Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RỦI RO LÃI SUẤT CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.63 KB, 22 trang )

1
TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RỦI RO LÃI SUẤT
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Giới thiệu chung về ngân hàng thương mại
1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại
NHTM là một trong những loại hình tổ chức trung gian tài chính quan
trọng nhất của nền kinh tế. Đã có nhiều cách tiếp cận khác nhau để đưa ra một
cách chính xác khái niệm của nó. Cách tiếp cận sau đây có thể coi là ưu việt
nhất:
NHTM là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ
tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán - và
thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh
nào trong nền kinh tế.
1.1.2. Hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại
Trong nền kinh tế thị trường, NHTM là tổ chức trung gian tài chính lớn
nhất, đóng vai trò làm cầu nối giữa những người cần vốn và những người cung
cấp vốn trên thị trường. Nó có hai hoạt động cơ bản đó là: huy động vốn và sử
dụng vốn.
Huy động vốn: NHTM huy động vốn bằng cách: Nhận tiền gửi của khách
hàng, vay các tổ chức tín dụng khác, phát hành giấy nợ, vay NHNN.
Sử dụng vốn: NH sử dụng vốn vào các hoạt động sau: Chiết khấu, cho vay,
bảo lãnh, cho thuê, đầu tư vào tài sản tài chính và các hoạt động khác.
Hoạt động kinh doanh của NHTM có quy mô rất lớn và vô cùng phức tạp,
ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế nên nó chịu sự quản lý đặc biệt của pháp
luật.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Bình
2
1.2. Rủi ro lãi suất của ngân hàng thương mại
1.2.1. Khái niệm rủi ro lãi suất
Lãi suất là giá cả của quan hệ vay mượn hoặc cho thuê những dịch vụ về
vốn dưới hình thức tiền tệ hoặc các dạng tài sản khác nhau. Cũng như nhiều giá


cả hàng hoá khác, lãi suất của các khoản cho vay, tiền gửi và chứng khoán
thường xuyên biến động, có thể làm gia tăng lợi nhuận cho NH hoặc ngược lại
gây tổn thất cho NH.
Do đó, rủi ro lãi suất là khả năng xảy ra những tổn thất ngoài dự kiến gắn
với thay đổi của lãi suất và nhiều nhân tố khác như cấu trúc và kỳ hạn của tài sản
và nguồn, quy mô và kỳ hạn của các hợp đồng kỳ hạn,…
1.2.2. Nguyên nhân gây ra rủi ro lãi suất
1.2.2.1. Sự không phù hợp về kỳ hạn của nguồn và tài sản
1.2.2.2. Sự thay đổi của lãi suất thị trường khác với dự kiến của NH
1.2.2.3. NH sử dụng lãi suất cố định trong các hợp đồng
Có thể hiểu rõ tác động của từng nguyên nhân qua ví dụ sau:
Ví dụ: Giả sử NH A đang có nhu cầu cho vay 100 triệu có thời hạn 1 năm
với lãi suất cố định là 10%/ năm, 100 triệu có thời hạn 2 năm, với lãi suất cố
định là 11%/năm. NH A tìm kiếm nguồn bằng cách vay trên thị trường liên NH
200 triệu với lãi suất cố định là 6%/năm, nếu vay 1 năm và 7%/năm, nếu vay 2
năm.
• Tình trạng tái tài trợ (Kỳ hạn của tài sản dài hơn kỳ hạn của nguồn
tiền)
Giả sử NH vay trên thị trường liên NH kỳ hạn 1 năm.
Sau 1 năm, 100 triệu cho vay được trả và 200 triệu tiền đi vay phải trả.
Khoản gốc thu được chỉ đủ trang trải 50% nhu cầu chi trả (ảnh hưởng của lãi coi
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Bình
3
như bằng 0). Đối với khoản cho vay 1 năm, NH thu được chênh lệch lãi suất là:
10% - 6% = 4%.
Để có tiền trả 100 triệu còn lại, NH cần vay thêm 100 triệu trên thị trường
liên NH. Như vậy, NH phải tài trợ khoản cho vay 2 năm bằng một khoản vay vào
năm thứ hai. Cách tài trợ như trên được gọi là tái tài trợ.
Chênh lệch lãi suất mà NH thu được phụ thuộc vào lãi suất mà NH phải
trả khi tái tài trợ. Nếu lãi suất trên thị trường liên NH không đổi, chênh lệch lãi

