BÀI TIỂU LUẬN
Cơ sở sinh học của sự hình thành tập tính ở động vật bậc thấp và ứng dụng
của tập tính động vật bậc thấp trong đời sống hằng ngày
Tập tính học là một bộ môn khoa học chuyên nghiên cứu về các vấn đề có liên
quan đến tập tính động vật và hành vi ở con người, bộ môn đóng vai trò rất quan
trọng trong đời sống các loài, cũng như trong đời sống và thực tiễn sản xuất của
con người. Tuy nhiên đây cũng là bộ môn còn non trẻ so với các bộ môn khoa học
khác, những nghiên cứu về các dạng tập tính, đặc điểm, cơ chế hay những ứng
dụng của tập tính còn rất hạn chế vì vậy việc thúc đẩy và tích cực nghiên cứu là rất
cần thiết.
A.CƠ SỞ SINH HỌC CỦA SỰ HÌNH THÀNH TẬP TÍNH Ở ĐỘNG VẬT
BẬC THẤP
1. Khái niệm :
-Mọi động vật bậc thấp hay bậc cao đều có khả năng chuyển động thay đổi vị
trí cơ thể sống. Đó là những biểu hiện cơ bản của sự sống ở động vật. Thực chất đó
là sự phản ứng trả lời cơ thể trước tác động của môi trường. Sự phản ứng này khác
nhau giữa các loài động vật, nhưng cùng chung mục đích giúp các loài động vật
thích nghi với môi trường sống.
-Có nhiều quan điểm về tập tính:
+ Quan điểm 1: Là những hoạt động sống hay cách sống của cơ thể.
+ Quan điểm 2: Là sự biểu hiện giữa sự trao đổi với môi trường xung quanh.
2. Phân loại tập tính :
2.1. Căn cứ vào cách sống hằng ngày chia làm 4 loại:
• Tập tính định hướng.
• Tập tính dinh dưỡng.
• Tập tính sinh sản.
• Tập tính đời sống xã hội.
1
2.2. Căn cứ vào nguồn gốc, vào bản chất về mặt sinh học và di truyền chia làm
3 nhóm c ơ bản :
• Tập tính bẩm sinh.
• Tập tính thứ sinh.
• Tập tính hỗn hợp.
2.2.1.Tập tính bẩm sinh ( TTBS) :
-Khái niệm: Tập tính bẩm sinh là những biểu hiện cơ bản cho cơ thể sống mà từ
khi sinh ra đã có sẵn, mang tính bản năng và được di truyền từ bố mẹ sang hay còn
gọi là mang tính bẩm sinh, mang tính nguyên thủy, không cần học hỏi trong đời
sống. Chúng thường là những vận động bản năng của cơ thể sống như chạy, nhảy,
bay, săn mồi, giao hoan, bài tiết…Các hoạt động này được quyết định bởi yếu tố di
truyền, ít thay đổi và ít chịu ảnh hưởng của môi trường sống.
-Theo Paplop TTBS là phản xạ không điều kiện.
Bản năng là một chuỗi phản xạ có điều kiện.
Ví dụ: Nhện giăng tơ bắt mồi.
-Những biểu hiện cơ bản của cơ thể sống mà từ khi sinh ra đã có sẵn, mang tính
bản năng, được di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
-TTBS là tập tính sơ cấp là những vận động bản năng của cơ thể sống chạy,
nhảy, bay, giao hoan .Và hầu hết những tập tính này ít chịu ảnh hưởng của môi
trường sống, được quyết định bởi yếu tố di truyền.
2.2.2.Tập tính thứ sinh (TTTS):
-Khái niệm: Tập tính thứ sinh là loại tập tính được hình thành và tiếp thu trong
quá trình phát triển cá thể, thông qua quá trình học tập. Chúng bao gồm các hoạt
đọng như tìm kiếm thức ăn, săn mồi, những hoạt động trong giao tiếp, những quan
hệ giữa các cá thể trong bầy đàn,…Chúng dễ dàng bị thay đổi hơn so với tập tính
bẩm sinh và phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố môi trường. Thường biểu hiện ở nhóm
côn trùng, đặc biệt rõ rệt ở những loài sống thành tập đoàn (ong, kiến, mối…).
- Được hình thành và tiếp nhận sau một quá trình học tập của cơ thể động vật
2
- TTTS bao gồm:
+ Các hoạt động tìm kiếm thức ăn.
+ Săn bắt mồi.
+ Các hoạt động giao tiếp.
2.2.3. Tập tính hỗn hợp (TTHH):
-Khái niệm: Tập tính hỗn hợp là loại tập tính mang tính chất của hai loại tập
tính bẩm sinh và thứ sinh. Nó biểu hiện rất rõ ở những động vật bậc cao như thú,
người.
- Ở một chừng mực nào đó TTBS và TTTS rất khó phân biệt. TTTS hình
thành trong đời sống cá thể lâu đời bền vững tinh xảo, trở thành gần giống với tập
tính bẩm sinh.
- Đa số tập tính ở ĐVBT là tập tính bẩm sinh.
