Tải bản đầy đủ (.pdf) (385 trang)

Bảo vệ người dễ bị tổn thương bằng tổn thương việt nam chuyên ngành luật hình sự và tố tụng hình sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.27 MB, 385 trang )

BỘ TƯ PHÁP

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

LÊ THỊ DIỄM HẰNG

BẢO VỆ NGƯỜI DỄ BỊ TỔN THƯƠNG
BẰNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Hà Nội - 2023


BỘ TƯ PHÁP

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

LÊ THỊ DIỄM HẰNG

BẢO VỆ NGƯỜI DỄ BỊ TỔN THƯƠNG
BẰNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
Chuyên ngành đào tạo: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số chuyên ngành: 9.38.01.04

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Trần Văn Độ
2. TS. Lê Đăng Doanh



Hà Nội – 2023


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

1.

BLHS

Bộ luật Hình sự

2.

CEDAW

3.

CRPD

4.

CTTP

Cấu thành tội phạm

5.

HĐXX


Hội đồng xét xử

6.

HP

7.

NDBTT

8.

PLHS

Pháp luật hình sự

9.

TAND

TAND

10.

TNHS

TNHS

11.


UNCRC

Cơng ước về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với
phụ nữ năm 1979
Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật năm
2007

Hình phạt
Người dễ bị tổn thương

Cơng ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em năm 1989


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC PHỤ LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lý do lựa chọn đề tài .............................................................................................. 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 4
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................ 5
6. Kết cấu của luận án ................................................................................................. 5
PHẦN TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................... 6
1. Tình hình nghiên cứu trong nước ........................................................................... 6
1.1. Các cơng trình nghiên cứu về quyền con người trong lĩnh vực luật hình sự ........... 6
1.2. Các cơng trình nghiên cứu chung về nhóm người dễ bị tổn thương ................. 12

1.3. Cơng trình nghiên cứu về một số nhóm người cụ thể trong nhóm dễ bị tổn
thương ....................................................................................................................... 16
1.3.1. Các cơng trình nghiên cứu về trẻ em .............................................................. 16
1.3.2. Các cơng trình nghiên cứu về phụ nữ ............................................................. 18
1.3.3. Các cơng trình nghiên cứu về người khuyết tật................................................... 21
1.3.4. Các cơng trình nghiên cứu về người cao tuổi ..................................................... 22
2. Tình hình nghiên cứu nước ngồi ......................................................................... 23
2.1. Các cơng trình nghiên cứu về quyền con người trong lĩnh vực luật hình sự............ 23
2.2. Các cơng trình nghiên cứu về nhóm người dễ bị tổn thương trong lĩnh vực luật
hình sự ...................................................................................................................... 26


2.3. Các cơng trình nghiên cứu về một số nhóm người dễ bị tổn thương trong lĩnh
vực luật hình sự......................................................................................................... 29
3. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ............................................. 34
3.1. Những vấn đề đã được nhận thức thống nhất trong các nghiên cứu ................ 34
3.2. Những vấn đề chưa được nghiên cứu hoặc nghiên cứu chưa đầy đủ cần được
giải quyết trong luận án ............................................................................................ 36
4. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu .......................................................... 37
4.1. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 37
4.2. Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................................ 37
PHẦN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................ 39
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ NGƯỜI DỄ BỊ TỔN
THƯƠNG BẰNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ .......................................................... 39
1.1. Khái niệm và đặc điểm bảo vệ người dễ bị tổn thương bằng pháp luật hình sự 39
1.1.1. Khái niệm người dễ bị tổn thương .................................................................. 39
1.1.2. Những nhóm người dễ bị tổn thương được nghiên cứu theo quy định của pháp
luật hình sự ............................................................................................................... 43
1.1.3. Khái niệm bảo vệ người dễ bị tổn thương bằng pháp luật hình sự ................ 47
1.1.4. Đặc điểm bảo vệ người dễ bị tổn thương bằng pháp luật hình sự ................. 50

1.2. Cơ sở bảo vệ người dễ bị tổn thương bằng pháp luật hình sự ........................... 52
1.2.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................... 52
1.2.2. Cơ sở pháp lý .................................................................................................. 56
1.2.3. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................ 57
1.3. Phương thức bảo vệ người dễ bị tổn thương bằng pháp luật hình sự ................ 60
1.3.1. Tội phạm hóa, phi tội phạm hóa ..................................................................... 61
1.3.2. Hình sự hóa, phi hình sự hóa .......................................................................... 62
1.3.3. Áp dụng pháp luật hình sự .............................................................................. 64
1.3.4. Kiểm sốt lập pháp hình sự và áp dụng pháp luật hình sự ............................ 66
1.4. Chuẩn mực quốc tế về bảo vệ người dễ bị tổn thương bằng pháp luật hình sự . 67
1.4.1. Nhóm quyền của người dễ bị tổn thương là nạn nhân của tội phạm .................... 68


1.4.2. Nhóm quyền của người dễ bị tổn thương khi là người phạm tội .................... 75
Kết luận Chương 1 .................................................................................................... 78
Chương 2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ
NGƯỜI DỄ BỊ TỔN THƯƠNG ............................................................................ 79
2.1. Khái quát lịch sử pháp luật hình sự Việt Nam về bảo vệ người dễ bị tổn thương..... 79
2.1.1. Khái quát lịch sử pháp luật hình sự Việt Nam về bảo vệ người dễ bị tổn
thương là nạn nhân của tội phạm ............................................................................. 79
2.1.2 Khái quát lịch sử pháp luật hình sự Việt Nam về bảo vệ người dễ bị tổn
thương là người phạm tội ......................................................................................... 86
2.2. Quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 về bảo vệ người dễ bị tổn
thương ....................................................................................................................... 92
2.2.1. Bảo vệ người dễ bị tổn thương là nạn nhân của tội phạm ............................. 93
2.2.2. Bảo vệ người dễ bị tổn thương là người phạm tội ........................................ 104
Kết luận Chương 2 .................................................................................................. 115
Chương 3 THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VÀ CÁC GIẢI
PHÁP TĂNG CƯỜNG BẢO VỆ NGƯỜI DỄ BỊ TỔN THƯƠNG BẰNG
PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM .................................................................. 116

