Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch Văn Hóa Khu Vực Phía Tây Yên Tử (Tỉnh Bắc Giang).Pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 122 trang )

QU
TRƢ



N
Ọ XÃ HỘ VÀ

 VĂ

-----------------------

NGUYỄN THỊ YẾN

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊ



Ĩ

PHÍA TÂY N TỬ (TỈNH BẮC GIANG)

LUẬ VĂ T

SĨ DU LỊCH

Hà Nội, 2015

U VỰC



QU
TRƢ



N
Ọ XÃ HỘ VÀ

 VĂ

-----------------------

NGUYỄN THỊ YẾN

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊ



Ĩ

U VỰC

PHÍA TÂY N TỬ (TỈNH BẮC GIANG)

Chun ngành: Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)

LUẬ VĂN TH

N ƯỜ


SĨ DU LỊCH

ƯỚNG DẪN KHOA H C: PGS.TS PH M QU C SỬ

Hà Nội, 2015


MỤC LỤC
MỤC LỤC .............................................................................................. 1
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. 4
DANH MỤC BẢNG BIÊU ..................................................................... 5
DANH MỤC BIỂU
MỞ

Ồ VÀ MÔ HÌNH ................................................. 6

ẦU ................................................................................................ 7

1. Lý do chọn đề tài ................................................................................. 7
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................... 8
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................... 9
4. ối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................. 10
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 10
6. óng góp của luận văn ................................................................................ 10
7. Cấu trúc của luận văn .................................................................................. 11
ƢƠ

1:


Ơ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊ



HÓA ..................................................................................................... 12
1.1. Những căn cứ xác định khu vực Tây Yên Tử .................................. 12
1.1.1. Vị trí địa lý và lịch sử .................................................................. 12
1.1.2. Những căn cứ pháp lý ........................................................................... 16
1.2. Những vấn đề lý luận về du lịch văn hóa ................................................. 17
1.2.1. Du lịch văn hóa ..................................................................................... 17
1.2.2. Tài nguyên du lịch văn hoá ................................................................... 17
1.2.3. Điểm đến du lịch văn hóa ..................................................................... 18
1.2.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch văn hóa ......................................... 19
1.2.5. Sản phẩm du lịch văn hóa ..................................................................... 20
1.2.6. Khách du lịch văn hóa........................................................................... 22
1.2.7. Nhân lực trong du lịch văn hóa ............................................................ 22
1.2.8. Tổ chức, quản lý du lịch văn hóa .......................................................... 23
1.2.9. Xúc tiến du lịch văn hóa ........................................................................ 25
1


1.2.10. Bảo tồn di sản văn hóa trong du lịch .................................................. 26
1.3. Những vấn đề đặt ra trong nghiên cứu du lịch văn hóa khu vực phía Tây
n Tử - tỉnh Bắc Giang ................................................................................. 29
1.3.1. Tầm quan trọng của du lịch văn hóa trong hoạt động du lịch phía Tây
n Tử.............................................................................................................. 29
1.3.2. Những thuận lợi trong hoạt động du lịch văn hóa khu vực phía Tây n
Tử - tỉnh Bắc Giang......................................................................................... 30
1.3.3. Những khó khăn trong hoạt động du lịch văn hóa khu vực Tây Yên Tử tỉnh Bắc Giang ................................................................................................ 31
Tiểu kết chương 1............................................................................................ 33

ƢƠ

2: T ỰC TR NG HO T

ỘNG DU LỊ



Ĩ



KHU VỰC PHÍA TÂY N TỬ ( TỈNH BẮC GIANG) .................... 34
2.1. Hệ thống tài nguyên du lịch văn hóa khu vực phía Tây n Tử ....... 34
2.1.1. Tài nguyên du lịch văn hóa vật thể ....................................................... 34
2.1.2. Tài nguyên du lịch văn hóa phi vật thể ................................................. 36
2.2. ác điểm du lịch văn hóa tiêu biểu .......................................................... 45
2.2.1. Chùa Vĩnh Nghiêm ................................................................................ 45
2.2.2. Khu di tích và danh thắng Suối Mỡ ...................................................... 48
2.2.3. Khu bảo tồn sinh thái Đồng Thông ....................................................... 51
2.3. Khảo sát thực trạng du lịch văn hóa khu vực Tây Yên Tử ...................... 54
2.3.1. Cơ sở vật chất phục vụ du lịch văn hóa ................................................ 54
2.3.2. Nhân lực du lịch .................................................................................... 58
2.3.3. Thị trường khách du lịch văn hóa khu vực Tây Yên Tử ........................ 64
2.3.4. Sản phẩm, tour tuyến du lịch văn hóa................................................... 68
2.3.5. Tổ chức, quản lý hoạt động du lịch văn hóa ......................................... 70
2.3.6. Xúc tiến, quảng bá sản phẩm du lịch văn hóa ...................................... 73
Tiểu kết chương 2............................................................................................ 76
ƢƠ


3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU
2


QUẢ HO T

ỘNG DU LỊ



Ĩ

U VỰC PHÍA TÂY

N TỬ ............................................................................................... 77
3.1. Những căn cứ đề xuất giải pháp ...................................................... 77
3.1.1. Chủ trương chính sách nhà nước .......................................................... 77
3.1.2. Căn cứ thực tiễn .................................................................................... 87
3.2. Những giải pháp phát triển du lịch văn hóa khu vực Tây Yên Tử .............. 88
3.2.1. Giải pháp về tổ chức, quản lý hoạt động du lịch văn hóa .................... 88
3.2.2. Giải pháp về đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật ....................... 92
3.2.3. Giải pháp về nguồn nhân lực du lịch .................................................... 94
3.2.4. Giải pháp về thị trường du lịch ............................................................. 97
3.2.5. Giải pháp về sản phẩm du lịch văn hóa ................................................ 98
3.2.6. Giải pháp đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch ................................. 101
3.2.7. Giải pháp về bảo tồn di sản ................................................................ 103
Tiểu kết chương 3.......................................................................................... 105
KẾT LUẬN ........................................................................................ 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 109
PHỤ LỤC ........................................................................................... 112