suất mà NH thu được của khoản cho vay 2 năm là:
Chênh lệch lãi suất = 11% - 6% = 5%.
NH sẽ thu được 5%/năm, trong cả 2 năm. Khi lãi suất thị trường liên NH
giảm, chênh lệch lãi suất thu được năm thứ hai sẽ lớn hơn 5% và khi lãi suất
lăng, chênh lệch lãi suất thu được sẽ giảm, thậm chí có thể NH còn bị lỗ.
Năm 1: Chênh lệch lãi suất thu được từ 200 triệu cho vay là:
( ) ( )
[ ]
%5,4
200
9
200
100%6%11100%6%10
==
−+−
Năm 2: Giả sử lãi suất trên thị trường giảm 1%. Do khoản cho vay với lãi
suất cố định nên NH vẫn chỉ thu được lãi suất như năm 1. Kỳ hạn đi vay trên thị
trường liên NH chỉ là 1 năm, do vây, vào năm thứ hai, lãi suất được đặt lại, chỉ
còn 5%. Chênh lệch lãi suất thu được năm thứ hai:
Chênh lệch lãi suất = 11% - 5% = 6%
Bình quân mỗi năm NH thu được chênh lệch:
( )
%25,5
2
%6%5,4
=
+
Giả sử lãi suất trên thị trường liên NH tăng thêm 4%, chênh lệch lãi suất
năm thứ hai là: 11% - 10% = 1%
Bình quân mỗi năm NH thu được chênh lệch là:

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Bình
4
( )
%75,2
2
%1%5,4
=
+
Tại sao NH lại dùng nguồn có kỳ hạn ngắn để cho vay với kỳ hạn hơn?
Một lý do là NH kỳ vọng sẽ thu được chênh lệch lãi suất cao hơn. Nếu NH cho
vay với kỳ hạn như huy động, chênh lệch lãi suất thu được là: 10% - 6% = 4%.
Khi thay đổi kỳ hạn NH thấy rằng chênh lệch lãi suất năm 1 chắc chắn sẽ
cao hơn, đạt 4,5%. Tuy nhiên chênh lệch lãi suất năm 2 lại chưa chắc chắn, tuỳ
thuộc vào mức độ và xu hướng thay đổi của lãi suất thị trường.
NH sẽ thay đổi kỳ hạn nếu nhà quản lý dự đoán rằng lãi suất trên thị
trường liên NH sẽ giảm, hoặc tăng song mức tăng sẽ không vượt quá tỷ lệ làm
cho chênh lệch lãi suất bình quân 2 năm nhỏ hơn 4%.
Chênh lệch lãi suất năm 2 an toàn cho NH:
( )
%5,3%5,42%4
=−×
Lãi suất thị trường liên NH an toàn:
%5,7%5,3%11
=−
Nếu lãi suất trên thị trường liên NH năm thứ 2 tăng tới 7,5% thì chênh
lệch lãi suất năm 2 chỉ còn 3,5%, giảm 1% so với năm 1. Kết cục chung, chênh
lệch lãi suất bình quân 2 năm đạt 4%. Nếu lãi suất tăng quá dự tính (quá 7,5%)
sẽ gây ra tổn thất cho NH.
• Tình trạng tái đầu tư (Kỳ hạn của tài sản nhỏ hơn kỳ hạn của nguồn tài
trợ)

