Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

Vấn-Đề-Thực-Hiện-Hợp-Đồng-Mua-Bán-Hàng-Hóa-Theo-Luật-Thương-Mại-2005-Và-Thực-Tiễn-Xét-Xử-Của-Tòa-Án..docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.88 KB, 54 trang )

TRANG BÌA


TRANG BÌA


LỜI CAM ĐOAN



LỜI CẢM ƠN



MỤC MỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.....................................................................................1
CHƯƠNG I..............................................................................................5
KHÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
THEO LUẬT THƯƠNG MẠI 2005.....................................................5
1.1 Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng
hóa 5
1.1.1 Khái niệm về hợp đồng mua bán hàng hóa............................5
1.1.2 Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa............................6
1.2 Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa...............................8
1.3 Ý nghĩa của việc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa
9
KẾT LUẬN CHƯƠNG........................................................................11
CHƯƠNG II..........................................................................................12
THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA THEO
LUẬT THƯƠNG MẠI 2005 – QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT –
THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN – KIẾN NGHỊ.....................12


2.1 Nguyên tắc chung khi thực hiện hợp đồng mua bán hàng
hóa.......................................................................................................12
2.2 Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa....................................13
2.2.1 Thực hiện điều khoản giao nhận hàng hóa.............................14
2.2.1.1 Thời gian giao nhận hàng hóa...............................................14
2.2.1.2 Địa điểm giao nhận hàng hóa................................................15
2.2.1.3 Giao, nhận chứng từ liên quan đến hàng hóa......................16
2.2.1.4 Thực tiễn xét xử về giao nhận hàng hóa..............................17


2.2.1.5 Kiến nghị.................................................................................19
2.2.2 Thực hiện điều khoản về đối tượng, số lượng, và chất
lượng hàng hóa...................................................................................19
2.2.2.1 Đối tượng hàng hóa................................................................19
2.2.2.2 Số lượng hàng hóa..................................................................21
2.2.2.3 Chất lượng hàng hóa..............................................................24
2.2.2.4 Kiến nghị.................................................................................27
KẾT LUẬN CHƯƠNG........................................................................29
KẾT LUẬN CHUNG............................................................................30
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................31


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT




PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hoạt động mua bán hàng hóa là hoạt động phổ biến trong nền

kinh tế thị trường, là cách thức chủ yếu để những tổ chức, cá nhân
tìm kiếm lợi nhuận và là một khâu quan trọng để tái sản xuất sức
lao động xã hội. Khơng chỉ vậy, hoạt động này nếu có sự điều tiết
chặt chẽ, sẽ là đòn bẩy thúc đẩy nền kinh tế đi lên. Từ đó thấy
rằng, hoạt động mua bán hàng hóa chiếm một phần khơng nhỏ
trong hệ thống các giao dịch của nền kinh tế. Cũng chính bởi vậy,
hình thức pháp lý của hoạt động mua bán hàng hóa là hợp đồng
mua bán hàng hóa (HĐMBHH) có một vị trí quan trọng trong hệ
thống hợp đồng nói chung và hợp đồng thương mại nói riêng. Nằm
trong phạm vi vấn đề HĐMBHH, vấn đề thực hiện hợp đồng mua
bán hàng hóa là một bộ phận quan trọng, là khẩu hiện thực hóa
những điều khoản các bên trong hợp đồng đã thỏa thuận. Do vậy,
việc nghiên cứu và phân tích nhằm làm rõ các quy định của Luật
Thương mại (LTM) 2005 về vấn đề thực hiện hợp đồng mua bán
hàng hóa là điều quan trọng và cần thiết.
Bên cạnh đó, không phải quy định nào trong LTM 2005 về vấn
đề thực hiện hợp đồng mua bán hànghóa cũng minh bạch, rõ ràng,
có thểtrực tiếp áp dụng mà khơng bịhiểu sai hoặc hiểu thiếu. Điều
này dễ dẫn đến việc khi các bên áp dụng các quy định còn bất
cập dẫn đến tranh chấp, mâu thuẫn, từ đó làm giảm hiệu quả
trong việc áp dụng pháp luật khi các bên thực hiện HĐMBHH.
Do đó, việc nghiên cứu vấn đề “ thực hiện hợp đồng mua bán
hàng hóa” sẽ góp phần tìm ra những điểm bất cập, từ đó hồn
thiện những bất cập trong vấn đề thực hiện HĐMBHH nói riêng và
pháp luật Thương mại hiện hành nói chung.