3


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BQL

Ban quản lý
ao đẳng

CHXHCN
CSHT

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
ơ sở hạ tầng
ại học

N -CP

Nghị định – Chính phủ

NQ/TW

Nghị quyết /Trung ương

Q -SVHTTDL

Quyết định – Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Q -UBND


Quyết định - Ủy ban nhân dân

QH

Quốc hội

QL

Quốc lộ

TN

Tự nhiên

UBND

Ủy ban nhân dân

UNESCO

(United Nations Educational, Scientific and Cultural
Organization) Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn
hóa của Liên hiệp quốc

UNWTO

(World Tourism Organization)
Tổ chức Du lịch thế giới


VHTT

Văn hóa Thể thao

4


DANH MỤC BẢNG BIÊU
Bảng 2.1:

ác di tích được xếp hạng cấp quốc gia ở khu vực phía Tây

Yên Tử………………………………………………………………………34
Bảng 2.2: Hiện trạng phân bổ cơ sở lưu trú tại các huyện đến tháng
4/2015………………………………………………………………………..54
Bảng 2.3: Hiện trạng chất lượng cơ sở lưu trú của khu vực phía Tây Yên Tử
đến hết tháng 4/2015………………………………………………………...55
Bảng 2.4: Hiện trạng đơn vị kinh doanh lữ hành tại khu vực phía Tây
Yên Tử………………………………………………………………………56
Bảng 2.5: Các lớp nghiệp vụ du lịch đã được tổ chức………………………59
Bảng 2.6: Lao động trực tiếp trong du lịch của khu vực phía Tây Yên Tử giai
đoạn 2010 - 2014 ……………………………………………………………60

5


DANH MỤC BIỂU Ồ VÀ MƠ HÌNH
Sơ đồ 1.1: Quy trình bảo tồn di sản………………………………………….27
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ trình độ lao động của khu vực Tây Yên Tử năm 2014…..61
Biểu đồ 2.2: Mục đích đi du lịch của khách du lịch đến khu vực Tây Yên Tử

năm 2014.........................................................................................................66

6


MỞ ẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay du lịch đã trở thành một nhu cầu xã hội phổ biến. Nhu cầu du
lịch ngày càng tăng lên chính là lúc khách du lịch mong muốn được tìm hiểu
khám phá những nét phong phú và đa dạng trong nếp sinh hoạt văn hóa của
người dân tại các quốc gia, các địa phương, vùng miền khác nhau. Vì thế mà
bên cạnh những loại hình như du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm, du lịch
chữa bệnh.... gần đây du lịch văn hóa được xem là sản phẩm du lịch đặc thù
của các nước đang phát triển thu hút nhiều khách du lịch quốc tế. Du lịch văn
hóa chủ yếu dựa vào những sản phẩm văn hóa, lễ hội truyền thống, phong tục
tín ngưỡng…để tạo sức hút đối với khách du lịch bản địa và khách du lịch
quốc tế.
Du lịch văn hóa rất phù hợp với điều kiện của Việt Nam, khi nền tảng
phát triển phần lớn không dựa vào những đầu tư lớn để tạo ra những điểm du
lịch đắt tiền, mà thường dựa vào nguồn du lịch tự nhiên và sự đa dạng trong
bản sắc văn hóa dân tộc. Những nguồn lợi này không tạo ra giá trị to lớn cho
ngành du lịch, nhưng lại đóng góp đáng kể cho sự nghiệp phát triển của cộng
đồng xã hội.
Khu vực phía Tây Yên Tử (tỉnh Bắc Giang) trải dài từ Sơn

ộng, dọc

theo sông Lục Nam xuống đến Yên Dũng. Dọc sườn Tây n Tử cịn lưu lại
nhiều di tích, cơng trình lịch sử văn hóa liên quan đến q trình dựng nước và
giữ nước của dân tộc ta. Hệ thống các chùa tháp, di tích lịch sử, lễ hội văn hóa

cùng sự kỳ vĩ của rừng, núi trùng điệp kết hợp cùng với khu phía

ơng dãy

n Tử (thuộc tỉnh Quảng Ninh) đã tạo thành một quần thể danh thắng Yên
Tử thống nhất, có tiềm năng lớn cho phát triển du lịch.
ăn cứ vào thực trạng và tính cấp bách của vấn đề, tác giả đã lựa chọn
đề tài “Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa khu vực phía Tây n Tử (tỉnh
7


Bắc

iang)” nhằm tìm ra những định hướng và giải pháp góp phần nâng cao

hiệu quả khai thác sản phẩm du lịch văn hóa của khu vực này trong thời gian
tới, đưa du lịch văn hóa trở thành loại hình chủ đạo đem lại nhiều lợi ích kinh
tế xã hội cho khu vực.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
ã có nhiều nghiên cứu văn hóa và du lịch văn hóa khu vực phía Tây
Yên Tử, ví dụ như: “Tục hát Sli với phát triển du lịch văn hóa huyện Lục
Ngạn” tác giả Nguyễn Thị Phương, “Truyền thuyết Vũ Thành và lễ hội đền
Hả Lục Ngạn – Bắc