Các giả thiết tương tự như trên song nguồn vay 2 năm với lãi suất cố định
7%/năm. Sau 1 năm, 100 triệu được hoàn trả, thu được chênh lệch lãi suất là 3%.
NH có thể cho vay một khoản mới: tái đầu tư khoản cho vay vừa hoàn trả. Nếu
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Bình
5
lãi suất cho vay không đổi, chênh lệch lãi suất thu được là 3%. Khi lãi suất cho
vay tăng hoặc giảm, chênh lệch lãi suất sẽ tăng hoặc giảm theo.
• Kết luận
Ở cả hai trường hợp trên đều có sự không phù hợp về kỳ hạn của tài sản và
nguồn vốn trong điều kiện các hợp đồng huy động và tài trợ với lãi suất cố định.
Tình trạng này được kết hợp với thay đổi lãi suất ngoài dự kiến trên thị trường
làm nảy sinh tổn thất cho NH.
1.2.3. Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro lãi suất
1.2.3.1. Khe hở lãi suất
Khe hở lãi suất đo sự không phù hợp về kỳ hạn giữa nguồn và tài sản.
Việc xác định trạng thái khe hở nhạy cảm lãi suất một cách thường xuyên sẽ giúp
các NH nhận biết rủi ro lãi suất tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh của mình.
Khe hở lãi suất = Tài sản nhạy cảm lãi suất - Nguồn nhạy cảm lãi suất.
Các tài sản và nguồn nhạy cảm lãi suất thường là các loại mà số dư nhanh
chóng chuyển sang lãi suất mới khi lãi suất thay đổi, như các khoản tiền gửi
ngắn hạn, các khoản cho vay và đi vay trên thị trường liên NH, chứng khoán
ngắn hạn của Chính phủ, các khoản cho vay ngắn hạn. Các loại tài sản và nguồn
trung và dài hạn với lãi suất cố định thuộc loại ít nhạy cảm với lãi suất. Có nhiều
nhân tố ảnh hưởng tới quy mô của nguồn và tài sản nhạy cảm:
- Nhu cầu về kỳ hạn của người sử dụng;
- Khả năng về kỳ hạn của người gửi và người cho vay;
- Chuyển hoán kỳ hạn của nguồn.
Sự khác biệt của nguồn và tài sản là tất yếu. Vì vậy NH khó và không cần
thiết duy trì sự phù hợp tuyệt đối về kỳ hạn giữa các nguồn và các loại tài sản
khác nhau trong mọi thời kỳ. Trước hết, kỳ hạn trên thường là do khách hàng đi

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Bình
6
vay và gửi tiền quyết định. Thứ hai, sự thay đổi của các loại lãi suất rất khác
nhau và mức độ nhạy cảm của nguồn và tài sản đối với lãi suất cũng khác nhau.
Thứ ba, sự khác biệt về nguồn và tài sản nhạy cảm có thể tạo thu nhập cao hơn
cho NH. Khi duy trì khe hở nhạy cảm khác 0, nếu lãi suất thay đổi theo hướng
phù hợp thì thu nhập của NH sẽ tăng. Giả sử lãi suất thay đổi với mức độ nào đó
không có lợi cho NH, mức độ giảm thu nhập từ lãi của NH sẽ tỷ lệ thuận với quy
mô khe hở lãi suất.
Trong trường hợp NH đang duy trì khe hở lãi suất dương (Tài sản nhạy
cảm lớn hơn nguồn nhạy cảm):
- Nếu lãi suất trên thị trường tăng, chênh lệch lãi suất tăng;
- Nếu lãi suất trên thị trường giảm, chênh lệch lãi suất giảm.
Trong trường hợp NH đang duy trì khe hở lãi suất âm (Tài sản nhạy cảm
nhỏ hơn nguồn nhạy cảm):
- Nếu lãi suất trên thị trường tăng, chênh lệch lãi suất giảm;
- Nếu lãi suất trên thị trường giảm, chênh lệch lãi suất tăng.
Ví dụ: NH A đang có trạng thái nhạy cảm với lãi suất như sau:
Tài sản Số dư Lãi suất Nguồn vốn Số dư Lãi suất
Tài sản nhạy cảm 80 5% Nguồn nhạy cảm 120 4%
Tài sản kém nhạy cảm 120 7% Nguồn kém nhạy cảm 80 6%
Chênh lệch lãi suất của NH trong kỳ:
( )
%4,1
200
100%680%4120%7120%580
=
××−×−×+×
Nếu lãi suất thị trường tăng thêm 1%, chênh lệch lãi suất của NH trong kỳ:
( )