3.Cơ sở sinh học của sự hình thành tập tính ở động vật bậc thấp.
-Cơ sở tập tính ở động vật đó chính là biến dị, di truyền và chọn lọc. Yếu tố di
truyền quyết định cấu trúc hệ thần kinh, cấu trúc hệ nội tiết.
-Cơ chế hình thành và điều khiển tập tính ở động vật là cơ chế hoạt động của
hệ thần kinh, do vậy tập tính học động vật được hình thành trên cơ chế phản xạ và
vòng phản xạ. Có thể minh họa bằng sơ đồ sau:
.
3
Kích thích
bên ngoài
Cơ quan
thụ cảm.
Kích thích
bên trong.
Hệ thần
kinh.
Cơ quan
thực hiện
Hành động
Sơ đồ cơ sở thần kinh của tập tính.
Cung phản xạ bao gồm:
- Bộ phận tiếp nhận kích thích (Thụ thể hay cơ quan thụ cảm).
- Bộ phận phân tích tổng hợp thông tin để quyết định hình thành và mức độ
phản ứng (Hệ thần kinh).
- Bộ phận thực hiện phản ứng.
Hình thức, mức độ và tính chính xác phụ thuộc vào các loài động vật
khác nhau, phụ thuộc vào mức độ tổ chức thần kinh của chúng.
-Ở động vật chưa có tổ chức thần kinh như động vật đơn bào, chúng phản
ứng lại các kích thích của môi trường bằng chuyển động của cả cơ thể hoặc co rút
của cả nguyên sinh chất.
-Ví dụ: Trùng đế giày bơi tới chỗ có nhiều oxi, trùng biến hình thu chân giả để
tránh ánh sáng
-Ở động vật có tổ chức thần kinh
+Động vật có hệ thần kinh dạng lưới
4
• Hệ thần kinh dạng lưới có ở động vật có cơ thể đối xúng
tỏa tròn thuộc ngành Ruột khoang.
• Các tế bào thần kinh nằm rải rác trong cơ thể và liên hệ
với nhau qua các sợi thần kinh, tạo thành mạng lưới tế
bào thần kinh.
• Các tế bào thần kinh có các sợi thần kinh liên hệ với các
tế bào cảm giác và liên hệ với các tế bào biểu mô cơ.
Khi tế bào cảm giác bị kích thích, thông tin sẽ được
truyền về mạng lưới thần kinh và sau đó đến các tế bào
biểu mô cơ, sau đó động vật co mình lại để tránh kích
thích.
+Ở động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch.
• Các hạch thần kinh được nối với nhau bởi các dây thần kinh và
tạo thành chuỗi hạch thần kinh nằm dọc theo chiều dài cơ thể. Ở
động vật chân khớp, não (hạch thần kinh đầu) có kích thước lớn
hơn hẳn so với các hạch thần kinh khác. Mỗi hạch thần kinh là
trung tâm điều khiển hoạt động của một vùng cơ thể xác định.
5
• Động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch phản ứng lại kích thích
theo nguyên tắc phản xạ. Hầu hết các phản xạ của chúng là phản
xạ không điều kiện.
4. Một số tập tính ở động vật bậc thấp
-Ở côn trùng, ếch và chim thì các tín hiệu âm thanh đóng vai trò quan trọng trong
tập tính kết đôi. Con cái chỉ trả lời lại âm thanh do con đực cùng loài phát ra.
-Ở một số loài côn trùng như kiến và ong, hầu hết các cá thể đều không sinh sản
mà dành toàn bộ sức lực để nuôi nấng bảo vệ thế hệ con của những cá thể khác.
-Đối với bọ xít, được mệnh danh là "Hoàng hậu hôi", miệng tuyến hôi của nó
nằm ở bụng, bình thường dùng để
phòng chống kẻ địch. Khi chúng
sinh con thì mùi hôi này có thể hình
thành một "vòng hôi" xung quanh ấu
trùng, như một bức tường bảo vệ
con cái khỏi sự xâm hại của kẻ thù.
-Chỉ biết vào những tháng mùa đông, rươi lại nổi lên mặt nước khoảng 1 - 2 giờ
đồng hồ, rồi lại biến mất.
-Rươi nổi và bơi trên mặt nước như con đỉa. Có khi nổi dày đặc, đỏ cả mặt nước.
-Nhiều loài côn trùng có các cơ quan cảm giác rất tinh tế. Trong một số trường
hợp, các giác quan của chúng nhạy cảm hơn con người rất nhiều. Ví dụ, ong có thể
nhìn được trong phổ bức xạ cực tím để tìm kiếm nơi hút mật là những bông hoa có
bức xạ này để "dẫn đường" cho ong. Bướm đực có cái "mũi chuyên hóa" là đôi ăng
ten (ở bướm ngày ăng ten có chóp tròn ở đầu mút và ở ngài (bướm đêm) lại có
dạng lông vũ hoặc không có đầu mút tròn) có thể ngửi thấy pheromon của bướm
cái từ khoảng cách vài km.
