Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Thcs thiết kế bài học một thứ quà của lúa non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.62 KB, 6 trang )

MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON: CỐM
- THẠCH LAM –
(Ngữ văn 7)
I. Yêu cầu cần đạt
 Tái hiện và lý giải được vẻ đẹp của “cốm” và nét đẹp văn hóa trong một thứ quà độc đáo
và giản dị của dân tộc trong bài học, qua đó hiểu được tình yêu và tấm lòng trân trọng của
nhà văn đối với sản vật quê hương nói riêng và văn hóa dân tộc nói chung.
 Chỉ ra và đánh giá được một số nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm: từ ngữ gợi cảm, giàu
hình ảnh, kết hợp khéo léo các phương thức biểu đạt (miêu tả, thuyết minh, biểu cảm,
bình luận), giọng văn nhẹ nhàng, sâu lắng.
 Hiểu được một số điểm đặc trưng của thể tùy bút và bước đầu biết vận dụng vào đọc hiểu
văn bản trong bài học.
 Thể hiện được thái độ trân trọng, tự hào về phong vị đặc sắc của quê hương.
II. Chuẩn bị bài học
1. Phương pháp và phương tiện dạy học chính
- Phương pháp và kỹ thuật dạy học : Phương pháp đọc diễn cảm; đàm thoại gợi mở,
thảo luận nhóm;…
- Phương tiện dạy học : SGK, máy tính, máy chiếu, phiếu học tập,…
2. Dự kiến các hoạt động học của học sinh
- Trước khi đến lớp, HS cần: đọc trước văn bản; tìm hiểu những kiến thức cơ bản về
tác giả và tác phẩm; trả lời các câu hỏi đọc – hiểu văn bản trong SGK; sưu tầm tranh
ảnh, video clip về “Cốm”…
- Trên lớp, HS sẽ đọc hiểu văn bản thơng qua các hoạt động cá nhân và nhóm.
- Sau giờ học, HS tiếp tục củng cố và mở rộng tri thức về đọc thơ qua các hoạt động cá
nhân và trải nghiệm cùng tập thể lớp.
III.Tổ chức dạy học
Yêu cầu cần đạt của HS
HS đốn được các món
đặc sản của các cùng miền
ở nước ta.
HS đưa ra được các bức


ảnh về Cốm và nêu được
những hiểu biết nhất định
về Cốm.

Hoạt động của GV và HS
HOẠT ĐỘNG TẠO TÂM THẾ ĐỌC
* GV tổ chức HS chơi trị chơi ơ chữ, trong đó các cột hàng ngang là
đặc sản (các món ăn, uống) của các địa phương ở nước ta. Cột hàng
dọc là “Cốm làng Vòng”.
* GV gọi đại diện một số nhóm đã chuẩn bị các bức ảnh về Cốm lên
giới thiệu và trình bày hiểu biết về Cốm.

* GV dẫn dắt vào bài học theo hướng: Cốm trong các bức tranh và
Cốm trên trang văn, Cốm trong hiểu biết của các em và Cốm trong
suy cảm của Thạch Lam có những điểm nào tương đồng và khác biệt.
Bài học này sẽ giúp ta trả lời câu hỏi đó. (GV cũng có thể dẫn dắt
theo hướng nêu vấn đề: vì sao nhiều người Việt Nam coi Cốm là một
trong những nét đẹp văn hóa đặc trưng của quê hương xứ sở? GV
không kết luận mà để mở cho các câu trả lời để hướng HS tìm đi tìm

1


Yêu cầu cần đạt của HS

Hoạt động của GV và HS
một đáp án đầy đủ hơn, thuyết phục hơn trong bài học).
HOẠT ĐỘNG ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN
HS đọc diễn cảm.
* GV gọi HS đọc diễn cảm văn bản.

HS trình bày được một số * GV trình chiếu clip giới thiệu ngắn về Thạch Lam, đặc biệt là tập
kiến thức về tác giả và tác tùy bút “Hà Nội băm sáu phố phường” và yêu cầu HS ghi lại những
phẩm.
thu hoạch của bản thân trong quá trình nghe. Hoạt động này vừa giúp
HS hiểu về xuất xứ của văn bản vừa kích thích hứng thú đọc, gợi ý
HS tìm đọc tập tùy bút này để biết thêm về những thức quà khác của
Hà Nội.
* GV mời một số HS trình bày hiểu biết về tác giả và tác phẩm trên
cơ sở phần chuẩn bị ở nhà và đoạn clip vừa rồi.
HOẠT ĐỘNG ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
HS xác định đối tượng * GV hướng dẫn HS xác định đối tượng (hiện thực) được nhà văn
(hiện thực) được nhà văn khắc họa trong đoạn tùy bút:
khắc họa trong đoạn tùy - Nhan đề của văn bản gợi cho em biết đối tượng (hiện thực) nào
bút: Cốm.
được nhà văn khắc họa trong bài:
A. Lúa; B. Lúa non; C. Cốm; D. Cả A,B,C đều khơng có
- Đọc nhanh văn bản và tìm một từ có tần xuất lặp lại nhiều nhất
trong bài. Đó là từ nào? Xuất hiện bao nhiêu lần?
- Từ hai thơng tin trên, có thể xác định chắc chắn đối đối tượng (hiện
thực) nào đã được nhà văn khắc họa trong bài?
HS xác định được những * GV hướng dẫn HS xác định những biểu hiện có thật của đối tượng
biểu hiện có thật trong đời (hiện thực) đã được nhà văn khắc họa trong văn bản qua bài tập:
sống của Cốm đã được nhà GV tổ chức cuộc thi: Ai nhiều nhất, nhanh nhất? Nội dung của cuộc
văn lựa chọn và khắc họa thi là mỗi cặp 2 HS hãy tìm nhanh nhất và nhiều nhất các chi tiết tả
trong văn bản.
thực về Cốm hay nói cách khác là những chi tiết mà em biết là có
thật về Cốm trong đời sống đã được nhà văn tái dựng trong văn bản.
GV gợi ý HS liệt kê các chi tiết ấy theo bảng hướng dẫn sau:
Cốm trong đời sống
…………………………………………………………………

