân xứng với nhau, ví dụ tài sản Có có kỳ hạn dài hơn tài sản Nợ, thì khi lãi
suất thị trƣờng tăng, giá trị của tài sản Có sẽ giảm nhanh hơn và nhiều hơn so với sự
giảm giá trị của tài sản Nợ, Rủi ro giảm giá trị tài sản khi lãi suất thay đổi thuộc loại
rủi ro về lãi suất và có thể dẫn đến thiệt hại về tài sản của ngân hàng.
1.3 Nguyên nhân gây ra rủi ro lãi suất
Có hai nguyên nhân chính gây ra rủi ro lãi suất:
1.3.1 Sự khơng cân xứng giữa các kỳ hạn của tài sản Nợ và tài sản Có
Đây là nguyên nhân chủ yếu tạo ra rủi ro lãi suất. Việc không cân xứng giữa
tài sản Có và tài sản Nợ đã tạo ra 3 loại rủi ro lãi suất phổ biến của các NHTM hiện
nay. Điều này đã đƣợc phân tích rõ qua các ví dụ ở phần trên.
Vậy tại sao các ngân hàng lại khơng phịng ngừa rủi ro lãi suất bằng cách
làm cho kỳ hạn của tài sản Có và tài sản Nợ cân xứng nhau? Xét về lý thuyết, đây
- 14 -


×