6
-Các côn trùng có tập tính xã hội như kiến hay ong, chúng sống cùng nhau trong
một tập đoàn lớn và được tổ chức rất tốt. Các cá thể trong tập đoàn tương đối giống
nhau về bộ gen (do trinh sản) nên người ta có thể coi cả tập đoàn như một "siêu cơ
thể". Đứng đầu một thị tộc côn trùng như vậy là con chúa-con cái duy nhất có khả
năng sinh sản, và chỉ đảm nhiệm chức vụ này trong bầy và là mẹ của mọi con côn
trùng khác trong thị tộc, bao gồm những con thợ là những con cái không có khả
năng sinh sản, thực hiện mọi nhiệm vụ của tổ, từ kiếm thức ăn, vệ sinh tổ và vệ
sinh con chúa, chăm sóc ấu trùng Con chúa điều khiển lũ con của mình bằng
pheromon, và cứ vào mỗi mùa sinh sản mới, chúng lại cho ra đời một lứa con chúa
là hậu duệ của mình, khi trưởng thành những con này sẽ bay đi để tạo nên một thị
tộc riêng, những đàn kiến cánh bay vào nhà bạn chính là hình ảnh minh họa rõ nét
của chúng. Còn những con thợ thì được sinh ra hằng ngày với tốc độ chóng mặt.
Còn những con đực chỉ đóng vai trò sinh sản.
Một tập tính quan trọng của côn trùng là một vài loài và ở một số giai đoạn biến
thái chúng có thời kỳ ngủ đông (hibernate) và thời kỳ đình dục (diapause).
4.1 Tập tính nhận biết mùi
- Vai trò: Giúp cho hoạt động sinh sản và tìm kiếm thức ăn, tránh các nguyên
tố độc hại của môi trường. Do vậy đây là tập tính quan trọng đối với sự sống còn
của cơ thể sinh vật
- Cơ sở sinh học của tập tính này: Dựa vào bản chất sai khác của chất đánh
dấu, về đặc trưng của feromol đối với từng loại để tạo ra sự cách ly giữa các cơ thể,
đặc biệt là cách ly sinh sản đối với các cá thể khác loài.
- Tập tính nhận biết mùi biểu hiện cụ thể ở những hành động.
Ví dụ: Kiến đi thành hàng, kiến tiết ra một loại chất thơm ngay trên đường đi.
Người ta gọi là yếu tố dẫn đường hay còn gọi là chất đánh dấu được con kiến đầu
đàn tiết ra giúp các con kiến trong đàn nhận biết hướng đi của bầy kiến.
4.2 Tập tính sinh sản:
3.2.1 Tập tính hôn phối:
7
-Trong tập tính ghép đôi việc phát ra các tính hiệu kích thích và kêu gọi bạn
tình rất là quan trọng. Thông thường, con đực sục sạo và quyến rũ con cái .Trò tán
tỉnh bao gồm: nhảy múa, gõ vào cơ thể, phát ra âm thanh, tiết ra mùi , phô trương
ra hiệu…
- Âm thanh đóng vai trò quan trọng giúp con đực dẫn dụ con cái.
Ví dụ: + Mùa xuân đến, châu chấu vùng Địa Trung Hải thường gọi con cái
nhờ âm thanh riêng, được phát ra ở lưng.
+ Rên rỉ là cách thức tìm bạn tình ở muỗi. Muỗi cái thông báo cho
muỗi đực nhận biết, đồng thời cũng là thông tin cho muỗi cái tránh xa.
+ Châu chấu, dế mèn, ve sầu đực phát ra âm thanh quyến rũ con
cái.Ve sầu Bắc Mỹ Magricicada septemdecim có giai đoạn ấu trùng 17 năm trong
đất nhưng giai đoạn trưởng thành sống tự do chẳng kéo dài được bao lâu, chỉ được
vài tuần , chủ yếu để ca hát, giao phối đẻ trứng duy trì nòi giống.
- Mùi vị cũng đóng vai trò quan trọng trong tập tính ghép đôi
Ví dụ:
+Loài rệp vỏ, con đực taọ một căn phòng đặc biệt. Sau đó, tiết ra mùi
đặc biệt khiêu gợi tỏa vào không khí. Con cái sau khi phát hiện được mùi, nó
không sao dừng lại và tìm đến chỗ con đực.
+ Con ngài hoàng đế tiết ra mùi thơm thu hút con đực từ xa 11km.
+ Nhiều loài bướm trong họ bướm cải và bướm phấn, đến mùa sinh sản
con đực thường thò ra túm lông màu vàng hoặc trắng ở cuối bụng để tiết ra một
mùi hắc giúp con đực dẫn dụ con cái và xua đuổi kẻ thù.
- Những kích thích thị giác cũng đóng vai trò quan trọng trong hôn phối của
nhiều loài động vật.
Ví dụ:
+ Đom đóm cái phát ra ánh sáng màu vàng vàng để thu hút con đực.
+ Nhện nhảy cái Habranattus dossenus yêu cầu bạn tình vừa nhảy vừa
múa.