%2,1
200
100%680%5120%7120%680
=
××−×−×+×
(giảm 0,2%)
(Số tuyệt đối là 2,4)
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Bình
7
Khe hở nhạy cảm = 80 – 120 = - 40
Vậy từ khe hở nhạy cảm ta có thể dự đoán tổn thất khi lãi suất thay đổi:
Thu nhập từ lãi giảm = Khe hở nhạy cảm × Mức gia tăng = - 40 × 1% = - 0,4

Chênh lệch lãi suất giảm =
=
%2,0
200
1004,0
−=
×−
1.2.3.2. Thu nhập ròng từ lãi và tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM)
Thu nhập ròng từ lãi = Tổng thu từ lãi - Tổng chi phí trả lãi
Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên = Thu nhập ròng từ lãi / Tổng tài sản sinh lời
Việc so sánh hai chỉ tiêu này qua từng thời kỳ sẽ giúp các nhà quản lý NH
biết được rủi ro lãi suất đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh hay chưa và tác
động của nó đến thu nhập của NH như thế nào.
Thu nhập ròng từ lãi và tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của NH chịu sự tác
động bởi nhiều yếu tố như:
- Những thay đổi trong lãi suất.
- Những thay đổi trong mức chênh lệch giữa lãi thu về từ tài sản và chi

phí trả lãi cho vốn huy động (thường được phản ánh trong sự thay đổi hình dạng
của đường cong thu nhập giữa lãi suất ngắn hạn và lãi suất dài hạn, vì phần lớn
nguồn vốn của NH có kỳ hạn ngắn trong khi tài sản của NH thường có kỳ hạn
dài hơn).
- Những thay đổi về giá trị tài sản nhạy cảm lãi suất mà NH nắm giữ khi
mở rộng hoặc thu hẹp quy mô hoạt động của mình.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Bình
Tổng tài sản sinh lời
Khe hở nhạy cảm × Mức gia tăng lãi suất
8
- Những thay đổi về giá trị nguồn vốn phải trả lãi mà NH sử dụng để tài
trợ cho danh mục tài sản sinh lời khi mở rộng hoặc thu hẹp hoạt động.
- Những thay đổi về cấu trúc của tài sản và nợ mà NH thực hiện khi tiến
hành chuyển đổi tài sản, nợ giữa lãi suất cố định và lãi suất thả nổi, giữa kỳ hạn
ngắn và kỳ hạn dài, giữa tài sản mang mức thu nhập thấp hơn với tài sản mang
lại mức thu nhập cao (ví dụ như NH tiến hành chuyển tiền mặt thành các khoản
cho vay, hay chuyển các khoản cho vay tiêu dùng, cho vay bất động sản có mức
lãi suất cao thành các khoản cho vay thương mại với lãi suất thấp,…).
1.2.4. Các mô hình lượng hóa rủi ro lãi suất
Hiện nay, trên thế giới có hai mô hình lượng hóa rủi ro lãi suất đang được
các NH hiện đại áp dụng, đó là:
- Mô hình định giá lại (The repricing model)
- Mô hình thời lượng (The duration model)
1.2.4.1. Mô hình định giá lại
Nội dung của mô hình định giá lại là việc phân tích các luồng tiền dựa trên
nguyên tắc giá trị ghi sổ nhằm xác định chênh lệch giữa lãi suất thu được từ tài
sản có và lãi suất thanh toán cho vốn huy động sau một thời gian nhất định. Theo
đó, để lượng hóa rủi ro lãi suất, các NH tính số chênh lệch giữa tài sản có và tài
sản nợ đối với từng kỳ hạn và đặt chúng trong mối quan hệ với độ nhạy cảm lãi
suất của thị trường. Độ nhạy cảm lãi suất trong trường hợp này chính là khoảng

thời gian mà tài sản có và tài sản nợ được định giá lại (theo mức lãi suất mới của
thị trường).
Mô hình lượng hóa rủi ro lãi suất bằng cách tính mức độ giảm thu ròng khi
lãi suất thay đổi ngoài dự kiến:
∆NII
i
= GAP
i
× ∆R
i
= (RSA
i
– RSL
i
) × ∆R
i
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Bình

×