…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
….

HS phân tích được các nét
đặc sắc trong nghệ thuật
khắc họa Cốm và phát hiện
tình cảm, thái độ của tác
giả trong đoạn 1.

* GV hướng dẫn HS phân tích nét đặc sắc trong nghệ thuật khắc họa
Cốm và phát hiện tình cảm, thái độ của tác giả trong đoạn 1 (từ đầu
đến “trong sạch của Trời”:
- GV gọi HS đọc diễn cảm đoạn văn này.
- Ghi vào bảng sau những chi tiết mà em cho là giàu hình ảnh về

2


Yêu cầu cần đạt của HS

Hoạt động của GV và HS
Cốm:
Cốm trên trang văn
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
….

- Những chi tiết giàu hình ảnh này có tác dụng gì trong việc đặc tả

Cốm?
- Em hãy mơ tả lại “hành trình” cảm nhận về Cốm của nhà văn theo
sơ đồ sau. Từ đó, hãy xác định xem nhà văn đã cảm nhận về Cốm
bằng những giác quan nào?

Hương thơm
của lá sen
- Có chi tiết nào trong số những chi tiết trên cho biết nhà văn đã
tưởng tưởng, suy đoán về nguồn gốc sinh thành của Cốm mà không
phải là cảm nhận trực tiếp bằng giác quan như thính giác, thị giác…?
Điều đó cho thấy một yêu cầu/năng lực nào rất quan trọng của nhà
văn và cả chúng ta nữa khi muốn phục dựng lại một cách sinh động
những hiện thực của đời sống trên các trang viết?
- Hãy nhìn lại một lần nữa những từ, ngữ đã được nhà văn Thạch
Lam sử dụng dưới đây rồi cho biết suy nghĩ của em: những từ, ngữ
này đã góp phần giúp tác giả khẳng định điều gì về Cốm và kín đáo
bày tỏ tình cảm, thái độ nào của mình?
vừng sen, hương thơm, thanh nhã, tinh khiết, mùi thơm mát,
bông lúa non, giọt sữa trắng thơm, hương vị ngàn hoa cỏ,
chất quý trong sạch của Trời

HS đọc hiểu được nội
dung và đặc sắc nghệ thuật
của đoạn văn viết về sự
thưởng thức Cốm.

* GV hướng dẫn HS đọc hiểu đoạn văn “Cốm không phải thức quà
của người ăn vội” đến hết.
- GV gọi 01 HS đọc diễn cảm đoạn văn.
- GV chuyển HS phiếu học tập bài tập đọc hiểu dưới đây và hỗ trợ


3


Yêu cầu cần đạt của HS

Hoạt động của GV và HS
HS thực hiện:

HS tổng hợp, khái quát
được ý nghĩa, đặc sắc nghệ
thuật của bài tùy bút và rút
ra các lưu ý khi đọc hiểu
văn bản tùy bút.

PHIẾU HỌC TẬP
Đọc hiểu đoạn văn:
“Cốm không phải thức quà… tươi sáng hơn nhiều lắm”
1. Đoạn văn tập trung viết về:
A. Nguồn gốc của Cốm
B. Hương vị của Cốm
C. Sự thưởng thức Cốm
D. Việc mua bán Cốm
2. Hãy liệt kê các chi tiết trong đoạn văn giúp em khẳng định sự
lựa
chọn

câu
1:
………………………………………………………..