- Quà tặng tình yêu:
Ví dụ
+ Ở loài bọ nhậy bụng đỏ, quà tặng là một tấm mền bằng the mỏng do con
đực dệt lấy từ những sợi tơ mịn .Con đực không chỉ mải mê giao phối với con cái
8
trong 9 giờ đồng hồ, nó còn cẩn thận dùng tấm mền quấn lấy nàng, nhằm bảo vệ
nàng khỏi bị kẻ thù ăn thịt trong những giờ hoang lạc.
+ Bọ ngựa đực phải rất cẩn thận khi nó đến gần con cái để ghép đôi. Nếu con
cái đang đói , con đực có thể trở thành bữa ăn cho bạn tình.
3.2.2 Tập tính chăm sóc trứng và con non:
-Tập tính chăm sóc trứng và con non ở côn trùng rất đa dạng
Ví dụ
+Tò vò bắt mồi về giữ ở trạng thái ướp tươi trong tổ làm thức ăn cho sâu non.
+Ở loài ong kí sinh họ Trichogrammatidea chúng thường đẻ trứng ngay trên
cơ thể vật chủ tương lai của sâu non của chúng.Sâu non mới nở có thức ăn sẵn
ngay.
+Tập tính nhào nặn và vận chuyển phân của bọ hung là tập tính chăm sóc trứng
và con non rất độc đáo.
+Cà cuống đực sau khi giao phối với con cái sẽ ở lại chăm sóc và bảo vệ trứng,
trong khi con cái bỏ đi. Lúc này con đực vẫn phát tín hiệu dẫn dụ những con cái
khác để lại tiếp tục trông coi, chăm sóc những ở trứng khác. Tập tính chăm sóc
trứng của cà cuống đực bao gồm hoạt động quạt khí và dấp nước thường xuyên
cho ổ trứng để đảm bảo nhiệt độ và độ ẩm phù hợp.
3.3 Tập tính bảo bệ lãnh thổ:
-Lãnh thổ chính là một vùng được con vật bảo vệ để ngăn chặn bất kì sự xâm
lấn nào của cá thể khác cùng loài.
Ví dụ: Dế mèn đực kêu thánh thót năn nỉ như lời chào gọi và đón gọi con cái,
nhưng cũng bằng cách này dế đực muốn thông báo cho những con đực khác rằng
đây là vùng lãnh thổ riêng của nó, là vùng đất đã có chủ không được ai xâm phạm.
3.4 Tập tính xã hội:
Tập trung và tụ họp thành từng nhóm, sống thành bầy đàn là những tập tính
phổ biến trong đời sống động vật. Sống theo nhóm động vật có ưu thế hơn trong
việc tìm kiếm thức ăn, phòng tránh kẻ thù và những tác nhân bất lợi từ môi
trường. Nói đến động vật xã hội là nhắc đến những động vật có đời sống bầy đàn
lớn, trong đó có sự liên kết chặt chẽ và sự phân chia nhiệm vụ chức năng riêng
biệt. Đó là tổ mối, kiến, ong.
9
3.4.1 Tập tính đẳng cấp:
-Một nhóm xã hội động vật bao gồm nhiều nhóm phân hóa chức năng với
nhiều cá thể, tạo thành một tập hợp các chức năng.
Ví dụ
+ Ở ong mật Apis mellifera có sự phân chia đẳng cấp xã hội điển hình: một con
ong chúa, vài trăm ong đực và phần lớn là ong thợ, ong lính.
+ Ở kiến có 5 đẳng cấp xã hội chính : kiến chúa, kiến đực, kiến thợ, kiến lính và
dạng kiến trung gian. Dạng kiến trung gian , khi cần có thể biến thành con ong
đực hay ong thợ
3.4.2 Tập tính vị tha:
-Tập tính vị tha là tập tính làm giảm khả năng sống sót của cá thể này, nhưng
đồng thời làm tăng khả năng sống sót của người khác và vì sự sinh tồn của bầy
đàn.
-Nhiều loài động vật trong sinh sản bị chết chóc.
Ví dụ:
+ Đom đóm cái cắt đứt đầu đom đóm đực, nhai nát rồi giao phối với cái thân
không đầu run rẩy
+Bọ ngựa đực sẽ phải rất cẩn thận khi lại gần để ghép đôi với con cái , nó có
thể trở thành bữa ăn của bạn tình, nếu cô nàng đang bị đói.
+ Trong một tổ mối, mối chúa và mối vua làm nhiệm vụ sinh sản .Còn các
nhiệm vụ khác như nuôi dưỡng ấu trùng tìm kiếm thức ăn, bảo vệ đàn, dọn dẹp
tổ… đều do mối thợ và mối lính làm.Tất cả mạng sống của chúng đều để củng
cố những nỗ lực sinh sản của mối chúa và mối vua. Mối chúa đẻ khoảng 3000
10
trứng mỗi ngày, đẻ liên tục trong hơn 10 năm, có loài là 19 năm.Mối chúa là
một cố máy đẻ.