3.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự Việt Nam về bảo vệ người dễ bị tổn
thương ..................................................................................................................... 116
3.1.1. Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật hình sự Việt Nam về bảo vệ người dễ bị
tổng thương là nạn nhân của tội phạm ................................................................... 116
3.1.2. Thực tiễn áp dụng quy định của Pháp luật hình sự Việt Nam về bảo vệ người
dễ bị tổn thương là người phạm tội ........................................................................ 138
3.1.3. Nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc trong áp dụng pháp luật hình
sự về bảo vệ người dễ bị tổn thương ....................................................................... 155
3.2. Các giải pháp tăng cường bảo vệ người dễ bị tổn thương bằng pháp luật hình sự.. 164
3.2.1. Hồn thiện pháp luật hình sự ....................................................................... 166
3.2.1.1. Cần có quy định và giải thích thống nhất nhận thức về một số nhóm người
dễ bị tổn thương trong pháp luật hình sự. .............................................................. 166


3.2.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật chuyên ngành về người dễ bị tổn thương ......... 175
3.2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật hình sự ......................... 177
Kết luận Chương 3 .................................................................................................. 182
KẾT LUẬN............................................................................................................ 183
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 186
PHỤ LỤC 1 ............................................................................................................ 198
PHỤ LỤC 2 ............................................................................................................ 247
PHỤ LỤC 3 ............................................................................................................ 289
PHỤ LỤC 4 ............................................................................................................ 293
PHỤ LỤC 5 ............................................................................................................ 314
PHỤ LỤC 6 ............................................................................................................ 343


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Số liệu thống kê xét xử sơ thẩm vụ án và bị cáo về tội xâm phạm quyền
bình đẳng của phụ nữ (Điều 130 BLHS năm 1999) từ năm 2013 đến năm 2017 và

tội xâm phạm bình đẳng giới (Điều 165 BLHS năm 2015) từ năm 2018 đến năm
2022 tại Việt Nam ................................................................................................... 117
Bảng 3.2. Số liệu thống kê xét xử sơ thẩm các vụ án về các tội phạm xâm hại đến quyền
tự do và an tồn tình dục của Tịa án các cấp tại Việt Nam giai đoạn 2013-2017 ....... 121
Bảng 3.3. Số liệu thống kê xét xử sơ thẩm các vụ án về các tội phạm xâm hại đến
quyền tự do và an tồn tình dục của Tịa án các cấp tại Việt Nam giai đoạn 20182022 ........................................................................................................................ 122
Bảng 3.4. Số liệu thống kê xét xử sơ thẩm vụ án về các hành vi mua bán người tại
Việt Nam giai đoạn 2013-2017 ............................................................................... 129
Bảng 3.5. Số liệu thống kê xét xử sơ thẩm vụ án về các hành vi mua bán người tại
Việt Nam giai đoạn 2018-2022 ............................................................................... 129
Bảng 3.6. Số liệu thống kê xét xử sơ thẩm các bị cáo là phụ nữ tại Việt Nam giai
đoạn 2013-2022 ...................................................................................................... 139
Bảng 3.7. Hình phạt chính áp dụng đối với bị cáo phạm tội giết con mới đẻ tại Việt
Nam từ năm 2013 đến năm 2022 ............................................................................ 141
Bảng 3.8. Số vụ án và số bị cáo là trẻ em bị xét xử tại Việt Nam từ năm 2013 đến
năm 2022 ................................................................................................................ 143
Bảng 3.9. Hình phạt chính áp dụng đối với bị cáo là trẻ em tại Việt Nam từ năm
2013 đến năm 2022 ................................................................................................. 145
Bảng 3.10. Cơ cấu về các hình phạt chính áp dụng đối với bị cáo là trẻ em tại Việt
Nam từ năm 2013 đến năm 2022 ............................................................................ 146
Bảng 3.11 Biện pháp giám sát, giáo dục áp dụng đối với bị cáo là trẻ em được miễn
TNHS từ năm 2018 đến năm 2022 .......................................................................... 147
Bảng 3.12. Thống kê biện pháp bắt buộc chữa bệnh được áp dụng tại Việt Nam từ
năm 2013 đến năm 2022 ......................................................................................... 153
Bảng 3.13. Thống kê số người từ 75 tuổi trở lên phạm tội tại Việt Nam từ năm 2018
đến năm 2022 .......................................................................................................... 154


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Số vụ án và số bị cáo bị xét xử sơ thẩm về các hành vi mua bán người

tại Việt Nam từ năm 2013 đến năm 2022 ............................................................... 130
Biểu đồ 3.2: Số vụ án và số bị cáo là trẻ em bị xét xử tại Việt Nam từ năm 2013 đến
năm 2022 ................................................................................................................ 144


DANH MỤC PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1 BẢNG SO SÁNH CÁC QUY ĐỊNH BẢO VỆ NGƯỜI DỄ BỊ
TỔN THƯƠNG LÀ NẠN NHÂN CỦA TỘI PHẠM TRONG BỘ LUẬT HÌNH
SỰ NĂM 1985, BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 VÀ BỘ LUẬT HÌNH SỰ
NĂM 2015 .............................................................................................................. 198
PHỤ LỤC 2 BẢNG SO SÁNH CÁC QUY ĐỊNH BẢO VỆ NGƯỜI DỄ BỊ
TỔN THƯƠNG LÀ NGƯỜI PHẠM TỘI TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM
1985, BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 VÀ BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015
................................................................................................................................ 247
PHỤ LỤC 3 BẢNG SO SÁNH CÁC QUY ĐỊNH CÓ LỢI CHO TRẺ EM
PHẠM TỘI VỚI NGƯỜI TỪ ĐỦ 18 TUỔI TRỞ LÊN PHẠM TỘI .............. 289
PHỤ LỤC 4 BẢNG TỔNG HỢP ĐỀ XUẤT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG BỘ LUẬT
HÌNH SỰ NĂM 2015 ............................................................................................ 293
PHỤ LỤC 5 TỔNG HỢP BẢN ÁN NẠN NHÂN LÀ NGƯỜI DỄ BỊ TỔN
THƯƠNG .............................................................................................................. 314
PHỤ LỤC 6 TỔNG HỢP BẢN ÁN NGƯỜI PHẠM TỘI LÀ NGƯỜI DỄ BỊ
TỔN THƯƠNG..................................................................................................... 343