3. Đoạn văn cho biết thái độ nào của tác giả đối với việc thưởng
thức món quà của thiên nhiên? Những từ ngữ, chi tiết nào nói lên
điều
đó?....................................................................................................
4. Hãy đọc lại những câu sau:
- “… trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong
chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc”;
- “… trời sinh ra lá sen để bao bọc cốm, cũng như trời sinh ra cốm
nằm ủ trong lá sen”;
- “… hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chút chiu mà vuốt ve”.
Em có nhận xét gì về đặc điểm của những câu văn này về:
+ cấu trúc:………………………………………………………….
+ nhịp điệu:………………………………………………………..
+ giọng điệu:………………………………………………………
Qua đó, hãy nêu đánh giá của em về tác dụng của các câu văn này
trong việc thể hiện nội dung tư tưởng của đoạn cũng như nét đặc
sắc của văn phong tùy bút Thạch Lam?
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
* GV hướng dẫn HS đánh giá chung về nội dung, nghệ thuật của bài
tùy bút và rút ra cách đọc hiểu văn bản tùy bút:
- GV yêu cầu HS đọc lại những nội dung đã tìm hiểu, từ đó đưa ra
đánh giá khái qt theo hướng hồn thành các phần để trống sau:
NỘI DUNG
NGHỆ THUẬT
Qua bài viết, tác giả Thạch Lam Để thể hiện thành công những
không chỉ khắc họa một cách…. nội dung trên, nhà văn đã sử
về …… - một…… đặc sắc của dụng những từ ngữ………, câu
q hương mà cịn thơng qua đó văn………, giọng điệu………
bày tỏ tấm lòng…… trước vẻ bên cạnh việc huy động

đẹp của quê hương xứ sở.
nhiều……. để cảm nhận và
miêu tả Cốm.
- GV cũng khuyến khích HS phát biểu những ý kiến riêng ngoài
những ý trên miễn là thuyết phục.

4


Yêu cầu cần đạt của HS

Hoạt động của GV và HS
- GV hướng dẫn HS xác định các yêu cầu cần chú ý khi đọc hiểu văn
bản tùy bút: Qua bài học này, em thấy cần phải chú ý những gì khi
đọc hiểu văn bản tùy bút. Hãy chọn các phương án mà em cho là
đúng trong các trường hợp sau bằng cách tích dấu “X” ở đầu mỗi ý:
Cần xác định hiện thực đời sống được nhà văn khắc họa
trong văn bản

Cần phát hiện và lý giải được tác dụng và cái hay của các
yếu tố nghệ thuật đã được tác giả sử dụng để khắc họa
hình tượng.

Cần tìm hiểu tình cảm, cảm xúc của người viết về hiện
tượng, vấn đề của đời sống được tái dựng trong văn bản.

Cần huy động những hiểu biết của bản thân vào quá trình
đọc hiểu

HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ VÀ VẬN DỤNG

HS cần thấy đây là nhận * GV nêu bài tập 1: Có người nói rằng những câu văn sau thể hiện rõ
định xác đáng bởi những đặc trưng của thể tùy bút nói chung và tùy bút Thạch Lam nói riêng.
câu văn này giàu hình ảnh Em đồng tình hay khơng đồng tình với ý kiến trên? Vì sao?
và cảm xúc, giọng điệu
nhẹ nhàng.
“Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của
những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả
cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam”

(GV có thể gợi ý HS đọc lại phần Chú thích về thể tùy bút trong SGK
và xem lại phần tổng kết về ngòi bút Thạch Lam).
HS phải đưa ra được lí lẽ * GV nêu bài tập 2: GV chia lớp thành 02 đội/nhóm lớn, thể hiện sự
và dẫn chứng một cách tán thành và không tán thành về vấn đề sau: ý kiến dưới đây của
thuyết phục.
Thạch Lam trong bài biết có cịn đúng trong bối cảnh cuộc sống hôm
nay?
Ý kiến của Thạch Lam:
“… những thức quý của đất mình thay dần bằng những thức
bóng bảy hào nháng và thơ kệch bắt chước người ngồi”.
Nhóm/Dãy 1
Nhóm/Dãy 2
Bằng lí lẽ và dẫn chứng thể
Bằng lí lẽ và dẫn chứng thể
hiện rõ sự tán thành
hiện rõ sự không tán thành
HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG VÀ TRẢI NGHIỆM
HS đọc và sưu tầm được * GV hướng dẫn HS sử dụng Internet hoặc lên Thư viện để tìm đọc
một số bài viết hay về và sưu tầm một số bài viết hay về Cốm (VD: Tùy bút về Cốm của
Cốm và giới thiệu với các Nguyễn Tuân, một số câu thơ, ca dao về Cốm).


5


Yêu cầu cần đạt của HS
bạn trong giờ đọc thêm.
HS tìm đọc và chia sẻ với
các bạn trong lớp vào giờ
học thích hợp.
HS ghi lại những thu
hoạch của cá nhân sau hoạt
động trải nghiệm.

Hoạt động của GV và HS
* GV khuyến khích HS tìm đọc và chia sẻ với các bạn trong lớp tùy
bút “Hà Nội băm sáu phố phường” của Thạch Lam.
* GV phối hợp với ban phụ huynh HS tổ chức cho HS tìm hiểu về
quy trình làm Cốm ở làng Vòng (Hà Nội) hoặc mua Cốm để HS và
GV cùng thưởng thức trong, sau giờ học. Khi thưởng thức, chú ý lời
dặn của nhà văn: “Cốm không phải thức quà của người ăn vội, ăn
cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ”. (Với HS ở nội
thành Hà Nội, GV có thể hướng dẫn các em tiến hành 01 Dự án học
tập về Cốm làng Vòng.

6



×