B .ỨNG DỤNG CỦA TẬP TÍNH Ở ĐỘNG VẬT BẬC THẤP TRONG ĐỜI
SỐNG HẰNG NGÀY:
1.Cơ sở khoa học của việc vận dụng tập tính học:
-Tập tính là một thuộc tính cơ bản của cơ thể sống. Tập tính không dơn thuần
là hoạt động bản năng mà có cả tập tính được hình thành thông qua hoạt động giao
tiếp, thông qua hoạt động bầy đàn, thông qua cộng đồng xã hội.
- Khả năng học tập của động vật được quyết định bởi yếu tố di truyền, thông
qua tác động của môi trường. Do vậy, phụ thuộc vào hệ thống thần kinh, cấu trúc
chức năng của giác quan.
2. Ứng dụng của tập tính động vật bậc thấp trong đời sống hằng ngày:
-Trong sản xuất nông nghiệp, đấu tranh phòng trừ sâu hại: Người ta đã gây nuôi
và phát triển nhiều nhóm côn trùng cánh màng và sử dụng chúng như những thiên
địch để góp phần tiêu diệt sâu nhiều nhóm sâu hại và côn trùng.
Chẳng hạn ứng dụng tập tính chăm sóc trứng và con non của nhiều nhóm tò vò,
ong mắt đỏ; bởi chúng thường bắt sâu tiêm dịch cho tê liệt chuẩn bị làm thức ăn
cho con non hoặc trực tiếp đẻ trứng và kí sinh trên cơ thể các nhóm sâu đục thân,
11
sâu xanh, sâu tơ,…rồi khi trứng nở con, ấu trùng sẽ dần ăn thịt những con sâu non
này.
-Dựa vào tập tính giao phối của nhiều côn trùng gây hại đã tạo ra các cá thể đực
bất thụ. Những con đực này vẫn khỏe mạnh, phát triển và giao phối bình thường
với các con cái khác nhưng chúng không có khả năng sinh sản. Bằng cách này con
người có thể hạn chế và tiêu diệt các cá thể côn trùng gây hại.
2.1 Sử dụng thiên địch để phòng trừ sâu hại trong sản xuất nông nghiệp:
-Các thiên địch có ích cho lúa:
*.Nhện nước:
-Tên khoa học là Lycosa psseudoannulata.
-Có 8 chân cao như gọng vó, trên lưng có màu xám hoặc xanh đen, có hình
cái nĩa màu trắng trên lưng.
-Nhện nước làm tổ trong những đám cỏ, rơm rạ mục trong ruộng lúa ngập
nước hay ruộng cạn. Con cái thường đẻ khoảng 200 - 600 trứng trong 3 - 4 tháng
vòng đời của chúng, mỗi lần đẻ 80 trứng trong một ổ và vác ổ trứng trên lưng.
-Khi ruộng lúa xuất hiện bướm sâu đục thân, sâu cuốn lá hoặc rầy nâu, chúng
tìm đến dùng vòi hút chất dinh dưỡng bên trong con mồi. Gặp trứng của rầy nâu,
chúng ăn từ 5-15 trứng/ngày. Mật độ nhện càng tăng khi số sâu hại tăng, khống chế
được sâu hại không tăng quá lớn để phá hại cây trồng.
*Kiến ba khoang.
-Tên khoa học là Coleoptera.
-Có màu nâu đỏ, giữa lưng có một vạch lớn màu đen chạy ngang qua tạo thành
một khoang đen. Chúng thường trú ẩn trong bờ cỏ, các đống rơm rạ mục ngoài
ruộng. Chúng làm tổ dưới đất và đẻ trứng. Khi ruộng lúa xuất hiện sâu cuốn lá hay
rầy nâu, chúng tìm đến, chui vào những tổ sâu, ăn thịt từng con. Trung bình mỗi
con kiến ba khoang có thể ăn từ 3 - 5 con sâu non/ngày. Sự xuất hiện của kiến ba
12
khoang đã làm cho số của sâu hại giảm đáng kể và bảo vệ lúa không bị phá hại,
giảm bớt việc dùng thuốc hoá học, giảm chi phí, bảo vệ môi trường.
*.Ruồi xám.
-Tên khoa học là Diptera.
-Có màu xám, xen những sọc trắng, to hơn ruồi nhà, thân có nhiều lông
(gai), đầu to, màu hồng hơi xám. Khi ruộng lúa xuất hiện sâu cuốn lá lớn tấn công
là chúng thường xuất hiện, tìm đậu lên lưng và đẻ trứng lên lưng ký chủ là sâu
cuốn lá lớn. Trứng nở thành giòi và ăn thịt bên trong thân ký chủ. Sau khi ăn xong,
chúng chui ra làm kén trên lá lúa và biến thành nhộng. Khoảng 4 ngày sau nhộng
nở thành ruồi, cắn kén chui ra, được ba ngày chúng lại giao phối và tìm đến ký chủ
mới để lập vòng đời thứ tiếp theo. Cứ như vậy ruồi xám hạn chế được mật số các
loài sâu cuốn lá lớn.
*.Bọ đuôi kìm.
-Tên khoa học là Eborellia.