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Người dễ bị tổn thương (vulnerable person) (NDBTT) là một trong số những
đối tượng nhận được nhiều ưu tiên bảo vệ theo pháp luật quốc tế khi phần lớn các

văn kiện quốc tế về quyền con người được Liên hợp quốc thông qua là để pháp điển
hóa các quyền cho nhóm đối tượng này như Công ước quốc tế về Quyền trẻ em;
Cơng ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ; Công
ước về quyền của người khuyết tật…. Ngoài ra, nếu như trong một số vấn đề chung
về nhân quyền hiện vẫn còn nhiều tranh cãi và ở một số quốc gia bị coi là nhạy cảm,
thì quyền đối với nhóm NDBTT, các quốc gia thường có sự đồng thuận và ủng hộ ở
mức cao1. Thực tiễn những năm qua, Việt Nam là một trong những quốc gia tiên
phong trong thực hiện các cam kết quốc tế về tư pháp hình sự đối với NDBTT bằng
chính sách hình sự phù hợp với đặc thù của nhóm người này. Một trong những cam
kết quốc tế của Việt Nam hiện nay là sẽ tiếp tục tăng cường cơng tác kiện tồn hệ
thống pháp luật trên nguyên tắc phát huy nhân tố con người, đảm bảo thực hiện tốt
hơn các quyền và tự do cơ bản của người dân, đảm bảo hệ thống pháp luật quốc gia
hài hòa và phù hợp với các chuẩn mực pháp luật quốc tế2.
Tại Việt Nam, quan điểm xuyên suốt của Đảng và Nhà nước là ghi nhận, tôn
trọng, bảo đảm và bảo vệ con người nói chung cũng như NDBTT nói riêng. Điều 14
Hiến năm 2013 đã khẳng định “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các
quyền con người, quyền công dân được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo
Hiến pháp và pháp luật”3. NBTTT cũng được ưu tiên khi có nhiều luật riêng cho
những người này như Luật Trẻ em năm 2016, Luật Người khuyết tật năm 2010;
Luật Người cao tuổi năm 2009, Luật Bình đẳng giới năm 2006…Pháp luật hình sự
(PLHS), với tư cách là một ngành luật trong hệ thống pháp luật cũng phải có trách
1

Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội (2010), Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương,
NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội, Lời giới thiệu.
2
Báo cáo Quốc gia về thực hiện quyền con người ở Việt Nam theo cơ chế kiểm định kỳ phổ cập (UPR) chu
kỳ II.
3
Khoản 1 Điều 14 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.



2

nhiệm bảo vệ NDBTT. Hơn nữa, với đặc thù của ngành luật này khi điều chỉnh mối
quan hệ giữa NhAà nước và người phạm tội khi thực hiện những hành vi nguy hiểm
cho xã hội nghiêm trọng, bảo vệ NDBTT càng cần thiết phải đặt ra.
Hiện nay, số lượng NBTT tại Việt Nam khơng hề nhỏ. Theo Thơng cáo báo
chí Kết quả Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2019 thì dân số là phụ nữ của Việt
Nam hiện nay là 48.327.923 người, chiếm 50,2% tổng số dân4 hay tính đến ngày
30/6/2019, cả nước có 24.776.733 trẻ em, chiếm 25,75% tổng dân số cả nước5…
Thực tiễn cho thấy NBTT dễ trở thành nạn nhân của các tội phạm như tội mua bán
người hoặc mua bán người dưới 16 tuổi; những tội phạm tình dục... Ngồi ra, ngay
cả khi người yếu thế chủ thể của tội phạm thì họ cũng cần có những chế định riêng
để được bảo vệ.
Tuy nhiên, trên thực tế, NDBTT là nạn nhân của tội phạm có xu hướng gia
tăngNDBTT là người phạm tội lại chưa nhận được những sự “ưu tiên tư pháp” cần
thiết trong đường lối xử lý hình sự. Mặc dù Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 đã
có những quy định để bảo đảm tính “bình đẳng” nhằm bảo vệ NDBTT khỏi những
hành vi nguy hiểm cho xã hội hoặc những rào cản về tư pháp, tuy nhiên, những quy
định pháp luật chưa đủ hoặc chưa tiệm cận với các chuẩn mực quốc tế, việc áp dụng
pháp luật thiếu thống nhất dẫn đến NDBTT chưa được bảo vệ hiệu quả bằng biện
pháp “mạnh” của Nhà nước là PLHS.
Trong khoa học luật hình sự đã có những nghiên cứu về một số nhóm NDBTT
nhưng những nghiên cứu này chỉ mới tập trung vào một số nhóm cụ thể như trẻ em,
phụ nữ mà chưa có tính tồn diện và hệ thống về tồn thể nhóm người này. Đặc
biệt, BLHS năm 2015 đã có hiệu lực thi hành được 05 năm, nên cũng cần những
nghiên cứu để đánh giá tính hiệu quả của các quy định pháp luật. Các khuyến nghị
hiện nay của các cơ quan giám sát quốc tế cũng chủ yếu liên quan đến nhóm người
này. Do đó, nghiên cứu Đề tài “Bảo vệ người dễ bị tổn thương bằng pháp luật

hình sự Việt Nam” là thực sự cần thiết.

4

Nguồn: truy cập ngày 03/02/2020.
Đồn Giám sát Quốc hội khóa XIV (2020), Báo cáo kết quả giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật
về phịng, chống xâm hại trẻ em”, tr.1.

5


3

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm sáng tỏ những vấn đề lý luận để xây dựng khung lý thuyết về
bảo vệ NDBTT bằng PLHS dưới góc độ đối tượng tác động và chủ thể của tội
phạm; phân tích quy định của PLHS Việt Nam và thực tiễn áp dụng PLHS, từ đó
luận án đề xuất một số giải pháp tăng cường bảo vệ NDBTT bằng PLHS Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận án phải giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Xây dựng cơ sở lý luận của việc bảo vệ NDBTT bằng PLHS.
- Phân tích quy định PLHS Việt Nam từ năm 1945 đến nay, tập trung vào
những quy định về bảo vệ NDBTT trong Bộ luật hình sự năm 2015.
- Đánh giá thực tiễn áp dụng PLHS về bảo vệ NDBTT bằng PLHS thơng qua
phân tích số liệu xét xử và khảo sát bản án.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng áp dụng PLHS trong bảo vệ NDBTT.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận, quy định pháp luật, thực

tiễn áp dụng pháp luật và giải pháp nhằm tăng cường bảo vệ quyền của NDBTT
bằng PLHS Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án nghiên cứu vấn đề bảo vệ NDBTT bằng PLHS Việt Nam với phạm vi
những vấn đề nghiên cứu cụ thể sau:
- Về nội dung: Phân tích những vấn đề lý luận về bảo vệ NDBTT trên cơ sở
nghiên cứu những quan điểm khoa học của các học giả trong nước và quốc tế. Khái
niệm NDBTT là một khái niệm rộng, tuy nhiên, trong phạm vi của luận án, dựa vào
chuẩn mực quốc tế, lịch sử lập pháp, chính sách nhà nước và thực tiễn PLHS mà
nghiên cứu sinh chỉ giới hạn nghiên cứu với bốn nhóm người có tính phổ biến là trẻ
em, phụ nữ, người cao tuổi và người khuyết tật. Và những nhóm NDBTT này trong
luận án được phân tích dưới góc độ là đối tượng tác động và chủ thể của tội phạm.