iang” tác giả Trần Duy Phương, “Tiềm năng du lịch

văn hóa huyện Lục Nam” tác giả

ỗ Huỳnh Bộ, Trần Văn


òa, “Bảo tồn và

khai thác các giá trị di sản văn hóa khu thắng cảnh Suối Mỡ” tác giả Trần Văn
Lạng...
Năm 2006, Bắc Giang cho ấn hành cuốn sách Dân ca Cao Lan của tác
giả Ngô Văn Trụ, đã cho thấy loại hình văn hóa phi vật thể được người già,
thanh niên, trẻ nhỏ, ai cũng say mê “Sịnh ca”, bởi nó khơng chỉ là những bài
hát giao duyên của trai gái, mà còn là những bài hát ca ngợi sản xuất, hát
“phụng” Thổ công và Thần Nông, hát mừng nhà mới, hát ru con, hát đố, hát
ghẹo…Qua những làn điệu dân ca này, người Cao Lan có thể gửi gắm những
tâm tư, tình cảm với nhau, những ước mơ, nguyện vọng của người lao động
với thiên nhiên và thần linh…Mỗi khi có dịp gặp nhau, người Cao Lan hát
cho nhau nghe những bài hát ca ngợi cảnh đẹp quê hương, làng bản. Những
lúc lao động vất vả, mệt nhọc, họ thường cất lên tiếng hát ca ngợi tinh thần
lao động, cầu chúc những mùa tươi tốt. Khi trai gái làm quen hay bén duyên
nhau, họ hát những làn điệu dân ca để ngỏ ý giao duyên và hẹn ước…
Năm 2011, trong Kỷ yếu hội thảo khoa học Bảo tồn và khai thác các
giá trị văn hóa khu thắng cảnh Suối Mỡ xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam,
với 21 tham luận khoa học đã nêu bật hệ thống di tích thắng cảnh Suối Mỡ và
đã đưa ra các giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy hết các giá trị của khu di
8


tích danh thắng này. Muốn làm được điều đó phải quảng bá du lịch một cách
bền vững.
Tháng 10 năm 2015, trong hội thảo khoa học Xây dựng phát triển sản
phẩm du lịch Văn hóa tâm linh – Sinh thái vùng Yên Tử, với 12 tham luận
khoa học đã nêu bật hệ thống các di tích khu vực Yên Tử và đã đưa ra các giải
pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị các di tích để phát triển du lịch vùng Yên
Tử nói chung cũng như du lịch Bắc Giang nói riêng ngày càng phát triển.

Tuy nhiên các cơng trình trên chưa nghiên cứu tổng thể, toàn diện về
du lịch văn hóa khu vực phía Tây n Tử. Cùng với đó, thực tiễn hoạt động
du lịch văn hóa khu vực Tây Yên Tử hiện nay cho thấy sản phẩm du lịch ở
đây còn nghèo, đơn điệu, chưa tương xứng với tiềm năng, vì thế chưa thỏa
mãn nhu cầu tìm hiểu của du khách. Nhiều vấn đề còn bỏ ngỏ, chưa được
nghiên cứu thấu đáo, chưa được đầu tư phát triển dẫn tới việc chưa thể thu hút
khách du lịch trong và ngoài nước đến khu vực Tây Yên Tử.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của luận văn khi thực hiện là góp phần phát triển du lịch văn
hóa khu vực phía Tây n Tử, cũng như góp phần bảo tồn di sản văn hóa
trong kinh doanh du lịch của Bắc Giang nói chung.
ể đạt được mục đích trên, luận văn sẽ tiến hành giải quyết các nhiệm
vụ chính là:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về du lịch văn hóa như: tài nguyên du lịch
nhân văn, điểm đến du lịch văn hóa, thị trường, nguồn khách...để từ đó xây
dựng sản phẩm văn hóa thành sản phẩm du lịch, tổ chức thực hiện và quản lý
chúng nhằm mục đích phát triển du lịch và bảo tồn văn hóa.
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng khai thác sản phẩm du lịch văn hóa
khu vực phía Tây n Tử.
- Nêu ra những đề xuất góp phần phát triển du lịch văn hóa và bảo tồn
di sản văn hóa ở khu vực phía Tây Yên Tử.
9


4. ối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn
ối tượng nghiên cứu của luận văn là các điều kiện phát triển du lịch
văn hóa;

iện trạng hoạt động du lịch văn hóa;


ác tổ chức, quản lý, cơ sở

vật chất, sản phẩm du lịch văn hóa.
* Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Giới hạn khơng gian nghiên cứu gồm tồn bộ
bốn huyện khu vực Tây Yên Tử (Bắc Giang): huyện Yên Dũng, huyện Lục
Ngạn, Huyện Lục Nam, huyện Sơn ộng.
- Phạm vi về thời gian: số liệu, tài liệu sẽ thu thập từ thời điểm năm
2010 đến nay, các định hướng phát triển sản phẩm du lịch văn hóa của khu
vực Tây Yên Tử và các giải pháp được đưa ra trong thời gian tới.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập và xử lý thông tin
- Phương pháp nghiên cứu thực địa
- Phương pháp điều tra xã hội học
- Phương pháp bản đồ, biểu đồ
Luận văn cũng sử dụng các tài liệu thứ cấp, các nguồn thông tin từ các
sở, ban ngành, thư viện, các tổ chức hiệp hội khoa học lớn, các diễn đàn
chuyên môn để làm cơ sở cho việc nghiên cứu của mình
6. óng góp của luận văn
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về du lịch văn hóa
- Hệ thống hóa giá trị nguồn tài ngun du lịch văn hóa khu vực phía
Tây n Tử.
- ưa ra những nhận định đánh giá thực trạng của du lịch văn hóa khu vực
phía Tây n Tử.
-

ề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch văn hóa khu vực

phía Tây n Tử.

10


7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
luận văn chia làm 3 chương:
hương 1: ơ sở lý luận về phát triển du lịch văn hóa
hương 2: Thực trạng hoạt động du lịch văn hóa ở khu vực phía Tây
n Tử (tỉnh Bắc Giang)
hương 3: Các giải pháp phát triển du lịch văn hóa khu vực phía Tây
n Tử

11


ƢƠ

1: Ơ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊ



Ó

1.1. Những căn cứ xác định khu vực Tây Yên Tử
1.1.1. Vị trí địa lý và lịch sử
Núi Yên Tử nằm trên cánh cung
Sườn

ông Triều, ôm gọn vùng


ông Bắc.