1


Từ các lý do trên, tác giả quyết định chọn đề tài “Vấn đề thực

hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo Luật Thương mại 2005
và thực tiễn xét xử của Tòa án” làm đề tài nghiên cứu trong bài
tiểu luận kết thúc mơn học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hợp đồng mua bán hàng hóa là một chế định quan trọng trong
LTM 2005, và vấn đề“thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa” là
một bộ phận của chế định đó. Do vậy, vấn đềnày cũng đã được
nhiều tác giả nghiên cứu, đề cập trong nhiều cơng trình khác
nhau.
Nhóm đầu tiên, và là nhóm cơ bản nhất đó là những giáo
trình, tài liệu được đưa vào giảng dạy tại các cơ sở đào tạo hiện
nay:
Thứ nhất, Trường Đại học Luật Tp.HCM (2019), Giáo trình
Pháp luật về thương mại hàng hóa và dịch vụ (Tái bản lần 1, có
sửa đổi và bổ sung), Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam.
Giáo trình phân tích cơ bản nhất về những quy định của pháp luật
thương mại nói chung và vấn đề thực hiện HĐMBHH nói riêng,
song song với đó, các tác giả có sự so sánh đối chiếu với quy định
của Cơng ước CISG. Nhưng với tính chất sư phạm, giáo trình bám
sát quy định pháp luật với đầy đủ nội dung nhưng chỉ dừng lại ở
mức độ nêu và diễn giải điều luật, khơng phân tích sâu dưới góc độ
văn bản cũng như thực tiễn.
Thứ hai, Trường Đại học Luật Hà Nội (2019), Giáo trình Luật
Thương mại Tập 2 (Tái bản lần thứ 2, có sửa đổi, bổ sung), Nxb.
Tư pháp. Giáo trình chỉ trình bày một cách cơ bản nhất về vấn đề
thực hiện HĐMBHH, bên cạnh đó so sánh đối chiếu với quy định
của LTM 1997. Nhưng với tính chất sư phạm, giáo trình bám sát
quy định pháp luật với đầy đủ nội dung nhưng chỉ dừng lại ở mức
2



độ nêu và diễn giải điều luật, khơng phân tích sâu dưới góc độ văn
bản cũng như thực tiễn.
Nhóm thứ hai, các sách bình luận, sách chuyên khảo và các
loại tài liệu khá bao gồm:
Thứ nhất, Trường Đại học Luật Hà Nội (TS Nguyễn Thị Dung
chủ biên) (2020), Hướng dẫn môn học Luật Thương mại Tập 2,
Nxb. Lao động. Sách được các tác giả đưa ra những tình huống,
trong đó đưa ra giả thiết tình huống về vấn đề HĐMBHH và bình
luận dẫn giải. Sách mang tính thực tiễn cao, song chưa thể hiện rõ
được những bất cập từ những quy định về HĐMBHH theo LTM
hiện hành.
Thứ hai, Trường Đại học Luật Tp.HCM (2011), Các vấn đề
pháp lý của hợp đồng mua bán hàng hóa qua thực tiễn xét xử của
Tòa án và Trọng tài tại Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp
trường (TS Phan Huy Hồng chủ nhiệm). Nhóm tác giả, phân tích
quy định của LTM 2005, có sự so sánh đối chiếu với quy định của
LTM 1997, CISG từ đó đưa ra những nhận xét đánh giá. Song
song với đó, nhóm tác giả phân tích, bình giải từ những bản án của
Tòa án, phấn quyết của Trọng tài thương mại.
Thứ ba, Hồng Thị Ngọc Bích (2015), Chấm dứt hợp đồng
đại lý mua bán hàng hóa theo quy định của pháp luật Việt Nam
hiện hành - Vướng mắc và định hướng hoàn thiện, Đề tài nghiên
cứu khoa học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
Tuy nhiên, trong hệ thống các cơng trình nêu trên, các tác giả
của các nguồn tài liệu kể trên hầu hết chỉ đề cập đến vấn đề “thực
hiện hợp đồng mua bán hàng hóa” trong tổng thể vấn đề “hợp
đồng mua bán hàng hóa” và trong cả hệ thống các hợp đồng
thương mại nói chung. Do vậy, khi trình bày vấn đề, đa sốcác tác
giả chỉ nêu ra quy định của pháp luật chứ khơng đi sâu vào phân