4

Luận án phân tích các quy định bảo vệ NDBTT bằng PLHS Việt Nam từ trước đến
nay, tập trung chủ yếu vào BLHS năm 2015 và thực tiễn áp dụng pháp luật dựa trên
số liệu xét xử và khảo sát 300 bản án có đối tượng là NDBTT là nạn nhân hoặc chủ
thể của tội phạm.
- Về thời gian: Luận án nghiên cứu về quy định PLHS từ thời kì phong kiến
đến nay và khảo sát về thực tiễn từ năm 2013 đến năm 2022.
- Về không gian: Luận án nghiên cứu phạm vi trong nước Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trước hết, Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa
Mác - Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.
Phương pháp tiếp cận chính trong luận án dựa trên quyền con người (right –
based / human rights – based approach). Đồng thời, luận án sử dụng một số phương
pháp nghiên cứu như phân tích, tổng hợp, nghiên cứu lịch sử, so sánh, thống kê và
khảo sát, cụ thể:

Tổng quan tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến đề tài luận án:
Phương pháp tổng hợp các cơng trình đã được cơng bố liên quan đến đề tài và
phương pháp phân tích những vấn đề luận án cần giải quyết.
Chương 1: Những vấn đề lý luận về bảo vệ người dễ bị tổn thương bằng
pháp luật hình sự: Phương pháp nghiên cứu là nghiên cứu phân tích lý thuyết, tổng
hợp lý thuyết và hệ thống hóa lý thuyết – phân tích các tài liệu lý thuyết và liên kết
các phân tích này thành một tổng thể lý thuyết mới6 về bảo vệ NDBTT bằng PLHS,
cùng với đó có sự so sánh liên ngành.
Chương 2: Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về bảo vệ người dễ bị
tổn thương: Phương pháp nghiên cứu chính là nghiên cứu lịch sử và phân tích các
quy định pháp luật, so sánh quy phạm pháp luật trong các BLHS năm 1985, BLHS
năm 1999 và BLHS năm 2015.

6

Trường Đại học Cơng nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học,
nguồn:
truy cập ngày 24/4/2023.


5

Chương 3: Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự và các giải pháp tăng cường
bảo vệ người dễ bị tổn thương bằng pháp luật hình sự Việt Nam: Phương pháp
nghiên cứu chính là phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê số liệu; phân tích và
khảo sát các bản án.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Về ý nghĩa khoa học: Những nghiên cứu trong luận án góp phần đánh giá một
cách hệ thống về bảo vệ NDBTT bằng PLHS, không chỉ những quy định pháp luật
mà còn thực tiễn áp dụng PLHS. Đồng thời, với sự so sánh chuẩn mực quốc tế, kinh

nghiệm lập pháp của một số quốc gia và một số giải pháp trong hồn thiện pháp luật
và nhóm giải pháp khác, đề tài sẽ góp phần nâng cao hiệu quả bảo vệ NDBTT bằng
PLHS một cách thống nhất và hiệu quả.
Về ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu khoa học đáng
tin cậy đối với các cơ quan lập pháp và giải thích pháp luật; với những cơ quan áp
dụng pháp luật cũng như những người tiến hành tố tụng. Ngoài ra, luận án là tài liệu
có tính chất tham khảo cho những người nghiên cứu, những người học tại các cơ sở
đào tạo Luật trong cả nước.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phần tổng quan tình hình nghiên cứu, danh mục
tài liệu tham khảo và các phụ lục, nội dung Luận án gồm 03 chương:
- Chương 1: Những vấn đề lý luận về bảo vệ người dễ bị tổn thương bằng
pháp luật hình sự
- Chương 2: Quy định của pháp luật hình sự Việt nam về bảo vệ người dễ bị
tổn thương
- Chương 3: Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự và các giải pháp tăng cường
bảo vệ người dễ bị tổn thương bằng pháp luật hình sự Việt Nam


6

PHẦN TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Đánh giá về các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài “Bảo vệ người dễ
bị tổn thương bằng pháp luật hình sự Việt Nam”, cần khái quát về các nghiên cứu
về bảo vệ quyền con người (bởi quyền của NDBTT là một bộ phận của quyền con
người) và chi tiết về các cơng trình liên quan đến NDBTT, đồng thời cần có sự tiếp
cận liên ngành bởi “tính đan xen, lồng ghép, bổ sung làm tiền đề phát triển cho
nhau của những phương diện nghiên cứu”7. Hiện nay, bảo vệ quyền con người nói
chung và quyền của NDBTT nói riêng được tiếp cận trong nhiều lĩnh vực cũng như
các ngành luật khác nhau. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của mình, luận án

chủ yếu tập trung vào chuyên ngành luật hình sự.
1. Tình hình nghiên cứu trong nước
1.1. Các cơng trình nghiên cứu về quyền con người trong lĩnh vực luật hình sự
Quyền con người hay nhân quyền (Hán - Việt) hiện có nhiều cách hiểu khác
nhau. Theo định nghĩa của Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc về quyền con người
thì “Quyền con người là những bảo đảm pháp lý tồn cầu có tác dụng bảo vệ các cá
nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến
nhân phẩm, những sự được phép và tự do cơ bản của con người”8. Hay theo Từ
điển Luật học quyền con người là quyền của thành viên trong xã hội loài người –
quyền của tất cả mọi người, theo đó “là nhân phẩm, nhu cầu, lợi ích và năng lực
của con người được thể chế hóa (ghi nhận) trong pháp luật quốc tế và pháp luật
quốc gia”9. Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau, nhưng tựu chung lại, quyền con
người đều được hiểu thống nhất là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên của con người
được ghi nhận trong pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia.