-Có màu đen bóng, giữa các đốt bụng có khoang trắng và có điểm trắng đầu
râu. Chúng thường sống ở những ruộng khô và làm tổ dưới đất ở gốc cây lúa. Mỗi
con cái đẻ 200 - 350 trứng. Bọ đuôi kìm chủ yếu hoạt động vào ban đêm. Chúng
chui vào các rãnh do sâu đục thân đục để tìm sâu non hoặc trèo lên lá tìm sâu cuốn
lá. Chúng có thể ăn 20 - 30 con mồi/ngày.
*.Bọ xít nước.
-Tên khoa học là Veliide.
-Là loài bọ xít nhỏ, có vạch trên lưng, có nhiều trên ruộng lúa nước. Đối tượng
của chúng là những con rầy non. Chúng ăn rầy non rơi xuống nước. Mỗi con bọ xít
nước ăn từ 4 - 7 con bọ rầy/ngày.
* Bọ xít mù xanh.
-Tên khoa học là Cytorbinus.
13
-Có màu xanh và đen, thường đẻ trứng vào mô thực vật, sau 2 - 3 tuần sẽ
trưởng thành và có thể sinh sản từ 10 - 20 con non. Chúng thích ăn trứng và sâu
non của các loài rầy. Chúng tìm trứng rầy ở bẹ lá và thân, dùng vòi nhọn hút kho
trứng. Mỗi con ăn hết 7-10 trứng/ngày hay 1 - 5 con bọ rầy/ngày.
*.Bọ rùa đỏ.
-Tên khoa học là Micraspis sp.
-Có hình ô van, màu đỏ nhạt hoặc chói. Bọ rùa đỏ hoạt động vào ban ngày,
trên ngọn cây lúa, tìm ăn bọ rầy, sâu non và trứng rầy.
*.Kiến vàng.
-Kiến vàng một loài thiên địch quí
-Kiến vàng được xem là loại thiên địch lợi hại. Các bệnh thường gặp trên
cam quýt như: Greening, sâu vẽ bùa, bệnh do bọ xít nhện…đều giảm nhiều khi
nuôi kiến vàng trong vườn. Kiến vàng từ lâu đã được xếp vào hàng thiên địch lợi
hại của ruộng đồng, vườn tược. Cây ca cao có kiến vàng sẽ không bị chuột phá.
Trên xoài, sâu ăn lá không sống sót khi có kiến vàng cư trú. Đây là những nghiên
cứu qua thực tế tại nông thôn nhiều nước và được các nhà khoa học công nhận.
-Ở nước ta, bà con vùng ĐBSCL có tập quán đem tổ kiến vàng về buộc trên
cây trong vườn cam quýt. Các vườn cam quýt có mặt kiến vàng không còn kiến hôi
(kiến đen làm cam quýt sượng và mất nước). Một loài bệnh trên cây cam quýt là
Greening, đặc biệt thường gặp trên các vườn cam, nhất là các vườn cam mật.
Greening do rầy chổng cánh gây ra. Cây cam khi nhiễm bệnh có lá gân xanh. Khi
kiến vàng xuất hiện sẽ tiêu diệt rầy chổng cánh, vườn cam quýt có kiến vàng sẽ
không bị bệnh Greening, đây là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học ở Viện
cây ăn quả Miền Nam.
2.2 Dựa vào tập tính hướng sáng và hướng vị để tạo ra các bẫy đèn và bẫy hóa
chất tiêu diệt hay xua đuổi côn trùng gây hại.
Ví dụ:
14
+ Dùng bã chua ngọt gồm 4 phần mật, 4 phần giấm, 1 phần nước, 1 phần
thuốc trừ sâu: Padan hay Sherpa để bẫy pha trưởng thành của sâu cắn gié lúa, sâu
cắn lá ngô, sâu xám đục thân ngô…
+ Dùng bẫy feramol, vizubon để thu hút.
+ Dùng long não trộn tro bếp để vào túi vải, chú ý không bị ướt, treo ở độ
cao khoảng 1,5 mét có tác dụng xua đuổi.
+ Bẫy đèn
Lợi dụng tập tính hướng sáng và giả
chết khi đụng phải vật lạ của bọ cánh
cứng, có thể làm bẫy đèn để bắt chúng
(không cần dùng tới hóa chất). Bọ cánh
cứng bắt được có thể cho cá, gà, vịt ăn.
Cách làm bẫy đèn rất đơn giản:
- Dùng một tấm tôn kẽm có chiều dài
và chiều rộng 1-1,5 m làm bia chắn
cắm ngoài vườn (cao 1,8-2 m).
- Phía dưới bia đào hố, rộng khoảng 60
cm, sâu 30 cm; lót bạt nylon chứa nước.
- Một cây đèn compact sạc điện
(thường được sử dụng khi cúp điện)
được treo vào giữa tấm bia có khoét lỗ
(để chiếu sáng cả hai mặt).
Đèn được treo từ 19 đến 22 giờ. Nếu vườn có ao nuôi cá, có thể làm bẫy trên ao để
bẫy bắt bọ cánh cứng làm mồi cho cá.