ông Yên Tử chủ yếu thuộc tỉnh Quảng Ninh, sườn Tây Yên Tử thuộc

các huyện Yến Dũng, Lục Nam, Lục Ngạn và Sơn

ộng tỉnh Bắc Giang. Từ

xa xưa, Yên Tử đã được các nhà địa lý cổ phương ông ghi nhận là một trong
những nơi phúc địa của Giao Châu. Nơi tích tụ khí thiêng sơng núi, nơi trời
đất giao hịa, giúp con người thốt tục để đến với một khơng gian thanh tịnh.
Yên Tử còn được biết đến là một trong những trung tâm Phật giáo hàng đầu
của cả nước, gắn liền với vai trị của đức vua Trần Nhân Tơng, người sáng lập
ra thiền phái Trúc Lâm, dòng thiền nổi tiếng của quốc gia ại Việt. Ngày này,
Yên Tử là một quần thể di tích với nhiều kiến trúc cổ có giá trị lịch sử văn
hóa, được xây dựng qua nhiều thời kỳ khác nhau Lý, Trần, Lê, Nguyễn.
Về địa lý, Yên Tử là dãy núi thấp, thuộc hệ thống cánh cung

ơng

Triều, một vùng địa chất được hình thành từ kỷ ệ tứ, với các loại đá gốc như
sa thạch, sỏi kết sạn và phù sa cổ… Cánh cung

ông Triều chạy từ Quảng

Ninh qua ải Dương và Bắc Giang, án ngữ bên bờ tả sông Lục Nam. ộ cao,
thế núi của từng ngọn cũng rất phong phú. Ở sơn phận này có các mạch núi
chính như: Lơi Âm (tức n Tử), Phật Sơn, Am Ni, Chúng Sơn, Thanh Mai,
Bác Mã, Côn Sơn, uyền inh, Tượng Sơn, Khám Lạng… ỉnh cao nhất của
dãy Yên Tử là ngọn Lôi Âm (khoảng 1200m so với mực nước biển). Tiếp

theo là ngọn Phú Lâm của núi Phật Sơn (khoảng 1000m). Trong các mạch núi
này có hai loại thảm thực vật nguyên sinh là thảm thực vật rừng nhiều tầng và
thảm thực vật rừng xavan khô hạn. ịa hình, địa chất phức tạp của khu vực đã
kiến tạo nên các cảnh quan kỳ vĩ như: thác Ngự Dội, thác Vàng, thác Bạc,
cổng Trời, đường Tùng, rừng trúc, đỉnh núi Yên Tử…
12


Khu vực n Tử có tổng diện tích tự nhiên khoảng 2686ha. Trong đó
có 1736ha rừng tự nhiên, đặc trưng cho hệ sinh thái rừng

ơng Bắc, nơi cịn

bảo tồn được nhiều nguồn gen động, thực vật quý hiếm. Xen kẽ với thiên
nhiên là hệ thống chùa, am, tháp… Ven lối dẫn lên các chùa, am, tháp thường
trồng rất nhiều tùng. Trong khu vực này hiện còn khoảng hơn 200 cây tùng
đại thụ, thuộc 4 nhóm quý hiếm, được trồng cách đây khoảng 700 năm. Ngoài
đường tùng cổ thụ, rừng trúc ở đây cũng đã nổi tiếng từ ngàn xưa... Trúc là
sản phẩm độc đáo của Yên Tử, tượng trưng cho sức sống dẻo dai, vẻ đẹp
thanh bạch và tao nhã của tạo hóa. Có lẽ, đó cũng chính là lý do mà Trần
Nhân Tông đã chọn nơi đây để tu hành, lấy tên là rừng trúc (Trúc Lâm), để
đặt tên cho dịng thiền do ơng sáng lập.
Trong vẻ đẹp hùng vĩ và hoang sơ, núi rừng gắn với cõi Thiền xưa, nơi
phát tích của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Nơi đây cịn in đậm dấu tích lịch
sử và di tích văn hóa gắn với sự ra đời và phát triển của Thiền phái Trúc Lâm
và hệ thống lăng mộ các vua Trần.
Từ khi hình thành, trải qua nhiều năm tháng, Thiền phái Trúc Lâm Yên
Tử ngày càng thu hút được nhiều phật tử, có lúc lên tới 1.500 người, nên việc
xây dựng những chùa, miếu, am, thiền viện để phục vụ sinh hoạt tôn giáo
được xây cất ở nhiều nơi. Tuy nhiên do thời gian xây dựng cách đây quá lâu

(thế kỷ XIII và XIV) lại thêm thiên nhiên khắc nghiệt, nên những di sản này
chỉ còn lại dấu tích. Mặc dù vậy, nó đã minh chứng cho sự hiện hữu của một
chốn Tổ của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.

iện nay, hệ thống chùa, miếu,

am, thiền viện phân bố ở không gian Yên Tử:
Tỉnh Quảng Ninh: Chùa

ồng trên đỉnh cao nhất Yên Tử, chùa Bảo

Sái, chùa Một Mái, chùa Tiêu, chùa Hoa Yên, Ngự Dược am, Tử Tiêu am,
Thạch Thất Ngộ Ngữ viện, chùa Long

ộng, chùa

iải Oan, chùa Lân, chùa

Tú Lâm, chùa Quan Âm, chùa Quỳnh Lâm, chùa Ngũ ài Sơn, Chùa Bắc Mã.
13


Tỉnh Bắc Giang: chùa Vĩnh Nghiêm, chùa

ồ Bấc, chùa Bình Long,

chùa Cao, chùa Hang Non, chùa Hòn Tháp, chùa Yên Mã, chùa AmVãi, chùa
ồng Vành, chùa hỉ Tác.
Tỉnh


ải Dƣơng:

ền, chùa Côn Sơn – Kiếp Bạc, chùa Thanh Mai,

chùa Thời Lời, Ngũ ài, á Bạc, chùa Dạo, chùa Kỳ Lân,..
Có thể thấy Tây Yên Tử (Bắc Giang) là một phần quan trọng trong sự
hình thành và phát triển của Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử. Trong đó Bắc
Giang, Quảng Ninh,

ải Dương cịn lưu giữ nhiều di sản văn hóa vật thể và

phi vật thể quan trọng và độc đáo của Thiền Phái Trúc Lâm minh chứng
những giá trị văn hóa tinh thần từng ngự trị ở nơi đây.
Theo tài liệu của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang, vùng Tây Yên Tử
trải dài qua 4 huyện: Yên Dũng, Lục Nam, Lục Ngạn và Sơn

ộng. Trừ

huyện Yên Dũng là vùng trung du, 3 huyện còn lại đều là các huyện miền núi
của tỉnh Bắc Giang. Các huyện này nằm ở phía

ơng của tỉnh, có các tuyến

giao thơng là quốc lộ 1A, quốc lộ 31, quốc lộ 279… chạy qua.