7

GS.TS. Võ Khánh Vinh (Chủ biên) (2009), Quyền con ngươi: Tiếp cận đa ngành và liên ngành khoa học xã
hội, NXB. Khoa học xã hội, Lời giới thiệu.
8
Office of high commissioner for Human Rights (2006), Frequently Asked Questions on a Human Rightsbased Approach to Development Cooperation, New York and Geneva, tr.1.
9
Viện Khoa học pháp lý (2006), Từ điển Luật học, NXB. Tư pháp và NXB. Từ điển Bách khoa, tr. 648.


7

Ghi nhân về quyền con người, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định:
“Quyền con người là thành quả của cuộc đấu tranh lâu dài qua các thời đại của
nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên thế giới và cũng là cuộc đấu tranh

của loài người làm chủ thiên nhiên, qua đó, quyền con người trở thành giá trị
chung của nhân loại”10. Đến nay, quyền con người đã được nghiên cứu theo nhiều
góc độ khác nhau, có thể dưới góc độ triết học, chính trị học, xã hội học, luật học…
“Là một chủ đề nhân văn, nhưng xét về mặt thực tiễn, thì quyền con người là
một vấn đề mang tính pháp lý”11. Chính vì vậy, phần lớn các cơng trình hiện nay
nghiên cứu về quyền con người dưới góc độ pháp lý, khơng chỉ tại Việt Nam mà ở
trên thế giới “các quyền con người hiện đại có thể nói là của các luật sư hơn là các
quyền trừu tượng của các nhà triết học”12.
Tại Việt Nam, quyền con người được bảo vệ bằng tổng thể các ngành luật
khác nhau, với Hiến pháp là hạt nhân và các ngành luật phải đảm bảo ghi nhận
những nội dung về quyền con người mà Hiến pháp quy định. Và PLHS cũng không
ngoại lệ. Đặc biệt, với đặc thù của ngành luật này khi điều chỉnh mối quan hệ giữa
Nhà nước và người phạm tội khi thực hiện những hành vi nguy hiểm cho xã hội
nghiêm trọng, nội dung bảo vệ quyền con người càng được nhiều nhà nghiên cứu
chú trọng. Theo đó, bảo vệ quyền con người bằng PLHS phải đảm bảo sự ghi nhân
(điều chỉnh) về lập pháp; sự thực thi chính xác về mặt hành pháp và sự đảm bảo tối
đa về mặt tư pháp các quy định của PLHS13.
Theo quan điểm của phần lớn các nhà nghiên cứu hiện nay đều cho rằng,
PLHS là một bộ phận của tư pháp hình sự (bao gồm: PLHS, pháp luật tố tụng hình

10

Chỉ thị 12-CT/TW ngày 12/7/1992 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa VII.
GS.TS. Võ Khánh Vinh (Chủ biên) (2011), Cơ chế bảo đảm và bảo vệ quyền con người, NXB. Khoa học
xã hội, tr.65.
12
GS.TS. Võ Khánh Vinh (Chủ biên) (2011), Cơ chế bảo đảm và bảo vệ quyền con người, tlđd, tr.66.
13
TS.Võ Thị Kim Oanh (chủ biên) (2010), Bảo đảm quyền con người trong tư pháp hình sự Việt Nam (sách
chuyên khảo), NXB. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr.15;

11


8

sự, pháp luật thi hành án hình sự14). Chính vì vậy, trong một số cuốn sách chuyên
khảo nghiên cứu về quyền con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự, có những bài
viết liên quan nghiên cứu về quyền con người dưới góc độ luật hình sự, cụ thể:
Bảo đảm quyền con người trong tư pháp hình sự Việt Nam (sách chuyên khảo),
NXB. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh do Trường Đại học Luật Thành phố
Hồ Chí Minh biên soạn và TS. Võ Thị Kim Oanh chủ biên năm 2010 “là một tập hợp
có hệ thống các cơng trình nghiên cứu của các nhà khoa học, chun gia và các cán bộ
hoạt động thực tiễn có uy tín ở Việt Nam trong lĩnh vực tư pháp hình sự nhằm xác định
một cách có hệ thống cơ sở lí luận và thực tiễn, đề xuất các giải pháp mang tính khoa
học, từ đó đi đến hồn thiện pháp luật, góp phần bảo vệ hơn nữa quyền con người
trong tư pháp hình sự Việt Nam”16. Trong đó, cuốn sách có các bài viết nghiên cứu về
bảo vệ quyền con người trong các quy định của phần chung của Bộ luật Hình sự năm
1999, bảo vệ quyền trẻ em cũng như nghiên cứu về HP tử hình.
Quyền con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự, NXB. Hồng Đức là cuốn
sách chuyên khảo xuất bản năm 2015 do tác giả Nguyễn Ngọc Chí chủ biên. Khác
với cuốn Bảo đảm quyền con người trong tư pháp hình sự Việt Nam, Quyền con
người trong lĩnh vực tư pháp hình sự là cơng trình của riêng một tác giả nên cuốn
sách có tính hệ thống và toàn diện hơn với 05 chương, trong đó chương 2 tác giả tập
trung làm rõ quyền con người trong PLHS. “Quyền con người trong PLHS là tổng
hợp các quyền con người do pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia ghi nhận,
được PLHS bảo vệ thông qua việc tội phạm hóa và phi tội phạm hóa để trừng trị
người phạm tội, đồng thời khôi phục các quyền bị xâm hại”17. Để triển khai nội

14


Xem: TS.Võ Thị Kim Oanh (chủ biên) (2010), Bảo đảm quyền con người trong tư pháp hình sự Việt Nam

(sách chuyên khảo), tlđd, tr.5; Nguyễn Ngọc Chí (chủ biên) (2015), Quyền con người trong lĩnh vực tư pháp
hình sự (sách chuyên khảo), NXB. Hồng Đức, tr.24; GS.TSKH. Lê Văn Cảm (2009), Hệ thống tư pháp hình
sự trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền, NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.107.
16
TS, Võ Thị Kim Oanh (chủ biên) (2010), Bảo đảm quyền con người trong tư pháp hình sự Việt Nam (sách
chuyên khảo), tlđd, tr.3,4.
17
PGS.TS. Nguyễn Ngọc Chí (chủ biên) (2015), Quyền con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự (sách
chuyên khảo), NXB. Hồng Đức, tr.54.