2.3 Ứng dụng để xây dựng mô hình phỏng sinh học:
-Xây dựng nhà theo kiến trúc của tổ ong
15
-Mô hình máy bay trực tăng dựa theo hình dạng chuồn chuồ
2.4Ứng dụng để biết thời tiết và khai thác có hiệu quả:
-Qua quan sát hoạt động của một số loài côn trùng, con người có thể dự
đoán một số hiện tượng thời tiết.
Ví dụ: -Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng bay vừa thì râm.
+Khi thấy mối xuất hiện nhiều thì trời sắp mưa.
+Khi những đàn kiến tha trứng đi thành từng đàn thì báo hiệu trời sắp
mưa.
-Động vật bậc thấp có thể cảm nhận tuần trăng và mực nước lên xuống của
thủy triều để thực hiện hoạt động giao hoan và sinh sản.Từ đó con người chủ động
khai thác đúng thời điểm.
Ví dụ: -“Tháng 9 đôi mươi, tháng 10 mồng 5” là những thời điểm sinh sản của
Rươi. Rươi bám vào nhau và nổi lên trên mặt nước.
-''''sở thích'''' của loài muỗi cái.
+Muỗi là trung gian truyền một số
bệnh ký sinh trùng ở vùng nhiệt đới như
sốt rét, giun chỉ bạch huyết và bệnh do
virut như sốt xuất huyết, viêm não Nhật
Bản, sốt vàng Muỗi đực chỉ hút nhựa cây,
còn muỗi cái mới chích đốt máu người và
động vật. Loài muỗi cái thích mùi của cơ
thể, khí carbonic (CO2) và nhiệt tỏa ra từ
người hay động vật.
+Đặc điểm các loài muỗi truyền bệnh
Trong các loài muỗi, có hai nhóm thường đốt máu người và có thể truyền bệnh.
Nhóm Anopheles có giống Anopheles được biết đến nhiều nhất do vai trò truyền
bệnh sốt rét. Ở một số nơi, nó cũng có khả năng truyền bệnh giun chỉ bạch huyết.
16
Nhóm Culicinae gồm các giống Culex truyền bệnh giun chỉ bạch huyết và một số
bệnh virut; giống Aedes truyền bệnh sốt xuất huyết, sốt vàng, các bệnh virut khác
và cũng có khả năng truyền bệnh giun chỉ bạch huyết; giống Mansonia truyền bệnh
giun chỉ bạch huyết; giống Haemagogus và Sabethes truyền bệnh sốt vàng vùng
rừng rậm ở Trung, Nam Mỹ.
+Về tập tính, muỗi đực thường "ăn chay" nên không đốt máu, nó tự nuôi
dưỡng bằng cách chích hút nhựa cây; muỗi cái thường "ăn mặn" nên nó chích đốt
máu cả người và động vật. Với đặc điểm ái tính riêng, một số loài muỗi thường chỉ
ưa thích chích đốt máu của một số loại động vật nào đó phù hợp. Muỗi thường bị
thu hút bởi mùi của cơ thể, mùi của mồ hôi, khí CO2 và nhiệt tỏa ra từ người hay
động vật. Các loài muỗi thường thích chích đốt máu vào một số giờ nhất định, có
thể vào lúc rạng đông, lúc hoàng hôn chập tối hoặc khi nửa đêm. Đa số các loài
muỗi thường chích đốt mồi vào ban đêm nhưng cũng có một số loài thường chích
đốt mồi vào ban ngày. Một đặc điểm sinh lý cũng được ghi nhận là có loài muỗi
thích chích đốt máu ở trong rừng, một số loài lại thích chích đốt máu ở ngoài nhà
hoặc trong nhà.
+Do khả năng cần tiêu máu và phát triển trứng thụ tinh mất nhiều ngày nên
muỗi cái sau khi hút no máu đã tìm nơi an toàn, tối tăm, ẩm thấp để trú ẩn và đậu
nghỉ. Một số loài thích trú đậu trong nhà hoặc ở chuồng gia súc, một số loài khác
lại thích trú đậu ngoài nhà, trong các bụi cây hoặc nơi trú ẩn tự nhiên. Thường
muỗi cái không chích đốt máu trong thời gian trứng thụ tinh đang phát triển.
+Chính đặc điểm tập tính của muỗi đã giúp các nhà khoa học xác định loài
muỗi chỉ gây mối phiền hà cho con người do việc chích đốt máu bình thường hay
loài muỗi là trung gian truyền bệnh, trên cơ sở này sẽ chọn lựa các phương pháp
phòng chống thích hợp. Một số loài muỗi thích chích đốt máu các loại động vật thì
không có khả năng và nguy cơ trong vai trò truyền bệnh từ người này sang người
khác. Con người dễ dàng phòng tránh muỗi chích đốt máu đối với các loài muỗi có
17
tập tính đốt mồi vào ban đêm hơn là loài có tập tính chích đốt máu vào ban ngày
hoặc khi buổi chiều chập tối. Loài muỗi có tập tính trú đậu ở trong nhà có khả năng
dễ phòng chống hơn là loài muỗi có tập tính trú đậu ở ngoài nhà.