ịa bàn 4

huyện này tiếp giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh. Tuy là địa bàn miền
núi, song Tây Yên Tử nằm trong vùng có điều kiện khá thuận lợi trong việc
giao lưu kinh tế, văn hóa với các huyện trong tỉnh, các tỉnh lân cận như: Hà

Nội, Quảng Ninh, Lạng Sơn, giao lưu với Trung Quốc qua cửa khẩu của các
tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn.
ây là vùng có 13 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó chủ yếu là
Kinh, Tày, Nùng, Cao Lan, Dao, Sán Chí.

ồng bào các dân tộc trong vùng

đa số vẫn còn giữ được nhiều nét sinh hoạt truyền thống trong đời sống văn
hóa, tập quán sản xuất… tạo nên sự đa dạng và phong phú. Bên cạnh đó, khu
bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử với hàng nghìn lồi động thực vật q hiếm
được quy hoạch diện tích rộng, nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp. Khá gần với
Hà Nội,

ải Phịng, khu di tích n Tử tỉnh Quảng Ninh, có điều kiện thuận

lợi để phát triển du lịch văn hóa, tâm linh, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.
14


Trong vùng có khá nhiều con sơng chảy qua, nhất là huyện Lục Nam,
Lục Ngạn và Yên Dũng. Với 3 con sông lớn là: sông Thương, sông

ầu và

sông Lục Nam, chiều dài chừng 130km, các con sơng này có lượng nước dồi
dào quanh năm, không chỉ cung cấp nước tưới cho nơng nghiệp mà cịn phục
vụ việc đi lại, đáp ứng nhu cầu giao lưu văn hóa, thơng thương hàng hóa, phát
triển du lịch từ xưa đến nay và mai sau. ệ thống đê bao của các con sông này
khá vững chắc đã ngăn được những ảnh hưởng tiêu cực đối với đời sống dân
sinh và sản xuất. Rừng trong khu vực chiếm khoảng trên 60% diện tích.

Trong đó chủ yếu diện tích rừng đặc dụng thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Tây
Yên Tử và một phần là rừng trồng kinh tế. Thảm thực vật rừng ở đây vẫn cịn
có độ che phủ lớn, chủ yếu là các loại cây bản địa và các loại gỗ quý như: lim,
lát, pơmu, dẻ…
ệ thống di tích Tây Yên Tử cơ bản được xây dựng dưới thời Lý –
Trần. Thời kỳ đầu, các nhà tu hành thường áp dụng phương pháp thiền định
khổ hạnh, tìm những nơi núi cao, cảnh đẹp mà hoang vắng để lập am, dựng
chùa tu hành. Ngồi ra cịn có những di sản văn hóa phi vật thể khác liên quan
như: lễ hội, truyền thuyết, phong tục tập quán, tri thức dân gian, thi ca và di
sản Hán – Nôm khác…
Khu vực Tây Yên Tử tập trung khá đa dạng các di tích văn hóa. Chùa
Vĩnh Nghiêm (xã Trí Yên, huyện Yên Dũng) là thiền viện Trúc Lâm Yên Tử,
chốn đào luyện tăng đồ Phật giáo, do Trần Nhân Tơng tạo dựng, là nơi khởi
đầu của hành trình Tây Yên Tử. Chùa Hòn Tháp (xã

ẩm Lý, huyện Lục

Nam) xây dựng từ thời Trần TK XIII-XIV, chùa trong núi, kề khe suối hạ
nguồn Vực Rêu, có thác nước. Trên đường đi n Tử, đức Phật hồng Trần
Nhân Tơng đã từng cư ngụ tại đây. Chùa Yên Mã (xã

ẩm Lý, huyện Lục

Nam) do Pháp Loa thiền sư và các tăng ni tạo dựng. Chùa Non, chùa Cao, đền
Thượng, đền Trung, đền ạ (xã Khám Lạng, huyện Lục Nam) có từ thời Trần,
nằm trên núi Khám Lạng, gắn liền với nhiều tích lạ có liên quan đến Phật giáo
15


theo lối tu hành khổ hạnh (dấu chân Phật). Chùa Bình Long (xã

huyện Lục Nam) gồm núi

uyền

uyền Sơn,

inh, núi Hịn Chùa có từ thời Lý, Trần.

iện chỉ là phế tích với một số di vật đá, chữ khắc trên vách đá. Thắng cảnh
suối Mỡ, hồ Bấc (xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam) là thắng cảnh suối, thác,
gắn với hệ thống đền, chùa. Thắng cảnh suối nước Vàng (xã Lục Sơn, huyện
Lục Nam) là thắng cảnh gắn với chùa

ồng Vàng, nơi sinh sống của dân tộc

Dao, Thanh Phán. Chùa Am Vãi (xã Nam Dương, huyện Lục Ngạn) xây dựng
thời Lý, Trần.