9

dung này, bên cạnh trình bày một số vấn đề về lí luận như khái niệm, ý nghĩa của
việc nghiên cứu, tác giả đã cụ thể hóa thơng qua phân tích các quy định về tội phạm
và các quy định về HP. Có thể đánh giá, đây là một cuốn sách chuyên khảo có giá
trị trong nghiên cứu khi tác giả có những phân tích mang tính hệ thống trong lĩnh
vực luật hình sự nói riêng và tư pháp hình sự nói chung, đánh giá trên cơ sở nghiên
cứu về quyền con người cũng như có sự đối chiếu với các công ước quốc tế về
quyền con người.
Liên quan trực tiếp đến bảo vệ quyền con người bằng PLHS, đã có một số
cơng trình nghiên cứu về nội dung này, có thể kể đến như:
Kỷ yếu hội thảo “Bảo vệ quyền con người trong pháp luật hình sự hiện nay”
được tổ chức tại Hà Nội ngày 22/10/2010. Hội thảo tập hợp một số bài viết nghiên
cứu về quyền con người được thể hiện trong PLHS. Kỷ yếu có những bài viết phân
tích khái quát về quyền con người và các nguyên tắc bảo đảm quyền con người trong
BLHS và một số văn bản PLHS; một số tác giả tập trung vào một số nội dung cụ thể
như chế định HP, bảo vệ quyền của phụ nữ và người chưa thành niên. Một cách tiếp

cận khác trong kỷ yếu hội thảo khi có sự so sánh với các khuyến nghị Việt Nam chấp
thuận theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ III và khuyến nghị của Ủy
ban Nhân quyền Liên hợp quốc để đặt ra những sự thay đổi cho PLHS Việt Nam.
Tuy nhiên, với phạm vi hội thảo cấp Bộ, số lượng bài viết còn hạn chế, dẫn đến việc
tiếp cận về bảo vệ quyền con người trong PLHS chưa có sự tồn diện.
Cuốn sách “Bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật hình sự thực định
Việt Nam” của các tác giả TSKH.GS.Lê Cảm, TS. Nguyễn Trọng Điệp (Đồng chủ
biên), NXb. Chính trị quốc gia sự thật, năm 2021. Đây có thể được xem là một cơng
trình có hệ thống và nghiên cứu bao qt về bảo vệ các quyền con người bằng
PLHS, mà trọng tâm là BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Các nghiên
cứu trong cơng trình này có tính chun sâu khi đi từ những nghiên cứu chung về
chuẩn mực quốc tế đến các nghiên cứu về lịch sử trong các lần pháp điển hóa và tập
trung nhất vào phân tích các chế định lớn trong phần chung và phần các tội phạm,
thể hiện rõ nét về bảo vệ các quyền của con người.


10

Ngoài ra, một số bài báo, mặc dù chưa bao quát được hết về các nội dung
thuộc về quyền con người trong chun ngành hình sự, cũng đã có những nghiên
cứu chung về nội dung này như bài viết: Bảo vệ quyền con người trong pháp luật
hình sự của tác giả Nguyễn Văn Tuân, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 07/2009;
Bảo vệ quyền con người trong các quy định của phần chung Bộ luật Hình sự
năm 1999 của tác giả Phan Anh Tuấn, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 06/2010; Bảo
vệ quyền con người, quyền công dân theo pháp luật hình sự Việt Nam của tác giả
Ngơ Văn Quyền, Tạp chí Nghề luật, số 05/2016.
Khi tìm hiểu về các cơng trình nghiên cứu về quyền con người dưới góc độ
luật hình sự, tác giả nhận thấy có rất ít cơng trình nghiên cứu chung về lĩnh vực này,
chủ yếu đề tài này nằm trong nhóm nghiên cứu về tư pháp hình sự như trong một số
cơng trình đã nêu. Nếu so sánh, cùng trong hệ thống tư pháp, lĩnh vực tố tụng hình

sự, số lượng sách, luận án và luận văn nghiên cứu về quyền con người nhiều hơn
hẳn so với lĩnh vực hình sự.
Tuy nhiên, như đã phân tích, khái niệm quyền con người là một khái niệm
rộng, đặc biệt khi nghiên cứu dưới góc độ luật hình sự có thể được tiếp cận dưới
nhiều góc độ khác nhau. Nếu như nghiên cứu chung và tổng qt về quyền con
người trong ngành luật hình sự cịn khá khiêm tốn thì những nghiên cứu cụ thể về
các nhóm quyền con người lại khá đa dạng và phong phú, có thể kể đến như:
Về sách tham khảo, cuốn Quyền sống và HP tử hình do các tác giả Đào Trí
Úc, Vũ Cơng Giao, Trương Thị Hồng Hà đồng chủ biên, NXb. Chính trị quốc gia –
Sự thật, năm 2015 gồm tập hợp 11 bài viết của các nhà nghiên cứu tại Việt Nam
cũng như nước ngoài về quyền sống trong luật quốc tế và pháp luật Việt Nam cũng
như những vấn đề tranh luận xung quanh HP tử hình. Hoặc cuốn sách Bảo vệ tự do
và an ninh cá nhân bằng pháp luật hình sự Việt Nam của tác giả Trịnh Tiến Việt
chủ biên, NXB. Tư pháp, năm 2015 đã tiếp cận về quyền tự do và an ninh là quyền
cơ bản của con người, phản ánh trạng thái tồn tại của con người trong đó mỗi cá


11

nhân được bảo đảm về mặt pháp lý cho sự bất khả xâm phạm về tính mạng, sức
khỏe, danh dự, nhân phẩm và thân thể18…
Về luận án, có cơng trình Bảo vệ quyền con người bằng quy định về các tội
xâm phạm tình dục trong luật hình sự Việt Nam của tác giả Nguyễn Thị Bình,
Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2021. Trong luận án, tác giả tiếp cận một góc độ
của quyền con người, đó là quyền tự do và an tồn về tình dục thơng qua nghiên
cứu các quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về các tội xâm phạm tình
dục. Hoặc một số luận án tiếp cận quyền con người của một số nhóm người, đặc
biệt những người thuộc nhóm dễ bị tổn thương như phụ nữ, trẻ em mà tác giả sẽ
phân tích ở phần sau.
Về bài báo trên các tạp chí, có thể kể đến như, tiếp cận dưới góc độ luật hình