tích.

3


3. Mục đích nghiên cứu.
Thơng qua việc nghiên cứu các quy định của pháp luật về “Vấn
đề thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo LTM 2005 và
thực tiễn xét xử của Tòa án”, tác giả muốn hướng tới các mục
đích sau:
Thứ nhất, qua việc phân tích các quy định của LTM 2005
(trong sự so sánh với các quy định của LTM 1997 và Điều ước
quốc tế về vấn đề mua bán hàng hóa), tác giả muốn làm rõ hơn các
quy định của LTM 2005 về vấn đề thực hiện hợp đồng mua bán
hàng hóa.
Thứ hai, cũng thơng qua việc phân tích các quy định của LTM
2005, tác giả chỉ ra những điểm còn bất cập trong quy định của
pháp luật (thể hiện ở những quy định còn mập mờ, thiếu tính rõ
ràng, minh bạch) về vấn đề thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa
thơng qua những Bản án, Quyết định của Tòa án trên thực tế.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Thứ nhất, về đối tượng nghiên cứu: Bài luận tập trung nghiên
cứu các quy định của LTM 2005 liên quan đến vấn đề “ thực hiện
hợp đồng mua bán hàng hóa” trên cơ sở so sánh với các quy định
của LTM 1997 và các Điều ước quốc tế.
Thứ hai, về phạm vi nghiên cứu: Trên thực tế, hoạt động mua
bán hàng hóa gồm có hoạt động mua bán hàng hóa trong nước,
hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và hoạt động mua bán hàng
hóa qua Sở giao dịch hàng hóa. Tương ứng với các hoạt động đó
là những hình thức pháp lý khác nhau: HĐMBHH trong nước,

HĐMBHH quốc tế; HĐMBHH qua Sở giao dịch hàng hóa. Tuy
nhiên, trong phạm vi bài luận này, tác giả tập trung đào sâu vào

4


vấn đề “thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước”, nằm
trong phạm vi HĐMBHH trong nước.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp phân tích: Đây là phương pháp được sử dụng chủ
yếu trong bài luận. Nhóm tác giả vận dụng phương pháp phân tích
để giải thích, làm sáng tỏ các điều luật liên quan đến HĐMBHH
theo quy định của LTM hiện hành.
Phương pháp tổng hợp: Nhóm nghiên cứu tổng hợp những nội
dung đã phân tích trong mỗi chương tại phần Kết luận chương và
tổng hợp những gì đề tài nghiên cứu đã làm được tại phần Kết luận
chung. Đề tài có sự tham khảo những nhận xét và kiến nghị trong
các cơng trình đi trước, kết hợp với quan điểm cá nhân của tác giả
đề xuất những kiến nghị, hoàn thiện quy định pháp luật.
Phương pháp so sánh luật học: Nhóm nghiên cứu sử dụng
phương pháp khi kiến nghị hoàn thiện quy định cuả pháp luật.
Phương pháp so sánh luật học so sánh quy định pháp luật Việt
Nam với quy định của các Điều ước quốc tế về mua bán hàng hóa,
so sánh quy định của LTM 2005 so với LTM 1997.
6. Bố cục bài viết
Bài viết được chia thành hai chương với tên gọi là:
Chương I. Khái quát về hợp đồng mua bán hàng hóa theo Luật
Thương mại 2005.
Chương II. Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo Luật
Thương mại 2005 – Quy định pháp luật – Thực tiễn xét xử của Tòa

án – Kiến nghị.