iện nay, cảnh quan di tích đang được đầu tư, tơn tạo. Khu

ồng Thông (xã Thanh Sơn, Sơn

ộng) là nơi sinh hoạt văn hóa của dân tộc

Dao…
1.1.2. Những căn cứ pháp lý
Trong giai đoạn đầu xây dựng các định hướng bảo tồn và phát huy giá
trị di sản khu vực Tây Yên Tử gắn với phát triển du lịch văn hóa, vai trị của
Nhà nước có một vị trí quan trọng. Với ý nghĩa này, từ những ý tưởng của các
nhà khoa học, nhà quản lý tỉnh Bắc Giang đã đề xuất với Chính Phủ về những

giá trị di sản ở khu vực Bắc Giang liên quan đến các giá trị di sản văn hóa ở
vùng Yên Tử thuộc tỉnh Quảng Ninh. Những đề xuất của tỉnh Bắc Giang đã
được Chính phủ quan tâm và cho phép quy hoạch bảo tồn các di sản văn hóa
khu vực Tây Yên Tử. ược thể hiện ở các văn bản sau:
- Thông báo số 162/TB-VPCP ngày 14/6/2010 của Văn phịng Chính
phủ về kết luận của Thủ tướng Chính phủ, tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh
Bắc Giang, về việc cho phép tỉnh Bắc Giang lập quy hoạch di tích và danh
thắng Tây Yên Tử.
- Quyết định số 855/Q -UBND ngày 08/6/2010 của UBND tỉnh Bắc
Giang về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng hạ tầng khu du lịch sinh thái
Tây Yên Tử tỉnh Bắc Giang.
- Quyết định số 223/Q -UBND ngày 20/6/2011 của UBND tỉnh Bắc
Giang, về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch vùng bảo tồn tổng thể di tích và
16


danh thắng Tây Yên Tử, tỉnh Bắc Giang.
- Quyết định số 105/Q -UBND ngày 29/01/2013 của UBND tỉnh Bắc
Giang, về việc phê duyệt quy hoạch vùng bảo tồn tổng thể hệ thống di tích và
danh thắng Tây Yên Tử, tỉnh Bắc Giang.
1.2. Những vấn đề lý luận về du lịch văn hóa
1.2.1. Du lịch văn hóa
Theo khảo sát đánh giá của chuyên gia Tổ chức Du lịch Thế giới, trong
những năm gần đây, tại hầu hết các quốc gia, điểm đến, đặc biệt là những
nước có ngành du lịch đang phát triển ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
đang từng bước điều chỉnh định hướng chiến lược sản phẩm, tập trung quan
tâm đầu tư nhiều hơn vào việc phát triển và quảng bá xúc tiến du lịch văn hóa,
một loại hình sản phẩm du lịch có sức hấp dẫn và tính trường tồn cao, đó là
nhân tố thiết yếu góp phần đáng kể cho sự nghiệp phát triển bền vững.
“Du lịch văn hóa là loại hình chủ yếu hướng vào việc quy hoạch, lập

trình, thiết kế các tour lữ hành tham quan các cơng trình văn hóa cổ kim”1
Theo Luật Du lịch, “Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản
sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy
các giá trị văn hóa truyền thống”.
Hoặc “Du lịch văn hóa là loại hình du lịch dựa trên cơ sở khai thác các
giá rị di sản văn hóa dân tộc và được tổ chức một cách có văn hóa”2 .
Như vậy, du lịch văn hóa là loại hình du lịch mà điểm đến là các địa chỉ
văn hóa, dựa vào những sản phẩm văn hóa, những lễ hội truyền thống dân tộc,
kể cả những phong tục tín ngưỡng...để tạo sức hút đối với khách du lịch bản
địa và khắp nơi trên thế giới.
1.2.2. Tài nguyên du lịch văn hoá
1

Trần Thúy Anh, Nguyễn Thu Thủy, Nguyễn Thị Anh Hoa (2010), Ứng xử văn hóa trong du lịch, Nxb ại
học Quốc gia Hà Nội, tr22.
2
Nguyễn Văn Bình (2005), Phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa – một công cụ bảo vệ môi trường tự nhiên
và môi trường xã hội, Bảo vệ môi trường du lịch, Tổng cục Du lịch

17


Tài nguyên hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các nguồn ngun liệu,
năng lượng và thơng tin có trên Trái đất và trong không gian vũ trụ mà con
người có thể sử dụng để phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của mình.
Tài nguyên được phân loại thành tài nguyên tự nhiên và tài nguyên
nhân văn gắn liền với các nhân tố về con người và xã hội. Tài nguyên du lịch
là một dạng đặc sắc của tài ngun nói chung. Khái niệm tài ngun du lịch
ln gắn liền với khái niệm du lịch.
Theo Luật Du lịch Việt Nam, Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên

nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, cơng trình lao động
sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch;
là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự
hấp dẫn du lịch.
Tài nguyên du lịch văn hóa là một bộ phận quan trọng của tài nguyên
du lịch. Hiểu theo cách này thì các thành tố văn hóa được xếp vào dạng tài
nguyên du lịch văn hóa như truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn
nghệ dân gian...và đây cũng là nguồn tài nguyên hết sức độc đáo trong du lịch.
Tuy nhiên, tài nguyên văn hóa được chia ra làm hai loại cơ bản là tài nguyên
văn hóa vật thể thì tồn tại dưới dạng hữu hình mà con người có thể thấy và
chạm vào được như các cơng trình kiến trúc, hàng thủ cơng, các cơng cụ...;
cịn tài ngun văn hóa phi vật thể thì tồn tại ở dạng vơ hình, khơng hiện hữu
trong khơng gian con người chỉ có thể cảm nhận thơng qua các giác quan như
lễ hội, các loại hình nghệ thuật, giao tiếp, ứng xử...
ể phát triển du lịch văn hóa thì cần có tài nguyên du lịch văn hóa, đây
là yếu tố quyết định. Tài nguyên du lịch văn hóa với những đặc điểm kỳ diệu,
đa dạng, độc đáo sẽ ngày càng thu hút đông đảo khách du lịch đến thăm quan
nhằm thỏa mãn trí tị mị cũng như đáp ứng phần nào lòng mong muốn hiểu
biết sâu rộng về cái hay, cái đẹp của mỗi vùng, mỗi địa phương.
1.2.3. Điểm đến du lịch văn hóa
18