sự quốc tế, bài báo Bảo vệ quyền con người trong Luật Hình sự quốc tế của tác
giả Lê Thị Anh Đào, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 07/2020. Tiếp cận dưới góc
độ so sánh với một số cơng ước quốc tế với các cơng trình: Pháp luật hình sự Việt
Nam với yêu cầu bảo vệ quyền con người theo Công ước chồng tra tấn của tác giả
Lê Văn Sua, Tạp chí Luật sư Việt Nam, số 11/2016; Bảo vệ quyền con người bằng
pháp luật hình sự trong tiến trình nội luật hóa Cơng ước chống tra tấn và trừng
phạt hoặc đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo làm mất phẩm giá con người của tác giả
Lê Lan Chi, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 04/2017. Tiếp cận dưới góc độ chế tài
hình sự - một trong những loại trách nhiệm pháp lý tước đoạt một số quyền của con
người, có các bài viết: Những đề xuất, bổ sung các trường hợp loại trừ TNHS
mới vào Bộ luật Hình sự Việt Nam góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm
và bảo vệ quyền con người của tác giả Trịnh Tiến Việt, Tạp chí TAND, số
15/2014; Chế tài hình sự và việc đảm bảo quyền con người theo pháp luật Việt
Nam của tác giả Nguyễn Văn Lam, Tạp chí Nghề luật, số 06/2015; Hồn thiện
chính sách HP trong quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 theo tinh thần các
công ước quốc tế về quyền con người của tác giả Nguyễn Thị Ánh Hồng, Tạp chí
18

PGS.TS.Trịnh Tiến Việt (Chủ biên) (2015), Bảo vệ tự do và an ninh cá nhân bằng PLHS Việt Nam, NXB.
Tư pháp, Hà Nội, tr.43.


12

Khoa học pháp lý, số 06 (109)/2017... Nhìn chung, những bài viết này đều tiếp cận
quyền con người với những khía cạnh pháp lý khác nhau liên quan đến lĩnh vực luật
hình sự. Tuy nhiên, đánh giá khách quan, việc nghiên cứu về quyền con người trong
lĩnh vực luật hình sự, mặc dù đã nhận được sự quan tâm những năm gần đây, nhưng
chưa có sự tồn diện và bao qt.
1.2. Các cơng trình nghiên cứu chung về nhóm người dễ bị tổn thương

Các nhóm NDBTT có thể được hiểu là “những nhóm cộng đồng có vị thế về
chính trị, xã hội hoặc kinh tế thấp hơn, từ đó khiến họ có nguy cơ cao hơn bị bỏ
quên hay bị vi phạm các quyền con người, và bởi vậy, họ cần được chú ý bảo vệ đặc
biệt so với những nhóm, cộng đồng người khác”. Năm 1977, nhà luật học người
Czech tên là Karel Vasak đã đề cập đến các mốc trong sự phát triển về nhận thức
nói chung và pháp điển hóa quyền con người vào luật quốc tế nói riêng, theo đó
chia sự phát triển này thành ba giai đoạn hay thế hệ nhân quyền, theo đó, quyền con
người thứ nhất tập trung vào quyền dân sự, chính trị; thế hệ quyền con người thứ
hai tập trung vào các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa; cịn thế hệ quyền con người
thứ ba tập trung vào các quyền tập thể hay quyền của nhóm19. Trên thế giới, các
cơng ước về quyền của nhóm, mà trong đó có nhóm NDBTT đã được ban hành và
phát triển mạnh mẽ từ những năm giữa thế kỉ XX như Công ước về quyền chính trị
của phụ nữ năm 1952, Tuyên bố của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em năm 1959,…
Tại Việt Nam, NDBTT là khái niệm không mới và được nhiều nhà nghiên cứu tiếp
cận, dưới nhiều góc độ khác nhau. Đặc biệt từ sau năm 2010, đã có nhiều nghiên
cứu tập trung vào khái niệm nay. Nghiên cứu về nhóm dễ bị tổn thương, bằng cách
tiếp cận qua các ngành luật khác nhau, có thể kể đến những tài liệu tham khảo sau:
Về các cơng trình là sách tham khảo liên quan đến NDBTT, có thể kể đến như:
- Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội (2010), Luật quốc tế về quyền của các
nhóm NDBTT, NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội. Có thể đánh giá đây là một trong
những cơng trình đầu tiên hệ thống về quyền của các nhóm NDBTT được quy định

19

Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (2011), Luật quốc tế về quyền của các nhóm NDBTT, NXB. Lao
động – Xã hội, Hà Nội, tr.17.


13


trong các văn kiện pháp lý quốc tế. Cuốn sách này đã có sự khái quát về quyền của
nhóm người bị tổn thương, tập trung phân tích về quy định của pháp luật quốc tế
theo cách thức liệt kê các quy định về từng loại NDBTT, bao gồm phụ nữ, trẻ em,
người sống chung với HIV/AIDS, người khuyết tật, người lao động di trú, người
thiểu số, người bản địa, người tị nạn và người không quốc tịch. Tuy nhiên, cũng
như đã phân tích, cuốn sách chỉ tập trung làm rõ về quy định của pháp luật quốc tế
và cơ chế quốc tế giám sát thực thi quyền của một số nhóm NDBTT.
- Năm 2011, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội mà cụ thể là Trung tâm
nghiên cứu quyền con người – quyền công dân và Trung tâm nghiên cứu tội phạm
học và Tư pháp hình sự đã xuất bản cuốn Bảo vệ nhóm dễ bị tổn thương trong tố
tụng hình sự, NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội. Cuốn sách là tập hợp các bài viết
khác nhau, không chỉ quy định của Việt Nam mà cịn dưới góc nhìn của một số tác
giả nước ngồi liên quan đến bảo vệ nhóm dễ bị tổn thương trong tố tụng hình sự,
mà cụ thể ở đây là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc
tinh thần và người đối mặt với HP tử hình20. Cách tiếp cận trong cuốn sách này khá
rộng, tuy nhiên chỉ nhấn mạnh vào chuyên ngành tố tụng hình sự chứ chưa tập trung
vào chuyên ngành luật hình sự, cũng như do tập hợp của nhiều bài viết của nhiều
tác giả, do đó chưa có sự thống nhất trong nghiên cứu và có tính hệ thống về bảo vệ
nhóm NDBTT.
- Liên quan đến quyền của nạn nhân và một số nhóm dễ bị tổn thương, cuốn
sách Bảo đảm quyền của nạn nhân tội phạm và một số nhóm yếu thế trong tư
pháp hình sự từ quy định của pháp luật đến hoạt động của người hành nghề luật
của tác giả Lê Lan Chi, NXB. Lý luận chính trị, năm 2019. Cuốn sách đã có những
nghiên cứu tập trung vào quyền của nạn nhân tội phạm – nhóm đối tượng mà theo
tác giả “phải được hệ thống tư pháp hình sự quan tâm, giảm thiểu các tổn thương
thứ phát bằng cách tiếp cận phù hợp”21. Bên cạnh đó, tác giả cịn đề cập đến quyền
của một số nhóm người yếu thế trong tố tụng hình sự, cụ thể là người bị buộc tội
20

Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương trong tố tụng hình sự, NXB. Đại

học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2011, tr.128.
21
TS.Lê Lan Chi (2019), Bảo đảm quyền của nạn nhân tội phạm và một số nhóm yếu thế trong tư pháp hình
sự từ quy định của pháp luật đến hoạt động của người hành nghề luật, NXB. Lý luận chính trị, Hà Nội,
tr.29.