5


CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA THEO
LUẬT THƯƠNG MẠI 2005
1.1 Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa
1.1.1 Khái niệm về hợp đồng mua bán hàng hóa
Trong nền kinh tế thị trường, một nhu cầu tất yếu để thúc đẩy
nền kinh tế đi lên, là q trình trao đổi hàng hóa, sản phẩm tạo
ra trong q trình sản xuất. Đó cũng là một khâu quan trọng
trong quá trình tái sản xuất xã hội. C.Mác đã viết: “Tự chúng, hàng
hóa khơng thể đi tới được thị trường và trao đổi với nhau được.
Muốn cho những thứ đó quan hệ với nhau như những hàng hóa
thì người giữ hàng hóa phải đối xử với nhau như những người mà
ý chí nằm trong các vật đó... mối quan hệ ý chí đó, mà hình thức
của chúng là bản giao kèo được củng cố thêm bằng pháp luật hay
không cũng vậy –là một mối quan hệ ý chí phản ánh mối
quan hệ kinh tế” [1, 384]. Như vậy, khi những người giữ hàng
hóa thiết lập mối quan hệ với nhau, từ đó hình thành nên mối quan
hệ “ dân sự” mà cụ thể được thể hiện dưới dạng “ hợp đồng”.
Để điều chỉnh mối quan hệ giữa các bên trong hợp đồng, nhà
nước ta đã đưa ra các quy định cụ thể, cần thiết liên quan đến hợp
đồng, như điều kiện của các chủ thể khi tham gia xác lập hợp
đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên theo sự thỏa thuận hoặc luật
định, điều kiện về hình thức của hợp đồng,… Cụ thể theo quy định
tại Điều 385 BLDS 2015 định nghĩa: hợp đồng là sự thoả thuận
giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa

vụ dân sự. Theo tác giả, đây là định nghĩa gốc, mang tính định
hướng cho những ngành luật riêng biệt như Luật Lao động có định
nghĩa về hợp đồng lao động,… và LTM cũng không ngoại lệ. Theo

6


tác giả, HĐMBHH trong LTM là một hợp đồng dân sự đặc thù,
chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau, nếu hợp đồng dân sự
là cái chung thì hợp đồng mua bán hàng hóa trong LTM là cái
riêng, hợp đồng mua bán hàng hóa trong LTM vừa có những đặc
tính của hợp đồng dân sự vừa có những đặc tính riêng biệt. Có
quan điểm cho rằng, “hợp đồng mua bán hàng hóa – hình thức
pháp lý của quan hệ mua bán hàng hóa – mang đầy đủ tính chất cơ
bản của hợp đồng, là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập,
thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ trong quan hệ mua bán hàng
hóa” [2, 84].
Đối với hợp đồng mua bán hàng hóa, LTM 2005 khơng quy
định khái niệm cụ thể, tại khoản 8 Điều 3 chỉ quy định về hoạt
động mua bán hàng hóa, đó là hoạt động thương mại, theo đó bên
bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên
mua và nhận thanh tốn; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên
bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận.
Từ những phân tích trên, tác giả cho rằng, HĐMBHH trong
LTM là là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ
giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận
thanh tốn; bên mua có nghĩa vụ thanh tốn cho bên bán, nhận
hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận và luật định.
1.1.2 Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa.
Như đã đề cập, HĐMBHH là một hình thức pháp lý của hoạt