+Mùi mà muỗi cái ưa thích
• Theo tập tính chích đốt mồi của các loài muỗi đã nghiên cứu, muỗi
cái thường ưa thích nếu như không muốn nói là bị thu hút bởi cái mùi cơ thể, mùi
mồ hôi, khí CO2 và nhiệt tỏa ra từ người hay động vật. Do nắm được các đặc điểm
nên trong thực tế, ngành chuyên khoa côn trùng đã ứng dụng tính chất trên để xây
dựng một số quy định cho các hoạt động thuộc lĩnh vực này.
• Đối với cán bộ, nhân viên làm công tác côn trùng được phân công
thực hiện phương pháp mồi người để bắt muỗi ở trong nhà và ngoài trời ban đêm
phục vụ cho việc giám sát hoạt động của muỗi truyền bệnh tại điểm điều tra phải
tuân thủ các quy định của chuyên môn. Không được tắm rửa bằng xà phòng có mùi
thơm quá nồng vào buổi chiều trước khi làm nhiệm vụ vì mùi thơm làm cho muỗi
không bị thu hút tìm đến để đốt mồi, nếu muốn tắm rửa thì tốt nhất là dùng nước
sạch, không dùng xà phòng thơm. Trong khi mồi người bắt muỗi, tuyệt đối không
được nói chuyện, hút thuốc lá, dùng nước hoa, xoa dầu nóng có mùi thơm vì sẽ
có tác dụng xua đuổi muỗi bay đến. Nếu thực hiện đúng quy định này, khả năng
thu hút muỗi sẽ cao và bắt được nhiều muỗi. Nếu không tuân thủ nguyên tắc, dù có
ngồi cả suốt đêm cũng không bắt được muỗi, có bắt được cũng rất ít. Số liệu điều
tra thu thập được sẽ không trung thực.
• Ngoài ra muỗi cái cũng ưa thích khí CO2 và nhiệt tỏa ra từ cơ thể
cũng căn cứ vào tập tính đốt mồi của muỗi, các nhà khoa học của Viện Vệ sinh
phòng dịch Quân đội và Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương đã
nghiên cứu phương pháp thu thập muỗi có đặc tính hoạt động ở vùng rừng núi
bằng cách ứng dụng mồi dẫn dụ khói và lửa để bắt muỗi. Về cơ bản, các loài muỗi
18
đều có thể bị dẫn dụ và thu hút bởi khí CO2 và nhiệt. Tuy nhiên, nếu ở nhiệt độ
quá cao và nồng độ khí CO2 quá lớn thì nguồn dẫn dụ sẽ mất tác dụng và có thể có
tác dụng xua đuổi.
* Một loài chuồn kim có cách sinh đẻ lạ thường
- Chuồn kim xanh sở hữu một màu xanh lam đặc trưng màu của trời và biển.
Ưa sống gần gũi với môi trường nước lại có một kiểu sinh đẻ không giống bất cứ
một loài chuồn chuồn nào.
- Loài chuồn kim xanh có mặt khá nhiều nơi có tập tính là thường sống bên
mặt nước có thể gọi là “chuồn kim nước”. Nó ưa sống ven bờ các ao hồ hay con
lạch thoáng rộng nước trong. Thường bay là là trên mặt nước đậu trên rong rêu
hay lá cây ở sát với mặt nước đây là nơi săn mồi, kết bạn tình, sinh đẻ của nó.
- Chuồn kim xanh sở hữu một màu xanh lam đặc trưng khi đậu trên mặt nước
dưới ánh mặt trời ta có cảm giác màu xanh này như được phát sáng thật đẹp mắt.
Tuy nhiên để chụp được những bức ảnh đẹp như thực tế đó lại rất khó, ảnh con vật
thường bị lóa sáng. Một đặc điểm chung cho các loài chuồn chuồn là con đực
thường có màu sắc đẹp nổi bật ngược lại con cái lại nhạt nhòa rất đỗi bình thường.
19
20
Chuồn kim xanh
21
Thường đậu đỗ trên rong rêu lá cây sát mặt nước
Ảnh chụp chuồn kim xanh thường bị lóa sáng
- Cũng giống như các loài chuồn kim khác vào mùa sinh đẻ các đôi “uyên
ương” tìm đến nhau và rồi kết thành hình trái tim nó trùng hợp ngẫu nhiên với biểu
tượng tình yêu của con người. Trên đời này có lẽ chỉ có loài chuồn kim (nói chung)
22
quấn quít tình tự với nhau là lâu nhất. Có thể kéo dài suốt cả một buổi cho đến khi
con cái đẻ xong. Chuồn kim xanh có thể có nhiều loài, riêng có một loài thể hiện
cách đẻ trứng không giống bất cứ loài bay lượn sinh sống trên cạn nào. Khi giao
phối với nhau đến lúc con cái đẻ trứng con đực vẫn đính cái đuôi vào đầu con cái.
Kỳ lạ thay khi đẻ trứng con cái lại lặn hẳn xuống nước bò dưới đáy để đẻ trứng.
Không dừng ở đó con đực cũng “Yêu nhau mấy núi cũng trèo…” lặn theo cùng
con cái, đây là điều dị thường chưa từng thấy ở mọi loài khác.
23
Giao phối
24
25