14

thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý; người dưới 18 tuổi dưới góc độ người bị
buộc tội hoặc người bị hại; phạm nhân nữ trong thi hành án phạt tù; người bị kết án
phạt tù bị bệnh hiểm nghèo, rối loạn tâm thần và các bệnh khác làm mất khả năng
nhận thức và khả năng điều khiển hành vi. Tuy nhiên, cách tiếp cận của cuốn sách
tập trung chủ yếu vào hoạt động tố tụng hình sự hoặc thi hành án hình sự, cịn cách
tiếp cận dưới góc độ luật hình sự chưa được đề cập đến.
Về luận án nghiên cứu về nhóm NDBTT:
Hiện nay, khơng có nhiều tác giả lựa chọn nghiên cứu liên quan đến phạm vi
rộng là nhóm NDBTT. Như đã phân tích, nghiên cứu về nhóm NDBTT có thể dưới
góc độ khái quát chung như một số tài liệu trên, tuy nhiên, cũng có tác giả nghiên
cứu chuyên sâu trong một lĩnh vực nhất định, có thể kể đến luận án “Quyền nhân
thân của nhóm NDBTT trong xã hội theo quy định của pháp luật dân sự Việt
Nam hiện hành” của Phạm Hùng Cường, bảo vệ năm 2020 tại Trường Đại học
Luật Hà Nội. Trong phạm vi luận án, tác giả đã có những nghiên cứu về các quyền
nhân thân của một bộ phận nhóm NDBTT, bao gồm: trẻ em, phụ nữ, người dân tộc
thiểu số, nhóm người khuyết tật, nhóm người lao động di trú, nhóm người sống
chung với HIV/AIDS. Trong đó, tác giả tập trung làm rõ về “quyền tự nhiên, tuyệt
đối, không thể chuyển giao, gắn liền với mỗi cá nhân từ khi họ sinh ra cho đến khi
chết đi”22 của một số nhóm NDBTT trong quy định của pháp luật dân sự Việt Nam
cũng như thực tiễn thực hiện trong xã hội. Tuy nhiên, cũng chính như tác giả đã tự
nhận xét, “do đề tài nghiên cứu có phạm vi rộng, vấn đề tác động nhiều nhóm đối

tượng trong xã hội”23, do đó mà luận án khơng thể tập trung đánh giá chuyên sâu
cho những quy định pháp luật cũng như áp dụng pháp luật trong thực tế nhằm bảo
vệ nhóm NDBTT trong xã hội.
Về luận văn nghiên cứu về nhóm NDBTT:

22

Phạm Hùng Cường, Quyền nhân thân của nhóm NDBTT trong xã hội theo quy định của pháp luật dân sự
Việt Nam hiện hành, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2020, tr.53.
23
Phạm Hùng Cường, Quyền nhân thân của nhóm NDBTT trong xã hội theo quy định của pháp luật dân sự
Việt Nam hiện hành, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2020, tr.3.


15

- Luận văn: Quyền nhân thân của nhóm NDBTT, Một số vấn đề lý luận và
thực tiễn của tác giả Nguyễn Thùy Dung, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2014.
Đây là luận văn nghiên cứu về quyền nhân thân, được tiếp cận dưới góc độ luật dân
sự. Mặc dù tên luận văn nghiên cứu về nhóm NDBTT, nhưng phạm vi nghiên cứu
chỉ tập trung vào hai nhóm là phụ nữ và trẻ em. Đáng chú ý, trong phần thực trạng
vi phạm quyền nhân thân của phụ nữ và trẻ , tác giả đã phân tích số liệu và một số
vụ án hình sự vi phạm nghiêm trọng về quyền nhân thân của phụ nữ và trẻ em.
- Luận văn: Bảo vệ nhóm yếu thế trong Bộ luật Hồng Đức và giá trị kế thừa
trong việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam hiện nay, của tác giả Nguyễn Thanh
Bình, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015: luận văn đã nêu được cách nhìn
về bảo vệ nhóm yếu thế trong Bộ luật Hồng Đức từ khía cảnh lịch sử, trong đó phân
tích được nội dung các quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi các nhóm yếu thế
trong Quốc triều hình luật, cụ thể là phụ nữ, dân tộc thiểu số, người tàn tật, người cô
quả không nơi nương tựa, người già, trẻ em. Từ những phân tích này tác giả đề xuất

một số định hướng kế thừa các giá trị trong Bộ luật này trong bối cảnh xây dựng
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay.
- Luận văn: Bảo vệ quyền lợi các nhóm xã hội yếu thế trong Bộ luật Hồng
Đức và giá trị kế thừa của tác giả Đinh Thị Ngọc Hà, Khoa Luật Đại học Quốc gia
Hà Nội, 2015: luận văn cũng đã phân tích biểu hiện trong Bộ luật Hồng Đức về bảo
vệ nhóm yếu thế, có sự so sánh với pháp luật một số quốc gia khác cùng thời kì như
Trung Hoa và các nước Tây Âu cùng thời kỳ. Thời Lê sơ, “những đối tượng thuộc
nhóm xã hội yếu thế đều có địa vị pháp lý thấp kém hơn những đối tượng khác,
khơng có cơng bằng trước pháp luật, bị phân biệt đối xử… thế nhưng khi xây dựng
Bộ luật Hồng Đức, nhà làm luật đã đề cập đến vấn đề có tính hiện đại này bằng
cách đưa vào rất nhiều quy định thể hiện sự quan tâm, bảo vệ quyền lợi của những
đối tượng yếu thế như phụ nữ, người già, trẻ em, người ăn xin, tàn tật, tâm thần,
người phạm tội, nô tỳ…”24. Nghiên cứu của tác giả không chỉ tập trung vào luật
24

Đinh Thị Ngọc Hà, Bảo vệ quyền lợi các nhóm xã hội yếu thế trong Bộ luật Hồng Đức và giá trị kế thừa,
Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015, tr. 36.


×