động mua bán hàng hóa, đồng thời cũng là dạng hợp đồng dân sự
mở rộng. Xuất phát từ bản chất thương mại của HĐMBHH, loại
hợp đồng này có những đặc điểm cơ bản:
Thứ nhất, chủ thể HĐMBHH: Từ góc độ pháp luật thương
mại thì một hợp đồng đương nhiên được xem là hợp đồng trong
7


hoạt động thương mại, nếu các bên tham gia hợp đồng đều là
thương nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 6 LTM 2005 hoặc một
bên là thương nhân và một bên cịn lại khơng là thương nhân Hoạt động khơng nhằm mục đích sinh lợi của một bên trong giao
dịch với thương nhân tại khoản 3 Điều 1 LTM 2005.
Thương nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 6 LTM 2005, bao
gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động
thương mại một cách độc lập, thường xun và có đăng kí kinh
doanh. Như vậy, có thể phân loại thương nhân thành hai nhóm là
“tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp” và “cá nhân hoạt động
thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh
doanh”. Nhưng bản thân pháp luật thương mại chỉ điều chỉnh các
mối quan hệ giữa các thương nhân, chứ không điều chỉnh việc
thành lập, đăng ký kinh doanh, tổ chức và quản lý hoạt động của
thương nhân. Các vấn đề này thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp
luật về chủ thể kinh doanh, bao gồm pháp luật doanh nghiệp và
pháp luật hợp tác xã, bằng những quy định có liên quan như Luật
Doanh nghiệp 2020, Luật Hợp tác xã 2012,…
Tiếp theo, chúng ta thấy rằng, trong quan hệ HĐMBHH cịn có
thể có chủ thể đó là một cá nhân, tổ chức khơng có tư cách pháp
nhân, không hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên, nhưng
khi họ giao kết hợp đồng với thương nhân, họ có thể nhằm mục
đích sinh lợi hay khơng, và trong quan hệ hợp đồng với thương

nhân, họ lựa chọn LTM 2005 để điều chỉnh quan hệ hợp đồng đó.
LTM 2005 khơng quy định về tư cách tham gia của chủ thể này,
bởi lẽ điều này đã được quy định bởi BLDS 2015, cụ thể tại khoản
1 Điều 117, chủ thể tham gia giao dịch dân sự phải có năng lực
pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch
dân sự được xác lập.

8


Thứ hai, hình thức của HĐMBHH: Đây chính là cách thức
mà các bên trong hợp đồng thể hiện ý chí thỏa thuận của mình. Bởi
vậy, nếu khơng phải thuộc trường hợp đặc biệt, các bên có thể tự
do lựa chọn hình thức của hợp đồng dưới dạng lời nói, văn bản
hoặc hành vi cụ thể. Về vấn đề này, pháp luật tôn trọng sự thỏa
thuận của các bên, nhưng mọi sự thỏa thuận đều phải nằm trong
khuôn khổ mà pháp luật quy định. Cụ thể đối với HĐMBHH tại
Điều 24 LTM 2005, quy định HĐMBHH được thể hiện bằng lời
nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể, đối với
các loại hợp đồng mua bán hàng hoá mà pháp luật quy định phải
được lập thành văn bản thì phải tn theo các quy định đó. Quy
định này của pháp luật Việt Nam hoàn toàn phù hợp với quy định
của Công ước Viên về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế năm
1980 của Liên Hợp Quốc (CISG) tại Điều 11, “Hợp đồng mua bán
không cần phải được ký kết hoặc xác nhận bằng văn bản hay phải
tuân thủ một yêu cầu nào khác về hình thức của hợp đồng. Hợp
đồng có thể được chứng minh bằng mọi cách, kể cả những lời khai
của nhân chứng”.
Thứ ba, đối tượng của HĐMBHH: Tại khoản 2 Điều 3 LTM
2005 quy định về hàng hóa – đối tượng của HĐMBHH, theo đó,

hàng hóa bao gồm tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình
thành trong tương lai; những vật gắn liền với đất đai. Một vấn đề
quan trọng, khơng phải hàng hóa nào theo khái niệm cũng là đối
tượng của hợp đồng muabán hàng hóa, mà hàng hóa đó phải khơng
thuộc danh mục hàng cấm kinh doanh. Bởi vậy trước khi giao kết,
các bên cần cẩn trọng xem xét đối tượng trong hợp đồng có thuộc
vào danh mục cấm hay hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có
điều kiện hay khơng. Trong trường hợp hàng hóa thuộc danh mục
hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện, việc mua bán

9



×