Theo M.Buchvarov (1982) điểm du lịch là cấp thấp nhất trong hệ thống
phân vị du lịch gồm 5 cấp: điểm du lịch – hạt nhân du lịch – tiểu vùng du lịch
– á vùng du lịch – vùng du lịch. Về mặt lãnh thổ, điểm du lịch có quy mơ nhỏ,
“là nơi tập trung một loại tài nguyên nào đó (tự nhiên, văn hóa – lịch sử hoặc
kinh tế xã hội) hay một loại cơng trình riêng biệt phục vụ du lịch hoặc kết hợp
cả hai ở quy mô nhỏ.”3
“ iểm đến du lịch là một thành phố, thị xã, khu vực mà có sự phụ

thuộc đáng kể vào nguồn lợi nhuận thu được từ du lịch. Nó có thể chứa một
hoặc nhiều điểm tham quan du lịch hấp dẫn”.4
iểm đến du lịch chính là sự kết hợp các yếu tố vật chất và tinh thần,
nhằm cung cấp cho du khách khi lưu trú và dừng chân tham quan tại một
điểm du lịch của địa phương, làm bàn đạp cho sự tăng trưởng và phát triển du
lịch của một điểm đến, tạo được bản sắc hấp dẫn, đủ để cạnh tranh, đó khơng
chỉ là lời phản ánh, một lời hứa kinh nghiệm của điểm đến mà còn chứng
minh khả năng đáp ứng các dịch vụ của điểm đến du lịch.
Như vậy, điểm đến du lịch văn hóa là nơi có tài nguyên du lịch văn hóa hấp
dẫn, có khả năng thu hút và thỏa mãn các yêu cầu của du khách về du lịch văn
hóa như: những di tích văn hóa lịch sử, những danh thắng, các cơng trình cổ
đại và đương đại, các cổ vật, những giá trị văn hóa phi vật thể, truyền miệng,
phong tục tập quán, ứng xử, các lễ hội, làng nghề, nghệ thuật ẩm thực, những
tác phẩm văn học, nhạc họa, thơ ca, những sự kiện, những hoạt động văn hóa,
thể thao, khoa học, kinh tế, xã hội...
1.2.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch văn hóa
Muốn khai thác tài nguyên du lịch thì phải có cơ sở vật chất kỹ thuật du
lịch đi kèm. ơ sở vật chất kỹ thuật du lịch là yếu tố đảm bảo điều kiện thuận
lợi cho du khách trong quá trình tham quan tìm hiểu về tài nguyên du lịch,
3
4

Nguyễn Minh Tuệ và đồng sự (1999), Địa lý du lịch, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, tr.113
destination

19


góp phần quyết định đến chất lượng dịch vụ và hiệu quả kinh tế của điểm đến
du lịch văn hóa.

Hiểu theo nghĩa rộng, cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch được xem là
toàn bộ cơ sở hạ tầng, phương tiện, vật chất và kỹ thuật tham gia vào hoạt
động du lịch. Bao gồm cả cơ sở vật chất của bản thân ngành du lịch như nhà
hàng, khách sạn, hệ thống điện, nước, vệ sinh phục vụ tại điểm du lịch và cơ
sở vật chất của các ngành kinh tế khác có liên quan như: mạng lưới giao
thơng, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống điện, nước của vùng...
Hiểu theo nghĩa hẹp, thì cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch là toàn bộ
những cơ sở hạ tầng, vật chất, kỹ thuật được các nhà làm du lịch đầu tư xây
dựng để phục vụ cho hoạt động du lịch như nhà hàng, khách sạn, đường giao
thông nội bộ trong khu, điểm du lịch, cơng trình điện nước tại khu điểm du
lịch, các khu vui chơi giải trí, phương tiện giao thơng, camping, và các cơng
trình bổ trợ khác gắn liền với hoạt động du lịch.
Theo hai cách hiểu trên, cơ sở vật chất kỹ thuật trong du lịch là toàn bộ
các cơ sở vật chất của bản thân ngành du lịch và cả cơ sở hạ tầng của các
ngành nghề khác có liên quan đến hoạt động du lịch. ơ sở vật chất kỹ thuật
có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc phát triển du lịch của một địa phương
hay một quốc gia.
Như vậy, cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch văn hóa là toàn bộ các cơ
sở vật chất kỹ thuật tại điểm du lịch văn hóa và cơ sở hạ tầng của ngành nghề
khác tham gia vào hoạt động du lịch văn hóa như: hệ thống giao thơng, thơng
tin liên lạc, các cơng trình cung cấp điện nước, cơ sở phục vụ ăn uống, lưu trú,
các cửa hàng, khu giải trí, thể thao, cơ sở y tế, trạm xăng dầu, nhà ga, bến
cảng...phục vụ trực tiếp cho du khách đến tham quan tìm hiểu du lịch văn hóa.
1.2.5. Sản phẩm du lịch văn hóa
Văn hóa có ý nghĩa quyết định trong các mối quan hệ giữa các cá nhân
và cộng đồng, giữa các quốc gia trên thế giới. Trong nền kinh tế tri thức, mọi
20


sản phẩm đều chứa đựng hàm lượng trí tuệ và hàm lượng văn hóa cao. Do vậy

có thể nói mỗi sản phẩm do con người tạo ra trong giai đoạn hiện nay đều là
một sản phẩm văn hóa. Từ đó cho thấy, các sản phẩm du lịch đều phải là
những sản phẩm văn hóa.
Theo Tiến sĩ Dương Văn Sáu thì “Sản phẩm du lịch là toàn bộ những
dịch vụ tạo ra các hàng hóa văn hóa mang tính đặc thù do các cá nhân và tổ
chức kinh doanh du lịch cung cấp để phục vụ những nhu cầu của các đối
tượng du khách khác nhau; nó phù hợp với những tiêu chí nghề nghiệp theo
thơng lệ quốc tế; đồng thời chứa đựng những giá trị văn hóa đặc trưng bản địa,
đáp ứng và làm thỏa mãn các mục tiêu kinh tế - xã hội đối với các cá nhân, tổ
chức và địa phương nơi đang diễn ra các hoạt động kinh doanh du lịch”.
Sản phẩm văn hóa chỉ biến thành sản phẩm du lịch khi nó tham gia vào
các quá trình hoạt động kinh doanh du lịch, phục vụ các nhu cầu khác nhau
của khách du lịch. Khi đó, nó được gọi tên là sản phẩm du lịch văn hóa, trở
thành một yếu tố hợp thành của các chương trình du lịch văn hóa để thỏa mãn
nhu cầu của du khách tham gia loại hình du lịch này. Có xuất xứ từ sản phẩm
văn hóa, nhưng sản phẩm du lịch văn hóa mang nhiều đặc trưng của sản phẩm
du lịch. húng đã trở thành hàng hóa phục vụ kinh doanh, đem lại lợi ích kinh
tế. Tuy nhiên, từ thực tế của hoạt động kinh doanh du lịch cho thấy, tất cả các
sản phẩm du lịch đều là sản phẩm văn hóa nhưng khơng phải sản phẩm văn
hóa nào cũng trở thành sản phẩm du lịch.
Như vậy, sản phẩm du lịch văn hóa là là tập hợp các dịch vụ cần thiết
để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch văn hóa trong chuyến đi du lịch.
Tuy nhiên, nếu xem sản phẩm du lịch chỉ là dịch vụ thì mới chỉ chú ý
đến sự tham gia của yếu tố chủ thể là con người, người phục vụ nhu cầu của
du khách, hay các hình thức phục vụ nhu cầu của du khách. Sản phẩm du lịch
bắt buộc phải cần đối tượng khách thể, nằm ngồi người phục vụ, hay hình
thức dịch vụ, chi phối nhu cầu của du khách, để có khả năng và hình thức
21



phục vụ thích hợp, đó là tài ngun du lịch. Tài nguyên du lịch nào thì dịch
vụ du lịch ấy, sản phẩm du lịch ấy. Khơng có tài ngun du lịch thì khơng có
sản phẩm du lịch. Vì vậy, sản phẩm du lịch phải là sự kết hợp giữa toàn bộ
các loại tài nguyên du lịch và toàn bộ các loại dịch vụ du lich thích hợp nhằm
phục vụ nhu cầu thưởng thức, khám phá, trải nghiệm về những điều khác biệt,
mới lạ của du khách. Sản phẩm du lịch văn hóa phải là sự kết hợp giữa tài
nguyên du lịch văn hóa và các dịch vụ du lịch văn hóa thích hợp phục vụ nhu
cầu thưởng thức, khám phá, trải nghiệm của du khách về những điều khác
biệt, mới lạ của các nền văn hóa khác nhau.5
1.2.6. Khách du lịch
“Du khách là những người từ nơi khác đến với (hoặc kèm theo) mục
đích thẩm nhận tại chỗ những giá trị vật chất, tinh thần hữu hình hay vơ hình
của thiên nhiên hoặc cộng đồng xã hội. Về phương diện kinh tế, du khách là
những người sử dụng dịch vụ của các doanh nghiệp du lịch như lữ hành, lưu
trú, ăn uống...6
Khách du lịch gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế (Luật
Du lịch, chương 4, điều 34):
- Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài
thường trú tại Việt Nam đu du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
- Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở
nước ngoài vào Việt Nam du lịch; cơng dân Việt Nam, người nước ngồi
thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch.
1.2.7. Nhân lực trong du lịch văn hóa
Nguồn nhân lực được hiểu là tất ca người lao động làm việc trong một
tổ chức, bao gồm trí lực và thể lực. Nguồn nhân lực ln được xem là yếu tố
quan trọng, quyết định chất lượng và hiệu quả công việc.
5

Nguyễn Phạm Hùng (2013), Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa vùng đồng bằng sơng Hồng. Những vấn
đề lý luận. ề tài khoa học trọng điểm nhóm , ại học Quốc gia Hà Nội.

6
Trần ức Thanh (2005), Nhập môn Khoa học Du lịch, Nxb ại học Quốc gia Hà Nội, tr20.

22


Nguồn nhân lực trong du lịch hiểu theo nghĩa rộng là tồn bộ đội ngũ
lao động làm việc có liên quan đến lĩnh vực du lịch. Bao gồm cả nguồn nhân
lực thường xuyên và nguồn nhân lực không thường xuyên như nhân viên
quản lý nhà nước về du lich, quản lý trong các doanh nghiệp du lịch, nhân
viên nhà hàng, khách sạn, bán vé tại các điểm du lịch, hướng dẫn viên du lịch,
nhân viên y tế, ngân hàng, hàng không...
Hiểu theo nghĩa hẹp, nguồn nhân lực du lịch là đội ngũ nhân viên làm
việc tại các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các doanh nghiệp du lịch,
các khu, điểm du lịch...
Do vậy, nguồn nhân lực trong du lịch văn hóa là tồn bộ những người
trực tiếp và gián tiếp làm việc có liên quan đến du lịch văn hóa.

ội ngũ này

có vị trí rất quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm du lịch, đến ấn
tượng về đất nước, văn hóa và con người Việt Nam, ảnh hưởng đến hiệu quả
cạnh tranh cũng như khả năng hội nhập và cạnh tranh quốc tế.
1.2.8. Tổ chức, quản lý du lịch văn hóa
Ngành kinh doanh du lịch giống như một cơ thể sống và ln địi hỏi sự
quản lý sáng tạo để duy trì và phát triển. Việc thành công hay thất bại của
ngành Du lịch cũng như nhu cầu nền kinh tế của một nước phụ thuộc hoàn
toàn vào việc xây dựng một cách sáng tạo những chính sách thích hợp với
điều kiện và trình độ phát triển của đất nước. Do vậy, vấn đề quản lý Nhà
nước đối với du lịch là một vấn đề cần thiết được đặt lên hàng đầu.

Công tác tổ chức quản lý du lịch văn hóa và quản lý di sản nhằm mục
đích khai thác, phát huy và bảo tồn các giá trị văn hóa trong du lịch theo
hướng bền vững.

ăn cứ vào Luật Du lịch quy định nội dung quản lý nhà

nước về du lịch, có thể suy ra cơng tác tổ chức, quản lý du lịch văn hóa là
trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, của các cấp chính
quyền địa phương cũng như của chính các đơn vị, cơng ty hoạt động trong
lĩnh vực du lịch. Mỗi cơ quan sẽ có chức năng, nhiệm vụ khác nhau trong
23


×